Quyết định 832/QĐ-BNN-KHCN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Đề án phát triển khuyến lâm giai đoạn 2008 - 2010 và định hướng đến 2020
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 832/QĐ-BNN-KHCN
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 832/QĐ-BNN-KHCN | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Cao Đức Phát |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 17/03/2008 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Chính sách, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 832/QĐ-BNN-KHCN
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Số: 832/QĐ-BNN-KHCN |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 17 tháng 3 năm 2008 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc phê duyệt Đề án phát triển khuyến lâm giai đoạn 2008 - 2010 và định hướng đến 2020
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP, ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 56/2005/NĐ-CP, ngày 26 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về khuyến nông, khuyến ngư;
Căn cứ Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020;
Theo đề nghị của Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quốc gia và Vụ trưởng các Vụ: Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Tài chính; Cục trưởng các Cục: Kiểm lâm, Lâm nghiệp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt "Đề án phát triển khuyến lâm giai đoạn 2008 - 2010 và định hướng đến năm 2020" với những nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu của Đề án
a) Mục tiêu dài hạn. ( đến năm 2020)
- Góp phần nâng cao trình độ chuyên môn về quản lý, xây dựng bảo vệ rừng cho 80% chủ rừng (tương đương khoảng 800.000 chủ rừng)
- Tăng cường tổ chức khuyến lâm ở cấp tỉnh, huyện. Bố trí có ít nhất 1 cán bộ khuyến lâm chuyên trách cho mỗi xã có nhiều rừng và tăng cường năng lực cho hệ thống khuyến lâm tự nguyện (5.985 xã nhiều rừng có cán bộ khuyến lâm chuyên trách).
- Xây dựng mạng lưới liên kết giữa hệ thống khuyến lâm, nghiên cứu và đào tạo với các chủ rừng và doanh nghiệp chế biến lâm sản, thu hút 50% số lượng doanh nghiệp lâm nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và các tổ chức đoàn thể tham gia các hoạt động khuyến lâm.
b) Mục tiêu trung hạn. (2008-2010)
- Phát triển nguồn nhân lực cho đội ngũ làm công tác khuyến lâm từ Trung ương đến thôn bản, ưu tiên cho khuyến lâm cơ sở.
- Thúc đẩy quá trình chuyển giao các kết quả nghiên cứu cho nông dân.
- Tăng cường đào tạo, huấn luyện và nâng cao nhận thức cho chủ rừng.
- Phát triển tổ chức và tăng cường xã hội hoá công tác khuyến lâm.
Chỉ tiêu phát triển:
- 50% cán bộ kiểm lâm địa bàn xã và 50% cán bộ khuyến lâm cấp tỉnh và huyện được đào tạo (tương đương 2.321 cán bộ khuyến lâm được đào tạo).
- 14 loại tiến bộ kỹ thuật được chuyển giao cho nông dân, 21.250 ha mô hình rừng trình diễn về tiến bộ kỹ thuật được xây dựng, trong đó có 42.500 nông dân được huấn luyện, 14.166 nông dân được tham quan học tập các mô hình.
- Tăng gấp 5 lần khối lượng thông tin, tuyên truyền so với thời điểm năm 2007.
- Mạng lưới nghiên cứu - đào tạo - khuyến lâm với các doanh nghiệp được thiết lập và đi vào hoạt động.
- Thực hiện hỗ trợ khuyến lâm cho 450.000 ha rừng sản xuất từ Dự án 661.
- Xây dựng được 15.000 ha mô hình rừng thử nghiệm thuộc dự án 661.
- Chính sách khuyến khích phát triển tổ chức khuyến lâm tự nguyện được xây dựng.
- 2 phương pháp và công cụ khuyến lâm có sự tham gia được thể chế hoá.
2. Các chương trình thực hiện Đề án giai đoạn 2008-2010
a) Chương trình xây dựng mô hình trình diễn và đào tạo, huấn luyện cho chủ rừng.
Nhằm góp phần đẩy mạnh trồng rừng theo phương thức thâm canh để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu gỗ lớn, gỗ nhỏ cho công nghiệp chế biến và gỗ gia dụng, khuyến khích gây trồng các loại cây đa mục đích và lâm sản ngoài gỗ.
Chương trình này bao gồm 5 tiểu chương trình sau:
- Trồng rừng thâm canh cây nguyên liệu:
+ Xây dựng được 9.000 ha mô hình trình diễn trồng thâm canh cây nguyên liệu giấy, nguyên liệu ván dăm trên các vùng sinh thái khác nhau.
+ Các loài cây ưu tiên: Các giống keo tai tượng tuyển chọn cho năng suất cao, Keo lai, Bạch đàn Lai, Bồ đề, Mỡ, các loại tre, trúc, nứa.
+ Ưu tiên triển khai thực hiện ở các tỉnh có quy hoạch các nhà máy sản xuất giấy, ván nhân tạo, và gỗ trụ mỏ: Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng trị, Thừa thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
- Trồng thâm canh cây lâm sản ngoài gỗ:
+ Xây dựng 6.750 ha mô hình trồng rừng thâm canh cây lâm sản ngoài gỗ với các phương thức khác nhau, ưu tiên phương thức trồng dưới tán rừng. Các loài cây lâm sản ngoài gỗ ưu tiên gồm: Nhóm cây làm nguyên liệu như Tre, Trúc, Mây, Song, Thông, nhóm cây dược liệu như: Thảo quả, Ba kích, Sa nhân, Quế, Hồi.
+ Tập trung triển khai thực hiện ở một số tỉnh miền núi phía bắc: Lai Châu, Lào Cai, Điện Biên, Yên Bái, Hòa Bình, Quảng Ninh, Lạng Sơn và các tỉnh Tây Nguyên, Nam Trung bộ.
- Trồng thâm canh cây gỗ lớn:
Trồng 4.500 ha mô hình trình diễn về trồng rừng thâm canh gỗ lớn với các loài cây chủ yếu như cây gỗ lớn bản địa năng suất cao, Thông Caribê, Xoan ta, Sao dầu, Dầu rái, Huỷnh, Lát ...Trên địa bàn các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên.
- Cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt thành rừng kinh tế có giá trị:
Xây dựng 500 ha mô hình trồng rừng thâm canh với các loại cây và phương thức trồng khác nhau trên đất rừng nghèo kiệt được chuyển hóa từ rừng phòng hộ sang rừng kinh tế. Các loài cây ưu tiên gồm nhóm các loài cây làm nguyên liệu, cây lâm sản ngoài gỗ, cây gỗ lớn. Mô hình thực hiện tại các tỉnh có rừng chuyển đổi từ rừng phòng hộ sang rừng kinh tế theo kết quả phân loại ba loại rừng của từng địa phương.
- Chương trình canh tác lâm nông kết hợp trên đất sau nương rẫy:
Xây dựng được 500 ha mô hình canh tác lâm nông kết hợp trên đất nghèo kiệt sau nương rẫy trên các vùng sinh thái khác nhau. Các loài cây ưu tiên bao gồm các loài cây lâm nghiệp bản địa, cây làm nguyên liệu, các loài cây nông nghiệp như cây ăn quả, cây lương thực ngắn ngày trồng theo phương thức lâm nông kết hợp bền vững, Mô hình ưu tiên thực hiện tại các tỉnh miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ và Tây Nguyên.
b) Chương trình đào tạo cho cán bộ làm công tác khuyến lâm.
Nâng cao năng lực cho 2.000 cán bộ kiểm lâm địa bàn và 1.000 cán bộ khuyến lâm các cấp để có khả năng:
- Hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác quản lý rừng dựa vào cộng đồng và các nghiệp vụ cơ bản của một cán bộ khuyến lâm cơ sở.
- Hướng dẫn và cung cấp được các dịch vụ khuyến lâm đối với người dân, cá nhân và cộng đồng thôn, bản trong quy hoạch sử dụng đất đai; đánh giá tài nguyên rừng; lập kế hoạch phát triển thôn, bản; xây dựng mô hình trình diễn; tổ chức đào tạo và tuyên truyền cho nguời dân về bảo vệ và phát triển rừng.
- Nhận thức được sự cần thiết trong hành vi ứng xử và giao tiếp với người dân khi làm nhiệm vụ tại địa bàn xã, thôn,bản.
Chương trình này bao gồm 4 tiểu chương trình sau:
- Đào tạo nghiệp vụ khuyến lâm;
- Đào tạo về quản lý rừng dựa vào cộng đồng;
- Đào tạo kiến thức về kỹ thuật và thị trường để thực hiện 5 tiểu chương trình trên;
- Đào tạo tiểu giáo viên.
c) Chương trình thông tin, tuyên truyền.
Nhằm nâng cao nhận thức và kiến thức của các chủ rừng trong quá trình chuyển đổi từ một nền kinh tế lâm nghiệp phân tán, quảng canh sang kinh tế lâm nghiệp thâm canh và hội nhập quốc tế.
Chương trình này bao gồm 3 tiểu chương trình sau:
- Thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng;
- Tổ chức in ấn, xuất bản các tài liệu khuyến lâm;
- Tổ chức hội chợ, diễn đàn lâm nghiệp.
d) Chương trình tư vấn và dịch vụ khuyến lâm phục vụ Dự án 661.
Nhằm cung cấp các dịch vụ tư vấn và khuyến lâm để thực hiện các mục tiêu của Dự án 661.
Chương trình này bao gồm 3 tiểu chương trình sau:
- Xây dựng các mô hình thử nghiệm về trồng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất đối với các vùng sinh thái khác nhau, đồng thời tổ chức đào tạo, huấn luyện và tham quan học tập cho các chủ rừng.
- Hỗ trợ cây giống, khuyến lâm và tham gia giám sát chương trình trồng rừng sản xuất.
- Dịch vụ khuyến lâm phục vụ Dự án 661.
3. Giải pháp phát triển khuyến lâm:
a) Giải pháp về chính sách và thể chế.
- Hoàn thiện và xây dựng môt số chính sách phù hợp với khuyến lâm, trong đó có chính sách khuyến khích phát triển khuyến lâm tự nguyện thôn, bản.
- Thể chế hoá một số cách tiếp cận và phương pháp khuyến lâm có sự tham gia do các tổ chức quốc tế và phi chính phủ đã áp dụng có hiệu quả tại Việt Nam.
b) Giải pháp về tổ chức và phát triển nguồn nhân lực.
- Xây dựng và trình Chính phủ phê duyệt “Đề án phát triển hệ thống tổ chức Khuyến lâm các cấp”.
- Hình thành và đưa vào hoạt động mạng lưới đào tạo - nghiên cứu - khuyến lâm và các doanh nghiệp.
c) Giải pháp về tăng cường hội nhập.
- Tham gia là thành viên của mạng lưới Khuyến nông - Khuyến lâm quốc tế.
- Tham gia là thành viên mạng lưới Lâm nghiệp xã hội của của các nước ASEAN.
- Hợp tác với Trung tâm đào tạo lâm nghiệp cộng đồng Châu Á - Thái Bình Dương trong phát triển chương trình đào tạo.
4. Vốn và nguồn vốn đầu tư cho Đề án giai đoạn 2008 - 2010
a) Nhu cầu vốn.
Nhu cầu vốn đầu tư cho giai đoạn 2008 - 2010 là 139.200 triệu đồng, trong đó:
- Đầu tư cho chương trình đào tạo cán bộ làm công tác khuyến lâm (cán bộ kiểm lâm địa bàn và cán bộ khuyến lâm cơ sở) là 19.050 triệu đồng;
- Xây dựng mô hình trình diễn, đào tạo, huấn luyện cho chủ rừng là 41.529 triệu đồng;
- Thông tin tuyên truyền là 7.620 triệu đồng;
- Chi phí quản lý, giám sát, đánh giá và chi phí khác là: 8.001 triệu đồng;
- Hỗ trợ khuyến lâm và xây dựng mô hình rừng thử nghiệm, huấn luyện cho nông dân thuộc Dự án 661 là 60.000 triệu đồng.
- Xây dựng chính sách, thể chế khuyến lâm là 3.000 triệu đồng.
b) Nguồn vốn.
Nhu cầu vốn được huy động từ các nguồn sau:
- Từ ngân sách đầu tư thông qua Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quốc gia: 76.200 triệu đồng để xây dựng mô hình trình diễn và đào tạo cho cán bộ khuyến lâm (kiểm lâm địa bàn và cán bộ khuyến lâm cơ sở)
- Từ Dự án 661: 60.000 triệu đồng.
- Từ các tổ chức quốc tế: 3.000 triệu đồng.
5. Giám sát và đánh giá Đề án
a) Chỉ tiêu giám sát và đánh giá Đề án.
- Giám sát và đánh giá mức độ đạt được của các chỉ tiêu phát triển khuyến lâm (số tuyệt đối, số %).
- Giám sát và đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường, bao gồm các chỉ tiêu như: số công lao động được tạo ra cho người dân, mức độ tăng thu nhập cho người dân, tỷ lệ hộ gia đình nghèo tham gia các chương trình khuyến lâm.
- Giám sát và đánh giá ảnh hưởng, tác động của Đề án bao gồm các chỉ tiêu: số mô hình được lan rộng sau trình diễn tại cộng đồng, khả năng áp dụng sau khoá đào tạo, ảnh hưởng và tác động đến nhận thức của người dân.
b) Tổ chức giám sát và đánh giá Đề án.
Phát triển công tác thống kê Khuyến nông - Khuyến lâm từ cơ sở xã trở lên. Tổ chức đánh giá giữa kỳ, áp dụng cả 2 hình thức là: giám sát, đánh giá có sự tham gia của người dân và của các chuyên gia. Tổ chức đánh giá cuối kỳ dưới sự chủ trì của Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
Điều 2. Tổ chức thực hiện Đề án
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Cục Kiểm lâm có trách nhiệm phối hợp với Trung tâm khuyến nông - Khuyến ngư Quốc gia xây dựng và thực hiện chương trình và kế hoạch đào tạo chi tiết hàng năm cho cán bộ kiểm lâm cơ sở, tham gia kiểm tra, giám sát và đánh giá quá trình đào tạo.
- Cục Lâm nghiệp có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quốc gia xây dựng kế hoạch thực hiện và kiểm tra, đánh giá công tác khuyến lâm thuộc Dự án 661.
- Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ trì giám sát, đánh giá giữa kỳ, cuối kỳ các chương trình khuyến lâm.
- Vụ kế hoạch có trách nhiệm tham gia công tác giám sát và đánh giá các chương trình khuyến lâm.
- Vụ Tài chính chủ trì thẩm định dự toán các hạng mục đầu tư theo kế hoạch hàng năm.
- Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quốc gia có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Cục Kiểm lâm xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch đào tạo cán bộ kiểm lâm cơ sở và dự toán cho từng hạng mục, trình Bộ phê duyệt, ký và thanh lý hợp đồng với các tổ chức tham gia đào tạo; chủ trì kiểm tra, giám sát và đánh giá quá trình đào tạo, báo cáo đánh giá chương trình đào tạo trong 3 năm.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố.
- Chỉ đạo các đơn vị xây dựng chương trình, dự án khuyến lâm, tổng hợp và gửi cho Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quốc gia theo quy chế quản lý chương trình, dự án khuyến nông, khuyến ngư quốc gia.
- Chủ trì nghiệm thu, đánh giá chương trình,dự án khuyến lâm do địa phương thực hiện; tham gia kiểm tra, giám sát các chương trình, dự án khuyến lâm do trung ương thực hiện tại địa phương.
3. Trách nhiệm của đơn vị, tổ chức thực hiện chương trình, dự án khuyến lâm.
- Xây dựng chương trình, dự án khuyến lâm gửi cho Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư Quốc gia theo quy chế quản lý chương trình, dự án khuyến nông, khuyến ngư quốc gia
- Xây dựng dự toán chi tiết theo mẫu biểu thống nhất gửi cho Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quốc gia tổng hợp.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Các Ông Chánh văn phòng, Vụ trưởng các Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Tài chính, Cục trưởng các Cục Kiểm lâm, Lâm nghiệp, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quốc gia, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
BỘ TRƯỞNG
(Đã ký)
Cao Đức Phát