Công văn 2698/LĐTBXH-BHXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc bảo hiểm xã hội tuổi già tự nguyện

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 2698/LĐTBXH-BHXH

Công văn 2698/LĐTBXH-BHXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc bảo hiểm xã hội tuổi già tự nguyện
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hộiSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:2698/LĐTBXH-BHXHNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Lê Duy Đồng
Ngày ban hành:06/09/2001Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

tải Công văn 2698/LĐTBXH-BHXH

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CÔNG VĂN

CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI
SỐ 2698/LĐTBXH-BHXH NGÀY 06 THÁNG 09 NĂM 2001
VỀ VIỆC BHXH TUỔI GIÀ TỰ NGUYỆN

 

Kính gửi: Văn phòng Chính phủ

 

Ngày 29 tháng 12 năm 1999, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có Tờ trình số 105/LĐTBXH-BHXH về việc ban hành Điều lệ bảo hiểm xã hội tuổi già tự nguyện kèm theo Dự thảo Điều lệ Bảo hiểm xã hội tự nguyện. Sau khi tiếp thu ý kiến của các thành viên Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội đã có Tờ trình bổ sung số 3719/LĐTBXH-BHXH ngày 1 tháng 11 năm 2000 trình Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, trong Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9 vào tháng 4 năm 2001 vừa qua, nội dung của chế độ Bảo hiểm xã hội tự nguyện có một số điểm khác với Dự thảo Điều lệ Bảo hiểm xã hội tự nguyện đã trình Thủ tưởng Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị như sau:

1- Về tên Điều lệ:

- Dự thảo Điều lệ trình Chính phủ: "Bảo hiểm xã hội tuổi già tự nguyện"

- Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội: "Bảo hiểm xã hội tự nguyện"

Ý kiến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Vì chế độ này chỉ gồm có chế độ hưu trí và trợ cấp một lần (nếu bị chết hoặc người tham gia bảo hiểm ngừng tham gia giữa chừng), cho nên gọi là "Bảo hiểm xã hội tuổi già tự nguyện" sẽ phù hợp hơn và tránh hiểu nhầm bao gồm cả 6 chế độ. Mặt khác, đặt tên như vậy đã được sự thống nhất của các thành viên Chính phủ.

2- Đối tượng tham gia:

* Dự thảo Điều lệ trình Chính phủ:

Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là người trong độ tuổi lao động (trừ các đối tượng đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc).

* Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội:

Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là người lao động trong độ tuổi lao động (kể cả người đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc).

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị thống nhất đối tượng dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội.

3- Chế độ hưởng:

* Dự thảo điều lệ trình Chính phủ: qui định chế độ hưu trí hàng tháng hoặc trợ cấp một lần (đối với người ngừng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện giữa chừng hoặc bị chết)

* Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội: qui định gồm trợ cấp hưu trí hàng tháng, trợ cấp hưu trí một lần, trợ cấp mai táng.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị giữ nguyên như dự thảo Điều lệ trình Chính phủ vì khi bị chết thân nhân người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đã được trợ cấp một lần, số tiền này dùng để chi phí mai táng, nếu thêm trợ cấp mai táng thì không bảo đảm cân đối quỹ.

4- Về mức đóng bảo hiểm xã hội:

* Dự thảo Điều lệ trình Chính phủ: Qui định 7 mức đóng cụ thể để người lao động có thể lựa chọn, gồm có: mức 10.000đ/tháng, 20.000đ/tháng, 30.000đ/tháng, 40.000đ/tháng, 50.000đ/tháng, 70.000đ/tháng, 100.000đ/tháng.

* Dự thảo Luật: Qui định cơ chế đóng hưởng bảo hiểm xã hội giống như bảo hiểm xã hội bắt buộc: mức đóng bảo hiểm xã hội bằng 15% thu nhập hàng tháng.

Bộ lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị giữ nguyên như dự thảo trình Chính phủ vì nếu đóng bằng 15% thu nhập thì quá cao, đối tượng là nông dân không có khả năng tham gia. Mặt khác, việc xác định thu nhập hàng tháng của các đối tượng rất khó, thiếu tính khả thi.

5- Cách tính trợ cấp:

* Dự thảo điều lệ Bảo hiểm xã hội trình Chính phủ:

- Mức hưởng bảo hiểm xã hội hàng tháng được tính như sau: lấy tổng số tiền đóng ghi trong Sổ Bảo hiểm xã hội tự nguyện đến thời điểm trước khi người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hưởng cộng với phần lãi (sau khi trừ chi phí quản lý) rồi chia cho 150 tháng.

- Việc chi trả một lần đối với người chấm dứt tham gia bảo hiểm xã hội giữa chừng được tính bằng tổng số tiền đóng góp đến thời điểm trước khi người lao động hưởng bảo hiểm xã hội tự nguyện, cộng với phần lãi (sau khi trừ chi phí quản lý).

Đối với người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội tự nguyện hàng tháng bị chết thì một trong các thân nhân chủ yếu (xếp theo thứ tự hàng thừa kế) được nhận trợ cấp một lần theo cách tính như sau: lấy 150 tháng trừ đi số tháng đã hưởng trợ cấp, sau đó lấy số tháng còn lại nhân với mức trợ cấp hàng tháng của người đó, mức trợ cấp một lần thấp nhất cũng bằng 5 tháng tiền trợ cấp. Trường hợp đã hưởng hết 150 tháng, thì thân nhân cũng được nhận trợ cấp một lần bằng 3 tháng tiền trợ cấp của người đó trước khi chết.

* Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội:

- Cách tính trợ cấp hưu trí hàng tháng tương tự như cách tính trợ cấp hưu trí trong loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc. Cụ thể: khi có đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng 45% mức tiền lương bình quân, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội tính thêm 2%, mức trợ cấp hưu trí hàng tháng tối đa bằng 75% mức tiền lương bình quân.

- Trợ cấp mai táng phí: bằng 10 tháng tiền lương tối thiểu

- Trợ cấp một lần: Do Chính phủ qui định như sau:

Như vậy có sự khác nhau cơ bản về cách tính trợ cấp giữa Dự thảo Điều lệ Bảo hiểm xã hội tuổi già tự nguyện đã trình Chính phủ và Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội.

Bộ lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị: ở điểm 4 nêu trên đã thống nhất 7 mức đóng cụ thể (từ 10.000 đồng đến 100.000 đồng) thì ở phần cách tính trợ cấp cũng nên theo cách tính trong dự thảo điều lệ đã trình Chính phủ để bảo đảm tính thống nhất. Nếu tính lương hưu như Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội thì không an toàn quỹ, bởi vì cách tính lương hưu và tỷ lệ lương hưu hiện hành qui định tại Nghị định 12/CP đã không bảo đảm cân đối quỹ và hiện nay Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang tìm cách khắc phục dần trong 10 năm tới. Nếu bảo hiểm xã hội tự nguyện tiếp tục tính lương hưu như bảo hiểm xã hội bắt buộc thì quỹ sẽ mất cân đối thu chi, khó bảo toàn và tăng trưởng.

Vì những lý do nêu trên, để phù hợp với thực tế thu nhập và đời sống của các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tuổi già tự nguyện, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị giữ nguyên như Dự thảo Điều lệ đã trình Chính phủ. Riêng về đối tượng thì mở rộng cho cả những người đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nếu họ có nhu cầu.

Trên đây là ý kiến của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đề nghị Văn phòng Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông báo 93/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương tại Phiên họp thứ 5 của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 – 2025 trực tuyến với các địa phương về tình hình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023 và 02 tháng đầu năm 2024, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới

Thông báo 93/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương tại Phiên họp thứ 5 của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 – 2025 trực tuyến với các địa phương về tình hình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023 và 02 tháng đầu năm 2024, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới

Chính sách

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi