Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Kết luận 92-KL/TW thực hiện Nghị quyết về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Kết luận 92-KL/TW
Cơ quan ban hành: | Bộ Chính trị | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 92-KL/TW | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Kết luận | Người ký: | Trần Quốc Vượng |
Ngày ban hành: | 05/11/2020 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Chính sách |
tải Kết luận 92-KL/TW
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG Số: 92-KL/TW | ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2020 |
KẾT LUẬN
CỦA BỘ CHÍNH TRỊ
về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khoá XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020
___________
Tại phiên họp ngày 23/10/2020, sau khi nghe Ban cán sự đảng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo kết quả sơ kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020 và ý kiến của các cơ quan có liên quan, Bộ Chính trị kết luận như sau:
I- ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH
1. Sau 8 năm thực hiện Nghị quyết, công tác chăm lo chính sách xã hội có bước tiến bộ, đạt nhiều kết quả tích cực, hoàn thành trước thời hạn nhiều mục tiêu thiên niên kỷ; cải thiện chỉ số phát triển con người (HDI) Việt Nam, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và nâng cao phúc lợi xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội về chính sách xã hội có sự chuyển biến tích cực, rõ rệt. Đã huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực, sâu rộng của mọi tầng lớp nhân dân; phát huy truyền thống tốt đẹp, đoàn kết, tương thân, tương ái của dân tộc. Hệ thống chính sách xã hội cơ bản đồng bộ, toàn diện, bảo đảm quyền an sinh xã hội của người dân. Chính sách người có công được Đảng và Nhà nước quan tâm đặc biệt, đời sống người có công không ngừng được nâng cao. Thực hiện có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững, là điểm sáng được quốc tế đánh giá cao. Người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người yếu thế được Nhà nước và xã hội trợ giúp thường xuyên, kịp thời, hiệu quả. Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế ngày càng mở rộng và trở thành trụ cột quan trọng của an sinh xã hội. Hệ thống dịch vụ xã hội được cải thiện, cơ bản bảo đảm quyền học tập, y tế, nhà ở, nước sạch và thông tin truyền thông của nhân dân.
Những thành quả đạt được trong thời gian qua, khẳng định chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước và sự ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
2. Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, việc thực hiện một số chính sách xã hội còn có những hạn chế, bất cập. Một số chính sách xã hội chưa bao phủ hết các nhóm đối tượng, thực hiện thiếu đồng bộ, chưa đồng đều giữa các địa phương, chênh lệch về mức sống, hưởng thụ văn hóa, tinh thần giữa các vùng, miền, nhóm đối tượng còn lớn. Mức trợ cấp xã hội còn thấp, chất lượng an sinh xã hội có mặt còn hạn chế, đời sống của một bộ phận dân cư còn nhiều khó khăn. Hệ thống quản lý còn bất cập, trình độ quản lý chưa cao, vẫn còn hiện tượng lạm dụng, trục lợi chính sách.
3. Những hạn chế, bất cập nêu trên có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Nhận thức của một số cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể về vai trò, vị trí chính sách xã hội trong quá trình phát triển của đất nước, của địa phương chưa thật sâu sắc và đầy đủ. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân có nơi, có lúc chưa được quan tâm đúng mức. Chính sách xã hội nhiều, nhưng còn dàn trải. Quản lý chính sách xã hội chưa theo kịp xu hướng phát triển và hội nhập quốc tế. Năng lực tổ chức và nguồn lực thực hiện còn hạn chế.
II- NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT TRONG THỜI GIAN TỚI
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết trong thời gian tới, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tập trung thực hiện quyết liệt các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã nêu trong Nghị quyết; đồng thời thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt, thể chế hoá Nghị quyết, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cơ quan, tổ chức và nhân dân về chính sách xã hội. Xác định rõ chính sách xã hội chăm lo cho người dân là nhiệm vụ chiến lược, là trách nhiệm thường xuyên của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành, tổ chức, cá nhân và toàn xã hội; đặt con người vào trung tâm chính sách; phát triển kinh tế phải gắn liền với phát triển, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội; phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp, đoàn kết, "tương thân, thương ái" của dân tộc ta.
2. Phát triển hệ thống chính sách xã hội toàn diện, bao trùm và bền vững. Tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách và nâng cao hiệu quả trong tổ chức thực hiện. Đặc biệt, quan tâm chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, bảo đảm người có công và gia đình người có công với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư trên địa bàn. Tiếp tục thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tiếp cận với chuẩn nghèo đa chiều, nhất là ở địa bàn đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Xây dựng và triển khai hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia theo hướng toàn diện, bao trùm, bền vững.
Khẩn trương thể chế hoá và triển khai có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội. Phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội linh hoạt, phù hợp, đa dạng, đa tầng, hiện đại, hội nhập quốc tế, hướng tới bảo hiểm xã hội toàn dân; nhất là bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với khu vực nông nghiệp, lao động phi chính thức; làm thay đổi nhận thức và thói quen của người dân tham gia bảo hiểm xã hội. Hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội linh hoạt, phù hợp, đáp ứng kịp thời nhu cầu cơ bản của các nhóm yếu thế, người dân và cộng đồng bị rủi ro do thiên tai, dịch bệnh; ưu tiên hơn nữa đối với vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu.
3. Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, xây dựng và nâng cao chất lượng xã hội học tập, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục. Chú trọng đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực gắn với quá trình cơ cấu lại nền kinh tế. Phát triển thị trường lao động cạnh tranh lành mạnh, đồng bộ, hiện đại và hội nhập; phát triển việc làm bền vững, đẩy mạnh chuyển dịch lao động khu vực phi chính thức sang khu vực chính thức; quan tâm giải quyết việc làm cho thanh niên, lao động trung niên, lao động yếu thế và lao động nữ. Quan tâm xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ. Thực hiện chăm sóc sức khoẻ và bảo hiểm y tế toàn dân; nâng cao chất lượng dân số, chất lượng y tế cơ sở và y tế dự phòng. Nâng cao hiệu quả thực hiện các chương trình nhà ở xã hội, đẩy mạnh xã hội hoá nhà ở cho người di cư, người dân vùng chịu tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu; bảo đảm nước sạch cho người dân nông thôn. Nâng cao chất lượng thông tin truyền thông cho vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, miền núi và hải đảo.
4. Phát triển hệ thống dịch vụ xã hội đa dạng, linh hoạt cả về chất lượng và số lượng theo hướng chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu và khả năng tiếp cận của các nhóm đối tượng, nhất là đối tượng yếu thế, người di cư và dân tộc thiểu số. Phát triển mạng lưới dịch vụ chăm sóc xã hội tại cộng đồng; phát huy vai trò của gia đình; phát triển đội ngũ chuyên nghiệp làm công tác xã hội. Tổng kết, nhân rộng các mô hình chăm sóc, trợ giúp xã hội.
5. Hiện đại hoá hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách xã hội. Hoàn thiện chính sách xã hội đồng bộ, khắc phục chồng chéo, trùng lắp. Nâng cao hiệu quả quản lý và tổ chức thực hiện chính sách xã hội. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thống nhất số hoá cơ sở dữ liệu; phát triển hệ thống quản lý và các ứng dụng công nghệ thông tin; có cơ chế quản lý, cập nhật, khai thác, chia sẻ dữ liệu và thông tin; xây dựng mã số an sinh xã hội. Cải cách tài chính đối với chính sách xã hội trên cơ sở quản trị hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, thanh toán điện tử thông qua hệ thống hoá, trên nền tảng cơ sở dữ liệu tập trung.
6. Tăng cường nguồn lực thực hiện chính sách xã hội. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm nguồn lực thực hiện chính sách xã hội tương xứng với khả năng, điều kiện phát triển kinh tế, bảo đảm dịch vụ xã hội cơ bản tối thiểu cho người dân; trợ giúp người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Có cơ chế, chính sách khuyến khích, huy động sự tham gia, đóng góp của cộng đồng xã hội, các doanh nghiệp và người dân. Động viên, khuyến khích các đối tượng khó khăn, gia đình chính sách chủ động, tích cực vươn lên thoát nghèo và làm giàu.
III- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân các cấp chỉ đạo, quán triệt, tổ chức thực hiện tốt các nội dung của Nghị quyết Trung ương 5 khoá XI về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020 và Kết luận này.
2. Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo, chỉ đạo công tác rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan đến chính sách xã hội, tạo cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ cho việc thực hiện và giám sát việc thực hiện pháp luật về chính sách xã hội.
3. Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành Trung ương, địa phương tiếp tục tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết, Kết luận này và các chủ trương của Đảng về chính sách xã hội; thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, bảo đảm an sinh xã hội; rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống các văn bản dưới luật. Xây dựng Đề án trình Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII ban hành Nghị quyết mới một số vấn đề về chính sách xã hội trong giai đoạn mới.
4. Ban cán sự đảng các bộ, ngành có liên quan, các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng chương trình, kế hoạch và bố trí kinh phí thực hiện chính sách xã hội. Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện.
5. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện và giám sát việc thực hiện Nghị quyết và Kết luận này.
6. Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát, đôn đốc, định kỳ báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư kết quả thực hiện Nghị quyết và Kết luận này.
Nơi nhận: - Các tỉnh uỷ, thành uỷ, - Các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương, - Các đảng uỷ đơn vị sự nghiệp Trung ương, - Các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, - Lưu Văn phòng Trung ương Đảng. | T/M BỘ CHÍNH TRỊ
Trần Quốc Vượng |