Quyết định 29/2016/QĐ-UBND Nghệ An thành lập Chi cục Chăn nuôi và Thú y

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 29/2016/QĐ-UBND

Quyết định 29/2016/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An về việc thành lập Chi cục Chăn nuôi và Thú y trên cơ sở tổ chức lại Chi cục Thú y và Phòng chăn nuôi thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ AnSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:29/2016/QĐ-UBNDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Xuân Đường
Ngày ban hành:16/03/2016Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Cơ cấu tổ chức, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
NGHỆ AN
-------
----
Số: 29/2016/QĐ-UBND
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
-------------
Nghệ An, ngày 16 tháng 03 năm 2016
 
QUYẾT ĐỊNH
VÀ PHÒNG CHĂN NUÔI THUỘC SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
------------------------------
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
 
 
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phQuy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phtrực thuộc Trung ương;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 25/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ hướng dn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc y ban nhân dân cấp tnh, cấp huyện;
Thực hiện Thông báo số 64-TB/TU ngày 31/12/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác tchức bộ máy;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 2983/TTr-SNN-TCCB ngày 19/11/2015 và đề nghị của Sở Nội vụ tại Tờ trình số 60/TTr-SNV ngày 19 tháng 02 năm 2016,
 
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 
1. Chi cục Chăn nuôi và Thú y là tổ chức hành chính trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giúp Giám đốc Sở tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về chăn nuôi, thú y và tổ chức thực thi pháp luật về chăn nuôi và thú y (riêng thú y thủy sản thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) trên địa bàn tỉnh.
2. Chi cục Chăn nuôi và Thú y chịu sự chđạo, quản lý của SNông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật; đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Cục Chăn nuôi, Cục Thú y trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Chi cục Chăn nuôi và Thú y có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
3. Trụ sở ca Chi cục Chăn nuôi và Thú y đặt tại thành phố Vinh, tnh Nghệ An.
1. Tham mưu, giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý.
2. Tchức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kthuật, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật về chăn nuôi, thú y đã được phê duyệt; thông tin tuyên truyền, phbiến pháp luật về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý.
3. Trình Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản cá biệt về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý.
4. Về hướng dẫn sản xuất chăn nuôi:
a) Tham mưu, giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn sản xuất chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh, khắc phục hậu quthiên tai đối với chăn nuôi; xây dựng, tổ chức thực hiện và tng kết, đánh giá kế hoạch sản xuất chăn nuôi hàng năm;
b) Xây dựng quy hoạch chăn nuôi gắn với hệ thống giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm và bảo quản sản phm chăn nuôi tại địa phương;
c) Xây dựng và tổ chức thực hiện các quy trình về chăn nuôi áp dụng trên địa bàn tỉnh. Kiểm tra, thanh tra cơ sở sản xuất được cấp giấy chứng nhận VietGAP và hoạt động đánh giá, chứng nhận VietGAP của tổ chức chứng nhận về chăn nuôi được chỉ định theo thẩm quyền; giải quyết khiếu nại liên quan đến chứng nhận VietGAP về chăn nuôi trên địa bàn theo quy định của pháp luật; tập huấn VietGAP cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, sơ chế trên địa bàn;
d) Tổ chức triển khai chương trình, kế hoạch hoạt động sn xuất đảm bo chất lượng, an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực chăn nuôi;
đ) Đề xuất kế hoạch xây dựng và phát triển các vùng chăn nuôi an toàn;
e) Giám sát, kiểm tra và hướng dẫn việc thực hiện quy chế quản lý cơ ssản xuất chăn nuôi an toàn; tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật sản xuất chăn nuôi đảm bảo an toàn thực phm.
5. Về quản lý giống vật nuôi:
a) Triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển giống vật nuôi phù hợp với quy hoạch tổng thể phát trin kinh tế - xã hội của địa phương;
b) Tham gia quản lý quỹ gen vật nuôi, vi sinh vật dùng trong chăn nuôi theo quy định của pháp luật;
c) Tham gia quản lý khảo nghiệm giống vật nuôi theo quy định;
d) Thực hiện công tác quản lý theo quy định về danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh; danh mục nguồn gen vật nuôi quý hiếm cần bảo tồn; danh mục giống vật nuôi quý hiếm cấm xuất khẩu trên địa bàn;
đ) Đôn đốc, hướng dẫn thực hiện việc chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, công bố tiêu chuẩn cơ sở lĩnh vực giống vật nuôi trong phạm vi địa phương;
e) Tiếp nhận hồ sơ đăng ký, ra thông báo tiếp nhận công bố hợp quy, lập stheo dõi và quản lý hồ sơ công bố hợp quy lĩnh vực giống vật nuôi thuộc phạm vi quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
g) Cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với giống vật nuôi (bao gồm phôi, tinh, con giống vật nuôi); môi trường pha chế, bảo quản tinh, phôi vật nuôi để xuất khẩu;
h) Tổ chức thực hiện kế hoạch, quản lý, sử dụng quỹ dự phòng thiên tai, dịch bệnh đối với giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh theo quy định;
i) Tổ chức thực hiện kế hoạch hàng năm về giám định, bình tuyển đàn gia súc giống trên địa bàn; hướng dẫn cơ quan chuyên ngành cấp huyện tổ chức thực hiện việc giám định, bình tuyển đàn gia súc giống trên địa bàn.
6. Về quản lý thức ăn chăn nuôi :
a) Tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển và sử dụng thức ăn chăn nuôi tại địa phương sau khi được cấp thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn sử dụng thức ăn chăn nuôi có hiệu quả, không gây ô nhiễm môi trường;
b) Tổ chức thực hiện các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trên địa bàn nâng cao chất lượng, nâng cao khả năng cạnh tranh của thức ăn chăn nuôi, chương trình nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh thức ăn chăn nuôi của địa phương;
c) Giám sát hoạt động khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi trong phạm vi địa phương;
d) Đôn đốc, hướng dẫn thực hiện việc chứng nhận hp quy, công bố hợp quy, công bố tiêu chun cơ sở lĩnh vực thức ăn chăn nuôi trong phạm vi địa phương; tiếp nhận hồ sơ đăng ký, ra thông báo tiếp nhận công bố hp quy, lập sổ theo dõi và quản lý hồ sơ công bố hợp quy lĩnh vực thức ăn chăn nuôi trên địa bàn;
đ) Quản lý các mặt hàng thức ăn chăn nuôi trong danh mục thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam trong phạm vi địa phương theo quy định;
e) Tổ chức thực hiện quản lý các chất cấm sản xuất, nhập khu, lưu thông và sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi tại địa phương;
g) Cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với thức ăn chăn nuôi đxuất khẩu.
7. Về môi trường chăn nuôi:
a) Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi; định kỳ tổ chức đánh giá hiện trạng môi trường trong chăn nuôi;
b) Tổ chức thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường trong chăn nuôi trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
c) Xây dựng và hướng dẫn thực hiện các biện pháp xử lý chất thải bảo vệ môi trường trong chăn nuôi;
d) Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc thực hiện công tác kiểm soát môi trường trong chăn nuôi;
đ) Giám sát, kiểm tra việc thực hiện tiêu chuẩn và quy chuẩn quc gia về môi trường trong sản xuất chăn nuôi tại địa phương;
e) Đôn đốc, hướng dẫn thực hiện việc chứng nhận hợp quy, công b hp quy, công bố tiêu chuẩn cơ sở lĩnh vực môi trường chăn nuôi, các chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi trong phạm vi địa phương; tiếp nhận hồ sơ đăng ký, ra thông báo tiếp nhận công bố hợp quy, lập sổ theo dõi và quản lý hồ sơ công bố hợp quy lĩnh vực môi trường chăn nuôi, các chế phm sinh học phục vụ chăn nuôi theo quy định của pháp luật.
8. Phòng, chống dịch bệnh động vật, thủy sản (sau đây gọi chung là dịch bệnh động vật):
a) Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án, chương trình khống chế, thanh toán dịch bệnh động vật; chương trình kiểm soát bệnh lây từ động vật sang người; kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật và tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện;
b) Kiểm tra, giám sát định kỳ hoặc đột xuất các bệnh động vật thuộc danh mục các bệnh phải kiểm tra theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại các cơ sở chăn nuôi, sản xuất con giống trên địa bàn tnh (trừ các cơ schăn nuôi do Trung ương quản lý, cơ sở giống quốc gia, cơ sở giống có vốn đu tư nước ngoài);
c) Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch tiêm vắc xin phòng các bệnh bắt buộc theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
d) Thực hiện việc chn đoán, xét nghiệm và điều trị bệnh cho động vật; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật; điều tra, giám sát, phát hiện dịch bệnh động vật; hướng dẫn khoanh vùng, xlý ổ dịch, tiêu độc khử trùng, phục hồi môi trường chăn nuôi, nuôi trồng thủy sn sau khi hết dịch bệnh;
đ) Hướng dẫn các biện pháp phòng, chng dịch bệnh động vật; hướng dn mạng lưới thú y xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là thú y cấp xã) giám sát, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các ổ dịch mới và kiểm soát các ổ dịch cũ;
e) Báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố dịch và công bố hết dịch bệnh động vật theo quy định pháp luật;
g) Phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành về kiểm lâm trực thuộc Strong việc thẩm định điều kiện vệ sinh thú y và giám sát tình hình dịch bệnh của các cơ sở nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh;
h) Giám sát hoạt động của các cá nhân, tchức hành nghề thú y trên địa bàn tỉnh và báo cáo về hoạt động hành nghề thú y theo quy định;
i) Yêu cầu cá nhân, tổ chức hành nghề thú y cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh động vật và huy động các cá nhân, tổ chức hành nghề thú y trên địa bàn tỉnh tham gia tiêm vắc xin phòng bệnh cho động vật, tham gia chng dịch bệnh động vật theo quy định;
k) Quản lý, sử dụng vật tư, hóa chất phục vụ công tác phòng, chng dịch bệnh động vật từ nguồn dự trữ quốc gia, địa phương và các nguồn khác.
9. Xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật:
a) Tham mưu, giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt dự án, chương trình, kế hoạch xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh trên địa bàn tỉnh;
b) Thực hiện trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về thú y đối với vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
10. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ; kim tra vệ sinh thú y:
a) Thực hiện việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật lưu thông trong nước; kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật vận chuyển tại các Trạm Kiểm dịch đầu mối giao thông; quản lý, giám sát động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu sau thời gian cách ly kim dịch;
b) Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam tại các cửa khu được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
c) Tổ chức thực hiện việc kim soát giết mổ động vật; qun lý, giám sát các cơ sở sơ chế, chế biến, đóng gói, bảo quản, kinh doanh sản phm động vật phục vụ tiêu dùng trong nước;
d) Kim tra vệ sinh thú y đi với sản phm động vật ở dạng tươi sng, sơ chế và chế biến lưu thông trên thị trường; thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc từ động vật; chất thải động vật tại các cơ sở chăn nuôi tập trung, cách ly kiểm dịch, thu gom, giết mổ động vật và các cơ ssơ chế, chế biến, bảo quản, kinh doanh sản phẩm động vật thuộc phạm vi qun lý;
đ) Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y và cấp giấy chứng nhận vệ sinh thú y đối với vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật theo ủy quyền của Cục Thú y; các cơ sở chăn nuôi tập trung; cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống (trừ các cơ schăn nuôi do Trung ương quản lý, cơ sở giống quốc gia); cơ sở giết mđộng vật; cơ sở sơ chế, chế biến, đóng gói, bảo quản sản phm động vật phục vụ tiêu dùng trong nước; cơ sở, cửa hàng kinh doanh động vật, sản phẩm động vật ở dạng tươi sống và sơ chế; cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc từ động vật; cơ sở, khu tập trung, cách ly kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật;
e) Kim tra điều kiện vệ sinh thú y; hướng dẫn, giám sát việc thực hiện hoặc trực tiếp thực hiện việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc nơi tập trung động vật, sản phm động vật tham gia hội chợ, triển lãm, biểu diễn thể thao, nghệ thuật;
g) Hướng dẫn, giám sát việc thực hiện hoặc trực tiếp thực hiện việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc đối với các cơ sở có hoạt động liên quan đến thú y, phương tiện vận chuyển, dụng cụ chứa đng động vật, sản phẩm động vật, chất thải động vật; xử lý động vật, sản phẩm động vật không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y; xlý chất thải, phương tiện vận chuyn, các vật dụng có liên quan đến động vật, sản phẩm động vật không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y;
h) Cấp và thu hồi trang sắc phục kiểm dịch động vật; thu hồi thẻ kiểm dịch viên động vật, bin hiệu kiểm dịch động vật theo quy định;
i) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Cục Thú y thẩm định địa điểm, điều kiện vệ sinh thú y trong quá trình xây dựng cơ sở giết mđộng vật, sơ chế, chế biến, đóng gói, bảo quản sản phẩm động vật phục vụ xuất khẩu; cơ sở, khu cách ly kiểm dịch động vật xuất, nhập khẩu.
11. Quản lý thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất (sau đây gọi là thuốc thú y) dùng trong thú y, trừ các sản phẩm xlý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản:
a) Quản lý việc kinh doanh, sử dụng thuốc thú y trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
b) Hướng dẫn sdụng các loại thuốc thú y đphòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh cho động vật; thông báo danh mục thuốc thú y được phép lưu hành, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng theo quy định của pháp luật;
c) Thm định điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở thử nghiệm, kho nghiệm thuốc thú y và giám sát quá trình thử nghiệm, khảo nghiệm thuốc thú y theo quy định;
d) Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y đối với cửa hàng, đại lý kinh doanh thuốc thú y trên địa bàn tỉnh;
đ) Xử lý thuốc thú y giả, kém chất lượng, cấm sử dụng, không có trong danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam, không có nhãn mác hoặc có nhãn mác nhưng không đúng theo quy định của pháp luật.
12. Quản lý phí, lệ phí; cấp, thu hồi các loại chứng nhận, chứng chỉ hành nghề thú y sau đây:
a) Tiêm phòng, xét nghiệm (bao gồm cả xét nghiệm phi lâm sàng), chẩn đoán bệnh, kê đơn, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe động vật;
b) Phẫu thuật động vật;
c) Kinh doanh thuốc thú y;
d) Các hoạt động tư vấn, dịch vụ khác có liên quan đến thú y;
đ) Cấp, thu hồi các loại giấy chứng nhận về thú y theo quy định của pháp luật;
e) Tổ chức quản lý việc thu, nộp và sử dụng phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
13. Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, chế độ, chính sách và pháp luật cho công chức, viên chức, nhân viên chăn nuôi, thú y cấp xã và các tchức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chăn nuôi, thú y trên địa bàn tỉnh.
14. Tổ chức thực hiện các dịch vụ kthuật chăn nuôi, thú y theo quy định của pháp luật.
15. Tổ chức thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế, xúc tiến thương mại về chăn nuôi, thú y theo quy định; nghiên cứu, triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về chăn nuôi, thú y; thẩm định chuyên ngành các chương trình, dự án về chăn nuôi, thú y trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
16. Thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về chăn nuôi, thú y theo quy định của pháp luật. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, lãng phí trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y.
17. Báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình sản xuất chăn nuôi, thú y theo hướng dẫn của Cục Chăn nuôi, Cục Thú y.
18. Tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính; quản lý tổ chức, biên chế, vị trí việc làm, công chức, viên chức, tài chính, tài sản và nguồn lực khác được giao theo phân cấp của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và quy định của pháp luật.
19. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định ca pháp luật và Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao.
1. Cơ cấu tổ chức:
a) Lãnh đạo Chi cục
- Lãnh đạo Chi cục gồm Chi cục trưởng và không quá 02 Phó Chi cục trưởng. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng được thực hiện theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp quản lý cán bộ, công chức hiện hành.
- Chi cục trưởng là người đứng đầu Chi cục; chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục.
- Phó Chi cục trưởng là người giúp Chi cục trưởng chỉ đạo một số mặt công tác, chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Chi cục trưởng vắng mặt, một Phó Chi cục trưởng được Chi cục trưởng ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Chi cục.
b) Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ gồm 5 phòng:
- Phòng Hành chính, tổng hợp;
- Phòng thanh tra, pháp chế;
- Phòng quản lý giống và kỹ thuật chăn nuôi;
- Phòng quản lý thuốc và thức ăn chăn nuôi;
- Phòng quản lý dịch bệnh.
c) Các đơn vị trực thuộc Chi cục:
- Các trạm Chăn nuôi và Thú y huyện, thành phố, thị xã gồm: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Đô Lương, Anh Sơn, Tân Kỳ, Thanh Chương, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Yên Thành, thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, thị xã Thái Hòa, thị xã Hoàng Mai.
- Trạm kiểm dịch động vật: Trạm kiểm dịch động vật Bắc Nghệ An và Trạm kiểm dịch động vật cửa khẩu Nậm Cắn.
2. Biên chế, số lượng người làm việc.
a) Biên chế, số lượng người làm việc của Chi cục Chăn nuôi và Thú y được UBND tỉnh giao theo kế hoạch hàng năm, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, cơ cấu, chức danh vị trí việc làm theo quy định, định mức biên chế do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và nằm trong tổng biên chế, slượng người làm việc của tỉnh được cấp có thẩm quyền giao.
b) Việc quản lý, tuyển dụng, btrí, sử dụng, khen thưng, kỷ luật và các chế độ chính sách khác đối với công chức, viên chức của Chi cục thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý hiện hành.
1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị:
Cơ sở vật chất, trang thiết bị của Chi cục khi tổ chức lại được xử lý, gii quyết theo quy định của pháp luật hiện hành và tình hình thực tế của chi cục khi tổ chức lại;
2. Qun lý Tài chính:
Việc quản lý thu, chi, phân bổ, thanh, quyết toán, báo cáo tài chính... của Chi cục thực hiện theo quy định ca pháp luật và phân cấp quản lý tài chính hiện hành.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nội vụ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
 

Nơi nhận:
- Như điều 6;
- Các Bộ: Nông nghiệp- PTNT, Nội vụ;
- Cục Chăn nuôi; Cục Th
ú Y- Bộ NN- PTNT;
- Cục Kiểm tra VBQPPL-B
Tư pháp;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND t
nh;
- Chủ tịch, các PCT UBND t
nh;
- Các PVP UBND t
nh;
- Trung tâm Công báo;
- Lưu: VT
, TH (Tg).
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Xuân Đường
 
 
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi