Quyết định 24/2011/QĐ-UBND của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ IX về Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế Thành phố giai đoạn 2011 - 2015

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 24/2011/QĐ-UBND

Quyết định 24/2011/QĐ-UBND của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ IX về Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế Thành phố giai đoạn 2011 - 2015
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí MinhSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:24/2011/QĐ-UBNDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Lê Hoàng Quân
Ngày ban hành:14/05/2011Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

tải Quyết định 24/2011/QĐ-UBND

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 24/2011/QĐ-UBND DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.zip) Quyết định 24/2011/QĐ-UBND ZIP (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

--------------------------
Số: 24/2011/QĐ-UBND
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------------------
TP. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 05 năm 2011
 
 
QUYẾT ĐỊNH
VỀ BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ LẦN THỨ IX VỀ CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ, CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2011 – 2015
--------------------------------------
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
 
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Chương trình hành động số 11-CTrHĐ/TU ngày 16 tháng 3 năm 2011 của Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX về Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế thành phố giai đoạn 2011 - 2015;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 9413/TTr-SKHĐT ngày 20 tháng 12 năm 2010,
 
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX về Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế thành phố giai đoạn 2011 - 2015.
Điều 2. Thủ trưởng các sở - ban - ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, Giám đốc các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp thuộc thành phố căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao và nội dung Kế hoạch này xây dựng Chương trình kế hoạch, đề án cụ thể nhằm thực hiện đạt hiệu quả cao nhất các nội dung trọng tâm và những giải pháp chủ yếu của Chương trình; báo cáo kết quả thực hiện về Sở Kế hoạch và Đầu tư định kỳ hàng năm.
Điều 3. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực phụ trách chương trình, có trách nhiệm tổng hợp báo cáo định kỳ hàng năm về kết quả thực hiện và những khó khăn, vướng mắc cần giải quyết và đề xuất điều chỉnh, bổ sung những nội dung, chỉ tiêu, giải pháp cụ thể cho Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 (mười) ngày, kể từ ngày ký.
Điều 5. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Thủ trưởng các sở - ban - ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp thuộc thành phố có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Lê Hoàng Quân
 
 
 
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ LẦN THỨ IX
VỀ CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ,  CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2011 – 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 24/2011/QĐ-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2011
của Ủy ban nhân dân thành phố)
 
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát: Tập trung các nguồn lực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nhanh các ngành, sản phẩm công nghiệp, dịch vụ có hàm lượng khoa học công nghệ cao, giá trị gia tăng cao; phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái; đi đầu cả nước trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, đảm bảo chất lượng, hiệu quả cao, bền vững.
2. Chỉ tiêu cụ thể:
- Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) bình quân hàng năm đạt 12%. Trong đó, giá trị sản phẩm công nghệ cao, dịch vụ công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt 40% trong tổng sản phẩm nội địa (GDP) của thành phố. Yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng đạt khoảng 40%.
- Đến cuối năm 2015, tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm 57% GDP, công nghiệp 42% GDP, nông nghiệp 01% GDP.
- Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của ngành dịch vụ bình quân 13%/năm
- Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của ngành công nghiệp bình quân 11%/năm.
- Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp bình quân 5%/năm.
II. NHIỆM VỤ
Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, các ngành, lĩnh vực, sản phẩm và doanh nghiệp; chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ phát triển theo chiều rộng dựa vào tăng vốn đầu tư, khai thác tài nguyên và nguồn lao động chất lượng thấp sang phát triển theo chiều sâu, lấy chất lượng tăng trưởng là động lực chủ yếu để phát triển các ngành, lĩnh vực trên cơ sở áp dụng những thành tựu mới về khoa học, công nghệ, ít gây ô nhiễm môi trường, nguồn nhân lực chất lượng cao và kỹ năng quản lý hiện đại, hướng tới phát triển kinh tế tri thức, tạo ra thế và lực mới để phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố.
Những nội dung nhiệm vụ và phân công cụ thể như sau:
1. Phát triển các ngành dịch vụ:
Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng bình quân 13%/năm. Tập trung phát triển 9 nhóm ngành dịch vụ chủ yếu có tiềm năng và là thế mạnh của thành phố, bố trí và hình thành các trung tâm tổng hợp và chuyên ngành về thương mại, dịch vụ, giáo dục, y tế kỹ thuật cao, văn hóa, giải trí,…. Thành phố phấn đấu trở thành trung tâm dịch vụ ở khu vực Đông Nam Á, đô thị trung tâm của Vùng thành phố Hồ Chí Minh, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Cụ thể như sau:
a) Lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm:
- Phối hợp với Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước xây dựng Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng; trong đó, đẩy mạnh phát triển sản phẩm tài chính, định chế tài chính và thị trường tài chính; từng bước hiện đại hóa hệ thống thanh toán, khuyến khích nhân dân và doanh nghiệp sử dụng hệ thống tài khoản và các loại thẻ điện tử để thanh toán trong giao dịch.
- Khẩn trương hoàn tất và triển khai Đề án xây dựng “Trung tâm tài chính thành phố Hồ Chí Minh” để đẩy mạnh phát triển sản phẩm tài chính, định chế tài chính và thị trường tài chính.
- Tổ chức đánh giá tác động gia nhập WTO đối với hoạt động ngân hàng và thị trường chứng khoán trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nhằm đưa ra định hướng và giải pháp phù hợp với tình hình và yêu cầu thực tế để hoạt động ngân hàng và thị trường chứng khoán trên địa bàn phát triển bền vững, từng bước tham gia thị trường vốn quốc tế, chú trọng phát triển hệ thống tài chính phi ngân hàng (thị trường chứng khoán, các loại quỹ, công ty đầu tư tài chính…);
- Nghiên cứu, đề xuất và kiến nghị Chính phủ các giải pháp, chính sách về phát triển các tổ chức bảo hiểm.
b) Lĩnh vực thương mại:
- Đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các nội dung cụ thể của các chương trình, đề án đã được hoàn thành trong giai đoạn 2006 - 2010 gồm: Chương trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu; đề án xây dựng kênh phân phối bán buôn, bán lẻ; đề án phát triển hệ thống thương mại điện tử,… nhằm đảm bảo đẩy mạnh hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu của thành phố; đảm bảo đa dạng hóa về quy mô, loại hình doanh nghiệp, hình thức sở hữu và thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực thương mại; đổi mới phương thức tổ chức phân phối, kinh doanh theo hướng chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại.
- Khẩn trương hoàn thiện đề án thành lập Trung tâm (Sở) giao dịch hàng hóa.
- Nghiên cứu cơ chế, chính sách đẩy mạnh việc thu hút đầu tư dự án Trung tâm thương mại quốc tế ở bán đảo Thủ Thiêm để tạo điều kiện phát triển các trung tâm hội chợ, triển lãm tầm cỡ khu vực, trung tâm thương mại quốc tế.
- Hoàn chỉnh cơ chế, chính sách về bình ổn giá và triển khai đề án chiến lược tạo nguồn hàng thiết yếu đảm bảo cân đối cung cầu, bình ổn thị trường thành phố giai đoạn 2011 - 2015; phát triển mạnh hệ thống phân phối, mạng lưới bán lẻ hướng đến phục vụ trực tiếp người tiêu dùng tại các khu vực dân cư, địa phương trọng điểm (Ký túc xá sinh viên, khu lưu trú công nhân…) và vùng nông thôn ngoại thành.
- Nghiên cứu xây dựng và ban hành chính sách phát triển khu vực kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể để giữ vững vai trò nòng cốt trong định hướng phát triển sản xuất - kinh doanh, bình ổn thị trường.
c) Lĩnh vực du lịch:
- Tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung cụ thể của chương trình, đề án đã được hoàn thành trong giai đoạn 2006 - 2010 gồm: Chương trình phát triển du lịch trên địa bàn thành phố giai đoạn 2007 - 2010 và những năm kế tiếp được ban hành theo Quyết định số 06/2008/QĐ-UBND ngày 24 tháng 01 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố; Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành du lịch trên địa bàn thành phố giai đoạn 2006 - 2010 được ban hành kèm theo Quyết định số 43/2008/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố.
- Xây dựng Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành du lịch trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 - 2015; trong đó chú trọng nghiên cứu, xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu du lịch của thành phố; xây dựng sản phẩm du lịch của thành phố có lợi thế cạnh tranh; đề xuất cơ chế, chính sách để quản lý và phát triển hệ thống khách sạn đạt chuẩn quốc tế.
- Tổ chức phối hợp và liên kết với các tỉnh trong Vùng nhằm xây dựng, phát triển các khu vực, chương trình du lịch đạt tiêu chuẩn quốc tế; tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, hệ thống khách sạn đạt chuẩn quốc tế.
- Tăng cường công tác quảng bá xúc tiến vào các thị trường trọng điểm, gắn với mở rộng hợp tác liên kết, kêu gọi đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch.
d) Lĩnh vực dịch vụ vận tải, cảng và kho bãi:
- Nghiên cứu xây dựng đề án Quy hoạch xây dựng hệ thống kho, bãi hiện đại, đáp ứng nhu cầu trung tâm vận tải đường bộ, đường không, đường sắt, đường sông, đường biển nhằm đảm bảo thực hiện tốt vai trò đầu mối trung chuyển hàng hóa cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và xuất nhập khẩu hàng hóa cho cả nước, quốc tế.
- Đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện đề án Xây dựng Trung tâm cung ứng Logistics trọn gói cho các doanh nghiệp thành phố; trong đó tập trung mở rộng nghiên cứu và đề xuất giải pháp về xây dựng, phát triển hệ thống logistics trên địa bàn thành phố góp phần cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố.
- Hoàn thành chương trình di dời hệ thống cảng ra khỏi khu vực trung tâm thành phố theo quy hoạch đã được phê duyệt.
- Khẩn trương hoàn thiện hệ thống hạ tầng, đưa vào khai thác sử dụng cụm Cảng Hiệp Phước; nâng công suất Cảng Cát Lái để phát huy lợi thế đầu mối giao thương khu vực và quốc tế.
- Đẩy nhanh phát triển các phương tiện vận tải công cộng và tiến độ đầu tư xây dựng các phương tiện vận chuyển công cộng có sức chở lớn như: các tuyến Metro số 1, số 2, số 3a, số 3b, số 4,….
- Hoàn thiện việc nghiên cứu và triển khai thực hiện các tuyến vận tải công cộng bằng đường thủy nội địa phục vụ cho hoạt động vận tải hành khách, vận tải hàng hóa và du lịch sông nước trên địa bàn thành phố.
- Tập trung tháo gỡ khó khăn về vốn, công tác giải phóng mặt bằng… triển khai nhanh dự án Khu đô thị Ccảng Hiệp Phước theo đúng tiến độ và quy hoạch đã được phê duyệt.
đ) Lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông:
- Tập trung phát triển ngành thông tin - truyền thông theo hướng ứng dụng công nghệ hiện đại, phát triển dịch vụ gia công, xử lý, quản lý dữ liệu từ xa cho các khách hàng trong nước và quốc tế.
- Kết cấu hạ tầng giữa dịch vụ viễn thông - tin học - truyền thông; phát triển dịch vụ đa chức năng, tạo tiền đề về cơ sở hạ tầng phục vụ các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2011 - 2015 và những năm tiếp theo.
- Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện Chương trình phát triển các dịch vụ kinh doanh trực tuyến; xây dựng kế hoạch, chương trình dự án thực hiện phát triển công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 - 2015 có tầm nhìn đến năm 2020.
- Triển khai đề án đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông theo Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.
e) Lĩnh vực kinh doanh bất động sản:
- Đẩy mạnh triển khai chương trình nhà ở trên địa bàn thành phố, nghiên cứu, đề xuất các giải pháp để triển khai có hiệu quả chương trình cho phù hợp với thời kỳ mới.
- Nghiên cứu triển khai đề án bảo đảm phát triển thị trường bất động sản theo đúng định hướng, lành mạnh, an toàn; đẩy mạnh hoạt động quản lý các sàn giao dịch bất động sản cũng như các dịch vụ mua bán, cho thuê nhà ở, văn phòng, dịch vụ nhà, đất qua sàn giao dịch.
- Tăng cường quản lý thực hiện các chính sách về đất, nhà ở và các giải pháp về tài chính để thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển, gắn với việc thu hút đầu tư và đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình nhà ở, công trình xây dựng các Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Khu Tây Bắc Củ Chi, Khu đô thị Nam thành phố, Khu đô thị Cảng Hiệp Phước...
- Nhanh chóng hoàn thiện quy chế về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư các khu đất trên địa bàn thành phố.
g) Lĩnh vực dịch vụ tư vấn, khoa học - công nghệ:
- Xây dựng cơ chế, chính sách tạo điều kiện thúc đẩy các dịch vụ khoa học - công nghệ và tư vấn, nhằm tạo bước phát triển đột phá trên một số lĩnh vực như: chuyển giao công nghệ, phát triển các sản phẩm ứng dụng công nghệ cao, sở hữu trí tuệ, kiểm toán, dịch vụ tư vấn, bảo biểm…; khuyến khích, hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng vào sản xuất.
- Triển khai thực hiện các nội dung, chương trình về ứng dụng, phát triển khoa học công nghệ và dịch vụ khoa học công nghệ bao gồm:
+ Chương trình đổi mới công nghệ và nâng cao năng suất, chất lượng của các ngành kinh tế chủ lực của thành phố bao gồm các nội dung về: đổi mới công nghệ phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn thành phố; hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng của các ngành kinh tế chủ lực.
+ Chương trình nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn về mô hình tăng trưởng và phát triển bền vững trong phát triển khoa học công nghệ.
+ Triển khai nhóm chương trình nghiên cứu, hình thành và phát triển Khoa học Dịch vụ tại thành phố Hồ Chí Minh nhằm hỗ trợ các ngành dịch vụ thành phố phát triển dựa trên nền tảng ứng dụng các công nghệ quản lý tiên tiến, bao gồm: đề án hình thành và phát triển Khoa học Dịch vụ tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2015; nhóm các đề án về nâng cao năng lực và chất lượng dịch vụ kiểm định và thử nghiệm phục vụ công tác quản lý đo lường chất lượng sản phẩm hàng hóa; nhóm đề án về phát triển thị trường công nghệ và dịch vụ tư vấn khoa học công nghệ.
h) Lĩnh vực y tế:
- Nghiên cứu xây dựng một số trung tâm y tế - sinh thái kết hợp khám chữa bệnh và nghỉ dưỡng.
- Đẩy nhanh tiến độ triển khai các chương trình đề án còn chưa hoàn thiện trong giai đoạn 2006 - 2010, gồm:
+ Xây dựng 05 khu điều trị kỹ thuật cao, hiện đại ngang tầm các nước trong khu vực, gồm: 1 khu trung tâm là các bệnh viện thành phố hiện nay và 04 khu cửa ngõ vào trung tâm thành phố: (1) Bình Chánh, Bình Tân, quận 8; (2) Thủ Đức, quận 9, quận 2; (3) Củ Chi, Hóc Môn, quận 12; (4) Cần Giờ, Nhà Bè, quận 7.
+ Xây dựng Viện Trường ở Củ Chi tại xã Phước Hiệp phục vụ lâu dài cho đào tạo cán bộ y tế cho ngành y tế của thành phố.
+ Xây dựng khu xét nghiệm kỹ thuật cao cho hệ dự phòng ở Khu Nam thành phố.
- Tập trung nghiên cứu thực hiện các chương trình, đề án nhằm đạt được nhiệm vụ đã đề ra trong lĩnh vực y tế gồm:
+ Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực y tế; nghiên cứu thí điểm mô hình bệnh viện cổ phần.
+ Xây dựng mô hình liên kết trong đào tạo: Bệnh viện - Trường Đại học Y, Dược;
+ Triển khai chương trình quy hoạch đào tạo cán bộ y tế;
+ Chương trình thành lập phòng khám, chăm sóc “Sức khỏe sinh sản - Kế hoạch hóa gia đình” giai đoạn 2011 - 2015; tư vấn kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân;
+ Chương trình củng cố và tăng cường phát triển mạng lưới y tế cơ sở và hệ thống dự phòng thành phố;
+ Xây dựng mạng lưới cấp cứu ngoại viện thành phố Hồ Chí Minh;
+ Chương trình phát triển ngành y dược học cổ truyền đến năm 2020;
+ Chương trình sắp xếp hệ thống khám chữa bệnh và hệ thống y tế dự phòng;
+ Một số giải pháp để kiện toàn quản lý nhà nước về dược và mỹ phẩm trên địa bàn;
+ Chương trình hành động Vệ sinh an toàn thực phẩm thành phố;
+ Thí điểm quản lý thực phẩm theo mô hình “Chuỗi thực phẩm an toàn, giai đoạn 2011 - 2015”.
i) Lĩnh vực giáo dục - đào tạo:
- Tiếp tục triển khai Chương trình đào tạo lao động kỹ thuật; trong đó chú trọng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ các ngành khoa học - công nghệ cao, các ngành quản lý, quản trị kinh doanh theo nhu cầu của thị trường, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố.
- Đẩy mạnh triển khai công tác xã hội hóa giáo dục - đào tạo; khuyến khích các trường, cơ sở giáo dục quốc tế có uy tín, thương hiệu thành lập chi nhánh tại thành phố theo quy hoạch.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục - đào tạo có yếu tố nước ngoài theo đúng quy định.
2. Phát triển các ngành công nghiệp:
Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng khu vực công nghiệp - xây dựng bình quân 11%/năm, giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 13%/năm; trong đó, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học và công nghệ cao, công nghiệp sạch, tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, năng suất lao động cao, hàm lượng giá trị gia tăng lớn, các ngành công nghệ sinh học và công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn.
Tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp theo hướng tăng nhanh tỷ trọng 4 ngành công nghiệp trọng yếu (điện tử - công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, hóa chất - nhựa cao su, chế biến tinh lương thực - thực phẩm) và phát triển công nghiệp hỗ trợ để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
a) Ngành cơ khí:
- Máy công cụ (máy cắt gọt kim loại, máy rèn dập, máy chế biến gỗ, nhựa): Ưu tiên phát triển ngành chế tạo máy công cụ nhằm đáp ứng nhu cầu trang bị máy móc, thiết bị của các doanh nghiệp trong nước, máy móc phục vụ nông lâm ngư nghiệp. Đẩy mạnh nghiên cứu thiết kế, chế tạo các mẫu máy hiện đại; đẩy mạnh chương trình hiện đại hóa theo hướng điện tử - tin học hóa dàn máy công cụ hiện có trong các cơ sở công nghiệp.
- Ngành cơ khí ô tô (ô tô 4 chỗ, xe mini buýt, xe buýt, ô tô tải, xe chuyên dùng): Phát triển ngành công nghiệp ô tô trên cơ sở tiếp thu và ứng dụng công nghệ tiên tiến của thế giới, kết hợp với khai thác và từng bước nâng cao công nghệ và thiết bị hiện có, đáp ứng phần lớn nhu cầu thị trường ô tô trong nước (đối với các loại ô tô thông dụng và chuyên dùng có giá cạnh tranh và phù hợp với các điều kiện cụ thể của thành phố), tập trung sản xuất động cơ ô tô đạt tỷ lệ nội địa hóa phù hợp, đặc biệt chú trọng đầu tư sản xuất linh kiện động cơ và hộp số.
- Máy động lực (động cơ diezel, động cơ xăng công suất nhỏ), máy móc thiết bị điện: đầu tư chiều sâu, hiện đại hóa thiết bị và công nghệ, nâng cao năng lực chế tạo máy động lực, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm; đáp ứng phần lớn nhu cầu trong nước, thay thế thiết bị nhập khẩu, từng bước xuất khẩu sản phẩm ra thị trường khu vực và thế giới.
- Khuyến khích các ngành cơ khí trọng điểm trong chương trình kích cầu của thành phố: tấm panel pin mặt trời; sản xuất các loại máy móc, thiết bị thế hệ mới hoặc sử dụng công nghệ mới được điện tử hóa, tự động hóa, điều khiển theo các chương trình máy tính được tiêu thụ trong nước; robot công nghiệp; sản xuất các sản phẩm cơ khí chính xác, máy móc thiết bị kiểm tra an toàn trong quá trình sản xuất công nghiệp; cơ khí làm khuôn mẫu phục vụ sản xuất công - nông nghiệp; sản xuất trang thiết bị y tế phục vụ chẩn đoán, điều trị và nghiên cứu thí nghiệm.
b) Ngành điện tử - công nghệ thông tin - công nghiệp nội dung số:
- Khai thác có hiệu quả các khu trung tâm phần mềm hiện nay trên địa bàn thành phố như: Trung tâm Công nghệ Phần mềm Sài Gòn (SSP), Công viên Phần mềm Quang Trung (QTSC), Khu Công nghệ Phần mềm Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, các Tòa nhà E-Town của Công ty cổ phần cơ điện lạnh REE; phối hợp với Ban Quản lý Khu đô thị mới Thủ Thiêm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Công viên Phần mềm Thủ Thiêm; nghiên cứu, đề xuất địa điểm để thực hiện đầu tư khu Công viên Phần mềm Quang Trung thứ 2; xây dựng chính sách để khuyến khích các nhà đầu tư tiếp tục thực hiện đầu tư xây dựng các khu sản xuất phần mềm tập trung, trong đó bao gồm cả các chính sách về hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực.
- Tiếp tục triển khai các nội dung cụ thể của đề án phát triển ngành công nghệ thông tin; tổ chức nghiên cứu, bổ sung nội dung phát triển ngành điện tử, ngành công nghiệp nội dung số và các nội dung, sản phẩm mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin cần tiếp tục ưu tiên đầu tư để phù hợp với nhu cầu thực tế và xu hướng phát triển của kinh tế thành phố. Cụ thể:
+ Công nghiệp phần mềm: Đẩy mạnh sản xuất, gia công phần mềm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu; tiếp tục quy hoạch, mở rộng quy mô để triển khai các dự án sản xuất điện tử - tin học, phần mềm, đẩy mạnh phát triển một số trung tâm và công viên phần mềm tập trung.
+ Điện tử - Công nghệ thông tin: Tập trung ưu tiên đầu tư phát triển các linh kiện, phụ tùng, các sản phẩm điện tử gia dụng và công nghiệp, điện tử viễn thông, máy tính, các dịch vụ điện tử - tin học, dịch vụ trực tuyến và đa truyền thông; đẩy mạnh thu hút đầu tư và khuyến khích đầu tư sản xuất chất bán dẫn, đầu tư nhà máy sản xuất chip điện tử sử dụng cho các loại thẻ (ngân hàng, sim điện thoại, thẻ cá nhân,…) thông dụng. Đồng thời, thành phố cũng khuyến khích phát triển công nghiệp sản xuất, xuất khẩu một số linh kiện máy tính, điện tử,… tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu.
+ Công nghiệp nội dung số: nghiên cứu, phát triển nhanh một số lĩnh vực, sản phẩm phù hợp với tiềm năng và lợi thế của thành phố, tập trung xây dựng ngành công nghiệp nội dung số thành một ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế thành phố. Tập trung phát triển 04 lĩnh vực đem lại doanh số lớn là: nội dung cho mạng di động, trò chơi điện tử, quảng cáo nội dung cho Internet và thương mại điện tử.
c) Ngành hóa chất - nhựa - cao su:
- Tiếp tục triển khai các nội dung cụ thể của đề án phát triển ngành hóa chất đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt tại Quyết định số 2436/QĐ-UBND ngày 01 tháng 6 năm 2007; tổ chức nghiên cứu, bổ sung nội dung phát triển của ngành hóa chất - nhựa - cao su cần tiếp tục ưu tiên đầu tư để phù hợp với nhu cầu thực tế và xu hướng phát triển của kinh tế thành phố.
- Đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp hóa dược tại Phước Hiệp (huyện Củ Chi) để kêu gọi đầu tư một số nhà máy sản xuất thuốc chữa bệnh đáp ứng nhu cầu của thành phố, cả nước và hướng tới xuất khẩu.
- Phát triển công nghiệp sản xuất dược liệu, bào chế thuốc…, ưu tiên phát triển sản xuất các loại thuốc sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên sẵn có tại Việt Nam; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ lĩnh vực hóa dược, lĩnh vực công nghiệp chế biến thực phẩm (men vi sinh) và lĩnh vực nông nghiệp (phân bón vi sinh, thuốc trừ sâu vi sinh); có chính sách hỗ trợ phát triển các Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng khoa học cho hoạt động chiết tách, bào chế thuốc từ nguồn nguyên liệu tự nhiên.
- Ngành hóa chất nhựa và cao su kỹ thuật cao: tập trung các loại sản phẩm như săm lốp ô tô, xe máy và các sản phẩm cao su kỹ thuật cao, bao bì các loại, vật liệu xây dựng,…; việc đầu tư phát triển phải đảm bảo ứng dụng Tập trung nghiên cứu, ứng dụng để sản xuất các vật liệu mới như: sản xuất các sản phẩm, vật liệu từ composit; vật liệu mới có chất lượng cao; hợp chất bán dẫn vi mạch;
- Khuyến khích đổi mới công nghệ để sản xuất phân bón, đặc biệt công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ sinh học từ rác.
d) Ngành chế biến tinh lương thực - thực phẩm:
- Tập trung đầu tư chiều sâu nhằm nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; trong đó chú trọng đến việc thực hiện tinh chế nông sản dựa trên việc sử dụng công nghệ hiện đại và ứng dụng công nghệ sinh học. Các ngành sản phẩm chủ yếu tiếp tục tập trung vào công nghiệp rượu bia, nước giải khát; chế biến sữa; chế biến thịt, thủy hải sản; chế biến dầu thực vật; chế biến bánh kẹo, thức ăn nhanh.
- Khuyến khích các doanh nghiệp có thế mạnh của thành phố đầu tư phát triển mạnh các khâu nghiên cứu phát triển sản phẩm, hỗ trợ kiểm tra và chứng nhận chất lượng sản phẩm, xây dựng và phát triển thương hiệu có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường cả nước và khu vực.
đ) Bên cạnh các ngành công nghiệp trọng yếu, công nghiệp - xây dựng thành phố cũng duy trì phát triển một số ngành, sản phẩm như:
- Sản phẩm công nghiệp truyền thống: may mặc, giày da, chế biến gỗ phục vụ nhu cầu trong nước và mở rộng xuất khẩu. Đồng thời lựa chọn một số công đoạn có giá trị gia tăng cao trong các ngành công nghiệp khác để đầu tư, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu các sản phẩm công nghiệp như: công nghiệp thời trang ngành dệt may; các công đoạn thiết kế, tiếp thị, phân phối… trong các ngành công nghiệp khác.
- Chú trọng đầu tư hiện đại hóa ngành xây dựng sử dụng công nghệ và thiết bị mới, hiện đại trong thiết kế - thi công xây lắp, sử dụng vật liệu mới, tiết kiệm năng lượng; nâng tốc độ tăng trưởng ngành xây dựng cao hơn tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp; có cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng phát triển, xây dựng thương hiệu mạnh, có uy tín, nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây lắp ngang tầm các nước trong khu vực.
- Phát triển các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn nhằm làm thay đổi cơ cấu kinh tế và văn hóa xã hội của nông thôn, góp phần bảo đảm an ninh lương thực cho thành phố và cho các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; bảo đảm sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thành phố.
3. Phát triển ngành nông nghiệp:
Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng bình quân 5%/năm, giá trị sản xuất tăng bình quân 6%/năm. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả, bền vững; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thủy sản theo hướng gắn liền với đặc trưng của một đô thị lớn là nông nghiệp sạch, không gây ô nhiễm môi trường, ứng dụng công nghệ cao, kết hợp xây dựng nông thôn mới.
- Tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2006 - 2010; nghiên cứu, xây dựng và đề xuất triển khai thực hiện Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2015;
- Triển khai các chương trình, đề án gồm: Chương trình hành động số 43-CTr/TU ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Thành ủy về nông nghiệp - nông dân - nông thôn theo Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X; chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020; chương trình nâng cao năng lực quản lý, gây nuôi động vật hoang dã; chương trình khuyến nông, khuyến ngư, chuyển giao công nghệ, giống mới trong nông nghiệp; đề án Phát triển sản xuất nông nghiệp góp phần nâng cao thu nhập của nông dân; đề án ứng phó biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; dự án đầu tư trại thực nghiệm chăn nuôi bò sữa công nghệ cao; đề án nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nông sản thực phẩm;
- Tăng cường quản lý nhà nước, công tác kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật, thủy sản; công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng, chống cháy rừng, động vật hoang dã...
- Hoàn thiện chính sách hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chương trình phát triển rau an toàn, bò sữa, thủy sản, hoa - cây cảnh - cá kiểng, cá sấu…; triển khai đề án nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nông sản thực phẩm; đề án giám sát dịch tễ; chú trọng bảo vệ và phát triển các loại rừng, cây xanh; chương trình khuyến nông, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ cho các hộ sản xuất nông nghiệp, các doanh nghiệp, trang trại để tăng năng suất lao động, hiệu quả đầu tư trên một đơn vị diện tích đất sản xuất nông nghiệp.
- Liên kết với các tỉnh trong vùng để xây dựng các vùng nguyên liệu nhằm cung cấp cho ngành công nghiệp chế biến của thành phố. Điều chỉnh quy hoạch và mục đích sử dụng đất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế đất, góp phần tăng năng suất lao động và thu nhập lao động nông nghiệp.
- Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện Chương trình hành động số 24-CTr/TU ngày 26 tháng 10 năm 2007 của Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về chiến lược biển Việt Nam trên địa bàn thành phố.
- Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện đầu tư một số dự án trọng điểm trong lĩnh vực nông nghiệp của các đơn vị thành viên bao gồm: đẩy nhanh việc hoàn thiện đầu tư và thu hút đầu tư vào Khu Nông nghiệp công nghệ cao, nghiên cứu đề xuất việc triển khai đầu tư các khu nông nghiệp công nghệ cao tiếp theo; đẩy mạnh tiến độ triển khai dự án Trung tâm thủy sản thành phố, dự án Trung tâm giao dịch - triển lãm nông sản thành phố.
- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện đầu tư dự án Trung tâm công nghệ sinh học thành phố.
III. GIẢI PHÁP
Để hỗ trợ hoàn thành các nhiệm vụ nêu trên, cần tập trung triển khai các nhóm giải pháp chính như sau:
1. Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện các loại quy hoạch (quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch các ngành kinh tế, kỹ thuật, quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển giao thông …), gắn với quy hoạch Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Vùng Đông Nam Bộ đáp ứng yêu cầu điều chỉnh quy hoạch không gian đô thị, xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng liên vùng; phân bổ lực lượng sản xuất, phân công lao động xã hội, bố trí dân cư toàn Vùng phù hợp định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Chủ động phối hợp với các Bộ - ngành Trung ương và các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thực hiện thống nhất quy hoạch phát triển kinh tế, tạo sự đồng bộ trong phát triển kết cấu hạ tầng, bảo vệ môi trường, đào tạo nguồn nhân lực, cơ chế, chính sách đầu tư chung, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế toàn Vùng, xây dựng vùng nguyên liệu, vùng công nghiệp hỗ trợ để gắn kết với thành phố Hồ Chí Minh. Phát triển thành phố Hồ Chí Minh thành trung tâm công nghệ cao của khu vực với các vệ tinh cung cấp các sản phẩm hỗ trợ từ các tỉnh thành lân cận.
2. Tập trung triển khai thực hiện nhanh và có hiệu quả các nhiệm vụ cụ thể được nêu ra tại Mục II Kế hoạch này và các chương trình, đề án phục vụ cho việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo nhiệm vụ đã đề ra, bao gồm:
- Các chương trình, đề án đã ban hành trong giai đoạn 2006 - 2010 nay cần tiếp tục triển khai thực hiện: chi tiết theo phụ lục 1 đính kèm.
- Các chương trình, đề án bổ sung mới: chi tiết theo phụ lục 2 đính kèm.
3. Đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ, khuyến khích nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ vào sản xuất, đời sống, tăng cường chuyển giao công nghệ tiên tiến từ nước ngoài, đổi mới công nghệ thiết bị, nhằm nâng cao hiệu quả cạnh tranh của nền kinh tế; có giải pháp nâng cao năng lực họat động và sức cạnh tranh của các tổng công ty trực thuộc để đảm bảo vai trò nòng cốt trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố.
4. Tổ chức thực hiện các chuyên đề nghiên cứu chung về vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố và vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế thành phố. Cụ thể bao gồm: đề án “Tái cấu trúc nền kinh tế thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2020”; đề án “Đánh giá chất lượng tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng phát triển giai đoạn 2011 - 2015”.
5. Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 20/2009/QĐ-UBND ngày 27 tháng 02 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quy định về thực hiện các dự án đầu tư trong nước thuộc Chương trình kích cầu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện cơ chế sử dụng công cụ tài chính này làm đòn bẩy để hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố thực hiện đầu tư đổi mới trang thiết bị, mở rộng sản xuất theo đúng định hướng đã đề ra của thành phố, góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố.
6. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách xây dựng môi trường đầu tư thông thoáng, bình đẳng; trong đó, tập trung rà soát, bãi bỏ những thủ tục không cần thiết, nhất là trong lĩnh vực đầu tư, đăng ký kinh doanh, thuế, hải quan và các dịch vụ hành chính; công khai, minh bạch quy trình, thủ tục, chuẩn hóa mô hình áp dụng cơ chế “một cửa liên thông”, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin tại cơ quan hành chính các cấp để giảm phiền hà cho tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân.
7. Tập trung phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội thành phố trong giai đoạn mới; trong đó, ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ nhu cầu phát triển thành phố và khu vực phía Nam, đặc biệt là nguồn nhân lực cho các lĩnh vực, các ngành kinh tế mũi nhọn (công nghiệp điện tử, sản xuất phầm mềm, công nghiệp nội dung số, tin học và tự động hóa …); mở rộng quy mô, phương thức đào tạo nguồn nhân lực, chú trọng đào tạo công nhân tay nghề cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giao cho các sở - ban - ngành có liên quan chịu trách nhiệm triển khai các nhiệm vụ, chương trình, đề án cụ thể được quy định tại Mục II và tại phụ lục 1 và phụ lục 2 đính kèm theo Kế hoạch này.
2. Các sở - ban - ngành liên quan có trách nhiệm khẩn trương dự trù kinh phí thực hiện các chương trình cụ thể để đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố thông qua.
3. Giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện căn cứ Chương trình hành động của Thành ủy và các nội dung nhiệm vụ nêu trên, xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng quận - huyện và chủ động tổ chức thực hiện để đạt hiệu quả cao nhất.
4. Giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện và các doanh nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố có trách nhiệm phối hợp với các Sở - ngành thực hiện thành công chương trình này.
5. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm làm đầu mối điều phối hoạt động chung của cả Chương trình; theo dõi tiến độ, phát hiện khó khăn, vướng mắc để giải quyết hoặc trình cấp có thẩm quyền giải quyết; hàng năm sơ kết kết quả thực hiện Chương trình, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố các nội dung điều chỉnh, bổ sung./.
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi