Quyết định 247/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam thí điểm mô hình Hội đồng quản trị ký hợp đồng thuê Tổng giám đốc điều hành
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 247/2005/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 247/2005/QĐ-TTg | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 06/10/2005 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Cơ cấu tổ chức |
TÓM TẮT VĂN BẢN
* Điều lệ Tổng công ty - Ngày 06/10/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 247/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam thí điểm mô hình Hội đồng quản trị ký hợp đồng thuê Tổng giám đốc điều hành. Theo đó, Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam hoạt động thí điểm theo mô hình công ty mẹ - công ty con nhằm mục tiêu đổi mới tổ chức sản xuất, kinh doanh, tạo điều kiện liên kết và phát huy năng lực các doanh nghiệp thành viên để phát triển ngành công nghiệp tàu thuỷ, thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung vốn, từng bước hình thành Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ của Nhà nước, kinh doanh đa ngành, trong đó ngành sản xuất, kinh doanh chính là đóng mới và sửa chữa tàu thuỷ, tạo mối quan hệ chặt chẽ và xác định rõ quyền lợi, trách nhiệm về sản phẩm, vốn và lợi ích kinh tế giữa các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, cung cấp tốt hơn các dịch vụ thông tin, tiếp thị, tiêu thụ, cung ứng, nghiên cứu, đào tạo cho các đơn vị tham gia liên kết, nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh của Tổng công ty trên thị trường... Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Xem chi tiết Quyết định 247/2005/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 247/2005/QĐ-TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ
247/2005/QĐ-TTG
NGÀY 06 THÁNG 10 NĂM 2005 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU
LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG
CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
VIỆT NAM THÍ ĐIỂM MÔ HÌNH HỘI ĐỒNG QUẢN
TRỊ
KÝ HỢP ĐỒNG THUÊ TỔNG GIÁM ĐỐC ĐIỀU
HÀNH
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ
Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề
nghị của Chủ tịch Hội đồng quản
trị Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều
1. Phê duyệt Điều lệ tổ chức
và hoạt động của Tổng công ty Công nghiệp
tàu thuỷ Việt
Điều
2. Hội đồng quản trị Tổng công
ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt
Điều
3. Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát
triển doanh nghiệp, Bộ Nội vụ theo dõi thực
hiện thí điểm, sơ kết, báo cáo Thủ
tướng Chính phủ.
Điều
4. Quyết định này có hiệu lực sau 15
ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Bộ trưởng các Bộ: Nội vụ,
Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải,
Tài chính, Thủ trưởng các cơ quan liên quan và Hội
đồng quản trị Tổng công ty Công nghiệp tàu
thuỷ Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này.
kt.
thủ tướng
phó thủ tướng
(đã
ký)
Nguyễn
Tấn Dũng
ĐIỀU LỆ
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
TỔNG CÔNG TY
CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY VIỆT NAM THÍ ĐIỂM MÔ HÌNH HỘI
ĐỒNG QUẢN TRỊ KÝ HỢP ĐỒNG THUÊ
TỔNG GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều
1. Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt
Nam (sau đây được gọi tắt là Tổng công
ty) hoạt động thí điểm theo mô hình công ty
mẹ - công ty con theo Quyết định số
60/2003/QĐ-TTg ngày 18 tháng 4 năm 2003 của Thủ
tướng Chính phủ nhằm mục tiêu đổi mới
tổ chức sản xuất, kinh doanh, tạo điều
kiện liên kết và phát huy năng lực các doanh
nghiệp thành viên để phát triển ngành công nghiệp
tàu thuỷ, thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung
vốn, từng bước hình thành Tập đoàn Công
nghiệp tàu thuỷ của Nhà nước, kinh doanh đa
ngành, trong đó ngành sản xuất, kinh doanh chính là đóng
mới và sửa chữa tàu thuỷ; tạo mối quan hệ
chặt chẽ và xác định rõ quyền lợi, trách
nhiệm về sản phẩm, vốn và lợi ích kinh
tế giữa các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân; cung
cấp tốt hơn các dịch vụ thông tin, tiếp
thị, tiêu thụ, cung ứng, nghiên cứu, đào tạo
cho các đơn vị tham gia liên kết, nâng cao uy tín và
khả năng cạnh tranh của Tổng công ty trên
thị trường.
Điều
2. Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt
Nam là doanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng
Chính phủ quyết định thành lập
được tổ chức và hoạt động theo quy
định của pháp luật và Điều lệ này;
Tổng công ty (công ty mẹ) và các công ty con gắn kết
với nhau chủ yếu thông qua mối quan hệ về
vốn, lợi ích kinh tế, chiến lược kinh doanh,
sản phẩm, thị trường, thương hiệu,
khoa học công nghệ và đào tạo phát triển
nguồn nhân lực.
1. Công ty mẹ bao gồm cơ quan Tổng
công ty và một số đơn vị hạch toán phụ
thuộc (có danh sách kèm theo tại Phụ lục số 1)
giữ vai trò trực tiếp thực hiện các hoạt
động sản xuất kinh doanh và đầu tư
vốn; chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển
vốn nhà nước giao, toàn quyền điều hoà
phần vốn nhà nước tại các công ty con theo
Điều lệ này. Tổng công ty là doanh nghiệp nhà
nước có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt
- Tên tiếng Việt: Tổng công ty Công
nghiệp tàu thuỷ Việt
- Tên tiếng Anh: VIET NAM SHIPBUILDING INDUSTRY
CORPORATION;
- Tên viết tắt bằng tiếng Anh: VINASHIN
- Biểu tượng:
VINASHIN
2. Các công ty con và
đơn vị thành viên của Tổng công ty
được tổ chức dưới các loại hình
sau đây:
a) Các công ty con do Tổng công ty đầu
tư toàn bộ vốn điều lệ:
- Các công ty thành viên hạch toán độc
lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước,
các quy định pháp luật Nhà nước có liên quan và
Điều lệ này;
- Các công ty trách nhiệm hữu hạn nhà
nước một thành viên, được tổ chức
và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;
- Các công ty do Tổng công ty đầu tư
toàn bộ vốn điều lệ được thành
lập ở nước ngoài, tổ chức và hoạt
động theo pháp luật nước sở tại và
Điều lệ này.
b) Các công ty con do Tổng công ty nắm giữ
cổ phần, vốn góp chi phối:
- Các công ty cổ phần hoạt động
theo Luật Doanh nghiệp;
- Các công ty trách nhiệm hữu hạn từ
hai thành viên trở lên hoạt động theo Luật Doanh
nghiệp;
- Các công ty liên doanh, trong đó Tổng công ty
là đối tác giữ quyền chi phối, hoạt
động theo Luật Đầu tư nước ngoài
tại Việt
- Các công ty do Tổng công ty giữ cổ
phần, vốn góp chi phối được thành lập
ở nước ngoài, tổ chức và hoạt
động theo pháp luật nước sở tại và
Điều lệ này.
c) Các công ty cổ phần và các công ty liên
doanh, trong đó Tổng công ty có cổ phần, vốn góp
không chi phối (công ty liên kết).
d) Các đơn vị sự nghiệp có thu.
(Danh sách cụ thể tại Phụ lục
số 2 kèm theo).
Các công ty con và đơn vị thành viên
đều có tư cách pháp nhân theo pháp luật; có tên riêng, có
trụ sở, có tài khoản tại các ngân hàng và Kho bạc
Nhà nước. Các công ty con và đơn vị thành viên
được tổ chức và hoạt động theo các
luật tương ứng phù hợp với từng
loại hình doanh nghiệp, theo Điều lệ này và
Điều lệ riêng của từng công ty, từng
đơn vị thành viên.
Điều
3. Ngành, nghề kinh doanh - phạm vi hoạt
động
Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ
Việt
Điều
4. Tổng công ty được quản lý
bởi Hội đồng quản trị và
được điều hành bởi Tổng giám
đốc.
Điều
5. Tổ chức Đảng cộng sản
Việt
Các tổ chức đoàn thể chính trị
- xã hội khác hoạt động theo quy định
của pháp luật Nhà nước.
Tổng công ty có trách nhiệm tạo
điều kiện thuận lợi để tổ
chức Đảng, Công đoàn và các đoàn thể chính
trị - xã hội khác hoạt động theo quy
định của pháp luật.
CHƯƠNG II
NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA TỔNG CÔNG TY
MỤC 1
NGHĨA VỤ CỦA TỔNG CÔNG TY
Điều
6. Tổng công ty có nhiệm vụ quản lý
hoạt động kinh doanh như sau:
1. Đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng
ngành, nghề đã đăng ký; chịu trách nhiệm
trước Nhà nước về kết quả hoạt
động kinh doanh và trước khách hàng về chất
lượng sản phẩm, dịch vụ theo quy
định của pháp luật.
2. Xây dựng và tổ chức thực
hiện chiến lược kinh doanh, kế hoạch 5
năm và hàng năm của Tổng công ty phù hợp với
nhu cầu của thị trường và quy hoạch
của Nhà nước.
3. Ký kết và tổ chức thực hiện
các hợp đồng kinh tế với các đối tác
trong và ngoài nước.
4. Đổi mới, hiện đại hoá
công nghệ, phương thức tổ chức quản lý,
nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và khả
năng cạnh tranh.
5. Thực hiện nghĩa vụ, quyền và
lợi ích hợp pháp của người lao động
theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện quy định của Nhà
nước về bảo vệ tài nguyên môi trường,
quốc phòng và an ninh.
7. Thực hiện chế độ báo cáo
thống kê, kế toán theo quy định của Nhà
nước.
8. Chịu sự kiểm tra, giám sát của
Nhà nước theo quy định của pháp luật.
9. Nghiên cứu, đề xuất với Nhà
nước các cơ chế, chính sách phát triển ngành.
Điều
7. Tổng công ty có các nghĩa vụ tài chính
như sau:
1. Nhận và sử dụng có hiệu
quả, bảo toàn, phát triển vốn Nhà nước
đầu tư vào Tổng công ty; nhận và sử
dụng có hiệu quả tài nguyên, đất đai, vùng
nước và các nguồn lực khác để thực
hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh.
2. Thực hiện các khoản nợ phải
thu, phải trả ghi trong bảng cân đối tài
sản.
3. Trả các khoản tín dụng quốc
tế theo Hiệp định Chính phủ; các khoản tín
dụng do Tổng công ty trực tiếp vay hoặc các
khoản tín dụng đã được Tổng công ty
bảo lãnh cho các công ty con, khi các công ty con không có khả
năng trả.
4. Công khai báo cáo tài chính hàng năm để
đánh giá trung thực và khách quan về hoạt
động của Tổng công ty.
5. Đăng ký thuế, kê khai thuế và
thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy
định của pháp luật. Trường hợp tài
sản do Tổng công ty điều động giữa các
công ty con 100% vốn nhà nước do Tổng công ty làm
đại diện chủ sở hữu theo hình thức ghi
tăng, ghi giảm vốn thì không phải nộp lệ phí
trước bạ.
MỤC 2
QUYỂN CỦA TỔNG CÔNG TY
Điều
8. Tổng công ty có quyền về vốn và tài
sản như sau:
1. Được Chính phủ ủy quyền
thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng,
định đoạt vốn và tài sản Nhà nước
tại Tổng công ty; thực hiện các quyền và
lợi ích hợp pháp khác từ tài sản của Tổng
công ty.
2. Chuyển nhượng, cho thuê, thế
chấp, cầm cố tài sản theo quy định của
pháp luật.
3. Thay đổi cơ cấu tài sản
để phát triển kinh doanh.
4. Quyết định tỷ lệ góp
vốn vào các công ty cổ phần.
5. Nhà nước không điều chuyển
vốn và tài sản tại Tổng công ty theo phương
thức không thanh toán, trừ trường hợp có
quyết định tổ chức lại.
Điều
9. Tổng công ty có quyền tổ chức
quản lý, tổ chức kinh doanh như sau:
1. Tổ chức bộ máy, tổ chức
quản lý, tổ chức kinh doanh phù hợp với mục
tiêu, nhiệm vụ Nhà nước giao; được thành
lập các công ty con hoạt động theo mô hình công ty
mẹ - công ty con do Tổng công ty sở hữu toàn bộ
vốn điều lệ hoặc có cổ phần chi
phối.
2. Đổi mới khoa học công nghệ.
3. Thực hiện các hoạt động
đầu tư theo quy định của pháp luật; liên
doanh, liên kết, góp vốn vào doanh nghiệp khác; quyết
định thuê, mua, bán một phần hoặc toàn bộ
một doanh nghiệp khác ở trong và ngoài nước.
4. Đặt chi nhánh, văn phòng đại
diện của Tổng công ty ở trong nước và
nước ngoài theo quy định của pháp luật.
5. Kinh doanh những ngành, nghề phù hợp
theo định hướng, mục tiêu và quy hoạch
chiến lược do Nhà nước xác định;
mở rộng quy mô kinh doanh theo năng lực và theo nhu
cầu của thị trường; kinh doanh những ngành,
nghề khác mà pháp luật không cấm.
6. Lựa chọn thị trường,
tổ chức phân công, phối hợp, hiệp tác và
bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp thành
viên; xuất khẩu, nhập khẩu vật tư,
thiết bị và sản phẩm theo quy định của
Nhà nước.
7. Quyết định khung giá hoặc giá mua,
giá bán sản phẩm và dịch vụ chủ yếu,
thống nhất giá xuất khẩu tối thiểu, giá
nhập khẩu tối đa, trừ những sản
phẩm và dịch vụ do Nhà nước định giá.
8. Xây dựng và áp dụng các định
mức lao động, vật tư, đơn giá tiền
lương và chi phí khác nhằm không ngừng nâng cao
hiệu quả kinh doanh.
9. Được bảo hộ về
quyền sở hữu công nghiệp, bao gồm các sáng
chế, giải pháp hữu hiệu, nhãn hiệu sản
phẩm, kiểu dáng công nghiệp, tên gọi, xuất
xứ hàng hoá theo các quy định của pháp luật.
10. Được mời và tiếp
đối tác kinh doanh nước ngoài; quyết
định cử đại diện, cán bộ, nhân viên ra
nước ngoài công tác, học tập, tham quan khảo sát;
đối với Chủ tịch Hội đồng
quản trị phải được Thủ tướng
Chính phủ cho phép. Các thành viên khác của Hội
đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó
Tổng giám đốc, Chủ tịch và Giám đốc các
công ty con và các chức danh khác ra nước ngoài do Chủ
tịch Hội đồng quản trị quyết
định hoặc do Tổng giám đốc quyết
định theo phân cấp, uỷ quyền của Chủ
tịch Hội đồng quản trị.
11. Phân cấp việc tuyển chọn, thuê
mướn, bố trí sử dụng, xuất khẩu và
đào tạo lao động, lựa chọn các hình
thức trả lương, thưởng và có các quyền
khác của người sử dụng lao động theo
quy định của Bộ luật Lao động;
quyết định mức lương, thưởng cho
người lao động trên cơ sở năng
suất, chất lượng và hiệu quả kinh doanh.
12. Có quyền khước từ việc
thanh tra, kiểm tra không theo đúng quy định của
pháp luật.
Điều
10. Tổng công ty có quyền quản lý tài chính
như sau:
1. Được sử dụng vốn và các
quỹ của Tổng công ty để phục vụ
kịp thời các nhu cầu kinh doanh theo nguyên tắc
bảo toàn, có hiệu quả.
2. Tự huy động vốn để
hoạt động kinh doanh; được phát hành trái
phiếu; được thế chấp giá trị
quyền sử dụng đất, tài sản hữu hình và
vô hình thuộc quyền quản lý của Tổng công ty
tại các ngân hàng để vay vốn kinh doanh.
3. Quyết định trích khấu hao cơ
bản theo nguyên tắc mức trích tối thiểu
phải bảo đảm bù đắp hao mòn hữu hình và
vô hình, không thấp hơn mức trích khấu hao tối
thiểu do Nhà nước quy định; có thể tự
quyết định tăng tỷ lệ trích khấu hao
để thu hồi vốn nhanh nhưng phải bảo
đảm hiệu quả kinh tế; được
quyền sử dụng phần vốn của Nhà
nước thu về do cổ phần hoá, nhượng bán,
cho thuê, thanh lý một công ty con hoặc công ty liên kết.
4. Được sử dụng lợi
nhuận còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa
vụ đối với Nhà nước để lập
các quỹ theo quy định hiện hành và chia cho
người lao động theo cống hiến của
mỗi người vào kết quả kinh doanh trong năm.
5. Được hưởng các chế
độ trợ cấp, trợ giá hoặc các chế
độ ưu đãi khác của Nhà nước khi
thực hiện các nhiệm vụ cung ứng sản
phẩm, dịch vụ phục vụ quốc phòng an ninh,
phòng chống thiên tai, hoạt động công ích, nghiên
cứu, đào tạo ... hoặc theo chính sách giá của Nhà
nước mà không bù đắp đủ chi phí sản
xuất sản phẩm, dịch vụ này của Tổng
công ty.
6. Được hưởng các chế
độ ưu đãi đầu tư hoặc tái
đầu tư theo quy định của Nhà nước.
7. Được hưởng các chế
độ ưu đãi khác theo quyết định của
Thủ tướng Chính phủ nhằm phát triển ngành
công nghiệp tàu thuỷ quốc gia.
8. Có quyền từ chối và tố cáo
mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không
được pháp luật quy định của bất
kỳ cá nhân hay tổ chức nào, trừ những khoản
tự nguyện đóng góp vì mục đích nhân đạo
và công ích.
CHƯƠNG III
TỔ CHỨC QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH TỔNG CÔNG TY
Điều
11. Cơ cấu tổ chức quản lý và
điều hành của Tổng công ty bao gồm Hội
đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng giám
đốc, các Phó Tổng giám đốc, Kế toán
trưởng và bộ máy giúp việc.
MỤC 1
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Điều
12. Hội đồng quản trị Tổng
công ty thực hiện chức năng đại diện
trực tiếp chủ sở hữu Nhà nước
tại Tổng công ty, chịu trách nhiệm trước
Thủ tướng Chính phủ, trước pháp luật
về sự phát triển của toàn Tổng công ty theo
định hướng, mục tiêu và quy hoạch chiến
lược đã được Nhà nước xác
định.
Điều
13. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Hội đồng quản trị
1. Nhận quản lý và sử dụng có
hiệu quả vốn, đất đai, tài nguyên và các
nguồn lực khác do chủ sở hữu Nhà nước
đầu tư cho Tổng công ty.
2. Quyết định chiến lược,
kế hoạch dài hạn, ngành, nghề kinh doanh của
Tổng công ty sau khi được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt.
3. Quyết định các vấn đề
sau:
a) Kế hoạch kinh doanh hàng năm của
Tổng công ty; chiến lược, kế hoạch dài
hạn, kế hoạch kinh doanh hàng năm, ngành, nghề
kinh doanh của công ty thành viên
hạch toán phụ thuộc, công ty thành viên hạch toán
độc lập, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà
nước một thành viên do Tổng công ty sở hữu
toàn bộ vốn điều lệ và các đơn vị
sự nghiệp có thu; phương án phối hợp kinh
doanh của các đơn vị thành viên do Tổng công ty
sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc
có cổ phần, vốn góp chi phối;
b) Quyết định sử dụng vốn
của Tổng công ty để đầu tư thành
lập đơn vị thành viên do Tổng công ty sở
hữu toàn bộ vốn điều lệ và các dự án
đầu tư, mua cổ phần, góp vốn vào doanh
nghiệp khác, bán tài sản của Tổng công ty nhưng
không vượt quá mức vốn đầu tư
thuộc thẩm quyền quyết định của
Hội đồng quản trị quy định tại
điểm b khoản 2, Điều 30 Luật Doanh
nghiệp nhà nước và quy định của pháp
luật có liên quan; tổ chức lại, giải thể,
chuyển đổi sở hữu đối với các
công ty thành viên hạch toán độc lập của
Tổng công ty và công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước
một thành viên do Tổng công ty sở hữu toàn bộ
vốn điều lệ có mức vốn không vượt
quá mức quy định cho Hội đồng quản trị
trong đầu tư thành lập doanh nghiệp theo quy
định của pháp luật; tiếp nhận doanh
nghiệp tự nguyện tham gia làm thành viên của Tổng
công ty theo quy định của pháp luật; các hợp
đồng vay, cho vay, thuê, cho thuê và hợp đồng kinh
tế khác vượt quá mức vốn điều lệ
của Tổng công ty và của công ty con do Tổng công ty
sở hữu toàn bộ vốn điều lệ;
c) Quyết định điều chỉnh
vốn điều lệ của công ty trách nhiệm
hữu hạn nhà nước một thành viên bằng cách
tăng, giảm vốn của Tổng công ty ở doanh
nghiệp này; chuyển nhượng một phần
hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty
trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên
cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định tại
Điều 48 của Luật Doanh nghiệp;
d) Quyết định cơ cấu quản
lý, tổ chức sản xuất, kinh doanh của công ty
mẹ, các công ty thành viên do Tổng công ty sở hữu toàn
bộ vốn điều lệ và các đơn vị
sự nghiệp có thu; thành lập chi nhánh, văn phòng
đại diện của Tổng công ty và của
đơn vị thành viên, công ty con của Tổng công ty;
phê duyệt ban hành Điều lệ tổ chức
hoạt động của công ty thành viên do Tổng công ty
sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, Quy
chế tổ chức hoạt động của công ty
thành viên hạch toán phụ thuộc và đơn vị sự
nghiệp; trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
chuẩn y Điều lệ tổ chức hoạt
động của công ty tài chính;
đ) Quyết định việc tuyển
chọn, ký hợp đồng, chấm dứt hợp
đồng, khen thưởng, kỷ luật theo Quy chế
và quyết định mức lương đối
với Tổng giám đốc Tổng công ty; bổ
nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ
luật và quyết định mức lương
đối với: Phó Tổng giám đốc, Kế toán
trưởng, Trưởng phó ban trong bộ máy giúp việc
Tổng công ty; bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen
thưởng, kỷ luật và quyết định mức
lương đối với: Chủ tịch công ty trách
nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, Giám
đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng công
ty thành viên do Tổng công ty sở hữu toàn bộ vốn
điều lệ và đơn vị sự nghiệp có
thu; các chức danh cán bộ khác theo quy chế phân cấp
quản lý tổ chức cán bộ - lao động của
Tổng công ty;
e) Quyết định cử người
đại diện phần vốn góp của Tổng công ty
ở doanh nghiệp khác;
g) Thực hiện quyền hạn, nghĩa
vụ của chủ sở hữu đối với các
công ty mà Tổng công ty có vốn đầu tư;
h) Quyết định phương án huy
động vốn kinh doanh; phương án chuyển
nhượng thanh lý tài sản;
i) Duyệt báo cáo tài chính hàng năm của
công ty mẹ, công ty thành viên hạch toán độc lập,
công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một
thành viên, đơn vị sự nghiệp, công ty thành viên
hạch toán phụ thuộc Tổng công ty và báo cáo tài chính
hợp nhất của toàn Tổng công ty; phê duyệt
phương án sử dụng lợi nhuận sau thuế
hoặc xử lý các khoản lỗ trong quá trình kinh doanh của công ty mẹ, công ty thành
viên hạch toán độc lập, công ty trách nhiệm
hữu hạn nhà nước một thành viên, đơn vị
sự nghiệp, công ty thành viên hạch toán phụ thuộc
Tổng công ty theo đề nghị của Tổng giám
đốc;
k) Kiểm tra, giám sát Tổng giám đốc
Tổng công ty, Chủ tịch và Giám đốc công ty trách
nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, Giám
đốc các công ty thành viên hạch toán độc lập,
đơn vị sự nghiệp, công ty thành viên hạch
toán phụ thuộc Tổng công ty và người
đại diện phần vốn góp của Tổng công ty
ở doanh nghiệp khác trong việc thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ theo quy định của
Luật Doanh nghiệp nhà nước và Điều lệ
này.
4. Kiến nghị người quyết
định thành lập Tổng công ty.
a) Phê duyệt Điều lệ và sửa
đổi Điều lệ Tổng công ty;
b) Phê duyệt chiến lược, kế
hoạch dài hạn và ngành, nghề kinh doanh của Tổng
công ty;
c) Quyết định hoặc ủy
quyền cho Hội đồng quản trị Tổng công
ty quyết định các dự án đầu tư, mua
cổ phần của các công ty khác, bán tài sản của
Tổng công ty có giá trị không quá tổng giá trị tài
sản còn lại trên sổ kế toán của Tổng công
ty; các dự án góp vốn, tài sản mua vào liên doanh với
các chủ đầu tư nước ngoài, dự án đầu
tư của Tổng công ty ra nước ngoài có vốn pháp
định không vượt quá 20 triệu đô la Mỹ;
d) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen
thưởng, kỷ luật các thành viên Hội đồng
quản trị;
đ) Quyết định hoặc ủy
quyền cho Hội đồng quản trị Tổng công
ty quyết định sử dụng vốn của
Tổng công ty để đầu tư thành lập
đơn vị thành viên do Tổng công ty sở hữu toàn
bộ vốn điều lệ vượt quá mức
vốn đầu tư thuộc thẩm quyền quyết
định của Hội đồng quản trị quy
định tại điểm b khoản 2, Điều 30
Luật Doanh nghiệp nhà nước và quy định
của pháp luật có liên quan; kiến nghị người
thành lập Tổng công ty quyết định việc
giải thể, chuyển đổi sở hữu
đối với các đơn vị này.
5. Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy
định của pháp luật và Điều lệ này.
Điều
14. Tiêu chuẩn và điều kiện thành viên
Hội đồng quản trị
Áp dụng theo quy định Điều 31
Luật Doanh nghiệp nhà nước, thành viên Hội
đồng quản trị phải đáp ứng
đủ các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
1. Là công dân Việt
2. Có trình độ đại học trở
lên, có năng lực quản lý và kinh doanh, Chủ tịch
Hội đồng quản trị phải có kinh nghiệm
ít nhất ba năm quản lý điều hành doanh nghiệp
thuộc ngành, nghề kinh doanh chính của Tổng công ty.
3. Có sức khoẻ, phẩm chất
đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết,
hiểu biết và có ý thức chấp hành pháp luật.
4. Không thuộc đối tượng
bị cấm đảm nhiệm chức vụ quản
lý, điều hành doanh nghiệp theo quy định của
pháp luật.
Điều
15. Cơ cấu thành viên, bổ nhiệm,
miễn nhiệm, thay thế thành viên Hội đồng
quản trị
1. Hội đồng quản trị gồm
Chủ tịch Hội đồng quản trị và các
thành viên Hội đồng quản trị. Hội
đồng quản trị có thành viên chuyên trách và thành viên
không chuyên trách. Tổng giám đốc có thể là thành viên
Hội đồng quản trị. Số lượng thành
viên Hội đồng quản trị gồm 7
người.
2. Chủ tịch Hội đồng quản
trị và các thành viên Hội đồng quản trị do
Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ
nhiệm, miễn nhiệm hoặc thay thế, khen
thưởng, kỷ luật và quyết định mức
lương. Nhiệm kỳ của thành viên Hội
đồng quản trị không quá 5 năm. Thành viên Hội
đồng quản trị có thể được bổ
nhiệm lại.
3. Thành viên Hội đồng quản trị
bị miễn nhiệm trong những trường hợp
quy định tại khoản 3 Điều 32 Luật Doanh
nghiệp nhà nước.
4. Thành viên Hội đồng quản trị
được thay thế trong những trường
hợp sau đây:
a) Xin từ chức;
b) Khi có quyết định điều
chuyển hoặc bố trí công việc khác.
Điều
16. Chủ tịch Hội đồng quản
trị
1. Chủ tịch Hội đồng quản
trị là người đại diện theo pháp luật.
Chủ tịch Hội đồng quản trị có
quyền thay mặt Hội đồng quản trị, nhân
danh Tổng công ty để quyết định mọi vấn
đề liên quan đến việc xác định và
thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và quyền
lợi của Tổng công ty, chịu trách nhiệm
trước Thủ tướng Chính phủ, trước
pháp luật và trước Hội đồng quản
trị về các vấn đề đã quyết
định.
2. Chủ tịch Hội đồng quản
trị có quyền hạn và nhiệm vụ sau đây:
a) Thay mặt Hội đồng quản
trị ký nhận vốn, đất đai, tài nguyên và các
nguồn lực khác do Nhà nước đầu tư
hoặc giao cho Tổng công ty; quản lý Tổng công ty theo
các nghị quyết, quyết định của Hội
đồng quản trị, Điều lệ Tổng công
ty và pháp luật Nhà nước;
b) Tổ chức nghiên cứu và xây dựng
chiến lược phát triển, kế hoạch dài
hạn, dự án đầu tư quy mô lớn,
phương án đổi mới tổ chức, bổ
nhiệm các nhân sự của Tổng công ty để trình
Hội đồng quản trị xem xét, quyết
định hoặc trình Thủ tướng Chính phủ phê
chuẩn;
c) Lập chương trình kế hoạch
hoạt động của Hội đồng quản
trị, quyết định chương trình, nội dung
họp và tài liệu phục vụ cuộc họp;
triệu tập và chủ trì các cuộc họp của
Hội đồng quản trị;
d) Thay mặt Hội đồng quản
trị phê chuẩn hoặc ký các Nghị quyết, Quyết
định của Hội đồng quản trị trên
các lĩnh vực: đầu tư phát triển, sản
xuất kinh doanh, tài chính kế toán, tổ chức nhân
sự của Tổng công ty và các đơn vị thành viên
do Tổng công ty sở hữu toàn bộ vốn
điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi
phối thuộc thẩm quyền quyết định
của Hội đồng quản trị tại khoản
2 Điều 16 Điều lệ này;
đ) Tổ chức theo dõi và giám sát việc
thực hiện các Nghị quyết, Quyết định
của Hội đồng quản trị; có quyền
đình chỉ các quyết định của Tổng giám
đốc, của Chủ tịch, Giám đốc công ty con
do Tổng công ty sở hữu toàn bộ vốn
điều lệ và đơn vị sự nghiệp trái
với các Nghị quyết, Quyết định của Hội
đồng quản trị;
e) Đề nghị Hội đồng
quản trị hoặc Thủ tướng Chính phủ
quyết định các vấn đề khác vượt
thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng
quản trị;
g) Thực hiện các quyết định
của Thủ tướng Chính phủ;
h) Báo cáo Hội đồng quản trị và
Thủ tướng Chính phủ kết quả và tình hình hoạt
động kinh doanh của Tổng công ty;
i) Các quyền khác theo quy định của
pháp luật và Điều lệ này.
Điều
17. Chế độ làm việc của Hội
đồng quản trị
1. Hội đồng quản trị làm
việc theo chế độ tập thể; họp ít
nhất một lần trong một quý để xem xét và
quyết định những vấn đề thuộc
nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Đối
với những vấn đề không yêu cầu thảo
luận thì Hội đồng quản trị có thể
lấy ý kiến các thành viên bằng văn bản. Hội
đồng quản trị có thể họp bất
thường để giải quyết những vấn đề
cấp bách của công ty do Chủ tịch Hội
đồng quản trị hoặc trên 50% tổng số
thành viên Hội đồng quản trị đề
nghị.
2. Thành viên Hội đồng quản trị
được Chủ tịch Hội đồng quản
trị ủy quyền triệu tập và chủ trì họp
Hội đồng quản trị.
3. Các cuộc họp hoặc lấy ý
kiến các thành viên của Hội đồng quản
trị hợp lệ khi có ít nhất hai phần ba tổng
số thành viên Hội đồng quản trị tham
dự. Nghị quyết, Quyết định của
Hội đồng quản trị có hiệu lực khi có
trên 50 % tổng số thành viên Hội đồng quản
trị biểu quyết tán thành; trường hợp
số phiếu ngang nhau thì bên có phiếu của Chủ
tịch Hội đồng quản trị là quyết
định. Thành viên Hội đồng quản trị có
quyền bảo lưu ý kiến của mình.
Khi bàn về nội dung công việc của
Tổng công ty có liên quan đến các vấn đề quan
trọng của Tổng giám đốc thì Hội
đồng quản trị phải mời Tổng giám
đốc dự họp; trường hợp có liên quan
tới quyền lợi và nghĩa vụ của
người lao động trong Tổng công ty phải
mời đại diện Công đoàn Tổng công ty dự
họp. Đại diện các cơ quan, tổ chức
được mời dự họp có quyền phát
biểu ý kiến nhưng không tham gia biểu quyết.
4. Nội dung các vấn đề thảo
luận, các ý kiến phát biểu, kết quả biểu
quyết, các quyết định được Hội
đồng quản trị thông qua và kết luận
tại các cuộc họp của Hội đồng
quản trị phải được ghi thành biên bản.
Chủ toạ và thư ký cuộc họp phải liên
đới chịu trách nhiệm về tính chính xác và tính
trung thực của biên bản họp Hội đồng
quản trị. Nghị quyết, quyết định
của Hội đồng quản trị có tính chất
bắt buộc thi hành đối với tất cả các
đơn vị và cá nhân trực thuộc Tổng công ty.
5. Thành viên Hội đồng quản trị
có quyền yêu cầu Tổng giám đốc, kế toán
trưởng, cán bộ quản lý trong Tổng công ty cung
cấp các thông tin, tài liệu về tình hình tài chính, hoạt
động của Tổng công ty theo quy chế thông tin
nội bộ do Hội đồng quản trị quy
định hoặc theo nghị quyết của Hội
đồng quản trị. Người được yêu
cầu cung cấp thông tin phải cung cấp kịp
thời, đầy đủ, trung thực và chính xác các
thông tin, tài liệu theo yêu cầu của thành viên Hội
đồng quản trị, trừ trường hợp
Hội đồng quản trị có quyết định
khác.
6. Chi phí hoạt động của Hội
đồng quản trị, kể cả tiền
lương, phụ cấp và thù lao, được tính vào
chi phí quản lý doanh nghiệp của Tổng công ty.
Điều
18. Chế độ lương, phụ cấp,
thưởng của thành viên chuyên trách và thành viên không chuyên
trách Hội đồng quản trị
1. Chế độ lương,
thưởng, phụ cấp trách nhiệm của thành viên
Hội đồng quản trị theo quy định Nhà
nước.
2. Các thành viên chuyên trách Hội đồng
quản trị hưởng chế độ lương
theo năm và tiền thưởng tương ứng
với kết quả và hiệu quả sản xuất,
kinh doanh của Tổng công ty.
Chế độ thanh toán, quyết toán
tiền lương, tiền thưởng đối
với các thành viên chuyên trách của Hội đồng
quản trị như đối với Giám đốc công
ty nhà nước quy định tại khoản 10
Điều 26 của Luật Doanh nghiệp nhà nước
2003.
3. Các thành viên không chuyên trách của Hội
đồng quản trị hưởng phụ cấp trách
nhiệm và chế độ tiền thưởng theo
cơ chế như đối với các thành viên chuyên trách.
Điều
19. Điều kiện tham gia quản lý công ty
khác của Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội
đồng quản trị, Tổng giám đốc
1. Chủ tịch Hội đồng quản
trị, thành viên Hội đồng quản trị và
Tổng giám đốc chỉ được giữ các
chức danh quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn,
công ty cổ phần, công ty có vốn đầu tư
nước ngoài khi được Tổng công ty, tổ
chức nhà nước có thẩm quyền giới thiệu
ứng cử vào các chức danh quản lý hoặc cử
làm đại diện của Tổng công ty đối
với phần góp vốn vào các doanh nghiệp đó.
2. Vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con,
anh, chị, em ruột của Chủ tịch Hội
đồng quản trị, thành viên Hội đồng
quản trị, Tổng giám đốc Tổng công ty không
được giữ chức danh Kế toán trưởng,
thủ quỹ tại cùng Tổng công ty. Hợp
đồng kinh tế, lao động, dân sự của
Tổng công ty ký kết với thành viên Hội đồng
quản trị, Tổng giám đốc, với vợ
hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột
của thành viên Hội đồng quản trị, Tổng
giám đốc phải được thông báo cho
người bổ nhiệm thành viên Hội đồng
quản trị, người ký hợp đồng thuê
Tổng giám đốc biết; trường hợp
người bổ nhiệm thành viên Hội đồng
quản trị, người ký hợp đồng thuê
Tổng giám đốc phát hiện hợp đồng có
mục đích tư lợi mà hợp đồng chưa
được ký kết thì có quyền yêu cầu thành viên
Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc
không được ký kết hợp đồng đó;
nếu hợp đồng đã được ký kết
thì bị coi là vô hiệu, thành viên Hội đồng
quản trị, Tổng giám đốc phải bồi
thường thiệt hại cho Tổng công ty và bị
xử lý theo quy định của pháp luật.
MỤC 2
BAN KIỂM SOÁT
Điều
20. Hội đồng quản trị thành
lập Ban Kiểm soát để giúp Hội đồng
quản trị kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác và
trung thực trong quản lý, điều hành hoạt
động kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán, báo cáo tài
chính và việc chấp hành Điều lệ Tổng công
ty, Nghị quyết, Quyết định của Hội
đồng quản trị, Quyết định của
Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Điều
21. Nhiệm vụ, quyền hạn, trách
nhiệm của Ban Kiểm soát
Ban Kiểm soát có những quyền và
nhiệm vụ chủ yếu sau:
1. Thực hiện nhiệm vụ do Hội
đồng quản trị giao về việc kiểm tra,
giám sát hoạt động quản lý điều hành
của Chủ tịch Hội đồng quản trị,
Tổng giám đốc, bộ máy giúp việc Tổng công ty
và các đơn vị thành viên, công ty con của Tổng công
ty trong hoạt động tài chính, chấp hành pháp luật,
Điều lệ, Quy chế tài chính Tổng công ty, các
Nghị quyết và Quyết định của Hội
đồng quản trị.
2. Báo cáo Hội đồng quản trị
theo định kỳ hàng quý, hàng năm và theo vụ
việc về kết quả kiểm tra, giám sát của
mình; kịp thời phát hiện và báo cáo ngay Hội
đồng quản trị về những hoạt
động không bình thường, có dấu hiệu
phạm pháp trong toàn Tổng công ty.
3. Không được tiết lộ kết
quả kiểm tra, giám sát khi chưa được Hội
đồng quản trị cho phép; phải chịu trách
nhiệm trước Hội đồng quản trị và
pháp luật nếu cố ý hoặc bao che những hành vi
phạm pháp.
Điều 22.
1. Ban Kiểm soát có 5 thành viên, trong đó có
một thành viên Hội đồng quản trị làm
Trưởng ban theo sự phân công của Hội
đồng quản trị và 4 thành viên khác do Hội
đồng quản trị quyết định bổ
nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ
luật, trong đó ít nhất có một thành viên là chuyên viên
tài chính kế toán, một thành viên do Đại hội công
nhân viên chức Tổng công ty giới thiệu.
2. Chi phí hoạt động, kể cả
tiền lương và điều kiện làm việc
của Ban Kiểm soát do Tổng công ty bảo đảm.
Điều
23. Thành viên Ban Kiểm soát phải có các tiêu
chuẩn và điều kiện sau đây:
1. Thường trú tại Việt
2. Có sức khoẻ, phẩm chất
đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết, có
ý thức chấp hành pháp luật.
3. Có trình độ về chuyên môn nghiệp
vụ kinh tế, tài chính - kế toán, kiểm toán.
4. Thành viên Ban Kiểm soát làm việc theo
chế độ chuyên trách không đồng thời
đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo trong
bộ máy nhà nước.
5. Vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con,
anh, chị, em ruột của thành viên Ban Kiểm soát không
được giữ chức danh thành viên Hội
đồng quản trị, Tổng giám đốc, kế
toán trưởng, thủ quỹ tại cùng Tổng công ty.
MỤC 3
TỔNG GIÁM ĐỐC VÀ BỘ MÁY GIÚP VIỆC
Điều
24. Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám
đốc, kế toán trưởng và bộ máy giúp việc
1. Tổng giám đốc.
a) Tổng giám đốc điều hành do
Hội đồng quản trị Tổng công ty tuyển
chọn, ký hợp đồng và chấm dứt hợp
đồng theo "Quy chế Hội đồng quản
trị ký hợp đồng thuê Tổng giám đốc
điều hành";
Tổng giám đốc điều hành
thực hiện chức trách điều hành hoạt
động hàng ngày của Tổng công ty theo nội dung
hợp đồng Hội đồng quản trị ký
hợp đồng thuê Tổng giám đốc điều
hành; chịu trách nhiệm trước Hội đồng
quản trị, trước Chủ tịch Hội
đồng quản trị và trước pháp luật
về thực hiện các quyền và nhiệm vụ
được đã ký.
b) Nhiệm vụ, quyền hạn của
Tổng giám đốc.
- Quyết định các vấn đề
liên quan đến hoạt động hàng ngày của
Tổng công ty;
- Giúp Chủ tịch Hội đồng
quản trị tổ chức nghiên cứu xây dựng
chiến lược phát triển, kế hoạch, phương
án sản xuất kinh doanh hàng năm của Tổng công ty,
phương án huy động vốn, phương án tổ
chức quản lý nội bộ, phương án phối hợp
kinh doanh giữa các đơn vị thành viên trong phạm vi
nhiệm vụ được ủy quyền trình Hội
đồng quản trị phê duyệt;
- Tổ chức thực hiện các dự án
đầu tư, kế hoạch kinh doanh, hợp
đồng mua, bán tài sản, các hợp đồng vay, cho
vay, thuê, cho thuê; giá mua, giá bán sản phẩm và dịch vụ
của Tổng công ty theo ủy quyền của Chủ
tịch Hội đồng quản trị;
- Thực hiện việc ký kết các
hợp đồng dân sự, kinh tế theo sự ủy
quyền của Chủ tịch Hội đồng quản
trị;
- Quyết định các giải pháp phát
triển thị trường, tiếp thị và công
nghệ. Xây dựng và tổ chức thực hiện các
định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu
chuẩn sản phẩm sau khi được Hội
đồng quản trị phê duyệt;
- Thường xuyên báo cáo Chủ tịch
Hội đồng quản trị tình hình và kết quả
hoạt động kinh doanh của công ty mẹ và các công ty
con, đơn vị thành viên của Tổng công ty;
- Chịu sự kiểm tra, giám sát của
Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội
đồng quản trị, Ban Kiểm soát trong việc
thực hiện các nhiệm vụ được ủy
quyền quy định trong hợp đồng đã ký
với Hội đồng quản trị;
- Được áp dụng các biện pháp
cần thiết trong trường hợp khẩn cấp và
phải báo cáo ngay với Chủ tịch Hội
đồng quản trị và các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền;
- Kiến nghị Hội đồng quản
trị quyết định:
+ Chiến lược phát triển,
phương án huy động vốn, phương án liên
doanh của Tổng công ty.
+ Cơ cấu tổ chức, quy chế
quản lý nội bộ Tổng công ty; bổ nhiệm,
miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các
chức danh quản lý của Tổng công ty và của công ty
con do Tổng công ty sở hữu toàn bộ vốn
điều lệ, của các công ty con khác do Tổng công ty
nắm quyền chi phối và của các đơn vị
sự nghiệp có thu.
- Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy
định của Điều lệ Tổng công ty và
uỷ quyền của Hội đồng quản trị,
Chủ tịch Hội đồng quản trị
được quy định trong hợp đồng
đã ký với Hội đồng quản trị.
c) Nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền
lợi của Tổng giám đốc điều hành:
Nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền
lợi của Tổng giám đốc điều hành
thực hiện theo quy định tại Quy chế thí
điểm Hội đồng quản trị ký hợp
đồng thuê Tổng giám đốc điều hành do
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Phó Tổng giám đốc do Hội
đồng quản trị quyết định bổ
nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ
luật và mức lương.
Phó Tổng giám đốc giúp việc
Tổng giám đốc điều hành Tổng công ty theo
sự phân công của Tổng giám đốc, chịu trách
nhiệm trước Tổng giám đốc và trước
pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
3. Kế toán trưởng do Hội
đồng quản trị quyết định bổ
nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ
luật và mức lương.
Kế toán trưởng có nhiệm vụ
tổ chức thực hiện công tác tài chính kế toán
của Tổng công ty; giúp Chủ tịch Hội
đồng quản trị và Tổng giám đốc
điều hành giám sát, quản lý tài chính tại Tổng
công ty theo pháp luật tài chính kế toán và Quy chế tài chính
Tổng công ty; chịu trách nhiệm trước Chủ
tịch Hội đồng quản trị, trước
Tổng giám đốc điều hành và trước pháp
luật về nhiệm vụ được giao.
4. Văn phòng và các Ban chuyên môn, nghiệp
vụ có chức năng tham mưu, giúp việc Hội
đồng quản trị, Chủ tịch Hội
đồng quản trị, Tổng giám đốc trong
quản lý, điều hành công việc của Tổng công
ty.
Điều
25. Đối tượng, tiêu chuẩn và
điều kiện tuyển chọn Tổng giám
đốc điều hành
1. Đối tượng tham gia dự
tuyển để ký hợp đồng làm Tổng giám
đốc điều hành là người Việt Nam
hoặc người nước ngoài thừa nhận và
tự nguyện thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật
Việt Nam, Điều lệ này và nội dung cam kết
trong hợp đồng ký với Hội đồng
quản trị; có đủ phẩm chất, trình
độ và năng lực điều hành hoạt
động của toàn Tổng công ty đáp ứng yêu
cầu của Hội đồng quản trị.
2. Có năng lực kinh doanh và tổ chức
quản lý doanh nghiệp có quy mô lớn, có trình độ
đại học, có kinh nghiệm và đã trải qua
quản lý, điều hành ở doanh nghiệp khác thuộc lĩnh vực
sản xuất, kinh doanh chính của Tổng công ty.
3. Có sức khoẻ, phẩm chất
đạo đức tốt; trung thực, liêm khiết;
hiểu biết pháp luật và chấp hành nghiêm chỉnh
pháp luật.
4. Có thẻ tạm trú do cơ quan thẩm
quyền của nhà nước Việt
Điều
26. Tổ chức tuyển dụng, lựa
chọn, ký hợp đồng và chấm dứt hợp
đồng với Tổng giám đốc
Hội đồng quản trị thực
hiện việc tổ chức lựa chọn, ký hợp
đồng và chấm dứt hợp đồng với
Tổng giám đốc điều hành theo "Quy chế
thí điểm Hội đồng quản trị ký hợp
đồng thuê Tổng giám đốc điều hành".
MỤC 4
NGHĨA VỤ, TRÁCH NHIỆM VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VÀ TỔNG GIÁM ĐỐC
TRONG
QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH TỔNG CÔNG TY
Điều
27. Nghĩa vụ, trách nhiệm của Hội
đồng quản trị và Tổng giám đốc trong
quản lý điều hành Tổng công ty
Nghĩa vụ, trách nhiệm của Chủ
tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội
đồng quản trị và Tổng giám đốc trong
quản lý điều hành Tổng công ty thực hiện
theo quy định tại Điều 43 Luật Doanh
nghiệp nhà nước, Quy chế thí điểm Hội
đồng quản trị ký hợp đồng thuê
Tổng giám đốc điều hành và các quy định
pháp luật khác có liên quan.
Điều
28. Quan hệ giữa Hội đồng quản
trị và Tổng giám đốc điều hành trong
quản lý điều hành Tổng công ty
1. Khi tổ chức thực hiện các
nghị quyết, quyết định của Hội
đồng quản trị, nếu phát hiện vấn
đề không có lợi cho Tổng công ty thì Tổng giám
đốc điều hành báo cáo với Hội đồng
quản trị để xem xét điều chỉnh
lại nghị quyết, quyết định. Trường
hợp Hội đồng quản trị không điều
chỉnh lại nghị quyết, quyết định thì
Tổng giám đốc điều hành vẫn phải
thực hiện.
2. Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày
kết thúc tháng, 10 ngày kể từ ngày kết thúc quý, 15
ngày kể từ ngày kết thúc năm, Tổng giám
đốc điều hành phải báo cáo Chủ tịch Hội
đồng quản trị bằng văn bản về
tình hình hoạt động kinh doanh của tháng
trước, quý trước, năm trước và
phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch
tháng, quý và năm sau của Tổng công ty.
3. Chủ tịch Hội đồng quản
trị tham dự hoặc cử đại diện của
Hội đồng quản trị tham dự các cuộc
họp giao ban, các cuộc họp chuẩn bị các
đề án trình Hội đồng quản trị do
Tổng giám đốc điều hành chủ trì. Tổng
giám đốc điều hành được mời tham
dự cuộc họp của Hội đồng quản
trị, được quyền phát biểu nhưng không có
quyền biểu quyết.
CHƯƠNG IV
TÀI CHÍNH CỦA TỔNG CÔNG TY
Điều
29. Vốn và tài sản của Tổng công ty
1. Vốn và tài sản của Tổng công ty
bao gồm vốn do Nhà nước đầu tư tại
Tổng công ty, vốn Tổng công ty tự huy động
và các nguồn vốn khác theo quy định của pháp
luật, bao gồm:
a) Vốn nhà nước tại Tổng công
ty;
b) Vốn Nhà nước Tổng công ty
đầu tư vào các công ty thành viên hạch toán
độc lập, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà
nước 1 thành viên và các đơn vị sự
nghiệp;
c) Vốn góp vào các công ty cổ phần, công
ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên
và các công ty liên doanh;
d) Vốn Nhà nước đầu tư
bổ sung cho Tổng công ty;
đ) Giá trị quyền sử dụng
đất theo quy định của Luật Đất
đai và hướng dẫn của Chính phủ;
e) Giá trị tài sản vô hình.
2. Vốn điều lệ của Tổng
công ty tại thời điểm phê duyệt là: 1.400 tỷ
đồng.
3. Khi có sự tăng, giảm vốn
Điều lệ phải điều chỉnh kịp
thời trong bảng cân đối tài sản của
Tổng công ty để bổ sung nội dung kinh doanh theo
quy định của pháp luật.
Điều
30. Chế độ hạch toán
Tổng công ty thực hiện chế
độ hạch toán tập trung, tự chủ tài chính
trong kinh doanh phù hợp với Luật Doanh nghiệp nhà
nước, các quy định khác của pháp luật, Quy
chế tài chính và Điều lệ này.
Điều
31. Doanh thu, chi phí, lợi nhuận
1. Doanh thu của Tổng công ty là toàn bộ
số tiền đã thu được do việc cung
cấp các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ và hoạt
động khác.
2. Chi phí hoạt động kinh doanh của
Tổng công ty là toàn bộ chi phí thực tế bao gồm
cả giá trị tài sản tổn thất và trích lập
các khoản dự phòng theo quy định.
3. Lợi nhuận của Tổng công ty bao
gồm lợi nhuận kinh doanh, lợi nhuận hoạt
động tài chính và lợi nhuận hoạt động
khác.
Điều
32. Các quỹ tập trung
1. Tổng công ty lập và sử dụng các
quỹ tập trung để đảm bảo cho quá trình
đổi mới, phát triển cơ sở vật
chất, công nghệ, tăng năng lực sản
xuất, kinh doanh và vào các mục đích khác gồm:
a) Quỹ đầu tư phát triển
được lập từ lợi nhuận sau thuế,
thu hồi phần vốn đầu tư của Tổng
công ty qua nguồn khấu hao cơ bản và các nguồn
khác;
b) Quỹ nghiên cứu khoa học và đào
tạo tập trung được trích lập từ
quỹ đầu tư phát triển, quĩ đào tạo
của các công ty con, nguồn ngân sách nhà nước và các
nguồn khác;
c) Quỹ phát triển thị trường
tập trung được hạch toán vào giá thành sản
phẩm, dịch vụ của Tổng công ty và các công ty con
theo Quy chế tài chính Tổng công ty;
d) Quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen
thưởng, quỹ phúc lợi được trích
lập theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và Quy
chế tài chính Tổng công ty.
2. Mức trích lập, trích nộp cụ
thể và việc quản lý, sử dụng các quỹ nói
trên do Hội đồng quản trị quyết
định.
Điều
33. Nguyên tắc hoạt động tài chính
1. Tự chủ về tài chính, tự cân
đối các khoản thu, chi, có trách nhiệm bảo toàn và
phát triển các nguồn vốn kinh doanh của Tổng công
ty, kể cả phần vốn góp vào các doanh nghiệp khác.
2. Chịu trách nhiệm thanh toán các khoản
nợ ghi trong bảng cân đối tài sản của
Tổng công ty và cam kết tài chính khác (nếu có).
3. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các
hoạt động tài chính trong toàn Tổng công ty.
4. Xây dựng, đăng ký và tổ chức
thực hiện kế hoạch tài chính; thực hiện
chế độ hạch toán, thống kê và báo cáo tài chính
theo quy định của Nhà nước.
5. Thực hiện nghĩa vụ đối
với ngân sách nhà nước theo quy định hiện
hành.
6. Trách nhiệm vật chất của
Tổng công ty được giới hạn bởi
tổng mức tài sản của Tổng công ty tại
thời điểm công bố gần nhất.
7. Chịu sự kiểm tra, giám sát của
Nhà nước theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG V
QUAN HỆ GIỮA TỔNG CÔNG TY VỚI CÁC CÔNG TY CON
VÀ CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN
MỤC 1
QUAN HỆ GIỮA TỔNG CÔNG TY VỚI CÔNG TY CON DO
TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ TOÀN BỘ VỐN ĐIỀU
LỆ
Điều
34. Công ty thành viên hạch toán độc lập
và quan hệ giữa Tổng công ty với công ty thành viên
hạch toán độc lập
Công ty thành viên hạch toán độc lập
là đơn vị thành viên của Tổng công ty, hoạt
động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước và theo
quy định tại Điều lệ này và Điều
lệ của công ty, có tư cách pháp nhân, có quyền tự
chủ trong kinh doanh và chịu sự ràng buộc về
quyền, nghĩa vụ với Tổng công ty như sau:
1. Vốn của công ty thành viên hạch toán
độc lập bao gồm: vốn do Tổng công ty
đầu tư tại công ty, vốn do công ty tự huy
động và các nguồn vốn khác theo quy định pháp
luật.
Đối với doanh nghiệp thành viên
hạch toán độc lập của Tổng công ty thành
lập theo Luật Doanh nghiệp nhà nước năm
1995 mà sau khi sắp xếp lại được
chuyển thành công ty thành viên hạch toán độc lập,
thì phần vốn nhà nước tại các công ty này được
chuyển thành vốn do Tổng công ty đầu tư tại
công ty, Tổng công ty là chủ sở hữu đối
với công ty thành viên hạch toán độc lập.
2. Công ty thành viên hạch toán độc
lập có các quyền sau đây đối với vốn và
tài sản của công ty: quản lý và chủ động
sử dụng số vốn của công ty và Tổng công ty
đầu tư; chiếm hữu, sử dụng vốn,
tài sản của công ty để kinh doanh, thực hiện
các lợi ích hợp pháp từ vốn và tài sản của
công ty; định đoạt đối với vốn,
tài sản của công ty theo quy định của Luật
Doanh nghiệp nhà nước, Nghị định này và theo
pháp luật có liên quan; sử dụng và quản lý các tài
sản Nhà nước giao, cho thuê là đất đai, tài
nguyên theo quy định của pháp luật về
đất đai, tài nguyên.
Tổng công ty không điều chuyển
vốn của mình đầu tư tại công ty thành viên
hạch toán độc lập và vốn, tài sản của
công ty thành viên này theo phương thức không thanh toán,
trừ trường hợp quyết định tổ
chức lại công ty thành viên hạch toán độc
lập hoặc thực hiện mục tiêu cung ứng
sản phẩm, dịch vụ công ích.
3. Khi được Nhà nước yêu
cầu, đặt hàng hoặc tham gia đấu
thầu thực hiện hoạt
động công ích, công ty có quyền và nghĩa vụ theo
quy định tại Điều 19 của Luật Doanh
nghiệp nhà nước.
4. Công ty thành viên hạch toán độc
lập chịu sự ràng buộc về quyền và
nghĩa vụ với Tổng công ty như sau:
a) Thực hiện kế hoạch kinh doanh
chung của Tổng công ty; thực hiện các nhiệm
vụ sản xuất, kinh doanh của Tổng công ty giao
trên cơ sở hợp đồng kinh tế với
Tổng công ty; chịu trách nhiệm về hiệu quả
các hoạt động kinh doanh phối hợp với
Tổng công ty; được tự chủ ký kết các
hợp đồng kinh tế và thực hiện các hợp
đồng kinh tế do Tổng công ty ký kết và giao
lại;
b) Quyết định các dự án
đầu tư tại công ty và đầu tư, góp
vốn vào công ty khác theo phân cấp của Tổng công ty;
tham gia các hình thức đầu tư cùng Tổng công ty
hoặc được Tổng công ty giao tổ chức
thực hiện các dự án đầu tư theo kế
hoạch của Tổng công ty trên cơ sở hợp
đồng ký kết với Tổng công ty;
c) Chịu trách nhiệm trước Tổng
công ty về hiệu quả sử dụng vốn và các
nguồn lực do Tổng công ty đầu tư; bảo
toàn và phát triển vốn Tổng công ty đầu tư
và vốn do công ty tự huy động; chịu trách
nhiệm trước Tổng công ty về việc sử
dụng vốn để đầu tư thành lập
doanh nghiệp khác; tự chịu trách nhiệm dân sự
bằng toàn bộ tài sản của mình; định kỳ
đánh giá lại tài sản của công ty theo quy
định của Chính phủ và Điều lệ
Tổng công ty.
Tổng công ty chịu trách nhiệm về các
khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của
công ty thành viên hạch toán độc lập trong phạm vi
số vốn điều lệ của công ty;
d) Có quyền đề nghị Tổng công
ty quyết định hoặc được Tổng công
ty ủy quyền quyết định thành lập, tổ
chức lại, giải thể, sáp nhập các đơn
vị hạch toán phụ thuộc và quyết định
bộ máy quản lý của các đơn vị hạch toán
phụ thuộc;
đ) Xây dựng, áp dụng các định
mức lao động, vật tư, đơn giá tiền
lương và chi phí khác trên cơ sở bảo đảm
hiệu quả kinh doanh của công ty, phù hợp với quy
định của pháp luật và Điều lệ
Tổng công ty;
e) Sau khi hoàn thành nghĩa vụ nộp
thuế, chuyển lỗ theo quy định của Luật
Thuế thu nhập doanh nghiệp, thực hiện các
nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp
luật, trích lập quỹ dự phòng tài chính, phần
lợi nhuận còn lại được phân chia theo
vốn Tổng công ty đầu tư và vốn của
công ty tự huy động. Phần lợi nhuận phân
chia theo vốn Tổng công ty đầu tư được
dùng để tái đầu tư tăng vốn nhà nước
tại công ty hoặc hình thành quỹ tập trung của
Tổng công ty theo quy định của Chính phủ.
Phần lợi nhuận phân chia theo vốn công ty tự huy
động được trích một phần vào quỹ
đầu tư phát triển của công ty theo tỷ
lệ do Chính phủ quy định; phần còn lại do
công ty tự quyết định việc phân phối vào
quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi;
g) Công ty có nghĩa vụ kinh doanh có lãi,
đảm bảo chỉ tiêu tỷ suất lợi
nhuận trên vốn Tổng công ty đầu tư do
Tổng công ty giao; đăng ký, kê khai và nộp đủ
thuế, thực hiện nghĩa vụ đối với
Tổng công ty và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy
định của pháp luật;
h) Thực hiện chế độ kế
toán, kiểm toán và báo cáo tài chính, báo cáo thống kê theo quy
định của pháp luật và theo yêu cầu của
Tổng công ty; chịu sự giám sát, kiểm tra của
Tổng công ty; định kỳ báo cáo chính xác, đầy
đủ các thông tin về công ty và báo cáo tài chính của
công ty với Tổng công ty; tuân thủ các quy định
về thanh tra của cơ quan tài chính và các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền theo quy định của
pháp luật;
i) Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy
định của Luật Doanh nghiệp nhà nước và
pháp luật có liên quan.
5. Đối với công ty thành viên hạch
toán độc lập của Tổng công ty là công ty tài chính
được tổ chức, hoạt động và quan
hệ với Tổng công ty theo
hướng dẫn của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà
nước và Điều lệ hoạt động do
Hội đồng quản trị Tổng công ty thông qua và
được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
chuẩn y.
6. Quyền và nghĩa vụ của Tổng
công ty đối với công ty thành viên hạch toán
độc lập:
Hội đồng quản trị Tổng
công ty là đại diện chủ sở hữu Nhà
nước đối với vốn Nhà nước
đầu tư tại công ty thành viên hạch toán
độc lập, có quyền và nghĩa vụ đối
với công ty như sau:
a) Quyết định bổ nhiệm,
miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật thành viên
Hội đồng quản trị (hoặc Hội
đồng quản lý), Giám đốc, Phó giám đốc,
kế toán trưởng công ty;
b) Phê duyệt kế hoạch, kiểm tra
thực hiện kế hoạch và quyết toán tài chính; quy
định mức trích lập quỹ khen thưởng,
phúc lợi ở doanh nghiệp theo Quy chế tài chính
của Tổng công ty;
c) Giao kế hoạch đầu tư,
kế hoạch phối hợp kinh doanh, kế hoạch khai
thác và phát triển thị trường cho các doanh nghiệp
thành viên và kiểm tra việc thực hiện các kế
hoạch đó;
d) Thu phần vốn đầu tư của
Tổng công ty vào doanh nghiệp qua nguồn khấu hao
cơ bản; trích lợi nhuận sau thuế theo Quy
chế tài chính của Tổng công ty để thành lập
các quỹ tập trung nhằm tái đầu tư cho công ty
và thực hiện các dự án đầu tư tập trung
của Tổng công ty;
đ) Phê duyệt các phương án, kế
hoạch đầu tư mở rộng, đầu tư
chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ,
hợp tác liên doanh, bổ sung, thu hồi một phần
vốn, chuyển nhượng cổ phần thuộc
quyền quản lý của Tổng công ty do các doanh
nghiệp đang sử dụng;
e) Điều hoà các nguồn tài chính, kể
cả ngoại tệ, giữa các đơn vị thành
viên, công ty con do Tổng công ty sở hữu toàn bộ
vốn điều lệ nhằm sử dụng vốn có
hiệu quả nhất trong Tổng công ty, trên nguyên tắc
phải đảm bảo cho tổng tài sản của công
ty không được thấp hơn số nợ cộng
với mức vốn điều lệ đã
được điều chỉnh tương ứng
với nhiệm vụ hoặc quy mô công ty đó;
g) Không điều chuyển vốn Nhà
nước đầu tư vào công ty theo phương
thức không thanh toán, trừ trường hợp tổ
chức lại doanh nghiệp hoặc thực hiện các
nhiệm vụ công ích do Nhà nước giao Tổng công ty;
h) Phê duyệt các phương án trả
lương, đơn giá tiền lương và các biện
pháp bảo đảm đời sống, điều
kiện lao động cho cán bộ, công nhân viên của công
ty;
i) Quyết định mở rộng
hoặc thu hẹp phạm vi kinh doanh của công ty thành viên
theo chiến lược phát triển chung của Tổng
công ty;
k) Phê chuẩn ban hành Điều lệ
tổ chức và hoạt động của công ty, phân
cấp quản lý doanh nghiệp về tổ chức
bộ máy quản lý, về tuyển dụng, đề bạt,
khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công nhân viên
chức; hạn mức tín dụng (vay, cho vay và mua, bán
chậm trả); giá sản phẩm và dịch vụ; mua bán
cổ phần của các công ty cổ phần; mua bán
bản quyền phát minh, sáng chế, chuyển giao công
nghệ; thuê chuyên gia nước ngoài hoặc cử cán
bộ, công nhân viên ra nước ngoài công tác, học
tập; tham gia các đơn vị liên doanh, các hiệp
hội kinh tế; những vấn đề khác liên quan
đến quyền hạn, nghĩa vụ của doanh
nghiệp nhà nước theo quy định của Luật
Doanh nghiệp nhà nước;
l) Hướng dẫn, kiểm tra, đánh
giá, phân loại hoạt động kinh doanh sản xuất
của công ty.
Điều
35. Quyền và nghĩa vụ của công ty trách
nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên
Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà
nước một thành viên là công ty con của Tổng công
ty (do Tổng công ty sở hữu toàn bộ vốn
điều lệ), hoạt động theo Luật Doanh
nghiệp và các quy định pháp luật khác có liên quan, có
những quyền và nghĩa vụ chính như sau:
1. Tổng công ty là chủ sở hữu
đối với công ty trách nhiệm hữu hạn nhà
nước một thành viên do công ty mẹ thành lập
mới hoặc được chuyển đổi từ
công ty nhà nước độc lập, công ty thành viên
hạch toán độc lập của Tổng công ty.
Tổng công ty thực hiện quyền và nghĩa vụ
của chủ sở hữu đối với công ty trách
nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên theo
quy định tại các khoản 1 Điều 27, khoản
1 và khoản 2 Điều 46, Điều 47 và Điều 48
của Luật Doanh nghiệp, Điều lệ của
công ty và các quy định của Chính phủ về
chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước
một thành viên có thể áp dụng mô hình tổ chức
quản lý và tổ chức sản xuất, kinh doanh theo
nguyên tắc công ty mẹ - công ty con, dưới công ty
mẹ có các công ty con trực thuộc.
Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước
một thành viên chịu sự ràng buộc về quyền
và nghĩa vụ với Tổng công ty như sau:
a) Về quản lý sản xuất, kinh doanh:
- Quản lý, sử dụng vốn, tài
sản, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực
được Tổng công ty đầu tư để
thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh, phát
triển của công ty; phân bố và điều chỉnh
nguồn lực giữa các đơn vị trực
thuộc để đảm bảo sử dụng có
hiệu quả;
- Chủ động lựa chọn ngành,
nghề, địa bàn đầu tư, hình thức
đầu tư (kể cả liên doanh, góp vốn vào doanh
nghiệp khác); chủ động mở rộng quy mô và
ngành, nghề kinh doanh; quyết định những dự
án đầu tư có giá trị không lớn hơn 50%
tổng giá tài sản được ghi trong sổ kế
toán của công ty được công bố tại quý
gần nhất; xây dựng chiến lược phát
triển, kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù
hợp với chức năng, nhiệm vụ của công
ty, kế hoạch phối hợp của Tổng công ty và
nhu cầu thị trường;
- Hoạt động kinh doanh theo đúng
ngành, nghề đã đăng ký; chịu trách nhiệm
trước Tổng công ty về kết quả kinh doanh;
chịu trách nhiệm về chất lượng sản
phẩm và dịch vụ theo quy định của pháp
luật;
- Chủ động tìm kiếm thị
trường, khách hàng và ký kết hợp đồng; nhân
danh Tổng công ty ký kết và thực hiện hợp
đồng với khách hàng trong nước và nước
ngoài khi được Tổng công ty uỷ quyền;
- Tuyển, thuê, đào tạo và sử
dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh; lựa
chọn các hình thức trả lương, mức
lương, thưởng trên cơ sở cống hiến
và hiệu quả sản xuất, kinh doanh; thực hiện
các quyền khác của người sử dụng lao
động theo quy định của Bộ luật Lao
động và các quy định khác có liên quan của pháp
luật; bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh
trong bộ máy quản lý công ty theo sự phân cấp của
Tổng công ty và các quy định của Điều
lệ công ty; bảo đảm quyền, lợi ích của
người lao động theo quy định của pháp
luật về lao động;
- Chủ động áp dụng phương
thức quản lý khoa học, hiện đại; tổ
chức bộ máy quản lý, tổ chức các đơn
vị sản xuất, kinh doanh phù hợp với mục
tiêu, nhiệm vụ của công ty; chủ động
đổi mới công nghệ, trang thiết bị
để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng
cạnh tranh phù hợp với nhiệm vụ
được giao và kế hoạch phát triển công ty;
- Quyết định giá mua, giá bán vật
tư, nguyên liệu, sản phẩm và dịch vụ
chủ yếu trừ những sản phẩm, dịch
vụ do Tổng công ty và hoặc Nhà nước
định giá.
b) Về quản lý tài chính và hạch toán kinh
tế:
- Quản lý, sử dụng vốn và tài
sản của công ty theo sự uỷ quyền của
Hội đồng quản trị Tổng công ty, các quy
định của pháp luật và Điều lệ công ty;
- Được thành lập, quản lý và
sử dụng các quỹ của công ty theo quyết
định của Tổng công ty và theo Quy chế tài chính
của công ty;
- Được hưởng các chế
độ ưu đãi khác theo quy định của Chính
phủ trên cơ sở đề nghị của Tổng
công ty (đại diện chủ sở hữu);
- Thực hiện đúng chế độ và
các quy định về quản lý vốn, tài sản, các
quỹ, hạch toán, kế toán thống kê, chế
độ kiểm toán và các chế độ khác do pháp
luật quy định; chịu trách nhiệm về tính xác
thực của các báo cáo tài chính của công ty;
- Định kỳ báo cáo các thông tin về
công ty, tình hình tài chính của công ty theo các quy định
của Nhà nước và báo cáo bất thường theo yêu
cầu của Tổng công ty để đánh giá khách quan
và đúng đắn về hoạt động của công
ty;
- Đăng ký thuế, kê khai thuế,
nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính
theo quy định của pháp luật.
3. Quyền và nghĩa vụ của Tổng
công ty đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên.
Hội đồng quản trị Tổng
công ty là đại diện chủ sở hữu Nhà
nước đối với vốn Nhà nước
đầu tư tại công ty, có quyền và nghĩa
vụ như sau:
a) Đầu tư vốn đúng cam kết;
chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các
nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi
số vốn điều lệ của công ty. Tổng công
ty không được giảm vốn điều lệ
bằng cách trực tiếp rút toàn bộ hoặc một
phần vốn điều lệ của công ty;
b) Quyết định việc tổ
chức lại công ty (bao gồm chia, tách, hợp nhất,
sáp nhập), chuyển đổi sở hữu công ty;
quyết định thành lập mới các công ty trực
thuộc, các chi nhánh và văn phòng đại diện
của công ty; quyết định giải thể công ty;
quyết định chuyển nhượng một phần
hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty
cho tổ chức, cá nhân khác;
c) Quyết định nội dung, sửa
đổi, bổ sung Điều lệ công ty; quyết
định cơ cấu tổ chức quản lý công ty;
bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng, miễn
nhiệm hoặc chấm dứt hợp đồng, kỷ
luật, quyết định mức lương,
thưởng và các lợi ích khác của Chủ tịch công
ty, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc,
Kế toán trưởng công ty và Giám đốc các công ty
trực thuộc;
d) Tổ chức giám sát, theo dõi, đánh giá
hoạt động của công ty; của phòng ban nghiệp
vụ trong bộ máy quản lý công ty;
đ) Tuân thủ điều lệ công ty;
tuân thủ quy định của pháp luật về hợp
đồng trong việc mua, bán, vay, cho vay, thuê và cho thuê
giữa công ty và Tổng công ty;
e) Quyết định thay đổi,
điều chỉnh phạm vi, nhiệm vụ kinh doanh
của công ty, phù hợp với chiến lược phát
triển chung của Tổng công ty;
g) Quyết định các dự án
đầu tư, mua, bán tài sản, hợp đồng vay,
cho vay có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50%
tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ
kế toán của công ty được công bố tại
quý gần nhất, nhưng không quá mức cao nhất
của dự án nhóm B;
h) Duyệt báo cáo quyết toán hàng năm
của công ty, quyết định việc sử dụng
lợi nhuận. Tổng công ty không được rút
lợi nhuận của công ty khi công ty không thanh toán
đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản
khác đến hạn phải trả;
i) Điều hoà các khoản tài chính của
công ty cho các công ty con khác của Tổng công ty nhằm
sử dụng vốn có hiệu quả nhất, trên nguyên
tắc phải đảm bảo cho tổng tài sản
của công ty không được thấp hơn số
nợ cộng với mức vốn điều lệ
đã được điều chỉnh tương
ứng với nhiệm vụ hoặc quy mô của công ty
tại thời điểm quyết định
điều hòa; chỉ được quyền rút vốn
bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc
toàn bộ số vốn cho tổ chức, cá nhân khác;
k) Kiểm tra hoạt động của công
ty và yêu cầu công ty báo cáo về tình hình tài chính và kết
quả hoạt động kinh doanh;
l) Xem xét, phê duyệt Quy chế tài chính
của công ty, phù hợp với quy chế tài chính của
Tổng công ty và các quy định của pháp luật;
m) Thực hiện chế độ thanh tra,
kiểm tra, kiểm toán, bảo đảm hoạt
động tài chính lành mạnh của công ty;
n) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo
quy định của pháp luật về quản lý tài chính
công ty.
MỤC 2
QUAN HỆ GIỮA TỔNG CÔNG TY VỚI CÁC CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN 2 THÀNH VIÊN, CÔNG TY LIÊN DOANH, CÔNG TY CỔ PHẦN
CÓ CỔ PHẦN HOẶC VỐN GÓP CHI PHỐI CỦA TỔNG
CÔNG TY
Điều
36. Quan hệ giữa Tổng công ty với
đơn vị thành viên là công ty có cổ phần chi
phối, vốn góp chi phối của Tổng công ty
1. Các công ty cổ phần, công ty trách
nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty liên
doanh có cổ phần, vốn góp của Tổng công ty
chiếm trên 50% vốn điều lệ và do Tổng công
ty giữ quyền chi phối là đơn vị thành viên
của Tổng công ty.
2. Các đơn vị thành viên có cổ
phần, vốn góp chi phối của Tổng công ty
được thành lập, tổ chức và hoạt
động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước
ngoài tại Việt
MỤC 3
QUAN HỆ GIỮA TỔNG CÔNG TY VỚI CÁC CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN 2 THÀNH VIÊN, CÔNG TY LIÊN DOANH, CÔNG TY CỔ PHẦN
CÓ CỔ PHẦN HOẶC VỐN GÓP KHÔNG CHI PHỐI CỦA
TỔNG CÔNG TY
Điều
37. Quan hệ giữa Tổng công ty với công ty
có cổ phần, vốn góp không chi phối của Tổng
công ty (công ty liên kết)
1. Các công ty cổ phần, công ty trách
nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty liên
doanh, công ty ở nước ngoài có cổ phần, vốn
góp của Tổng công ty chiếm từ 50% vốn
điều lệ trở xuống, thì không là đơn
vị thành viên của Tổng công ty và không do Tổng công ty
chi phối.
2. Các công ty có cổ phần, vốn góp không
chi phối của Tổng công ty được thành
lập, tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh
nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài
tại Việt
MỤC 4
QUAN HỆ GIỮA TỔNG CÔNG TY VỚI CÁC ĐƠN VỊ
SỰ NGHIỆP
Điều 38.
1. Đơn vị sự nghiệp (Viện
khoa học công nghệ, các Khu điều dưỡng, các
trường đào tạo chuyên ngành….) trực thuộc
Tổng công ty thực hiện Quy chế tổ chức và
hoạt động do Hội đồng quản trị
Tổng công ty phê chuẩn.
2. Đơn vị sự nghiệp hoạt
động theo chế độ lấy thu bù chi, có thể
được hỗ trợ một phần kinh phí
hoạt động từ các quỹ đào tạo, nghiên
cứu khoa học, quỹ phúc lợi của Tổng công ty
hoặc ngân sách (nếu có).
3. Đơn vị sự nghiệp
được tạo nguồn thu do thực hiện các
dịch vụ, hợp đồng nghiên cứu khoa học
và đào tạo cho các tổ chức, cá nhân trong
nước và ngoài nước; được hưởng
quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi theo chế
độ, trường hợp thấp hơn mức quân
bình của Tổng công ty thì có thể được
hỗ trợ từ quỹ khen thưởng và phúc lợi
của Tổng công ty.
MỤC 5
QUAN HỆ VỚI CÁC ĐƠN VỊ HẠCH TOÁN PHỤ
THUỘC TỔNG CÔNG TY
Điều 39. Đơn
vị hạch toán phụ thuộc Tổng công ty có
quyền chủ động ký kết các hợp
đồng kinh tế, thực hiện các hoạt
động kinh doanh, hoạt động tài chính, tổ
chức và nhân sự theo phân cấp của Tổng công ty.
Tổng công ty chịu trách nhiệm về các nghĩa
vụ tài chính phát sinh đối với các cam kết
của các đơn vị này.
CHƯƠNG VI
HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG THAM GIA
QUẢN LÝ TỔNG CÔNG TY
CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
Điều
40. Các hình thức và tổ chức để
người lao động tham gia quản lý Tổng công ty
Người lao động tham gia quản lý
Tổng công ty thông qua các hình thức và tổ chức sau:
1. Đại hội toàn thể hoặc
đại hội đại biểu công nhân, viên chức
được tổ chức từ cơ sở
đến Tổng công ty.
2. Tổ chức công đoàn của Tổng
công ty.
3. Ban Thanh tra nhân dân.
4. Thực hiện quyền kiến nghị,
khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp
luật.
Điều
41. Nội dung tham gia quản lý Tổng công ty của
người lao động
Người lao động có quyền tham gia
thảo luận, góp ý kiến trước khi cấp có
thẩm quyền quyết định các vấn đề
sau đây:
1. Phương hướng, nhiệm vụ
kế hoạch, biện pháp phát triển sản xuất,
kinh doanh, sắp xếp lại sản xuất của
Tổng công ty.
2. Phương án cổ phần hoá, đa
dạng hoá sở hữu doanh nghiệp.
3. Các nội quy, quy chế của Tổng
công ty có liên quan trực tiếp đến quyền lợi
và nghĩa vụ của người lao động.
4. Các biện pháp bảo hộ lao
động, cải thiện điều kiện làm
việc, đời sống vật chất và tinh thần,
vệ sinh môi trường, đào tạo và đào tạo
lại người lao động.
5. Bỏ phiếu thăm dò tín nhiệm các
chức danh quản lý, điều hành chủ chốt
của Tổng công ty và các công ty thành viên của Tổng
công ty khi được các cơ quan có thẩm quyền yêu
cầu.
6. Các quyền khác theo quy định của
pháp luật về lao động.
CHƯƠNG VII
MỐI QUAN HỆ GIỮA TỔNG CÔNG TY VỚI CÁC CƠ
QUAN NHÀ NƯỚC VÀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
Điều
42. Mối quan hệ với Chính phủ
1. Chính phủ thực hiện quyền
của chủ sở hữu đối với Tổng công
ty trên một số lĩnh vực chủ yếu sau:
a) Quyết định tổ chức sắp
xếp lại, giải thể, chuyển đổi sở
hữu Tổng công ty;
b) Phê duyệt Điều lệ tổ
chức hoạt động; Quy chế tài chính; quyết
định cấp vốn đầu tư ban đầu,
đầu tư bổ sung, tăng giảm vốn
điều lệ của Tổng công ty; kiểm tra, giám sát
việc sử dụng vốn của Tổng công ty;
c) Quyết định bổ nhiệm,
miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, chế
độ lương thưởng của các thành viên
Hội đồng quản trị Tổng công ty;
d) Quyết định hoặc phân cấp cho
Hội đồng quản trị Tổng công ty quyết
định các dự án đầu tư, mua cổ phần
của các công ty khác, bán tài sản của Tổng công ty có
giá trị không quá tổng giá trị tài sản còn lại
trên sổ kế toán của Tổng công ty; quyết
định dự án góp vốn, tài sản vào liên doanh
với các chủ đầu tư nước ngoài, dự
án đầu tư của Tổng công ty ra nước ngoài
có vốn pháp định vượt quá 20 triệu đô la
Mỹ;
đ) Quy định các tiêu chuẩn đánh
giá kết quả kinh doanh của Tổng công ty; kiểm
tra, giám sát Tổng công ty trong việc thực hiện các
mục tiêu, nhiệm vụ được Nhà nước
giao; đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh
của Tổng công ty, hoạt động quản lý
của Hội đồng quản trị Tổng công ty.
e) Nhà nước ưu tiên cho Tổng công ty
theo năng lực của mình: "Quyền ưu tiên tham
gia thực hiện" các dự án đầu tư về
lĩnh vực công nghiệp tàu thuỷ ở trong và ngoài
nước, với tư cách là một Tổng công ty nhà
nước.
2. Tổng công ty có nghĩa vụ và trách
nhiệm:
a) Chấp hành pháp luật, thực hiện
nghiêm túc các quy định của Chính phủ có liên quan
đến Tổng công ty và các công ty con;
b) Thực hiện quy hoạch, chiến
lược phát triển Tổng công ty trong tổng thể
quy hoạch, chiến lược phát triển ngành, lãnh
thổ;
c) Chấp hành các quy định về thành
lập, tách, nhập, giải thể; các chính sách về
tổ chức, cán bộ, tiền lương; chế
độ tài chính, tín dụng, thuế; các chế
độ về kế toán, thống kê;
d) Chịu sự kiểm tra, thanh tra việc
thực hiện pháp luật, chủ trương, chính sách,
chế độ của Nhà nước tại Tổng công
ty;
đ) Được đề xuất,
kiến nghị về các giải pháp, cơ chế, chính
sách quản lý của Nhà nước đối với
Tổng công ty;
e) Được thực hiện quyền
chủ sở hữu Nhà nước theo phân cấp của
Chính phủ;
g) Được hưởng các chế
độ trợ cấp, trợ giá và các chế độ
khác theo quy định của Chính phủ khi thực
hiện các sản phẩm, dịch vụ công ích hoặc
theo kế hoạch của Chính phủ.
Điều
43. Mối quan hệ với Bộ Tài chính
1. Bộ Tài chính là cơ quan quản lý nhà
nước được Chính phủ phân cấp thực
hiện một số quyền của chủ sở
hữu Nhà nước đối với Tổng công ty:
a) Đầu tư bổ sung vốn
điều lệ của Tổng công ty sau khi
được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt;
b) Tham gia đánh giá kết quả hoạt
động và quản lý Tổng công ty của Hội
đồng quản trị Tổng công ty theo quy
định của Chính phủ;
c) Kiểm tra việc sử dụng có
hiệu quả, bảo toàn, phát triển vốn và các
nguồn lực khác được giao trong quá trình kinh
doanh;
d) Thực hiện các quyền và nhiệm
vụ khác theo phân cấp của Chính phủ đối
với Tổng công ty.
2. Tổng công ty có nghĩa vụ:
a) Tuân thủ các chế độ quản lý
tài chính, hạch toán kinh doanh theo quy định của Nhà
nước;
b) Chịu sự kiểm tra giám sát việc
quản lý, sử dụng vốn, việc phân phối thu
nhập, trích lập và sử dụng các quỹ của
Tổng công ty;
c) Có quyền đề xuất các giải
pháp, cơ chế, chính sách tài chính, tín dụng, và các nội dung khác có liên quan
đến Tổng công ty;
d) Kiến nghị Bộ Tài chính và các cơ
quan có thẩm quyền để tổ chức thực
hiện việc chuyển nhượng tài sản có giá
trị lớn của các đơn vị thành viên là doanh
nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn
nhà nước một thành viên, việc góp vốn hợp
tác đầu tư với nước ngoài và các thành
phần kinh tế khác, việc quan hệ tín dụng trên
hạn mức, việc thực hiện các nghĩa vụ
tài chính, việc phân phối lợi nhuận sau thuế,
việc thanh lý tài sản trong Tổng công ty, việc
đầu tư bổ sung bằng nguồn vốn ngân sách
cho Tổng công ty.
đ) Thực hiện các quyền và nhiệm
vụ khác trong lĩnh vực tài chính theo quyết
định của Chính phủ và Bộ Tài chính.
Điều
44. Mối quan hệ với Bộ Giao thông
vận tải và các Bộ, ngành có liên quan
Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ
Việt Nam là một Tổng công ty nhà nước hoạt
động kinh doanh đa ngành, do đó phải chịu
sự quản lý nhà nước của các Bộ, ngành có
liên quan theo quy định của pháp luật.
Điều
45. Quan hệ với chính quyền địa
phương các cấp
Chính quyền địa phương các
cấp thực hiện chức năng là cơ quan quản
lý nhà nước trên địa bàn lãnh thổ, Tổng công
ty và các công ty con của Tổng công ty chịu sự
quản lý nhà nước của chính quyền địa
phương các cấp theo quy định của pháp
luật.
CHƯƠNG VIII
TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ, PHÁ SẢN
Điều
46. Tổ chức lại Tổng công ty, thay
đổi tổ chức, bổ sung, giảm bớt các
công ty con
1. Việc tổ chức lại Tổng công
ty do Hội đồng quản trị trình Thủ
tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Việc tổ chức lại, giải
thể, thành lập mới các công ty con của Tổng công
ty là công ty thành viên hạch toán độc lập, công ty
trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên
(do Tổng công ty đầu tư toàn bộ vốn điều
lệ), công ty liên doanh có vốn góp đầu tư
nước ngoài do Hội đồng quản trị
đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét,
quyết định.
3. Hội đồng quản trị Tổng
công ty quyết định việc bổ sung mới,
giảm bớt hoặc thay đổi tổ chức
của các công ty con khác theo các quy định của pháp
luật, Điều lệ của Tổng công ty và
Điều lệ của các doanh nghiệp này.
Điều
47. Giải thể Tổng công ty
Tổng công ty bị giải thể trong
trường hợp khi không thực hiện
được các mục tiêu thành lập được
quy định tại khoản 5 Điều 48 Luật Doanh
nghiệp nhà nước.
Điều
48. Phá sản Tổng công ty
Trong trường hợp Tổng công ty, công
ty con của Tổng công ty mất khả năng thanh toán
nợ đến hạn thì việc xử lý sẽ áp
dụng các quy định của Luật Phá sản.
CHƯƠNG IX
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều
49. Điều lệ này áp dụng trong Tổng
công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt
Điều lệ này có hiệu lực thi
hành sau 15 ngày, kể từ ngày
đăng Công báo.
Điều lệ này thay thế Điều
lệ tổ chức và hoạt động của Tổng
công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam được
phê chuẩn và ban hành tại Nghị định số 33/CP
ngày 07 tháng 5 năm 1996 của Chính phủ.
Trong quá trình thực hiện nếu cần
bổ sung, sửa đổi Điều lệ của
Tổng công ty, Hội đồng quản trị trình
Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết
định.
Điều
50. Trong trường hợp các quy định
khác không phù hợp với Điều lệ của
Tổng công ty, thì Tổng công ty thực hiện theo
Điều lệ này.
kt.
thủ tướng
phó
thủ tướng
(đã
ký)
Nguyễn
Tấn Dũng
Phụ lục số 1
DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ HẠCH TOÁN PHỤ
THUỘC CỦA
TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY VIỆT NAM (CÔNG TY MẸ)
(Ban hành kèm theo Điều lệ
tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Công nghiệp
tàu thuỷ Việt Nam được ban hành kèm theo
Quyết định số 247/2005/QĐ-TTg
ngày 06 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính
phủ)
1. Công ty Công nghiệp tàu thuỷ và xây
dựng Sông Hồng;
2. Công ty Vận tải viễn dương
Vinashin;
3. Trung tâm Hợp tác đào tạo lao
động với nước ngoài;
4. Trung tâm công nghệ tin học;
5. Công ty Tư vấn và Thiết kế công
nghiệp tàu thuỷ;
6. Công ty Lắp máy và Xây dựng;
7. Công ty Kỹ thuật điều khiển
và Thông tin;
8. Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân;
9. Công ty Hàng hải ven biển Vinashin tại
Hà Nội;
10. Công ty Phát triển công nghiệp Vinashin;
11. Công ty công nghiệp tàu thuỷ Đà
Nẵng;
12. Công ty Đầu tư và Thương
mại giao thông vận tải;
14. Công ty Đầu tư và Phát triển công
nghiệp tàu thuỷ phía
15. Công ty Xuất nhập khẩu Vinashin;
16. Công ty container Vinashin.
Phụ lục số 2
DANH SÁCH CÁC CÔNG TY CON VÀ ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN
CỦA TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Điều lệ
tổ chức và hoạt động của Tổng công ty
Công nghiệp
tàu thuỷ Việt Nam được ban hành kèm theo
Quyết định số 247/2005/QĐ-TTg
ngày 06
tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính
phủ)
I. Các Công ty con
hạch toán độc lập:
1. Công ty Tài chính công nghiệp tàu thuỷ;
2. Viện Khoa học công nghệ tàu thuỷ
chuyển thành doanh nghiệp nhà nước hoạt
động công nghệ.
II. Các công ty trách
nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên do
Tổng công ty nắm giữ 100% vốn điều lệ:
1. Công ty TNHH nhiệm hữu hạn nhà
nước một thành viên Đóng tàu Bạch Đằng;
2. Công ty TNHH nhà nước một thành viên
Đóng tàu Phà Rừng;
3. Công ty TNHH nhà nước một thành viên
Công nghiệp tàu thuỷ Bến Kiền;
4. Công ty TNHH nhà nước một thành viên
Công nghiệp tàu thuỷ Sài Gòn;
5. Công ty TNHH nhà nước một thành viên
Đóng tàu Hạ Long;
6. Công ty TNHH nhà nước một thành viên
Công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu;
7. Công ty TNHH nhà nước một thành viên
Đóng tàu Đà Nẵng;
8. Công ty TNHH nhà nước một thành viên Xây
lắp và Công nghiệp tàu thuỷ miền Trung;
9. Công ty TNHH nhà nước một thành viên
Công nghiệp tàu thủy Nha Trang;
10. Công ty TNHH nhà nước một thành viên
Đóng tàu và Công nghiệp hàng hải Sài Gòn.
III. Các công ty
cổ phần có cổ phần, vốn góp chi phối
của Tổng công ty:
A. Cổ
phần hoá 22 doanh nghiệp nhà nước:
1. Nhà máy đóng tàu Sông Cấm;
2. Nhà máy đóng tàu Tam Bạc;
3. Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Ngô Quyền;
4. Công ty Công nghiệp tàu thuỷ và Xây
dựng Hồng Bàng;
5. Công ty Xuất nhập khẩu vật
tư tàu thuỷ;
6. Công ty Vận tải Biển Đông;
7. Công ty Xây dựng và ứng dụng công
nghệ mới;
8. Công ty Cơ khí - điện - điện
tử tàu thuỷ;
9. Công ty Đóng tàu và Vận tải thuỷ
Hải Dương;
10. Nhà máy đóng tàu Nam Hà;
11. Nhà máy đóng tàu Sông Lô;
12. Công ty Cơ khí xây lắp và Công nghiệp
tàu thuỷ Thanh Hoá;
13. Nhà máy đóng tàu Bến Thủy;
14. Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Quảng
Bình;
15. Công ty Công nghiệp Nông Thuỷ sản Phú
Yên;
16. Nhà máy đóng tàu 76;
17. Công ty Vận tải thuỷ Cần
Thơ;
18. Công ty Vận tải Sông biển Cần
Thơ;
19. Công ty Tư vấn đầu tư và
thương mại;
20. Công Ty Tư vấn thiết kế công
nghiệp giao thông vận tải;
21. Công ty Công nghiệp tàu thuỷ và Xây
dựng Hạ Long;
22. Công ty Hàng hải Vinashin (Cảng Hải
Thịnh đơn vị mới gia nhập Tổng công ty
năm 2005).
B. Các công ty
cổ phần do Tổng công ty giữ cổ phần chi
phối:
1. Công ty cổ phần Công nghiệp tàu
thuỷ Shintec;
2. Công ty cổ phần Xây dựng Vinashin;
3. Công ty cổ phần Xây dựng và Phát
triển cơ sở hạ tầng Vinashin;
4. Công ty cổ phần Kỹ thuật tàu công
trình thuỷ Vinashin;
5. Công ty cổ phần Thương mại và
Xây dựng Vinashin;.
6. Công ty cổ phần Công nghệ
điện lạnh Vinashin;
7. Công ty cổ phần Đầu tư và
Vận tải dầu khí Vinashin;
8. Công ty cổ phần Xây dựng và
Đầu tư Vinashin;
9. Công ty cổ phần Công nghiệp tàu
thuỷ Hoàng Anh;
10. Công ty cổ phần Công nghiệp tàu
thuỷ Sông Đào;
11. Công ty cổ phần Công nghiệp tàu
thuỷ và thương mại Hùng Vương;
12. Công ty cổ phần Kỹ thuật và Công
nghệ tàu thuỷ;
13. Công ty cổ phần Sản xuất
vật liệu công nghệ tàu thuỷ Hiệp
Phước;
14. Công ty cổ phần Vận tải và Công
nghệ tàu thuỷ Bình Định;
15. Công ty cổ phần Cơ khí chính xác
Vinashin;
16. Công ty cổ phần Đầu tư phát
triển đô thị và Khu công nghệ tàu thuỷ;
17. Công ty cổ phần Công nghiệp tàu
thuỷ Trường Xuân;
18. Công ty cổ phần Tư vấn - Xây
dựng Vinashin;
19. Công ty cổ phần Xây dựng duyên
hải Vinashin;
20. Công ty cổ phần Đầu tư phát
triển công nghệ cao Vinashin;
21. Công ty cổ phần Vận tải đa
phương thức Vinashin;
22. Công ty cổ phần Máy tính - Điều
khiển - Truyền thông Vinashin;
23. Công ty cổ phần Công nghiệp tàu
thuỷ Hải Long;
24. Công ty cổ phần ứng dụng và phát
triển công nghệ đóng tàu Vinashin;
25. Công ty cổ phần Đầu tư xây
dựng miền Trung Vinashin;
26. Công ty cổ phần Kiểm toán và Tư
vấn Thăng Long;
27. Công ty cổ phần Cơ khí Quảng Ninh
Vinashin.
IV. Các công ty
cổ phần và công ty liên doanh do Tổng công ty giữ
cổ phần, vốn góp không chi phối:
1. Công ty cổ phần Kỹ thuật môi
trường công nghiệp tàu thuỷ Shintec;
2. Ngân hàng cổ phần nhà (HABUBANK);
3. Công ty TNHH Nhà máy sửa chữa tàu biển
Huyndai - Vinashin;
4. Công ty Liên doanh SHELLGAS HAIPHONG;
5. Công ty Liên doanh BAICAN SHIPPING Co (Việt
6. Công ty Liên doanh VISKO (Phá dỡ tàu cũ
Việt
7. Công ty Liên doanh VINAKITA (Thiết kế tàu
Vinashin - Kikada);
8. Công ty Liên doanh VINASHINSJIN (Nội thất tàu
thuỷ Việt
9. Công ty Liên doanh thiết kế và dịch
vụ kỹ thuật tàu thuỷ Việt - Hàn;
10. Công ty trách nhiệm hữu hạn công
nghiệp AALOBRG;
11. Công ty trách nhiệm hữu hạn
thiết bị hàng hải KOYO - VINASHIN.
V. Các đơn
vị sự nghiệp:
1. Trường Công nhân kỹ thuật
Bạch Đằng;
2. Trường Kỹ thuật và nghiệp
vụ CNTT I tại Hải Phòng;
3. Trường Kỹ thuật và nghiệp
vụ CNTT II tại thành phố Hồ Chí Minh;
4. Trường Kỹ thuật và nghiệp
vụ CNTT III tại thành phố Đà Nẵng;
5. Trường Đại học tổng
hợp Vinashin.
Phụ lục số 3
NGÀNH, NGHỀ KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY
CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY VIỆT
(Ban hành kèm theo Điều lệ
tổ chức và hoạt động của Tổng công ty
Công nghiệp
tàu thuỷ Việt Nam được ban hành kèm theo
Quyết định số 247/2005/QĐ-TTg
ngày 06 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính
phủ)
1. Tư vấn thiết kế, kinh doanh
tổng thầu đóng mới và sửa chữa tàu
thuỷ, thiết bị và phương tiện nổi;
2. Chế tạo kết cấu thép dàn khoan,
container, phá dỡ tàu cũ, xuất nhập khẩu phế
liệu;
3. Thiết kế thi công công trình thuỷ, nhà
máy đóng tàu; đầu tư, kinh doanh nhà, xây dựng công
nghiệp - dân dụng, khu đô thị và nhà ở; kinh doanh
nạo vét luồng lạch và san lấp, tạo bãi, mặt
bằng xây dựng; kinh doanh vật liệu xây dựng; kinh
doanh hạ tầng khu công nghiệp;
4. Sản xuất các loại vật liệu,
thiết bị cơ khí, điện, điện lạnh,
điện tử phục vụ công nghiệp tàu thuỷ;
khảo sát thiết kế lắp đặt các hệ
thống tự động, thông tin liên lạc viễn
thông, phòng chống cháy nổ;
5. Sản xuất, kinh doanh thép đóng tàu, thép
cường độ cao; sản xuất, lắp
đặt trang thiết bị nội thất tàu thuỷ,
container;
6. Sản xuất, lắp ráp động
cơ Diezel, động cơ lắp đặt trên tàu
thuỷ; lắp ráp, phục hồi, sửa chữa,
xuất nhập khẩu và kinh doanh vật tư, thiết
bị giao thông vận tải;
7. Sản xuất, kinh doanh: xi măng,
điện, máy tính - truyền
thông, ô tô;
8. Xuất nhập khẩu vật tư
thiết bị cơ khí, phụ tùng, phụ kiện tàu
thuỷ và các loại hàng hoá liên quan đến ngành công
nghiệp tàu thuỷ;
9. Tư vấn, thiết kế, lập
dự án, chế thử, sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm; tư vấn đầu tư, chuyển
giao công nghệ; hợp tác liên doanh với các tổ
chức trong và ngoài nước phát triển thị
trường cho ngành công nghiệp tàu thuỷ; liên doanh
với đối tác nước ngoài để vận
tải, chế biến, thăm dò và khai thác dầu khí và các
khoáng sản khác;
10. Tổ chức khai thác thử nghiệm
năng lực các phương tiện vận tải
thuỷ, container mới sản xuất và vận tải
biển; kinh doanh, vận tải dầu thô, sản phẩm
dầu khí; dịch vụ hoa tiêu hàng hải, kinh doanh
dịch vụ hàng hải: đại lý cung ứng, lai
dắt, sửa chữa, vệ sinh tàu biển, môi giới
hàng hải, bốc dỡ hàng hoá; đại lý hàng hoá và môi
giới mua bán tàu biển, đại lý vận tải; kinh
doanh dịch vụ cảng và bến cảng, bốc
xếp hàng hoá, hoạt động kho bãi và các hoạt
động khác hỗ trợ vận tải; làm đầu
mối xuất nhập khẩu trực tiếp xăng
dầu, khí hoá lỏng LPG.
11. Đầu tư, chế biến kinh doanh
các mặt hàng thuỷ hải sản và chế tạo, cung
ứng các thiết bị nuôi trồng chế biến
thuỷ hải sản; kinh doanh phân bón, vật tư nông
nghiệp;
12. Tổ chức đào tạo đội
ngũ cán bộ, công nhân, viên chức trong và ngoài
nước, đáp ứng nhu cầu kinh doanh của
Tổng công ty và các đối tác trong và ngoài nước.
Cung ứng xuất khẩu lao động trong và ngoài ngành
công nghiệp tàu thuỷ;
13. Kinh doanh tài chính;
14. Kinh doanh lữ hành nội địa, kinh
doanh lữ hành quốc tế, kinh doanh các dịch vụ du
lịch khác; kinh doanh vận tải hành khách bằng
phương tiện đường bộ,
đường thuỷ nội địa và quốc
tế; kinh doanh nhà hàng khách sạn và kinh doanh các ngành,
nghề khác theo quy định của pháp luật và
Điều lệ của Tổng công ty.