Quyết định 125/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá giai đoạn 2006 - 2010
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 125/2007/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 125/2007/QĐ-TTg | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 31/07/2007 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Chính sách, Văn hóa-Thể thao-Du lịch |
TÓM TẮT VĂN BẢN
* Ngày31/7/2007, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 125/2007/QĐ-TTg về phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia về Văn hoá giai đoạn 2006 – 2010. Theo đó, các dự án của chương trình bao gồm: Dự án chống xuống cấp và tôn tạo di tích; Dự án sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá phi vật thể của các dân tộc Việt Nam; điều tra, nghiên cứu, bảo tồn một số làng, bản tiêu biểu và lễ hội truyền thống đặc sắc của dân tộc ít người;xây dựng xã điển hình triển khai hiệu quả phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá; làng, bản, buôn có hoàn cảnh đặc biệt; cấp trang thiết bị và sản phẩm văn hoá thông tin cho đồng bào các dân tộc thiểu số, tuyến biên giới và hải đảo...Với tổng mức vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư của dự án: 4.542 tỷ đồng( Ngân sách trung ương: 2.496 tỷ đồng; ngân sách địa phương: 1.098 tỷ đồng; vốn huy động khác: 948 tỷ đồng). Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Xem chi tiết Quyết định 125/2007/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 125/2007/QĐ-TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 125/2007/QĐ-TTg NGÀY 31 THÁNG 07 NĂM
2007
PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ VĂN HOÁ
GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
THỦ TƯỚNG
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ
chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Quyết
định số 42/2002/QĐ-TTg ngày 19 tháng 3 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về quản
lý và điều hành các Chương trình mục tiêu quốc gia;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin (công văn số 31/TTr-BVHTT ngày 12
tháng 3 năm 2007) và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (công văn số 715/BKH-TĐ&GSĐT
ngày 31 tháng 01 năm 2007),
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1. Phê duyệt Chương trình mục
tiêu quốc gia về văn hoá giai đoạn 2006 - 2010 với những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Mục tiêu tổng quát:
a) Nâng cao nhận thức của toàn Đảng, toàn
dân, của các cấp, các ngành; huy động sức mạnh của toàn xã hội vào sự nghiệp
phát triển văn hoá, để văn hoá thực sự là nền tảng tinh thần, là động lực, là
nhân tố góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;
b) Ngăn chặn nguy cơ xuống
cấp các di tích và sự huỷ hoại văn hoá phi vật thể. Bảo tồn và phát huy giá trị
của các di tích, thắng cảnh và vốn văn hoá phi vật thể để trở thành những sản
phẩm văn hoá có giá trị, phục vụ công tác giáo dục truyền thống lịch sử và
truyền thống văn hiến, phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hoá của toàn xã hội nói
chung và nhu cầu phát triển du lịch nói riêng;
c) Tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được
trong việc xây dựng và phát triển văn hoá thông tin cơ sở, nhất là khu vực vùng
sâu, vùng xa; vùng miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào các dân tộc
thiểu số; xoá các điểm trắng về văn hoá, xây dựng những điểm sáng về văn hoá
trên các mặt, các lĩnh vực của đời sống tinh thần;
d) Trang bị một số thiết bị phục vụ khâu
phổ biến phim; nâng cao trình độ sử dụng các thiết bị kỹ thuật hiện đại trong
việc sản xuất và phổ biến phim.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá
tiêu biểu của dân tộc, gồm:
- Đầu tư tu bổ, tôn tạo 70% di tích lịch sử
và cách mạng, 80% di tích kiến trúc nghệ thuật, danh thắng được công nhận di
tích cấp quốc gia; hỗ trợ chống xuống cấp khoảng 1200 di tích khác được công
nhận di tích quốc gia;
- Sưu tầm toàn diện các di sản phi vật thể
tiêu biểu của 54 dân tộc; lập hồ sơ khoa học và bảo tồn 5 kiệt tác văn hoá phi
vật thể để trình UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới; xây dựng 15 vệ
tinh của ngân hàng dữ liệu văn hoá phi vật thể tại địa phương;
- Bảo tồn 20 làng, bản, buôn và phục dựng
30 lễ hội của các dân tộc thiểu số.
b) Xây dựng và phát triển đời sống văn hoá
thông tin cơ sở:
- Hỗ trợ về trang thiết bị, chương trình
hoạt động cho 80% các điểm văn hoá cộng đồng và nhà văn hoá; 70% số làng, bản,
ấp và 85% số xã, phường, thị trấn có thiết chế văn hoá thông tin; xây dựng 30
cụm thông tin cổ động tại các cửa khẩu biên giới quốc gia; trang bị 500 xe
thông tin tổng hợp cho các đội thông tin lưu động tỉnh, huyện vùng sâu, vùng xa;
- Xây dựng 64 kho sách lưu động thư viện
tỉnh, thành phố đảm bảo mỗi kho sách luân chuyển có thêm 20.000 bản sách. Hỗ
trợ đầu tư xây dựng 30 thư viện huyện tại những vùng đặc biệt khó khăn;
- 100% các đồn biên phòng được hỗ trợ cung
cấp các sản phẩm về văn hoá thông tin;
- Đầu tư xây dựng và hỗ trợ duy trì hoạt
động cho 80 tụ điểm sinh hoạt văn hoá tại các làng, bản có hoàn cảnh đặc biệt.
c) Hỗ trợ hoạt động điện ảnh:
- Trang bị 20 máy chiếu phim âm thanh lập
thể cho các rạp, cụm rạp ở một số trung tâm các tỉnh, huyện đặc biệt khó khăn;
trang bị 200 máy chiếu phim 35 mm, 300 bộ máy chiếu phim video và 100 xe ô tô cho
các đội chiếu bóng lưu động;
- 100% cán bộ chuyên môn kỹ thuật sử dụng
thành thạo các tính năng tác dụng của các thiết bị mới được đầu tư.
3. Các dự án của chương trình: bao gồm 9 dự
án thành phần:
a) Dự án chống xuống cấp và tôn tạo di
tích;
b) Dự án sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị các di
sản văn hoá phi vật thể của các dân tộc Việt Nam;
c) Dự án điều tra, nghiên cứu, bảo tồn một số làng,
bản tiêu biểu và lễ hội truyền thống đặc sắc của dân tộc ít người;
d) Dự án xây dựng xã điển hình triển khai hiệu quả phong
trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá;
đ) Dự án tăng cường đầu tư xây dựng, phát triển hệ
thống thiết chế văn hoá thông tin cơ sở vùng sâu, vùng xa;
e) Dự án làng, bản, buôn có hoàn cảnh đặc biệt;
g) Dự án củng cố và phát triển hệ thống thư viện công
cộng;
h) Dự án cấp trang thiết bị và sản phẩm văn hoá thông
tin cho đồng bào các dân tộc thiểu số, tuyến biên giới và hải đảo;
i) Dự án nâng cao năng lực phổ biến phim; đào tạo nâng
cao trình độ sử dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất và phổ biến phim ở vùng sâu
vùng xa.
4. Thời gian
thực hiện Chương trình:
Thời gian
thực hiện Chương trình từ năm 2006 đến năm 2010.
5. Tổng mức
vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư của dự án:
a) Tổng mức
vốn đầu tư: 4.542 tỷ đồng.
b) Nguồn vốn:
- Ngân sách trung
ương: 2.496 tỷ đồng.
+ Vốn đầu tư
phát triển: 1.531 tỷ đồng;
+ Ngân sách
sự nghiệp: 965 tỷ đồng.
- Ngân sách
địa phương: 1.098 tỷ đồng.
- Vốn huy
động khác: 948 tỷ đồng.
Kinh phí thực
hiện chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá giai đoạn 2006 - 2010 được cân
đối trong dự toán chi lĩnh vực văn hoá thông tin theo quy định của pháp luật về
ngân sách nhà nước.
6. Trách
nhiệm của các cơ quan phối hợp thực hiện Chương trình:
a) Bộ Văn hoá
- Thông tin là cơ quan quản lý điều hành Chương trình, chủ trì, phối hợp với
các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh tổ chức lập, thẩm định, phê
duyệt đầu tư và quản lý thực hiện các dự án của Chương trình theo quy định hiện
hành;
b) Ủy ban
nhân dân các tỉnh có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Chương trình trên
địa bàn, chủ động huy động thêm các nguồn lực khác để thực hiện các dự án của
Chương trình.
7.
Các cơ chế chính sách để thực hiện Chương trình:
Cơ
chế về quản lý và điều hành các Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá thực
hiện theo Quyết định số 42/2002/QĐ-TTg ngày 19 tháng 3 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý
và điều hành các chương trình mục tiêu quốc gia và các quy định khác của pháp
luật hiện hành.
8.
Hiệu quả của Chương trình
Bộ
Văn hoá - Thông tin căn cứ các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể của Chương trình để
chỉ đạo thực hiện việc theo dõi và đánh giá hiệu quả đầu tư các dự án, hiệu quả
của Chương trình trong quá trình thực hiện, có trách nhiệm thực hiện chế độ báo
cáo theo quy định hiện hành.
Điều 2. Quyết định
này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Các Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng