Quyết định 984/TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chủ trương, biện pháp điều hành kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước 1997
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 984/TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 984/TTg | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 30/12/1996 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 984/TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 984/TTG NGÀY 30 THÁNG 12 NĂM 1996 VỀ MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, BIỆN PHÁP ĐIỀU HÀNH KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ, Xà HỘI VÀ DỰ TOÁN
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1997
Để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ năm 1997 đã được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 10 thông qua, Thủ tướng Chính phủ quyết định một số chủ trương, biện pháp điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 1997 trên một số lĩnh vực chủ yếu:
I. VỀ HUY ĐỘNG, SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ CÁC NGUỒN VỐN
CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
Cần sửa đổi, bổ sung và ban hành một số cơ chế, chính sách mới nhằm phát huy tốt và sử dụng có hiệu quả mọi tiềm lực về lao động, tiền vốn và tài nguyên phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, tập trung vào các vấn đề sau đây:
1. Kiến nghị với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi Pháp lệnh về lao động nghĩa vụ theo yêu cầu của tình hình mới, bảo đảm mọi công dân trong độ tuổi nghĩa vụ lao động (trừ các đối tượng được miễn) đều phải đóng góp một số ngày công nhất định trong năm để xây dựng, tu bổ các công trình cơ sở hạ tầng. Ban hành quy chế về chế độ lao động nghĩa vụ tương đương thời gian làm nghĩa vụ quân sự đối với nam thanh niên thuộc diện thi hành nghĩa vụ quân sự nhưng không được tuyển vào quân đội, chủ yếu để xây dựng một số công trình lớn về cơ sở hạ tầng. Những người thuộc diện huy động nếu không trực tiếp tham gia lao động nghĩa vụ thì phải đóng một khoản tiền tương ứng với tiền công theo giá thị trường tại địa phương. Chính phủ quy định cụ thể phương thức huy động, quản lý và sử dụng sức dân đóng góp bằng công lao động hoặc bằng tiền, bảo đảm công bằng, có hiệu quả, tránh tuỳ tiện, lãng phí. Có biện pháp huy động các nguồn lực khác để xây dựng các công trình công ích nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
2. Thực hiện chủ trương đẩy mạnh xã hội hoá các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao... đồng thời, đa dạng hoá các nguồn đầu tư để phát triển các lĩnh vực này.
a) Ban hành chính sách khuyến khích phát triển cơ sở giáo dục, y tế bán công và dân lập dưới nhiều hình thức, trong đó chú ý tới những điều kiện cần thiết cho sự thành lập và hoạt động của các cơ sở này, như chính sách cho thuê cơ sở vật chất (đất đai, trường lớp...), cho vay vốn, chế độ bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác đối với thầy giáo, thầy thuốc, công nhân viên làm việc trong các cơ sở này. Xây dựng quy chế về thành lập và hoạt động của các bệnh viện liên doanh và bệnh viện do nước ngoài đầu tư 100% vốn. Quy định cơ chế quản lý và kiểm soát của cơ quan nhà nước đối với sự hoạt động của các cơ sở giáo dục, y tế bán công, dân lập, có vốn đầu tư nước ngoài.
Đổi mới cơ chế bảo đảm kinh phí đối với các trường công, bệnh viện công theo hướng: từng bước thực hiện việc trang trải kinh phí cho các cơ sở này, trước hết là các chi phí thường xuyên với mức lương thoả đáng cho thầy giáo, thầy thuốc, bằng học phí, viện phí được quy định chính thức và công bố rõ, đồng thời cấm chỉ các khoản thu ngoài chế độ. Đồng thời, quy định rõ chế độ và cách thức trợ giúp việc học tập, khám chữa bệnh đối với người nghèo, gia đình chính sách, bằng một phần tài trợ của ngân sách nhà nước và sự đóng góp làm việc nghĩa của các tổ chức và cá nhân. Đổi mới cơ chế bảo hiểm y tế. Chính phủ quy định những vấn đề có tính nguyên tắc và hướng dẫn chính quyền địa phương áp dụng cơ chế mới trong một phạm vi thích hợp; thông qua thực tiễn, rút kinh nghiệm kịp thời để hoàn chỉnh cơ chế mới và áp dụng rộng rãi.
b) Các ngành văn hoá, thể dục thể thao chủ động nghiên cứu các hình thức xã hội hoá có thể áp dụng trong các loại hình hoạt động của ngành và tăng cường các hoạt động sự nghiệp có thu để bù đắp một phần kinh phí.
Riêng trong lĩnh vực thể dục thể thao, phát động mạnh mẽ phong trào quần chúng tham gia phát triển ngành, khuyến khích thành lập các câu lạc bộ theo từng môn thể thao với kinh phí hoạt động do các thành viên tham gia tự nguyện đóng góp và Nhà nước trợ giúp một phần. Đồng thời, hết sức tranh thủ sự tài trợ hoặc đỡ đầu lâu dài của các nhà sản xuất, các hãng kinh doanh lớn ở trong nước và nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
3. Bổ sung cụ thể chính sách khuyến khích đầu tư trong nước đi đôi với giải quyết các vướng mắc trong việc thành lập và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp nhằm khai thác tiềm năng đầu tư phát triển của các thành phần kinh tế, hướng mạnh vào những lĩnh vực, những vùng cần ưu tiên và sản xuất hàng xuất khẩu. Có quy chế phối hợp giữa các cơ quan, các tổ chức kinh tế nhà nước với các hiệp hội ngành nghề để hướng dẫn, giúp đỡ kinh tế hộ gia đình và các doanh nghiệp, trước hết là về thông tin kinh tế và tiếp thị, về vốn, về ứng dụng công nghệ mới.
Ban hành quy chế BOT (xây dựng - khai thác - chuyển giao) và các hình thức tương tự áp dụng đối với đầu tư trong nước; thực hiện cơ chế dùng tiền thuê đất để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng trên cơ sở quy hoạch lại đất đai, đơn giản hoá thủ tục hành chính trong việc cấp giấy phép sử dụng đất hoặc cho thuê đất.
Tiếp tục phát hành trái phiếu công trình đối với một số dự án đầu tư có khả năng thu hồi vốn, tập trung trước hết cho sản xuất điện, xi măng và xây dựng công trình giao thông.
4. Triển khai thực hiện Nghị định 59/CP của Chính phủ về quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước; trong quá trình thực hiện, kịp thời điều chỉnh, bổ sung những quy định chưa thật sát hợp với tình hình thực tế. Chú trọng kiểm soát việc thực hiện các quy định về hạch toán chi phí sản xuất, về phân phối lợi nhuận sau thuế, nhằm chống lãnh phí, tham ô và tăng tích luỹ, đầu tư phát triển của các doanh nghiệp nhà nước.
Đánh giá lại đầy đủ giá trị tài sản cố định trong các doanh nghiệp nhà nước, kể cả giá trị quyền sử dụng đất giao cho doanh nghiệp; cho phép thực hiện khấu hao nhanh để trả nợ vốn vay đầu tư, đổi mới thiết bị, công nghệ. Có biện pháp giải quyết vốn cho những doanh nghiệp có khả năng phát triển, đưa lại hiệu quả cao.
Giải quyết các vướng mắc để xúc tiến mạnh việc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước đã được lựa chọn và chuẩn bị cho bước tiếp theo. Đẩy mạnh việc sắp xếp lại những doanh nghiệp đã thực hiện những biện pháp chấn chỉnh nhưng vẫn thua lỗ kéo dài; lựa chọn làm thí điểm việc bán đấu giá một số doanh nghiệp nhỏ, không thuộc lĩnh vực thiết yếu.
5. Phát triển nhiều hình thức thu hút vốn trung hạn, dài hạn và dùng một phần vốn tín dụng ngắn hạn trong giới hạn cho phép để cho vay trung và dài hạn. Nhà nước áp dụng chính sách bù một phần lãi suất huy động của ngân hàng để tăng nguồn vốn tín dụng đầu tư. Mở rộng phát hành tín phiếu kho bạc, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công trình, tín phiếu ngân hàng và các hình thức bảo hiểm.
Điều hành lãi suất phù hợp với chỉ số lạm pháp, giảm dần chênh lệch lãi suất cho vay giữa khu vực nông thôn và thành thị, giữa lãi suất nội tệ và ngoại tệ. Cải tiến quy chế dự trữ bắt buộc; xây dựng quỹ bảo hiểm tiền gửi, đưa bảo hiểm tín dụng vào nội dung hoạt động của các Công ty bảo hiểm nhà nước.
Tiếp tục thực hiện chủ trương điều hành tỷ giá hợp lý, theo quan hệ cung cầu nhằm khuyến khích xuất khẩu và kiểm soát nhập khẩu. Hạn chế và kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu bằng hình thức vay trả chậm; từng bước cải thiện cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế. Rà soát các chế độ quản lý ngoại hối; xác định rõ phạm vi không dùng ngoại tệ để thanh toán và cho vay ở trong nước. Xây dựng tổ chức và quy chế quản lý mọi khoản vay nợ nước ngoài.
Ngân hàng nhà nước thực thi các biện pháp lành mạnh hoá hoạt động tín dụng, tích cực thu hồi nợ đến hạn, giảm tỷ lệ nợ quá hạn, thanh tra và xử lý những trường hợp cán bộ ngân hàng vi phạm quy chế tín dụng để mưu lợi riêng.
6. Nâng cao hiệu quả tín dụng đầu tư của Nhà nước; đối với các dự án đầu tư thuộc điện ưu tiên, ngoài hình thức cho vay ưu đãi để thực hiện dự án (ưu đãi trước), cần áp dụng thí điểm hình thức tài trợ trên cơ sở xem xét hiệu quả thực tế sau khi dự án đã được thực hiện bằng các nguồn vốn khác (ưu đãi sau), nhằm bảo đảm hiệu quả đầu tư.
Đối với những công trình hạ tầng vay vốn nước ngoài, có khả năng thu hồi vốn, lâu nay dùng vốn ngân sách để làm vốn đối ứng, nay chuyển sang vay tín dụng nhà nước và dùng nguồn thu phí để trả nợ.
7. Soát xét và bổ sung các dự án gọi vốn ODA, FDI phù hợp với quy hoạch phát triển các ngành, các vùng theo chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá hướng mạnh về xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trong nước và của nền kinh tế. Hoàn thiện cơ chế quản lý và điều phối nguồn vốn ODA, triển khai thực hiện Luật đầu tư nước ngoài mới được sửa đổi, khắc phục các trở lực chủ quan và khách quan để tăng nhanh mức giải ngân vốn ODA đã được cam kết, nâng cao tỷ lệ thực hiện vốn FDI.
8. Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản của mỗi bộ, ngành, chính quyền địa phương phải phản ảnh đầy đủ các nguồn vốn do Nhà nước chi phối và kiểm soát, bao gồm vốn ngân sách, vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, vốn tự đầu tư của doanh nghiệp nhà nước (bằng nguồn khấu hao cơ bản, lợi nhuận sau thuế, trái phiếu công trình, cổ phiếu huy động) và vốn của các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài dưới các hình thức. Thủ trưởng các ngành, các cấp chính quyền có trách nhiệm quản lý chặt chẽ và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguồn vốn đầu tư của ngân sách và tín dụng nhà nước; kiểm soát và giúp đỡ đầu tư phát triển của các doanh nghiệp nhà nước và công ty nước ngoài; hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư phát triển của các thành phần kinh tế khác.
9. Việc ghi kế hoạch và cấp phát, thanh toán vốn cho các công trình được Nhà nước đầu tư thực hiện theo các nguyên tắc và điều kiện đã đề ra trong Nghị định 42/CP với một số quy định cụ thể được bổ sung thêm như sau:
a) Đối với công trình nhóm C, các Bộ, ngành Trung ương, các uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổng công ty thành lập theo Quyết định số 91/TTg (gọi tắt là Tổng công ty 91) phải đăng ký đúng hạn và chỉ đăng ký một lần vào quý I/1997. Nếu không đăng ký kế hoạch theo quy định sẽ không được thông báo kế hoạch vốn. Việc Bố trí vốn nhóm C phải bảo đảm dành trên 60% cho các công trình và hạng mục hoàn thành trong năm.
b) Những công trình nhóm A, B đã được ghi vào kế hoạch thì phải được thông báo kế hoạch vốn đầu tư đầu năm và cấp tạm ứng vốn theo chế độ ngay từ tháng 1 năm 1997.
c) Trên cơ sở tiến độ thi công đã duyệt của các công trình được cấp vốn ngân sách, cơ quan tài chính cải tiến thủ tục và quy trình bảo đảm việc cấp phát, thành toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản phù hợp với tiến độ thi công, không để nợ đọng kéo dài về thanh toán khối lượng vốn đầu tư đã thực hiện của những công trình được ghi kế hoạch trong năm 1997.
d) Yêu cầu điều hoà, bổ sung và thay đổi cơ cấu vốn đầu tư chỉ được xem xét giải quyết hai đợt vào tháng 6 và tháng 10 năm 1997.
10. Tổ chức thực hiện tốt Quyết định số 53/TTg của Thủ tướng Chính phủ về quản lý các chương trình quốc gia. Xúc tiến việc thẩm định về phê duyệt những chương trình quốc gia chưa làm đủ thủ tục theo Quyết định 531/TTg. Trong việc triển khai thực hiện các chương trình đã được xét duyệt, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động bố trí lồng ghép các chương trình quốc gia trên địa bàn của mình, trên nguyên tắc bảo đảm thực hiện có hiệu quả nhất các mục tiêu của từng chương trình. Phần vốn xây dựng cơ bản (kể cả vốn sự nghiệp mang tính chất xây dựng cơ bản) của các chương trình phải được quản lý theo Điều lệ Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 42/CP.
II. VỀ ĐIỀU HÀNH NGÂN SÁCH
1. Triển khai thực hiện đồng hồ các biện pháp quản lý thu, bảo đảm thu đúng, thu đủ theo pháp luật, phấn đấu đạt và vượt dự toán thu ngân sách đã được Quốc hội thông qua:
a) Các bộ, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp để đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh; từ đó mà bồi dưỡng nguồn thu ngân sách nhà nước.
b) Cơ quan thuế, hải quan cải tiến phương pháp quản lý thu và nâng cao hiệu lực bộ máy thu thuế, thu phí và lệ phí; phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu, nhất là trong những khu vực còn thất thu và còn tiềm năng thu như xuất nhập khẩu, kinh tế ngoài quốc doanh, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và nhà, đất; xử lý các khoản thu tồn đọng theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; công khai hoá mức thuế từng hộ sản xuất, kinh doanh, nâng cao tính tự giác nộp thuế của các đơn vị.
c) Thưởng vượt kế hoạch thu thuế xuất, nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt cho các địa phương nỗ lực chống thất thu, chống buôn lậu:
- Đối với hàng xuất, nhập khẩu qua biên giới đất liền, địa phương được hưởng 100% số thu vượt kế hoạch thuế xuất, nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt được Nhà nước giao.
- Đối với thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng sản xuất nội địa và thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng qua cửa khẩu đường biển, đường hàng không, địa phương được trích thưởng một phần số thu vượt kế hoạch được giao.
- Số thưởng vượt thu trên đây chỉ được sử dụng cho mục đích đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng.
2. Chi ngân sách phải hết sức tiết kiệm, có hiệu quả. Nếu thu không đạt dự toán thì phải giảm chi tương ứng; không bố trí các khoản chi khi chưa có nguồn thu; việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành chế độ mới làm tăng chi trong năm chỉ thực hiện khi có nguồn bảo đảm chắc chắn.
Cơ quan tài chính bảo đảm cấp phát kinh phí đều trong năm theo kế hoạch và theo tiến độ thực hiện công việc (kể cả việc cấp phát bổ sung cho ngân sách cấp dưới theo kế hoạch). Trường hợp thu chưa kịp yêu cầu chi, Bộ Tài chính tạm ứng vốn của Ngân hàng Nhà nước để bảo đảm tiến độ chi theo kế hoạch của các Bộ, ngành, địa phương và phải hoàn trả trong năm. Những khoản chi đã ghi trong dự toán và có nguồn thu đảm bảo, phải thực hiện kịp thời, không được tuỳ tiện cắt giảm.
3. Khuyến khích các địa phương tạo vốn đầu tư cơ sở hạ tầng từ các nguồn:
a) Thu về cấp quyền sử dụng đất, tiền thuê đất, kể cả tiền thuê đất của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (trừ tiền cho thuê đất từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí), các địa phương được sử dụng 100% để đầu tư xây dựng cở sở hạ tầng.
b) Tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, các địa phương được sử dụng 100% để đầu tư phát triển quỹ nhà ở và xây dựng kết cấu hạ tầng khu dân cư.
c) Thu xổ số kiến thiết: các tỉnh thu không quá 20 tỷ đồng được sử dụng 100%; các tỉnh có số thu trên 20 tỷ đồng, được sử dụng thêm 50% số thu cao hơn để đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi như bệnh viện, trường học...
d) Thuế sử dụng đất nông nghiệp trồng lúa, các địa phương được sử dụng 50% (riêng các tỉnh miền núi được sử dụng 100%) để đầu tư cho nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn.
đ) Thuế tài nguyên rừng, kể cả tiền bán cây đứng (nếu có), được sử dụng để đầu tư cho bảo vệ, trồng rừng và xây dựng kết cấu hạ tầng.
4. Các khoản thu phạt vi phạm trật tự an toàn giao thông, thu phạt và tịch thu hàng buôn lậu, được đưa 100% vào ngân sách địa phương; địa phương được sử dụng 70% để chi cho các lực lượng làm nhiệm vụ trên địa bàn (bao gồm cả lực lượng công an, giao thông vận tải, hải quan, quản lý thị trường...). Nhu cầu chi của các bộ, cơ quan Trung ương để thực hiện nhiệm vụ trên được đáp ứng theo dự toán được duyệt trong kinh phí thường xuyên của cơ quan.
5. Thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả chủ trương tiết kiệm chi ngân sách theo các biện pháp sau đây:
a) Bộ Tài chính phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu ban hành các tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và đặc thù của các đơn vị hành chính, sự nghiệp; trình Chính phủ ban hành tiêu chuẩn sử dụng xe ô-tô con đối với từng cấp.
b) Hạn chế chi xây dựng mới trụ sở, mua sắm xe ô-tô con ở các cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan Đảng và đoàn thể sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp phát. Các cơ quan cần sắp xếp bố trí sử dụng hợp lý trụ sở làm việc và phương tiện hiện có để phục vụ công tác. Trong trường hợp thật cần thiết phải chi, Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền cho Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giải quyết việc xây dựng trụ sở, Bộ trưởng Bộ Tài chính giải quyết việc mua xe ô-tô con, trên cơ sở kiểm tra xem xét chặt chẽ nhu cầu và nguồn kinh phí xây dựng, mua sắm; hàng quý, hai Bộ phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc giải quyết các trường hợp này. Việc chi xây dựng trụ sở và mua sắm xe ô-tô con phải theo đúng chế độ quản lý tài chính và trong dự toán ngân sách được giao.
c) Ban Tổ chức - cán bộ Chính phủ cần kiểm tra việc thực hiện biên chế, quỹ lương của các Bộ, ngành, địa phương và có biện pháp xử lý các trường hợp tăng biên chế, quỹ lương sai chế độ làm tăng chi ngân sách.
d) Các cơ quan sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước phải có chương trình cụ thể, thiết thực để triển khai chủ trương tiết kiệm, chống lãnh phí; triệt để tiết kiệm các khoản chi hội nghị, khánh tiết. Bộ Tài chính kiểm tra, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình chi tiêu cho hội nghị, khánh tiết của các cơ quan sử dụng tiền của ngân sách.
III. VỀ CƠ CHẾ KẾ HOẠCH HOÁ
Để bảo đảm quyền chủ động bố trí kế hoạch và nâng cao trách nhiêm chỉ đạo, điều hành thực hiện của các ngành, các địa phương, Chính phủ phân bổ một số ít chỉ tiêu cần thiết cho việc giữ vững các vùng, các ngành, các lĩnh vực; đồng thời tăng cường khâu kiểm tra, kiểm soát thực hiện kế hoạch. Về các đơn vị được giao kế hoạch nhà nước, năm 1997 có thêm các tổng công ty nhà nước được thành lập theo Quyết định số 91/TTg.
A. CÁC CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC DO
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ GIAO
1. Giao cho các bộ, cơ quan Trung ương:
a) Đầu tư xây dựng cơ bản:
- Tổng mức vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung, trong đó vốn thực hiện dự án;
- Cơ cấu vốn thực hiện dự án theo một số ngành, lĩnh vực quan trọng;
- Danh mục và vốn đầu tư (trong đó: xây lắp, thiết bị) các công trình, dự án thuộc nhóm A (bao gồm cả các dự án ODA có mức vốn tương đương với các dự án nhóm A dùng vốn trong nước).
b) Tài chính:
- Giao cho các bộ, cơ quan Trung ương: Tổng mức chi ngân sách và chi tiết các khoản chi; trong đó chi cho các chương trình quốc gia;
- Giao cho Bộ Tài chính: Tổng mức thu ngân sách nhà nước;
- Giao cho Tổng cục Hải quan: Tổng mức thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (kể cả thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu, không kể các khoản phụ thu, phí, lệ phí).
c) Xuất nhập khẩu (giao cho Bộ Thương mại): Tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu.
d) Dự trữ quốc gia:
- Giao cho Cục Dự trữ Quốc gia: Dự trữ thóc, gạo, vật tư, thiết bị chủ yếu;
- Giao cho Quốc phòng, an ninh và một số ngành: Dự trữ hàng chuyên dùng.
2. Giao cho các Tổng công ty 91:
a) Vốn đầu tư xây dựng cơ bản:
- Tổng mức vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung, trong đó vốn thực hiện dự án;
- Danh mục và vốn đầu tư (trong đó: Xây lắp, thiết bị) các công trình, dự án thuộc nhóm A.
b) Tổng mức chi được ngân sách nhà nước cấp.
3. Giao cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Tài chính:
- Tổng số thu ngân sách trên địa bàn; thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nội địa; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu, trong đó hàng qua biên giới đất liền;
- Tổng số chi ngân sách địa phương; trong đó chi xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn tập trung, chi đầu tư từ các nguồn để lại địa phương;
- Tỷ lệ phân chia các khoản thu giữa ngân sách Trung ương và ngân sách cấp tỉnh (%);
- Bổ sung từ ngân sách Trung ương (nếu có).
b) Đầu tư xây dựng cơ bản:
- Tổng mức vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung, trong đó vốn thực hiện dự án;
- Cơ cấu vốn thực hiện dự án theo một số ngành, lĩnh vực quan trọng;
- Danh mục và vốn đầu tư các công trình, dự án thuộc nhóm A.
B. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ UỶ QUYỀN:
1. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư căn cứ vào nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 1997 đã được Quốc hội và Chính phủ quyết định, giao cho các bộ, ngành, địa phương các chỉ tiêu hướng dẫn nhằm cụ thể hoá các chỉ tiêu Chính phủ giao, tạo điều kiện cho các Bộ, địa phương và các đơn vị triển khai thực hiện đúng phương hướng, mục tiêu của kế hoạch nhà nước.
Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao danh mục và vốn đầu tư (trong đó: xây lắp, thiết bị) các dự án thuộc nhóm B, vốn cho công tác quy hoạch, vốn chuẩn bị đầu tư, vốn chuẩn bị thực hiện dự án; thông báo danh mục những công trình nhóm A, B của Trung ương trên địa bàn, vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch (sau khi Thủ tướng Chính phủ quyết định tổng mức vốn tín dụng, đối tượng và lãi suất cho vay).
Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn nhiêm vụ sản xuất, kinh doanh của sản phẩm chủ yếu đối với từng tổng công ty 91 (điện thương phẩm, than, dầu thô, khí đốt, thép, phân đạm, xi-măng, giấy, đường, cà phê, lưu thông lương thực...); thông báo vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch. 2. Bộ trưởng Bộ Tài chính được uỷ quyền giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước cho các cơ quan Trung ương ngoài danh mục các bộ, cơ quan do Thủ tướng Chính phủ giao; đồng thời, hướng dẫn các bộ, địa phương, tổng công ty 91 các chỉ tiêu thu, chi ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm thực hiện dự toán ngân sách nhà nước được Quốc hội thông qua và Thủ tướng Chính phủ giao; thông báo chi ngân sách nhà nước trên địa bàn cho các địa phương để phối kiểm tra, giám sát thực hiện.
C. VỀ CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH KẾ HOẠCH
1. Trên cơ sở những chủ trương, biện pháp điều hành kế hoạch kinh tế, xã hội và dự toán ngân sách nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua, các bộ, các ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải cụ thể hoá và hướng dẫn những vấn đề thuộc Bộ, ngành và địa phương phụ trách để thực hiện thống nhất trong cả nước.
2. Theo quy chế điều hành của Chính phủ, các bộ, địa phương, tổng công ty 91 phải báo cáo hàng tháng về tình hình thực hiện kế hoạch trên một số lĩnh vực chủ yếu về sản xuất, xây dựng cơ bản, thu - chi ngân sách, tiền tệ, xuất nhập khẩu, lưu thông vật tư hàng hoá, lạm phát... gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê chậm nhất trước ngày 25 hàng tháng.
3. Thực hiện chế độ giao ban hàng tháng giữa một số cơ quan, do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, về tình hình thực hiện kế hoạch, để kịp thời đề xuất các biện pháp khắc phục những vấn đề nảy sinh nhằm bảo đảm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội theo Nghị quyết của Quốc hội.