Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Nghị định 121/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Nghị định 121/2006/NĐ-CP
Cơ quan ban hành: | Chính phủ | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 121/2006/NĐ-CP | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Nghị định | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 23/10/2006 | Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Cơ cấu tổ chức, Hành chính |
TÓM TẮT VĂN BẢN
* Sửa đổi quy điịnhvề tuyển dụng, quản lý cán bộ, công chức - Ngày 23/10/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 121/2006/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước. Nghị định này bổ sung thêm các đối tượng sau được ưu tiên trong tuyển dung: con của người hoạt động cách mạng trước tổng khởi nghĩa (từ ngày 19/8/1945 trở về trước), con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, con anh hùng lực lượng vũ trang, con anh hùng lao động, cán bộ, công chức cấp xã có thời gian làm việc liên tục tại cơ quan, tổ chức cấp xã từ ba năm trở lên. Trường hợp số người đăng ký tuyển dụng cao hơn nhiều so với số lượng cần tuyển thì Hội đồng tuyển dụng có thể tổ chức sơ tuyển trước khi tổ chức tuyển dụng chính thức... Nội dung xét tuyển bao gồm: Yêu cầu, tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch tuyển dụng, Kết quả học tập trung bình toàn khoá của người dự tuyển, Đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng... Trường hợp nhiều người có kết quả xét bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng thì Hội đồng tuyển dụng bổ sung nội dung phỏng vấn để lựa chọn người có kết quả cao nhất trúng tuyển... Hợp đồng làm việc không có thời hạn áp dụng đối với các trường hợp đã có hai lần liên tiếp ký hợp đồng làm việc... Người thử việc được hưởng các chế độ tiền thưởng và phúc lợi khác như viên chức có cùng ngạch, bậc lương đang làm việc tại đơn vị sự nghiệp. Cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức hoặc người đứng đầu đơn vị sự nghiệp chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn và điều kiện của viên chức được cử dự thi... Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Xem chi tiết Nghị định 121/2006/NĐ-CP tại đây
tải Nghị định 121/2006/NĐ-CP
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 121/2006/NĐ-CP NGÀY 23 THÁNG 10 NĂM 2006
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 116/2003/NĐ-CP
NGÀY 10 THÁNG 10 NĂM 2003 CỦA CHÍNH PHỦ
VỀ VIỆC TUYỂN DỤNG, SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CỦA NHÀ NÂƯỚC
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 28 tháng 4 năm 2000 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 29 tháng 4 năm 2003;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
NGHỊ ĐỊNH :
Điều 1. Các điều sửa đổi, bổ sung
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (sau đây gọi tắt là Nghị định số 116/2003/NĐ-CP) như sau:
1. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1 và 3 Điều 7 Nghị định số 116/2003/NĐ-CP:
"1. Người dân tộc thiểu số, người tình nguyện phục vụ ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; anh hùng lực lượng vũ trang; anh hùng lao động; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hoạt động cách mạng trước tổng khởi nghĩa (từ ngày 19 tháng 8 năm 1945 trở về trước); con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học; con anh hùng lực lượng vũ trang, con anh hùng lao động'';
...
''3. Những người có học vị thạc sĩ đúng chuyên ngành đào tạo, phù hợp với nhu cầu tuyển dụng; những người tốt nghiệp loại giỏi và xuất sắc ở các bậc đào tạo chuyên môn phù hợp với nhu cầu tuyển dụng; người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự; đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện phục vụ nông thôn, miền núi từ hai năm trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ; cán bộ, công chức cấp xã có thời gian làm việc liên tục tại cơ quan, tổ chức cấp xã từ ba năm trở lên''.
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 10 Nghị định số 116/2003/NĐ-CP:
"Điều 10. Hội đồng tuyển dụng
1. Khi tuyển dụng viên chức, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý viên chức phải thành lập Hội đồng thi tuyển hoặc Hội đồng xét tuyển (sau đây gọi chung là Hội đồng tuyển dụng) của đơn vị sự nghiệp.
2. Hội đồng tuyển dụng có 05 hoặc 07 thành viên gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp;
b) Các ủy viên Hội đồng là đại diện lãnh đạo các bộ phận chuyên môn của đơn vị hoặc các chức danh chuyên ngành của đơn vị sự nghiệp (trong đó có một ủy viên kiêm thư ký Hội đồng).
3. Hội đồng tuyển dụng được thành lập Ban ra đề thi, Ban coi thi, Ban chấm thi, Ban phách.
4. Trường hợp số người đăng ký tuyển dụng cao hơn nhiều so với số lượng cần tuyển thì Hội đồng tuyển dụng có thể tổ chức sơ tuyển trước khi tổ chức tuyển dụng chính thức.
5. Trường hợp đơn vị sự nghiệp không đủ 05 thành viên để thành lập Hội đồng theo quy định tại khoản 2 Điều này thì cấp trên trực tiếp của đơn vị sự nghiệp thành lập Hội đồng tuyển dụng để tổ chức việc tuyển dụng viên chức cho đơn vị sự nghiệp. Hội đồng tuyển dụng có 05 hoặc 07 thành viên do người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của đơn vị sự nghiệp quyết định''.
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 Nghị định số 116/2003/NĐ-CP:
"Điều 13. Nội dung xét tuyển và cách xác định người trúng tuyển
1. Nội dung xét tuyển bao gồm:
a) Yêu cầu, tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch tuyển dụng;
b) Kết quả học tập trung bình toàn khoá của người dự tuyển;
c) Đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng theo quy định tại Điều 7 Nghị định này; nếu người tuyển dụng thuộc nhiều diện ưu tiên thì chỉ được xét một diện ưu tiên cao nhất
2. Cách xác định người trúng tuyển:
a) Người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển là người đạt yêu cầu, tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch dự tuyển và có kết quả học tập trung bình toàn khoá, cộng với chính sách ưu tiên theo quy định tính từ người có kết quả xét cao nhất cho đến hết chỉ tiêu được tuyển;
b) Trường hợp nhiều người có kết quả xét bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng thì Hội đồng tuyển dụng bổ sung nội dung phỏng vấn để lựa chọn người có kết quả cao nhất trúng tuyển''.
4. Sửa đổi, bổ sung các điểm a, b và c khoản 2 Điều 15 Nghị định số 116/2003/NĐ-CP:
"a) Hợp đồng làm việc lần đầu áp dụng đối với người được tuyển dụng trong thời gian thử việc;
b) Hợp đồng làm việc có thời hạn áp dụng đối với người đã đạt yêu cầu sau thời gian thử việc;
c) Hợp đồng làm việc không có thời hạn áp dụng đối với các trường hợp đã có hai lần liên tiếp ký hợp đồng làm việc quy định tại điểm b khoản 1 Điều này".
5. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 21 Nghị định số 116/2003/NĐ-CP:
"3. Người thử việc được hưởng các chế độ tiền thưởng và phúc lợi khác như viên chức có cùng ngạch, bậc lương đang làm việc tại đơn vị sự nghiệp".
6. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 26 Nghị định số 116/2003/NĐ-CP:
"4. Hội đồng kiểm tra có 05 hoặc 07 thành viên gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu đơn vị sự nghiệp;
b) Các ủy viên Hội đồng là đại diện lãnh đạo các bộ phận chuyên môn của đơn vị hoặc các chức danh viên chức có năng lực, trình độ nghiệp vụ ở cùng ngạch hoặc ngạch cao hơn trong đơn vị sự nghiệp (trong đó có một ủy viên kiêm thư ký Hội đồng);
c) Trường hợp đơn vị sự nghiệp không đủ 05 thành viên để thành lập Hội đồng theo quy định tại khoản này thì cấp trên trực tiếp của đơn vị sự nghiệp thành lập Hội đồng kiểm tra. Hội đồng kiểm tra có 05 hoặc 07 thành viên do người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của đơn vị sự nghiệp quyết định''.
7. Bổ sung thêm Điều 26a vào Nghị định số 116/2003/NĐ-CP:
"Điều 26a. Chuyển loại viên chức
Viên chức loại B, loại C quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này được cử đi đào tạo và đã có bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp được cơ quan, đơn vị bố trí vào vị trí việc làm phù hợp với trình độ đào tạo chuyên môn và nhu cầu sử dụng của cơ quan, đơn vị thì được xét chuyển loại viên chức và bổ nhiệm vào ngạch tương ứng với trình độ đào tạo.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện, trình tự xét chuyển loại viên chức".
8. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 29 Nghị định số 116/2003/NĐ-CP:
"2. Viên chức tham gia thi nâng ngạch phải đạt tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch dự thi; đạt hệ số lương chênh lệch thấp hơn không quá tương đương hai bậc lương so với bậc một của ngạch dự thi và bảo đảm các điều kiện cần thiết khác theo quy định của ngạch dự thi. Cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức hoặc người đứng đầu đơn vị sự nghiệp chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn và điều kiện của viên chức được cử dự thi".
9. Sửa đổi, bổ sung Điều 30 Nghị định số 116/2003/NĐ-CP:
"Điều 30. Hội đồng thi nâng ngạch
1. Khi tổ chức thi nâng ngạch, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức thi phải thành lập Hội đồng thi nâng ngạch. Hội đồng thi nâng ngạch có 05 hoặc 07 thành viên gồm Chủ tịch Hội đồng và các ủy viên Hội đồng (trong đó có một ủy viên kiêm thư ký Hội đồng).
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch giao việc tổ chức thi cho đơn vị sự nghiệp thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp là Phó Chủ tịch Hội đồng thi nâng ngạch.
2. Hội đồng thi nâng ngạch được thành lập Ban ra đề thi, Ban coi thi, Ban chấm thi, Ban phách".
10. Sửa đổi, bổ sung Điều 33 Nghị định số 116/2003/NĐ-CP:
"Điều 33. Bổ nhiệm vào ngạch
Căn cứ vào quyết định công nhận kết quả kỳ thi của cấp có thẩm quyền, người đứng đầu cơ quan, đơn vị sự nghiệp quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm và xếp lương viên chức vào ngạch dự thi theo quy định".
11. Sửa đổi, bổ sung Điều 41 Nghị định số 116/2003/NĐ-CP:
"Điều 41. Chấm dứt hợp đồng làm việc
1. Việc chấm dứt hợp đồng làm việc được thực hiện một trong các trường hợp sau:
a) Viên chức có nguyện vọng chấm dứt hợp đồng làm việc;
b) Đơn vị sự nghiệp không còn nhu cầu vị trí công việc của ngạch viên chức đang đảm nhiệm, đồng thời không có vị trí phù hợp để bố trí viên chức vào công việc khác;
c) Viên chức không đáp ứng được yêu cầu công việc của ngạch đảm nhiệm.
2. Viên chức chấm dứt hợp đồng làm việc quy định tại điểm a khoản 1 Điều này phải gửi đơn đề nghị trước 30 ngày cho người đứng đầu đơn vị sử dụng viên chức. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ khi nhận được đơn đề nghị chấm dứt hợp đồng làm việc, người đứng đầu đơn vị sử dụng viên chức xem xét, ra quyết định chấm dứt hợp đồng làm việc.
3. Đối với các trường hợp chấm dứt hợp đồng làm việc quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều này, người đứng đầu đơn vị sử dụng viên chức phải thông báo cho viên chức ba tháng trước khi ra quyết định chấm dứt hợp đồng làm việc để viên chức đi tìm việc làm mới.
4. Trong thời hạn quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này, người đứng đầu đơn vị sử dụng viên chức phải tiến hành các thủ tục cần thiết liên quan đến quyền lợi của người chấm dứt hợp đồng làm việc như: chuyển giao hồ sơ, lý lịch, giấy thôi trả lương, xác nhận bảo hiểm xã hội, giải quyết chế độ thôi việc và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật; sau đó báo cáo cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức để theo dõi, kiểm tra".
12. Sửa đổi, bổ sung các khoản 5 và 8 Điều 46 Nghị định số 116/2003/NĐ-CP:
"5. Ban hành quy chế tuyển dụng, quy chế nâng ngạch viên chức; thẩm định quy chế đánh giá viên chức chuyên môn do các Bộ được giao nhiệm vụ quản lý ngạch theo ngành chuyên môn xây dựng; thẩm định nội dung, hình thức tuyển dụng viên chức theo hình thức xét tuyển, cơ cấu ngạch viên chức chuyên ngành do các Bộ được giao nhiệm vụ quản lý ngạch theo ngành chuyên môn xây dựng; ban hành quy định việc xét nâng ngạch đối với ngành nghề đặc biệt, việc nâng ngạch, nâng bậc lương trước thời hạn'';
...
''8. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, xếp lương các ngạch viên chức tương đương ngạch chuyên viên cao cấp; phối hợp với các Bộ được giao quản lý ngạch viên chức chuyên ngành tổ chức thi nâng ngạch viên chức chuyên ngành tương đương ngạch chuyên viên cao cấp; kiểm tra, giám sát các kỳ thi nâng ngạch viên chức chuyên ngành tương đương ngạch chuyên viên chính;".
13. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 47 Nghị định số 116/2003/NĐ-CP:
"1. Tổng hợp số lượng, chất lượng đội ngũ viên chức thuộc Bộ. Bổ nhiệm, miễn nhiệm viên chức ngạch tương đương ngạch chuyên viên chính trở xuống;
2. Phân cấp tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức cho các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ;
3. Phân cấp quản lý biên chế đối với các đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật'';
...
''5. Tổ chức thi nâng ngạch đối với các ngạch viên chức tương đương ngạch chuyên viên chính theo quy định của pháp luật; tổ chức xét chuyển loại viên chức theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ;''.
14. Sửa đổi, bổ sung các khoản 5 và 6 Điều 49 Nghị định số 116/2003/NĐ-CP:
"5. Tổ chức thi nâng ngạch đối với các ngạch viên chức chuyên ngành tương đương ngạch chuyên viên chính được giao quản lý; chủ trì và phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức thi nâng ngạch viên chức chuyên ngành tương đương ngạch chuyên viên cao cấp.
6. Xây dựng và ban hành cơ cấu ngạch, quy chế đánh giá viên chức ngành chuyên môn được phân công quản lý sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ".
15. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2, 3, 6 và 8 Điều 50 Nghị định số 116/2003/NĐ-CP:
''Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân tỉnh) có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Tổng hợp số lượng, chất lượng đội ngũ viên chức thuộc Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh. Bổ nhiệm, miễn nhiệm viên chức ngạch tương đưÂơng ngạch chuyên viên chính trở xuống;
2. Phân cấp quản lý biên chế đối với các đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật;
3. Phân cấp việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức cho các đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh và các đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện'';
...
''6. Tổ chức xét chuyển loại viên chức theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ'';
...
''8. Thanh tra, kiểm tra việc thi tuyển, xét tuyển, nâng ngạch và việc thi hành các quy định của Nhà nước về sử dụng và quản lý viên chức ở các đơn vị sự nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này;".
16. Sửa đổi, bổ sung các khoản 2, 4 và 5 Điều 51 Nghị định số 116/2003/NĐ-CP:
"2. Thực hiện tuyển dụng, ký hợp đồng làm việc, tổ chức việc thi nâng ngạch, bổ nhiệm ngạch, chuyển ngạch đối với viên chức theo phân cấp'';
...
''4. Thực hiện chế độ thôi việc, chế độ bồi thường chi phí đào tạo, chấm dứt hợp đồng làm việc và các chính sách khác đối với viên chức theo quy định của pháp luật;
5. Khen thưởng, kỷ luật và chế độ bồi thường thiệt hại vật chất đối với viên chức theo thẩm quyền và đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng, kỷ luật viên chức theo quy định".
Điều 2. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Bãi bỏ các quy định trÂước đây trái với quy định tại Nghị định này.
2. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với quy định tại Nghị định này.
Điều 3. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ trưởng có liên quan  liên quan hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Cơ quan có thẩm quyền của tổ chức chính trị căn cứ quy định tại Nghị định này hướng dẫn áp dụng tại các đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ưÂơng và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng