Quyết định 2659/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp về việc ban hành Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức ngành Tư pháp

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 2659/QĐ-BTP

Quyết định 2659/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp về việc ban hành Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức ngành Tư pháp
Cơ quan ban hành: Bộ Tư phápSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:2659/QĐ-BTPNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Hà Hùng Cường
Ngày ban hành:03/10/2012Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Cán bộ-Công chức-Viên chức

TÓM TẮT VĂN BẢN

5 chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp ngành tư pháp
Ngày 03/10/2012, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký Quyết định số 2659/QĐ-BTP ban hành chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức (CBCC), viên chức ngành tư pháp.
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của CBCC, viên chức ngành tư pháp được xây dựng trên cơ sở quán triệt và thể hiện nổi bật tinh thần những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng, về công tác tư pháp và người cán bộ tư pháp; phát huy truyền thống xây dựng, trưởng thành và phát triển của ngành và là phương châm, kim chỉ nam cho mọi hoạt động nghề nghiệp của CBCC, viên chức ngành tư pháp…
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của CBCC, viên chức ngành tư pháp bao gồm 05 nội dung sau: Trung thành, phấn đấu vì “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; Gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân; phục vụ nhân dân, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân; Trách nhiệm, tận tụy, sáng tạo, kỷ cương, phụng công, thủ pháp, chí công vô tư; Đoàn kết, thân ái, hợp tác, cùng tiến bộ; Nêu gương cần, kiệm, liêm, chính, thượng tôn pháp luật.
Trong đó, chuẩn mực gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân là chuẩn mực thể hiện đặc trưng của công tác tư pháp phải thường xuyên trực tiếp giải quyết các yêu cầu hàng ngày của tổ chức, cá nhân nhằm bảo đảm thực hiện các quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của người dân, với những nội dung cụ thể như: Nắm vững quan điểm vì dân, tôn trọng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân; quán triệt đường lối dân vận của Đảng; dựa vào dân, sát với dân, xây dựng niềm tin và sự ủng hộ của nhân dân đối với công tác tư pháp, nhất là công tác thi hành án dân sự…
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định 2659/QĐ-BTP tại đây

tải Quyết định 2659/QĐ-BTP

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 2659/QĐ-BTP DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.zip) Quyết định 2659/QĐ-BTP ZIP (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TƯ PHÁP
---------------------
Số: 2659/QĐ-BTP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------
                     Hà Nội, ngày 03   tháng 10 năm 2012 

 
 
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp
của cán bộ, công chức, viên chức Ngành Tư pháp
-----------------------
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
 
 
- Căn cứ Nghị định 36/2012/NĐ-CP ngày 18/4/2012 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Căn cứ Chỉ thị số 1973/CT-TTg ngày 07/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh;
- Căn cứ Kế hoạch số 113-KH/BCS ngày 28/12/2011 của Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp về việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,
 
 
QUYẾT ĐỊNH
 
 
Điều 1. Ban hành Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức Ngành Tư pháp (kèm theo nội dung cụ thể của Chuẩn mực).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; Giám đốc Sở Tư pháp, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Quyết định này./.
 

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Ban Tuyên giáo TW (để báo cáo);
- Ban Tuyên giáo Đảng ủy Khối (để báo cáo);
- Thành viên Ban cán sự Đảng Bộ;
- Đảng ủy Bộ Tư pháp;
- Bí thư các Đảng bộ, Chi bộ cơ sở, Chi bộ trực thuộc;
- Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ;
- Các tổ chức đoàn thể thuộc Bộ;
- Giám đốc Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục trưởng Cục THADS tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Thành viên Bộ phận giúp việc và Tổ chuyên trách;
- Lưu: VP Ban cán sự, VP Đảng ủy.
BỘ TRƯỞNG
 
(Đã ký)
 
 
Hà Hùng Cường

 
 
CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP
CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH TƯ PHÁP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2659 /QĐ-BTP ngày 03 tháng 10 năm 2012
 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
-------------------------
       
Cán bộ, công chức, viên chức Ngành Tư pháp khắc sâu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức của người cán bộ tư pháp, quyết tâm học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người, phấn đấu thực hiện các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp sau đây:
 
1. Với Tổ quốc - Trung thành, phấn đấu vì “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
2. Với nhân dân - Gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân; phục vụ nhân dân, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân.
3. Với công tác tư pháp - Trách nhiệm, tận tụy, sáng tạo, kỷ cương, phụng công, thủ pháp, chí công vô tư.
4. Với đồng nghiệp - Đoàn kết, thân ái, hợp tác, cùng tiến bộ.
5. Với bản thân - Nêu gương cần, kiệm, liêm, chính, thượng tôn pháp luật.
 
 
NỘI DUNG
CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP
CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH TƯ PHÁP
(Kèm theo Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức Ngành Tư pháp được ban hành theo Quyết định số 2659 /QĐ - BTP
ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
-------------------------------
 
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức Ngành Tư pháp được xây dựng trên cơ sở quán triệt và thể hiện nổi bật tinh thần những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng, về công tác tư pháp và người cán bộ tư pháp; phát huy truyền thống xây dựng, trưởng thành và phát triển của Ngành.
Đây là phương châm, kim chỉ nam cho mọi hoạt động nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức Ngành Tư pháp; thể hiện yêu cầu cơ bản và toàn diện về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức của Ngành trong các mối quan hệ công tác.
Nội dung cụ thể Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức Ngành Tư pháp như sau:
1. Về chuẩn mực thứ nhất: Với Tổ quốc - Trung thành, phấn đấu vì “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
- Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; tích cực tham gia đấu tranh về mặt pháp lý nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
- Bền bỉ đóng góp trí tuệ, công sức, tham gia hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật, thực hiện công tác tư pháp, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
- Nắm vững, góp phần thể chế hóa bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; tuân thủ, vận dụng sáng tạo các nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong xây dựng pháp luật, hoạt động tư pháp.
2. Về chuẩn mực thứ hai: Với nhân dân - Gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân; phục vụ nhân dân, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân.
Chuẩn mực này thể hiệnđặc trưng của công tác tư pháp là thường xuyên trực tiếp giải quyết các yêu cầu hàng ngày của tổ chức, cá nhân nhằm bảo đảm thực hiện các quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của người dân.
Nội dung chuẩn mực “gần dân, hiểu dân, học dân” thể hiện yêu cầu về thái độ ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức ngành Tư pháp trong quan hệ với nhân dân. “Phục vụ dân, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân” là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của công tác tư pháp. Cụ thể là:
- Nắm vững quan điểm vì dân, tôn trọng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
- Quán triệt đường lối dân vận của Đảng; dựa vào dân, sát với dân, xây dựng niềm tin và sự ủng hộ của nhân dân đối với công tác tư pháp, nhất là công tác thi hành án dân sự.
- Tích cực góp phần xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật vì nhân dân, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, phát huy phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa pháp lý tốt đẹp của dân tộc.
- Tuyên truyền, vận động nhân dân sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
- Tích cực xây dựng nền tư pháp vì dân, phát huy vai trò của các chức danh tư pháp, tạo cơ chế pháp lý đầy đủ, thuận tiện, hữu hiệu để nhân dân sử dụng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
- Khách quan, công tâm khi thực hiện công tác tư pháp; kiên quyết đấu tranh với mọi hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân.
3. Về chuẩn mực thứ ba: Với công tác tư pháp - Trách nhiệm, tận tụy, sáng tạo, kỷ cương, phụng công, thủ pháp, chí công vô tư.
Chuẩn mực này nhấn mạnh yêu cầu về nguyên tắc, phương pháp thực hiện công tác tư pháp với nhiều đặc trưng so với các hoạt động quản lý nhà nước khác đó là: Có phạm vi rộng, tính chất phức tạp, thể hiện từ việc tham gia hoạch định chính sách, xây dựng, hoàn thiện pháp luật, tạo lập hành lang pháp lý, đến tham mưu áp dụng pháp luật, trực tiếp thi hành pháp luật và thực hiện các hoạt động chuyên môn có tính tác nghiệp; từ tham gia bảo vệ lợi ích quốc gia, lợi ích của Nhà nước, lợi ích của xã hội, đến trực tiếp phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân. Vì vậy, cán bộ, công chức, viên chức ngành Tư pháp phải luôn tận tâm, tận lực, bền bỉ, kiên trì, không qua loa, đại khái; tranh thủ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, sự phối hợp, ủng hộ của các cấp, các ngành và nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ. Cụ thể là:  
- Làm tròn nhiệm vụ, trung thực trong công tác; hết lòng, hết sức với công việc; không quản ngại khó khăn, gian khổ.
- Không ngừng học tập, nâng cao nhận thức chính trị - pháp lý, thành thạo kỹ năng nghề nghiệp.
- Có tư duy, quan điểm thực tiễn, không pháp lý thuần túy; vì lợi ích chung, lợi ích của nhân dân để góp phần giải quyết triệt để những vấn đề bức xúc của đời sống kinh tế - xã hội, bảo đảm thực thi quyền tự do dân chủ của công dân.
- Kiên định đường lối đổi mới của Đảng; chủ động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; luôn tìm tòi, phát hiện cái mới, cách thức mới để thực hiện tốt hơn công tác tư pháp.
- Giữ nghiêm kỷ cương phép nước; lấy pháp luật làm chuẩn mực để xử lý công việc.
- Khách quan, công tâm; không nể nang, né tránh, bao che trong thực hiện công tác tư pháp.
- Thẳng thắn đấu tranh bảo vệ lẽ phải, lẽ công bằng.
4. Về chuẩn mực thứ tư: Với đồng nghiệp - Đoàn kết, thân ái, hợp tác, cùng tiến bộ.
- Chân thành, xây dựng tập thể đoàn kết, thống nhất, vững mạnh, hoàn thành nhiệm vụ; không có tư tưởng, biểu hiện cục bộ, chia rẽ, bè phái, tranh công đổ lỗi, đùn đẩy trách nhiệm.
- Trung thực, thẳng thắn, có tinh thần xây dựng, có tình đồng chí thương yêu, gần gũi, bảo vệ uy tín, danh dự của đồng nghiệp.
 - Chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm; quan tâm dìu dắt, giúp đỡ nhau làm tròn nhiệm vụ.
5. Về chuẩn mực thứ năm: Với bản thân - Nêu gương cần, kiệm, liêm, chính, thượng tôn pháp luật.
Đây là phẩm chất tiêu biểu, yêu cầu tự thân mà hơn ai hết, cán bộ, công chức, viên chức ngành Tư pháp phải thực hiện, nêu gương. Cụ thể là:
- Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, trước hết là học tậpquan điểm nhân dân; chính sách đại đoàn kết; phương pháp làm việc thực tế, không giáo điều; phẩm chất “cần, kiệm, liêm, chính”.
- Hết lòng phục vụ lợi ích chung, lợi ích của tập thể; chống tư tưởng thực dụng, cơ hội, lợi ích cá nhân, phe nhóm.
- Thường xuyên giữ gìn, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, tư cách, lối sống; thể hiện tính chuẩn mực, nghiêm minh, công bằng của pháp luật.
- Là tấm gương tôn trọng, chấp hành pháp luật trong công việc cũng như trong sinh hoạt cộng đồng.
- Không cửa quyền, hách dịch, hạch sách, tham nhũng.
 
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi