Thông tư 09/2011/TT-BVHTTDL về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng Di tích Lịch sử - Văn hóa và Danh lam thắng cảnh
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 09/2011/TT-BVHTTDL
Cơ quan ban hành: | Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 09/2011/TT-BVHTTDL | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Hoàng Tuấn Anh |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 14/07/2011 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Chính sách, Văn hóa-Thể thao-Du lịch |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 09/2011/TT-BVHTTDL
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH Số: 09/2011/TT-BVHTTDL |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 14 tháng 07 năm 2011 |
Căn cứ Luật di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa;
Căn cứ Nghị định số 185/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh như sau:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Công trình xây dựng, địa điểm, cảnh quan thiên nhiên, khu vực thiên nhiên thuộc danh mục kiểm kê di tích của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định tại khoản 14 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa có đủ tiêu chí quy định tại Điều 28 Luật di sản văn hóa được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa.
NỘI DUNG HỒ SƠ KHOA HỌC DI TÍCH
Đơn đề nghị xếp hạng di tích là văn bản của tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý di tích gửi Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch để đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét xếp hạng, đề nghị xếp hạng di tích theo thẩm quyền (Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này).
Lý lịch di tích phải kê khai đầy đủ các nội dung sau đây:
Căn cứ kết quả khảo sát, nghiên cứu về di tích để phân loại di tích theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010.
Trường hợp di tích chứa đựng nhiều loại giá trị thì phân loại theo các loại giá trị đó, bắt đầu từ giá trị tiêu biểu nhất (ví dụ: di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật; di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh).
Miêu tả chi tiết lễ hội và các sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng khác liên quan đến di tích; tổng thuật các kết quả nghiên cứu trước đó và đề xuất nhận định của tổ chức, cá nhân lập hồ sơ khoa học di tích về đặc điểm, giá trị lịch sử - văn hóa của lễ hội, sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng liên quan đến di tích.
Đối với di tích lịch sử: miêu tả chi tiết công trình xây dựng, di vật và vết tích còn lại liên quan đến sự kiện, nhân vật lịch sử gắn với di tích;
Đối với di tích kiến trúc nghệ thuật: miêu tả chi tiết kỹ thuật xây dựng, kết cấu kiến trúc, vật liệu xây dựng, các đề tài, họa tiết và nghệ thuật trang trí của từng hạng mục kiến trúc cấu thành di tích;
Đối với di tích khảo cổ: nêu rõ các thành phần, đặc điểm, tầng văn hóa, hiện vật quan trọng được phát hiện trong quá trình nghiên cứu, thăm dò, khai quật di tích; hiện trạng của di tích;
Đối với danh lam thắng cảnh: miêu tả chi tiết về cảnh quan thiên nhiên, địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa đựng những dấu vết vật chất về các giai đoạn phát triển của trái đất; miêu tả các công trình kiến trúc, nghệ thuật liên quan đến danh lam thắng cảnh (nếu có);
Lập sơ đồ vị trí các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia (sau đây gọi chung là hiện vật) thuộc di tích tại thời điểm lập hồ sơ khoa học di tích; chú thích rõ tên gọi, mã số hiện vật được thể hiện trên sơ đồ theo đúng tên gọi và mã số hiện vật được ghi ở Bản thống kê hiện vật thuộc di tích quy định tại Điều 10 Thông tư này.
Đánh giá tổng quát giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ của di tích, nêu rõ những giá trị nổi bật của di tích được tổ chức, cá nhân lập hồ sơ khoa học di tích lấy làm căn cứ để xác định loại di tích.
Nêu rõ tên của tổ chức, cá nhân trực tiếp là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý di tích và thực trạng việc tổ chức bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
Trường hợp di tích thuộc sở hữu chung hoặc sở hữu nhà nước thì phải ghi rõ quyết định thành lập Ban (tổ) bảo vệ hoặc quản lý di tích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có).
Đề xuất phương hướng bảo vệ và phát huy giá trị di tích nhằm bảo tồn bền vững di tích gắn với việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Đề xuất của tổ chức, cá nhân lập hồ sơ khoa học di tích với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xếp hạng di tích đó là di tích cấp tỉnh, di tích quốc gia hoặc di tích quốc gia đặc biệt.
Lý lịch di tích được đóng thành quyển, khổ giấy A4. Tại trang cuối cùng, người lập lý lịch di tích phải ghi ngày, tháng, năm lập lý lịch, ký, ghi rõ họ tên, thủ trưởng đơn vị lập hồ sơ khoa học di tích ký, đóng dấu xác nhận.
Sử dụng bản đồ hành chính của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có di tích để đánh dấu và chú thích rõ vị trí di tích, đường đến di tích từ nơi đặt trung tâm hành chính của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đó.
Đối với di tích lịch sử: bản vẽ mặt bằng tổng thể phải thể hiện rõ vị trí các công trình, địa điểm, vết tích còn lại liên quan đến sự kiện, nhân vật lịch sử gắn với di tích;
Đối với di tích khảo cổ: bản vẽ mặt bằng tổng thể phải thể hiện đầy đủ các địa điểm khảo cổ thuộc di tích đã được phát hiện, thăm dò, khai quật;
Đối với danh lam thắng cảnh: bản vẽ mặt bằng tổng thể phải thể hiện được đường đồng mức và vị trí các công trình xây dựng thuộc khu vực danh lam thắng cảnh, có chú thích về quy mô của công trình xây dựng đó;
Trường hợp chi tiết kiến trúc có chạm khắc tiêu biểu nhưng kích thước nhỏ: bản vẽ kỹ thuật thực hiện theo tỷ lệ phù hợp để thể hiện được rõ chi tiết chạm khắc;
Trường hợp di tích khảo cổ: sử dụng lại (sao y bản chính) bản vẽ các mặt bằng, các mặt cắt của hố khai quật và bản vẽ một số hiện vật tiêu biểu được thực hiện trong quá trình khai quật di tích.
Ảnh tư liệu được sưu tầm để đưa vào tập ảnh phải ghi rõ xuất xứ.
Trường hợp không thực hiện được việc dập do chữ viết khắc trên hiện vật có kích thước quá lớn hoặc ở vị trí không dập được hoặc được viết trên các chất liệu đặc biệt (ví dụ: giấy, vải, lá cây) thì tiến hành sao chép theo quy định tại điểm b khoản này;
Trường hợp chữ viết được thể hiện bằng các hình thức đặc biệt (ví dụ: chữ triện, chữ thảo) thì phải mô tả rõ.
Trường hợp xác định di tích không có khu vực bảo vệ II, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải có văn bản giải trình kèm theo Biên bản khoanh vùng khu vực bảo vệ I của di tích.
Đối với những diện tích thuộc khu vực bảo vệ nhưng không nguyên thửa thì phải xác định các tọa độ cần thiết để thể hiện rõ phần diện tích đó;
Đối với những di tích mà khu vực bảo vệ nằm trên khu vực chưa có bản đồ địa chính và những di tích nằm trên địa hình rộng lớn, phức tạp thì phải xác định các tọa độ cần thiết để thể hiện rõ các khu vực bảo vệ;
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2011.
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện và tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các quy định trong Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu cần phải sửa đổi, bổ sung, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ XẾP HẠNG DI TÍCH
Kính gửi: Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh/thành phố …
Tôi là …………………………… (ghi rõ họ và tên người làm đơn)………..
Địa chỉ thường trú ………… (số nhà, đường phố, xóm, làng, xã/phường/thị trấn, huyện/quận/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương) .......................................................................
Là ……………..(ghi rõ người làm đơn là chủ sở hữu di tích hoặc người được giao quản lý di tích hoặc là người đại diện tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc người đại diện tổ chức được giao quản lý di tích):……. ……… (ghi rõ tên di tích) .............. tại .……… (số nhà, đường phố, xóm, làng, xã /phường/thị trấn, huyện/quận/thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương) ...........................
Qua quá trình sở hữu, quản lý, chúng tôi nhận thấy di tích có những giá trị tiêu biểu sau đây: ...................................................................................................... (ghi tóm tắt về giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ của di tích, tối đa…….. không quá 300 từ) ...................................................................
Vì vậy, chúng tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu, lập hồ sơ khoa học di tích để đề nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét quyết định xếp hạng đối với di tích trên.
Chúng tôi cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình lập hồ sơ khoa học di tích và thực hiện việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích theo đúng quy định của pháp luật về di sản văn hóa và các quy định pháp luật khác có liên quan.
|
(Địa danh nơi có di tích), ngày ... tháng ... năm ... Người làm đơn (ký và ghi rõ họ tên) |
SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH/THÀNH PHỐ …
(ĐƠN VỊ LẬP HỒ SƠ DI TÍCH)
BẢN THỐNG KÊ HIỆN VẬT *
THUỘC DI TÍCH …
Xã … huyện … tỉnh/thành phố …
STT |
Tên hiện vật |
Mã số |
Nguồn gốc |
Thời kỳ /niên đại |
Loại hiện vật |
Chất liệu |
Kích thước, trọng lượng |
Miêu tả hiện vật |
Tình trạng bảo quản |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
..., ngày ... tháng ... năm ...
Xác nhận của cơ quan/đơn vị lập Hồ sơ khoa học di tích
Chú thích:
* Bản thống kê hiện vật thuộc di tích thống nhất thực hiện trên khổ giấy A3, cỡ chữ 13 hoặc 14.
(1) Số thứ tự hiện vật trong Bản thống kê.
(2) Ghi rõ tên thường gọi của hiện vật và tên gọi khác (nếu có).
(3) Mã số được quy định như sau:
Mã số được cấu tạo từ 3 bộ phận (A. B. C), viết theo hàng ngang, trong đó:
A: là chữ viết tắt của tên di tích, ví dụ: Phủ Tây Hồ ghi PTH.
B: là chữ viết tắt của nơi đặt hiện vật, ví dụ: Tiền đường - ghi: TĐ, sân vườn - ghi: SV.
C: Số ghi vị trí hiện vật trên sơ đồ hiện vật thuộc di tích quy định tại khoản 7 Điều 6 Thông tư này, ví dụ: 01.
Như vậy, mã số hiện vật số 01 tại Tiền đường Phủ Tây Hồ sẽ ghi là: PTH.TĐ.01.
(4) Ghi rõ nguồn gốc hiện vật: vốn có, hiến tặng, khai quật, trao đổi, thu hồi, mua, nguồn khác.
(5) Ghi rõ hiện vật thuộc thời kỳ văn hoá nào, niên đại tương đối, niên đại tuyệt đối của hiện vật.
(6) Ghi rõ hiện vật là: di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
(7) Ghi rõ chất liệu, nhóm chất liệu chính của hiện vật: gốm, sành sứ, kim loại và hợp kim, gỗ, tre, nứa, giấy, phim, vải, len, lụa, da, lông thú, xương, sừng, vỏ động vật, vỏ nhuyễn thể, đá, đá quý, thủy tinh, pha lê, xi măng, thạch cao, nhựa, cao su, vỏ, sợi thực vật, ...
(8) Ghi các kích thước cơ bản của hiện vật theo đơn vị centimet, trọng lượng của hiện vật theo đơn vị gam (trường hợp hiện vật có trọng lượng quá lớn hoặc để ở vị trí không thể cân, đo được thì ước tính)
(9) Miêu tả hiện vật và nêu rõ các dấu tích đặc biệt (nếu có).
(10) Ghi rõ hiện vật đang ở trong tình trạng nào sau đây: nguyên, sứt, nứt, vỡ, hỏng men, méo, rỉ, gẫy, mọt, thủng, xước, rách, sờn, bạc màu, ố bẩn, ...
(11) Các ghi chú khác (nếu có).
UBND TỈNH/THÀNH PHỐ … |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
…, ngày tháng năm 20… |
BIÊN BẢN KHOANH VÙNG CÁC KHU VỰC BẢO VỆ DI TÍCH
... (tên di tích) ...
Xã … huyện … tỉnh/thành phố …
Căn cứ Luật di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa,
Hôm nay, ngày … tháng … năm …, hồi … giờ...
Chúng tôi gồm:
+ … (họ và tên - Chức danh người chủ trì Hội nghị)… : Chủ trì Hội nghị
+ … (họ và tên - Chức danh thư ký Hội nghị)… : Thư ký Hội nghị
Cùng các đại biểu:
+ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
…(tên các đại biểu - Chức danh)…
+ Sở Tài nguyên và Môi trường:
…(tên các đại biểu - Chức danh)…
+ Ban Quản lý di tích/Bảo tàng:
…(tên các đại biểu - Chức danh)…
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện … :
…(tên các đại biểu - Chức danh)...
+ Phòng Tài nguyên và môi trường:
…(tên các đại biểu - Chức danh) ...
+ Phòng Văn hóa và Thông tin:
… (tên các đại biểu - Chức danh) ...
+ Ủy ban nhân dân cấp xã …:
…(tên các đại biểu - Chức danh) ...
+ Đại diện tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý di tích:
… (tên các đại biểu - Chức danh) ...
Cùng đại diện các đoàn thể trong ... (thôn, xóm, tổ dân phố) … họp tại địa điểm … để thống nhất về việc khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích … (tên di tích) …
Sau khi nghe ………… (tên đơn vị chủ trì lập hồ sơ khoa học di tích)…… trình bày tóm tắt nội dung, giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ của di tích và dự kiến khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích, toàn thể đại biểu dự họp đã thống nhất khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích … (tên di tích) … như sau:
I. KHOANH VÙNG CÁC KHU VỰC BẢO VỆ DI TÍCH
Việc khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích được áp dụng theo quy định tại khoản 13 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009 và Điều 13, 14 Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 tháng 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hoá, cụ thể:
1. Khu vực bảo vệ I: là vùng có các yếu tố gốc cấu thành di tích, gồm:…………. (ghi rõ các công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia nằm ngoài các công trình xây dựng thuộc khu vực bảo vệ I)…..............................
Khu vực này gồm:
- Thửa đất số … diện tích … m2
- Thửa đất số … diện tích … m2
- ...............
Thuộc Tờ bản đồ số … tỷ lệ ...
- Phía Bắc giáp: …;
- Phía Nam giáp: …;
- Phía Đông giáp: …;
- Phía Tây giáp: ….
(Đối với những diện tích thuộc khu vực bảo vệ I nhưng không nguyên thửa, di tích nằm trên khu vực chưa có bản đồ địa chính, di tích nằm trên địa hình rộng lớn, phức tạp, thì phái xác định toạ độ các điểm cần thiết để thể hiện rõ Khu vực bảo vệ I. Ví dụ:
Khu vực này có diện tích ... m2 được xác định bởi các điểm A, B, C, D ...... có tọa độ như sau:
A (x:...; y:...);
B (x:...; y:...);
C (x:...; y:...);
D (x:...; y:...);
............................
- Phía Bắc giáp: …;
- Phía Nam giáp: …;
- Phía Đông giáp: …;
- Phía Tây giáp: ….).
2. Khu vực bảo vệ II: là vùng bao quanh hoặc tiếp giáp khu vực bảo vệ I của di tích.
Khu vực này gồm:
- Thửa đất số … diện tích …m2
- Thửa đất số … diện tích …m2
..............................
Thuộc Tờ bản đồ số … tỷ lệ ...
- Phía Bắc giáp: …;
- Phía Nam giáp: …;
- Phía Đông giáp: …;
- Phía Tây giáp: ….
(Đối với những diện tích thuộc khu vực bảo vệ II nhưng không nguyên thửa, di tích nằm trên khu vực chưa có bản đồ địa chính, di tích nằm trên địa hình rộng lớn, phức tạp, thì phải xác định toạ độ các điểm cần thiết để thể hiện rõ Khu vực bảo vệ II. Ví dụ:
Khu vực này có diện tích ... m2 được xác định bởi các điểm A', B', C', D' có toạ độ như sau:
A' (x:...; y:...);
B' (x:...; y:...);
C' (x:...; y:...);
D' (x:...; y:...);
..........................
- Phía Bắc giáp: …;
- Phía Nam giáp: …;
- Phía Đông giáp: …;
- Phía Tây giáp: …. ).
II. KIẾN NGHỊ
Căn cứ vào những nội dung đã nêu trên, toàn thể Hội nghị nhất trí đề nghị các cấp có thẩm quyền xem xét xếp hạng di tích ... (tên di tích) ... là … (loại và hạng di tích) ...
Biên bản này đã được thông qua và các đại biểu dự họp nhất trí ký tên:
Chủ trì hội nghị (ký và ghi rõ họ tên) |
Thư ký hội nghị (ký và ghi rõ họ tên) |
III. XÁC NHẬN CỦA CÁC CƠ QUAN
1. Uỷ ban nhân dân cấp xã |
2. Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện |
3. Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện |
4. Uỷ ban nhân dân cấp huyện 5. Ban Quản lý di tích/Bảo tàng
6. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 7. Sở Tài nguyên và Môi trường
8. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
(đối với hồ sơ di tích xếp hạng quốc gia và quốc gia đặc biệt)
(1) -------- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /TTr- (2) |
…, ngày tháng năm 20… |
TỜ TRÌNH
V/v xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh
Kính gửi: …………………………(3)……………………………
- Căn cứ Luật di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;
- Căn cứ Nghị định 98/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hoá;
- Căn cứ Thông tư số … ngày …, tháng …, năm … của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh;
(1) đã hoàn thiện nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng (4) (5), xã (phường) … huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) … tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương)… (Kèm theo Hồ sơ khoa học di tích).
(1) trân trọng đề nghị (3) xem xét, xếp hạng (6) cho di tích trên.
(1) trân trọng đề nghị./. (7)
Nơi nhận: |
(8) (Chữ ký, dấu) |
Chú thích:
(1) Cơ quan, đơn vị trình hồ sơ (ví dụ: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh/thành phố…, Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố…).
(2) Tên viết tắt của cơ quan, đơn vị trình hồ sơ (ví dụ: Ủy ban nhân dân ghi: UBND, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi: SVHTTDL).
(3) Cơ quan, đơn vị nhận hồ sơ (ví dụ: Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố…, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).
(4) Loại di tích đề xuất trong hồ sơ (ví dụ: di tích lịch sử, di tích kiến trúc nghệ thuật).
(5) Tên di tích thống nhất trong các thành phần hồ sơ (ví dụ: Phủ Tây Hồ).
(6) Hạng của di tích: di tích cấp tỉnh/ di tích quốc gia/ di tích quốc gia đặc biệt.
(7) Vị trí ký tắt.
(8) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trình hồ sơ.
(9) Đơn vị soạn thảo và số bản lưu tại đơn vị. Ví dụ: Cục Di sản văn hóa, lưu 3 văn bản thì ghi: DSVH(3).
(10) Ký hiệu người đánh máy, số lượng bản người đánh máy lưu. Ví dụ: Nguyễn Văn A là người đánh máy văn bản và lưu 01 văn bản thì ghi: NVA(1).
(11) Số lượng văn bản phát hành (ví dụ: 6).