Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Chỉ thị 17/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách đẩy mạnh công tác xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Chỉ thị 17/2008/CT-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 17/2008/CT-TTg | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Chỉ thị | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 05/06/2008 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Chính sách, Tài nguyên-Môi trường |
TÓM TẮT VĂN BẢN
* Xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường - Ngày 05/6/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 17/2008/CT-TTg về một số giải pháp cấp bách đẩy mạnh công tác xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg. Thủ tướng Chính phủ chỉ thị: các địa phương chỉ đạo quyết liệt và khẩn trương đẩy nhanh tiến độ xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc phạm vi quản lý; quyết định đình chỉ hoạt động, xử lý nghiêm đối với tất cả các cơ sở không thực hiện hoặc thực hiện không đúng tiến độ các biện pháp xử lý triệt để ô nhiễm và công bố công khai thông tin cho cộng đồng dân cư địa phương biết để phối hợp kiểm tra, giám sát… Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ ngay những khó khăn, vướng mắc về đất đai của các địa phương khi tiến hành di chuyển các cơ sở này ra khỏi nội thành, khu tập trung đông dân cư; trước mắt khẩn trương xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định về ưu đãi, hỗ trợ các hoạt động bảo vệ môi trường… Với mục tiêu đến năm 2012, trên phạm vi cả nước không còn cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Xây dựng, Giao thông vận tải, Quốc phòng khẩn trương chỉ đạo rà soát, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc ngành quản lý. Đồng thời, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc; đề xuất sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách, văn bản liên quan để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở khi thực hiện xử lý ô nhiễm môi trường. Chỉ thị này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Xem chi tiết Chỉ thị 17/2008/CT-TTg tại đây
tải Chỉ thị 17/2008/CT-TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
CHỈ THỊ
CỦA THỦ TƯỚNG
CHÍNH PHỦ SỐ 17/2008/CT-TTg NGÀY 05 THÁNG 06 NĂM 2008
VỀ MỘT SỐ
GIẢI PHÁP CẤP BÁCH ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC XỬ LÝ TRIỆT ĐỂ CÁC CƠ SỞ GÂY Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG NGHIÊM TRỌNG THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 64/2003/QĐ-TTg NGÀY 22 THÁNG 4 NĂM 2003
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Ngày 22 tháng
4 năm 2003, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg về
việc phê duyệt "Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng" (sau đây gọi tắt là Kế hoạch) với mục tiêu đến năm 2007 xử
lý triệt để 439 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đến năm 2012 trên
phạm vi cả nước không còn cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Sau năm
năm thực hiện Kế hoạch, việc xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng đã có những kết quả tích cực. Nhiều cơ sở gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng kéo dài trong nhiều năm, gây bức xúc trong đời sống xã hội đã bị
xử lý; bước đầu đã tạo được sự nhất trí, đồng thuận và tham gia của toàn xã hội
vào việc thực hiện kế hoạch trên.
Tuy nhiên,
tiến độ xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng còn chậm,
đạt tỷ lệ thấp so với mục tiêu mà Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã đề ra.
Các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng chưa được xử lý đang tiếp tục gây
ảnh hưởng xấu tới môi trường, sức khỏe và đời sống nhân dân, tác động tiêu cực
tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Nguyên nhân
của tình hình trên là do một số Bộ, ngành, địa phương còn thiếu tích cực, chủ
động trong việc tổ chức thực hiện Kế hoạch, các giải pháp triển khai còn thiếu
đồng bộ, cụ thể, thiếu sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với chính quyền địa
phương; phân định trách nhiệm chưa rõ ràng giữa một số Bộ, ngành chủ quản với Ủy
ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ sở gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng hoạt động. Một số cơ chế, chính sách hỗ trợ cho việc xử lý
triệt để ô nhiễm mặc dù đã được lồng ghép vào trong các văn bản quy phạm pháp
luật liên quan song trên thực tế vẫn còn thiếu đồng bộ, thiếu cụ thể nên việc
tổ chức triển khai còn gặp nhiều khó khăn, bất cập; việc bổ sung các cơ chế, chính
sách hỗ trợ về công nghệ, đất đai và tài chính cho các cơ sở, đặc biệt là những
cơ sở ô nhiễm chất độc hoá học tồn lưu do chiến tranh để lại, các cơ sở hoạt
động trước năm 1993 thuộc khu vực công ích còn thiếu kịp thời; nhận thức về bảo
vệ môi trường của các doanh nghiệp, thậm chí của một số cơ quan, chính quyền
các cấp vẫn còn yếu kém.
Để khắc phục
những tồn tại, vướng mắc trên đây và nâng cao hiệu quả thực hiện Kế hoạch xử lý
triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã được phê duyệt, Thủ
tướng Chính phủ chỉ thị:
1. Các Bộ, cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương tăng cường chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch,
đẩy mạnh công tác xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng,
định kỳ đánh giá kết quả thực hiện, phấn đấu đến năm 2012 đạt được các mục tiêu
sau:
a) Hoàn thành
dứt điểm việc xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên
phạm vi cả nước; đẩy mạnh công tác phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, tiến tới kiểm
soát và hạn chế sự phát sinh các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm sự phát
triển bền vững đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập
kinh tế quốc tế;
b) Hoàn thiện
hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế, chính sách về hỗ trợ xử lý
triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; tháo gỡ về căn bản các
khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ
sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phát sinh tiến hành xử lý triệt để ô
nhiễm;
c) Chấm dứt
hoạt động và xử lý nghiêm đối với tất cả các cơ sở gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng phải xử lý triệt để nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng tiến độ các biện pháp xử lý triệt để ô nhiễm theo quyết định của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền;
d) Tạo được
sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong các cấp ủy Đảng, chính
quyền, các cấp, các ngành, đoàn thể và toàn xã hội đối với công tác phát hiện,
lập danh sách và quyết định biện pháp xử lý triệt để đối với các cơ sở gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng.
2. Bộ Tài
nguyên và Môi trường:
a) Tổ chức rà
soát, đánh giá, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành
các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ ngay những khó
khăn, vướng mắc về đất đai của các địa phương khi tiến hành di chuyển các cơ sở
gây ô nhiễm môi trường ra khỏi nội thành, khu tập trung đông dân cư; trước mắt
khẩn trương xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định về ưu đãi, hỗ trợ
các hoạt động bảo vệ môi trường với nội dung phù hợp với pháp luật hiện hành để
hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, hoàn thành trong quý III
năm 2008;
b) Chủ trì,
phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương tăng cường công tác đôn đốc, thanh tra, kiểm tra, giám sát liên
ngành việc thực hiện Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
c) Chỉ đạo và
hướng dẫn việc rà soát, tổng hợp và quyết định danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng mới phát sinh phải thực hiện xử lý triệt để trong giai đoạn
2 của Kế hoạch (giai đoạn 2008 - 2012) kèm các biện pháp xử lý cụ thể;
d) Chủ trì
việc kiện toàn tổ chức và quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo liên ngành thực
hiện Kế hoạch trên cho phù hợp với tình hình mới, với thành phần cụ thể như
sau: Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường làm Trưởng Ban Chỉ đạo, Thứ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường làm Phó Trưởng Ban thường trực; các uỷ viên gồm Thứ
trưởng các Bộ: Công an, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quốc
phòng, Xây dựng, Y tế, Giao thông vận tải, Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu
tư, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông;
đ) Chủ trì,
phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về
bảo vệ môi trường vì sức khoẻ cộng đồng, trong đó có nội dung về hỗ trợ có mục
tiêu kinh phí từ ngân sách nhà nước để thực hiện Kế hoạch xử lý triệt để các cơ
sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý IV
năm 2008.
3. Bộ Kế
hoạch và Đầu tư:
a) Hướng dẫn
cơ chế phân bổ và sử dụng nguồn ngân sách nhà nước chi đầu tư phát triển để hỗ
trợ có mục tiêu kinh phí cho việc xử lý triệt để ô nhiễm môi trường đối với các
cơ sở thuộc khu vực công ích trong Kế hoạch, đặc biệt là các dự án đầu tư nhà
máy, công trình xử lý chất thải;
b) Phối hợp
với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc xây dựng và trình cấp có thẩm quyền
để bổ sung Chương trình mục tiêu quốc gia về bảo vệ môi trường vì sức khoẻ cộng
đồng trong đó có nội dung về hỗ trợ có mục tiêu kinh phí từ ngân sách nhà nước
để thực hiện Kế hoạch.
4. Bộ Tài
chính:
a) Phối hợp
với Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra việc bố trí và sử dụng kinh
phí sự nghiệp môi trường tại các địa phương, trong đó có việc ưu tiên bố trí
kinh phí cho các dự án xử lý triệt để ô nhiễm thuộc trách nhiệm của địa phương;
b) Hàng năm,
trên cơ sở đề xuất của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tổng hợp trình Thủ tướng
Chính phủ quyết định kinh phí hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho
các Bộ, ngành và địa phương để thực hiện các dự án xử lý triệt để ô nhiễm môi
trường thuộc khu vực công ích.
5. Bộ Công
an:
Phối hợp chặt
chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác kiểm tra, giám
sát việc xử lý triệt để ô nhiễm môi trường; lập kế hoạch và kiên quyết cưỡng
chế, đình chỉ hoạt động theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối
với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải xử lý triệt để nhưng không
thực hiện hoặc thực hiện không đúng tiến độ theo quy định.
6. Bộ Công
Thương:
a) Chỉ đạo
các tập đoàn, tổng công ty, công ty trực thuộc khẩn trương rà soát các cơ sở
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc ngành quản lý, đôn đốc việc thực hiện
xử lý triệt để và có kế hoạch hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các cơ
sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc khu vực công ích theo Quyết định
số 64/2003/QĐ-TTg để triển khai, thực hiện các biện pháp xử lý triệt để;
b) Tổng hợp
các khó khăn, vướng mắc trong quá trình các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng thuộc ngành công nghiệp triển khai, thực hiện việc xử lý triệt để ô
nhiễm; ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ
chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật liên quan để đẩy nhanh tiến độ thực
hiện các dự án xử lý triệt để ô nhiễm môi trường của ngành công nghiệp.
7. Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Khẩn
trương chỉ đạo công tác xử lý triệt để ô nhiễm môi trường đối với các kho thuốc
bảo vệ thực vật, các cơ sở sản xuất mía đường, cơ sở nuôi trồng, chế biến thuỷ
sản, cơ sở chăn nuôi, giết mổ tập trung, cơ sở chế biến cao su làng nghề;
b) Phối hợp
chặt chẽ với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thống
kê, lập kế hoạch xử lý tiêu hủy thuốc bảo vệ thực vật quá hạn sử dụng, không rõ
nguồn gốc; hướng dẫn xây dựng các kho lưu chứa thuốc bảo vệ thực vật quá hạn sử
dụng, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường, chấm dứt tình trạng phát
sinh các kho thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng;
c) Tổng hợp
các khó khăn, vướng mắc trong quá trình các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng thuộc ngành nông nghiệp triển khai, thực hiện việc xử lý triệt để ô
nhiễm; ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ
chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật liên quan để đẩy nhanh tiến độ thực
hiện các dự án xử lý triệt để ô nhiễm môi trường của ngành nông nghiệp;
d) Chỉ đạo
xây dựng, thẩm định, phê duyệt, tổ chức thực hiện và tăng cường kiểm tra, giám
sát việc triển khai, thực hiện các dự án xử lý triệt để ô nhiễm môi trường
thuộc khu vực công ích của ngành nông nghiệp, đồng thời đề nghị cấp có thẩm
quyền hỗ trợ có mục tiêu kinh phí từ ngân sách nhà nước cho việc xử lý triệt để
trên.
8. Bộ Y tế:
a) Chỉ đạo
thực hiện và chịu trách nhiệm về công tác xử lý triệt để ô nhiễm tại các cơ sở
y tế trực thuộc Bộ; đôn đốc, kiểm tra việc xử lý triệt để ô nhiễm tại các cơ sở
y tế do địa phương quản lý;
b) Phối họp
với các địa phương trong việc lập đề án, hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình triển
khai thực hiện xử lý triệt để ô nhiễm tại các cơ sở y tế trên phạm vi cả nước;
c) Tổ chức rà
soát và đề xuất sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp
luật liên quan đến ngành quản lý để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở y tế
khi thực hiện xử lý triệt để ô nhiễm môi trường.
9. Bộ Xây
dựng:
a) Chỉ đạo
thực hiện và chịu trách nhiệm về công tác xử lý triệt để ô nhiễm tại các tổng tông
ty, công ty, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng trực thuộc Bộ; đôn đốc, kiểm tra
việc xử lý triệt để ô nhiễm tại các bãi rác, kể cả các bãi rác đã ngừng hoạt
động, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng do địa phương quản lý;
b) Phối hợp
với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc lựa
chọn phương án, địa điểm và lập quy hoạch tổ chức quản lý, vận hành các bãi xử
lý chất thải; lập đề án, hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình triển khai xử lý triệt
để ô nhiễm tại các bãi rác, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng trên phạm vi cả
nước;
c) Tổ chức rà
soát và đề xuất sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp
luật liên quan đến ngành quản lý để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở khi
thực hiện xử lý triệt để ô nhiễm môi trường.
10. Bộ Giao
thông vận tải:
a) Khẩn
trương chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát công tác xử lý triệt để ô nhiễm đối
với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc quyền quản lý để thực
hiện các biện pháp xử lý triệt để ô nhiễm; đặc biệt đôn đốc Tập đoàn Công
nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam và Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà máy Tàu biển
Hyundai - Vinashin thực hiện ngay các giải pháp hữu hiệu bảo vệ môi trường;
hoàn chỉnh dự án tái sử dụng hạt mài Nix đã qua sử dụng để trình cơ quan nhà
nước có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt cho phép áp dụng; phối hợp với Ủy ban
nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hỗ trợ các điều kiện cần
thiết để Công ty triển khai dự án;
b) Tổng hợp
các khó khăn, vướng mắc trong quá trình các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng thuộc ngành giao thông vận tải triển khai, thực hiện việc xử lý triệt để ô
nhiễm; ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ
chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật liên quan để đẩy nhanh tiến độ thực
hiện các dự án xử lý triệt để ô nhiễm môi trường của ngành giao thông vận tải.
11. Bộ Quốc
phòng:
a) Khẩn
trương chỉ đạo công tác xử lý triệt để ô nhiễm đối với các điểm tồn lưu chất
độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh đã được xác định tại Quyết định số
67/2004/QĐ-TTg ngày 27 tháng 4 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ; tổ chức điều
tra, đánh giá, xác định rõ độ tồn lưu chất độc hoá học tại các điểm mới phát
hiện theo tài liệu cung cấp của Bộ Quốc phòng Mỹ;
b) Chỉ đạo
các cơ sở quốc phòng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thực hiện xử lý triệt
để ô nhiễm theo đúng tiến độ của Kế hoạch; rà soát và đề xuất sửa đổi, bổ sung
các cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành quản lý
để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở khi thực hiện xử lý triệt để ô nhiễm môi
trường;
c) Đôn đốc
xây dựng, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các dự án xử lý triệt để ô
nhiễm của ngành thuộc khu vực công ích để đề nghị hỗ trợ có mục tiêu kinh phí
từ ngân sách nhà nước, đồng thời giám sát việc triển khai, thực hiện các dự án
này.
12. Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội:
Tiến hành rà
soát, đánh giá, xây dựng và ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm
quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về bảo đảm
quyền lợi hợp pháp của người lao động tại cơ sở khi xử lý triệt để ô nhiễm;
hướng dẫn và kiểm tra việc tổ chức thực hiện.
13. Đài
Truyền hình Việt
Tăng cường
tuyên truyền việc xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các cấp, các
ngành, người dân và doanh nghiệp, phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn xã
hội vào công tác này.
14. Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Đối với
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có đường biên giới, cửa khẩu:
Tăng cường
kiểm soát và ngăn chặn tình trạng nhập lậu thuốc bảo vệ thực vật và các hoá
chất có trong danh mục hạn chế hoặc cấm nhập khẩu vào Việt Nam; tổ chức xây
dựng các kho chứa thuốc bảo vệ thực vật đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về bảo vệ môi
trường, tránh phát tán chất gây ô nhiễm ra môi trường xung quanh; lập kế hoạch
xử lý tiêu hủy hàng năm thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu, không rõ nguồn gốc,
thuốc đã quá hạn sử dụng;
b) Đối với
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có cơ sở gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng cần phải xử lý triệt để:
- Chỉ đạo
quyết liệt và khẩn trương đẩy nhanh tiến độ xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng có tên trong Kế hoạch thuộc phạm vi quản lý; quyết định
đình chỉ hoạt động đối với bộ phận gây ô nhiễm nghiêm trọng hoặc toàn bộ cơ sở
sản xuất nếu chưa hoàn thành xử lý triệt để theo tiến độ và tiếp tục gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng, buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả ô
nhiễm; yêu cầu chủ cơ sở phải thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách theo quy
định hiện hành nhằm bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người lao động khi thực hiện
xử lý triệt để ô nhiễm;
- Chủ động rà
soát, đánh giá và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của cơ sở nhằm đẩy nhanh
tiến độ xử lý triệt để ô nhiễm, trong trường hợp vượt quá thẩm quyền thì báo
cáo về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ chỉ
đạo xử lý;
- Đôn đốc,
chỉ đạo việc xây dựng, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các dự án xử
lý triệt để ô nhiễm thuộc khu vực công ích có sử dụng vốn ngân sách nhà nước;
kể từ năm 2008, ưu tiên bố trí vốn ngân sách nhà nước (vốn đầu tư phát triển,
vốn sự nghiệp môi trường) trong kế hoạch ngân sách của địa phương và các nguồn
vốn huy động khác cho việc thực hiện các dự án nói trên; kiểm tra, giám sát
chặt chẽ việc tổ chức thực hiện các dự án sau khi đã được bố trí nguồn vốn thực
hiện;
- Phối hợp
với các Bộ, ngành tổ chức rà soát, đánh giá nhu cầu về quỹ đất đối với các cơ
sở phải di dời; tiến hành quy hoạch quỹ đất theo nhu cầu để bố trí cho cơ sở
phục vụ việc di dời; hỗ trợ các thủ tục cần thiết như: bồi thường, giải phóng
mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng... nhằm giúp cơ sở nhanh chóng hoàn thành việc
di dời và ổn định hoạt động;
- Công bố công
khai thông tin về tình hình gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của cơ sở chưa
hoàn thành đúng tiến độ cho cộng đồng dân cư địa phương biết để phối hợp kiểm tra,
giám sát; huy động sự tham gia của cộng đồng dân cư vào việc kiểm tra, giám sát
và phát hiện cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng mới phát sinh;
- Tổ chức rà
soát, thống kê và lập danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
mới phát sinh cùng các biện pháp xử lý triệt để theo hướng dẫn của Bộ Tài
nguyên và Môi trường.
15. Chỉ thị
này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, kiểm tra, đôn đốc,
theo dõi và định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Chỉ
thị này.
Các Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi
hành Chỉ thị này./.
KT.
THỦ TƯỚNG
PHÓ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn
Tấn Dũng