Nghị quyết 13/2005/NQ-CP của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2005

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Nghị quyết 13/2005/NQ-CP

Nghị quyết 13/2005/NQ-CP của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2005
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:13/2005/NQ-CPNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị quyếtNgười ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
02/11/2005
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị quyết 13/2005/NQ-CP

Tải văn bản tiếng Việt (.zip) Nghị quyết 13/2005/NQ-CP ZIP (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

NGHỊ QUYẾT

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 13/2005/NQ-CP NGÀY 02 THÁNG 11 NĂM 2005
VỀ PHIÊN HỌP CHÍNH PHỦ THƯỜNG KỲ THÁNG 10 NĂM 2005

 

Ngày 29 tháng 10 năm 2005, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 10, đã thảo luận và quyết nghị những vấn đề sau:

1. Chính phủ nghe Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm giai đoạn 2006 - 2010.

Chính phủ xác định, giải quyết vấn đề lao động và việc làm là nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội quan trọng và cấp bách trong giai đoạn 2006 - 2010, nhằm hỗ trợ tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, phát triển xã hội bền vững. Kết quả đạt được của Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm giai đoạn 2001 - 2005 đã tạo điều kiện giải phóng sức sản xuất, tăng đầu tư xã hội để phát triển sản xuất, tạo việc làm, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị và thiếu việc làm ở khu vực nông thôn, góp phần thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, xoá đói, giảm nghèo.

Dự báo đến năm 2010 lực lượng lao động cả nước chiếm khoảng 56% dân số; giai đoạn 2006 - 2010 có khoảng 8 triệu lao động có nhu cầu tạo việc làm, trong đó, trên 2 triệu lao động cần có sự hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm. Chính phủ nhất trí chủ trương tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm trong giai đoạn 2006 - 2010, nối tiếp với giai đoạn 2001 - 2005. Chương trình phải kế thừa và rút kinh nghiệm các bài học từ việc thực hiện Chương trình trong giai đoạn trước, đổi mới phương thức điều hành, hỗ trợ có mục tiêu, có trọng điểm; tăng cường xã hội hoá công tác tạo việc làm thông qua việc phát triển sản xuất, thành lập nhiều doanh nghiệp để tạo việc làm; đồng thời lồng ghép Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm với các chương trình mục tiêu khác. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể quần chúng nhằm đạt được các mục tiêu đề ra; chú trọng hỗ trợ trực tiếp tạo việc làm cho lao động nông thôn, đặc biệt là ở những vùng có chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, lao động dôi dư lớn tuổi và các đối tượng cần hỗ trợ khác.

Giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành liên quan, tiếp thu các ý kiến tại phiên họp, hoàn chỉnh dự thảo Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm giai đoạn 2006 - 2010, trình Thủ tướng phê duyệt để triển khai thực hiện.

2. Chính phủ nghe Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Kế hoạch hành động khẩn cấp khi xảy ra dịch cúm gia cầm (H5N1) và đại dịch cúm ở người.

Dịch cúm gia cầm và cúm A ở người do vi rút H5N1, xảy ra từ cuối tháng 12 năm 2003, đã gây nhiều thiệt hại về kinh tế, tính mạng và sức khoẻ của nhân dân ta. Bệnh dịch này đang diễn biến khó lường, có nguy cơ bùng phát cao và khi có thể lây từ người sang người sẽ trở thành đại dịch ở nước ta và nhiều nước trên thế giới. Chính phủ quyết tâm chủ động phòng, chống tích cực, ngăn chặn không để đại dịch xảy ra.

Kế hoạch hành động khẩn cấp khi xảy ra dịch cúm gia cầm (H5N1) và đại dịch cúm ở người cần thể hiện rõ quyết tâm của Chính phủ và nhân dân trong phòng, chống dịch bệnh; cụ thể hoá các nội dung cần phải làm, xác định rõ trách nhiệm của các Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương. Hình thành mạng lưới giám sát dịch từ cơ sở với sự phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội trong phòng, chống dịch; huy động được mọi nguồn lực của Nhà nước, nhân dân và hợp tác quốc tế để phòng chống dịch có hiệu quả; đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nhân dân đồng thuận với các giải pháp của Chính phủ, hiểu rõ nguy cơ, chủ động phòng, chống, nhưng tránh tạo tâm lý hoang mang, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống.

Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tiếp thu các ý kiến tại phiên họp, khẩn trương hoàn chỉnh Kế hoạch và Nghị quyết chuyên đề của Chính phủ về vấn đề này, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.

3. Chính phủ nghe Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban dân số, Gia đình và Trẻ em trình dự án Pháp lệnh Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Dân số; nghe Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ báo cáo tổng hợp ý kiến các thành viên Chính phủ về dự án Pháp lệnh này.

Chính phủ nhất trí sửa đổi Điều 2 và Điều 10 của Pháp lệnh theo phương án 1 mà Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em đã đề xuất. Tuy nhiên, để bảm đảo tính đồng bộ trong các quy định pháp luật, tạo sự rõ ràng, thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện, cần tiếp tục rà soát để sửa đổi một cách đồng bộ các điều, khoản khác của Pháp lệnh có liên quan đến nội dung này.

Giao Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và Bộ Tư pháp tiếp thu các ý kiến tại phiên họp, hoàn chỉnh dự thảo pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Dân số. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

4. Chính phủ nghe Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải trình về việc tăng mức tạm ứng vốn cho các gói thầu xây dựng công trình giao thông sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.

Chính phủ nhất trí cho phép tăng mức tạm ứng vốn lên 20% cho tất cả các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ (kể cả các công trình giao thông, thuỷ lợi...). Các Bộ, ngành chỉ đạo để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này và đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo hoàn thành các dự án sử dụng trái phiếu Chính phủ theo đúng kế hoạch.

5. Chính phủ xem xét Báo cáo kết quả giao ban sản xuất, xuất nhập khẩu, đầu tư tháng 10 và tình hình kinh tế - xã hội 10 tháng đầu năm 2005 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình; Báo cáo tình hình thương mại tháng 10 và dự báo các tháng cuối năm 2005 do Bộ Thương mại trình; Báo cáo công tác thanh tra quý III năm 2005 do Thanh tra Chính phủ trình.

Nhìn chung, tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2005, mặc dù gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh và tác động không thuận của giá cả thị trường thế giới, nhưng vẫn duy trì được xu hướng phát triển tốt, sản xuất công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng cao, nông nghiệp phát triển và bảo đảm tiến độ gieo trồng, lĩnh vực dịch vụ ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất và đời sống, xuất khẩu tăng cao, nhập siêu có xu hướng giảm, thu hút vốn sử dụng nước ngoài đạt khá, thu ngân sách bảo đảm tiến độ, nhiều mặt hoạt động xã hội phát triển theo hướng tích cực.

Trong những tháng còn lại của năm 2005, các tác động không thuận còn nhiều, thiên tai, dịch bệnh còn tiềm ẩn, sản xuất và đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Để hoàn thành mục tiêu của kế hoạch năm 2005, các Bộ, ngành và địa phương cần bám sát tình hình thực tế, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, triệt để các giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết số 01/2005/ NQ-CP, các Nghị quyết phiên họp thường kỳ của Chính phủ và các văn bản chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân các công trình xây dựng, đặc biệt là các công trình có nguồn vốn từ trái phiếu Chính phủ; nâng cao hiệu quả sản xuất; đẩy mạnh xuất khẩu; triển khai đồng bộ các giải pháp khẩn cấp phòng chống dịch cúm gia cầm (H5N1) và dịch cúm ở người; thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt và thận trọng; điều hành giá cả phù hợp với cơ chế thị trường và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường kiểm soát, chống đầu cơ, buôn lậu; chỉ đạo sát sao việc phòng chống thiên tai; tăng cường công tác thanh tra, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm.

Giao Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan xây dựng Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, trình Chính phủ xem xét ngay sau khi 2 đạo luật này được Quốc hội thông qua.

 

TM. Chính phủ

Thủ tướng

Phan Văn Khải

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi