Quyết định 2962/QÐ-BVHTTDL 2024 Kế hoạch, Dự toán nhiệm vụ Hỗ trợ phục hồi văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 2962/QÐ-BVHTTDL

Quyết định 2962/QÐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt Kế hoạch và Dự toán thực hiện nhiệm vụ “Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024” của Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:2962/QÐ-BVHTTDLNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Trịnh Thị Thủy
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
08/10/2024
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách, Văn hóa-Thể thao-Du lịch

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 2962/QÐ-BVHTTDL

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Quyết định 2962/QÐ-BVHTTDL PDF PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) 2962_QD-BVHTTDL DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ VĂN HÓA, THTHAO DU LỊCH

____________

Số: 2962/QĐ-BVHTTDL

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2024

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt Kế hoạch và Dự toán thc hiện nhiệm vụ

“Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các
dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một thuộc Ch
ương trình mục tiêu quốc gia
phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024”
của Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

__________________

BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

 

Căn cứ Nghị định số 01/2023/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cu tổ chức của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch;

Căn cứ Quyết định số 4219/QĐ-BVHTTDL ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

Căn cứ Quyết định số 704/QĐ-BVHTTDL ngày 22 tháng 3 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc giao nhiệm vụ triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

Căn cứ Quyết định số 2415/QĐ-BVHTTDL ngày 19 tháng 8 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt điều chnh nhiệm vụ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

Theo đề nghị của Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại Tờ trình số 357/TTr-VHNTVN ngày 26 tháng 8 năm 2024;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính.

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch và Dự toán thực hiện nhiệm vụ “Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024” (Chi tiết theo phụ lục đính kèm). Nguồn kinh phí: Ngân sách sự nghiệp của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024 đã cấp cho Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam.

Điều 2. Căn cứ kế hoạch và dự toán kinh phí được phê duyệt, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam chủ động tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định tài chính hiện hành và đảm bảo tính đủ, tính đúng, tiết kiệm; thực hiện thanh quyết toán theo quy định hiện hành, không vượt quá dự toán được phê duyệt tại Quyết định này.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính, Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc, Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

Nơi nhận:

- Như điều 3;

- Bộ trưởng;

- Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy;

- Lưu: VT, KHTC, QK.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

 

Trịnh Thị Thủy

 

BỘ VĂN HÓA, THTHAO DU LỊCH

____________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

 

 

KẾ HOẠCH

Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể
các dân tộc thiểu số có nguy
mai một thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia
phát triển k
inh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024”
của Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

(Kèm theo Quyết định số: 2962/QĐ-BVHTTDL ngày 08 tháng 10 năm 2024

của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)

____________________

 

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một gắn với phát triển du lịch tại địa phương;

- Phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư của nhà nước, xã hội và cộng đồng trong công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một;

- Tăng cường mối đoàn kết dân tộc, đặc biệt đối với thanh niên, những người trẻ tuổi qua các hoạt động: sinh hoạt văn hóa, truyền dạy các làn điệu dân ca, dân vũ, truyền dạy nghề truyền thống, tri thức dân gian, nghi lễ văn hóa mang đậm bản sắc mỗi dân tộc; tạo điều kiện cho cộng đồng được giao lưu, vui chơi giải trí lành mạnh từ các giá trị văn hóa truyền thống của mình;

- Nâng cao nhận thức về công tác bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một; phát huy vai trò và nâng cao năng lực chủ thể văn hóa của các nghệ nhân, già làng, trưởng bản, người có uy tín và cộng đồng dân tộc thiểu số trong nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể của dân tộc.

2. Yêu cầu

- Đảm bảo thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Thực hiện theo Hướng dẫn số 1684/HD-BVHTTDL ngày 28/04/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.

- Bám sát mục tiêu, nhiệm vụ của Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025; phát huy nội lực, tinh thần tự lực và khơi dậy lòng tự hào đối với các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc có nguy cơ bị mai một.

- Chủ động, linh hoạt trong triển khai thực hiện kế hoạch Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một; động viên, khích lệ đồng bào dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một tích cực tham gia vào hoạt động bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống; phát huy vai trò chủ thể của đồng bào trong việc xây dựng và nhân rộng mô hình bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

- Gìn giữ lâu dài những giá trị văn hoá tiêu biểu trong không gian văn hoá - xã hội truyền thống tiêu biểu của đồng bào dân tộc thiểu số; qua đó bảo tồn, phát huy và tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch. Phát huy những giá trị văn hoá tiêu biểu của đồng bào dân tộc thiểu số trong đời sống hàng ngày để góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào. Tăng cường sự hiểu biết, đoàn kết trong cộng đồng dân cư và giữa các dân tộc. Tạo mô hình và rút ra kinh nghiệm trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện bảo tồn, phát huy văn hoá truyền thống ở cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Quá trình thực hiện dự án có sự tham vấn ý kiến cộng đồng và sự đồng thuận của người dân trong cộng đồng; cộng đồng được hưởng thụ các giá trị văn hóa và được hưởng lợi từ hoạt động văn hóa, du lịch.

- Nhân sự tham gia dự án phải có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm phù hợp với nhiệm vụ được giao; có khả năng thực hiện nhiệm vụ bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả.

- Đảm bảo các quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật, các quy định pháp luật hiện hành. Đảm bảo tiết kiệm, an toàn, hiệu quả khi tổ chức thực hiện; triển khai kế hoạch đúng tiến độ.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy Lễ cấp sắc của người Dao, xã Công Sơn, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn

- Đơn vị chủ trì: Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

- Đơn vị phối hợp: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn; UBND huyện Cao Lộc - Lạng Sơn và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan đến nội dung triển khai của nhiệm vụ.

- Thời gian: năm 2024

- Địa điểm triển khai: xã Công Sơn, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.

- Thành phần tham gia:

+ Nghệ nhân, đồng bào dân tộc Dao huyện Cao Lộc;

+ Cán bộ Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia VN (07 người), cán bộ thực hiện công tác, chính sách văn hóa, dân tộc huyện Công Sơn, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn;

+ Các cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện và các tổ chức doanh nghiệp, đoàn thể có liên quan (nếu có).

- Nội dung triển khai:

+ Nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể “Lễ cấp sắc của người Dao, xã Công Sơn, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn”: Thực hiện điều tra, khảo sát, thu thập thông tin về di sản văn hóa Lễ cấp sắc của người Dao, xã Công Sơn, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn; Xây dựng nội dung nghiên cứu: tổng quan về công tác bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể và Lễ cấp sắc của người Dao, đánh giá thực trạng di sản văn hóa phi vật thể; xây dựng các báo cáo chuyên đề; xây dựng báo cáo số liệu, điều tra khảo sát; xây dựng báo cáo tổng hợp; Nghiên cứu đề xuất giải pháp khôi phục, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể “Lễ cấp sắc của người Dao, xã Công Sơn, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn”.

Số lượng: 03 báo cáo gồm: 1/ Báo cáo thực trạng điền dã; 2/ Báo cáo phục dựng; 3/ Báo cáo tổng quan

+ Tổ chức bảo tồn “Lễ cấp sắc của người Dao, xã Công Sơn, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn”

+ Tổ chức tập huấn bảo tồn, truyền dạy về bảo tồn văn hóa phi vật thể. Số buổi tập huấn: 16 buổi, số lượng tham gia: 25 học viên, 01 nghệ nhân

+ Tổ chức trình diễn, tái hiện “Lễ cấp sắc của người Dao, xã Công Sơn, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn”. Số buổi tập luyện, trình diễn: 08 buổi, số lượng tham gia: 25 học viên, 01 nghệ nhân

+ Hỗ trợ trang thiết bị, vật tư, lễ vật thực hiện khôi phục, bảo tồn, phát huy lễ cấp sắc.

+ Tổ chức chụp ảnh, ghi hình, dựng phim tư liệu về quá trình tổ chức bảo tồn “Lễ cấp sắc của người Dao, xã Công Sơn, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn”; chuyển giao kết quả cho người dân tộc Dao và chính quyền địa phương nhằm phục vụ công tác bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể gắn với phát triển du lịch và phục vụ tuyên truyền, quảng bá văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Sản phẩm gồm: Video tư liệu gốc và lý lịch băng: 180 phút tư liệu và lý lịch, Phim tài liệu khoa học: Dự kiến từ 25 phút.

2. Nghiên cứu, bảo tồn, phát huy nghệ thuật trình diễn trống Rebana của người Chăm ở tỉnh An Giang

- Đơn vị chủ trì: Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

- Đơn vị phối hợp: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang; UBND huyện An Phú; UBND thị xã Tân Châu - An Giang và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan đến nội dung triển khai của nhiệm vụ.

- Thời gian: năm 2024

- Địa điểm triển khai: huyện An Phú và thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang.

- Thành phần tham gia: Chuyên gia nghiên cứu âm nhạc dân tộc học tại Nhạc viện Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh; Nghệ nhân và người am hiu về trình diễn trống Rebana là người Chăm tại địa phương; học viên là người Chăm hiện đang cư trú tại huyện An Phú và thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang; và các nghiên cứu viên của Phân viện Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh...

- Nội dung triển khai:

+ Nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn và phát huy văn hoá phi vật thể “Nghệ thuật trình diễn trống Rebana của dân tộc Chăm ở tỉnh An Giang”; Sưu tầm, khảo sát và thống kê các bài bản và nghi lễ liên quan đến trình diễn trống Rebana; Nghiên cứu và nhận diện giá trị nghệ thuật trình diễn trống Rebana trong tiến trình lịch sử của cộng đồng Chăm ở tỉnh An Giang; Nghiên cứu và đánh giá thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật trình diễn trống Rebana; Nghiên cứu đề xuất giải pháp khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá phi vật thể nghệ thuật trình diễn trống Rebana ở hai huyện An Phú và thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang.

+ Khôi phục quy trình chế tác trống Rebana và nghi lễ liên quan.

+ Hỗ trợ vật tư, lễ vật thực hiện khôi phục quy trình chế tác, trình diễn trống Rebana.

+ Tổ chức lớp truyền dạy nghệ thuật trình diễn trống Rebana cho cộng đồng Chăm ở 2 huyện An Phú và thị xã Tân Châu: 2 lớp truyền dạy với 50 học viên và 40 buổi.

+ Tổ chức ghi hình (quay phim và chụp ảnh) và làm hậu kỳ về quá trình tổ nghiên cứu và hỗ trợ truyền dạy nghệ thuật trình diễn trống Rebana: khoảng 15 phút.

+ Chuyển giao kết quả cho cộng đồng Chăm và chính quyền địa phương nhằm phục vụ công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá gắn với phát triển du lịch; phục vụ tuyên truyền, quảng bá văn hoá của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh An Giang: Báo cáo tổng kết nhiệm vụ và 3 báo cáo chuyên đề: 1/ Tổng quan về nguồn gốc và quá trình du nhập của loại hình nhạc cụ Rebana vào Việt Nam; 2/ Đặc trưng và vai trò của loại hình nhạc cụ Rebana trong đời sống sinh hoạt của cộng đồng Chăm ở tỉnh An Giang; 3/ Tiết tấu và nghệ thuật trình diễn trống Rebana trong nghi lễ và trong sinh hoạt thường nhật của cộng đồng Chăm.

3. Nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy Lễ rửa làng (Lổng chín) của dân tộc Lô Lô huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

- Đơn vị chủ trì: Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

- Đơn vị phối hợp: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang; UBND huyện Đồng Văn - Hà Giang và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan đến nội dung triển khai của nhiệm vụ.

- Thời gian: năm 2024

- Địa điểm triển khai: xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

- Thành phần tham gia:

+ Nghệ nhân, đồng bào dân tộc Lô Lô, xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn;

+ Cán bộ Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam; cán bộ thực hiện công tác, chính sách văn hóa, dân tộc huyện Đồng Văn, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang.

- Nội dung triển khai:

+ Nghiên cứu tổng quan về dân tộc Lô Lô, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang: 01 Báo cáo tổng quan.

+ Nghiên cứu di sản văn hóa phi vật thể dân tộc Lô Lô, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang: 01 Báo cáo khảo sát, điền dã.

+ Thực trạng bảo tồn, phục hồi Lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô, xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang: 01 Báo cáo khảo sát, điền dã.

+ Hỗ trợ mua vật tư, nguyên vật liệu, dụng cụ, đồ dùng, thiết kế, phần mềm, công nghệ phục vụ hoạt động bảo tồn, phục hồi Lễ rửa làng của người Lô Lô.

+ Tổ chức lớp tập huấn, truyền dạy các nghi lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô có nguy cơ mai một, 02 lớp gồm: 01 lớp tập huấn, truyền dạy bài cúng trong lễ rửa làng: 3 nghệ nhân, 10 buổi, 20 học viên; 01 lớp tập huấn, truyền dạy các bài múa, hát trong lễ rửa làng: 3 nghệ nhân, 10 buổi, 20 học viên.

+ Tổ chức trình diễn, tái hiện các loại hình văn hóa phi vật thể tiêu biểu của người Lô Lô trong Lễ rửa làng (hát dân ca, đối đáp, nhảy múa, chơi nhạc cụ - trống đồng): Lắp đặt, trang trí sân khấu, khu vực trình diễn; thuê trang phục, đạo cụ, nhạc cụ; trang thiết bị, vật tư; lễ vật... Hỗ trợ chi phí luyện tập, biểu diễn cho nghệ nhân, diễn viên là người Lô Lô để bảo tồn, phục hồi Lễ rửa làng; Hỗ trợ tiền ăn, phương tiện đi lại, chỗ nghỉ cho nghệ nhân, diễn viên là người dân tộc Lô Lô.

+ Sản xuất phim tài liệu phục vụ công tác bảo tồn và tuyên truyền, quảng bá văn hóa truyền thống của dân tộc Lô Lô: 01 phim tư liệu thời lượng 15 phút.

+ Thông tin, tuyên truyền phục vụ bảo tồn, phát huy di sản phong tục tập quán và lễ hội truyền thống của người Lô Lô (trình chiếu phim di sản trực tiếp tại cộng đồng, tuyên truyền thông qua hệ thống bảng tin, mã code QR, mạng xã hội.

+ ng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động bảo tồn, phát huy di sản văn hóa truyền thống của đồng bào Lô Lô.

+ Nghiên cứu các giải pháp phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống của dân tộc Lô Lô có nguy cơ mai một: Đánh giá các giá trị, ý nghĩa của di sản văn hóa phi vật thể Lô Lô, vai trò của cộng đồng để bảo tồn, phát huy di sản văn hóa truyền thống trong phát triển kinh tế, xã hội của địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số Lô Lô; Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát huy Lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang (nghi lễ đặc sắc của dân tộc dưới 10.000 người), góp phần xúc tiến du lịch: 03 báo cáo (01 Báo cáo tng hợp; 02 báo cáo chuyên đề: 1/ Nghiên cứu, đề xuất một s giải pháp bảo tồn và phát huy Lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang (nghi lễ đặc sắc của dân tộc dưới 10.000 người), góp phần xúc tiến du lịch; 2/ Đánh giá các giá trị, ý nghĩa của di sản văn hóa phi vật thể Lô Lô, vai trò của cộng đồng đế bảo tồn, phát huy di sản văn hóa truyền thống trong phát triển kinh tế, xã hội của địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số Lô Lô.

Qua đó, đề tài hướng đến các hoạt động thực tiễn cụ thể như: Xây dựng kịch bản tổ chức bảo tồn Lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Tổ chức tập huấn bảo tồn, truyền dạy về di sản văn hóa phi vật thể; Tổ chức trình diễn, tái hiện Lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang; Hỗ trợ trang thiết bị, vật tư, lễ vật thực hiện khôi phục, bảo tồn, phát huy lễ rửa làng; Tổ chức chụp ảnh, ghi hình, dựng phim tư liệu về quá trình tổ chức bảo tồn “Lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang”; chuyển giao kết quả cho người dân tộc Lô Lô và chính quyền địa phương nhằm phục vụ công tác bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể gắn với phát triển du lịch và phục vụ tuyên truyền, quảng bá văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

4. Nghiên cứu, bảo tồn, phát huy ngữ văn dân gian và tri thức dân gian trong tục làm nhà táng (Làn thai) của người Cao Lan ở xã Xuân Lương, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

- Đơn vị chủ trì: Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

- Đơn vị phối hợp: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang; UBND huyện Yên Thế - Bắc Giang và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan đến nội dung triển khai của nhiệm vụ.

- Thời gian: năm 2024

- Địa điểm triển khai: xã Xuân Lương, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

- Thành phần tham gia:

+ Nghệ nhân, đồng bào dân tộc Cao Lan tại xã Xuân Lương, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang;

+ Cán bộ Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam; cán bộ thực hiện công tác, chính sách văn hóa, dân tộc huyện Yên Thế, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang;

+ Các cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện và các tổ chức doanh nghiệp, đoàn thể có liên quan (nếu có).

- Nội dung triển khai:

+ Hỗ trợ nghiên cứu, sưu tầm, tổ chức truyền dạy ngữ văn dân gian và tri thức dân gian trong tục làm nhà táng (Làn thai) của người Cao Lan trên địa bàn xã Xuân Lương, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang: báo cáo điều tra, khảo sát: Thực hiện điều tra, khảo sát, thu thập thông tin về ngữ văn dân gian và tri thức dân gian trong tục làm nhà táng (Làn thai) của người Cao Lan trên địa xã Xuân Lương, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang;

Báo cáo tổng hợp kết quả phục dựng: Đánh giá tổng quan về công tác nghiên cứu, sưu tầm, t chức truyền dạy ngữ văn dân gian và tri thức dân gian trong tục làm nhà táng (Làn thai) của người Cao Lan trên địa bàn xã Xuân Lương, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang; Đề xuất giải pháp khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của ngữ văn dân gian và tri thức dân gian trong tục làm nhà táng (Làn thai) của người Cao Lan trên địa bàn xã Xuân Lương, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang phù hp với điều kiện địa phương, đảm bảo gìn giữ được các yếu tố đặc sắc của di sản văn hóa truyền thống tộc người.

+ Tổ chức bảo tồn ngữ văn dân gian và tri thức dân gian trong làm nhà táng (Làn thai) của người Cao Lan trên địa bàn xã Xuân Lương, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang: xây dựng Chương trình bảo tồn ngữ văn dân gian và tri thức dân gian trong việc thực hành làm nhà táng của người Cao Lan ở xã Xuân Lương theo phong tục truyền thống; Ghi chép, phiên âm lại ngôn ngữ giao tiếp, tiếng nói, ngữ văn dân gian trong đời sống sinh hoạt và nghi lễ làm nhà táng của người Cao Lan; Xây dựng nội dung phục dựng bảo tồn ngữ văn dân gian, tri thức dân gian trong làm nhà táng của người Cao Lan; xây dựng nội dung phục hồi bảo tồn một số hoạt động thực hành ngữ văn dân gian và tri thức dân gian trong tục làm nhà táng (Làn thai) của người Cao Lan.

+ Tổ chức tập huấn tại cộng đồng về bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể ngữ văn dân gian và tri thức dân gian của người Cao Lan: số lượng 01 giảng viên, 60 người tham dự, 01 ngày.

+ Tổ chức truyền dạy về bảo tồn giá trị di sản văn hóa phi vật thể ngữ văn dân gian và tục làm nhà táng (Làn thai) của người Cao Lan xã Xuân Lương, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang: số lượng 02 giảng viên; 30 học viên; 20 buổi: Tư liệu phiên âm, ghi chép mô tả các nội dung của các loại hình ngữ văn dân gian của người Cao Lan sang tiếng phổ thông, ghi âm lại làm tư liệu lưu trữ, tập huấn, truyền dạy tại cộng đồng cho người dân trong thôn bản đặc biệt thế hệ trẻ; Mời nghệ nhân trực tiếp trao truyền thực hành, yêu cầu các thành viên trong cộng đồng trực tiếp tham gia ghi chép, học thuộc các loại hình ngữ văn dân gian liên quan đến lời ăn tiếng nói, thành ngữ, tục ngữ trong đời sống sinh hoạt hàng ngày để thêm yêu và hiểu hơn về tiếng Cao Lan trong đời sống sinh hoạt hàng ngày; Khen thưởng những nghệ nhân, học viên tích cực tham gia trực tiếp, gián tiếp chương trình tập huấn, truyền dạy ...

+ Tổ chức truyền dạy và trình diễn tri thức dân gian trong tục làm nhà táng (Làn thai) của người Cao Lan ở xã Xuân Lương, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang: số lượng: 02 giảng viên, 20 học viên, 10 ngày: Sau khi tập huấn truyền dạy tiến hành tổ chức trình diễn thực hành di sản, nhằm mục đích tuyên truyền quảng bá phổ biến rộng rãi giá trị văn hóa tri thức dân gian trong việc trang trí nhà táng của dân tộc Cao Lan ở xã Xuân Lương, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.

+ Tổ chức tư liệu hóa, chụp ảnh, ghi hình, tư liệu hóa quá trình tổ chức hỗ trợ nghiên cứu, khôi phục, bảo tồn ngữ văn dân gian và tri thức dân gian làm nhà táng (Làn thai) của người Cao Lan trên địa bàn xã Xuân Lương, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang: 01 phim tài liệu khoa học khoảng 25 phút; 180 phút tư liệu và lý lịch; 80 - 100 ảnh: Tư liệu hóa di sản một cách bài bản đầy đủ quy trình, phản ánh trung thực giá trị và cách chủ thể văn hóa thực hành nó trong môi trường cộng đồng họ; Nhằm chuyn giao kết quả nghiên cứu cho người Cao Lan và chính quyền địa phương nhằm phục vụ công tác bảo tồn, phát huy, quảng bá các giá trị văn hóa tộc người Cao Lan gắn với phát triển du lịch văn hóa thuộc vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.

5. Nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy Lễ bỏ mả của người Cơ Tu ở thôn Di, xã Thượng Lộ, huyện Nam Đông, tỉnh Tha Thiên Huế

- Đơn vị chủ trì: Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

- Đơn vị phối hợp: Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế; UBND huyện Nam Đông - Thừa Thiên Huế và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan đến nội dung triển khai của nhiệm vụ.

- Thời gian: năm 2024

- Địa điểm triển khai: xã Thượng Lộ, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế

- Thành phần tham gia:

+ Người dân và nghệ nhân dân tộc Cơ Tu ở huyện Nam Đông.

+ Cán bộ Phân Viện Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế; Cán bộ thực hiện công tác Di sản, Văn hóa cơ sở thuộc Sở Văn hóa, Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế; Cán bộ Phòng Văn hóa Thông tin và cán bộ phụ trách Văn hóa xã Thượng Lộ huyện Nam Đông phối hợp khảo sát địa điểm và thực hiện các điều kiện cần thiết để triển khai dự án; lựa chọn và lập danh sách nghệ nhân và các thành viên tham gia các lớp truyền dạy đúng đối tượng.

- Nội dung triển khai:

+ Khảo sát, điều tra, thống kê, thu thập thông tin về lễ bỏ mả truyền thống của người Cơ Tu ở thôn Dỗi, xã Thượng Lộ, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế, làm cơ sở dữ liệu thông tin đầy đủ, toàn diện một quy trình nghi lễ bỏ mả truyền thống cho công tác phục hồi, bảo tồn phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Cơ Tu với 100 phiếu điều tra.

+ Nghiên cứu, đánh giá thực trạng biến đổi, những khó khăn, vướng mắc của lễ bỏ mả trong công tác bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống trong phát triển văn hóa, xã hội hiện nay của người Cơ Tu ở thôn Dỗi, xã Thượng Lộ, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế.

+ Thuê chuyên gia tư vấn, hỗ trợ nghiên cứu đề xuất các giải pháp khôi phục, bảo tồn lễ bỏ mả trên cơ sở chọn lọc các yếu tố phù hợp và loại bỏ các yếu tố c hủ, lạc hậu so với điều kiện hiện nay, góp bảo tồn và phát huy các giá trị tiêu biểu của của dân tộc Cơ Tu trước nguy cơ mai một.

+ Phối hợp với nghệ nhân và chuyên gia, tổ chức lớp truyền dạy một số công đoạn tiêu biểu trong quy trình lễ bỏ mả về nghệ thuật điêu khắc (kỹ thuật điêu khắc hoa văn trang trí trên nhà mồ, kỹ thuật điêu khắc các loại tượng,...) và nghệ thuật diễn xướng (trình diễn điệu múa da dá, hát dân ca cơ lau cơ lênh). Gồm 03 lớp truyền dạy (03 nghệ nhân, 46 buổi, 32 thành viên). Cụ thể: 1/ T chức truyền dạy về kỹ thuật điêu khắc hoa văn trang trí trên nhà mồ phục vụ trong lễ bỏ mả (1 nghệ nhân, 10 thành viên - người dân địa phương, 18 buổi); 2/ Tổ chức truyền dạy về kỹ thuật điêu khắc các loại tượng phục vụ trong lễ bỏ mả (1 nghệ nhân, 11 thành viên - người dân địa phương, 16 buổi); 3/ Tổ chức truyền dạy về nghệ thuật diễn xướng (điệu múa da dá, hát cơ lau, cơ lênh, nói lý) (1 nghệ nhân, 11 thành viên, 12 buổi)

+ Tổ chức biểu diễn, tái hiện một số công đoạn tiêu biểu trong quy trình lễ bỏ mả về nghệ thuật điêu khắc (kỹ thuật điêu khắc hoa văn trang trí trên nhà mồ, kỹ thuật điêu khắc các loại tượng,...) và nghệ thuật diễn xướng (trình diễn điệu múa da dá, hát dân ca cơ lau cơ lênh), đặc biệt là phục vụ cho việc phát triển du lịch tại Làng văn hóa truyền thống dân tộc Cơ Tu huyện Nam Đông được xây dựng trên địa bàn xã Thượng Lộ. Gồm 10 buổi, 35 người, cụ thể: 1/ Tổ chức cho các nghệ nhân thực hiện trình diễn điêu khắc hoa văn trang trí trên nhà mồ: 4 buổi, 11 người; 2/ Tổ chức cho các nghệ nhân thực hiện trình diễn về kỹ thuật điêu khắc các loại tượng: 4 buổi, 12 người; 3/ Tổ chức cho các nghệ nhân thực hiện trình diễn về nghệ thuật diễn xướng (điệu múa da dá, hát dân ca cơ lau cơ lênh): 2 buổi, 12 người

+ Tập hợp các nghệ nhân có tay nghề cao ở một số xã Thượng Long, Thượng Quảng... trên địa bàn huyện Nam Đông tổ chức chế tác một số sản phẩm đặc trưng của lễ bỏ mả (điêu khắc hoa văn trang trí nhà mồ, các loại tượng,...); Sản phẩm sau khi hoàn thành sẽ được bàn giao cho địa phương nhằm phục vụ công tác nghiên cứu, tuyên truyền, quảng bá văn hóa của người Cơ Tu: tổ chức 03 nghệ nhân thực hiện chế tác, 80 ngày công.

+ Sản xuất phim tư liệu về một số công đoạn lễ bỏ mả của người Cơ Tu, phục vụ cho công tác nghiên cứu và tuyên truyền, quảng bá, nâng cao nhận thức về công tác bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Cơ Tu trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời đề cao vai trò của các nghệ nhân trong công tác bảo tồn và phát huy văn hóa của dân tộc mình, Tài liệu video tư liệu gốc và lý lịch băng: tối thiểu 180 phút tư liệu kèm lý lịch chi tiết; Phim khoa học: tối thiểu 25 phút.

+ In tập gấp về lễ bỏ mả truyền thống để thông tin, tuyên truyền phục vụ bảo tồn, phát huy, nâng cao nhận thức của người dân về bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Cơ Tu trong giai đoạn hiện nay

+ Tổ chức tọa đàm khoa học lấy ý kiến về định hướng, giải pháp bảo tồn, phát huy lễ bỏ mả của dân tộc Cơ Tu, Dự kiến số buổi: 01 buổi; số lượng đại biu tham dự: 24, số bài tham luận: 02 bài trình bày tại tọa đàm.

+ Xây dựng báo cáo khoa học về khảo sát, điều tra, thống kê, thu thập thông tin về lễ bỏ mả truyền thống; thực trạng biến đổi trong giai đoạn hiện nay; đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy hiệu quả lễ hội này phục vụ cho các mục tiêu văn hoá, kinh tế, xã hội của địa phương, đặc biệt là phục vụ cho việc phát triển du lịch tại Làng văn hóa truyền thống dân tộc Cơ Tu huyện Nam Đông được xây dựng trên địa bàn xã Thượng Lộ. Tên báo cáo: “Nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy Lễ bỏ mả của người Cơ Tu ở thôn Dỗi, xã Thượng Lộ, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế”.

6. Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy hát Soọng Cô của người Sán Dìu ở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc

- Đơn vị chủ trì: Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

- Đơn vị phối hợp: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc; UBND huyện Lập Thạch - Vĩnh Phúc và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan đến nội dung triển khai của nhiệm vụ.

- Thời gian: năm 2024

- Địa điểm triển khai: xã Bắc Bình và Quang Sơn, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc

- Thành phần tham gia:

+ Nghệ nhân, đồng bào dân tộc Sán Dìu, xã Bắc Bình và Quang Sơn, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc;

+ Cán bộ Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam;

+ Cán bộ phụ trách Văn hóa xã hội xã Bắc Bình và Quang Sơn; cán bộ Phòng Văn hóa Thông tin huyện Lập Thạch.

- Nội dung triển khai:

+ Sưu tầm tư liệu, nghiên cứu, tìm hiểu về hát Soọng Cô của người Sán Dìu ở tỉnh Vĩnh Phúc dựa trên cơ sở văn hóa của thể loại dân ca gắn với các yếu tố: điều kiện địa lý - tự nhiên, đặc trưng văn hóa vùng miền, đặc trưng văn hóa tộc người; khái quát lịch sử hình thành và phát triển của hát Soọng Cô của người Sán Dìu; vai trò của hát Soọng Cô trong đời sống văn hóa người của người Sán Dìu ở Vĩnh Phúc nói chung và huyện Lập Thạch nói riêng.

+ Khảo sát, điều tra, đánh giá hoạt động thực hành bảo tồn, phát huy hát Soọng Cô trong đời sống sinh hoạt cộng đồng của đồng bào dân tộc Sán Dìu ở huyện Lập Thạch..

+ Tổ chức lớp tập huấn, truyền dạy hát Soọng cô của người Sán Dìu ở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc: số lượng buổi: 30 buổi/15 ngày; số thành viên, thành phần tham gia: Nghệ nhân truyền dạy: 4 người; Học viên: 22 người; Cán bộ thực hiện dự án: 5 người.

+ Xây dựng 01 phim khoa học báo cáo kết quả thực hiện dự án, thời lượng 15 phút, với nội dung giới thiệu khái quát về: giá trị của hát Soọng cô, vai trò của di sản trong đời sống cộng đồng của người Sán Dìu; thực trạng; diễn biến hoạt động của lớp tập huấn, truyền dạy; sự cần thiết phải bảo tồn di sản trong xã hội đương đại.

+ Xây dựng 01 báo cáo tổng hợp về kết quả thực hiện dự án với tên: “Báo cáo dự án Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy hát Soọng Cô của người Sán Dìu ở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc”.

7. Nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy Lẩu Then của người Nùng, thị trấn Thất Khê, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn

- Đơn vị chủ trì: Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

- Đơn vị phối hợp: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn; UBND huyện Tràng Định - Lạng Sơn và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan đến nội dung triển khai của nhiệm vụ.

- Thời gian: năm 2024

- Địa điểm triển khai: thị trấn Thất Khê, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn

- Thành phần tham gia:

+ Nghệ nhân, đồng bào dân tộc Nùng tại thị trấn Thất Khê, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn

+ Cán bộ Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam;

+ Cán bộ văn hóa thị trấn Thất Khê, và cán bộ Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn và các đơn vị liên quan (nếu có);

- Nội dung triển khai:

+ Khảo sát điền dã, chụp ảnh, thu thập tư liệu;

+ Tổ chức luyện tập và trình diễn bảo tồn, phát huy Lẩu Then trong 20 buổi gồm: 01 thù lao cho bà Then truyền dạy, và 20 người dòng then tập luyện.

+ Hỗ trợ nguyên liệu chế biến thực phẩm, văn hóa ẩm thực tại cộng đồng trong ngày lễ hội: lợn, gà, gạo nếp, gạo tẻ, rượu...

+ Hỗ trợ thuê nhạc cụ, trang phục, phục vụ cho nghi lễ Lẩu Then: Đàn tính, sóc nhạc, bộ trang phục dòng Then, đai phụ kiện, mũ then...

+ Viết báo cáo khoa học về Lẩu Then của người Nùng tại thị trấn Thất Khê, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn.

+ Xây dựng 01 album ảnh khoa học từ 50 đến 100 ảnh.

+ Xây dựng 1 bộ phim khoa học về Lẩu Then của người Nùng tại thị trấn Thất Khê, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn với độ dài 20-30 phút.

8. Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy hoa văn trên trang phục truyền thống dân tộc Dao Tiền ở tỉnh Bắc Kạn trong phát triển các sản phẩm du lịch

- Đơn vị chủ trì: Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

- Đơn vị phối hợp: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn; UBND huyện Ngân Sơn và huyện Ba Bể - Bắc Kạn và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan đến nội dung triển khai của nhiệm vụ.

- Thời gian: năm 2024

- Địa điểm triển khai: huyện Ngân Sơn, huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn.

- Thành phần tham gia:

+ Nghệ nhân, đồng bào dân tộc Dao Tiền huyện Ngân Sơn, huyện Ba Bể

+ Cán bộ Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, cán bộ thực hiện công tác, chính sách văn hóa, dân tộc huyện Ngân Sơn, huyện Ba Bể, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn…;

- Nội dung triển khai:

+ Sưu tầm tư liệu, nghiên cứu, tìm hiểu hoa văn trên trang phục truyền thống của người Dao Tiền ở Bắc Kạn dựa trên cơ sở văn hóa của hoa văn gắn với các yếu tố: điều kiện địa lý - tự nhiên, đặc trưng văn hóa vùng miền, đặc trưng văn hóa tộc người; khái quát lịch sử hình thành và phát triển của hoa văn trên trang phục trong đời sống văn hóa người của người Dao Tiền ở Bắc Kạn.

+ Khảo sát, điều tra, đánh giá hoạt động thực hành bảo tồn, phát huy hoa văn trên trang phục truyền thống của người Dao Tiền ở Bắc Kạn.

+ Tổ chức lớp truyền dạy lớp tạo hoa văn trên trang phục truyền thống của người Dao Tiền tại địa phương: 2 đợt truyền dạy, 18 học viên, 30 buổi là người dân tộc Dao Tiền học các kỹ thuật tạo hoa văn truyền thống của dân tộc Dao.

+ Tổ chức sản xuất phim tài liệu về hoa văn trên trang phục truyền thống của người Dao Tiền ở Bắc Kạn trong phát triển các sản phẩm du lịch: phim tài liệu dự kiến: 15 phút, dữ liệu thô khoảng: 300GB.

+ Album ảnh về hoa văn trên trang phục truyền thống của người Dao Tiền ở Bắc Kạn trong phát triển các sản phẩm du lịch (80 ảnh/album)

+ Xây dựng báo cáo tổng hợp về kết quả thực hiện dự án: 01 báo cáo

9. Nghiên cứu, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể hát Xắng Cọ của người Sán Chỉ ở huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn

- Đơn vị chủ trì: Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

- Đơn vị phối hợp: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn; UBND huyện Lộc Bình - Lạng Sơn và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan đến nội dung triển khai của nhiệm vụ.

- Thời gian: năm 2024

- Địa điểm triển khai: xã Minh Hiệp, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn

- Thành phần tham gia:

+ Cán bộ Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam (6 người); cán bộ văn hóa tại địa phương: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lạng Sơn, cán bộ phòng Văn hóa huyện Lộc Bình, cán bộ văn hóa xã Minh Hiệp.

+ Các cơ quan, đơn vị khác có liên quan.

- Nội dung triển khai:

+ Nghiên cứu, thu tập tư liệu, viết báo cáo về hát Xắng Cọ của người Sán Chỉ ở huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.

+ Tổ chức lớp truyền dạy hát Xắng Cọ của người Sán Chỉ tại địa phương: dự kiến 20 buổi, mỗi buổi bao gồm 5 nghệ nhân truyền dạy và 20 học viên.

+ Hỗ trợ kinh phí cho cộng đồng trang bị đồ dùng, công cụ, phục trang... để thực hành nghi lễ.

+ Tổ chức, trình diễn, tái hiện hát Xắng Cọ và các sinh hoạt có liên quan tới hát Xắng Cọ phục vụ cho công tác nghiên cứu và bảo tồn: tập luyện 6 buổi, dự kiến tập luyện 6 buổi, trình diễn 04 buổi, mỗi buổi 25 người; thành phần: là các nghệ nhân của địa phương trình diễn.

+ Tổ chức ghi hình, xây dựng hoàn thiện sản phẩm phim tư liệu:

Quay phim về quy trình thực hành lễ hội; Đạo diễn, biên tập, viết lời bình, thể hiện lời bình, dựng phim hậu kỳ... để sản xuất 01 phim tư liệu về hát Xắng Cọ của người Sán Chỉ ở huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn, phim tài liệu: độ dài 20 phút.

+ Nội dung báo cáo liên quan tới dự án Nghiên cứu, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể hát Xắng Cọ của người Sán Chỉ ở huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn: Tên báo cáo: “ Báo cáo tổng quan về hát Xắng Cọ của người Sán Chỉ”

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Phân công nhiệm vụ

1.1. Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam: chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan chủ động tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ đảm bảo chất lượng và tiến độ theo Kế hoạch đã được phê duyệt.

1.2. Vụ Văn hóa Dân tộc: Phối hợp, hướng dẫn Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam xây dựng nội dung, nhiệm vụ chuyên môn và rà soát tránh trùng lặp nội dung giữa các đơn vị, địa phương trong triển khai thực hiện nhiệm vụ.

1.3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn, An Giang, Hà Giang, Bắc Giang, Vĩnh Phúc; Bắc Kạn; Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế và các cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp thực hiện một số nội dung triển khai của các nhiệm vụ khi có đề xuất.

2. Kinh phí thực hiện

Kinh phí thực hiện trích từ nguồn kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2024 cấp cho Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam và nguồn kinh phí của các cơ quan, đơn vị phối hợp (nếu có).

Trên đây là Kế hoạch Kế hoạch khôi phục, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số có dân số ít người thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan chủ động phối hợp với Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo tiến độ, hiệu quả. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị báo cáo lãnh đạo Bộ để kịp thời xem xét, quyết định./.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi