Công văn 462/LĐTBXH-BTXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc triển khai Đề án Quy hoạch mạng lưới các cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2012 - 2020

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 462/LĐTBXH-BTXH

Công văn 462/LĐTBXH-BTXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc triển khai Đề án Quy hoạch mạng lưới các cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2012 - 2020
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hộiSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:462/LĐTBXH-BTXHNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Nguyễn Trọng Đàm
Ngày ban hành:19/02/2013Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

tải Công văn 462/LĐTBXH-BTXH

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Công văn 462/LĐTBXH-BTXH DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Công văn 462/LĐTBXH-BTXH PDF
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 462/LĐTBXH-BTXH
V/v Triển khai Đề án Quy hoạch mạng lưới các cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2012-2020

Hà Nội, ngày 19 tháng 02 năm 2013

 

Kính gửi: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố

Thực hiện Quyết định số 1215/2011/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011-2020 (gọi tắt là Đề án 1215), Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã ban hành Quyết định số 1364/QĐ-LĐTBXH ngày 02/10/2012 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2012-2020 (gọi tắt là Quyết định số 1364/QĐ-LĐTBXH). Để triển khai tốt Đề án và quy hoạch mạng lưới các cơ sở chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện như sau:

1. Đối với trung tâm bảo trợ xã hội chuyên biệt chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần: đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) giao Sở Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở, ngành liên quan xây dựng, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt ngay đề án tổ chức lại trung tâm và dự án nâng cấp, mở rộng trung tâm.

Đối với các tỉnh: Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Long An, Ninh Thuận đã phê duyệt đề án và dự án trước thời điểm ban hành công văn này, đề nghị Ủy ban nhân cấp tỉnh giao Sở Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì rà soát lại đề án và dự án, nếu chưa phù hợp với tiêu chí quy định tại Quyết định số 1364/QĐ-LĐTBXH và hướng dẫn tại công văn này thì trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt điều chỉnh đề án và dự án nêu trên.

2. Đối với trung tâm bảo trợ xã hội tổng hợp có chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần thuộc diện quy hoạch tại Quyết định số 1364/QĐ-LĐTBXH, đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao Sở Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan xây dựng, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt ngay đề án tổ chức lại nhiệm vụ chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí của trung tâm và phê duyệt dự án mua sắm trang thiết bị phục vụ chăm sóc và phục hồi chức năng luân phiên cho người tâm thần theo lộ trình quy định tại Quyết định số 1364/QĐ-LĐTBXH.

3. Đối với tỉnh, thành phố có đông đối tượng tâm thần, đã được quy hoạch xây dựng mới trung tâm chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí theo Quyết định số 1364/QĐ-LĐTBXH, đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao Sở Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp các Sở, ngành liên quan xây dựng, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đề án thành lập trung tâm và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng trung tâm theo lộ trình quy định tại Quyết định số 1364/QĐ-LĐTBXH.

4. Đối với những tỉnh, thành phố có đông đối tượng, trung tâm thuộc diện quy hoạch xây dựng trung tâm chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần giai đoạn 2016-2020 theo quy định tại Quyết định số 1364/QĐ-LĐTBXH nhưng địa phương có khả năng bố trí kinh phí để xây dựng mới hoặc nâng cấp, mở rộng trung tâm trong giai đoạn 2013-2015 thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản gửi Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xin ý kiến thống nhất phê duyệt đề án và dự án đầu tư trước thời hạn quy định.

5. Nguồn kinh phí thực hiện dự án đầu tư, gồm: Ngân sách địa phương, hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và nguồn kinh phí vận động từ nguồn khác (nếu có). Chi tiết về các nguồn vốn như sau:

a) Ngân sách địa phương, gồm: vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp thực hiện theo quyết định phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

b) Nguồn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương:

- Vốn đầu tư phát triển Ngân sách Trung ương:

Hỗ trợ địa phương từ nguồn vốn sự nghiệp thực hiện Đề án 1215 và vốn đầu tư phát triển theo văn bản số 1566/TTg-KTTH ngày 01/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung đối tượng hỗ trợ đầu tư là các cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người tâm thần và người rối nhiễu tâm trí vào cùng mục hỗ trợ đầu tư các Trung tâm giáo dục, lao động xã hội quy định tại khoản 21 mục III của Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2011-2015. Trên cơ sở đề xuất của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố; Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội thỏa thuận nguồn kinh phí Trung ương hỗ trợ cho địa phương

- Vốn sự nghiệp Ngân sách Trung ương:

Theo quy định tại Thông tư số 115/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 18/7/2012 của liên Bộ Tài chính và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011-2020 như sau:

- Hỗ trợ tối đa 10.000 triệu đồng/cơ sở đối với dự án nâng cấp, mở rộng, nâng công suất cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần lên 300 đến 500 đối tượng.

- Hỗ trợ tối đa 5.000 triệu đồng/cơ sở đối với dự án mua sắm trang thiết bị chuyên môn và đồ dùng ban đầu cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần xây dựng mới đã hoàn thành.

- Hỗ trợ tối đa 2.000 triệu đồng/cơ sở đối với dự án mua sắm trang thiết bị chuyên môn cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc, phục hồi chức năng luân phiên cho người tâm thần.

c) Nguồn kinh phí vận động từ nguồn khác (nếu có).

Căn cứ vào hỗ trợ của ngân sách Trung ương, kinh phí vận động và khả năng ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Dự án đầu tư phù hợp

6. Hướng dẫn một số mẫu, phụ lục kèm theo công văn này:

Lộ trình thực hiện theo quy định tại Phụ lục 1; mẫu thành lập trung tâm mới hay tổ chức lại trung tâm theo quy định tại Phụ lục 2; mẫu dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng hoặc xây dựng mới theo Phụ lục 3; mẫu báo cáo đề nghị thẩm định nguồn vốn đầu tư và vốn sự nghiệp theo Phụ lục 4.

7. Đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi văn bản xin ký kiến Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về các đề án, dự án đầu tư trung tâm chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần và người rối nhiễu tâm trí trước khi phê duyệt. Thời hạn phê duyệt các đề án liên quan tổ chức lại hoặc thành lập trung tâm trước ngày 01/10/2013 và gửi về Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng; thời hạn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt các dự án đầu tư theo lộ trình quy định tại Quyết định số 1364/QĐ-LĐTBXH và theo quy định tại Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Tài chính;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố;
- Các đơn vị thuộc Bộ;
- Cục BTXH, Vụ KHTC;
- Lưu: VT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Trọng Đàm

 

PHỤ LỤC 01

QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI CÁC CƠ SỞ CHĂM SÓC VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI TÂM THẦN, NGƯỜI RỐI NHIỄU TÂM TRÍ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2012-2020
(Kèm theo Quyết định số 1364/QĐ-LĐTBXH ngày 02 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

STT

Tỉnh, thành phố

Tổng số đối tượng tâm thần

Hiện trạng

Quy hoạch

Lộ trình

Ghi chú

Tên cơ sở bảo trợ xã hội

Loại hình

Số đối tượng

Nâng cấp mở rộng

Xây mới

Quy mô dự kiến

Quy mô dự kiến

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

 

Tổng số

211.069

 

 

9.582

 

 

 

 

I

Trung du và miền núi phía Bắc

29.645

 

 

 

 

 

 

 

1

Điện Biên

488

 

 

 

 

 

 

 

2

Lai Châu

642

 

 

 

 

 

 

 

3

Sơn La

1.463

Trung tâm Điều trị và PHCN NTT

Chuyên biệt

90

300-500

 

2016-2020

 

4

Hòa Bình

1.679

Trung tâm BTXH

Cơ sở tổng hợp

23

 

 

 

 

5

Hà Giang

2.467

 

 

 

 

200-300

2016-2020

 

6

Cao Bằng

1.400

Trung tâm BTXH

Cơ sở tổng hợp

4

 

 

 

 

7

Bắc Kạn

991

Trung tâm BTXH

Cơ sở tổng hợp

4

 

 

 

 

8

Tuyên Quang

1.671

Trung tâm BTXH

Cơ sở tổng hợp

15

 

 

 

 

9

Lào Cai

1.772

 

 

 

 

 

 

 

10

Yên Bái

2.279

 

 

 

 

200-300

2016-2020

 

11

Thái Nguyên

3.039

Trung tâm điều dưỡng phục hồi chức năng tâm thần

Chuyên biệt

172

300-500

 

2013-2015

 

12

Lạng Sơn

1.392

Trung tâm BTXH

Cơ sở tổng hợp

5

 

 

 

 

13

Bắc Giang

5.349

Trung tâm BTXH

Cơ sở tổng hợp

26

 

300-500

2013-2015

 

14

Phú Thọ

4.713

Trung tâm bảo trợ xã hội

Chuyên biệt

37

300-500

 

2013-2015

 

II

Đồng bằng Sông Hồng

51.980

 

 

 

 

 

 

 

15

Hà Nội

8.584

Khu điều dưỡng tâm thần TP Hà Nội

Chuyên biệt

554

300-500

 

2016-2020

 

Trung tâm BTXH II

Chuyên biệt

135

300-500

 

2016-2020

 

16

Vĩnh Phúc

3.400

Trung tâm nuôi dưỡng NTT

Chuyên biệt

270

300-500

 

2016-2020

 

17

Bắc Ninh

2.803

 

 

 

 

300-500

2016-2020

 

18

Hải Dương

5.937

Trung tâm nuôi dưỡng NTT

Chuyên biệt

250

300-500

 

2013-2015

 

19

Hải Phòng

2.196

Trung tâm điều dưỡng NTT

Chuyên biệt

270

300-500

 

2013-2015

 

20

Hưng Yên

5.235

Trung tâm điều dưỡng người tâm thần kinh

Chuyên biệt

171

300-500

 

2013-2015

 

21

Thái Bình

5.314

Trung tâm Điều dưỡng NTT

Chuyên biệt

205

300-500

 

2013-2015

 

22

Hà Nam

6.624

Trung tâm BTXH

Cơ sở tổng hợp

20

 

300-500

2016-2020

 

23

Nam Định

6.448

Trung tâm BTXH

Cơ sở tổng hợp

49

 

300-500

2016-2020

 

24

Ninh Bình

3.033

Trung tâm phục hồi chức năng tâm thần

Chuyên biệt

240

300-500

 

2013-2015

 

25

Quảng Ninh

2.406

Trung tâm BTXH

Cơ sở tổng hợp

23

 

200-300

2016-2020

 

III

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

61.626

 

 

 

 

 

 

 

26

Thanh Hóa

17.500

Trung tâm BTXH tỉnh Thanh Hóa

Chuyên biệt

553

300-500

 

2016-2020

 

Xây dựng trung tâm mới

 

 

 

300-500

2013-2015

 

27

Nghệ An

8.033

Trung tâm BTXH

Chuyên biệt

170

300-500

 

2013-2015

 

28

Hà Tĩnh

1.112

Trung tâm BTXH

Cơ sở tổng hợp

5

 

 

 

 

29

Quảng Bình

2.274

Trung tâm BTXH

Cơ sở tổng hợp

5

 

300-500

2016-2020

 

30

Quảng Trị

869

 

 

 

 

 

 

 

31

Thừa Thiên Huế

3.802

Trung tâm BTXH

Chuyên biệt

291

300-500

 

2016-2020

 

32

Đà Nẵng

3.420

Trung tâm điều dưỡng người tâm thần

Chuyên biệt

393

300-500

 

2013-2015

 

Trung tâm BTXH

Cơ sở tổng hợp

52

 

 

 

 

33

Quảng Nam

5.319

Trung tâm nuôi dưỡng NTT

Chuyên biệt

100

300-500

 

2013-2015

 

34

Quảng Ngãi

5.717

Trung tâm BTXH

Cơ sở tổng hợp

70

 

300-500

2013-2015

 

35

Bình Định

4.135

Trung tâm nuôi dưỡng NTT

Chuyên biệt

505

300-500

 

2016-2020

 

36

Phú Yên

2.487

Trung tâm BTXH

Cơ sở tổng hợp

15

 

200-300

2016-2020

 

37

Khánh Hòa

2.515

Trung tâm BTXH

Cơ sở tổng hợp

87

 

200-300

2016-2020

 

38

Ninh Thuận

2.379

Trung tâm Bảo trợ xã hội

Cơ sở tổng hợp

26

300-500

 

2013-2015

 

39

Bình Thuận

2.064

Trung tâm BTXH

Cơ sở tổng hợp

76

 

 

 

 

IV

Tây Nguyên

9.525

 

 

 

 

 

 

 

40

Kon Tum

911

Trung tâm BTXH

Cơ sở tổng hợp

4

 

 

 

 

41

Gia Lai

1.908

Trung tâm BTXH

Cơ sở tổng hợp

10

 

200-300

2013-2015

Tỉnh có đông người Gia Rai

42

Đắk Lắk

2.580

Trung tâm BTXH

Cơ sở tổng hợp

130

 

300-500

2013-2015

 

43

Đắk Nông

1.897

 

 

 

 

 

 

 

44

Lâm Đồng

2.229

Trung tâm BTXH

Cơ sở tổng hợp

26

 

200-300

2016-2020

 

V

Đông Nam Bộ

21.874

 

 

 

 

 

 

 

45

Bình Phước

1.977

Trung tâm BTXH

Cơ sở tổng hợp

2

 

 

 

 

46

Tây Ninh

2.394

Trung tâm BTXH

Cơ sở tổng hợp

3

 

200-300

2016-2020

 

47

Bình Dương

1.304

Trung tâm BTXH

Cơ sở tổng hợp

46

 

 

 

 

48

Đồng Nai

3.923

Trung tâm BTXH

Cơ sở tổng hợp

202

 

300-500

2016-2020

 

49

Vũng Tàu

2.633

Trung tâm BTXH

Cơ sở tổng hợp

341

 

300-500

2016-2020

 

50

Hồ Chí Minh

9.643

Trung tâm điều dưỡng tâm thần Thủ Đức HCM

Chuyên biệt

1211

300-500

 

2013-2015

 

Trung tâm điều dưỡng tâm thần Tân Định HCM

Chuyên biệt

1200

300-500

 

2016-2020

 

Trung tâm BTXH Bình Đức

Chuyên biệt

233

300-500

 

2016-2020

 

VI

Đồng bằng Sông Cửu Long

36.419

 

 

 

 

 

 

 

51

Long An

3.968

Trung tâm BTXH

Cơ sở tổng hợp

167

300-500

 

2013-2015

 

52

Tiền Giang

4.445

Trung tâm BTXH

Cơ sở tổng hợp

165

 

300-500

2016-2020

 

53

Bến Tre

3.851

Trung tâm Bảo Trợ NTT

Chuyên biệt

123

300-500

 

2013-2015

 

54

Trà Vinh

2.066

Trung tâm BTXH

Cơ sở tổng hợp

9

 

 

 

 

55

Vĩnh Long

4.395

Trung tâm BTXH

Cơ sở tổng hợp

18

 

300-500

2016-2020

 

56

Đồng Tháp

2.729

Trung tâm BTXH

Cơ sở tổng hợp

10

 

200-300

2016-2020

 

57

An Giang

3.225

Trung tâm BTXH

Cơ sở tổng hợp

10

 

200-300

2016-2020

 

58

Kiên Giang

2.176

 

 

 

 

200-300

2016-2020

 

59

Cần Thơ

2.639

Trung tâm BTXH

Chuyên biệt

389

300-500

 

2013-2015

 

60

Hậu Giang

2.384

 

 

 

 

200-300

2016-2020

 

61

Sóc Trăng

1.024

Trung tâm BTXH

Cơ sở tổng hợp

18

 

 

 

 

62

Bạc Liêu

1.978

 

 

 

 

 

 

 

63

Cà Mau

1.539

Trung tâm nuôi dưỡng NTT

Chuyên biệt

128

200-300

 

2016-2020

 

VII

Trung tâm thuộc Bộ LĐTBXH

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

Trung tâm Điều dưỡng Phục hồi chức năng tâm thần Việt Trì

Chuyên biệt

131

300-500

 

2016-2020

 

2

 

 

Trung tâm Phục hồi chức năng trẻ tàn tật Thụy An

Cơ sở tổng hợp

20

 

 

 

 

3

 

 

Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Đà Nẵng

Cơ sở tổng hợp

15

 

 

 

Khoa phục hồi chức năng cho người tâm thần và người RNTT

4

 

 

Trung tâm Phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật

Cơ sở tổng hợp

60

 

 

 

 

Tóm tắt

1. Nâng cấp mở rộng cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần: 26 cơ sở

a) Giai đoạn 2013-2015: 15 cơ sở;

b) Giai đoạn 2016-2020: 11 cơ sở.

2. Xây mới cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần: 24 cơ sở

a) Giai đoạn 2013-2015: 5 cơ sở;

b) Giai đoạn 2016-2020: 19 cơ sở.

3. Cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp có bộ phận chức năng chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần và người rối nhiễu tâm trí: 36 cơ sở

 

PHỤ LỤC 02

PHỤ LỤC SỐ 2.1. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN

TỜ TRÌNH THÀNH LẬP CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI

(Theo Nghị định số 81/2012/NĐ-CP ngày 08/10/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội)

Tên cơ quan, đơn vị quản lý
(nếu có) ….
Tên đơn vị, tổ chức đề nghị thành lập cơ sở BTXH….
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số:    /TTr-……

……., ngày ….. tháng ….. năm 20…

 

TỜ TRÌNH

Về việc …………

Kính gửi: …………………………………………….

I. Sự cần thiết thành lập cơ sở bảo trợ xã hội

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

II. Quá trình xây dựng đề án

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

III. Nội dung cơ bản của đề án

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

IV. Những vấn đề còn có ý kiến khác nhau

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

 

 

ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ, TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ THÀNH LẬP
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC SỐ 2.2. HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Trung tâm bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần

(Kèm theo công văn số     /LĐTBXH-BTXH ngày     tháng 12 năm 2012 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)

- Căn cứ Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội;

- Căn cứ Nghị định số 81/2012/NĐ-CP ngày 08/10/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội;

- Căn cứ Quyết định 1215/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011-2020.

I. Tên trung tâm, địa chỉ, địa bàn hoạt động

1. Tên Trung tâm

Trung tâm bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí (gọi tắt là Trung tâm chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần).

2. Địa chỉ, địa bàn hoạt động:

II. Sự cần thiết thành lập Trung tâm

III. Loại hình tổ chức cần thành lập

VI. Đối tượng phục vụ của trung tâm

1. Người tâm thần có hành vi nguy hiểm cho cộng đồng, lang thang hoặc tâm thần nặng quy định tại Khoản 5 Điều 4 của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 04 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.

2. Người rối nhiễu tâm trí sống tại cộng đồng, tự nguyện đóng phí để được chăm sóc và phục hồi chức năng ngắn hạn tại trung tâm; trị liệu, tư vấn và thăm khám tại trung tâm.

V. Vị trí và chức năng của trung tâm

1. Trung tâm chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, có chức năng chăm sóc, phục hồi chức năng cho người tâm thần và người rối nhiễu tâm trí; và quản lý đối tượng, phục vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần theo quy định của pháp luật.

2. Trung tâm chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.

3. Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu, có trụ sở và tài khoản riêng; hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

VI. Nhiệm vụ và quyền hạn của trung tâm

1. Tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng.

2. Tổ chức hoạt động phục hồi chức năng, lao động sản xuất; trợ giúp các đối tượng trong các hoạt động tự quản, văn hóa, thể thao và các hoạt động khác phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe của từng nhóm đối tượng.

3. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, tổ chức để đạy nghề, giáo dục hướng nghiệp cho đối tượng.

4. Chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương đưa đối tượng đủ điều kiện hoặc tự nguyện xin ra khỏi trung tâm trở về với gia đình, tái hòa nhập cộng đồng; hỗ trợ, tạo điều kiện cho đối tượng ổn định cuộc sống.

5. Cung cấp dịch vụ về công tác xã hội đối với cá nhân, gia đình có người tâm thần như sau:

5.1. Cung cấp dịch vụ công tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần.

a) Đánh giá nhu cầu về khía cạnh xã hội của đối tượng để cung cấp những hỗ trợ tâm lý xã hội và các dịch vụ chăm sóc;

b) Quản lý trường hợp;

c) Trị liệu tâm lý cho đối tượng;

d) Hỗ trợ tiếp cận dịch vụ xã hội theo quy định của pháp luật;

đ) Vận động xã hội hỗ trợ đối tượng;

e) Hỗ trợ chăm sóc đối tượng tại gia đình, cộng đồng.

5.2. Nâng cao năng lực

a) Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho cán bộ, công chức, viên chức và cộng tác viên công tác xã hội về lĩnh vực chăm sóc, phục hồi chức năng cho đối tượng;

b) Tập huấn cho gia đình đối tượng về kỹ năng, phương pháp, nghiệp vụ chăm sóc, trợ giúp đối tượng;

5.3. Nâng cao nhận thức cộng đồng về chăm sóc và phục hồi chức năng cho đối tượng.

5.4. Cung cấp dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng ngắn hạn cho đối tượng

a) Tiếp nhận đối tượng bị tâm thần nặng, cấp tính;

b) Cung cấp các hỗ trợ khẩn cấp liên quan đến rối loạn tâm lý, khủng hoảng tâm lý;

c) Tư vấn, giới thiệu và hướng dẫn chuyển đối tượng tới các dịch vụ phù hợp khác.

5.5. Cung cấp dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng dài hạn trong trường hợp không thể sinh sống ở gia đình, cộng đồng.

VII. Cơ cấu tổ chức

1. Trung tâm gồm: Giám đốc và các Phó giám đốc

2. Cơ cấu tổ chức:

- Phòng hành chính-tổng hợp

- Phòng y tế - Phục hồi chức năng

- Phòng nghiệp vụ công tác xã hội

- Các khoa: (Khoa bệnh nhân nặng; Khoa A: Bệnh nhân Nam; Khoa B: Bệnh nhân Nữ; Khoa C: Bệnh truyền nhiễm) hoặc bộ phận có tên gọi khác do cấp có thẩm quyền quyết định.

3. Biên chế, các vị trí việc làm của trung tâm

a) Giám đốc trung tâm thuộc biên chế công chức trong đơn vị sự nghiệp công lập;

b) Các chức danh còn lại là viên chức, nhân viên, y tá, bác sỹ, cộng tác viên cấp xã, số lượng được xác định theo vị trí làm việc và do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của trung tâm.

VIII. Trụ sở làm việc (địa điểm) và trang thiết bị, phương tiện phục vụ

IX. Tiêu chí chăm sóc đối tượng tại trung tâm

1. Tiêu chí về đất đai

a) Các tỉnh, thành phố chủ động bố trí đất đai, cơ sở hạ tầng để nâng cấp, mở rộng hoặc xây dựng mới cơ sở chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí.

b) Diện tích đất tối thiểu của các cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí như sau:

- Diện tích đất tự nhiên: Tối thiểu 100m2/đối tượng ở khu vực nông thôn, 120m2/ đối tượng ở khu vực miền núi, 80 m2/đối tượng ở khu vực thành thị;

- Diện tích phòng ở của đối tượng: Tối thiểu 8 m2/đối tượng. Đối với đối tượng phải chăm sóc 24/24 giờ một ngày, diện tích phòng ở tối thiểu 10 m2/đối tượng. Phòng ở được trang bị đồ dùng cần thiết phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của đối tượng;

- Cơ sở vật chất tối thiểu có khu nhà ở, khu nhà bếp, khu làm việc của cán bộ nhân viên, khu vui chơi giải trí, hệ thống cấp, thoát nước, điện, đường đi nội bộ; khu sản xuất và lao động trị liệu;

- Các công trình, trang thiết bị bảo đảm cho đối tượng tiếp cận và sử dụng thuận tiện.

2. Quy trình tiếp nhận và chăm sóc đối tượng

Quy trình tiếp nhận và chăm sóc đối tượng tại trung tâm gồm các bước sau:

2.1. Tiếp nhận thông tin, yêu cầu của đối tượng; tổ chức sàng lọc và phân loại đối tượng.

2.2. Đánh giá về tâm sinh lý, tình trạng sức khỏe và các nhu cầu của đối tượng.

2.3. Lập kế hoạch chăm sóc đối tượng.

2.4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc và phục hồi chức năng cho đối tượng.

2.5. Thu thập dữ liệu, tổng hợp, phân tích và đánh giá sự tiến triển của đối tượng; giám sát, đánh giá các hoạt động chăm sóc và điều chỉnh kế hoạch chăm sóc nếu cần thiết.

2.6. Lập kế hoạch dừng chăm sóc và tái hòa nhập cộng đồng cho các đối tượng.

3. Tiêu chí về y tế, vệ sinh, quần áo và dinh dưỡng

Trung tâm bảo đảm đối tượng được chăm sóc theo các tiêu chí sau:

3.1. Chăm sóc y tế

Trung tâm có cán bộ y tế, trang thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp, tủ thuốc bảo đảm chăm sóc sức khỏe ban đầu, sơ cấp cứu khi cần thiết; điều trị và mở sổ theo dõi; trang thiết bị phục hồi chức năng cho đối tượng; kiểm tra sức khỏe định kỳ cho từng đối tượng.

3.2. Vệ sinh và đồ dùng sinh hoạt

a) Cung cấp đầy đủ nước uống sạch và bảo đảm vệ sinh tắm, giặt hàng ngày cho đối tượng;

b) Cung cấp đồ dùng vệ sinh cá nhân, gồm xà phòng tắm, khăn tắm, khăn mặt, kem đánh răng và bàn chải đánh răng riêng;

c) Cung cấp đồ dùng phục vụ việc ngủ, gồm giường nằm, chiếu, gối, chăn, màn;

d) Có nội quy riêng của trung tâm quy định dọn dẹp vệ sinh và vệ sinh cá nhân.

3.3. Quần áo

Đối tượng được trang bị quần áo, tất và dép được cung cấp ít nhất 6 tháng/01 lần và được thay thế trong trường hợp bị hư hỏng, mất và quần áo mặc đủ ấm về mùa đông.

3.4. Dinh dưỡng

a) Cung cấp ít nhất ba bữa ăn sáng, trưa và tối mỗi ngày;

b) Bảo đảm dinh dưỡng đủ calo, có chất đạm (thịt, cá, đậu nành, chất bột, đường, ngũ cốc, rau quả);

c) Có chế độ dinh dưỡng đặc biệt cho những đối tượng có nhu cầu đặc biệt như người nhiễm HIV, người ốm hoặc suy dinh dưỡng, người cao tuổi và những đối tượng có chế độ ăn kiêng theo bệnh tật, theo tôn giáo hay tín ngưỡng.

4. Tiêu chí về giáo dục và học nghề

Trung tâm bảo đảm cung cấp cho đối tượng được học văn hóa (đối với người có khả năng học tập); được học nghề (đối với trẻ em từ 13 tuổi trở lên và những người có khả năng lao động và có nhu cầu học nghề), cụ thể:

4.1. Cung cấp giáo dục chính quy hoặc không chính quy trong các trường công lập, dân lập hoặc tại cơ sở.

4.2. Giáo dục đối tượng về đạo đức xã hội, vệ sinh, kiến thức phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS, sức khỏe sinh sản và các chủ đề khác phù hợp với độ tuổi và giới tính.

4.3. Cung cấp sách vở, tài liệu học tập và bố trí nơi học tập cho đối tượng.

5. Tiêu chí về văn hóa, thể thao và giải trí

Trung tâm bảo đảm cho đối tượng:

5.1. Về văn hóa

a) Môi trường văn hóa có sự quan tâm, chia sẻ và hỗ trợ đối tượng thể hiện tình cảm, suy nghĩ, ý tưởng và sự sáng tạo;

b) Có cơ hội tham gia vào các hoạt động tôn giáo và xã hội;

c) Học văn hóa truyền thống dân tộc và tôn trọng quyền tự do về tôn giáo, tín ngưỡng trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam;

d) Có quyền lựa chọn tôn giáo mà không bị phân biệt đối xử, không bị ép buộc theo một tôn giáo để được chăm sóc trong cơ sở.

5.2. Về thể thao, vui chơi, giải trí

a) Tham gia vào các hoạt động thể thao, vui chơi, giải trí phù hợp với lứa tuổi;

b) Được tạo điều kiện để làm quen, kết bạn với những người sống xung quanh, bạn học ở trường và cộng đồng; gặp gỡ với gia đình hoặc những người thân, bạn bè, trừ một số trường hợp có khả năng de dọa đến sự an toàn của đối tượng.

6. Tiêu chí về môi trường, khuôn viên và nhà ở

6.1. Môi trường và khuôn viên của trung tâm bảo đảm các điều kiện sau:

a) Có ít nhất một khu vườn, cột cờ và không gian phù hợp cho đối tượng tập thể dục, vui chơi và thể thao. Nếu có ao, hồ thì cần được rào lại, bảo đảm an toàn cho đối tượng;

b) Có khu đất để tăng gia, sản xuất phục vụ cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày tại cơ sở trợ giúp xã hội;

c) Có nơi đổ rác, chất thải thường xuyên và các biện pháp xử lý rác, chất thải phù hợp;

d) Có hệ thống thoát nước;

đ) Có khu chăn nuôi gia súc, gia cầm cách xa khu vực văn phòng và nhà ở;

e) Có tường rào và đèn chiếu sáng nhằm đảm bảo sự an toàn cho cơ sở bảo trợ xã hội;

g) Cổng trung tâm có biển ghi tên và địa chỉ rõ ràng;

h) Có phòng tang lễ, nhà thắp hương cho đối tượng qua đời.

6.2. Cơ sở vật chất của trung tâm bảo đảm có:

a) Cửa ra vào, cửa sổ cung cấp đủ ánh sáng và bảo đảm thông thoáng;

b) Các hệ thống bảo đảm an toàn cho đối tượng, bao gồm việc lắp đặt các hệ thống điện, gas và thoát nước một cách phù hợp;

c) Các thùng rác phù hợp;

d) Nhà vệ sinh, nhà tắm phù hợp với các nhóm đối tượng, bao gồm cả người khuyết tật; có nhà vệ sinh, nhà tắm riêng cho phụ nữ;

đ) Phòng ngủ của đối tượng có diện tích phù hợp và đảm bảo diện tích để đặt các ngăn tủ chứa vật dụng cá nhân cho không quá 8 người;

e) Sắp xếp việc ngủ, nghỉ cho đối tượng phù hợp với độ tuổi và giới tính;

g) Có khu sinh hoạt chung cho đối tượng trong thời gian rảnh rỗi;

h) Có bếp và phòng ăn chung cho trung tâm;

i) Có phòng y tế để thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đối tượng;

k) Có trang thiết bị cần thiết cho người khuyết tật.

7. Các quyền của đối tượng trong trung tâm

7.1. Tham gia quá trình lập kế hoạch chăm sóc và trợ giúp đối tượng.

7.2. Tham gia quá trình đưa ra quyết định về việc tái hòa nhập gia đình, cộng đồng của đối tượng; bảo đảm an toàn và phúc lợi cho đối tượng.

7.3. Được biết về các tiêu chuẩn chăm sóc và các chính sách của nhà nước liên quan đến chăm sóc, trợ giúp đối tượng.

7.4. Tiếp cận đầy đủ với các thông tin cá nhân, hồ sơ cá nhân của mình, bao gồm lý lịch bản thân, hồ sơ y tế.

7.5. Thảo luận và trao đổi ý kiến về các quy định, quy tắc của trung tâm và các quy định có liên quan đến cuộc sống của đối tượng.

7.6. Tham gia vào các công việc hàng ngày của trung tâm phù hợp với độ tuổi và khả năng của đối tượng mà không bị ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, giải trí của đối tượng.

7.7. Tham gia vào các ngày lễ lớn của đất nước, ngày kỷ niệm quốc gia và quốc tế, gồm Tết nguyên đán, năm mới quốc tế, ngày quốc tế thiếu nhi và các ngày lễ khác do nhà nước quy định.

7.8. Tham gia các buổi thuyết trình, tham quan và các hoạt động khác liên quan đến việc học tập của các đối tượng.

7.9. Tham dự các buổi lễ của gia đình, gồm lễ cưới, đám tang theo nguyện vọng nhưng không ảnh hưởng đến an toàn và quyền lợi của đối tượng.

8. Nghiêm cấm các hành vi sau đây:

8.1. Đánh đập.

8.2. Trói đối tượng.

8.3. Không cho đối tượng ăn, uống hoặc ngủ.

8.4. Buộc đối tượng mặc những loại quần áo dị thường hoặc không phù hợp.

8.5. Ngừng chăm sóc y tế cho đối tượng.

8.6. Dùng đối tượng này để kỷ luật đối tượng khác.

8.7. Đe dọa hoặc mắng nhiếc, xúc phạm đối tượng bằng những từ ngữ thiếu lịch sự, thô tục.

8.8. Buộc đối tượng làm những việc quá sức.

9. Về quản lý hành chính

Trung tâm công lập và ngoài công lập:

9.1. Chịu trách nhiệm chính trong việc bảo đảm sự an toàn của đối tượng, ngăn ngừa việc đối tượng bị bạo lực, bóc lột và lạm dụng.

9.2. Báo cáo hàng tháng cho cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý trực tiếp.

9.3. Có văn bản tiếp nhận đối tượng khi đối tượng được chuyển đến.

9.4. Báo cáo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền khi có đối tượng trốn khỏi cơ sở bảo trợ xã hội hoặc đối tượng qua đời, bị bắt cóc hoặc mất tích.

9.5. Bảo đảm tính bảo mật đối với các hồ sơ cá nhân của đối tượng.

9.6. Thực hiện các chính sách, quy trình, tiêu chuẩn, thủ tục hành chính, giám sát và đánh giá theo quy định của pháp luật.

9.7. Tổ chức tập huấn cho các nhân viên mới được tuyển dụng.

9.8. Thực hiện các quy định của pháp luật về phòng chống lạm dụng đối tượng.

9.9. Đánh giá hoàn cảnh gia đình và nguyên nhân đối tượng được tiếp nhận vào trung tâm.

X. Quy mô chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần: Thực hiện theo Quyết định số 1364/QĐ-LĐTBXH ngày 02 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phê duyệt quy hoạch mạng lưới các cơ sở chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011-2020.

XI. Dự kiến hiệu quả

XII. Kiến nghị của đơn vị, tổ chức/ cá nhân xây dựng đề án thành lập (tên trung tâm)

XIII. Kinh phí

 

 

ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ, TỔ CHỨC/
CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ THÀNH LẬP

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC SỐ 2.3. SƠ ĐỒ CẤU TRÚC PHÂN KHU CHỨC NĂNG TRUNG TÂM CHĂM SÓC VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI TÂM THẦN, NGƯỜI RỐI NHIỄU TÂM TRÍ

Đối tượng đến trung tâm

Nhu cầu của đối tượng:

1. Phòng đơn, hoặc phòng đôi

2. Được đánh giá sức khỏe toàn diện (tâm trí, thực thể; cá nhân, gia đình, môi trường)

3. Được giám sát thường xuyên

 

KHU A

Chẩn đoán - Đánh giá - Phân loại

 

 

KHU B

Trị liệu tấn công - Can thiệp thường xuyên

Yêu cầu thiết kế

1. Khu đánh giá lâm sàng

2. Khu xét nghiệm cận lâm sàng

3. Khu cấp cứu, can thiệp khẩn cấp.

4. Khu quản lý thông tin

5. Khu điều trị (phần nhóm lây nhiễm, không LN)

Phục hồi sinh khí và khát vọng sống

Điều trị đặc hiệu và phục hồi con người xã hội

Điều trị các bệnh thực thể

KHU C

Giáo dục phục hồi chức năng cơ bản

(Giáo dục có kiểm soát)

Chương trình đào tạo phục hồi các chức năng và kỹ năng sống cơ bản Khu tập luyện dưỡng sinh

Khu trị liệu tâm lý - xã hội

Thực hành các kỹ năng sống và ngăn ngừa bệnh tái phát

Xây dựng, nâng cao kỹ năng sống, chống kỳ thị, hòa nhập cộng đồng

KHU D

Hỗ trợ tạo khả năng tái hòa nhập cộng đồng

(Giáo dục hỗ trợ đối tượng tự kiểm soát)

Chương trình hỗ trợ, nâng cao khả năng tái hòa nhập cộng đồng và chống tái phát

Khu làm ruộng, vườn, ao cá, xưởng nghề, thư viện, thể dục thể thao

 

Trở về cộng đồng

 

 

PHỤ LỤC 03

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NÂNG CẤP, MỞ RỘNG HOẶC XÂY DỰNG MỚI TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI CHĂM SÓC VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI TÂM THẦN

A. Tóm tắt dự án

1. Tên dự án

2. Địa điểm đầu tư xây dựng

3. Thời gian thực hiện

4. Tổng quy mô đầu tư (bao gồm NSTW và NSĐP)

5. Chủ đầu tư

6. Đơn vị tư vấn thiết kế

B. Thuyết minh Dự án

CHƯƠNG I: CĂN CỨ XÁC ĐỊNH ĐẦU TƯ, MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN

I. Các căn cứ pháp lý để đầu tư xây dựng

II. Sự cần thiết của dự án đầu tư:

1. Khái quát thực trạng người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí.

2. Sự cần thiết của dự án đầu tư xây dựng

CHƯƠNG II: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG

1. Địa điểm quy hoạch xây dựng, gồm:

(1) Địa điểm; (2) Vị trí khu đất; (3) Diện tích đất xây dựng:

II. Điều kiện khí hậu tự nhiên và khu vực xây dựng

1. Khí hậu

2. Hiện trạng khu vực đất xây dựng

a) Các công trình hiện có

b) Hệ thống giao thông

c) Hệ thống cấp điện

d) Hệ thống cấp nước

e) Hệ thống cấp thoát nước

f) Hệ thống thông tin liên lạc

3. Đánh giá địa điểm khu đất

CHƯƠNG III: HÌNH THỨC ĐẦU TƯ VÀ QUY MÔ ĐẦU TƯ

I. Mục tiêu đầu tư

a) Mục tiêu chung

b) Mục tiêu cụ thể

II. Nhiệm vụ của Trung tâm

Thực hiện tại Phụ lục số 2.2 tại công văn số 462/LĐTBXH-BTXH ngày 19/2/2013 về việc triển khai Đề án quy hoạch mạng lưới các cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2012-2020.

III. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm

Thực hiện tại Phụ lục số 2.2 tại công văn số 462/LĐTBXH-BTXH ngày 19/2/2013 về việc triển khai Đề án quy hoạch mạng lưới các cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2012-2020.

IV. Hình thức đầu tư, nguồn vốn

a) Hình thức đầu tư

b) Nguồn vốn đầu tư, bao gồm: (1) Ngân sách Trung ương; (2) Ngân sách địa phương; (3) Các nguồn vốn khác.

V. Quy mô đầu tư công trình

1. Hiện trạng cơ sở vật chất của Trung tâm

2. Quy mô đầu tư

3. Các hạng mục đầu tư

CHƯƠNG IV: CÁC GIẢI PHÁP THIẾT KẾ

I. Định hướng thiết kế

II. Phương án quy hoạch

III. Những tiêu chuẩn được sử dụng trong thiết kế

IV. Giải pháp kiến trúc

1. Giải pháp kiến trúc mặt đứng

2. Giải pháp hoàn thiện

V. Kết cấu công trình

1. Sử dụng vật liệu, thiết bị.

2. Các yêu cầu kỹ thuật khác.

VI. Đánh giá tác động môi trường

CHƯƠNG V: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN

1. Các căn cứ xác định tổng mức đầu tư: Phần này nêu các văn bản pháp lý, các quy định về định mức chi phí phục vụ cho dự toán kinh phí. Trường hợp không có các điều kiện trên thì sử dụng các đơn giá của các dự án tương tự đã được phê duyệt, kết quả thẩm định giá của đơn vị có chức năng thẩm định giá.

2. Xác định tổng mức đầu tư

2.1. Chi phí đầu tư

2.2. Các chi phí khác.

CHƯƠNG VI: PHƯƠNG ÁN THI CÔNG XÂY LẮP VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN DỰ ÁN

I. Phương án thi công lắp dặt

II. Thời gian thực hiện dự án

1. Lộ trình đầu tư

2. Thời gian khởi công chậm nhất

3. Thời gian hoàn thành chậm nhất

III. Kiến nghị hình thức quản lý thực hiện dự án

IV. Xác định mối quan hệ và trách nhiệm của các cơ quan liên quan: (Chủ đầu tư, cơ quan chủ quản, tư vấn, nhà thầu, tư vấn giám sát...)

V. Phân tích rủi ro và biện pháp phòng ngừa: (nêu đầy đủ những rủi ro có thể xảy ra và các biện pháp phòng ngừa)

VI. Hình thức quản lý thực hiện dự án

CHƯƠNG VII: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Hiệu quả đầu tư: phân tích hiệu quả về kinh tế - xã hội của dự án.

2. Kết luận và kiến nghị:

2.1. Khẳng định ưu điểm và tính khả thi của dự án.

2.2. Những thuận lợi và khó khăn khi triển khai dự án.

2.3. Kiến nghị.

C. Các phụ lục kèm theo

Phụ lục 01: Đánh giá tác động môi trường

Phụ lục 02: Phần bản vẽ

Phụ lục 03: Các văn bản pháp lý

 

PHỤ LỤC 04

PHỤ LỤC SỐ 4.1

Tên địa phương
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số:

……, ngày    tháng     năm   

 

BÁO CÁO ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH NGUỒN VỐN VÀ PHẦN VỐN NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG CHO CÁC DỰ ÁN KHỞI CÔNG MỚI

(Theo công văn số 7356/BKHĐT-TH ngày 28/10/2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện chỉ thị số 1792 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ NSNN và TPCP)

(Áp dụng cho các dự án sử dụng vốn NSTW của các địa phương)

Kính gửi:

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Tài chính

 

- Căn cứ các quy định tại Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn NSNN và TPCP;

- Các căn cứ pháp lý khác (Thuyết minh rõ dự án được thực hiện theo Chiến lược, quy hoạch đã được cấp nào phê duyệt, ghi rõ số quyết định phê duyệt, cấp phê duyệt; kèm theo văn bản cho phép đầu tư (nếu có).

Bộ (ngành, địa phương) ....... đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính thẩm định nguồn vốn và phần vốn ngân sách Trung ương của dự án đầu tư với các nội dung chính sau:

1. Tên dự án:

2. Chủ đầu tư:

3. Tổ chức tư vấn lập dự án:

4. Chủ nhiệm lập dự án:

5. Mục tiêu đầu tư dự án:

6. Nội dung và quy mô đầu tư dự án:

7. Địa điểm thực hiện dự án:

8. Thời gian thực hiện dự án:

(Bao gồm thời gian khởi công và hoàn thành, phân kỳ thực hiện nếu có)

9. Diện tích sử dụng đất:

10. Loại, cấp công trình:

11. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có):

12. Tổng mức đầu tư của dự án:

Tổng cộng:

Trong đó:

- Chi phí xây dựng:

- Chi phí thiết bị:

- Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư:

- Chi phí quản lý dự án:

- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng:

- Chi phí khác:

- Chi phí dự phòng:

13. Nguồn vốn đầu tư:

Tổng cộng:

Trong đó:

- Ngân sách Trung ương:

- Ngân sách địa phương:

- Các nguồn vốn khác (ghi cụ thể từng nguồn vốn):

14. Tiến độ và phân kỳ đầu tư thực hiện dự án:

Phân kỳ khả năng cân đối vốn và thời gian thực hiện dự án (tùy theo dự án thuộc nhóm A/B/C dự kiến khả năng cân đối vốn sẽ theo các thời gian khác nhau):

Năm

Nguồn vốn NSTW

Nguồn vốn NSĐP

Nguồn vốn khác (ghi cụ thể từng nguồn vốn)

.........

.......

- Năm thứ nhất

 

 

 

 

- Năm thứ 2

 

 

 

 

- Năm thứ 3

 

 

 

 

- Năm thứ ....

 

 

 

 

15. Hình thức quản lý dự án:

16. Các nội dung khác và tài liệu thuyết minh về dự án gửi kèm theo: Thuyết minh về hiệu quả đầu tư của dự án.

Đối với dự án có thu hồi vốn, cần phân tích thêm và thuyết minh về khả năng thu hồi vốn đầu tư, khả năng hoàn trả vốn vay, phương án hoàn trả vốn vay, thời hạn hoàn trả vốn (nếu có).

Phân tích làm rõ hiệu quả của dự án đối với phát triển kinh tế của ngành, vùng và địa phương; hiệu quả về mặt xã hội và đời sống của nhân dân trong vùng ảnh hưởng của dự án.

Bộ (ngành, địa phương) ........ đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cho ý kiến thẩm định về nguồn vốn và phần vốn ngân sách Trung ương của dự án./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên,
- Lưu:

Thủ trưởng cơ quan, đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC SỐ 4.2

Tên Bộ, ngành, địa phương
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số:

……………, ngày    tháng     năm   

 

BÁO CÁO ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH NGUỒN VỐN VÀ PHÂN BỔ VỐN CÁC DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG, TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ ĐIỀU CHỈNH

(Theo công văn số 7356/BKHĐT-TH ngày 28/10/2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 1792 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ NSNN và TPCP)

(Áp dụng cho các dự án sử dụng vốn NSTW của các địa phương và các dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ)

Kính gửi:

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Tài chính

 

- Căn cứ các quy định tại Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn NSNN và TPCP;

- Căn cứ ...............

Bộ (ngành, địa phương) ....... đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính thẩm định điều chỉnh nguồn vốn và phần vốn ngân sách Trung ương/trái phiếu Chính phủ của dự án đầu tư với các nội dung chính sau:

1. Tên dự án:

2. Chủ đầu tư:

3. Dự án được phê duyệt tại Quyết định đầu tư số: ......., ngày ....... tháng ....... năm

Trường hợp dự án đã phê duyệt nhiều lần ghi rõ đầy đủ các quyết định đầu tư đã được phê duyệt.

4. Số vốn đầu tư đã bố trí thực hiện dự án tới thời điểm báo cáo theo từng nguồn vốn cụ thể:

Tổng cộng:

Trong đó:

- Ngân sách Trung ương/Trái phiếu Chính phủ:

- Các nguồn vốn khác (ghi rõ từng nguồn vốn):

5. Tổ chức tư vấn lập dự án điều chỉnh (nếu có):

6. Mục tiêu đầu tư dự án điều chỉnh (nếu có):

Nêu rõ so với quyết định đầu tư ban đầu có những điều chỉnh gì.

7. Nội dung và quy mô đầu tư dự án điều chỉnh so với quyết định ban đầu:

Ghi rõ điều chỉnh tăng/giảm nội dung và quy mô so với quyết định đầu tư ban đầu; lý do tăng/giảm nội dung và quy mô đầu tư; tăng/giảm do yếu tố giá cả; tăng/giảm do các yếu tố khác.

8. Địa điểm thực hiện dự án điều chỉnh (nếu có):

9. Thời gian thực hiện dự án điều chỉnh (nếu có):

Bao gồm thời gian khởi công và hoàn thành, phân kỳ thực hiện điều chỉnh so với quyết định đầu tư ban đầu.

10. Diện tích sử dụng đất điều chỉnh (nếu có):

Nêu rõ so với quyết định đầu tư ban đầu có những điều chỉnh gì.

11. Loại, cấp công trình điều chỉnh (nếu có):

Nêu rõ so với quyết định đầu tư ban đầu có những điều chỉnh gì.

12. Thiết bị công nghệ điều chỉnh (nếu có):

Nêu rõ so với quyết định đầu tư ban đầu có những điều chỉnh gì.

13. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư điều chỉnh (nếu có):

Nêu rõ so với quyết định đầu tư ban đầu có những điều chỉnh gì.

14. Tổng mức đầu tư của dự án điều chỉnh:

Tổng cộng:

Trong đó:

- Chi phí xây dựng:

- Chi phí thiết bị:

- Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư:

- Chi phí quản lý dự án:

- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng:

- Chi phí khác:

- Chi phí dự phòng:

Nêu rõ phần điều chỉnh tăng/giảm nội dung và quy mô so với quyết định đầu tư ban đầu; tăng/giảm do yếu tố giá cả; tăng/giảm do các yếu tố khác đối với từng khoản chi phí.

15. Nguồn vốn đầu tư điều chỉnh:

Tổng cộng:

Trong đó:

- Ngân sách Trung ương/Trái phiếu Chính phủ điều chỉnh:

- Các nguồn vốn khác (ghi cụ thể từng nguồn vốn):

16. Tiến độ và phân kỳ đầu tư thực hiện dự án:

Phân kỳ khả năng cân đối vốn và thời gian thực hiện dự án đối với việc điều chỉnh quyết định đầu tư (tùy theo dự án thuộc nhóm A/B/C dự kiến khả năng cân đối vốn còn thiếu sẽ theo các thời gian khác nhau):

Năm

Nguồn vốn NSTW

Nguồn vốn
NSĐP

Nguồn vốn khác (ghi cụ thể từng nguồn vốn)

.........

.......

- Năm thứ nhất

 

 

 

 

- Năm thứ 2

 

 

 

 

- Năm thứ 3

 

 

 

 

- Năm thứ ....

 

 

 

 

17. Hình thức quản lý dự án:

18. Các nội dung khác và tài liệu thuyết minh về dự án gửi kèm theo:

Bộ (ngành, địa phương) ........ đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cho ý kiến thẩm định về nguồn vốn và phần vốn ngân sách Trung ương/trái phiếu Chính phủ điều chỉnh của dự án./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên,
- Lưu:

Thủ trưởng cơ quan, đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC SỐ 4.3

Tên địa phương
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số:

……………, ngày    tháng     năm   

 

ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH NGUỒN VỐN SỰ NGHIỆP

(Thông tư Liên tịch số 115/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 18 tháng 7 năm 2012 Quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011-2020)

Kính gửi:

- Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
- Bộ Tài chính

 

- Căn cứ các quy định tại Thông tư Liên tịch số 115/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 18 tháng 7 năm 2012 Quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011-2020;

Bộ (ngành, địa phương) …….. đề nghị Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định nguồn vốn sự nghiệp với các nội dung chính sau:

1. Tên dự án:

2. Chủ đầu tư:

3. Tổ chức tư vấn lập dự án:

4. Chủ nhiệm lập dự án:

5. Mục tiêu đầu tư dự án:

6. Nội dung và quy mô đầu tư dự án:

7. Địa điểm thực hiện dự án:

8. Thời gian thực hiện dự án:

(Bao gồm thời gian khởi công và hoàn thành, phân kỳ thực hiện nếu có)

9. Diện tích sử dụng đất:

10. Loại, cấp công trình:

11. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có):

12. Tổng mức đầu tư của dự án:

Tổng cộng:

Trong đó:

- Chi phí xây dựng:

- Chi phí thiết bị:

- Chi phí quản lý dự án:

- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng:

- Chi phí khác:

- Chi phí dự phòng:

13. Nguồn vốn:

Tổng cộng:

Trong đó:

- Ngân sách Trung ương:

- Ngân sách địa phương:

- Các nguồn vốn khác (ghi cụ thể từng nguồn vốn):

14. Tiến độ và phân kỳ đầu tư thực hiện dự án:

Phân kỳ khả năng cân đối vốn và thời gian thực hiện dự án:

Năm

Nguồn vốn NSTW

Nguồn vốn NSĐP

Nguồn vốn khác (Ghi cụ thể từng nguồn vốn)

Năm thứ nhất

 

 

…………

…………

Năm thứ 2

 

 

 

 

Năm thứ 3

 

 

 

 

Năm thứ...

 

 

 

 

15. Hình thức quản lý dự án:

16. Các nội dung khác và tài liệu thuyết minh về dự án gửi kèm theo:

Thuyết minh về hiệu quả đầu tư của dự án.

Phân tích làm rõ hiệu quả của dự án đối với phát triển kinh tế của ngành, vùng và địa phương; hiệu quả về mặt xã hội và đời sống của nhân dân trong vùng ảnh hưởng của dự án.

Bộ (ngành, địa phương) ……………. đề nghị Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho ý kiến thẩm định về nguồn vốn của dự án./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu.

Thủ trưởng cơ quan, đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi