Nghị quyết 623/NQ-UBTVQH15 2022 hiệu quả thực hiện tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Nghị quyết 623/NQ-UBTVQH15

Nghị quyết 623/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo
Cơ quan ban hành: Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:623/NQ-UBTVQH15Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị quyếtNgười ký:Vương Đình Huệ
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
07/10/2022
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách, Tư pháp-Hộ tịch

TÓM TẮT VĂN BẢN

Tăng cường hiệu lực, hiệu quả tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo

Ngày 07/10/2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 623/NQ-UBTVQH15 về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Theo đó, UBTVQH đề nghị Chính phủ chỉ đạo Thanh tra Chính phủ trong năm 2023, tổ chức rà soát về vướng mắc, khó khăn trong việc tổ chức; nghiên cứu để đề xuất, trình cấp có thẩm quyền ban hành VBQPPL quy định về giải quyết đơn kiến nghị, phản ánh của công dân; thực hiện định kỳ sơ kết, tổng kết đánh giá việc thực hiện rà soát lại việc giải quyết đối với các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài.

Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường khi hoàn thiện hồ sơ trình Quốc hội sửa đổi Luật Đất đai cần tập trung quan tâm sửa đổi những nội dung phát sinh nhiều khiếu nại, tố cáo như: thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư, cơ chế định giá đất... đánh giá tác động và nghiên cứu kỹ thực tiễn để quy định các điều khoản chuyển tiếp. Trước mắt tham mưu cho cấp có thẩm quyền tháo gỡ vướng mắc, cho đến khi Luật Đất đai sửa đổi có hiệu lực.

Bên cạnh đó, Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng, UBND cấp tỉnh tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về quy hoạch xây dựng, trật tự xây dựng và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng; khẩn trương rà soát các quy định của pháp luật chưa rõ ràng, cụ thể làm phát sinh nhiều khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến quản lý vận hành nhà chung cư, quy hoạch xây dựng, trật tự xây dựng ... và có giải pháp tháo gỡ vướng mắc, giải quyết các khiếu nại liên quan đến lĩnh vực này.

Nghị quyết được thông qua kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Nghị quyết 623/NQ-UBTVQH15 tại đây

tải Nghị quyết 623/NQ-UBTVQH15

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Nghị quyết 623/NQ-UBTVQH15 DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Nghị quyết 623/NQ-UBTVQH15 PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN THƯỜNG VỤ
QUỐC HỘI
_________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

Số: 623/NQ-UBTVQH15

Hà Nội, ngày 07 tháng 10 năm 2022

 

 

NGHỊ QUYẾT

TIẾP TỤC TĂNG CƯỜNG HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ TIẾP CÔNG DÂN VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

_____________

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

 

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân số 87/2015/QH13;

Căn cứ Nghị quyết số 266/2021/UBTVQH15 ngày 05 tháng 8 năm 2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chương trình giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2022 và Nghị quyết số 289/NQ-UBTVQH15 ngày 06 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo từ ngày 01/7/2016 đến ngày 01/7/2021”;

Trên cơ sở xem xét Báo cáo số 334/BC-ĐGS ngày 07 tháng 10 năm 2022 của Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đ“Việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tcáo từ ngày 01/7/2016 đến ngày 01/7/2021”.

 

QUYẾT NGHỊ:

 

Điều 1. Đánh giá kết quả thực hiện

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản tán thành nội dung Báo cáo số 334/BC-ĐGS ngày 07 tháng 10 năm 2022 của Đoàn giám sát về kết quả giám sát “Việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo từ ngày 01/7/2016 đến ngày 01/7/2021”, với những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân chủ yếu sau đây:

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; công tác dân nguyện nhất là công tác tiếp công dân, tiếp nhận xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan dân cử, đại biểu dân cử luôn được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan tâm và từng bước có nhiều đổi mới, chất lượng, hiệu quả ngày càng được nâng lên; các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội luôn phát huy trách nhiệm, chủ động, linh hoạt trong hoạt động tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo qua đó đã góp phần thúc đẩy, nâng cao trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền từ Trung ương đến địa phương trong việc thực hiện tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, giữ vững ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Qua giám sát cho thấy pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và pháp luật có liên quan ngày càng được hoàn thiện, tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ, thống nhất, bảo đảm để thực hiện quyền khiếu nại, quyền tố cáo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Đồng thời, giúp các cơ quan nhà nước, người có trách nhiệm tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định; đảm bảo gắn công tác tiếp công dân với giải quyết khiếu nại, tố cáo và công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; đã giải quyết dứt điểm nhiều vụ việc phức tạp, kéo dài được dư luận, cử tri và Nhân dân quan tâm và đồng tình, ủng hộ.

Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, qua giám sát cho thấy việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo vẫn còn một số tồn tại hạn chế, bất cập. Một số quy định, nội dung hướng dẫn chưa đảm bảo tính thống nhất với pháp luật có liên quan; tính khả thi trong thực tiễn còn hạn chế; có nội dung chưa có quy định hoặc hướng dẫn ban hành còn chậm, chưa kịp thời sửa đổi, bổ sung khi không còn phù hợp với văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn. Việc tiếp công dân định kỳ của người đứng đầu ở một số Bộ, ngành, địa phương chưa được quan tâm, thực hiện đầy đủ theo quy định của luật. Phân loại đơn thư còn nhầm lẫn giữa đơn khiếu nại, tố cáo với đơn kiến nghị, phản ánh. Chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là giải quyết lần đầu ở cấp huyện chưa tốt, còn sai sót; một số cán bộ, công chức thiếu ý thức trách nhiệm, không thực hiện đúng quy định của pháp luật về thời hạn, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo; chưa quan tâm đúng mức đến việc tiếp, đối thoại, lắng nghe ý kiến của công dân; trách nhiệm phối hợp trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tcáo chưa đầy đủ; một số người khiếu nại, tố cáo không chấp hành nghiêm chỉnh quyết định, kết luận giải quyết đúng và đã có hiệu lực pháp luật, thậm chí lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo đgây phức tạp thêm tình hình. Nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo, nhất là những vụ việc liên quan đến bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất thực hiện các dự án và đề nghị xem xét lại các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm chưa được quan tâm giải quyết dứt điểm, để kéo dài, gây bức xúc, tiềm ẩn nguy cơ thành “điểm nóng” về an ninh trật tự; hiệu quả kiểm tra, rà soát lại việc giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài còn hạn chế. Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo hiệu quả chưa cao; kết luận thanh tra, kiểm tra còn chung chung, xử lý cán bộ, công chức vi phạm chưa nghiêm, chưa tương xứng với tính chất, mức độ vi phạm. Thực hiện chức năng kiểm sát đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực tư pháp, kiểm sát đối với án dân sự, án hành chính còn hạn chế. Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân và tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa được quan tâm đúng mức; một số công chức năng lực trình độ vẫn còn hạn chế. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo còn hình thức, kém hiệu quả. Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cập nhật dữ liệu, quản lý đơn thư khiếu nại, tố cáo hiệu quả chưa cao.

Những tồn tại, hạn chế nêu trên do nhiều nguyên nhân, bên cạnh nguyên nhân do quy định pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo một số nội dung còn bất cập thì nguyên nhân chủ quan chủ yếu là việc tổ chức, thực hiện tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo ở một số ngành, địa phương còn nhiều hạn chế, chưa sâu sát, thiếu quyết liệt, phối hợp chưa chặt chẽ, chưa làm hết nhiệm vụ được giao; người đứng đầu một số cơ quan đơn vị chưa quan tâm đúng mức đối với công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là trong việc chỉ đạo, đôn đốc, phối hợp giải quyết dứt điểm các vụ việc tiềm ẩn yếu tố phức tạp ngay từ khi mới phát sinh ở cấp cơ sở.

Điều 2. Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu

1. Đối với các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp

a) Tiếp tục đổi mới, tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát đối với một số ngành, lĩnh vực, địa phương, trong đó chú trọng việc giám sát trực tiếp tại các bộ, ngành, địa phương phát sinh nhiều vụ việc phức tạp, nổi cộm, bức xúc trong Nhân dân; tăng cường công tác giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực phụ trách; phối hợp chặt chẽ với bộ, ngành hữu quan trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đất đai, nhà ở, xây dựng, môi trường và một số lĩnh vực khác thường phát sinh nhiều khiếu nại, tố cáo.

b) Giao Ban Dân nguyện chủ trì, phối hợp với các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Theo dõi, đôn đốc, giám sát việc giải quyết 24 vụ việc cụ thể đã được kiến nghị trong Báo cáo giám sát, 35 vụ việc thuộc danh sách rà soát theo Quyết định số 1849/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ, 58 vụ việc được rà soát theo Kế hoạch 1910/KH-TTCP ngày 29/10/2021 của Thanh tra Chính phủ và định kỳ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp hằng tháng;

- Tham gia, phối hợp chặt chẽ với Thanh tra Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương trong việc xem xét, rà soát lại việc giải quyết đối với 937 vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài tại 63 UBND các tỉnh, thành phố theo Kế hoạch 363/KH-TTCP ngày 20/3/2019 và báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp tháng 10/2023.

c) Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố tiếp tục đổi mới, linh hoạt, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo. Chủ động theo dõi, đôn đốc, giám sát và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp kéo dài, các vụ việc có dấu hiệu phức tạp về an ninh trật tự trên địa bàn và định kỳ hằng tháng báo cáo kết quả thực hiện đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

2. Đối với Chính phủ

Đthực hiện tốt chính sách, pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đề nghị Chính phủ có giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra trong Báo cáo của Đoàn giám sát và tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp sau đây:

2.1. Chỉ đạo Thanh tra Chính phủ

a) Tham mưu Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tiếp tục quán triệt Chỉ thị số 35/CT-TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Khn trương có kế hoạch thực hiện Nghị quyết này và các kiến nghị trong Báo cáo của Đoàn giám sát đảm bảo hiệu lực, hiệu quả.

b) Trong năm 2023, tổ chức rà soát về vướng mắc, khó khăn trong việc tổ chức, thực hiện Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo để hướng dẫn các bộ ngành và địa phương thực hiện bảo đảm tính đồng bộ, khắc phục mâu thuẫn, chồng chéo, thực hiện có hiệu quả cao; trong đó, tập trung đánh giá các quy định về việc tổ chức tiếp công dân định kỳ của người đứng đầu, mô hình tiếp công dân của Ban tiếp công dân cấp huyện, việc tiếp công dân trực tuyến và một số nội dung khác đã được nêu trong báo cáo.

c) Nghiên cứu để đề xuất, trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định về giải quyết đơn kiến nghị, phản ánh của công dân; ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo; quy định về việc xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại về hành chính đã có hiệu lực pháp luật phát hiện có vi phạm.

d) Thực hiện định kỳ sơ kết, tổng kết đánh giá việc thực hiện rà soát lại việc giải quyết đối với các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài để cập nhật, phân loại kết quả đã rà soát, bổ sung vào danh sách những vụ việc thuộc tiêu chí cần rà soát và có lộ trình giải quyết dứt điểm từng vụ việc; theo dõi, phối hp với cơ quan có thẩm quyền giải quyết dứt điểm đối với các vụ việc thuộc lĩnh vực hành chính Đoàn giám sát đã có kiến nghị; chủ trì, phối hợp và chỉ đạo các địa phương giải quyết dứt điểm 1.030 vụ việc đã được các cơ quan có thẩm quyền lập danh sách rà soát và báo cáo kết quả thực hiện với Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp tháng 10/2023.

đ) Tăng cường hoạt động thanh tra công vụ về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý nghiêm đối với cán bộ, công chức có sai phạm.

e) Nâng cấp, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại, tố cáo đã được xây dựng, đảm bảo đáp ứng yêu cầu kết nối dữ liệu về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên phạm vi toàn quốc và trong toàn hệ thống các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan tư pháp và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

g) Tiếp tục tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, các trang thiết bị phục vụ công tác tiếp công dân; nâng cấp địa điểm tiếp công dân khang trang, hiện đại, có phòng tiếp công dân riêng và các điều kiện làm việc cần thiết khác phục vụ cho việc tiếp công dân của người đại diện cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân.

h) Chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ và các bộ, ngành, địa phương tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện quy định về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức trực tiếp làm nhiệm vụ tiếp công dân, tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo.

2.2. Chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường:

Khi hoàn thiện hồ sơ trình Quốc hội sửa đổi Luật Đất đai cần tập trung quan tâm sửa đổi những nội dung phát sinh nhiều khiếu nại, tố cáo như: thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư, cơ chế định giá đất... đánh giá tác động và nghiên cứu kỹ thực tiễn đquy định các điều khoản chuyển tiếp. Trước mắt tham mưu cho cấp có thẩm quyền tháo gỡ vướng mắc, cho đến khi Luật Đất đai sửa đổi có hiệu lực.

2.3. Chỉ đạo Bộ Xây dựng, UBND cấp tỉnh tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về quy hoạch xây dựng, trật tự xây dựng và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng. Khẩn trương rà soát các quy định của pháp luật chưa rõ ràng, cụ thể làm phát sinh nhiều khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến quản lý vận hành nhà chung cư, quy hoạch xây dựng, trật tự xây dựng ... và có giải pháp tháo gỡ vướng mắc, giải quyết các khiếu nại liên quan đến lĩnh vực này.

2.4. Chỉ đạo Bộ Công an và công an các địa phương tăng cường tham gia vào việc giải quyết khiếu nại, tố cáo góp phần bảo đảm an ninh, trật tự. Tăng cường các biện pháp nghiệp vụ, phối hợp với các đơn vị có liên quan phát hiện, ngăn chặn kịp thời những trường hợp lợi dụng quyền tự do dân chủ đ lôi kéo, kích động người khiếu nại, tố cáo gây mất trật tự công cộng.

2.5. Chỉ đạo Bộ Tư pháp nghiên cứu về chế định “Luật sư công” giữ vai trò đại diện, giúp chính quyền địa phương tham gia các hoạt động tố tụng tại cơ quan tố tụng khi có yêu cầu và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

2.6. Chỉ đạo các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

a) Tổ chức rà soát, đánh giá lại toàn bộ các văn bản pháp luật quy định về quy trình tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của cơ quan, địa phương mình để đảm bảo thống nhất và phù hợp với thực tiễn.

b) Tiếp tục nâng cao trách nhiệm trong công tác tiếp công dân, nhất là trách nhiệm tiếp công dân định kỳ của người đứng đầu đảm bảo đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật, linh hoạt trong phương thức tổ chức tiếp công dân định kỳ nhằm phát huy tối đa hiệu quả tiếp công dân gắn với giải quyết khiếu nại, tố cáo. Phấn đấu đạt tỷ lệ 100% người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp tiếp công dân định kỳ đầy đủ theo quy định kể từ năm 2023.

c) Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực quản lý về đất đai, môi trường; về quy hoạch xây dựng, quản lý đô thị và quản lý, vận hành chung cư và các vấn đề mới nảy sinh được dư luận và Nhân dân quan tâm, nhằm hạn chế tối đa việc phát sinh khiếu nại, tố cáo.

d) Định hướng rõ, đầu tư nguồn lực để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn đối với đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; đổi mới hình thức, nội dung và lựa chọn vấn đề tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật hiệu quả.

đ) Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc việc thi hành kết luận giải quyết tố cáo và xử lý nghiêm minh đối với cán bộ có vi phạm được phát hiện qua công tác giải quyết tố cáo.

e) Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan, nhất là sự phối hợp giữa cơ quan hành chính với cơ quan tư pháp; triển khai rộng việc thực hiện mô hình luật sư tư vấn miễn phí tại Ban tiếp công dân của các địa phương.

3. Đối với Tòa án nhân dân tối cao

3.1. Khẩn trương ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể việc tiếp công dân của ngành Tòa án nhân dân theo quy định tại Điều 17 Luật Tiếp công dân 2013. Chủ động rà soát các quy định phối hợp liên ngành trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động tư pháp để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với các quy định hiện hành, tháo gỡ vướng mắc trong thực tiễn và Báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội kết quả thực hiện tại phiên họp tháng 10 năm 2023.

3.2. Nghiên cứu, đánh giá toàn diện về khó khăn, vướng mắc trong việc giải quyết án hành chính để có giải pháp khắc phục; đồng thời, nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về tố tụng hành chính để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và phù hợp với thực tiễn. Hướng dẫn Tòa án nhân dân các địa phương trong việc thụ lý, giải quyết và phối hợp với Ủy ban nhân dân trong việc giải quyết vụ án hành chính.

3.3. Tiếp tục triển khai những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo được nêu trong Báo cáo. Chú trọng công tác giám đốc, kiểm tra việc xét xử để sớm phát hiện những sai sót, sai phạm trong các hoạt động tố tụng của cơ quan Tòa án cấp dưới, nhất là việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực tư pháp và xem xét lại quyết định, bản án đã có hiệu lực pháp luật để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục và góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xét xử của ngành Tòa án.

3.4. Nghiên cứu, phối hợp với Thanh tra Chính phủ để xây dựng quy chế phối hợp và tổ chức việc tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân ở Trung ương, chỉ đạo Tòa án nhân dân các cấp có cơ chế phối hợp tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân địa phương. Kết quả thực hiện đề nghị báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 10 năm 2023.

4. Viện kiểm sát nhân dân tối cao

4.1. Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao rà soát một số Thông tư liên tịch về công tác phối hợp trong việc thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Tố tụng hành chính; về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm... phù hợp với quy định hiện hành, thực hiện chức năng kiểm sát của cơ quan kiểm sát và tháo gỡ vướng mắc trên thực tiễn.

4.2. Tăng cường hơn nữa công tác kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực tư pháp; kiểm sát đối với án dân sự, án hành chính; xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại của ngành kiểm sát đã có hiệu lực pháp luật khi phát hiện có sai phạm để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục, tổng kết, rút kinh nghiệm, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát của ngành kiểm sát.

4.3. Tăng cường công tác hướng dẫn Viện kiểm sát nhân dân các cấp thực hiện chức năng kiểm sát trong hoạt động tư pháp, nhất là kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính.

4.4. Chỉ đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện nghiên cứu xây dựng quy chế phối hợp tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân ở địa phương.

5. Đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội

Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tăng cường phối hợp với các cơ quan trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; tiếp tục phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội đối với công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại địa phương, đặc biệt là các vụ việc ni cộm có tính chất phức tạp, kéo dài.

Điều 3. Điều khoản thi hành

1. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chỉ đạo tổ chức thực hiện Nghị quyết này và báo cáo kết quả thực hiện tại Phiên họp tháng 10/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

2. Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện Nghị quyết này và báo cáo kết quả thực hiện tại Phiên họp tháng 10/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Nghị quyết này được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua tại Phiên họp thứ 15.

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Chính phủ;
- TANDTC, VKSNDTC;
- HĐDT, các Ủy ban của Quốc hội, Cơ quan thuộc UBTVQH;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- VPTW Đảng; Ban Dân vận TW;
- VP Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Đoàn ĐBQH, HĐND, UBND các tỉnh, Thành phố trực thuộc TW;
- Lưu: HC, DN.

E-pas: 86404

TM. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
CHỦ TỊCH





Vương Đình Huệ

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi