Nghị quyết 03/2005/NQ-CP của Chính phủ về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Nghị quyết 03/2005/NQ-CP

Nghị quyết 03/2005/NQ-CP của Chính phủ về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2
Cơ quan ban hành: Chính phủSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:03/2005/NQ-CPNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị quyếtNgười ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:08/03/2005Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2 - Theo Nghị quyết số 03/2005/NQ-CP ban hành ngày 08/3/2005, Chính phủ quyết nghị các vấn đề sau: việc điều chỉnh hệ thống pháp luật cho phù hợp với quy định của WTO là một công việc khó khăn, cần sự đầu tư nhiều về trí tuệ, công sức và đòi hỏi sự tham gia tích cực của nhiều cấp, nhiều ngành. Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành liên quan phải lựa chọn những nội dung cần ưu tiên điều chỉnh, chỉ đạo quyết liệt, có giải pháp thích hợp, bảo đảm tiến độ và chất lượng văn bản... Để nâng cao trách nhiệm và phòng ngừa vi phạm của cán bộ, công chức trong quá trình thực thi công vụ, cần phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó cần chú trọng giải pháp về hoạt động thanh tra công vụ. Thanh tra công vụ là công cụ quan trọng thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát, giáo dục và quản lý cán bộ, công chức, làm cho bộ máy Nhà nước hoạt động thật sự kỷ cương, trong sạch, hiệu lực và hiệu quả...

Xem chi tiết Nghị quyết 03/2005/NQ-CP tại đây

tải Nghị quyết 03/2005/NQ-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

NGHỊ QUYẾT

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 3/2005/NQ-CP NGÀY 08 THÁNG 3 NĂM 2005
VỀ PHIÊN HỌP CHÍNH PHỦ THƯỜNG KỲ THÁNG 2 NĂM 2005

 

Trong hai ngày 02 và 03 tháng 3 năm 2005, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 02, bàn và quyết nghị những vấn đề sau:

1. Chính phủ nghe Bộ trưởng Bộ Thương mại trình dự thảo báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về Chương trình xây dựng pháp luật phục vụ đàm phán gia nhập WTO.

Chương trình xây dựng pháp luật năm 2005 đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 35/2004/QH11 ngày 25/11/2004, nhưng đến nay so với thực tiễn của quá trình đàm phán gia nhập WTO, Chính phủ nhận thấy có một số nội dung cần phải trình Quốc hội cho phép điều chỉnh để đẩy nhanh tiến độ.

Chương trình xây dựng pháp luật chi tiết và có tính khả thi cao là thể hiện sự quyết tâm gia nhập WTO của nước ta. Chính phủ giao Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tiếp thu các ý kiến tại phiên họp, hoàn chỉnh báo cáo; Bộ trưởng Bộ Thương mại thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

Việc điều chỉnh hệ thống pháp luật cho phù hợp với quy định của WTO là một công việc khó khăn, cần sự đầu tư nhiều về trí tuệ, công sức và đòi hỏi sự tham gia tích cực của nhiều cấp, nhiều ngành. Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành liên quan phải lựa chọn những nội dung cần ưu tiên điều chỉnh, chỉ đạo quyết liệt, có giải pháp thích hợp, bảo đảm tiến độ và chất lượng văn bản.

2. Chính phủ nghe Bộ trưởng Bộ Nội vụ trình dự thảo Nghị định quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra công vụ.

Những năm gần đây, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định rõ quyền, nghĩa vụ, đạo đức phẩm chất và tác phong làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước. Trong công tác cải cách hành chính Nhà nước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chủ trương, biện pháp tổ chức thanh tra công vụ để kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm cán bộ, công chức vi phạm nên đã tạo được nhiều chuyển biến tích cực trong đại bộ phận cán bộ, công chức, viên chức về ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức có biểu hiện gây phiền hà, sách nhiễu, cửa quyền; lợi dụng chức, quyền, vị trí công tác để trục lợi cá nhân, xâm hại đến lợi ích Nhà nước, làm suy giảm lòng tin của nhân dân, của doanh nghiệp đối với cơ quan Nhà nước.

Để nâng cao trách nhiệm và phòng ngừa vi phạm của cán bộ, công chức trong quá trình thực thi công vụ, cần phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó cần chú trọng giải pháp về hoạt động thanh tra công vụ. Thanh tra công vụ là công cụ quan trọng thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát, giáo dục và quản lý cán bộ, công chức; làm cho bộ máy Nhà nước hoạt động thật sự kỷ cương, trong sạch, hiệu lực và hiệu quả.

Giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tiếp thu các ý kiến tại phiên họp; lấy ý kiến của các thành viên Chính phủ để hoàn chỉnh dự thảo Nghị định trên, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành.

3. Chính phủ nghe Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ trình dự án Luật Sở hữu trí tuệ; nghe Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ báo cáo tổng hợp ý kiến các thành viên Chính phủ về dự thảo luật này.

Từ năm 1995 đến nay, Nhà nước ta đã ban hành nhiều luật, pháp lệnh và nghị định hướng dẫn thực thi quyền sở hữu trí tuệ được quy định trong Bộ Luật Dân sự. Các văn bản quy phạm pháp luật nói trên đã từng bước tương thích với chuẩn mực quốc tế, tạo cơ sở pháp lý để các cơ quan có thẩm quyền đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, góp phần làm cho hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nước ta ngày càng có nền nếp. Tuy nhiên, hệ thống các quy định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ còn rải rác, tản mạn trong nhiều văn bản và phần lớn là các văn bản dưới luật, hiệu lực thi hành thấp; nhiều nội dung còn thiếu hoặc chưa rõ ràng, đã gây khó khăn khi vận dụng và xử lý vi phạm. Tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn còn xảy ra, gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất trong nước, xuất khẩu, nhập khẩu và uy tín nước ta trên trường quốc tế.

Việc ban hành Luật Sở hữu trí tuệ nhằm tạo ra khung pháp lý chuyên ngành hoàn thiện, thống nhất, đồng bộ, rõ ràng, minh bạch, tương thích với chuẩn mực quốc tế, khắc phục các vướng mắc, bất cập nói trên; đáp ứng yêu cầu về xác lập, bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ; góp phần quan trọng cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.

Giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tiếp thu các ý kiến tại phiên họp, hoàn chỉnh dự án Luật Sở hữu trí tuệ, bảo đảm sự đồng bộ, không chồng chéo với Bộ Luật Dân sự, Luật Cạnh tranh và các luật khác; Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ, trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

4. Chính phủ nghe Bộ trưởng Bộ Xây dựng trình dự án Luật Nhà ở; nghe Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ báo cáo tổng hợp ý kiến các thành viên Chính phủ về dự thảo luật này.

Trong những năm qua, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, tạo khung pháp lý về quyền sở hữu, kế thừa hợp pháp; quyền có nhà ở và bất khả xâm phạm về nhà ở; quyền lợi của người thuê nhà, người có nhà cho thuê; trách nhiệm của các cấp chính quyền, cơ quan, tổ chức trong việc phát triển quỹ nhà, đáp ứng nhu cầu về nhà ở của nhân dân. Nhờ đó, điều kiện về nhà ở những năm qua đã có bước cải thiện nhất định. Số dự án đầu tư xây dựng nhà để cho thuê, để bán của các thành phần kinh tế ngày càng tăng. Chính sách mua bán, chuyển nhượng, thủ tục cấp phép xây dựng nhà ở ngày càng thông thoáng đã tạo thuận lợi cơ bản cải thiện điều kiện nhà ở của nhân dân, tạo ra những thay đổi lớn về diện mạo đô thị và nông thôn nước ta, đóng góp tích cực vào tăng trưởng nền kinh tế, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước. Chính sách ưu đãi về nhà ở của Nhà nước, phong trào vận động xây "nhà tình thương", "nhà tình nghĩa", "xoá nhà tạm" của các đoàn thể và nhân dân đã góp phần quan trọng giải quyết khó khăn về nhà ở cho các đối tượng chính sách, hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Tuy nhiên, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về nhà ở vẫn chưa đồng bộ; nhiều quy định còn chồng chéo, mâu thuẫn. Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan Nhà nước và công dân trong quản lý và phát triển nhà ở chưa rõ ràng; quỹ nhà ở còn thấp so với nhu cầu. Tình trạng đầu cơ đã tạo nên những cơn sốt giá nhà, giá đất đột biến, giả tạo, khó kiểm soát. Việc lấn chiếm đất, xây nhà không phép, sai phép, gây mất trật tự trong xây dựng, ảnh hưởng xấu đến môi trường, cảnh quan đô thị xảy ra phổ biến.

Việc xây dựng Luật Nhà ở nhằm thể chế hoá các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước về vấn đề nhà ở, huy động các thành phần kinh tế trong và ngoài nước phát triển nhanh quỹ nhà ở, đa dạng hoá các hình thức giải quyết nhà ở, bảo đảm các chủ thể thực hiện quyền và nghĩa vụ trong hoạt động và phát triển nhà ở theo quy định của pháp luật, góp phần lành mạnh thị trường bất động sản nhà ở, tăng cường hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về nhà ở, bảo đảm hội nhập quốc tế. Giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tiếp thu các ý kiến tại phiên họp, tiếp tục hoàn chỉnh dự án Luật Nhà ở, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét.

5. Chính phủ nghe Tổng Thanh tra Chính phủ trình dự án Luật Phòng, chống tham nhũng; nghe Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ báo cáo tổng hợp ý kiến các thành viên Chính phủ về dự thảo luật này.

Pháp lệnh Chống tham nhũng năm 1998 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh chống tham nhũng năm 2000 đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng, góp phần phát huy vai trò của các tổ chức chính trị, đoàn thể xã hội, cơ quan báo chí và động viên nhân dân tích cực tham gia đẩy lùi tham nhũng. Nhiều vụ tham nhũng có quy mô lớn và mức độ tinh vi khác nhau đã bị phát hiện, xử lý. Một phần đáng kể tài sản bị tham nhũng đã được thu hồi trả lại Nhà nước và nhân dân.

Tuy nhiên, Pháp lệnh Chống tham nhũng đang bộc lộ nhiều bất cập, chưa bao quát hết phạm vi cần điều chỉnh. Trách nhiệm giữa các cơ quan về phòng, chống tham nhũng chưa rõ, thiếu cơ chế phối hợp. Việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả thấp.

Để khắc phục những tồn tại nêu trên, Luật Phòng, chống tham nhũng phải được xây dựng trên cơ sở tổng kết, rút kinh nghiệm công tác phòng chống tham nhũng ở nước ta từ khi có Pháp lệnh Chống tham nhũng đến nay. Luật phải rõ ràng và giới hạn về phạm vi điều chỉnh, bảo đảm tính khả thi cao, đồng bộ với các văn bản pháp luật khác và phù hợp với thực tiễn nước ta trong giai đoạn hiện nay. Việc chống các hành vi lợi dụng quyền hạn, vị trí công tác để vụ lợi, xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, tập thể và cá nhân cần được quy định rõ ràng, cụ thể, phù hợp với Hiến pháp và các nguyên tắc tổ chức bộ máy Nhà nước và cải cách hành chính; góp phần tăng cường kỷ cương phép nước và làm cho bộ máy Nhà nước trong sạch, vững mạnh. Việc chống tham nhũng phải lấy phòng ngừa là chủ yếu, vì vậy, phải xác định rõ các công việc cần công khai, minh bạch, nhất là trong những lĩnh vực như: sử dụng ngân sách và tài sản của Nhà nước, quản lý và sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản, đấu thầu, thu chi của doanh nghiệp Nhà nước, quản lý và sử dụng viện trợ; đồng thời phải chú trọng nâng cao hiệu quả phát hiện và xử lý tham nhũng.

Giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, Ban Nghiên cứu của Thủ tướng và các cơ quan liên quan tiếp thu các ý kiến tại phiên họp, nghiên cứu kỹ hơn để tiếp tục hoàn chỉnh dự án Luật Phòng, chống tham nhũng, trình Chính phủ xem xét.

6. Chính phủ nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính trình dự án Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi); nghe Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ báo cáo tổng hợp ý kiến các thành viên Chính phủ về dự thảo luật nói trên.

Những năm qua, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã góp phần đáp ứng yêu cầu chủ động hội nhập, đẩy mạnh hoạt động sản xuất, nhập khẩu, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; bảo hộ hợp lý, kịp thời đối với sản xuất trong nước và góp phần tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Tuy nhiên, hiện nay một số quy định trong luật không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong tình hình mới, cần phải sửa đổi theo hướng bảo đảm thực hiện có hiệu quả các cam kết quốc tế, khuyến khích tối đa xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy mạnh và hiện đại hoá công tác quản lý thuế và hải quan.

Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tiếp thu các ý kiến tại phiên họp, hoàn chỉnh dự án Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi); Bộ trưởng Bộ Tài chính thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ, trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

7. Chính phủ nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu và đầu tư tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2005; nghe Bộ trưởng Bộ Thương mại trình Báo cáo tình hình thương mại tháng 2 và dự báo thị trường Quý I năm 2005.

Trong 2 tháng đầu năm 2005, hạn hán kéo dài ở các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên, dịch cúm gia cầm bùng phát trên nhiều địa phương của cả nước, giá cả hàng hoá vật tư nhập khẩu, giá lương thực, thực phẩm trong nước tiếp tục tăng cao là những yếu tố bất lợi cho sản xuất và đời sống nhân dân nhưng nền kinh tế nước ta vẫn duy trì nhịp độ tăng trưởng: sản xuất công nghiệp tiếp tục đạt mức cao, đặc biệt là công nghiệp ngoài quốc doanh; sản xuất nông nghiệp đảm bảo tiến độ gieo cấy và thu hoạch; tổng mức bán lẻ, hoạt động dịch vụ và mạng lưới dịch vụ viễn thông tăng, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân trong dịp Tết. Du lịch tăng khá, đặc biệt là số lượng khách quốc tế tăng nhanh; xuất khẩu tiếp tục tăng cao. Thu ngân sách đạt khá, bảo đảm chi cho đầu tư phát triển, chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng. Các hoạt động chăm sóc sức khoẻ nhân dân được tăng cường và không để xẩy ra dịch bệnh lớn. Hoạt động cứu trợ xã hội, chăm sóc đối tượng nghèo, hộ chính sách trong dịp Tết được quan tâm đầy đủ; trật tự, an ninh xã hội đảm bảo.

Tuy nhiên, tình hình 2 tháng đầu năm có những biểu hiện đáng chú ý: dịch cúm gia cầm tuy đã được đẩy lùi nhưng nguy cơ, tiềm ẩn còn cao; tình trạng vi phạm lâm luật nghiêm trọng; nhập siêu cao, giá cả sau Tết vẫn tăng. Trong sản xuất, một số sản phẩm có xu hướng giảm, giá trị gia tăng thấp. Nạn mê tín dị đoan có chiều hướng tăng và lan rộng trong dịp Tết Nguyên đán; trong đó nhiều cán bộ, công chức sử dụng xe công vào việc riêng, vừa vi phạm quy định của Nhà nước về sử dụng tài sản công, vừa gây dư luận không tốt trong nhân dân.

Để hoàn thành thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2005 ngay từ các tháng đầu năm, Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương thực hiện triệt để Nghị quyết số 01/2005/NQ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về một số giải pháp chủ yếu chỉ đạo thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2005. Trong tháng 3 năm 2005, Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp phải có những giải pháp đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là đối với những ngành hàng, sản phẩm có giá trị gia tăng cao, triệt để tiết kiệm nguyên liệu, giảm chi phí; khai thác và tạo điều kiện để phát triển các ngành dịch vụ; triển khai đồng bộ Luật Đất đai; khẩn trương thực hiện có hiệu quả các biện pháp chống hạn để đảm bảo diện tích gieo trồng, phát triển chăn nuôi và đủ nước sinh hoạt cho nhân dân; theo dõi chặt chẽ diễn biến dịch cúm gia cầm, thực hiện có hiệu quả các biện pháp nhằm sớm dập tắt dịch. Tăng cường công tác quản lý thị trường, có biện pháp cụ thể để ngăn chặn, xử lý nghiêm hiện tượng đầu cơ, tăng giá và sớm bình ổn giá trong những tháng tới. Thực hiện triệt để tiết kiệm trong đầu tư xây dựng, sản xuất, kinh doanh, chi tiêu ngân sách và sử dụng xăng dầu. Tập trung dứt điểm việc giao kế hoạch và chủ động triển khai kế hoạch năm 2005. Tiếp tục thực hiện các giải pháp huy động vốn cho đầu tư phát triển; tranh thủ thuận lợi đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra tình hình triển khai các dự án đầu tư, phối hợp xử lý kịp thời những khó khăn, ách tắc phát sinh trong quá trình triển khai dự án. Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, đặc biệt là đơn giản hoá các thủ tục hành chính có liên quan đến dân và doanh nghiệp. Chính phủ yêu cầu các Bộ: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường phối hợp tổ chức nhóm làm việc với Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương để tháo gỡ các vướng mắc trong thủ tục về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà, cấp phép xây dựng; Bộ Nội vụ kiểm tra các thủ tục hành chính và có giải pháp thích hợp để triển khai công tác thanh tra công vụ đạt hiệu quả; Bộ Tư pháp và Bộ Công an khẩn trương kiểm tra và nghiên cứu cải tiến các thủ tục công chứng, chứng nhận đăng ký kết hôn, khai sinh và đăng ký hộ khẩu. Các Bộ, ngành và địa phương tăng cường các biện pháp chủ động phòng chống thiên tai, tệ nạn xã hội; tiếp tục kiềm chế và giảm tai nạn giao thông.

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 26/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính bãi bỏ Thông tư 132/2016/TT-BTC ngày 18/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chuẩn bị và tổ chức Hội nghị cấp cao Hợp tác chiến lược kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mê Công lần thứ bảy, Hội nghị cấp cao Hợp tác bốn nước Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ tám và Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về Mê Công tại Việt Nam

Thông tư 26/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính bãi bỏ Thông tư 132/2016/TT-BTC ngày 18/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chuẩn bị và tổ chức Hội nghị cấp cao Hợp tác chiến lược kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mê Công lần thứ bảy, Hội nghị cấp cao Hợp tác bốn nước Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ tám và Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về Mê Công tại Việt Nam

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

Thông tư liên tịch 16/2005/TTLT/BTC-UBDSGĐTE-BLĐTBXH về việc hướng dẫn quản lý và sử dụng nguồn kinh phí thực hiện Quyết định số 19/2004/QĐ-TTg ngày 12/02/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm giai đoạn 2004 - 2010

Thông tư liên tịch 16/2005/TTLT/BTC-UBDSGĐTE-BLĐTBXH về việc hướng dẫn quản lý và sử dụng nguồn kinh phí thực hiện Quyết định số 19/2004/QĐ-TTg ngày 12/02/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm giai đoạn 2004 - 2010

Thuế-Phí-Lệ phí, Chính sách

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi