Thông tư 09/2007/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 09/2007/TT-BLĐTBXH

Thông tư 09/2007/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:09/2007/TT-BLĐTBXHNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Nguyễn Thị Hằng
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
13/07/2007
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 09/2007/TT-BLĐTBXH

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Thông tư 09/2007/TT-BLĐTBXH DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.zip) Thông tư 09/2007/TT-BLĐTBXH ZIP (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 09/2007/TT-BLĐTBXH

NGÀY 13 THÁNG 07 NĂM 2007

HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 67/2007/NĐ-CP

NGÀY 13 THÁNG 4 NĂM 2007 CỦA CHÍNH PHỦ

VỀ CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP CÁC ĐỐI TƯỢNG BẢO TRỢ XÃ HỘI

            Căn cứ Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội (sau đây gọi tắt là Nghị định 67/2007/NĐ-CP); sau khi thống nhất với Bộ Tài chính tại công văn số 7764/BTC-HCSN ngày 13 tháng 6 năm 2007, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại công văn số 1468/BNN-PH ngày 29 tháng 5 năm 2007, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 67/2007/NĐ-CP như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG
            1. Đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện trợ cấp hàng tháng do xã, phường, thị trấn quản lý đã được quy định tại điều 4 Nghị định 67/2007/NĐ-CP, nay hướng dẫn thêm như sau:
a) Hộ gia đình nghèo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 4, khoản 5,  khoản 6, khoản 9 Điều 4 Nghị định 67/2007/NĐ-CP là hộ gia đình được Uỷ ban nhân dân cấp xã công nhận hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
b) “Lương hưu” hoặc “trợ cấp bảo hiểm xã hội” theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 67/2007/NĐ-CP bao gồm lương hưu theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội (kể cả lương hưu theo quy định tại Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ); trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng; trợ cấp tuất hàng tháng; trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 4 tháng 8 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ; trợ cấp hàng tháng của công nhân cao su nghỉ việc; trợ cấp hàng tháng của cán bộ xã nghỉ việc hưởng theo quy định tại Quyết định số 130-CP ngày 20 tháng 6 năm 1975 của Hội đồng Chính phủ, Quyết định số 111-HĐBT ngày 13 tháng 10 năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng và Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ.
            c) “Người tàn tật nặng không có khả năng lao động” quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 67/2007/NĐ-CP là người từ đủ 15 tuổi trở lên bị tàn tật, giảm thiểu chức năng không thể trực tiếp sản xuất, kinh doanh, được bệnh viện quận, huyện, thị xã (sau đây gọi là cấp huyện) xác nhận hoặc Hội đồng xét duyệt xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã) công nhận.
            “Người tàn tật nặng không có khả năng tự phục vụ” quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 67/2007/NĐ-CP là người không có khả năng tự phục vụ sinh hoạt cá nhân, được bệnh viện cấp huyện xác nhận hoặc Hội đồng xét duyệt cấp xã công nhận.
            d) “Người nhiễm HIV/AIDS” quy định tại khoản 6 Điều 4 Nghị định 67/2007/NĐ-CP là người được cơ quan y tế có thẩm quyền (quy định tại Quyết định số 3052/2000/QĐ-BYT ngày 29 tháng 8 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành tiêu chuẩn phòng xét nghiệm được phép khẳng định các trường hợp HIV dương tính) kết luận nhiễm HIV/AIDS.
            đ) “Người đơn thân đang nuôi con” quy định tại khoản 9 Điều 4 Nghị định 67/2007/NĐ-CP là người không có chồng hoặc vợ; chồng hoặc vợ đã chết; chồng hoặc vợ mất tích theo quy định tại Điều 78 Bộ Luật Dân sự đang nuôi con đẻ, con nuôi hợp pháp.
Bổ sung
Bổ sung
2. Đối tượng bảo trợ xã hội được xem xét tiếp nhận vào nhà xã hội tại cộng đồng quy định tại Điều 5 và Điều 7 Nghị định 67/2007/NĐ-CP bao gồm các đối tượng nêu tại khoản 1, khoản 2, khoản 6 Điều 4 của Nghị định 67/2007/NĐ-CP có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không tự lo được cuộc sống, không có điều kiện sống tại gia đình (kể cả gia đình thay thế).
3. Đối tượng bảo trợ xã hội được xem xét tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội bao gồm các đối tượng nêu tại khoản 1, khoản 2, khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 4 của Nghị định 67/2007/NĐ-CP có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không tự lo được cuộc sống, không có điều kiện sống tại gia đình hoặc nhà xã hội tại cộng đồng.
            4. Đối tượng trợ cấp đột xuất đã được quy định tại Điều 6 của Nghị định 67/2007/NĐ-CP, nay hướng dẫn thêm như sau:
a) “Người bị thương nặng” nêu tại điểm b khoản 1 Điều 6 Nghị định 67/2007/NĐ-CP là người bị thương phải cấp cứu hoặc phải điều trị tại cơ sở y tế.
b) “Hộ gia đình phải di dời khẩn cấp” nêu tại điểm đ khoản 1 Điều 6 Nghị định 67/2007/NĐ-CP là hộ gia đình phải di dời khẩn cấp nhà ở từ nơi ở cũ đến nơi ở mới do nguy cơ sạt lở đất, lũ quét theo Quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
c) “Người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú” nêu tại điểm g khoản 1 Điều 6 Nghị định 67/2007/NĐ-CP là người gặp rủi ro ngoài địa bàn xã, phường, thị trấn đang sinh sống.
II. CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP
1. Chế độ trợ cấp thường xuyên
            a) Cách tính mức trợ cấp xã hội hàng tháng
            b) Các mức trợ cấp xã hội hàng tháng thấp nhất đối với từng nhóm đối tượng bảo trợ xã hội có các phụ lục kèm theo (Phụ lục 1, phụ lục 2, phụ lục 3).
c) Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và chi phí đảm bảo mức sống tối thiểu cho đối tượng bảo trợ xã hội ở địa phương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các ngành, đoàn thể ở Trung ương (có cơ sở bảo trợ xã hội) quyết định mức trợ cấp, trợ giúp cụ thể cho các đối tượng bảo trợ xã hội thuộc quyền quản lý cho phù hợp, nhưng không thấp hơn mức quy định của Nghị định 67/2007/NĐ-CP của Chính phủ.
d) Một số ví dụ cụ thể
            - Nhóm đối tượng là trẻ em :
            Ví dụ 1: Cháu Nguyễn Thị H 5 tuổi, mồ côi cả cha và mẹ, đang sống với bà ngoại tại xã X. Cháu H được hưởng chế độ trợ cấp đối với trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trên 18 tháng tuổi, hệ số để tính mức trợ cấp là 1,0; mức trợ cấp xã hội hàng tháng của cháu H là: 
120.000 đồng x 1,0 = 120.000 đồng.
            Ví dụ 2: Cháu Nguyễn Thị A 5 tuổi, tàn tật nặng, mồ côi cả cha và mẹ, đang sống với bác ruột tại xã X. Cháu A được hưởng chế độ trợ cấp đối với trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, tàn tật nặng, trên 18 tháng tuổi, hệ số để tính mức trợ cấp là 1,5; mức trợ cấp xã hội hàng tháng của cháu A là:
120.000 đồng x 1,5 = 180.000 đồng.
Ví dụ 3: Cháu Nguyễn Thị T 1 tuổi, mồ côi cả cha và mẹ, đang sống với bà ngoại tại xã X. Cháu T được hưởng chế độ trợ cấp đối với trẻ em mồ côi cả cha lẫn mẹ, dưới 18 tháng tuổi, hệ số để tính mức trợ cấp là 1,5;  mức trợ cấp xã hội hàng tháng của cháu T là:                     
120.000 đồng x 1,5 = 180.000 đồng.
Ví dụ 4: Cháu Trần Văn K 1 tuổi, bị nhiễm HIV/AIDS, mồ côi cả cha và mẹ, đang sống với bà ngoại tại xã X. Cháu K được hưởng chế độ trợ cấp đối với trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS, mồ côi cả cha lẫn mẹ, dưới 18 tháng tuổi, hệ số để tính mức trợ cấp là 2,0; mức trợ cấp xã hội hàng tháng của cháu K là:
                                            120.000 đồng x 2,0 = 240.000 đồng.
- Nhóm đối tượng là người cao tuổi:
            Ví dụ 1: Bà Lê Thị H 75 tuổi, là người cao tuổi cô đơn, không nơi nương tựa, thuộc diện hộ nghèo tại xã X. Bà H được hưởng chế độ trợ cấp đối với người cao tuổi cô đơn, không nơi nương tựa, gia đình thuộc diện hộ nghèo, hệ số để tính mức trợ cấp là 1,0; mức trợ cấp xã hội hàng tháng của bà H là:
                                        120.000 đồng x 1,0 = 120.000 đồng.
            Ví dụ 2: Bà Vũ Thị P 74 tuổi, bị mù cả hai mắt bẩm sinh, là người cao tuổi cô đơn, không nơi nương tựa, thuộc diện hộ nghèo tại xã X. Bà P được hưởng chế độ trợ cấp đối với người cao tuổi cô đơn, không nơi nương tựa, tàn tật nặng, gia đình thuộc diện hộ nghèo, hệ số để tính mức trợ cấp là 1,5; mức trợ cấp xã hội hàng tháng của bà P là:
                                        120.000 đồng x 1,5 = 180.000 đồng.
- Nhóm đối tượng là người tàn tật, tâm thần, HIV/AIDS:
            Ví dụ 1: Anh Nguyễn Văn B 40 tuổi đang sống ở xã X, là người nhiễm HIV/AIDS (được Trung tâm y tế dự phòng Thành phố H kết luận), không còn khả năng lao động, thuộc  hộ gia đình nghèo. Anh B được hưởng chế độ đối với người bị nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao động, gia đình thuộc diện hộ nghèo, hệ số để tính mức trợ cấp là 1,5; mức trợ cấp xã hội hàng tháng của anh B là:
120.000 đồng x 1,5 = 180.000 đồng.
Ví dụ 2: Anh Nguyễn Xuân N 37 tuổi đang sống ở xã X, gia đình thuộc diện hộ nghèo, bị bệnh tâm thần phân liệt, được Khoa tâm thần Bệnh viện Y chữa trị nhiều lần nhưng không thuyên giảm, đã kết luận: anh N bị bệnh tâm thần mãn tính. Anh N được hưởng chế độ đối với người tâm thần mãn tính thuộc hộ gia đình nghèo, hệ số để tính mức trợ cấp là 1,5; mức trợ cấp xã hội hàng tháng của anh N là:
                                   120.000 đồng x 1,5 = 180.000 đồng.
Ví dụ 3: Chị Nguyễn Thị H 20 tuổi, là người tàn tật nặng không thể tự làm được các công việc vệ sinh cá nhân như đánh răng, rửa mặt, tự ăn cơm; gia đình chị H thuộc diện hộ nghèo tại xã X. Chị H được hưởng chế độ trợ cấp đối với người tàn tật nặng không tự phục vụ được, gia đình thuộc diện hộ nghèo, hệ số để tính mức trợ cấp là 2,0; mức trợ cấp xã hội hàng tháng của chị H là:
                                  120.000 đồng x 2,0 = 240.000 đồng.
            - Nhóm đối tượng là hộ gia đình
            Ví dụ 1: Gia đình ông Nguyễn Văn B là hộ nghèo, sống tại xã X có 3 con là Nguyễn Thị P, Nguyễn Văn Đ và Nguyễn Văn H đều bị tàn tật nặng, không có khả năng tự phục vụ. Gia đình ông B được hưởng 02 loại trợ cấp xã hội như sau:
+ Trợ cấp cho cá nhân các cháu P, Đ, H theo chế độ đối với người tàn tật nặng, không tự phục vụ được, gia đình thuộc diện hộ nghèo, hệ số để tính mức trợ cấp cho mỗi cháu là 2,0; mức trợ cấp hàng tháng mỗi cháu = 120.000 đồng x 2,0 = 240.000đ.
         Trợ cấp 3 cháu  =   3 cháu x 240.000 đồng = 720.000 đồng.
+ Trợ cấp hộ gia đình có 3 người tàn tật nặng, không có khả năng tự phục vụ, hệ số để tính mức trợ cấp là 3,0;
            Mức trợ cấp hàng tháng = 120.000 đồng x 3,0 = 360.000 đồng       
Tổng các khoản trợ cấp gia đình ông B được hưởng hàng tháng là:
                                   720.000 đồng + 360.000 đồng = 1.080.000 đồng.
Ví dụ 2: Gia đình bà Lê Thị Q là hộ nghèo, sống tại xã X có 2 con là Nguyễn Văn V và Nguyễn Thị B đều không tự ăn cơm, rửa mặt, thay quần áo được. Gia đình bà Q được hưởng 02 khoản trợ cấp xã hội như sau:
+ Trợ cấp cho cá nhân các cháu V và B theo chế độ đối với người tàn tật nặng, không tự phục vụ được, gia đình thuộc diện hộ nghèo, hệ số để tính mức trợ cấp cho mỗi cháu là 2,0; mức trợ cấp hàng tháng mỗi cháu = 120.000 đồng x 2,0 = 240.000 đồng.
         Trợ cấp 2 cháu = 2 cháu x 240.000 đồng = 480.000 đồng.
+ Trợ cấp hộ gia đình có 2 người tàn tật nặng, không có khả năng tự phục vụ, hệ số để tính mức trợ cấp là 2,0; mức trợ cấp hàng tháng = 120.000 đồng x 2,0 = 240.000 đồng. Tổng các khoản trợ cấp gia đình bà Q  được hưởng hàng tháng là:
                                   480.000 đồng + 240.000 đồng = 720.000 đồng.
Ví dụ 3: Cháu Nguyễn Thị H 6 tuổi là trẻ bị bỏ rơi, đang được gia đình chị Lại Thị Thanh Th trú tại xã X nuôi dưỡng. Gia đình chị Th được hưởng chế độ: nhận nuôi trẻ em bị bỏ rơi từ 18 tháng tuổi trở lên, hệ số để tính mức trợ cấp là 2,0; mức trợ cấp xã hội hàng tháng của gia đình chị Th là:
                            120.000 đồng x 2,0 = 240.000 đồng.
Ví dụ 4: Cháu Phạm Thanh B sinh ngày 01/7/2007, bị nhiễm HIV/AIDS, mồ côi cả cha lẫn mẹ được chị Trần Thị Minh H trú tại xã X nhận nuôi dưỡng. 
+ Chị H được hưởng chế độ nhận nuôi trẻ em mồ côi dưới 18 tháng tuổi bị nhiễm HIV/AIDS, hệ số để tính mức trợ cấp là 3,0; mức trợ cấp xã hội hàng tháng của chị H là:
120.000 đồng x 3,0 = 360.000 đồng.
+ Từ 01/01/2009, cháu B được 18 tháng tuổi, chị H được hưởng chế độ nhận nuôi trẻ em mồ côi từ 18 tháng tuổi trở lên, bị nhiễm HIV/AIDS, hệ số để tính mức trợ cấp là 2,5; mức trợ cấp xã hội hàng tháng của chị H từ tháng 01 năm 2009 là:
                            120.000 đồng x 2,5 = 300.000 đồng.
2. Chế độ trợ cấp đột xuất
Mức trợ cấp cứu trợ đột xuất thấp nhất đối với từng nhóm đối tượng quy định tại Điều 6 Chương II Nghị định 67/2007/NĐ-CP như sau:
a) Đối với hộ gia đình:
- Có người chết, mất tích: 3.000.000 đồng/người;
- Có người bị thương nặng: 1.000.000 đồng/người;
- Có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng: 5.000.000 đồng/hộ;
  - Hộ gia đình phải di dời khẩn cấp nhà ở do nguy cơ sạt lở đất, lũ quét: 5.000.000 đồng/hộ.
b) Đối với cá nhân:
  - Trợ giúp cứu đói: 15 kg gạo/người/tháng, trong thời gian từ 1 đến 3 tháng;
  - Người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú dẫn đến bị thương nặng, gia đình không biết để chăm sóc: 1.000.000 đồng/người;
 - Người lang thang xin ăn trong thời gian tập trung chờ đưa về nơi cư trú: 10.000 đồng/người/ngày nhưng không quá 30 ngày. Trường hợp đặc biệt cần phải kéo dài thì thời gian được hưởng trợ cấp tối đa không quá 3 tháng và mức trợ cấp bằng mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng tại cơ sở bảo trợ xã hội.
            c) Đối với người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú bị chết, gia đình không biết để mai táng thì Uỷ ban nhân dân cấp xã, bệnh viện, cơ quan, tổ chức, cá nhân đứng ra tổ chức mai táng được hỗ trợ kinh phí mai táng thấp nhất là 2.000.000 đồng/người.
d) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố căn cứ vào nguồn kinh phí của địa phương, khả năng huy động sự hỗ trợ của cộng đồng để quyết định mức trợ cấp, trợ giúp cho phù hợp đối với các đối tượng nêu tại điểm a, b, c khoản 2 Mục II Thông tư này nhưng không được thấp hơn các mức quy định nêu trên; đồng thời quyết định mức trợ cấp đối với hộ gia đình bị mất phương tiện sản xuất, lâm vào cảnh  thiếu đói nêu tại điểm d khoản 1 Điều 6 của Nghị định 67/2007/NĐ-CP.
III. HỒ SƠ, THỦ TỤC
1. Hồ sơ hưởng trợ cấp thường xuyên
a) Hồ sơ đối tượng hưởng trợ cấp xã hội tại cộng đồng gồm:
-  Đơn đề nghị của đối tượng hoặc gia đình, người thân, người giám hộ có đề nghị của Trưởng thôn, bản, ấp, buôn, làng, tổ dân phố (sau đây gọi chung là thôn) và Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng cư trú (mẫu số 1);
- Sơ yếu lý lịch của đối tượng hưởng trợ cấp, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã;
            - Văn bản xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền về tình trạng tàn tật đối với người tàn tật (nếu có), người tâm thần, người nhiễm HIV/AIDS;
- Biên bản của Hội đồng xét duyệt cấp xã (nếu có- mẫu số 2);
- Quyết định hưởng trợ cấp (mẫu số 3), điều chỉnh mức trợ cấp (mẫu số 3a) của Chủ tịch UBND cấp huyện hoặc Quyết định tiếp nhận đối tượng từ cơ sở bảo trợ xã hội trở về địa phương (mẫu số 4);
- Quyết định chấm dứt hưởng trợ cấp hàng tháng của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
Đối với trường hợp nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi ngoài hồ sơ nêu trên còn có:
 - Đơn của người nhận nuôi có ý kiến đồng ý cho nhận nuôi của người giám hộ hoặc người đang nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi; trường hợp trẻ em từ đủ 9 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của trẻ em trong văn bản này (mẫu số 1b); xác nhận của Trưởng thôn và ý kiến chấp thuận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em sinh sống;
- Bản sao giấy khai sinh; sơ yếu lý lịch của trẻ em;
- Sơ yếu lý lịch của cá nhân hoặc chủ hộ gia đình nhận nuôi dưỡng trẻ em có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú, kèm theo bản sao công chứng giấy chứng minh nhân dân.
b) Hồ sơ đối tượng ở nhà xã hội gồm:
- Đơn đề nghị của đối tượng hoặc gia đình, người thân, người giám hộ có đề nghị của Trưởng thôn và Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng cư trú (mẫu số 1);
- Sơ yếu lý lịch của đối tượng có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã;
            - Văn bản xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền đối với người nhiễm HIV/AIDS;
- Biên bản của Hội đồng xét duyệt cấp xã (nếu có- mẫu số 2);
- Quyết định tiếp nhận vào nhà xã hội hoặc Quyết định tiếp nhận đối tượng từ cơ sở bảo trợ xã hội về nhà xã hội (mẫu số 4) của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện;
- Quyết định đưa đối tượng không còn đủ điều kiện ra khỏi nhà xã hội của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
c) Hồ sơ đối tượng nuôi dưỡng ở cơ sở bảo trợ xã hội gồm:
- Đơn đề nghị của đối tượng hoặc gia đình, người thân, người giám hộ có đề nghị của Trưởng thôn và Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng cư trú (mẫu số 1c);
- Sơ yếu lý lịch của đối tượng có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã;
            - Văn bản xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền về tình trạng tàn tật đối với người tàn tật (nếu có), người tâm thần, người nhiễm HIV/AIDS;
- Biên bản của Hội đồng xét duyệt cấp xã (nếu có- mẫu số 2);
- Văn bản đề nghị của cấp huyện gửi cơ quan quản lý cơ sở bảo trợ xã hội;
- Quyết định tiếp nhận của Thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở bảo trợ xã hội;
- Quyết định đưa đối tượng không còn đủ điều kiện ra khỏi cơ sở bảo trợ xã hội về gia đình, nhà xã hội của Giám đốc cơ sở bảo trợ xã hội (mẫu số 5);
d) Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí mai táng gồm:
- Đơn, văn bản đề nghị của cơ quan, đơn vị, tổ chức, gia đình, cá nhân đứng ra tổ chức mai táng đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp bị chết, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã (nếu là gia đình, cá nhân) nơi đối tượng cư trú (mẫu số 1a); bản sao giấy khai tử (nếu có);
- Quyết định hỗ trợ kinh phí mai táng của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện (mẫu số 6).
 2. Thủ tục xét hưởng trợ cấp thường xuyên
a) Để được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hoặc tiếp nhận vào Nhà xã hội, tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội hoặc hỗ trợ kinh phí mai táng thì đối tượng hoặc gia đình, người thân, người giám hộ phải làm đủ hồ sơ theo quy định gửi Uỷ ban nhân dân cấp xã.
b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc từ khi nhận đủ hồ sơ đề nghị của đối tượng, Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, trường hợp xét thấy đủ tiêu chuẩn thì niêm yết công khai tại Trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng của xã (nếu có) về trích yếu lý lịch của đối tượng, nội dung chế độ trợ cấp đề nghị được hưởng. Sau 30 ngày kể từ ngày niêm yết công khai, nếu không có ý kiến thắc mắc, khiếu nại thì Uỷ ban nhân dân cấp xã hoàn thiện hồ sơ của đối tượng theo quy định gửi Phòng Nội vụ -  Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện để xem xét, giải quyết.
Trường hợp đối tượng không đủ tiêu chuẩn theo quy định thì Uỷ ban nhân dân cấp xã thông báo cho đối tượng biết; trường hợp có ý kiến thắc mắc, khiếu nại, tố cáo của nhân dân thì Uỷ ban nhân dân cấp xã phải thẩm tra và thành lập Hội đồng xét duyệt, thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch (hoặc Phó chủ tịch UBND) làm Chủ tịch Hội đồng; cán bộ Lao động-Thương binh và Xã hội làm Uỷ viên thường trực; cán bộ Tài chính - Kế toán, Văn phòng - Thống kê, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc và đại diện một số đoàn thể làm uỷ viên.
c) Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do cấp xã gửi, phòng Nội vụ -  Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ra quyết định cho từng trường hợp cụ thể hoặc hoàn thiện hồ sơ, đề nghị Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội do Sở quản lý.
d) Thủ tục điều chỉnh mức trợ cấp; chấm dứt hưởng trợ cấp:
Khi đối tượng có sự thay đổi về độ tuổi, hoàn cảnh, mức độ tàn tật và số người hưởng trợ cấp trong hộ gia đình hoặc không còn đủ tiêu chuẩn hưởng trợ cấp thì Uỷ ban nhân dân cấp xã có văn bản gửi Phòng Nội vụ -  Lao động - Thương binh và Xã hội. Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận văn bản của cấp xã, Phòng Nội vụ - Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm xem xét, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ra Quyết định điều chỉnh mức trợ cấp hoặc chấm dứt hưởng trợ cấp theo quy định.
            3. Hồ sơ, thủ tục trợ cấp đột xuất
a) Trưởng thôn lập danh sách đối tượng trợ cấp đột xuất theo các nhóm đối tượng quy định tại Điều 6 của Nghị định 67/2007/NĐ-CP kèm theo biên bản họp thôn (nếu có) gửi Uỷ ban nhân dân cấp xã.
b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã triệu tập họp khẩn cấp Hội đồng xét duyệt thống nhất danh sách đối tượng cứu trợ đột xuất đề nghị cấp huyện hỗ trợ. Nếu cấp xã có nguồn cứu trợ dự phòng thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định cứu trợ ngay những trường hợp cấp thiết.
c) Sau khi được cấp huyện hỗ trợ, cấp xã tổ chức cứu trợ cho đối tượng và thực hiện việc công khai theo quy định tại Thông tư số 54/2006/TT-BTC ngày 19 tháng 6 năm 2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế công khai hỗ trợ trực tiếp của ngân sách nhà nước đối với cá nhân, dân cư.
d) Cơ sở y tế trực tiếp cấp cứu, chữa trị cho đối tượng quy định tại điểm g khoản 1 Điều 6 của Nghị định 67/2007/NĐ-CP làm văn bản gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện đề nghị cấp kinh phí hỗ trợ theo quy định.
đ) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, Giám đốc bệnh viện, thủ trưởng cơ quan, đơn vị tổ chức mai táng cho người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú bị chết (trường hợp gia đình không biết mai táng) làm văn bản gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện đề nghị cấp kinh phí mai táng theo quy định.
e) Trường hợp cấp huyện không đủ kinh phí cứu trợ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải có văn bản đề nghị Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, hỗ trợ.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
            1. Uỷ ban nhân dân cấp xã
a) Quản lý đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn bao gồm đối tượng trợ giúp thường xuyên và đột xuất bằng sổ cái hoặc phần mềm vi tính; theo dõi sự biến động của đối tượng để kịp thời bổ sung hoặc đưa ra khỏi danh sách những đối tượng không đủ tiêu chuẩn;
b) Thực hiện chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng một lần, kịp thời, đúng đối tượng quy định tại Thông tư này;
c) Định kỳ trước ngày 15/6 và 15/12 hàng năm báo cáo cấp huyện về số lượng đối tượng bảo trợ xã hội, tình hình thực hiện chính sách trợ cấp thường xuyên và đột xuất (mẫu số 7, 9);
d) Thanh toán kinh phí trợ cấp xã hội theo quy định hiện hành;
đ) Quản lý hoạt động Nhà xã hội và phối hợp hoạt động với các cơ sở bảo trợ xã hội trên địa bàn;
e) Đối với chính sách trợ giúp đột xuất: Tổ chức cứu trợ kịp thời, đúng đối tượng và hỗ trợ các đối tượng sớm khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định sản xuất và cuộc sống.
2. Cơ sở bảo trợ xã hội
a) Tiếp nhận và quản lý đối tượng, tổ chức nuôi dưỡng, đảm bảo đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần cho đối tượng do cơ sở quản lý; tổ chức việc đưa đối tượng đủ điều kiện hoà nhập cộng đồng trở về địa phương, gia đình;
b) Vận động các cơ quan, tổ chức, cá nhân trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội, quản lý sử dụng nguồn kinh phí huy động theo đúng quy định hiện hành để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đối tượng;
c) Phối hợp hoạt động với địa phương trên địa bàn cư trú và các địa phương có đối tượng nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc và hỗ trợ đối tượng tái hoà nhập cộng đồng;
d) Dự toán, thanh quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành;
đ) Định kỳ và đột xuất báo cáo cơ quan quản lý trực tiếp về hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội (mẫu số 8).
            3. Uỷ ban nhân dân cấp huyện
Chỉ đạo phòng Nội vụ -  Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai và thực hiện các công việc sau:
            a) Quản lý đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn bao gồm đối tượng trợ giúp thường xuyên và đột xuất bằng hồ sơ, sổ cái hoặc phần mềm vi tính; tiếp nhận và quản lý hồ sơ gia đình, cá nhân đang nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi do cấp tỉnh bàn giao;
b) Hướng dẫn và kiểm tra, giám sát cấp xã trong việc xác định và quản lý đối tượng; tổ chức thực hiện chính sách trợ cấp, trợ giúp trên địa bàn;
            c) Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội của cấp xã, tổng hợp trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định;
d) Lập dự toán ngân sách chi trợ cấp, trợ giúp xã hội trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện và thanh quyết toán kinh phí trợ cấp thường xuyên và đột xuất theo quy định hiện hành;
đ) Tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình, kết quả thực hiện chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội về sở Lao động-Thương binh và Xã hội và Uỷ ban nhân dân cùng cấp trước ngày 30/6 và 31/12 hàng năm (mẫu số  8, 9);
e) Quản lý cơ sở bảo trợ xã hội do cấp huyện thành lập.
            4. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các sở, ban ngành liên quan thực hiện một số nội dung sau:
a) Căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương xây dựng mức trợ cấp, trợ giúp cho các đối tượng bảo trợ xã hội trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định;
            b) Quản lý đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn; chuyển giao hồ sơ gia đình, cá nhân đang nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi theo quy định tại Thông tư liên tịch số 10/2004/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 28/6/2004 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 38/2004/QĐ-TTg ngày 17/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách trợ giúp kinh phí cho gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi cho cấp huyện quản lý;
c) Hướng dẫn và kiểm tra, giám sát cấp huyện tổ chức quản lý, thực hiện chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội;
d) Lập dự toán và dự kiến phân bổ kinh phí bảo đảm xã hội cho cấp huyện và các đơn vị trên địa bàn, trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định; Trường hợp địa phương không đủ kinh phí cứu trợ đột xuất, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổng hợp trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để báo cáo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hỗ trợ từ nguồn ngân sách Trung ương theo quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 19 của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP;
đ) Tổng hợp, báo cáo định kỳ trước ngày 15/1 và 15/7 hàng năm và báo cáo đột xuất tình hình thực hiện chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Uỷ ban nhân dân cùng cấp (mẫu số  8, 9);
e) Quản lý cơ sở bảo trợ xã hội do cấp tỉnh thành lập.
Bổ sung
V. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.
2. Thời gian thực hiện các chế độ trợ cấp, trợ giúp theo quy định tại Nghị định số 67/2007/NĐ-CP của Chính phủ như sau:
Đối với các đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 trở về trước thì thời gian được hưởng mức trợ cấp theo quy định tại Nghị định số 67/2007/NĐ-CP từ ngày 01 tháng 01 năm 2007.
Đối với đối tượng có quyết định hưởng trợ cấp xã hội từ sau ngày 01 tháng 01 năm 2007 thì thời gian được hưởng chế độ trợ cấp tính từ ngày ghi trong Quyết định.
3. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với Thông tư này.
 Thông tư này thay thế các Thông tư của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, gồm: Thông tư số 18/2000/TT-BLĐTBXH ngày 28/7/2000 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 9/3/2000 của Chính phủ về chính sách cứu trợ xã hội; Thông tư số 16/2004/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2004 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 168/2004/NĐ-CP ngày 20/9/2004 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 9/3/2000 của Chính phủ về chính sách cứu trợ xã hội; Thông tư số 06/2004/TT-BLĐTBXH ngày 25/3/2004 hướng dẫn về thủ tục để hưởng chế độ trợ giúp theo Quyết định số 16/2004/QĐ-TTg ngày 05/2/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ giúp đối với hộ gia đình có từ 02 người trở lên không tự phục vụ được do bị hậu quả chất độc hoá học của Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu giải quyết./.

   BỘ TRƯỞNG

Nguyễn Thị Hằng

Phụ lục 1.  Mức trợ cấp xã hội hàng tháng thấp nhất cho các đối tượng bảo trợ xã hội sống tại cộng đồng do xã, phường quản lý́

 

TT

 

Đối tượng

 

Hệ số

Trợ cấp

(nghìn đồng)

1

a) Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 67/2007/NĐ-CP từ 18 tháng tuổi trở lên, gồm:

- Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng;

- Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật;

- Trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng;

- Người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hoá, học nghề, có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên.

 

b) Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 67/2007/NĐ-CP,  gồm:

-  Người cao tuổi cô đơn, thuộc hộ gia đình nghèo;

- Người cao tuổi còn vợ hoặc chồng, nhưng già yếu, không có con, cháu, người thân thích để nương tựa, thuộc hộ gia đình nghèo.

 

c) Đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 67/2007/NĐ-CP:

Người từ 85 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng.

 

d) Đối tượng không có khả năng lao động quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 67/2007/NĐ-CP:

 Người tàn tật nặng không có khả năng lao động, thuộc hộ gia đình nghèo.

 

đ) Đối tượng quy định tại khoản 9 Điều 4 Nghị định 67/2007/NĐ-CP, đang nuôi con từ 18 tháng tuổi trở lên:

Người đơn thân thuộc diện hộ nghèo, đang nuôi con nhỏ từ 18 tháng tuổi đến dưới 16 tuổi; trường hợp con đang đi học văn hoá, học nghề được áp dụng đến dưới 18 tuổi.

1,0

120

 

2

a) Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 67/2007/NĐ-CP dưới 18 tháng tuổi, gồm:

- Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng;

- Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật;

- Trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng.

b) Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 67/2007/NĐ-CP từ 18 tháng tuổi trở lên bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS, gồm:

- Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng;

- Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật;

- Trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng;

- Trẻ em nhiễm HIV/AIDS, thuộc hộ gia đình nghèo;

- Người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hoá, học nghề, có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên.

 

c) Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 67/2007/NĐ-CP tàn tật nặng, gồm:

- Người cao tuổi cô đơn thuộc hộ gia đình nghèo, tàn tật nặng;

- Người cao tuổi còn vợ hoặc chồng, nhưng già yếu, tàn tật nặng, không có con, cháu, người thân thích để nương tựa, thuộc hộ nghèo.

 

d) Đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 67/2007/NĐ-CP:

 Người tâm thần mãn tính sống độc thân không nơi nương tựa hoặc gia đình thuộc diện hộ nghèo.

 

đ) Đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 4 Nghị định 67/2007/NĐ-CP:

 Người nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao động, thuộc hộ gia đình nghèo.

 

e) Đối tượng quy định tại khoản 9 Điều 4 Nghị định 67/2007/NĐ-CP đang nuôi con dưới 18 tháng tuổi, từ 18 tháng tuổi trở lên bị tàn tật hoặc nhiễm HIV/AIDS:

 Người đơn thân thuộc diện hộ nghèo đang nuôi con nhỏ dưới 18 tháng tuổi; từ 18 tháng tuổi trở lên bị tàn tật nặnǵ hoặc bị nhiễm HIV/AIDS.

 

1,5

 

180

 

3

a) Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 67/2007/NĐ-CP dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật nặng hoặc bị nhiễm HIV/AIDS, gồm:

- Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng;

- Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật;

- Trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng;

- Trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ gia đình nghèo.

 

b) Đối tượng không có khả năng tự phục vụ quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 67/2007/NĐ-CP:

 Người tàn tật nặng, không tự phục vụ được, thuộc hộ gia đình nghèo.

 

c) Đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 4 Nghị định 67/2007/NĐ-CP nhận nuôi dưỡng trẻ em từ 18 tháng tuổi trở lên:

      Gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi từ 18 tháng tuổi trở lên.

 

d) Đối tượng quy định tại khoản 8 Điều 4 Nghị định 67/2007/NĐ-CP có 2 người tàn tật nặng:

     Hộ gia đình có 2 người tàn tật nặng, không có khả năng tự phục vụ.

 

 đ) Đối tượng quy định tại khoản 9 Điều 4 Nghị định 67/2007/NĐ-CP đang nuôi con dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS:

     Người đơn thân thuộc diện hộ nghèo đang nuôi con nhỏ dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS.

 

 

 

2,0

 

 

240

4

 Đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 4 Nghị định 67/2007/NĐ-CP nhận nuôi  trẻ em, gồm:

- Gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi dưới 18 tháng tuổi;

- Gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi từ 18 tháng tuổi trở lên bị tàn tật  hoặc bị nhiễm HIV/AIDS.

2,5

300

5

a) Đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 4 Nghị định 67/2007/NĐ-CP nhận nuôi trẻ em dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS:

    Gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật  hoặc bị nhiễm HIV/AIDS. 

 

b) Đối tượng quy định tại khoản 8 Điều 4 Nghị định 67/2007/NĐ-CP có 3 người tàn tật nặng:

     Hộ gia đình có 3 người tàn tật nặng, không có khả năng tự phục vụ.

3,0

360

6

Đối tượng quy định tại khoản 8 Điều 4 Nghị định 67/2007/NĐ-CP có 4 người  tàn tật nặng:

    Hộ gia đình có 4 người tàn tật nặng, không có khả năng tự phục vụ.

4,0

480

Phụ lục 2: Mức trợ cấp xã hội hàng tháng thấp nhất cho các đối tượng bảo trợ xã hội sống trong nhà xã hội tại cộng đồng do xã, phường quản lý                  

    

TT

 

Đối tượng

Hệ số

Trợ cấp

(Nghìn đồng)

 

a) Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 67/2007/NĐ-CP, gồm:

 - Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, Trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng;

- Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật;

- Trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng;

- Trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ gia đình nghèo;

- Người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hoá, học nghề, có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên.

 

b) Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 67/2007/NĐ-CP, không có điều kiện sống tại gia đình, gồm :

- Người cao tuổi cô đơn, thuộc hộ gia đình nghèo;

- Người cao tuổi còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con, cháu, người thân thích để nương tựa, thuộc hộ gia đình nghèo.

 

c) Đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 4 Nghị định 67/2007/NĐ-CP:

-  Người nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao động, thuộc hộ gia đình nghèo, không có điều kiện sống tại gia đình.

2,0

240

Phụ lục 3: Mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng thấp nhất cho các đối tượng bảo trợ xã hội sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội

 

TT

 

Đối tượng

Hệ số

Trợ cấp

(nghìn đồng)

 

1

a) Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 67/2007/NĐ-CP, từ 18 tháng tuổi trở lên, gồm:

- Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng;

- Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật;

- Trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng;

- Người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hoá, học nghề, có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên.

 

b) Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 67/2007/NĐ-CP, gồm:

- Người cao tuổi cô đơn, thuộc hộ gia đình nghèo;

- Người cao tuổi còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con, cháu, người thân thích để nương tựa, thuộc hộ gia đình nghèo.

 

c) Đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 67/2007/NĐ-CP:

- Người tàn tật nặng không có khả năng lao động hoặc không có khả năng tự phục vụ, thuộc hộ gia đình nghèo.

 

2,0

 

240

 

2

a) Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 67/2007/NĐ-CP, dưới 18 tháng tuổi, gồm:

- Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng;

- Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật;

- Trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng;

- Trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ gia đình nghèo.

b) Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 67/2007/NĐ-CP, từ 18 tháng tuổi trở lên bị tàn tật; bị nhiễm HIV/AIDS, gồm:

- Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, mất nguồn nuôi dưỡng;

- Trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng;

- Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật;

- Trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng;

- Trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ gia đình nghèo;

- Người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hoá, học nghề, có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên và bị tàn tật; bị nhiễm HIV/AIDS.

c) Đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 67/2007/NĐ-CP:

        Người bị tâm thần mãn tính.

d) Đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 4 Nghị định 67/2007/NĐ-CP:

       Người bị nhiễm HIV/AIDS.

 

2,5

 

300

Các mẫu kèm theo

Mẫu số 1

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 
 
 

 

 

....................... , ngày        tháng      năm 200

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ HƯỞNG TRỢ CẤP XÃ HỘI

(dùng cho cá nhân, hộ gia đình)

 

 
 
 

 

 

Kính gửi:  -  Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn).......................................

                 -   Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện (quận, thị xã, thành phố)...................

                Tỉnh, thành phố...........................................................................................

 

Tên tôi là: ......................................................................... Nam, nữ..........................................

Sinh ngày....................tháng.......................năm .......................................................................

Quê quán: ....................................................................................................................................

Hiện có hộ khẩu thường trú tại .............................................................................................

       Xã (phường, thị trấn) ............................. huyện (quận, thị xã, TP)...........................

       Tỉnh.......................................................................................................................................

Nêu hoàn cảnh cá nhân, gia đình, dạng đối tượng...........................................................

.........................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................

        Vậy tôi làm đơn này đề nghị ......................................................................................

.......................................................................................................................................................

 

 

                                                                                                            Người viết đơn

                                                                                                        ( Ký, ghi rõ họ tên)

   

Xác nhận của Trưởng thôn,

xác nhận trường hợp ông (bà)..................

nêu trên là đúng đề nghị UBND xã, huyện

xem xét cho ..............................................                       

               (Ký, ghi rõ họ tên)                                          

    

Xác nhận và đề nghị của UBND cấp xã

    UBND xã........................................

                                                                      Căn cứ hồ sơ và kết quả niêm yết công khai tại Trụ sở

                                                              UBND xã và thông báo trên các phương tiện thông tin của xã

                                                              từ ngày.... tháng....năm 200.. đến ngày... tháng.... năm 200...

                                                              đề nghị Chủ tịch UBND huyện xem xét, quyết định.

                                                                                               Chủ tịch UBND xã

 

 

 

 

 

Mẫu số 1a

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 
 
 

 

 

.........................ngày        tháng      năm 200

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

hỗ trợ kinh phí mai táng đối tượng bảo trợ xã hội

 

 
 
 

 

 

 

Kính gửi:  -  Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn)..........................................................

                 -   Uỷ ban nhân dân huyện (quận, thị xã, thành phố)........................................

                Tỉnh, thành phố........................................................................................

 

Tên tôi là: ................................................................... Nam, nữ.........................................

       Xã (phường, thị trấn) ............................. huyện (quận, thị xã, TP).............................

       Tỉnh..............................................................................................................................

có quan hệ với người chết: .................................................................................................

          đã đứng ra tổ chức lễ tang cho .................................................................................

là người đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đã qua đời ngày        tháng     năm  200...   tại .......................................................................... (giấy chứng tử số............

ngày       tháng       năm 200.. do UBND xã ......................................cấp).

 

Vậy tôi làm đơn này đề nghị cho tôi được hưởng chế độ hỗ trợ kinh phí mai táng cho ........................................................... nêu trên.

 

          Tôi xin cam đoan lời khai trên là đúng sự thật, nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

 

                                                                                                              Người viết đơn

         ( Ký, ghi rõ họ tên)

 

Xác nhận của Trưởng thôn,

xác nhận trường hợp ông (bà)...........

nêu trên là đúng, đề nghị UBND xã, huyện

xem xét hỗ trợ kinh phí mai táng.                                 

               (Ký, ghi rõ họ tên)                        

Xác nhận và đề nghị của UBND cấp xã

UBND xã....................................................

                                                                      xác nhận trường hợp trên là đúng đề nghị UBND huyện

                                                                      hỗ trợ kinh phí mai táng cho ..........................................

                                                                      theo quy định.

                                                                                                       Chủ tịch UBND xã

                                                                                                         (ký tên, đóng dấu)

 

 

Mẫu số 1b

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 
 
 

 

 

.........................ngày        tháng      năm 200

 

 

ĐƠN NHẬN NUÔI TRẺ EM MỒ CÔI, BỊ BỎ RƠI

 

 
 
 

 

 

Kính gửi:  -  Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn)...............................................

                 -   Uỷ ban nhân dân huyện (quận, thị xã, thành phố)..............................

                Tỉnh, thành phố...............................................................................

 

Tên tôi là: ................................................................... Nam, nữ..............................

Hiện có hộ khẩu thường trú tại ................................................................................

       Xã (phường, thị trấn) ............................. huyện (quận, thị xã, TP)....................

       Tỉnh....................................................................................................................

Giấy chứng minh nhân dân số..................................do CA..............................cấp

                                                ngày .............tháng ....... năm..........

 

xin đề nghị UBND xã ............................................. UBND huyện..........................

cho phép tôi được nhận nuôi cháu: .............................................................................

hiện ở: .........................................................................................................................

sinh ngày.........tháng ......năm 200.... là trẻ em mồ côi cả cha lẫn mẹ (hoặc bị bỏ rơi).

          Tôi xin cam đoan sẽ nuôi dưỡng, chăm sóc cháu và đảm bảo cho cháu được thực hiện quyền của trẻ em.

                            

Ý kiến của người giám hộ và trẻ em được nhận nuôi                              Người viết đơn

         (trường hợp trẻ từ đủ 9 tuổi trở lên)                                           ( Ký, ghi rõ họ tên)

.....................................................................................

.....................................................................................

....................................................................................

                              (Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

 

                                                                                                   

Ý kiến chấp thuận của Uỷ ban nhân dân cấp xã                               Xác nhận của Trưởng thôn,

UBND xã: .......................................................                          xác nhận trường hợp .........................

đồng ý để ông bà :.............................nhận nuôi                        hiện cư trú tại thôn.............................

cháu.................................theo đơn đề nghị trên                                       (Ký, ghi rõ họ tên)

                        Chủ tịch UBND xã

 

 

 

 

Mẫu số 1c

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 
 
 

 

 

.........................,  ngày        tháng      năm 200

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐƯỢC NUÔI DƯỠNG TẠI CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI

 

 
 
 

 

 

 

Kính gửi:  -  Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn).....................................................

                 -   Uỷ ban nhân dân huyện (quận, thị xã, thành phố)...................................

                -   Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội

                Tỉnh, thành phố...................................................................................

      

 

Tên tôi là: ................................................................... Nam, nữ...................................

Sinh ngày ...................tháng ..................năm ..............................................................

Trú quán tại thôn..........................................................................................................

       Xã (phường, thị trấn) ............................. huyện (quận, thị xã, TP)........................

       Tỉnh........................................................................................................................

 

hiện nay, tôi..................................................................................................................

......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

 

          Tôi đề nghị Quý cơ quan xem xét cho tôi được vào sống tại ..............................

.........................................................................................................................................

          Tôi xin cam đoan thực hiện đúng nội quy, quy định của cơ sở bảo trợ xã hội và Luật pháp của Nhà nước.

                                                                                                                Người viết đơn

                                                                                                            ( Ký, ghi rõ họ tên)

 

Xác nhận của Trưởng thôn,

xác nhận trường hợp ông (bà)....................

hiện cư trú tại thôn......................................

           (Ký, ghi rõ họ tên)                                                                       

                                                     Đề nghị của UBND cấp xã

                                                                        UBND xã....................................................................

                                                                      đề nghị Uỷ ban nhân dân huyện xem xét, giải quyết

                                                                                                       Chủ tịch UBND xã

 

 

 

 

Mẫu số 2

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 
 
 

 

 

BIÊN BẢN

HỌP HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT TRỢ CẤP XÃ HỘI

 

 
 
 

 

 

          Hôm nay, vào hồi .........giờ..........ngày ............tháng...........năm 200..

tại ...................................................................................................................

 

          Chúng tôi, gồm:

1. Ông (bà).............................................Chủ tịch UBND xã .........................

     Chủ tịch Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội

2. Ông (bà) ................................... Cán bộ LĐTBXH, thường trực Hội đồng;

3. Ông (bà).....................................Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã, Thành viên;

4. Ông (bà) .................................... Đại diện................................. Thành viên;

5. Ông (bà) ...................................  Đại diện................................. Thành viên;

6. Ông (bà) ............................... .... Đại diện................................. Thành viên;

................

  đã họp Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội (thường xuyên, đột xuất hoặc đưa vào Nhà xã hội, Cơ sở bảo trợ xã hội) để xem xét những nội dung sau:

1. .........................................................................................................................

2. .........................................................................................................................

3. ........................................................................................................................

Hội nghị đã thống nhất một số kết luận sau:

a) Các trường hợp đủ tiêu chuẩn hưởng trợ cấp (thường xuyên, đột xuất hoặc đưa vào Nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội):

1. .........................................................................................................................

2. .........................................................................................................................

b) Các trường hợp chưa đủ tiêu chuẩn hưởng trợ cấp (thường xuyên, đột xuất hoặc đưa vào Nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội):

1. .........................................................................................................................

Lý do:..................................................................................................................

2. .........................................................................................................................

Lý do:..................................................................................................................

 Hội nghị nhất trí đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã xem xét, đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định.

          Hội nghị kết thúc hồi .........giờ......ngày........tháng......năm 200.....

Biên bản này được làm thành 04 bản, gửi UBND huyện 02 bản (qua Phòng Nội vụ-Lao động-Thương binh và Xã hội) và lưu tại xã 02 bản.

 

    Thư ký Hội đồng                                                          Chủ tịch Hội đồng

    (Ký, ghi rõ họ tên)                                                              (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

Mẫu số 3

ỦY BAN NHÂN DÂN                     CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

HUYỆN...............................                            Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

   Số: ....../QĐ-UB

                                                       ......................ngày      tháng     năm 200...

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc trợ cấp xã hội

               ( Dùng cho cá nhân, hộ gia đình)

 

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN..............................

 

- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;

- Căn cứ Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội;

- Căn cứ Thông tư số......../2007/TT-BLĐTBXH, ngày   /   /2007của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số điều của Nghị định số 67 /NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội;

Xét đề nghị của Trưởng phòng Nội vụ- Lao động-Thương binh và Xã hội,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Trợ cấp cho ..........................................................................................................

cư trú tại thôn........................................................................................huyện...........................

tỉnh..................................................là đối tượng..............................................................................

..............................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................

Mức trợ cấp là ........................ đồng/tháng, (Bằng chữ:.............................................

..................................................................................................................................................)

kể từ ngày       tháng       năm 200..

 

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

 

Điều 3. Các ông (bà) Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân huyện, Trưởng phòng Nội vụ - Lao động - Thương binh và Xã hội, Trưởng phòng Tài chính, Chủ tịch UBND xã.................... và  đối tượng có tên nêu tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

                  CHỦ TỊCH

    (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

Nơi nhận:

- Như điều 3;

- Lưu:  VPUB, NV-LĐ-TBXH.

 

 

 

 

Mẫu số 3 a

ỦY BAN NHÂN DÂN                     CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

HUYỆN...............................                            Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

   Số: ....../QĐ-UB

                                                             ........................, ngày        tháng        năm 200...

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc điều chỉnh mức trợ cấp xã hội

               ( Dùng cho cá nhân, hộ gia đình)

 

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN

 

- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;

- Căn cứ Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội;

- Căn cứ Thông tư số......../2007/TT-BLĐTBXH, ngày   /   /2007của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số điều của Nghị định số 67 /NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội;

Xét đề nghị của Trưởng phòng Nội vụ- Lao động-Thương binh và Xã hội,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Điều chỉnh mức trợ cấp của .............., hộ gia đình ông (bà) ....................

 ................................................................................................................................................

cư trú tại thôn....................................................................................huyện................................

tỉnh..................................................là đối tượng...............................................................................

..............................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................

Đang hưởng mức trợ cấp là ........................ đồng/tháng,

Nay hưởng mức trợ cấp là ...........................đồng/tháng(Bằng chữ:...........................

..................................................................................................................................................)

                                              kể từ ngày       tháng       năm 200..

 

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Các ông (bà) Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân huyện, Trưởng phòng Nội vụ - Lao động - Thương binh và Xã hội, Trưởng phòng Tài chính, UBND xã.................... và đối tượng có tên nêu tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

                  CHỦ TỊCH

    (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

Nơi nhận:

- Như điều 3;

- Lưu:  VPUB, NV-LĐ-TBXH.

 

 

 

Mẫu số 4

ỦY BAN NHÂN DÂN                     CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

HUYỆN...............................                            Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

   Số: ....../QĐ-UB

..................ngày        tháng        năm 200...

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc tiếp nhận vào Nhà xã hội

(Dùng cho đối tượng vào nhà xã hội )

 

 
 
 

 

 

 

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN

 

- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;

- Căn cứ Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội;

- Căn cứ Thông tư số......../2007/TT-BLĐTBXH, ngày      /2007của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số điều của Nghị định số 67 /NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội;

Xét đề nghị của Trưởng phòng Nội vụ- Lao động-Thương binh và Xã hội,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Đồng ý tiếp nhận .....................................................................................................

Quê quán: thôn ...................................................................................huyện................................

tỉnh...............................................................là đối tượng....................................................................

từ:...........................................................................................................................................................

vào sống tại nhà xã hội.........................................................................................................

kể từ ngày         tháng          năm 200..  ,

 

Điều 2. .................... được hưởng mức trợ cấp là ................................ đồng/tháng

(Bằng chữ: ..........................................................................................................................)

 và các khoản trợ giúp khác theo quy định hiện hành.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Các ông (bà) Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân huyện, Trưởng phòng Nội vụ - Lao động - Thương binh và Xã hội, Trưởng phòng Tài chính, UBND xã.................... và đối tượng có tên nêu tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

                    CHỦ TỊCH

    (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

Nơi nhận:

- Như điều 4;

 - Lưu:  VPUB, NV-LĐ-TBXH.

 

 

Mẫu số 5

SỞ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH           CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

            VÀ XÃ HỘI                                                  Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 Trung tâm bảo trợ xã hội

      Số: ....../QĐ- TTBTXH                      ................ngày        tháng        năm 200...

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc chuyển đối tượng về gia đình hoặc nhà xã hội

 

 
 
 

 

 

 

GIÁM ĐỐC CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI

 

- Căn cứ Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội;

- Căn cứ Thông tư số......../2007/TT-BLĐTBXH, ngày   /   /2007của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số điều của Nghị định số 67 /NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội;

- Căn cứ Nghị định số          /200../NĐ-CP ngày   tháng    năm 200... của Chính phủ về ban hành Quy chế thành lập và hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội;

- Căn cứ Biên bản họp Hội đồng tư vấn của Trung tâm...............................................................

Xét đề nghị của............................................................................................................................

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Chuyển ông (bà)....................................................................................................

Quê quán thôn...............................................................................................................................

huyện......................................................... tỉnh..................................................................................

..........................................................................................................................................................

đến.......................................................................................................................................................

kể từ ngày       tháng       năm 200..  ,

Lý do...................................................................................................................................................

đến.............................................................................................xã.....................................................

huyện.................................................. tỉnh.........................................................................................

 

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Các ông (bà) Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính, Trưởng phòng Quản lý đối tượng, Trưởng phòng y vụ, Trưởng phòng bảo vệ và ông (bà) có tên nêu tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

               GIÁM ĐỐC

    (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

Nơi nhận:

- Như điều 3;

- Sở LĐTBXH (để b/c);

- Lưu: TCCB, QLĐT.

 

 

 

Mẫu số 6

ỦY BAN NHÂN DÂN                     CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

HUYỆN...............................                            Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

   Số: ....../QĐ-UB

..................ngày        tháng        năm 200...

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc cấp kinh phí hỗ trợ mai táng

 

 
 
 

 

 

 

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN

 

- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;

- Căn cứ Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội;

- Căn cứ Thông tư số......../2007/TT-BLĐTBXH, ngày  /    /2007của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số điều của Nghị định số 67 /NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội;

Xét đề nghị của Trưởng phòng Nội vụ- Lao động-Thương binh và Xã hội,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Cấp kinh phí hỗ trợ mai táng cho ông (bà)..........................................cư trú tại thôn (ấp, bản, tổ dân phố).......................xã............................huyện................... tỉnh..................................................là ....................................................................................

đã tổ chức mai táng cho .........................................................................................................

là đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội, đã từ trần ngày          tháng       năm 200..

 (Giấy chứng tử số............................. do ..........................................................cấp).

             Số tiền hỗ trợ là : 2.000.000 đồng (Bằng chữ: Hai triệu đồng chẵn)

 

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

 

Điều 3. Các ông (bà) Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân huyện, Trưởng phòng Nội vụ - Lao động - Thương binh và Xã hội, Trưởng phòng Tài chính, UBND xã.................... và ông (bà) có tên nêu tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

                 CHỦ TỊCH

    (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

Nơi nhận:

- Như điều 3;

- Lưu:  VPUB, NV-LĐ-TBXH.

 

 

 

 

 

TÊN CƠ QUAN ĐƠN VỊ                                                                                                            Mẫu số 7

BÁO CÁO SỐ LIỆU ĐỐI TƯỢNG BẢO TRỢ XÃ HỘI

HƯỞNG TRỢ CẤP TẠI CỘNG ĐỒNG

( Dùng cho cấp xã)

 

TT

 

Đối tượng

năm trước

năm

hiện tại

1

Nhóm đối tượng có mức trợ cấp 120.000đ/tháng (hệ số 1)

 

 

 

Trẻ em và người chưa thành niên quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ( sau đây nêu tắt Khoản... Điều...Nghị định 67)

 

 

 

Người cao tuổi quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 67.

 

 

 

Người từ 85 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 67.

 

 

 

Người tàn tật nặng không có khả năng lao động thuộc hộ gia đình nghèo quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 67.

 

 

 

Người đơn thân thuộc diện hộ nghèo quy định tại khoản 9 Điều 4 Nghị định  67 đang nuôi con từ 18 tháng tuổi đến dưới 18 tuổi (đang đi học).

 

 

2

Nhóm đối tượng có mức trợ cấp 180.000đ/tháng (hệ số 1,5)

 

 

 

Trẻ em quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 67 dưới 18 tháng tuổi:

 

 

 

Trẻ em và Người chưa thành niên quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 67 từ 18 tháng tuổi trở lên bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS.

 

 

 

Người cao tuổi quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 67 tàn tật nặng.

 

 

 

Người tâm thần mãn tính quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 67/2007 sống độc thân không nơi nương tựa hoặc gia đình thuộc diện hộ nghèo.

 

 

 

Ngưòi nhiễm HIV/AIDS quy định tại khoản 6 Điều 4 Nghị định 67 không còn khả năng lao động, thuộc hộ gia đình nghèo.

 

 

 

Người đơn thân thuộc diện hộ nghèo quy định tại khoản 9 Điều 4 Nghị định 67 đang nuôi con dưới 18 tháng tuổi, từ 18 tháng tuổi trở lên bị tàn tật hoặc nhiễm HIV/AIDS.

 

 

3

Nhóm đối tượng có mức trợ cấp 240.000 đ/tháng (hệ số 2)

 

 

 

Trẻ em quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 67 dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật nặng hoặc bị nhiễm HIV/AIDS.

 

 

 

Người tàn tật nặng không có khả năng tự phục vụ quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 67 thuộc hộ gia đình nghèo.

 

 

 

Gia đình, cá nhân quy định tại khoản 7 Điều 4 Nghị định 67 nhận nuôi dưỡng trẻ em từ 18 tháng tuổi trở lên.

 

 

 

Hộ gia đình quy định tại khoản 8 Điều 4 Nghị định 67 có 2 người tàn tật nặng, không có khả năng tự phục vụ.

 

 

 

Người đơn thân thuộc diện hộ nghèo quy định tại khoản 9 Điều 4 Nghị định 67 đang nuôi con dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS.

 

 

4

Nhóm đối tượng có mức trợ cấp 300.000 đ/tháng (hệ số 2,5) Gia đình, cá nhân quy định tại khoản 7 Điều 4 Nghị định 67 nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi dưới 18 tháng tuổi; từ 18 tháng tuổi trở lên bị tàn tật  hoặc bị nhiễm HIV/AIDS. 

 

 

5

Nhóm đối tượng có mức trợ cấp 360.000 đồng/tháng (hệ số 3,0)

 

 

 

Gia đình, cá nhân quy định tại khoản 7 Điều 4 Nghị định 67 nhận nuôi trẻ em dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS.

 

 

 

Hộ gia đình quy định tại khoản 8 Điều 4 Nghị định 67 có 3 người tàn tật nặng, không có khả năng tự phục vụ.

 

 

6

Nhóm đối tượng có mức trợ cấp 480.000 đồng/tháng (hệ số 4,0)

Hộ gia đình quy định tại khoản 8 Điều 4 Nghị định 67 có 4 người  tàn tật nặng, không có khả năng tự phục vụ.

 

 

7

Nhóm đối tượng sống trong Nhà xã hội (trợ cấp 240.000 đ/tháng (hệ số 2)

 

 

 

 

Trẻ em và người chưa thành niên quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 67.

 

 

 

 

Người cao tuổi quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 67 không có điều kiện sống tại gia đình.

 

 

 

 

Người nhiễm HIV/AIDS quy định tại khoản 6 Điều 4 Nghị định 67,  không còn khả năng lao động thuộc hộ gia đình nghèo, không có điều kiện sống tại gia đình

 

 

         

TÊN CƠ QUAN ĐƠN VỊ                                                                                                             Mẫu số 8

 

BÁO CÁO SỐ LIỆU ĐỐI TƯỢNG BẢO TRỢ XÃ HỘI

 ( Dùng cho cấp huyện, tỉnh)

 

TT

 

Đối tượng

Số năm trước

Số năm hiện tại

I

ĐỐI TƯỢNG HƯỞNG TRỢ CẤP TẠI CỘNG ĐỒNG

 

 

1

Trẻ em

 

 

 

        Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng; trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ gia đình nghèo.

         Người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hoá, học nghề, có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên.

 

 

2

Người cao tuổi

 

 

 

- Người cao tuổi cô đơn, thuộc hộ gia đình nghèo;

- Người cao tuổi còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con, cháu, người thân thích để nương tựa, thuộc hộ gia đình nghèo.

 

 

3.

Người từ 85 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội.

 

 

4

Người tàn tật nặng không có khả năng lao động hoặc không có khả năng tự phục vụ, thuộc hộ gia đình nghèo.

 

 

5

Người tâm thần

 

 

 

Người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm và có kết luận bệnh mãn tính, sống độc thân không nơi nương tựa hoặc gia đình thuộc diện hộ nghèo.

 

 

6

 Người nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao động, thuộc hộ gia đình nghèo, được cơ quan y tế có thẩm quyền kết luận nhiễm HIV/AIDS

 

 

7

Gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi.

 

 

8

Hộ gia đình có từ 02 người trở lên tàn tật nặng, không có khả năng tự phục vụ.

 

 

9

Người đơn thân thuộc diện hộ nghèo, đang nuôi con nhỏ dưới 16 tuổi; trường hợp con đang đi học văn hoá, học nghề được áp dụng đến dưới 18 tuổi.

 

 

II

ĐỐI TƯỢNG Ở NHÀ XÃ HỘI

 

 

 

Trẻ em

 

 

 

Người cao tuổi

 

 

 

Người nhiễm HIV/AIDS

 

 

III

ĐỐI TƯỢNG Ở CƠ SỞ BTXH

 

 

 

- Trẻ em và người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hoá, học nghề

 

 

 

- Người cao tuổi

 

 

 

- Người tàn tật 

 

 

 

-Người nhiễm HIV/AIDS

 

 

 

- Người bị tâm thần mãn tính

 

 


 

 

 

TỈNH, THÀNH PHỐ :…………………………

TÊN CƠ QUAN ( XÃ) .......................................

TỔNG HỢP CỨU TRỢ XÃ HỘI ĐỘT XUẤT

 

Số TT

 

Số người bị đói  (người)

Họ và tên người chết

Họ và tên

người mất tích

Họ và tên người bị thương nặng

Tình trạng nhà

Số tiền trợ giúp (1000đ)

Số gạo

Kg

Di dời khẩn cấp

Đổ

Sập

Trôi

Cháy

Hỏng nặng

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chó : - Cấp xã báo cáo thì ghi tên Chủ hộ ở cột B                                                                                           Ngày       tháng        năm 

                 - Cấp huyện, cấp tỉnh báo cáo:                                                                                                             CHỦ TỊCH  UỶ BAN NHÂN DÂN

+ Cột B: Ghi tên cấp xã, cấp huyện                                                                                                                                                  (Ký tên, đóng dấu)

+ Cột 1, 2,3, 4 ghi số lượng người

+ Cột 5, 6, 7, 8, 9, 10 ghi số lượng nhà

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi