Quyết định 16/2007/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp về việc ban hành Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 16/2007/QĐ-BCN
Cơ quan ban hành: | Bộ Công nghiệp | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 16/2007/QĐ-BCN | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Hoàng Trung Hải |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 28/03/2007 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Công nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 16/2007/QĐ-BCN
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ CÔNG NGHIỆP SỐ
16/2007/QĐ-BCN NGÀY 28 THÁNG 03
NĂM 2007
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY TRÌNH THAO TÁC HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP
Căn cứ
Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công nghiệp;
Căn cứ Luật Điện
lực ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 105/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực;
Theo đề nghị
của Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy trình Thao tác hệ thống điện quốc gia”.
Điều 2. Quy trình ban hành kèm theo Quyết định này thay thế Quy trình Thao tác hệ
thống điện quốc gia được ban hành theo Quyết định số 90/NL-KHKT ngày 22 tháng
02 năm 1994 của Bộ trưởng Bộ Năng lượng. Quyết định này có hiệu lực sau 15
ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Chánh Văn
phòng Bộ, Chánh thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ, Sở Công
nghiệp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và
các tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này.
BỘ
TRƯỞNG
Hoàng
Trung Hải
QUY
TRÌNH
Thao
tác hệ thống điện quốc gia
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 16/2007/QĐ-BCN
ngày 28 tháng 3 năm 2007 của
Bộ trưởng Bộ Công nghiệp)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều
1. Quy trình này quy định
các nguyên tắc và hoạt động trong thao tác thiết bị điện của nhà máy điện và
trạm điện, lưới điện từ 1 kV trở lên trong chế độ bình thường. Trong chế độ sự cố, thao tác các thiết bị điện
của nhà máy điện và trạm điện thực hiện theo Quy trình Xử lý sự cố hệ thống
điện quốc gia ban hành theo Quyết định số …. ngày…….. của Bộ trưởng Bộ Công
nghiệp.
Điều
2. Quy trình này áp dụng
đối với các cấp điều độ, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện lực và sử
dụng điện trên lãnh thổ Việt Nam có thiết bị điện hoặc lưới điện đấu nối với hệ
thống điện quốc gia.
Trên cơ
sở của Quy trình này, các cấp điều độ, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện
lực và sử dụng điện trên lãnh thổ Việt Nam biên soạn các quy định về thao tác
của đơn vị mình có xét đến đặc điểm sơ đồ điện, đặc điểm kỹ thuật của thiết bị,
các quy định của nhà chế tạo.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Chế độ
bình thường là chế độ kết dây cơ bản theo phương thức vận hành đã được xác
định, mọi thông số của thiết bị đang vận hành trong hệ thống điện quốc gia đều
trong giới hạn cho phép.
2. DCS là
hệ thống điều khiển tích hợp đặt tại nhà máy điện hoặc trạm điện.
3. Điều
độ viên là người trực tiếp chỉ huy điều độ hệ thống điện phân phối.
4. Đơn vị
quản lý vận hành là đơn vị sở hữu, quản lý và vận hành thiết bị đấu nối với hệ
thống điện quốc gia, bao gồm: Đơn vị phát điện, đơn vị truyền tải điện, đơn vị
phân phối điện.
5. Giờ
cao điểm là khoảng thời gian nhu cầu sử dụng điện cực đại.
a)
a) Giờ cao điểm ngày: Từ 9h30 đến 11h30;
b)
b) Giờ cao điểm tối:
-
Từ ngày 16/04 đến 15/10: Từ 18h00 - 20h00;
-
Từ ngày 16/10 đến 15/04: Từ 17h00 - 19h00.
6. GIS là trạm điện kín (cách điện bằng khí
SF6 hoặc dầu áp lực).
7. Hệ thống điện quốc gia là hệ thống các
trang thiết bị phát điện, lưới điện và các trang thiết bị phụ trợ được liên kết
với nhau và được chỉ huy thống nhất trong phạm vi cả nước, thuộc quyền điều
khiển và kiểm tra của cấp điều độ quốc gia.
8. Hệ thống điện miền là hệ thống điện nằm
trong miền Bắc, Trung hoặc Nam có cấp điện áp £ 220 kV,
thuộc quyền điều khiển và kiểm tra của cấp điều độ miền.
9. Hệ thống phân phối là hệ thống điện có
cấp điện áp £ 35 kV thuộc quyền
điều khiển của cấp điều độ phân phối.
10. Kỹ sư điều hành hệ thống điện quốc gia
là kỹ sư điều hành hệ thống điện trực tiếp chỉ huy điều độ hệ thống điện quốc
gia.
11. Kỹ sư điều hành hệ thống điện miền là
kỹ sư điều hành hệ thống điện trực tiếp chỉ huy điều độ hệ thống điện miền.
12. Lệnh thao tác là yêu cầu thực hiện thao
tác nhằm mục đích điều độ.
13. Người ra lệnh là người có quyền điều
khiển thiết bị hoặc người được uỷ quyền điều khiển thiết bị theo phân cấp điều
độ hệ thống điện được quy định tại Quy trình Điều độ hệ thống điện quốc gia ban
hành kèm theo Quyết định số 56/2001/QĐ-BCN của
Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2001.
14. Người nhận lệnh là nhân viên vận hành
cấp dưới trực tiếp của người ra lệnh.
15. Nhân viên vận hành là người tham gia
trực tiếp điều khiển quá trình sản xuất điện, truyền tải điện và phân phối điện
gồm: Kỹ sư điều hành hệ thống điện; điều độ viên; trưởng ca nhà máy điện;
trưởng kíp hoặc trực chính trạm điện.
16. Ổn định tĩnh là khả năng của hệ thống
điện sau những kích động nhỏ phục hồi được chế độ ban đầu hoặc rất gần với chế
độ ban đầu (trong trường hợp kích động không được loại trừ).
17. Ổn định động là khả năng của hệ thống
điện sau những kích động lớn phục hồi được trạng thái ban đầu hoặc gần trạng
thái ban đầu (trạng thái vận hành cho phép).
18. RTU là thiết bị đầu cuối của hệ thống
giám sát điều khiển và thu thập số liệu (đặt tại trạm điện hoặc nhà máy điện).
19. SCADA là hệ thống giám sát điều khiển
và thu thập số liệu (đặt tại trung tâm điều độ).
20. Sự cố là sự kiện không mong muốn xảy ra
trong hệ thống điện, ảnh hưởng đến vận hành an toàn, liên tục, ổn định và chất
lượng điện năng của hệ thống điện.
21. Thao tác là hoạt động thay đổi trạng
thái của một hoặc nhiều thiết bị trong hệ thống điện nhằm mục đích thay đổi chế
độ vận hành của phần tử đó.
21. Trạm điện là trạm biến áp, trạm cắt,
trạm bù.
Chương II
TỔ CHỨC
THAO TÁC
Mục 1
LỆNH THAO TÁC
Điều 4. Lệnh thao tác do người ra lệnh truyền trực
tiếp cho người nhận lệnh bằng lời nói thông qua hệ thống thông tin liên lạc.
Trường hợp đặc biệt, khi mất liên lạc có thể truyền lệnh thao tác qua nhân viên
vận hành trực ban trung gian tại các đơn vị khác. Trong trường hợp này, nhân viên nhận chuyển lệnh
thao tác phải ghi chép lệnh đầy đủ vào sổ và có ghi âm, có trách nhiệm chuyển
ngay lệnh thao tác đến đúng người nhận lệnh.
Điều 5. Khi truyền đạt lệnh, người ra lệnh phải nói rõ họ tên mình
và phải xác định rõ họ tên, chức danh người nhận lệnh. Lệnh thao tác phải được
ghi âm và ghi chép đầy đủ.
Điều 6. Lệnh thao tác phải ngắn gọn, rõ ràng và chính xác, phải chỉ
rõ mục đích thao tác và trình tự tiến hành thao tác. Người ra lệnh, người nhận
lệnh phải hiểu rõ trình tự tiến hành tất cả các bước thao tác đã dự kiến, điều
kiện cho phép thực hiện theo tình trạng sơ đồ thực tế và chế độ vận hành thiết
bị.
Điều 7. Khi có khả năng không liên lạc được với các nhân viên thao
tác lưu động, cho phép ra lệnh các nhân viên này trước khi đi thực hiện thao
tác đồng thời nhiều nhiệm vụ thao tác và thống nhất thời gian hẹn giờ thao tác,
nhưng phải so và chỉnh lại giờ theo đồng hồ của người ra lệnh. Cấm thao tác khi
sai giờ hẹn thao tác.
Điều 8. Người nhận lệnh thao tác phải nhắc lại toàn bộ lệnh, ghi
chép đầy đủ trình tự thao tác, tên người ra lệnh và thời điểm yêu cầu thao tác.
Chỉ khi người ra lệnh xác định hoàn toàn đúng và cho phép thao tác thì người
nhận lệnh mới được tiến hành thao tác. Thao tác xong phải ghi lại thời điểm kết
thúc và báo cáo lại cho người ra lệnh.
Trường
hợp người nhận lệnh chưa hiểu rõ lệnh thao tác thì có quyền đề nghị người ra
lệnh giải thích, chỉ tiến hành thao tác khi hiểu rõ lệnh thao tác.
Điều 9. Lệnh thao tác được coi là thực hiện xong khi người nhận lệnh
báo cáo cho người ra lệnh biết kết quả đã hoàn thành hoặc đã quá giờ hẹn thao
tác.
Mục 2
PHIẾU THAO TÁC
Điều 10. Mọi thao tác đều phải được lập phiếu thao tác trước khi tiến
hành thao tác trừ các trường hợp sau:
1. Xử lý sự cố. Trong trường hợp này nhân viên vận hành phải ghi
chép đầy đủ các bước thao tác xử lý sự cố vào sổ nhật ký vận hành;
2. Tại các cấp
điều độ, thao tác đơn giản có số bước thao tác không quá 3 bước. Trong trường hợp này người ra lệnh phải ghi chép
đầy đủ các bước thao tác vào sổ nhật ký vận hành trước khi thực hiện thao tác;
3. Thực hiện
theo phiếu thao tác mẫu quy định tại Điều
16 Quy trình này. Trong trường hợp này, nhân viên vận hành phải
kiểm tra phiếu thao tác mẫu phù hợp với sơ đồ kết lưới hiện tại.
Phiếu thao tác
được lập theo biểu mẫu quy định gồm mẫu 01-PTT/BCN và quy định áp dụng tại Phụ
lục 2; mẫu 02-PTT/BCN và quy định áp dụng tại Phụ lục 3.
Điều 11. Lập
và duyệt phiếu thao tác theo kế hoạch
1. Tại cấp điều độ hệ thống điện quốc gia
và cấp điều độ hệ thống điện miền: Phiếu thao tác do cán bộ phương thức lập;
giám đốc hoặc phó giám đốc duyệt hoặc người được giám đốc uỷ quyền duyệt.
2. Tại các cấp điều độ hệ thống phân phối:
Phiếu thao tác do cán bộ phương thức lập; trưởng hoặc phó cấp điều độ duyệt
hoặc người được lãnh đạo điện lực giao nhiệm vụ.
3. Tại các điện lực hoặc chi nhánh điện
quận, huyện: Phiếu thao tác do kỹ thuật viên lập; trưởng hoặc phó chi nhánh
duyệt hoặc người được lãnh đạo điện lực giao nhiệm vụ duyệt.
4. Tại các nhà máy điện: Phiếu thao tác do
người trực chính lập; trưởng kíp, trưởng ca duyệt hoặc người do lãnh đạo nhà
máy điện giao nhiệm vụ duyệt.
5. Tại các trạm điện: Phiếu thao tác do
người trực chính lập; trưởng hoặc phó trạm duyệt.
Điều 12. Lập
và duyệt phiếu thao tác đột xuất
1. Tại các cấp điều độ: Phiếu thao tác do kỹ
sư điều hành hệ thống điện hoặc điều độ viên đương ca lập và duyệt.
2. Tại nhà máy điện hoặc trạm điện: Phiếu thao
tác do nhân viên vận hành trực tiếp thiết bị lập và nhân viên vận hành cấp trên
phê duyệt.
Điều 13. Đối với thao tác chỉ tiến hành trong phạm vi một trạm điện
hoặc nhà máy điện, người ra lệnh có thể uỷ quyền cho người nhận lệnh viết phiếu
thao tác và được người ra lệnh duyệt phiếu thao tác.
Điều 14. Phiếu thao tác phải rõ ràng, không được sửa chữa tẩy xóa. Trong phiếu thao tác cần làm rõ phiếu được viết
cho sơ đồ nối dây nào. Trước khi tiến hành thao tác phải kiểm tra sự tương ứng
của sơ đồ nối dây thực tế với sơ đồ trong phiếu, nếu sơ đồ trong phiếu không đúng
với sơ đồ thực tế phải viết lại phiếu thao tác khác phù hợp với sơ đồ thực tế.
Mọi sự thay đổi nội dung thao tác trong phiếu thao tác để phù hợp với sơ đồ
thực tế phải được sự đồng ý của người duyệt phiếu, phải được ghi vào mục
"Các hiện tượng bất thường trong thao tác" và sổ nhật ký vận hành.
Điều 15. Các phiếu thao tác lập ra phải được đánh số. Những phiếu
thao tác đã thực hiện xong phải được lưu trữ ít nhất 03 tháng. Phiếu thao tác
phải được lưu lại trong hồ sơ điều tra trong trường hợp thao tác có xảy ra sự
cố hoặc tai nạn.
Điều 16. Phiếu
thao tác mẫu được lập cho những trường hợp sau:
1. Thao tác tách hoặc đưa vào vận hành thanh
cái;
2. Thao tác dùng máy cắt vòng thay cho máy cắt
đang vận hành và ngược lại;
3. Thao tác tách ra hoặc đưa vào vận hành máy
biến áp;
4. Thao tác tách hoặc đưa vào vận hành các
thiết bị bù;
5. Thao tác tách hoặc đưa vào vận hành đường
dây.
Phiếu
thao tác do các cấp điều độ hoặc đơn vị quản lý vận hành thiết bị lập nhưng đều
phải được người ra lệnh duyệt trước khi thao tác.
Mục 3
THỰC HIỆN THAO TÁC
Điều 17. Quan hệ trong thao tác giữa các nhân viên vận hành các cấp
điều độ với nhân viên vận hành cấp dưới được quy định tại Quy trình Điều độ hệ
thống điện quốc gia ban hành kèm theo Quyết định số 56/2001/QĐ-BCN
của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ngày 26 tháng 11
năm 2001. Quan hệ trong thao tác giữa các nhân viên vận hành cùng một đơn vị tuân
theo quy định của đơn vị đó.
Người
thực hiện thao tác phải thực hiện các biện pháp an toàn theo Quy trình Kỹ thuật
an toàn điện hiện hành.
Điều 18. Trước khi ra các lệnh thao tác, người ra lệnh phải chú ý các
nội dung sau:
1.
Tên phiếu thao tác và mục đích thao tác;
2.
Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc thao tác;
3. Sơ
đồ kết dây hiện tại của hệ thống điện, của lưới điện khu vực hoặc của nhà máy,
của trạm điện cần thao tác;
4.
Tình trạng vận hành của các thiết bị đóng cắt. Tình trạng vận hành và nguyên
tắc hoạt động của rơ le bảo vệ, thiết bị tự động, cuộn dập hồ quang, điểm trung
tính nối đất, thiết bị đo lường, điều khiển và tín hiệu từ xa;
5.
Những phần tử đang nối đất vĩnh cửu;
6. Dự
đoán xu hướng thay đổi công suất, điện áp trong hệ thống điện sau khi thao tác
và phải có biện pháp điều chỉnh thích hợp tránh quá tải, điện áp thấp hoặc quá
áp theo quy định về điều chỉnh điện áp;
7. Sơ
đồ hệ thống thông tin liên lạc điều độ, hệ thống SCADA, đặc biệt trong những
trường hợp các thao tác có ảnh hưởng đến phương thức vận hành của hệ thống
thông tin liên lạc và SCADA;
8.
Nguồn cung cấp và sơ đồ hệ thống tự dùng;
9.
Các biện pháp an toàn đối với người và thiết bị, các lưu ý khác liên quan đến
thao tác;
10.
Người ra lệnh chịu trách nhiệm cuối cùng về phiếu thao tác, phải đọc kỹ phiếu
thao tác, phát hiện những điểm không hợp lý và ký tên vào phiếu thao tác trước
khi ra lệnh thao tác.
Điều 19. Khi thực hiện phiếu thao tác, các nhân viên nhận lệnh thao
tác phải chú ý các nội dung sau:
1. Đọc
kỹ phiếu thao tác và kiểm tra phiếu thao tác phải phù hợp với mục đích của thao
tác;
2. Khi
thấy có điều không hợp lý hoặc không rõ ràng trong phiếu thao tác cần đề nghị
người ra lệnh thao tác làm sáng tỏ. Chỉ được thực hiện thao tác khi đã hiểu rõ
các bước thao tác;
3. Người
nhận lệnh thao tác phải ký và ghi rõ họ tên vào phiếu thao tác trước khi thao
tác;
4. Trước
khi tiến hành thao tác phải kiểm tra sự tương ứng của sơ đồ nối dây thực tế có
phù hợp với phiếu thao tác không;
5. Tất
cả các thao tác đều phải thực hiện đúng theo trình tự nêu trong phiếu. Không
được tự ý thay đổi trình tự khi chưa được phép của người ra lệnh;
6. Khi
thực hiện xong các bước thao tác, phải đánh dấu từng thao tác vào phiếu để
tránh nhầm lẫn và thiếu sót các hạng mục;
7. Trong
quá trình thao tác nếu có xuất hiện cảnh báo hoặc có những trục trặc về thiết
bị và những hiện tượng bất thường phải kiểm tra tìm nguyên nhân trước khi thực
hiện các thao tác tiếp theo;
8. Mọi
thao tác dao cách ly hoặc dao tiếp địa bằng điều khiển xa đều phải kiểm tra
trạng thái tại chỗ ngay sau mỗi lần thao tác, riêng trạm GIS phải kiểm tra tín
hiệu cơ khí chỉ trạng thái tại chỗ của dao cách ly hoặc dao tiếp địa. Quy định
thao tác máy cắt và dao cách ly xem Mục 1 và Mục 2 Chương III của Quy trình
này.
Điều 20. Hạn chế các thao tác trong giờ cao điểm cũng như trong thời
gian giao nhận ca. Chỉ cho phép thao tác vào các thời điểm trên trong trường
hợp sự cố hoặc đe dọa an toàn đến người hoặc thiết bị, gây ra hạn chế phụ tải
hoặc làm giảm ổn định của hệ thống điện.
Nếu thao
tác được thực hiện từ trước và kéo dài đến giờ giao nhận ca thì nhân viên ca
trước phải lựa chọn hạng mục thao tác để ngừng cho hợp lý.
Điều 21. Mọi thao tác đều phải có hai người phối hợp thực hiện: Một
người giám sát và một người trực tiếp thao tác. Ha i người này phải biết rõ sơ đồ và vị trí
của thiết bị tại hiện trường; đã được đào tạo và kiểm tra đạt được chức danh
vận hành; được bố trí làm công việc trực thao tác. Người trực tiếp thao tác
phải có trình độ an toàn từ bậc 3, người giám sát phải có trình độ an toàn từ
bậc 4 trở lên. Trong mọi trường hợp, cả hai người đều chịu
trách nhiệm như nhau về thao tác của mình.
Điều 22. Trình tự tiến hành thao tác theo phiếu thao tác như sau:
1. Tại
vị trí thao tác hoặc điều khiển, nhân viên vận hành phải kiểm tra cẩn thận lại
xem tên các thiết bị có tương ứng với tên trong phiếu thao tác không;
2. Khi
đã khẳng định thiết bị phải thao tác là đúng, người giám sát đọc, người thao
tác nhắc lại và thực hiện từng bước thao tác theo phiếu thao tác.
Điều 23. Khi tiến hành các thao tác phức tạp như đóng điện, thí
nghiệm thiết bị mới phải được thực hiện theo phương thức đã được phê duyệt, có
sự thống nhất với các bộ phận liên quan và với cấp điều độ tương ứng trong đó
chỉ rõ người chịu trách nhiệm toàn bộ quá trình thực hiện thao tác và những
công việc đã ghi trong chương trình.
Điều 24. Sau khi kết thúc thao tác, nhân viên vận hành phải thực hiện
các thủ tục giao nhận thiết bị theo đúng quy định, ghi chép đầy đủ vào sổ nhật
ký vận hành, sổ giao nhận ca tên phiếu thao tác, những thay đổi trong sơ đồ rơ
le bảo vệ và tự động, đặt hoặc tháo gỡ các tiếp địa di động có chỉ rõ địa điểm,
các thay đổi kết dây trên sơ đồ vận hành, các đội công tác đang làm việc hoặc
đã kết thúc công tác.
Điều 25. Trước khi đưa thiết bị hoặc đường dây vào vận hành sau sửa
chữa, nhân viên vận hành phải khẳng định chắc chắn tất cả các đơn vị công tác
(người và phương tiện) đã rút hết, đã tháo hết tiếp địa di động, đã khoá tất cả
các phiếu công tác.
Điều 26. Trong quá trình thao tác các thiết bị nhất thứ, người thao
tác phải kịp thời tiến hành những thao tác cần thiết đối với thiết bị bảo vệ rơ
le và tự động phù hợp với quy trình của đơn vị về vận hành các trang thiết bị
đó.
Nếu tách
máy biến áp có trung tính nối đất ra khỏi vận hành, phải kiểm tra chế độ nối
đất trung tính đã quy định cho công trình đó hoặc lưới điện khu vực.
Nếu đưa
thiết bị ra sửa chữa mà tạo ra tình huống máy biến dòng nằm giữa hai điểm tiếp
đất, để tránh bảo vệ so lệch thanh cái có thể tác động nhầm trong quá trình thí
nghiệm, mạch của máy biến dòng đó cần phải tách khỏi bảo vệ so lệch thanh cái
trước khi đóng tiếp địa và thực hiện thí nghiệm.
Điều 27. Cấm thực hiện thao tác đóng điện đường dây hoặc thiết bị
trong trường hợp tất cả các bảo vệ chính đều không làm việc.
Điều 28. Mạch khoá liên động (mạch logic) được trang bị để phòng
tránh những thao tác nhầm của nhân viên vận hành. Trong trường hợp không thực hiện được một thao
tác máy cắt hoặc dao cách ly, nhân viên vận hành phải dừng thao tác để kiểm
tra:
1.
Thao tác đúng hay sai;
2. Vị
trí đóng hay cắt của thiết bị có liên quan đến các thao tác đang tiến hành có
đúng với mạch khoá liên động không;
3.
Mạch khoá liên động có làm việc tốt không. Nếu kết quả kiểm tra cho thấy có sai
sót ở mạch khoá liên động thì phải thông báo ngay cho người ra lệnh thao tác;
4.
Nhân viên vận hành không được tự ý tách hoặc cô lập các mạch khoá liên động.
Trường hợp cần thay đổi mạch khoá liên động phải có quy định và được sự đồng ý
của lãnh đạo trực tiếp đơn vị hoặc của Nhân viên vận hành cấp trên.
Chương III
CÁC THAO TÁC CƠ BẢN
Mục 1
THAO TÁC MÁY CẮT
Điều 29. Quy định chung về máy cắt
1. Máy
cắt cho phép đóng, cắt phụ tải và ngắn mạch trong phạm vi khả năng cho phép của
máy cắt.
2. Kiểm
tra máy cắt đủ tiêu chuẩn đóng cắt trước khi thao tác.
3. Máy
cắt cần phải được đưa ra kiểm tra, bảo dưỡng (theo quy trình vận hành máy cắt
hoặc hướng dẫn của nhà chế tạo) trong các trường hợp sau:
a) Đã
cắt tổng dòng ngắn mạch đến mức quy định;
b) Số
lần cắt ngắn mạch đến mức quy định;
c) Số
lần thao tác đóng cắt đến mức quy định;
d)
Thời gian vận hành đến mức quy định.
4.
Trước khi đưa máy cắt đang ở chế độ dự phòng vào vận hành, phải kiểm tra lại
máy cắt và các bộ phận liên quan, đảm bảo máy cắt vận hành bình thường.
Điều 30. Việc tiến hành thao tác máy cắt chỉ cho phép khi mạch điều
khiển ở trạng thái tốt và không chạm đất. Việc tiến hành thao tác trong trường
hợp có chạm đất trong mạch điều khiển chỉ cho phép trong chế độ sự cố.
Điều 31. Sau khi thao tác bất kỳ máy cắt nào cũng phải kiểm tra chỉ
thị tại chỗ trạng thái của máy cắt, khoá điều khiển của máy cắt nếu sau đó có
thao tác tại chỗ dao cách ly hai phía của máy cắt đó.
Phải kiểm
tra trạng thái mở của máy cắt hợp bộ trước khi thao tác di chuyển từ trạng thái
vận hành sang thí nghiệm hoặc ngược lại.
Điều 32. Việc đóng cắt thử máy cắt được thực hiện khi đảm bảo được
một trong các yêu cầu sau:
1. Các
dao cách ly hai phía của máy cắt được cắt hoàn toàn và chỉ đóng dao tiếp địa
hoặc tiếp địa di động ở một phía của máy cắt này.
2. Nếu
đóng dao cách ly một phía của máy cắt, phải cắt tất cả các tiếp địa của ngăn
máy cắt này.
Điều 33. Cho phép kiểm tra trạng thái máy cắt theo chỉ thị của đèn
tín hiệu và của đồng hồ đo lường mà không cần kiểm tra chỉ thị trạng thái tại
chỗ trong các trường hợp sau:
1. Sau
khi thao tác máy cắt, không thao tác dao cách ly hai phía của máy cắt này;
2. Sau
khi thao tác máy cắt, việc thao tác dao cách ly hai phía máy cắt được thực hiện
bằng điều khiển từ xa (tại phòng điều khiển trung tâm);
3. Thực
hiện thao tác xa.
Điều 34. Các máy cắt đã có tổng dòng cắt ngắn mạch hoặc có số lần cắt
ngắn mạch đến mức quy định nhưng khi cần thiết, sau khi đã kiểm tra máy cắt đủ
tiêu chuẩn vận hành và được sự đồng ý của giám đốc hoặc phó giám đốc kỹ thuật
đơn vị quản lý vận hành thiết bị thì cho phép được cắt sự cố thêm.
Mục 2
THAO TÁC DAO CÁCH LY
Điều 35. Dao cách ly được phép thao tác không điện hoặc thao tác có
điện khi dòng điện thao tác nhỏ hơn dòng điện cho phép theo quy trình vận hành
của dao cách ly đó do đơn vị quản lý vận hành ban hành. Cho phép dùng dao cách
ly để tiến hành các thao tác có điện trong các trường hợp sau:
1. Đóng
và cắt điểm trung tính của các máy biến áp, kháng điện;
2. Đóng
và cắt các cuộn dập hồ quang khi trong lưới điện không có hiện tượng chạm đất;
3. Đóng
và cắt chuyển đổi thanh cái khi máy cắt hoặc dao cách ly liên lạc thanh cái đã
đóng;
4. Đóng
và cắt không tải thanh cái hoặc đoạn thanh dẫn;
5. Đóng
và cắt dao cách ly nối tắt thiết bị;
6. Đóng
và cắt không tải máy biến điện áp, máy biến dòng điện;
7. Các
trường hợp đóng và cắt không tải các máy biến áp lực, các đường dây trên không,
các đường cáp phải được đơn vị quản lý vận hành thiết bị cho phép tùy theo từng
loại dao cách ly.
Các
bộ truyền động cơ khí hoặc tự động của các dao cách ly dùng để đóng cắt dòng
điện từ hóa, dòng điện nạp, dòng điện phụ tải, dòng điện cân bằng cần phải đảm
bảo hành trình nhanh chóng và thao tác dứt khoát.
Điều 36. Trước khi thực hiện thao tác dao cách ly hai phía máy cắt
thì phải kiểm tra máy cắt đã cắt tốt 3 pha, khoá điều khiển máy cắt nếu dao
cách ly đó được thao tác tại chỗ.
Điều 37. Thao tác tại chỗ dao cách ly phải thực hiện nhanh chóng và
dứt khoát, nhưng không được đập mạnh ở cuối hành trình. Trong quá trình đóng (hoặc cắt) dao cách ly
nghiêm cấm cắt (hoặc đóng) lưỡi dao trở lại khi thấy xuất hiện hồ quang.
Điều 38. Sau khi kết thúc thao tác dao cách ly cần kiểm tra vị trí
các lưỡi dao phòng tránh trường hợp chưa đóng cắt hết hành trình, lưỡi dao
trượt ra ngoài hàm tĩnh.
Mục 3
THAO TÁC THIẾT BỊ ĐIỆN
Điều 39. Thao tác tách hoặc hoà lưới máy phát, máy bù; thao tác đóng
cắt kháng điện, tụ điện; thao tác chuyển nấc máy biến áp và các thao tác có
liên quan khác phải thực hiện theo quy trình vận hành của từng nhà máy điện
hoặc trạm điện. Đối với kỹ sư điều hành hệ thống điện hoặc điều độ viên trước
khi thao tác tách hoặc hoà lưới máy phát tổ máy; thao tác đóng cắt kháng điện,
tụ điện; thao tác chuyển nấc máy biến áp phải kiểm tra lại chế độ vận hành hệ
thống điện.
Điều 40. Trình tự thao tác tách máy biến áp ra sửa chữa như sau:
1. Kiểm
tra trào lưu công suất, huy động nguồn hoặc thay đổi kết lưới thích hợp tránh
quá tải các máy biến áp khác hoặc các đường dây liên quan;
2. Chuyển
nguồn tự dùng nếu nguồn điện tự dùng lấy qua máy biến áp đó;
3. Khóa
chế độ tự động điều chỉnh điện áp dưới tải (nếu có);
4. Cắt
máy cắt các phía hạ áp, trung áp, cao áp máy biến áp theo trình tự đã được quy
định (cắt phía phụ tải trước, cắt phía nguồn sau);
5. Kiểm
tra máy biến áp không còn điện áp;
6. Cắt
các dao cách ly liên quan cần thiết phía hạ áp, trung áp, cao áp máy biến áp
theo trình tự đã được quy định;
7. Cắt
áp tô mát các máy biến điện áp của máy biến áp (nếu có);
8. Đóng
tiếp địa cố định phía hạ áp, trung áp, cao áp máy biến áp;
9. Đơn
vị quản lý vận hành làm các biện pháp an toàn, treo biển báo theo Quy trình Kỹ
thuật an toàn điện hiện hành;
10. Bàn
giao máy biến áp cho đơn vị công tác, đồng thời nhắc nhở, lưu ý thêm đơn vị
công tác về an toàn.
Điều
41. Trình tự thao tác đưa
máy biến áp vào vận hành sau sửa chữa như sau:
1. Đơn
vị quản lý vận hành bàn giao máy biến áp đã kết thúc công tác, người và phương
tiện sửa chữa đã rút hết, đã tháo hết các tiếp địa di động, máy biến áp đủ tiêu
chuẩn vận hành và sẵn sàng đóng điện;
2. Cắt
hết các tiếp địa cố định các phía của máy biến áp;
3. Đóng
áp tô mát các máy biến điện áp của máy biến áp (nếu có);
4. Kiểm
tra hệ thống bảo vệ, hệ thống làm mát máy biến áp đã đưa vào vận hành;
5. Đặt
nấc phân áp ở vị trí thích hợp, tránh quá điện áp máy biến áp khi đóng điện;
6. Đóng
các dao cách ly liên quan phía hạ áp, trung áp, cao áp máy biến áp;
7. Đóng
máy cắt phía nguồn phóng điện máy biến áp, sau đó lần lượt đóng máy cắt các
phía còn lại;
8. Chuyển
đổi nguồn tự dùng (nếu cần);
9. Sau
khi đưa máy biến áp vào vận hành, kiểm tra tình trạng vận hành của máy biến áp.
Tùy theo chế độ vận hành có thể đưa chế độ tự động điều chỉnh nấc phân áp vào
làm việc.
Điều 42. Khi đóng hoặc cắt không tải máy biến áp có trung tính cách
điện không hoàn toàn (có dao cách ly nối đất trung tính), cần lưu ý trước đó
phải nối đất trung tính, không phụ thuộc có hay không có bảo vệ chống sét tại
trung tính. Sau khi đóng điện máy biến áp, cần đưa trung tính của nó trở lại
làm việc đúng với chế độ vận hành bình thường.
Mục 4
THAO TÁC ĐƯỜNG DÂY
Điều 43. Thao tác đường dây chỉ có một nguồn cấp được thực hiện theo
trình tự sau:
1. Tách đường dây có máy cắt và dao cách ly hai
phía ra sửa chữa:
a)
Cắt máy cắt đường dây;
b)
Kiểm tra máy cắt mở tốt 3 pha;
c)
Cắt dao cách ly phía đường dây;
d)
Cắt dao cách ly phía thanh cái (nếu cần thiết);
đ)
Đóng các dao tiếp địa đường dây;
e)
Giao đường dây cho các đơn vị quản lý vận hành công tác, lưu ý tự làm các biện
pháp an toàn, treo biển báo theo Quy trình Kỹ thuật an toàn điện hiện hành.
2. Đưa đường dây có máy cắt và dao cách ly hai
phía vào vận hành:
a)
Các đơn vị quản lý vận hành bàn giao trả đường dây sau công tác sửa chữa khi
người và phương tiện đã rút hết, đã tháo hết tiếp địa di động, đường dây đủ
tiêu chuẩn vận hành và sẵn sàng đóng điện;
b)
Cắt các dao tiếp địa đường dây;
c)
Kiểm tra máy cắt mở tốt 3 pha;
d)
Đóng dao cách ly phía thanh cái (nếu đang mở);
đ)
Đóng dao cách ly phía đường dây;
e)
Đóng máy cắt đường dây.
3. Tách đường dây có máy cắt
hợp bộ ra sửa chữa:
a)
Cắt máy cắt đường dây;
b)
Kiểm tra máy cắt mở tốt 3 pha;
c)
Đưa máy cắt ra khỏi vị trí vận hành;
d)
Đóng các dao tiếp địa đường dây.
đ)
Giao đường dây cho các đơn vị quản lý vận hành công tác, lưu ý tự làm các biện
pháp an toàn, treo biển báo theo Quy trình Kỹ thuật an toàn điện hiện hành.
4. Đưa đường dây có máy cắt hợp
bộ vào vận hành:
a)
Các đơn vị quản lý vận hành bàn giao đường dây sau công tác sửa chữa khi người
và phương tiện đã rút hết, đã tháo hết tiếp địa di động, đường dây đủ tiêu
chuẩn vận hành và sẵn sàng đóng điện;
b)
Cắt các dao tiếp địa đường dây;
c)
Kiểm tra máy cắt mở tốt 3 pha;
d)
Đưa máy cắt vào vị trí vận hành;
đ)
Đóng máy cắt đường dây.
Điều 44. Trên đường dây có các trạm rẽ nhánh, trước khi thao tác
đường dây cần phải lần lượt cắt phụ tải của các trạm rẽ nhánh nếu tổng phụ tải
các trạm rẽ nhánh ³ 10 MW.
Điều 45. Thao tác đối với đường dây có nguồn cấp từ hai phía và không
có nhánh rẽ theo trình tự sau:
1. Tách đường dây ra sửa chữa:
a)
Kiểm tra trào lưu công suất, điện áp của hệ thống trước khi thao tác. Điều
chỉnh công suất, điện áp, chuyển phụ tải thích hợp tránh quá tải, quá điện áp
khi thao tác;
b)
Cắt máy cắt hai đầu đường dây theo trình tự đã được quy định;
c)
Cắt dao cách ly phía đường dây và dao cách ly phía thanh cái (nếu cần thiết)
của máy cắt đầu thứ hai;
d)
Cắt dao cách ly phía đường dây và dao cách ly phía thanh cái của máy cắt đầu
thứ nhất;
đ)
Đóng tiếp địa đường dây đầu thứ nhất;
e)
Đóng tiếp địa đường dây đầu thứ hai;
g)
Giao đường dây cho đơn vị quản lý vận hành công tác, lưu ý tự làm các biện pháp
an toàn, treo biển báo theo Quy trình Kỹ thuật an toàn điện hiện hành.
2. Đưa đường dây vào vận hành
sau sửa chữa:
a)
Các đơn vị quản lý vận hành bàn giao trả đường dây khi người và phương tiện đã
rút hết, đã tháo hết tiếp địa di động, đường dây đủ tiêu chuẩn vận hành và sẵn
sàng đóng điện;
b)
Cắt tiếp địa đường dây ở đầu thứ nhất;
c)
Cắt tiếp địa đường dây ở đầu thứ hai;
d)
Đóng dao cách ly phía thanh cái (nếu đang mở) và dao cách ly đường dây của máy
cắt đầu thứ hai;
đ)
Đóng dao cách ly phía thanh cái (nếu đang mở) và dao cách ly đường dây của máy
cắt đầu thứ nhất;
e)
Đóng máy cắt đường dây hai đầu theo trình tự đã được quy định;
g)
Điều chỉnh lại công suất, điện áp, chuyển phụ tải phù hợp sau khi đưa đường dây
vào vận hành.
Điều 46. Thao tác đối với đường dây có nhiều nguồn cấp và trạm rẽ
nhánh theo trình tự như sau:
1. Tách đường dây ra sửa chữa
a)
Kiểm tra trào lưu công suất, điện áp của hệ thống trước khi thao tác. Điều
chỉnh công suất, điện áp, chuyển hết phụ tải các trạm rẽ nhánh không nhận điện
từ đường dây này;
b)
Lần lượt cắt tất cả các máy cắt của trạm rẽ nhánh và các máy cắt của trạm cấp
nguồn, dao cách ly của trạm rẽ nhánh và dao cách ly của trạm cấp nguồn theo
đúng trình tự quy định;
c)
Đóng dao tiếp địa đường dây tại tất cả các trạm đấu vào đường dây này;
d)
Giao đường dây cho các đơn vị quản lý vận hành công tác, lưu ý tự làm các biện
pháp an toàn, treo biển báo theo Quy trình Kỹ thuật an toàn điện hiện hành.
2. Đưa đường dây vào vận hành
sau sửa chữa
a)
Các Đơn vị quản lý vận hành giao trả đường dây: người và phương tiện đã rút
hết, đã tháo hết tiếp địa di động, đường dây đủ tiêu chuẩn vận hành và sẵn sàng
đóng điện;
b)
Cắt tất cả các dao tiếp địa đường dây;
c)
Lần lượt đóng tất cả các dao cách ly của trạm rẽ nhánh và dao cách ly của trạm
cấp nguồn, các máy cắt của trạm rẽ nhánh và máy cắt của trạm cấp nguồn theo
đúng trình tự đã được quy định;
d)
Điều chỉnh lại công suất, điện áp, chuyển phụ tải phù hợp sau khi đưa đường dây
vào vận hành.
Điều 47. Đường dây trên không vận hành ở chế độ đóng điện không tải
từ một nguồn hoặc ở chế độ dự phòng, phải mở dao cách ly phía đường dây của các
máy cắt đang ở trạng thái mở.
Điều 48. Đường dây đã cắt điện và làm biện pháp an toàn xong mới được
giao cho đơn vị đăng ký làm việc.
Khi giao
đường dây cho đơn vị sửa chữa, nội dung bàn giao phải có dạng sau:
1. Đường
dây (chỉ rõ tên và mạch) đã được cắt điện, tại các điểm (chỉ rõ tên trạm, nhà
máy) đã đóng các tiếp địa ở vị trí nào. Cho phép làm các biện pháp an toàn để
đơn vị công tác bắt đầu làm việc;
2. Cần
phải kết thúc công việc vào thời điểm nào;
3. Nếu
đường dây hai mạch thì phải nói rõ mạch kia đang có điện hay không và làm biện
pháp cần thiết để chống điện cảm ứng;
4. Các
lưu ý khác liên quan đến công tác.
Điều 49. Nếu công tác sửa chữa đường dây có kết hợp sửa chữa các
thiết bị liên quan đến đường dây tại trạm điện hoặc nhà máy điện cấp điều độ
điều khiển phải phối hợp các đơn vị quản lý vận hành lập kế hoạch sửa chữa,
giải quyết đăng ký công tác của các đơn vị quản lý vận hành, thông báo kế hoạch
sửa chữa cho các đơn vị liên quan.
Nghiêm cấm nhân
viên vận hành cắt
các tiếp
địa
đã
đóng,
tháo gỡ
biển
báo khi chưa
có lệnh
của
người
ra lệnh thao tác.
Nếu do
điều kiện công việc mà cần phải cắt các tiếp địa cố định đường dây mà vẫn có
người công tác trên đường dây thì phải đóng tiếp địa khác hoặc đặt tiếp địa lưu
động thay thế trước khi cắt các tiếp địa này. Sau khi đã hoàn thành công việc
thì phải đóng lại các tiếp địa cố định trước rồi mới gỡ bỏ các tiếp địa di
động.
Điều 50. Nhân viên vận hành sau khi thực hiện thao tác cắt điện đường
dây và thiết bị liên quan đến đường dây tại trạm điện hoặc nhà máy điện ra sửa
chữa phải thao tác trên sơ đồ nổi các bước thao tác như trong phiếu và treo
biển báo, ký hiệu tiếp địa đầy đủ (nếu chưa trang bị SCADA). Ghi vào sổ nhật ký
vận hành thời gian thao tác, lệnh cho phép làm việc. Trong phiếu công tác và sổ nhật ký vận hành ghi
rõ số lượng tiếp địa đã đóng, số đơn vị tham gia công việc sửa chữa và các đặc
điểm cần lưu ý khác.
Điều 51. Sau khi đã kết thúc công việc sửa chữa đường dây và thiết bị
liên quan đến đường dây tại trạm điện hoặc nhà máy điện, đơn vị quản lý vận
hành phải khẳng định người và phương tiện đã rút hết, đã tháo hết tiếp địa di
động và trả đường dây, thiết bị ngăn đường dây của trạm điện hoặc nhà máy điện
cho cấp điều độ điều khiển ra lệnh đóng điện.
Nội dung
báo cáo trả đường dây có dạng như sau: "Công việc trên đường dây (tên
đường dây và mạch), trên thiết bị (tên thiết bị của ngăn xuất tuyến tại trạm
điện hoặc nhà máy điện) theo phiếu (số mấy) đã thực hiện xong, tất cả các tiếp
địa di động tại hiện trường đã gỡ hết, người của các đơn vị công tác đã rút
hết; đường dây, thiết bị đủ tiêu chuẩn vận hành và sẵn sàng nhận điện; xin trả
đường dây, thiết bị để đóng điện".
Điều 52. Nếu trong khi cắt điện đường dây đã thực hiện các biện pháp
như thay đổi kết dây nhất thứ, thay đổi nhị thứ ... (theo sổ nhật ký vận hành) thì
khi đóng điện lại đường dây này, nhân viên vận hành của cấp điều độ điều khiển
phải tiến hành thay đổi lại kết dây nhất thứ, thay đổi nhị thứ cho phù hợp với
sơ đồ mới và phải ghi vào sổ nhật ký vận hành.
Mục 5
THAO TÁC THANH CÁI
Điều 53. Thao tác đưa thanh cái dự phòng vào vận hành phải lưu ý:
1.
Kiểm
tra thanh cái dự phòng không có tiếp địa di động, cắt hết các tiếp địa cố định.
2.
Phải
dùng máy cắt liên lạc thanh cái có rơ le bảo vệ để phóng thử thanh cái dự
phòng. Nếu không có máy cắt liên lạc thanh cái, phải lựa chọn máy cắt của điểm
đấu thích hợp để phóng điện vào thanh cái dự phòng. Trong trường hợp không lựa chọn được máy cắt để
phóng thử thanh cái dự phòng thì phải kiểm tra cách điện thanh cái đó (có thể
bằng mê gôm mét) trước khi dùng dao cách ly đóng điện thanh cái.
Điều 54. Trước khi thao tác chuyển điểm đấu từ thanh cái này sang
thanh cái khác phải lưu ý:
1. Kiểm
tra bảo vệ so lệch thanh cái, cô lập bảo vệ so lệch thanh cái (nếu cần thiết)
theo quy định của đơn vị quản lý vận hành.
2. Kiểm
tra máy cắt hoặc dao cách ly liên lạc hai thanh cái đang đóng. Cắt điện mạch
điều khiển của máy cắt liên lạc nếu thao tác dao cách ly được thực hiện tại chỗ
trong thời gian thao tác dao cách ly để chuyển điểm đấu.
3. Theo
dõi sự thay đổi trào lưu công suất, dòng điện qua máy cắt liên lạc. Lựa chọn
bước thao tác chuyển điểm đấu từ thanh cái này sang thanh cái khác hợp lý để
tránh quá tải máy cắt liên lạc.
Đơn
vị quản lý vận hành phải lập phiếu thao tác mẫu áp dụng cho thao tác chuyển đổi
thanh cái. Phiếu thao tác mẫu này ghi rõ trình tự các bước thao tác nhất thứ và
nhị thứ phù hợp với sơ đồ mạch nhất thứ và nhị thứ của trạm điện.
Điều 55. Tại các trạm điện có trang bị máy cắt vòng, đơn vị quản lý
vận hành phải lập phiếu thao tác mẫu áp dụng cho thao tác dùng máy cắt vòng
thay cho một máy cắt khác và ngược lại. Phiếu thao tác mẫu này ghi rõ trình tự
các bước thao tác nhất thứ và nhị thứ phù hợp với sơ đồ mạch nhất thứ và nhị
thứ của trạm điện.
Mục 6
THAO TÁC KHÉP MẠCH
VÒNG, TÁCH MẠCH VÒNG, HÒA ĐIỆN, TÁCH LƯỚI
Điều 56. Chỉ được phép khép kín một mạch vòng trong hệ thống điện khi
tại điểm khép mạch vòng đã chắc chắn đồng vị pha và cùng thứ tự pha. Ở các cấp
điều độ cần có danh sách các điểm có thể khép mạch vòng và được lãnh đạo cấp
điều độ duyệt.
Điều 57. Trước khi thao tác khép mạch vòng hoặc tách mạch vòng, trước
khi thao tác đóng hoặc cắt các đường dây liên kết hệ thống, phải điều chỉnh
điện áp để chênh lệch điện áp giữa hai phía điểm hoà nhỏ hơn giá trị cho phép
quy định tại Điều 58 Quy trình này và lưu ý đến hoạt động của bảo vệ rơ le và
tự động, thay đổi trào lưu công suất và điện áp trong hệ thống điện.
Điều 57. Trong điều kiện vận hành bình thường, thao tác hòa điện phải
được thực hiện tại máy cắt có trang bị thiết bị hòa đồng bộ.
1. Điều
kiện hoà điện trên hệ thống điện có cấp điện áp 500 kV:
a) Góc
lệch pha của điện áp giữa hai phía điểm hoà: d £ 150;
b) Chênh
lệch tần số giữa hai phía điểm hoà: Df £ 0,05 Hz;
c) Chênh
lệch điện áp giữa hai phía điểm hoà: DU £ 5%.
2. Điều
kiện hoà điện trên hệ thống điện có cấp điện áp £ 220 kV:
a) Góc
lệch pha của điện áp giữa hai phía điểm hoà: d £ 300;
b) Chênh
lệch tần số giữa hai phía điểm hoà: Df £ 0,25 Hz;
c) Chênh
lệch điện áp giữa hai phía điểm hoà: DU £ 10%.
Điều 59. Khi thao tác cắt đường dây nối nhà máy điện với hệ thống
điện, tách mạch vòng hoặc tách các hệ thống điện ra vận hành độc lập, các cấp
điều độ phải cùng phối hợp để điều chỉnh công suất giữa các nhà máy hoặc cân
bằng công suất các hệ thống điện sao cho duy trì được tình trạng vận hành bình
thường của các hệ thống điện.
Mục 7
THAO TÁC ĐƯA THIẾT BỊ,
ĐƯỜNG DÂY MỚI VÀO VẬN HÀNH
Điều 60. Chế độ đưa thiết bị, đường dây mới vào vận hành thực hiện
theo quy định đưa công trình mới vào vận hành trong Quy trình Điều độ hệ thống
điện quốc gia .
Điều 61. Trước khi đóng điện lần đầu thiết bị mới phải lưu ý các điều
kiện sau:
1. Thiết
bị đã được thí nghiệm đủ tiêu chuẩn vận hành;
2. Các
hệ thống bảo vệ rơ le, hệ thống làm mát, hệ thống phòng chống cháy và các hệ
thống liên quan khác sẵn sàng làm việc;
3. Bảo
vệ rơ le đã được chỉnh định theo yêu cầu đóng điện thiết bị mới;
4. Hội
đồng nghiệm thu đã ký quyết định đóng điện hoặc hoà lưới thiết bị mới;
5. Thay
đổi kết lưới (nếu tạo được phương thức) đảm bảo an toàn khi đóng điện lần đầu
thiết bị mới.
6. Trường
hợp đóng máy cắt mới:
a) Tạo phương thức dùng máy cắt (có bảo vệ) đóng điện máy cắt mới.
Ví dụ đối với sơ đồ hai thanh cái có máy cắt liên lạc: Tạo phương thức dùng máy
cắt liên lạc phóng điện máy cắt mới;
b) Nếu không tạo được phương thức dùng máy cắt đóng điện máy cắt
mới, chỉ cho phép dùng dao cách ly phía thanh cái đóng điện máy cắt mới với
điều kiện dao cách ly này điều khiển từ phòng điều khiển hoặc thao tác xa;
c)
Trường hợp đóng máy biến áp mới: Sau khi đóng điện không tải từ một phía phải
kiểm tra đúng thứ tự pha và đồng vị pha các phía còn lại;
d)
Trường hợp hoà lưới máy phát lần đầu: phải hoà tự động (thiết bị hoà tự động đã
được thí nghiệm đủ tiêu chuẩn vận hành).
Trình tự
thao tác đóng điện hoặc hoà lưới thiết bị mới theo phương thức hoặc phiếu thao tác đã được các cấp có thẩm quyền
phê duyệt.
Điều 62. Trước khi đóng điện lần đầu đường dây mới phải lưu ý các
điều kiện sau:
1. Đường
dây đã được nghiệm thu đủ tiêu chuẩn vận hành;
2. Bảo
vệ rơ le đã được chỉnh định theo yêu cầu đóng điện đường dây mới;
3. Hội
đồng nghiệm thu đã ký quyết định đóng điện đường dây mới;
4. Sau
khi đóng điện không tải từ một đầu, đường dây phải được kiểm tra đúng thứ tự
pha và đồng vị pha các đầu còn lại trước khi đóng khép vòng hoặc hoà hai hệ
thống.
Trình tự
thao tác đóng điện đường dây mới theo phương thức hoặc, phiếu thao tác đã được
các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Mục 8
THAO TÁC XA
Điều 63. Thao tác xa phải do kỹ sư điều hành hệ thống điện, hoặc
điều độ viên trực tiếp điều khiển thao tác các thiết bị điện tại trạm điện, nhà
máy điện thông qua hệ thống SCADA.
Điều 64. Chỉ cho phép thực hiện thao tác xa khi có đủ các điều kiện
sau:
1. Hệ
thống thông tin hoạt động tốt.
2. RTU
(hoặc DCS) hoạt động tốt.
3. Trạng
thái khoá điều khiển tại trạm để vị trí thao tác xa từ cấp điều độ điều khiển.
4. Hệ
thống SCADA tại trung tâm điều độ hoạt động tốt.
5. Đã
có biên bản thí nghiệm, kiểm tra đảm bảo thao tác xa hoạt động đúng và tin cậy.
Điều 65. Mọi thao tác xa đều phải thực hiện theo phiếu thao tác quy
định tại Mục 2 Chương II của Quy trình này, quy định về các thao tác cơ bản tại
Chương III của Quy trình này.
Điều 66. Thực hiện thao tác xa tại trạm điện hoặc nhà máy điện:
1. Tại
trạm điện hoặc nhà máy điện có nhân viên vận hành trực, kỹ sư điều hành hệ
thống điện hoặc điều độ viên phải lệnh cho nhân viên vận hành cấp dưới thực
hiện kiểm tra trạng thái thực của máy cắt, dao cách ly sau mỗi bước thao tác xa
nếu thấy cần thiết theo yêu cầu về an toàn thao tác của các bước tiếp theo.
2. Tại
trạm điện hoặc nhà máy điện không có người trực thường xuyên:
a)
Trường hợp thao tác có kế hoạch, đơn vị quản lý vận hành phải cử nhân viên vận
hành trực tại trạm trước khi thực hiện thao tác.
b)
Trường hợp thao tác xa đột xuất và không có nhân viên vận hành trực tại trạm,
chỉ cho phép thao tác xa đối với máy cắt; đối với dao cách ly chỉ thao tác xa
trong trường hợp xử lý sự cố.
Chương
IV
ĐÁNH
SỐ THIẾT BỊ TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA
Mục 1
NGUYÊN TẮC CHUNG
Điều 67. Tại nhà máy điện, trạm điện và các thiết bị chính, thiết bị
phụ trợ đều phải được đặt tên, đánh số. Các thiết bị chính phải đánh số theo
quy định, các thiết bị phụ phải đánh số thứ tự theo thiết bị chính và thêm các
ký tự tiếp theo để phân biệt.
Điều 68. Trong Mục 2 của Chương này chỉ quy định nguyên tắc đánh số
các thiết bị nhất thứ phần điện của các nhà máy điện và trạm điện thuộc quyền
điều khiển của các cấp điều độ. Các đơn vị quản lý vận hành tự quy định đánh số
các thiết bị thuộc quyền điều khiển của đơn vị mình.
Điều 69. Việc đánh số các thiết bị nhất thứ phần điện của các nhà máy
điện và trạm điện thuộc quyền điều khiển của các cấp điều độ được quy định như
sau:
1. Tất
cả các thiết bị đưa vào vận hành trong hệ thống điện quốc gia đều phải đặt tên,
đánh số. Thiết bị trong hệ thống điện quốc gia thuộc quyền điều khiển của cấp
điều độ nào thì do cấp điều độ đó đánh số và phê duyệt.
2. Việc
đánh số thiết bị thuộc quyền điều khiển của một cấp điều độ nhưng thuộc quyền
kiểm tra của cấp điều độ khác chỉ được ban hành khi có sự đồng ý của cấp điều
độ có quyền kiểm tra.
3. Trong
một số trạm có sơ đồ đặc biệt cũng căn cứ quy định này để đánh số thiết bị,
trường hợp đặc biệt phải chú thích rõ ràng.
4. Quy
định đánh số này áp dụng cho các công trình mới. Các công trình hiện đang vận
hành đánh số không đúng với quy định này thì khi có điều kiện phải tổ chức đánh
số lại.
Mục 2
ĐÁNH SỐ THIẾT BỊ TRONG
HỆ THỐNG ĐIỆN
Điều 70. Chữ
số đặc trưng cho cấp điện áp
1. Điện áp 500 kV: Lấy chữ
số 5
2. Điện áp 220 kV: Lấy chữ
số 2
3. Điện áp 110 kV: Lấy chữ
số 1
4. Điện áp 66 kV: Lấy chữ
số 7
5. Điện áp 35 kV: Lấy chữ
số 3
6. Điện áp 22 kV: Lấy chữ
số 4
7. Điện áp 15 kV: Lấy
chữ số 8 (riêng điện áp đầu cực máy phát điện, máy bù đồng bộ / 15 kV đều lấy số 9);
8. Điện áp 10 kV: Lấy chữ số
9 (điện áp đầu cực máy phát điện, máy bù đồng bộ / 10 kV đều lấy số 9);
9. Điện áp 6 kV: Lấy chữ số
6 (điện áp đầu cực máy phát điện, máy bù đồng bộ < 10 kV đều lấy số 6);
10. Các cấp điện áp khác do cấp điều độ có quyền điều khiển tự quy
định và phải thông qua cấp điều độ có quyền kiểm tra.
Điều 71. Tên thanh cái
1. Ký
tự thứ nhất lấy là chữ C.
2. Ký
tự thứ hai chỉ cấp điện áp, được lấy theo quy định tại Điều 70 của Quy trình này.
3. Ký
tự thứ ba chỉ số thứ tự thanh cái, riêng số 9 ký hiệu thanh cái vòng.
Ví dụ:
- C12: biểu thị thanh cái 2
điện áp 110 kV;
- C21: biểu thị thanh cái 1 điện áp 220 kV;
- C29: biểu thị thanh cái vòng điện áp 220 kV.
Điều 72. Tên của máy phát hoặc máy bù quay
1. Ký
tự đầu được quy định như sau:
a) Đối
với nhiệt điện hơi nước: Ký hiệu là chữ S;
b) Đối
với thủy điện: Ký hiệu là chữ H;
c) Đối
với tuabin khí: ký hiệu là chữ GT;
d) Đối
với đuôi hơi của tuabin khí: Ký hiệu là chữ ST;
đ) Đối
với điesel: Ký hiệu là chữ D;
e) Đối
với máy bù quay: Ký hiệu là chữ B.
2. Ký
tự tiếp theo là số thứ tự của máy phát.
Ví dụ:
- S1:
biểu thị tổ máy phát nhiệt điện số một.
- GT2:
biểu thị tổ máy tua -bin khí số hai.
Điều 73. Tên của máy biến áp
1. Ký
tự đầu được quy định như sau:
a) Đối
với máy biến áp 2 hoặc 3 dây quấn ký hiệu là chữ T;
b) Đối
với máy biến áp tự ngẫu ký hiệu là AT;
c) Đối
với máy biến áp tự dùng ký hiệu là TD;
d) Đối
với máy biến áp kích từ máy phát ký hiệu là TE;
đ) Đối
với máy biến áp tạo trung tính ký hiệu là TT.
2. Ký
tự tiếp theo là số thứ tự của máy biến áp. Đối với máy biến áp tự dùng ký tự
tiếp theo là cấp điện áp và số thứ tự.
Ví dụ:
- T1:
biểu thị máy biến áp số một.
- T2:
biểu thị máy biến áp số hai.
- TD41:
biểu thị máy biến áp tự dùng số một cấp điện áp 22 kV.
- AT1:
biểu thị máy biến áp tự ngẫu số một.
Điều 74. Tên
của máy cắt điện
1. Ký
tự thứ nhất đặc trưng cho cấp điện áp, được quy định tại Điều 70 của Quy trình này. Riêng đối với máy cắt của tụ ký tự thứ nhất là chữ T,
kháng điện ký tự thứ nhất là chữ K còn ký tự thứ hai đặc trưng cho cấp điện áp.
2. Ký
tự thứ hai (ba đối với máy cắt kháng và tụ) đặc trưng cho vị trí của máy cắt,
được quy định như sau:
a) Máy cắt máy biến áp: Lấy số 3.
b) Máy cắt của đường dây: Lấy số 7 và số 8
(hoặc từ số 5 đến 8 nếu sơ đồ phức tạp);
c) Máy cắt của máy biến áp tự dùng: Lấy số
4.
d) Máy cắt đầu cực máy phát điện: Lấy số 0.
đ) Máy cắt của máy bù quay: Lấy số 0.
e) Máy cắt của tụ bù ngang: Lấy số 0.
g) Máy cắt của tụ bù dọc: Lấy số 0 (hoặc 9 nếu sơ đồ phức tạp).
h) Máy cắt của kháng điện: Lấy số 0 (hoặc 9
nếu sơ đồ phức tạp).
3. Ký
tự thứ thứ ba (bốn đối với máy cắt kháng và tụ) thể hiện số thứ tự: 1,2,3...
4. Đối
với máy cắt của thanh cái đường vòng hai ký tự tiếp theo ký tự thứ nhất là: 00.
5. Đối
với máy cắt liên lạc giữa hai thanh cái hai ký tự tiếp theo ký tự thứ nhất là
số của hai thanh cái:
a) Đối
với sơ đồ hai thanh cái (hoặc một thanh cái có phân đoạn) đánh số các máy cắt ở
thanh cái chẵn thì đánh số thứ tự chẵn, các máy cắt ở thanh cái lẻ thì đánh số thứ tự lẻ.
b) Đối
với sơ đồ đa giác đánh số các máy cắt theo máy cắt đường dây;
c) Đối
với sơ đồ 3/2 (một rưỡi), sơ đồ 4/3: tuỳ theo sơ đồ có thể đánh số theo các
cách sau:
- Đánh số
các máy cắt theo máy cắt đường dây;
- Đánh số
ký tự thứ hai máy cắt ở giữa (không nối với thanh cái) số 5 hoặc số 6.
- Đánh số
ký tự thứ ba theo thứ tự ngăn lộ.
Ví dụ:
- 371: biểu thị máy cắt đường
dây 35 kV mạch số một.
- 131: biểu thị máy cắt của máy
biến áp số 1 cấp điện áp 110 kV.
- 641: biểu thị máy cắt của máy
biến áp tự dùng số 1 cấp điện áp 6 kV.
- 903: biểu thị máy cắt của máy
phát điện số ba, điện áp /10 kV.
- K504: biểu thị máy cắt của
kháng điện số 4 của thanh cái, điện áp 500 kV.
- 100: biểu thị máy cắt vòng
điện áp 110 kV.
- 212: biểu thị máy cắt liên
lạc thanh cái điện áp 220 kV.
Điều 75. Tên của kháng điện
1. Hai
ký tự đầu là chữ KH, riêng kháng trung tính ký hiệu là KT.
2. Ký
tự thứ 3 đặc trưng cho cấp điện áp, được lấy theo quy định ở Điều 70 của Quy trình này.
3. Ký tự thứ 4 là số 0.
4. Ký tự thứ 5 là số thứ tự của mạch mắc kháng
điện.
Ví
dụ:
- KH504: biểu thị kháng điện 500 kV mắc ở mạch số bốn.
- KT303: biểu thị kháng trung tính 35 kV mắc ở trung tính
máy biến áp số 3.
Điều 76. Tên của tụ điện
1. Ba
ký tự đầu: Đối với tụ bù dọc lấy là các chữ TBD, đối với tụ bù ngang lấy là các
chữ TBN
2. Ký
tự thứ 4 đặc trưng cho cấp điện áp, được lấy theo quy định ở Điều 70 của Quy trình này.
3. Ký tự thứ 5 là số 0
4. Ký tự thứ 6 là số thứ tự của mạch mắc tụ
điện đối với tụ bù dọc, đối với tụ bù ngang lấy theo số thứ tự của bộ tụ.
Ví
dụ:
- TBD501: Biểu thị tụ bù dọc điện áp 500 kV mắc ở mạch số
một.
- TBN302: biểu thị tụ bù ngang điện áp 35 kV mắc ở mạch
số hai.
Điều 77. Tên của các máy biến điện áp
1. Ký tự đầu là TU;
2. Các ký tự tiếp theo lấy tên thiết bị mà
máy biến điện áp đấu vào. Đối với các thiết bị mà tên của thiết bị không thể
hiện rõ cấp điện áp thì sau hai ký tự đầu sẽ là ký tự đặc trưng cho cấp điện
áp, tiếp theo là tên thiết bị.
Ví dụ:
- TU171: biểu thị máy biến điện áp ngoài
đường dây 110 kV 171.
- TUC22: biểu thị máy biến điện áp của
thanh cái số hai điện áp 220 kV.
- TU5T2: biểu thị máy biến điện áp của máy
biến áp T2 phía 500 kV.
Điều 78. Tên của các máy biến
dòng điện
1. Hai ký tự đầu là TI ;
2. Các ký tự tiếp theo lấy tên thiết bị mà máy
biến dòng điện đấu vào. Đối với các thiết bị mà tên của thiết bị không thể hiện
rõ cấp điện áp thì sau hai ký tự đầu sẽ là ký tự đặc trưng cho cấp điện áp,
tiếp theo là tên thiết bị.
Ví
dụ:
- TI171: biểu thị máy biến dòng điện cấp điện áp 110 kV
nối với máy cắt 171.
Điều 79. Tên điện trở trung tính đấu vào điểm trung tính của máy
biến áp hoặc kháng điện
1. Các
ký tự đầu là chữ RT biểu thị điện trở trung tính;
2. Ký
tự tiếp theo đặc trưng cho cấp điện áp;
3. Ký
tự tiếp theo là tên của thiết bị mà RT được đấu vào;
Ví dụ:
- RT1T1:
biểu thị điện trở trung tính đấu vào trung tính cuộn 110 kV của máy biến áp T1.
Điều 80. Tên của chống sét
1. Hai
ký tự đầu lấy chữ CS;
2. Ký
tự tiếp theo lấy tên của thiết bị được bảo vệ. Đối với các thiết bị mà tên của
thiết bị không thể hiện rõ cấp điện áp thì sau hai ký tự đầu sẽ là ký tự đặc
trưng cho cấp điện áp, tiếp theo là tên thiết bị. Đối với chống sét van nối vào
trung tính máy biến áp cấp điện áp lấy số 0.
Ví dụ:
- CS1T1:
biểu thị chống sét của máy biến áp T1 phía điện áp 110 kV.
- CS0T1:
biểu thị chống sét mắc vào trung tính máy biến áp T1.
- CS271:
biểu thị chống sét của đường dây 271.
Điều 81. Tên
của dao cách ly
1. Các
ký tự đầu là tên của máy cắt hoặc thiết bị nối trực tiếp với dao cách ly (đối
với dao cách ly của TU, các ký tự đầu tiên là tên của TU, tiếp theo là tên
thiết bị nối trực tiếp với dao cách ly), tiếp theo là dấu phân cách (-).
2. Ký
tự tiếp theo được quy định như sau:
a) Dao
cách ly thanh cái lấy số thứ tự của thanh cái nối với dao cách ly;
b) Dao cách ly đường dây (dao cách ly phía đường dây) lấy số 7;
c) Dao cách ly nối với máy biến áp lấy số 3;
d) Dao cách ly nối với thanh cái vòng lấy số 9;
đ) Dao cách ly nối tắt một thiết bị lấy số 0 hoặc số 9;
e) Dao cách ly nối tới phân đoạn nào (phía phân đoạn nào) thì lấy
số thứ tự của phân đoạn thanh cái (hoặc thanh cái) đó;
g) Tên dao cách ly nối với điện trở trung tính hoặc kháng trung
tính lấy số 0.
Ví dụ:
- 331-3: biểu thị dao cách ly
của máy biến áp T1 điện áp 35 kV.
- K501-1: biểu thị dao cách ly
kháng số 1 cấp điện áp 500 kV nối với thanh cái số 1.
- TUC22-2:
biểu thị dao cách ly máy biến điện áp của thanh cái số hai điện áp 220 kV nối
với thanh cái số 2.
- 171-7:
biểu thị dao cách ly ngoài đường dây 110 kV của máy cắt 171.
- 272-9:
biểu thị dao cách ly của máy cắt 272 nối với thanh cái đường vòng.
- 275-0:
Biểu thị dao cách ly nối tắt máy cắt 275.
- KT301-0:
biểu thị dao trung tính cuộn 35 kV của máy biến áp T1 nối với kháng trung tính
KT301.
Điều 82. Tên cầu chì
1. Các
ký tự đầu: Đối với cầu chì thường lấy chữ CC, đối với cầu chì tự rơi lấy chữ
FCO.
2. Ký
tự tiếp theo là dấu phân cách (-) và tên của thiết bị được bảo vệ
Ví dụ:
- CC-TUC31: biểu thị cầu chì
của máy biến điện áp thanh cái C31.
Điều 83. Tên dao tiếp địa
1. Các
ký tự đầu là tên dao cách ly hoặc thiết bị có liên quan trực tiếp.
2. Ký
tự tiếp theo đặc trưng cho tiếp địa, được quy định như sau:
a) Tiếp địa của đường dây và tụ điện lấy số
6;
b) Tiếp địa của máy biến áp, kháng điện và
TU lấy số 8;
c) Tiếp địa của máy cắt lấy số 5;
d) Tiếp địa của thanh cái lấy số 4;
đ) Tiếp địa trung tính máy biến áp hoặc
kháng điện lấy số 08.
Ví dụ:
- 271-76:
biểu thị dao tiếp địa ngoài đường dây 271.
- 331-38:
biểu thị dao tiếp địa của máy biến áp T1 phía 35 kV.
- 171-15:
biểu thị dao tiếp địa máy cắt 171 phía dao cách ly 171-1.
- 131-08:
biểu thị dao tiếp địa trung tính cuộn dây 110 kV của máy biến áp số 1.
Điều 84. Các thiết bị đóng cắt ở các nhánh rẽ, các phân đoạn giữa
đường ký hiệu như sau:
1. Đối
với máy cắt phân đoạn đường dây đánh số như máy cắt đường dây, máy cắt rẽ nhánh
xuống máy biến áp đánh số như máy cắt máy biến áp.
2. Đối
với dao cách ly phân đoạn đường dây hoặc dao cách ly nhánh rẽ các ký tự đầu
đánh số như quy định Điều
81 (đánh số dao cách ly được thực hiện giả thiết như có
máy cắt).
3. Các
ký tự cuối cùng là dấu phân cách (/) và vị trí cột phân đoạn hoặc rẽ nhánh
Ví dụ:
- 371/XX:
biểu thị máy cắt 371 phân đoạn đường dây ở cột số XX điện áp 35 kV.
- 171-7/XX:
biểu thị dao cách ly phân đoạn đường dây 110 kV ở số cột XX.
- 171-76/XX:
biểu thị dao cách ly tiếp địa đường dây 110 kV ở số cột XX.
Điều 85. Các phụ lục kèm theo Quy trình này gồm:
1. Phụ lục 1 quy định các ký
hiệu viết tắt trong phiếu thao tác;
2. Phụ lục 2 hướng dẫn thực
hiện mẫu phiếu thao tác 01-PTT/BCN;
3. Phụ lục 3 hướng dẫn thực hiện mẫu phiếu thao tác 02-PTT/BCN.
Phụ
lục 1
QUY
ĐỊNH CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG PHIẾU THAO TÁC
(Kèm
theo Quyết định số16/2007/QĐ-BCN
ngày
28 tháng 3 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp)
1. ĐĐV: Điều độ viên.
2. HTĐ: Hệ thống điện.
3. KSĐH: Kỹ sư điều hành hệ
thống điện.
4. NMĐ: Nhà máy điện.
5. PTT: Phiếu
thao tác.
6. TC:
7. ĐD:
Đường dây.
8.
MBA: Máy biến áp.
9. MC:
Máy cắt.
10.
DCL: Dao cách ly.
11.
DTĐ: Dao tiếp địa.
12.
TI: Máy biến dòng điện.
13. TU: Máy biến điện áp.
14. AB: Áp tô mát.
15. A0: Cấp Điều độ hệ thống điện quốc gia.
16. A1: Cấp Điều độ hệ thống điện miền Bắc.
17. A2: Cấp Điều độ hệ thống điện miền Nam.
18. A3: Cấp Điều độ hệ thống điện miền
Trung.
19. B01: Trực ban đơn vị Truyền tải điện 1.
20. B02: Trực ban đơn vị Truyền tải điện 2.
21. B03: Trực ban đơn vị Truyền tải điện 3.
22. NMĐ XX...: Nhà máy điện XX... (các chữ cái đầu của
tên nhà máy điện)
23. T500XX...: Trạm 500 kV XX... (các chữ cái đầu tên
trạm)
24. T220XX...: Trạm 220 kV XX... (các chữ cái đầu tên
trạm)
25. T110XX...: Trạm 110 kV XX... (các chữ cái đầu tên trạm)
Phụ lục 2
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MẪU PHIẾU THAO TÁC 01-PTT/BCN
(Kèm theo Quyết định số 16 /2007/QĐ-BCN
ngày 28 tháng 3 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ
Công nghiệp)
I. Phạm
vi áp dụng
1. Mẫu 01-PTT/BCN được sử dụng để viết PTT
đối với thiết bị nhất thứ trên HTĐ có nhiều đơn vị tham gia thực hiện thao tác.
2.
II. Một
số quy định, giải nghĩa và cách viết phiếu thao tác theo mẫu 01-PTT/BCN
1. Một
số quy định, giải nghĩa
a) Cấp điều độ HTĐ quốc gia và cấp điều độ
HTĐ miền phải sử dụng máy vi tính để soạn thảo PTT theo mẫu 01-PTT/BCN và in ra
trên khổ giấy A4. Cấp điều độ phân phối hoặc các đơn vị khác nếu chưa đủ phương
tiện có thể in mẫu sẵn và điền các hạng mục cho phù hợp.
b) Số phiếu: Ghi số thứ tự PTT trong tháng
/ tháng / năm (với những PTT có kế hoạch). Số thứ tự PTT trong tháng / tháng /
năm ĐX (với những PTT ngoài kế hoạch xảy
ra trong ca).
c)
d) Tên
PTT: ghi phạm vi thao tác cần thực hiện.
đ) Người
viết phiếu: Là cán bộ, kỹ sư phương thức, KSĐH, ĐĐV, trưởng ca, trưởng kíp do
đơn vị quy định sau khi đã kiểm tra đánh giá đủ trình độ.
e) Người
duyệt phiếu: Là lãnh đạo phụ trách vận hành (kỹ thuật sản xuất) của các đơn vị
hoặc những người được uỷ quyền (xem Điều
11, Điều
12 của Quy trình này).
g) Người
ra lệnh: Là KSĐH, ĐĐV, trưởng ca, trưởng kíp ra lệnh thực hiện thao tác.
h) Mục
đích thao tác: Ghi nội dung công việc.
i) Thời
gian dự kiến:
- Bắt
đầu: Là thời gian dự kiến bắt đầu thao tác;
- Kết
thúc: Là thời gian dự kiến thực hiện xong hạng mục cuối cùng của phiếu.
k) Đơn vị
đề nghị thao tác: ghi rõ đơn vị đăng ký công tác và cả đơn vị kết hợp công tác
trên thiết bị đó (nếu có).
l) Điều
kiện cần có để thực hiện: ghi rõ những điều kiện bắt buộc phải có mới được thực
hiện thao tác.
m) Lưu ý:
Ghi đặc điểm hoặc những thay đổi về phương thức vận hành, trào lưu công suất
trên hệ thống, phụ tải sau thao tác, giới hạn thời gian công tác...
n) Sơ đồ:
Thể hiện sơ đồ các thiết bị liên quan đến thao tác. Có thể sử dụng sơ đồ thao
tác hiện hành in sẵn.
o) Trình tự thao tác:
- Cột TT: ghi số thứ tự các đơn vị thực
hiện thao tác hoặc các đơn vị phối hợp thao tác bằng số La Mã.
- Cột Đơn vị: ghi tên các đơn vị thực hiện
thao tác hoặc đơn vị phối hợp thao tác.
- Cột Nội dung thao tác: Cột số 3 ghi số
thứ tự thực hiện các hạng mục thao tác (bắt đầu từ 1 đến kết thúc). Cột số 4
ghi các hạng mục thao tác cần thực hiện (tương ứng với thứ tự ở cột thứ 3).
- Lưu ý: các hạng mục như xin bắt đầu thao tác, kiểm tra, khoá hoặc tách
điều khiển, thông báo cho các đơn vị liên quan, bàn giao thiết bị... đều được
coi là các hạng mục thao tác
- Cột Người yêu cầu: Ghi tên Người ra lệnh
thao tác hoặc ĐĐV, trực ban các đơn vị Truyền tải điện, trưởng ca NMĐ, trưởng
kíp, trực chính các trạm biến áp đề nghị thao tác, trả thiết bị...
- Cột Người thực hiện: Ghi tên người thực
hiện các yêu cầu trên.
- Cột Thời gian:
+ Bắt đầu: Là thời gian mà “người yêu cầu”
yêu cầu “người thực hiện” thực hiện một hoặc một nhóm các hạng mục thao tác.
+ Kết thúc: Là thời gian mà “người thực
hiện” thực hiện xong một hoặc một nhóm các hạng mục thao tác theo yêu cầu của
“người yêu cầu”.
p) Các sự
kiện bất thường trong thao tác: ghi những thay đổi trong thao tác thực tế khác
với dự kiến, lý do thay đổi hoặc những bất thường xảy ra trong lúc thao tác...
q) Thời
gian kết thúc toàn bộ thao tác: Ghi thời gian kết thúc toàn bộ thao tác theo
phiếu.
r) Đối
với các thao tác ngoài kế hoạch xảy ra trong ca:
- Các PTT
do KSĐH, ĐĐV, trưởng ca, trưởng kíp đương ca viết.
- Có thể
không cần sơ đồ.
- Mục
người duyệt phiếu và phần ký ở cuối PTT gạch chéo.
- Mục
Người ra lệnh thao tác: ghi họ tên và ký ở cuối PTT (lưu ý tại cấp điều độ nếu
bố trí nhiều hơn hai người trực thì Người ra lệnh thao tác không phải là người
viết phiếu).
2. Cách viết phiếu thao tác
theo mẫu 01-PTT/BCN
a) (1):
Ghi tên đơn vị chủ quản của đơn vị phát hành PTT.
b) (2):
Ghi tên đơn vị phát hành PTT.
(1) và (2) do người viết phiếu ghi.
Ví dụ: Tập đoàn Điện lực Việt
Nam.
Trung tâm Điều độ HTĐ quốc gia.
c) Số phiếu: Do người viết phiếu ghi. Ví dụ
108/03/06; 86/03/06ĐX.
d)
đ) Tên PTT: Do người viết phiếu ghi. Ví dụ: Cắt điện
đường dây 572 Hoà Bình - 575 Nho
e) Người viết phiếu: Do người viết phiếu ghi. Họ tên
người viết phiếu phải được ghi rõ ở dòng “Người viết phiếu” và ký tên ở trang
cuối phiếu.
g) Người duyệt phiếu: Do người viết phiếu hoặc người
duyệt phiếu ghi. Họ tên người duyệt phiếu phải được ghi rõ ở dòng “Người duyệt
phiếu” và ký tên ở trang cuối phiếu.
h) Người ra lệnh: Do Người ra lệnh ghi. Họ tên Người ra
lệnh phải được ghi rõ ở dòng “Người ra lệnh” và ký tên ở trang cuối phiếu. Đối
với cơ sở có 02 KSĐH, ĐĐV trực ban, nếu một Người ra lệnh thì chỉ người đó ghi
rõ họ tên và ký.
i) Mục đích thao tác: Do người viết phiếu ghi. Ví dụ: để
Truyền tải điện 1 ép lại lèo, thay sứ đỡ khoảng cột ...
k) Thời gian dự kiến: Do người viết phiếu ghi.
l) Điều kiện cần có để thực hiện: Do người viết phiếu
ghi. Ví dụ: Điều kiện về nguồn, lưới điện đảm bảo cung cấp điện bình thường cho
phụ tải hoặc đã thông báo trước cho phụ tải về việc phải mất điện, thời tiết
đảm bảo cho thực hiện các thao tác cũng như công tác...
m) Lưu ý: do người viết phiếu chuẩn bị.
n) Trình tự thao tác:
- Cột TT: Do người viết phiếu ghi;
- Cột Đơn vị: Do người viết phiếu ghi;
- Các cột Nội dung thao tác: Cột 3 và 4 do
người viết phiếu ghi; cột 5 do Người ra lệnh đánh dấu;
- Cột Người yêu cầu: Do Người ra lệnh ghi;
- Cột Người thực hiện: Do Người ra lệnh ghi;
- Cột
Thời gian: Do Người ra lệnh ghi.
o) Các sự
kiện bất thường trong thao tác: Do Người ra lệnh ghi.
p) Thời
gian kết thúc toàn bộ thao tác: Do Người ra lệnh ghi.
3. Mẫu phiếu thao tác 01-PTT/BCN: