BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC HẢI QUAN ------- Số: 1509/QĐ-TCHQ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Hà Nội, ngày 26 tháng 05 năm 2016 |
-------------------
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy (Luật số 27/2001/QH10 ngày 29/6/2001); Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy (Luật số 40/2013/QH13 ngày 22/11/2013);
Căn cứ Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy; Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006 của Chính phủ quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc; Nghị định số 46/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 quy định chi Tiết thi hành về một số Điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006 quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc; Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình;
Căn cứ Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg ngày 15/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Quyết định 65/2015/QĐ-TTg ngày 17/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính;
Căn cứ các Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công an quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy; Thông tư số 56/2014/TT-BCA ngày 12/11/2014 của Bộ Công an quy định về trang bị phương tiện về phòng cháy và chữa cháy cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành; Thông tư số 65/2013/TT-BCA ngày 26/11/2013 của Bộ Công an quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg ngày 15/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Tài vụ - Quản trị,
QUYẾT ĐỊNH:
Nơi nhận: - Như Điều 3; - Cục KHTC-BTC (thay b/cáo); - Tổng cục trưởng (để b/c); - Lưu: VT, TVQT (15b). | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG Nguyễn Dương Thái |
1. Phạm vi Điều chỉnh
Quy chế này quy định việc thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra cháy, nổ; tổ chức lực lượng, đầu tư phương tiện, trang thiết bị, kiểm tra, báo cáo cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra cháy, nổ đối với các cá nhân, đơn vị thuộc, trực thuộc Tổng cục Hải quan và các cá nhân, đơn vị có liên quan đến hoạt động tại nơi làm việc do cơ quan hải quan quản lý.
2. Đối tượng áp dụng
a) Các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan.
b) Cán bộ, công chức, viên chức, hợp đồng lao động ... đang làm việc trong ngành Hải quan.
c) Các tổ chức và cá nhân cùng tham gia hoạt động, làm việc trong trụ sở, nơi làm việc của cơ quan Hải quan.
1. Trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ phải lấy phòng ngừa là chính. Luôn có ý thức tích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các nguy cơ, các vụ cháy, nổ và thiệt hại do cháy, nổ gây ra.
2. Phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các Điều kiện khác để khi có sự cố gây nguy cơ hoặc có cháy, nổ xẩy ra thì việc chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được kịp thời, hiệu quả.
3. Mọi hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trước tiên phải được thực hiện và giải quyết bằng lực lượng, phương tiện tại chỗ và phải ưu tiên cho việc cứu người.
4. Thông tin về sự cố cháy, nổ và cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra cháy, nổ phải được báo kịp thời, chính xác cho: lực lượng phòng cháy và chữa cháy tại địa bàn; đồng thời báo cho người đứng đầu cơ sở, chính quyền địa phương và Công an nơi gần nhất; cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy nơi gần nhất.
5. Khi thực hiện cứu nạn, cứu hộ cần đảm bảo an toàn đối với người, phương tiện tham gia cứu nạn, cứu hộ và nạn nhân, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tài sản.
6. Việc trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải đảm bảo:
a) Nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của cơ quan đơn vị cũng như lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
b) Bảo đảm hợp lý, Tiết kiệm, đúng tiêu chuẩn, Mục đích, đối tượng quản lý, sử dụng.
c) Phù hợp với Điều kiện, khả năng đảm bảo ngân sách của ngành, đơn vị trong từng giai đoạn.
7. Việc thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được thực hiện theo Quy chế này. Các vấn đề chưa được quy định trong Quy chế này, thực hiện theo quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Trong Quy chế này, những từ ngữ và các nội dung, từ viết tắt dưới đây được hiểu như sau:
1. Người đứng đầu: người có thẩm quyền hoặc được ủy quyền thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của đơn vị, cơ sở.
2. Người Chỉ huy: là người trực tiếp chỉ huy, chỉ đạo việc chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khi xảy ra cháy nổ.
3. Công tác PCCC: bao gồm các hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, khắc phục hậu quả sau sự cố cháy nổ; quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; mua bảo hiểm cháy nổ; tổ chức bộ máy quản lý, thực hiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; đầu tư xây dựng hệ thống phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; công tác kiểm tra, chế độ báo cáo, khen thưởng và xử lý vi phạm về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
4. Hệ thống phòng cháy: là tổng hợp tất cả các yêu cầu, biện pháp và phương tiện kỹ thuật để ngăn ngừa, loại trừ khả năng phát sinh cháy, nổ, bảo vệ con người, tài sản và môi trường.
5. Hệ thống chữa cháy: là tổng hợp tất cả các yêu cầu, phương pháp, phương tiện kỹ thuật và các biện pháp nhằm ngăn ngừa, dập tắt đám cháy nổ, hạn chế cháy nổ lan truyền, ngăn chặn các yếu tố nguy hiểm và có hại đối với con người, hạn chế thấp nhất thiệt hại về con người, tài sản, môi trường.
6. Phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ: gồm các hệ thống, phương tiện cơ giới, máy móc, thiết bị; các dụng cụ, hóa chất, công cụ chuyên dùng hoặc hỗ trợ vào việc phòng cháy, chữa cháy, cứu người, cứu tài sản.
7. Cảnh sát PCCC: là các đơn vị Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại địa bàn.
8. Ban PCCC-CNCH: Ban Chỉ đạo/Chỉ huy về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của TCHQ và các Cục HQ.
9. Đội PCCC: Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại cơ sở. Là tổ chức gồm những người được giao nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy tại cơ sở, hoạt động theo chế độ không chuyên trách.
10. Cơ sở: là nơi trực tiếp phục vụ hoặc đảm bảo phục vụ các hoạt động liên quan của hải quan nằm độc lập trên một phạm vi nhất định, có địa chỉ riêng biệt, có người quản lý hợp pháp, đủ thẩm quyền gồm: trụ sở làm việc; bãi kiểm hóa tập trung, trạm cân hàng, kho hàng hóa, cầu cảng (tách rời với trụ sở làm việc); nhà nghỉ, nhà công vụ; công trình xây dựng...
a) Cơ quan tổ chức có thể có một hoặc nhiều cơ sở.
b) Cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy, chữa cháy: là cơ sở có đông người, có nhiều nguy cơ về cháy, nổ; cơ sở quan trọng của một lĩnh vực, ngành hay quốc gia... theo quy định tại Phụ lục I Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ.
c) Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ: là cơ sở có một số lượng nhất định chất nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định tại Phụ lục II Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ.
d) Cơ sở phải thông báo với cơ quan cảnh sát PCCC về việc đảm bảo các Điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy trước khi đưa vào sử dụng quy định tại Phụ lục III Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ.
e) Cơ sở thuộc diện phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy theo Phụ lục IV Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ.
11. TCHQ: Tổng cục Hải quan.
12. Cục HQ: là các đơn vị Cục Hải quan tỉnh, thành phố và các đơn vị tương đương thuộc, trực thuộc Tổng cục Hải quan.
13. Chi cục HQ: là các Chi cục, Đội, Phòng và các đơn vị tương đương thuộc, trực thuộc Cục HQ.
14. Đội NV: là các Đội, Tổ nghiệp vụ và các đơn vị tương đương thuộc Chi cục HQ.
15. PCCC: phòng cháy và chữa cháy.
16. CNCH: cứu nạn, cứu hộ. Cứu nạn là hoạt động cứu người bị nạn thoát khỏi sự nguy hiểm do sự cố cháy, nổ hoặc các rủi ro khác đe dọa đến tính mạng, sức khỏe con người trong khi cháy, nổ; Cứu hộ là hoạt động cứu phương tiện, tài sản thoát khỏi cháy, nổ hoặc nguy cơ cháy, nổ
17. PCCC-CNCH: phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
18. Luật PCCC số 27: Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 ngày 29/6/2001.
19. Luật PCCC số 40: Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13 ngày 22/11/2013.
20. Nghị định số 79/2014/NĐ-CP: Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
21. Nghị định số 130/2006/NĐ-CP: Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006 của Chính phủ quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
22. Nghị định số 46/2012/NĐ-CP: Nghị định số 46/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 quy định chi Tiết thi hành về một số Điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006 quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
23. Nghị định số 167/2013/NĐ-CP: Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình.
24. Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg: Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg ngày 15/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy.
25. Thông tư số 66/2014/TT-BCA: Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công an quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
26. Thông tư số 56/2014/TT-BCA: Thông tư số 56/2014/TT-BCA ngày 12/11/2014 của Bộ Công an quy định về trang bị phương tiện về phòng cháy và chữa cháy cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.
27. Thông tư số 65/2013/TT-BCA: Thông tư số 65/2013/TT-BCA ngày 26/11/2013 của Bộ Công an quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg ngày 15/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy.
28. Thông tư liên tịch số 214/2013/TTLT-BTC-BCA: Thông tư liên tịch số 241/2013/TTLT-BTC-BCA ngày 31/12/2013 quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006 và Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 22/5/2012 quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
29. Tiêu chuẩn TCVN 3890:2009 (Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng).
30. Tiêu chuẩn TCVN 7435-1,2:2004 (Bình chữa cháy xách tay và xe đẩy).
31. Tiêu chuẩn TCVN 4879:1989 (Phòng cháy - Dấu hiệu an toàn).
Chương II
Người đứng đầu cơ quan, Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện PCCC-CNCH trong phạm vi quản lý về các nội dung sau:
1. Ban hành các quy định, nội quy, quy chế, phương án về phòng cháy và chữa cháy, phương án thoát hiểm phù hợp với Điều kiện hiện tại của đơn vị.
2. Tổ chức thực hiện các quy định, nội quy, Điều kiện an toàn, đề ra các biện pháp và yêu cầu về PCCC-CNCH theo quy định của pháp luật.
3. Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức cơ bản về PCCC-CNCH, các văn bản liên quan đến công tác PCCC-CNCH của Nhà nước, của địa phương.
4. Thành lập, duy trì và ban hành quy chế hoạt động của các tổ, đội PCCC tại đơn vị; Xây dựng kế hoạch, dự toán và bố trí, sử dụng kinh phí đã được duyệt, cấp cho các hoạt động về PCCC-CNCH đảm bảo kịp thời, đúng Mục đích, hiệu quả, Tiết kiệm.
5. Xây dựng và tổ chức thực tập các phương án, tổ chức chữa cháy và khắc phục hậu quả. Bồi dưỡng nghiệp vụ, phân loại chất lượng hoạt động PCCC-CNCH cho các tổ, đội PCCC.
6. Trang bị đầy đủ phương tiện, Điều kiện về PCCC-CNCH; Theo dõi, quản lý tình hình sử dụng thiết bị PCCC-CNCH, có kế hoạch quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời các phương tiện PCCC-CNCH đảm bảo sẵn sàng chữa cháy hiệu quả.
7. Quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn các chất cháy, chất nổ, nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt đảm bảo các Điều kiện an toàn về PCCC.
8. Thực hiện bảo hiểm cháy, nổ cho các tài sản theo quy định của pháp luật và theo hướng dẫn tại Điều 14 Quy chế này.
9. Thường xuyên kiểm tra công tác an toàn về phòng cháy và chữa cháy, xử lý hoặc đề xuất biện pháp xử lý các hành vi vi phạm nội quy về PCCC. Khắc phục kịp thời các thiếu sót, vi phạm quy định về an toàn PCCC.
10. Tổ chức tham gia các hoạt động PCCC-CNCH khi có yêu cầu của cấp có thẩm quyền.
11. Thông báo kịp thời cho cơ quan Cảnh sát PCCC trực tiếp quản lý trên địa bàn về những thay đổi lớn, cơ bản có liên quan đến công tác an toàn PCCC của đơn vị.
12. Thực hiện các nhiệm vụ khác về PCCC-CNCH theo quy định của pháp luật.
1. Chấp hành quy định, nội quy, quy chế về PCCC-CNCH theo yêu cầu của Thủ trưởng đơn vị và các cấp có thẩm quyền. Thực hiện nhiệm vụ theo đúng chức trách, nhiệm vụ được giao.
2. Luôn tìm hiểu, học tập kiến thức, pháp luật về công tác PCCC-CNCH trong phạm vi, quyền hạn và trách nhiệm của mình. Góp ý, kiến nghị với Thủ trưởng đơn vị các biện pháp bảo đảm an toàn về PCCC tại đơn vị.
3. Tham gia các lớp tập huấn, hướng dẫn; các hoạt động PCCC-CNCH tại nơi làm việc, nơi cư trú. Bảo quản, sử dụng thành thạo các trang thiết bị PCCC-CNCH thông dụng được trang bị.
4. Bảo đảm an toàn tuyệt đối khi sử dụng các nguồn lửa, nguồn nhiệt, các thiết bị, dụng cụ phát sinh lửa cháy, sinh nhiệt... và trong công tác bảo quản, sử dụng các chất dễ gây cháy, nổ.
5. Ngăn chặn ngay các nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy và những hành vi vi phạm quy định an toàn về PCCC. Kịp thời khắc phục các thiếu sót, vi phạm quy định an toàn về PCCC.
6. Báo cháy và chữa cháy kịp thời khi phát hiện sự cố cháy, nổ. Chấp hành nghiêm chỉnh lệnh huy động tham gia PCCC-CNCH và hoạt động PCCC-CNCH khác.
1. Trường hợp cơ quan Hải quan làm chung nhà, khu làm việc với các đơn vị của Khu Công nghiệp, Khu Chế xuất, Khu cửa khẩu, Khu Kinh tế... hoặc cơ quan Hải quan thuê một phần diện tích để làm việc:
a) Có biện pháp, nội quy PCCC-CNCH trong phạm vi được quyền sử dụng.
b) Tham gia Đội PCCC chung, các nội dung huấn luyện bồi dưỡng nghiệp vụ, thực tập PCCC-CNCH theo kế hoạch, phương án được cấp thẩm quyền phê duyệt.
c) Cơ quan Hải quan và bên quản lý nơi làm việc phải thỏa thuận thống nhất bằng văn bản về việc phối hợp PCCC-CNCH, có phân định trách nhiệm cụ thể, rõ ràng đối với các nội dung:
- Những nội dung cá nhân, đơn vị Hải quan cần phải tham gia đối với phương án PCCC chung;
- Việc trang bị, thay thế, bảo dưỡng, kiểm tra, theo dõi các trang thiết bị, phương tiện PCCC-CNCH trong phạm vi cơ sở làm việc;
- Tham gia bảo hiểm cháy nổ (riêng trường hợp thuê thì bên cho thuê có trách nhiệm thực hiện) và các vấn đề khác liên quan đến công tác PCCC.
2. Trường hợp cơ quan Hải quan có diện tích, địa Điểm làm việc độc lập trong Khu Công nghiệp, Khu Chế xuất, Khu cửa khẩu, Khu Kinh tế hoặc thuê, mượn toàn bộ tòa nhà:
a) Thực hiện công tác PCCC đối với diện tích, địa Điểm làm việc theo quy chế này trừ những nội dung theo quy định pháp luật bên quản lý KCN, KCK, KCX, KKT hoặc tòa nhà phải thực hiện.
b) Cơ quan Hải quan chỉ thuê, mượn các địa Điểm tối thiểu có các Điều kiện cơ bản về PCCC-CNCH; đã có hạ tầng về PCCC-CNCH.
c) Hợp đồng hoặc các văn bản thỏa thuận thuê, mượn địa Điểm, diện tích làm việc phải có quy định rõ ràng việc phân định trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ về PCCC-CNCH của từng bên tại địa Điểm làm việc như:
- Những công việc cá nhân, đơn vị Hải quan cần phải tham gia đối với phương án PCCC chung;
- Việc trang bị, thay thế, bảo dưỡng, kiểm tra, theo dõi các trang thiết bị, phương tiện PCCC-CNCH nằm trong hạ tầng cơ sở làm việc của Hải quan;
- Việc tham gia bảo hiểm cháy, nổ (riêng trường hợp thuê thì bên cho thuê có trách nhiệm thực hiện) và các vấn đề khác liên quan đến công tác PCCC;
d) Nếu thời gian thuê, mượn ngắn hạn (<01 năm)="" hoặc="" quy="" mô="" thuê,="" mượn="" nhỏ="" thì="" bên="" hải="" quan="" có="" thể="" yêu="" cầu="" bên="" cho="" thuê,="" mượn="" thực="" hiện="" toàn="" bộ="" trách="" nhiệm="" về="" pccc-cnch,="" trừ="" các="" nội="" dung="" liên="" quan="" đến="" trách="" nhiệm,="" nghĩa="" vụ="" cá="" nhân="" về="" pccc-cnch="" theo="" các="" quy="" định="" pháp="" lý="" hiện="">01>
3. Đối với các đơn vị tham gia, phối hợp trong hoạt động nghiệp vụ trực tiếp tại trụ sở, nơi làm việc do Hải quan quản lý:
a) Tuân thủ các nội quy, quy định. Chủ động phối hợp với cơ quan Hải quan trong việc thực hiện công tác PCCC-CNCH.
b) Phổ biến và phối hợp giám sát việc thực hiện các quy định về PCCC đối với nhân viên của mình tại nơi được phân công làm việc.
c) Tự trang bị hoặc đề nghị bên Hải quan hỗ trợ các phương tiện bảo hộ cần thiết, phù hợp với công việc trong việc thực hiện các công việc thuộc lĩnh vực được giao. Chỉ cho phép các cá nhân làm việc khi đã được trang bị đủ các trang thiết bị bảo hộ và đã nắm vững các yêu cầu về PCCC-CNCH tại địa bàn được phân công.
d) Chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với các cá nhân thuộc đơn vị mình quản lý trong việc thực hiện PCCC; các hậu quả cháy, nổ xảy ra tại địa bàn làm việc.
4. Đối với các cá nhân tham gia vào các hoạt động của Hải quan:
a) Tuân thủ các quy định, nội quy PCCC của cơ quan Hải quan.
b) Khi xảy ra cháy nổ phải thực hiện theo đúng các chỉ dẫn, hướng dẫn trong việc thoát nạn và phối hợp chặt chẽ trong việc chữa cháy, cứu hộ cứu nạn.
1. Cố ý gây cháy, nổ làm tổn hại đến tính mạng, sức khỏe con người; gây thiệt hại tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân; ảnh hưởng xấu đến môi trường, an ninh và trật tự, an toàn xã hội.
2. Cản trở các hoạt động phòng cháy và chữa cháy; chống người thi hành nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
3. Lợi dụng hoạt động phòng cháy và chữa cháy để xâm hại đến tính mạng, sức khỏe con người; xâm phạm tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân.
4. Báo cháy giả. Không báo cháy, cứu nạn, cứu hộ trong khi có Điều kiện thực hiện. Trì hoãn việc báo cháy, nổ, cứu nạn, cứu hộ.
5. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, sử dụng, mua bán trái phép chất nguy hiểm về cháy, nổ; mang hàng và chất dễ cháy nổ trái phép vào nơi tập trung đông người; vi phạm nghiêm trọng các quy định quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt và các tiêu chuẩn về phòng cháy, chữa cháy đã được Nhà nước quy định.
6. Thi công những công trình có nguy hiểm về cháy, nổ mà chưa có thiết kế được duyệt về phòng cháy và chữa cháy; nghiệm thu và đưa vào sử dụng công trình có nguy hiểm về cháy, nổ khi chưa đủ Điều kiện bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
7. Chiếm đoạt, hủy hoại, làm hư hỏng, tự ý thay đổi, di chuyển, che khuất phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy, biển báo biển chỉ dẫn; cản trở lối thoát nạn.
8. Các hành vi khác vi phạm quy định của Luật Phòng cháy, chữa cháy.
1. Chức năng: giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan; Cục trưởng Cục HQ tỉnh, thành phố và tương đương tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ các công tác trực tiếp và liên quan về PCCC-CNCH trong toàn đơn vị.
2- Nhiệm vụ: thực hiện một phần hoặc toàn bộ các nhiệm vụ đã nêu tại Điều 4, ngoài ra có thể có thêm một số nhiệm vụ sau:
a) Tham dự các chương trình tuyên truyền, phổ biến; tổ chức tiếp làm việc với các đơn vị, cá nhân liên quan đến công tác PCCC-CNCH của đơn vị hoặc thuộc địa bàn quản lý hay trú đóng.
b) Tiếp nhận, phân loại, giao và đôn đốc theo dõi việc xử lý các văn bản đi, đến liên quan đến công tác PCCC-CNCH.
c) Lập các báo cáo định kỳ, đột xuất liên quan đến công tác PCCC-CNCH cho đơn vị quản lý cấp trên hoặc chuyên ngành theo các quy định hiện hành.
d) Về hồ sơ: tổ chức lưu giữ các hồ sơ, tài liệu, phối hợp với các đơn vị liên quan đến công tác quản lý hồ sơ PCCC-CNCH của các đơn vị thuộc và trực thuộc.
e) Đề xuất việc khen thưởng, kỷ luật các tập thể, cá nhân trong việc thực hiện công tác PCCC-CNCH.
f) Tham mưu, đề xuất trong việc lập, quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí liên quan đến công tác PCCC-CNCH.
g) Thay mặt người đứng đầu làm người phát ngôn trong công tác PCCC-CNCH.
3. Bộ máy tổ chức
a) Bộ máy:
- Tại Tổng cục Hải quan có:
+ Ban Chỉ đạo PCCC của Tổng cục Hải quan.
+ Ban Chỉ huy PCCC tại Trụ sở cơ quan TCHQ.
+ Đội PCCC
+ Tổ PCCC
- Tại các Cục HQ:
+ Có 01 Ban Chỉ đạo hoặc Chỉ huy PCCC của Cục.
+ Đội PCCC tại Trụ sở Cục và các Chi cục.
+ Tổ PCCC.
b) Tổ chức:
- Đối với Ban Chỉ đạo PCCC của TCHQ:
+ Trưởng Ban là Lãnh đạo của TCHQ;
+ Có một số Phó Ban là Lãnh đạo của Văn phòng, Vụ Tổ chức cán bộ, Cục Tài vụ - Quản trị, Vụ Pháp chế, Vụ Thanh tra - Kiểm tra trong đó có một Phó Ban Thường trực.
+ Thành viên là Lãnh đạo các đơn vị: Đảng ủy Tổng cục, Công đoàn Tổng cục, Trường Hải quan Việt Nam, Báo Hải quan, Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan, Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Giám sát quản lý về hải quan, Cục Kiểm định hải quan và một số chuyên viên thuộc các đơn vị có Lãnh đạo làm thành viên. Cử một thành viên làm thư ký.
- Đối với Ban Chỉ huy PCCC tại Trụ sở Tổng cục Hải quan:
+ Trưởng Ban là Lãnh đạo của TCHQ.
+ Có Phó Ban là Lãnh đạo của Văn phòng, Vụ Tổ chức cán bộ, Cục Tài vụ - Quản trị, Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan, Đảng ủy, Công đoàn, Đoàn Thanh niên trong đó có một Phó Ban Thường trực kiêm Đội trưởng Đội PCCC.
+ Đội trưởng Đội PCCC Trụ sở Tổng cục là Lãnh đạo Văn phòng.
+ Tổ trưởng các Tổ PCCC là Lãnh đạo các đơn vị Vụ, Cục và tương đương trong khối cơ quan Trụ sở Tổng cục.
+ Thành viên các Tổ là các cán bộ công chức phù hợp với quy định tại Khoản 4 Điều 9. Số lượng người đáp ứng quy định tại Khoản 3 Điều 9.
- Đối với các Ban Chỉ đạo, Chỉ huy PCCC của Cục HQ (không bao gồm các đơn vị có địa Điểm làm việc chung hoàn toàn tại trụ sở Tổng cục):
+ Có Trưởng Ban là Lãnh đạo của Cục.
+ Có một hoặc một số Phó Ban trong đó có Phó Ban Thường trực;
+ Thành viên là Lãnh đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc, Đảng ủy, Đoàn thanh niên, Công đoàn, Phụ nữ... Chỉ huy lực lượng tự vệ (nếu có) và có thể thêm một số cán bộ có năng lực. Cử 01 thành viên làm thư ký.
1. Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố và tương đương (không bao gồm các đơn vị có địa Điểm làm việc chung hoàn toàn tại trụ sở Tổng cục) ra quyết định thành lập Đội, Tổ PCCC cơ sở; bổ nhiệm đội trưởng, đội phó Đội PCCC cơ sở, tổ trưởng, tổ phó Tổ PCCC cơ sở. Quyết định thành lập Đội, Tổ PCCC cơ sở phải được gửi tới cơ quan Cảnh sát PCCC quản lý tại địa bàn.
2. Nhiệm vụ:
a) Thực hiện các nội dung quy định tại Điểm 2, 3, 5, 6, 9 Điều 4. Tham mưu, giúp Thủ trưởng đơn vị thực hiện Điểm 1, 4, 7, 10, 11 và 12 Điều 4.
b) Tham mưu cho Ban Chỉ đạo, Chỉ huy PCCC trong công tác PCCC-CNCH.
c) Chủ trì và phối hợp với bộ phận quản lý tài sản báo cáo thủ trưởng phương án trong việc quản lý, nâng cấp, sửa chữa, thay thế... các trang, thiết bị, phương tiện PCCC-CNCH của cơ sở.
3. Tổ chức bộ máy:
a) Cơ sở có dưới 10 người thường xuyên làm việc thì tất cả những người làm việc tại cơ sở đó là thành viên Đội PCCC cơ sở và do người lãnh đạo cơ sở đó làm đội trưởng.
b) Cơ sở có từ 10 người đến 50 người thường xuyên làm việc thì biên chế của Đội PCCC cơ sở tối thiểu là 10 người, trong đó có 01 đội trưởng.
c) Cơ sở có trên 50 người đến 100 người thường xuyên làm việc thì biên chế của Đội PCCC cơ sở tối thiểu là 15 người, trong đó có 01 đội trưởng và 01 đội phó.
d) Cơ sở có trên 100 người thường xuyên làm việc thì biên chế của Đội PCCC cơ sở tối thiểu là 25 người, trong đó có 01 đội trưởng và 02 đội phó.
e) Cơ sở có nhiều bộ phận làm việc độc lập hoặc làm việc theo ca thì mỗi bộ phận, mỗi ca làm việc có 01 Tổ PCCC cơ sở; biên chế của Tổ PCCC cơ sở tối thiểu từ 05 đến 09 người, do đội trưởng hoặc đội phó kiêm tổ trưởng.
4. Nguyên tắc, yêu cầu trong hoạt động:
b) Có phân công, phân nhiệm rõ ràng và phù hợp với năng lực, sức khỏe của các thành viên.
c) Chịu sự chỉ đạo, chỉ huy, Điều động thực hiện nhiệm vụ của người có thẩm quyền.
d) Định kỳ được thực tập các phương án PCCC-CNCH đã được duyệt.
e) Nắm rõ các vị trí, địa bàn được phân công, các địa Điểm cất, đặt, giữ phương tiện thiết bị PCCC-CNCH.
f) Có hiểu biết và thực hiện được các kỹ năng cá nhân và tập thể trong công tác PCCC-CNCH. Có hiểu biết, thành thạo về kiểm tra, sử dụng các phương tiện, dụng cụ PCCC-CNCH được giao quản lý, sử dụng. Chủ động việc sử dụng các trang bị bảo hộ cá nhân khi thực hiện nhiệm vụ.
g) Chủ động triển khai thực hiện ngay việc phòng, chống khi có hiện tượng cháy, nổ xảy hoặc có thể xảy ra.
1. Được trang bị các trang thiết bị bảo hộ lao động trong khi thực hiện nhiệm vụ PCCC-CNCH. Tiêu chuẩn, định mức chế độ theo quy định của TCHQ.
2. Khi được Điều động, huy động tham gia trực tiếp việc chữa cháy, cứu nạn cứu hộ được hưởng chế độ bồi dưỡng như sau:
a) Nếu thời gian chữa cháy, cứu nạn cứu hộ dưới 02 giờ được bồi dưỡng một Khoản tiền tương đương giá trị 0,5 ngày lương cơ sở.
b) Nếu thời gian chữa cháy, cứu nạn cứu hộ từ 02 giờ đến dưới 04 giờ được bồi dưỡng một Khoản tiền tương đương giá trị 0,75 ngày lương cơ sở.
c) Nếu thời gian chữa cháy, cứu nạn cứu hộ từ 04 giờ trở lên hoặc chữa cháy nhiều ngày thì cứ 04 giờ được bồi dưỡng một Khoản tiền tương đương giá trị 01 ngày lương cơ sở.
d) Nếu tham gia chữa cháy vào ban đêm (từ 22h-6h sáng) được tính gấp 2 lần theo cách tính trên.
e) Trường hợp bị tai nạn, bị thương được thanh toán tiền khám, chữa bệnh; Bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa thì được xét trợ cấp tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động; Bị chết thì được hưởng trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí. Những Khoản chi chế độ nêu trên do tổ chức bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế chi trả theo quy định; Nếu người đó chưa tham gia bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội thì do ngân sách cơ quan, tổ chức quản lý bảo đảm.
f) Trường hợp bị thương thuộc một trong các trường hợp quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì được xét hưởng chính sách thương binh hoặc như thương binh. Trường hợp bị chết thuộc một trong các trường hợp quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì được xét công nhận là liệt sỹ.
3. Đội trưởng, Đội phó Đội PCCC ngoài việc được hưởng nguyên lương và các Khoản phụ cấp khác (nếu có) còn được hưởng hỗ trợ thường xuyên do cơ quan quản lý chi trả theo mức: Đội trưởng được hưởng hệ số 0,5, Đội phó được hưởng hệ số 0,3 mức lương cơ sở. Đối với Đội PCCC có biên chế trên 25 người thì Đội trưởng, Đội phó được hưởng thêm hệ số 0,1 lương cơ sở.
4. Trong thời gian tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC-CNCH được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương và các Khoản phụ cấp khác (nếu có) và mỗi ngày được hưởng một Khoản tiền bồi dưỡng bằng 0,5 ngày lương.
5. Khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC-CNCH mà bị tai nạn, tổn hại sức khỏe hoặc bị chết thì được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. Trường hợp chưa tham gia bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội thì do ngân sách cơ quan, tổ chức quản lý bảo đảm.
6. Các chế độ, chính sách quy định trong Điều này và việc chi trả chế độ được thực hiện sau khi có văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
1. Trách nhiệm:
a) Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan (riêng các đơn vị thuộc khối cơ quan Trụ sở Tổng cục phối hợp với Văn phòng Tổng cục) có trách nhiệm tổ chức các lớp huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC-CNCH cho các đối tượng trong phạm vi quản lý và thuộc quy định tại Khoản 2 dưới đây.
b) Trường hợp cơ quan, tổ chức, cơ sở không tự tổ chức được lớp huấn luyện hoặc cá nhân có nhu cầu được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC-CNCH thì phải có đơn (đối với cá nhân trong đơn phải có xác nhận của cơ quan quản lý) đề nghị cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tổ chức lớp huấn luyện. Kinh phí tổ chức lớp huấn luyện do cơ quan, tổ chức, cơ sở chịu trách nhiệm.
2. Đối tượng huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC-CNCH:
b) Cán bộ, đội viên Đội PCCC cơ sở.
c) Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc với các chất nguy hiểm về cháy, nổ.
d) Người chỉ huy tàu thủy, người làm việc và phục vụ trên phương tiện giao thông cơ giới có từ 30 chỗ ngồi trở lên, trên tàu chở dầu.
e) Các đối tượng khác có yêu cầu được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.
1. Phương án chữa cháy phải đảm bảo các yêu cầu và nội dung cơ bản sau:
a) Nêu được tính chất, đặc Điểm nguy hiểm về cháy, nổ và các Điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy.
b) Đề ra tình huống cháy lớn phức tạp nhất và một số tình huống cháy đặc trưng khác có thể xẩy ra, khả năng phát triển của đám cháy theo các mức độ khác nhau.
c) Đề ra kế hoạch huy động, sử dụng lực lượng, phương tiện, tổ chức chỉ huy, biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy và các công việc phục vụ chữa cháy phù hợp với từng giai đoạn của từng tình huống cháy.
2. Phương án chữa cháy phải được bổ sung, chỉnh lý kịp thời khi có những thay đổi về tính chất, đặc Điểm nguy hiểm về cháy, nổ và các Điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy.
3. Phương án chữa cháy được quản lý tại cơ sở và sao gửi cho đơn vị Cảnh sát PCCC quản lý địa bàn.
1. Phương án chữa cháy phải được thực tập mỗi năm một lần và thực tập đột xuất khi có yêu cầu. Mỗi lần thực tập có thể xử lý theo một hoặc nhiều tình huống khác nhau, nhưng phải đảm bảo cho tất cả các tình huống trong phương án đều lần lượt được thực tập.
a) Khi tổ chức thực tập thì người phê duyệt phương án chữa cháy có thẩm quyền được huy động lực lượng, phương tiện tham gia thực tập phương án chữa cháy và quyết định quy mô của cuộc thực tập.
b) Phương án thực tập phải đảm bảo tránh ảnh hưởng tối đa đối với tính mạng con người; gây hư hỏng không khắc phục được đối với các tài sản, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
2. Phương án chữa cháy được tổ chức thực tập đột xuất khi có yêu cầu bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với các sự kiện đặc biệt về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương, quốc gia hoặc theo yêu cầu của người đứng đầu cơ quan cảnh sát PCCC.
3. Đối với việc thực tập PCCC-CNCH tại các địa Điểm làm việc do cơ quan Hải quan thuê, mượn:
a) Cơ quan Hải quan phải tạo Điều kiện cho các CBCC của mình được tham gia tập huấn về lý thuyết và thực tập PCCC-CNCH do Cảnh sát PCCC tại địa bàn, do bên chủ sở hữu, bên quản lý địa Điểm làm việc tổ chức.
b) Việc thực tập phải được thông báo và lên kế hoạch từ trước để không làm ảnh hưởng đến công việc chuyên môn. Lãnh đạo đơn vị phải được tham gia nắm bắt cụ thể phương án thực tập PCCC-CNCH để có phân công phân nhiệm cụ thể cho các cá nhân thuộc quyền quản lý.
4. Sau khi thực tập xong phải tổ chức họp rút kinh nghiệm, đánh giá nhận thức cũng như kỹ năng của các đội viên Đội PCCC, cũng như các cá nhân khác cùng tham gia thực tập và có các biện pháp khắc phục kịp thời các khiếm khuyết trong công tác PCCC-CNCH.
1. Đối tượng phải tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là các cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ quy định tại Phụ lục II Nghị định 79/2014/NĐ-CP.
3. Tài sản tham gia bảo hiểm cháy, nổ gồm: nhà, công trình kiến trúc và các trang thiết bị kèm theo; máy móc, thiết bị; các loại hàng hóa, vật tư, tài sản khác mà giá trị của nó được tính thành tiền.
4. Số tiền bảo hiểm cháy, nổ tối thiểu là giá trị tính thành tiền theo giá thị trường tại thời Điểm tham gia của tài sản phải tham gia bảo hiểm cháy, nổ. Trường hợp không xác định được giá thị trường của tài sản thì do các bên thỏa thuận. Cụ thể như sau:
a) Trường hợp đối tượng được bảo hiểm là tài sản thì số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền theo giá trị còn lại hoặc giá trị thay thế mới của tài sản tại thời Điểm tham gia bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận.
b) Trường hợp đối tượng được bảo hiểm là hàng hóa (nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm) thì số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền theo khai báo của bên mua bảo hiểm.
5. Việc tham gia bảo hiểm cháy, nổ được thực hiện theo quy định pháp luật về đấu thầu mua sắm hàng hóa. Hình thức tham gia thông qua hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ. Nội dung chủ yếu của hợp đồng theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 130/2006/NĐ-CP.
Chương III
1. Phương tiện PCCC-CNCH phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
a) Bảo đảm về các thông số kỹ thuật theo thiết kế phục vụ cho PCCC-CNCH.
b) Phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế được phép áp dụng tại Việt Nam.
2. Phương tiện PCCC-CNCH sản xuất mới trong nước hoặc nhập khẩu phải được kiểm định về chất lượng, chủng loại, mẫu mã theo quy định của Bộ Công an.
3. Phương tiện PCCC-CNCH lắp ráp, hoán cải trong nước phải được phép của cơ quan Cảnh sát PCCC có thẩm quyền và phải được kiểm định về chất lượng, chủng loại, mẫu mã theo quy định của Bộ Công an.
4. Phương tiện PCCC-CNCH phải được quản lý, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa theo đúng các quy định. Được quản lý chặt chẽ và luôn luôn đảm bảo sẵn sàng PCCC-CNCH. Bảo đảm đúng quy trình kỹ thuật, cách thức, an toàn, Tiết kiệm và hiệu quả.
5. Lựa chọn, trang bị phương tiện PCCC-CNCH phải phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cháy của tài sản, con người phải bảo vệ.
6. Phương tiện PCCC-CNCH chỉ được sử dụng cho Mục đích cho PCCC-CNCH và luyện tập, thực tập cho công tác PCCC-CNCH hoặc có thể được tham gia, sử dụng cho Mục đích chống và khắc phục hậu quả thiên tai.
7. Nghiêm cấm:
a) Chiếm đoạt, bán, trao đổi, cầm cố, thế chấp, đánh tráo, thay thế, cho mượn phương tiện PCCC-CNCH được giao quản lý, bảo quản, bảo dưỡng và các hành vi trục lợi khác.
b) Tự ý thay đổi cấu tạo, tính năng, tác dụng của phương tiện PCCC-CNCH.
c) Sử dụng phương tiện PCCC-CNCH không đúng Mục đích, định mức, chế độ.
d) Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng phương tiện PCCC-CNCH được giao quản lý, bảo quản, bảo dưỡng.
8. Việc trang bị cần phù hợp với Điều kiện, khả năng đảm bảo kinh phí của đơn vị trong từng giai đoạn.
Căn cứ theo thực tế và khả năng trang bị của ngành có danh Mục trang bị phương tiện về PCCC-CNCH chính và thông dụng sau:
1. Các hệ thống: báo cháy tự động; chữa cháy tự động sprinkler hoặc bán tự động drencher; chữa cháy vách tường; họng nước chữa cháy trong, ngoài nhà; cấp nước chữa cháy trong, ngoài nhà.
2. Các thiết bị phương tiện PCCC: xe đẩy chữa cháy, máy bơm chữa cháy hoặc cấp nước chữa cháy di động; các thiết bị, đầu báo, đầu dò: nhiệt, khí ga, khói...
3. Các loại trụ nước cứu hỏa; lăng, vòi và phụ kiện đồng bộ kèm theo: đầu phun nước, khóa nối, ezector, van...
a) Lưu ý:
“Vòi (ống nước mềm) chữa cháy hiện chủ yếu có hai cỡ Ø50mm và Ø60mm. Chiều dài phổ biến là 20m. Vì vậy chú ý chọn loại vòi có Ø phù hợp với khớp nối của đường ống cấp nước cứu hỏa của công trình.
- Lăng (đầu phun nước) có hai loại: lăng A Ø60mm và lăng B Ø50mm.
b) Ngoài hai loại lăng, vòi trên có thể có thêm các loại khác.
c) Lăng, vòi và phụ kiện kèm theo phải đồng bộ về kích cỡ ghép nối.
4. Các loại bình chữa cháy:
a) Kiểu kết cấu: cầm tay mini; xách tay; có bánh xe; treo, đặt chữa cháy tự động, trong đó:
- Bình mini thích hợp dùng trang bị cho phương tiện cơ giới đường bộ (xe ôtô, xe máy...)
- Bình xách tay và bình có bánh xe thích hợp trang bị cho dập cháy các công trình tài sản cố định, thường đặt cạnh khu vực bảo vệ.
- Bình treo: thường ký hiệu là ZYW (Trung quốc) thích hợp đặt tại nơi có tính độc hại, không có người thường trực và có nguy cơ xảy cháy cao như kho tàng, khu lưu trữ tài liệu, trạm điện... Loại bình này dùng bảo vệ cục bộ theo diện tích hoặc thể tích. Treo trên diện tích hoặc khối tích cần bảo vệ và không nên cao quá 3m.
- Bình cầu: Mục đích, công dụng tương tự như loại bình treo. Dùng đặt tại nơi cần bảo vệ và có khả năng dập các loại đám cháy do xăng dầu, do điện và cháy do các vật liệu thông thường khác như củi giấy vải...
b) Loại chất chữa cháy:
- Bình bột, bột tổng hợp:
+ Với bình bột loại ABC dùng để dập hầu hết các loại đám cháy chất rắn, lỏng, khí.
+ Với bình bột loại BC dùng để dập hầu hết các loại đám cháy chất lỏng, khí. Ít hiệu quả với đám cháy chất rắn.
+ Bình bột dập được đám cháy thiết bị điện có điện áp tới 380v.
Lưu ý: không nên dùng bình bột để dập đám cháy các thiết bị có độ chính xác cao, thực phẩm hay vật dụng ăn uống vì chất phun còn lưu lại trên vật cháy.
- Bình khí (chủ yếu là khí CO2 lỏng).
+ Thường dùng để dập các đám cháy thiết bị điện, điện tử có điện áp đến <1000v, thực="" phẩm="" vì="" khi="" phun="" không="" lưu="" lại="" chất="" chữa="" cháy="" trên="" vật="">1000v,>
+ Thích hợp dập các đám cháy trong buồng, phòng, hầm, các nơi kín khuất gió.
+ Lưu ý: Bình khí không thích hợp chữa các đám cháy ngoài trời hay nơi thoáng gió vì CO2 khuyếch tán nhanh trong không khí. Không dùng dập các đám cháy than, kim loại nóng đỏ vì sẽ tạo khí CO là khí độc và rất dễ nổ. Khi dùng không sơ suất để khí CO2 phun vào người gây bỏng lạnh.
5. Các trang bị phòng hộ cá nhân: áo, quần, giày, ủng, găng tay chống cháy, chống hóa chất, cách điện; mặt nạ chống độc, chống cháy; bình dưỡng khí cá nhân; khẩu trang lọc độc, mũ bảo hộ chịu nhiệt, kính bảo hộ chịu nhiệt...
6. Các dụng cụ chữa cháy thô sơ: phuy, bể chứa nước chứa cát; bơm tay; xô; thùng; gầu vảy; xẻng cuốc xà beng; câu liêm, thang, chăn sợi dập lửa (thường là loại làm bằng sợi cotton, dễ thấm nước, có kích thước thông thường là (2 x 1,5)m hoặc (2 x 1,6)m ...
Lưu ý: để dễ nhận biết trong việc sử dụng, các phương tiện chữa cháy thô sơ cần được sơn màu đỏ hoặc xen kẽ đỏ trắng.
7. Cát dùng chữa cháy:
a) Do cát có nhiệt độ nóng chảy từ 1.710 độ C đến 1.725 độ C, nhiệt độ sôi là 2.590 độ C nên có khả năng thu nhiệt lớn. Khi đưa cát vào đám cháy, một mặt cát hấp thụ nhiệt, làm hạ nhiệt độ của đám cháy, mặt khác cát phủ lên đám cháy tạo ra một màng ngăn cách ôxy với đám cháy làm cho lửa tắt (tác dụng làm ngạt). Cát là chất chữa cháy dễ kiếm, rẻ tiền và sử dụng chữa cháy rất đơn giản.
b) Cát thường được dùng để chữa các đám cháy chất lỏng rất có hiệu quả. Cát còn có tác dụng bao vây, ngăn cách chất lỏng cháy không cho tràn ra xung quanh, gây cháy lan. Tại các cơ sở xăng dầu, các phòng thí nghiệm, các kho hóa chất... cần dự trữ cát để chữa cháy.
c) Để phục vụ cho việc chữa cháy có hiệu quả, cát thường được bố trí trong các thùng, phuy, bể hoặc chứa trong các hố sâu trên mặt đất gần đối tượng cần bảo vệ. Để dập cháy, đưa cát vào đám cháy, tại nơi chứa cát còn phải bố trí xẻng xúc cát hoặc xô, thùng để múc cát đưa vào đám cháy. Xẻng, xô, thùng thường được sơn màu đỏ để chỉ dẫn dùng vào Mục đích chữa cháy.
8. Các loại biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn, dải băng về PCCC.
a) Các tín hiệu ưu tiên, tín hiệu sử dụng trong chữa cháy theo Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014.
b) Các dấu hiệu an toàn: các đơn vị tham khảo trong TCVN 4879:1989 (Phòng cháy - Dấu hiệu an toàn).
9. Các trang bị phụ trợ, chỉ huy: tủ hộp đựng bình, lăng vòi chữa cháy, lều bạt dã chiến, loa cầm tay, đèn chiếu sáng cầm tay, băng tay, cờ hiệu.
10. Các loại đèn chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn; biển chỉ dẫn sự cố, hướng dẫn thoát nạn.
11. Các dụng cụ phá dỡ thông dụng: kích tay, kích hơi; kìm, kéo cộng lực; cưa tay, cưa máy; khoan phá; búa; xà beng...
12. Các phương tiện cứu người: thang dây, dây cứu, ống cứu, cáng, võng, chăn, đệm; túi, tủ thuốc, dụng cụ y tế sơ cứu...
Danh Mục trang bị phương tiện về PCCC-CNCH trên có thể được Điều chỉnh, bổ sung theo các quy định của cấp, cơ quan có thẩm quyền.
Căn cứ theo tính chất, mức độ nguy hiểm về cháy, nổ của cơ sở, đơn vị có thể trang bị thêm các loại phương tiện thiết bị PCCC-CNCH khác ngoài các danh Mục, tiêu chuẩn quy định dưới đây:
1. Đối với Đội PCCC: được trang bị tối thiểu theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 56/2014/TT-BCA ngày 12/11/2014 của Bộ Công an. Số lượng cụ thể được căn cứ theo quy mô tổ chức và tài sản cần bảo vệ.
2. Đối với trang bị cá nhân: theo quy định trong tiêu chuẩn trang, thiết bị bảo hộ lao động do TCHQ ban hành.
3. Trang bị phương tiện PCCC-CNCH cho nhà và công trình:
a) Đảm bảo tối thiểu theo quy định trong hồ sơ thẩm duyệt thiết kế PCCC của nhà, công trình đã được phê duyệt.
b) Đối với những nhà, công trình không hoặc chưa có hồ sơ thẩm duyệt thiết kế PCCC, đơn vị tham khảo thực hiện theo bộ Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 3890:2009.
1. Phương tiện PCCC-CNCH phải được quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa, theo đúng quy định quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản nhà nước để đảm bảo luôn luôn sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
2. Việc quản lý, bảo quản, bảo dưỡng các trang, thiết bị phương tiện PCCC-CNCH thực hiện theo quy định trong Thông tư số 52/2014/TT-BCA ngày 28/10/2014 của Bộ Công an.
3. Ngoài ra các đơn vị tham khảo để thực hiện việc kiểm tra, bảo dưỡng các trang, thiết bị phương tiện PCCC-CNCH theo bộ Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 3890:2009 công bố năm 2009. Việc kiểm tra định kỳ các loại bình chữa cháy thực hiện theo quy định trong TCVN 7435-2:2004.
4. Với những trang, thiết bị phương tiện có quy định về bảo quản, bảo dưỡng của nhà sản xuất, so sánh với quy định tại các văn bản trên nếu khác nhau thì thực hiện tùy theo Điều kiện nào đến trước.
5. Phương tiện PCCC-CNCH sau khi xuất ra sử dụng xong (tham gia chữa cháy, CNCH, phục vụ tập huấn, huấn luyện...), phải được kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa và phân cấp lại chất lượng (nếu cần) trước khi đưa lại vào chế độ sẵn sàng sử dụng hoặc cất giữ. Phương tiện PCCC-CNCH bị mất mát, tổn thất hoặc tiêu hao trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phải lập Biên bản, có xác nhận của cơ quan chức năng và phải được bổ sung, thay thế kịp thời.
6. Việc thanh lý, xử lý phương tiện PCCC-CNCH bị hư hỏng, hết niên hạn dùng hoặc không còn đồng bộ phải đúng quy định về quản lý tài sản nhà nước; đúng quy trình, bảo đảm an toàn, Tiết kiệm, không ảnh hưởng đến môi trường.
1. Việc sử dụng phải tuân thủ hướng dẫn sử dụng đi kèm đối với mỗi loại phương tiện PCCC.
2. Với những phương tiện PCCC đòi hỏi người sử dụng đã được huấn luyện, đào tạo về sử dụng thì chỉ những người đó mới được vận hành.
3. Sử dụng phương tiện PCCC-CNCH theo đúng công năng, công dụng của phương tiện và phù hợp, hiệu quả cao; đảm bảo an toàn đối với con người, khu vực xung quanh. Trong khi chữa cháy cấm vứt, ném các bình chữa cháy đã sử dụng hết tại khu vực đang có cháy vì có thể các bình này bị ảnh hưởng hoặc tác động nhiệt của đám cháy gây nổ.
Chương IV
Việc phân loại các đám cháy thành các loại là dựa theo bản chất của chất cháy (nhiên liệu). Việc phân loại này là căn cứ quan trọng trong việc lựa chọn trang bị, phương tiện PCCC. Căn cứ theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4878:2009, ISO 3941:2007, đám cháy được phân thành các loại sau:
1. Loại A: đám cháy các chất rắn (thông thường là các chất hữu cơ) khi cháy thường kèm theo sự tạo than hồng.
2. Loại B: đám cháy các chất lỏng và chất rắn hóa lỏng.
3. Loại C: đám cháy các chất khí.
4. Loại D: đám cháy các kim loại.
5. Loại E: đám cháy dầu và mỡ của động vật hay thực vật trong các thiết bị nấu nướng.
1. Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 79/2014/NĐ-CP phải bảo đảm các Điều kiện an toàn về PCCC sau đây:
a) Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về PCCC, thoát nạn phù hợp với đặc Điểm và tính chất hoạt động của cơ sở.
b) Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ PCCC trong cơ sở.
c) Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện; thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt; việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về PCCC.
d) Có quy trình kỹ thuật an toàn về PCCC phù hợp với Điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
e) Có lực lượng PCCC cơ sở, chuyên ngành được huấn luyện nghiệp vụ PCCC và tổ chức thường trực sẵn sàng đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.
f) Có phương án chữa cháy, thoát nạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
g) Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người phù hợp với tính chất, đặc Điểm của cơ sở bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về PCCC hoặc theo quy định của Bộ Công an.
h) Có văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiêm thu về PCCC của cơ quan Cảnh sát PCCC đối với công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 79/2014/NĐ-CP.
i) Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động PCCC theo quy định của Bộ Công an.
2. Các cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP nhưng không phải là cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ phải bảo đảm Điều kiện an toàn về PCCC theo quy định tại Khoản 1 Điều này phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của cơ sở đó và phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về PCCC.
3. Điều kiện an toàn về PCCC quy định tại Khoản 1 Điều này phải được tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.
4. Nội quy an toàn, sơ đồ chỉ dẫn, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về PCCC-CNCH.
a) Nội quy an toàn về PCCC gồm các nội dung cơ bản sau: quy định việc quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, chất dễ cháy; thiết bị, dụng cụ có khả năng sinh lửa, sinh nhiệt; những hành vi bị nghiêm cấm; quy định việc bảo quản, sử dụng phương tiện, thiết bị PCCC; những việc phải làm để phòng ngừa cháy, nổ hoặc khi có cháy, nổ xảy ra.
b) Sơ đồ chỉ dẫn về PCCC: phải thể hiện được các hạng Mục, công trình, hệ thống đường nội bộ, lối thoát nạn, hướng thoát nạn, vị trí nguồn nước chữa cháy và phương tiện chữa cháy tùy theo tính chất đặc Điểm hoạt động cụ thể của cơ sở, sơ đồ chỉ dẫn về PCCC có thể tách thành các sơ đồ chỉ dẫn riêng thể hiện một hoặc một số nội dung nêu trên.
c) Biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về PCCC bao gồm:
- Biển cấm lửa, biển cấm hút thuốc, biển cấm cản trở lối đi lại, biển cấm dùng nước làm chất dập cháy. Đối với những nơi sản xuất, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ, khí đốt hóa lỏng, xăng, dầu và những nơi có tính chất nguy hiểm cháy, nổ cao cần thiết phải có biển phụ ghi rõ những vật cần cấm: mang diêm, bật lửa, điện thoại di động, thiết bị thu phát sóng và các thiết bị, vật dụng, chất có khả năng phát sinh nhiệt, tia lửa điện hoặc lửa.
- Biển báo khu vực hoặc vật liệu có nguy hiểm cháy, nổ.
- Biển chỉ dẫn về PCCC bao gồm: biển chỉ hướng thoát nạn, cửa thoát nạn và chỉ vị trí để: điện thoại, bình chữa cháy, trụ nước cứu hỏa, nơi lấy nước chữa cháy và phương tiện chữa cháy khác.
d) Quy cách, mẫu biển cấm, biển báo và biển chỉ dẫn về PCCC thực hiện theo quy định tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4879-1989. Trong trường hợp cần phải quy định rõ hiệu lực của các biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn thì phải có biển phụ kèm theo.
5. Nội quy, sơ đồ chỉ dẫn về PCCC-CNCH phải được phổ biến và niêm yết ở những nơi dễ thấy để mọi người biết, chấp hành.
1. An toàn về điện.
a) Đối với hệ truyền dẫn điện:
- Dây dẫn điện phải chịu được cường độ dòng điện ≥ 2,5 lần dòng điện lớn nhất của tải sử dụng. Độ cách điện thông thường ≥ 1MW. Các dây dẫn phải được treo cao qua vật đỡ và được buộc gọn gàng, đi ngầm phải trong ống gen chống cháy chống côn trùng, không được kéo căng quá mức cho phép. Trong công trình, nhà cửa chỉ được dùng dây dẫn có bọc cách điện, không được dùng dây trần để truyền dẫn điện. Khuyến khích các đơn vị tăng cường sử dụng toàn bộ dây dẫn có bọc cách điện cả trong nhà và ngoài trời, có đường dây tiếp mát cho các thiết bị dùng điện.
- Các Điểm đấu nối phải đảm bảo tốt việc tiếp xúc truyền dẫn, không cháy rỉ, sinh nhiệt, lộ hở.
- Phải lắp đặt các bộ ngắt điện tự động (aptomat) tổng và riêng cho từng khu vực sử dụng. Dòng điện bảo vệ của aptomat phải phù hợp với tải sử dụng. Các bộ ngắt điện đặt ngay hoặc gần (tối đa không quá 3m) tại Điểm phân nhánh dây.
Lưu ý: không bố trí các thiết bị đóng, cắt điện (bằng tay hay tự động) trong vùng nguy hiểm nổ (nơi đặt, chứa gaz; xăng dầu; có khí metan...) đề phòng tia lửa của thiết bị gây kích nổ. Cấm đặt cầu chì trên dây trung tính của mạng trung tính trực tiếp nối đất.
- Các công tắc, ổ cắm cố định, ngắt điện không được gắn, lắp trực tiếp mà phải được lắp đặt trên panen (tấm, đế) chuyên dùng trước khi gắn lên tường, vách cột đỡ treo... Nếu ở khu vực ngoài trời phải được đặt trong hộp, tủ bảo vệ kín tránh ảnh hưởng trực tiếp của mưa, nắng, gió...
- Thường xuyên kiểm tra, sớm phát hiện các nguyên nhân có thể gây mất an toàn trên đường truyền như ảnh hưởng do thời Tiết gây ngấm, ẩm, nước, gây lão hóa, rạn nứt vỏ cách điện, do sinh vật gây hại xâm nhập.
- Các dây dẫn nếu bắt buộc phải đi dưới nền, sàn nhà thì không được để vướng lối đi, bị kẹt vào chân cửa, tủ, bàn hay đồ đạc. Hạn chế tối đa việc phải đi dây điện trực tiếp dưới thảm lót sàn hay vật lót dễ cháy, dễ sinh nhiệt.
b) Đối với các thiết bị chiếu sáng:
- Nếu chỗ gắn bóng đèn sợi đốt có tỏa nhiệt nơi gần tường, trần bằng vật liệu dễ cháy (gỗ, nhựa, giá tủ đựng đồ...) phải có Khoảng cách phù hợp để tránh bức xạ nhiệt từ đèn gây cháy.
- Nếu lắp đặt ngoài trời, gần hoặc trong khu vực chứa các chất dễ cháy nổ ăn mòn phải có vỏ bao kín chống nổ, chống nước, chống ăn mòn.
- Khuyến khích sử dụng thiết bị chiếu sáng công nghệ mới nhằm Tiết kiệm điện, ít hoặc không sinh nhiệt, tuổi thọ cao, ít khả năng gây cháy nổ.
c) Đối với các thiết bị dùng điện:
- Phải có thông số dùng điện phù hợp với thông số mạng điện (điện áp, tần số, công suất...). Có hoặc khuyến khích có cực nối mát để bảo vệ và an toàn trong khi vận hành.
- Với các thiết bị điện có quy trình sử dụng phức tạp thì phải giao cho người đã được huấn luyện, đào tạo để vận hành.
- Các máy móc, thiết bị, đặc biệt là các thiết bị có công suất sử dụng điện lớn phải có chế độ kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng định kỳ để loại trừ và sớm phát hiện các sự cố có thể xảy ra.
- Các phích cắm điện của thiết bị và ổ cắm điện phải tương thích về chuẩn chân cắm. Tuyệt đối không dùng dây trần để trực tiếp cắm nối giữa ổ cấp điện với thiết bị dùng điện.
- Các thiết bị điện có sử dụng cầu chì chỉ được dùng đúng loại cầu chì có kết cấu và dòng điện bảo vệ phù hợp với quy định của nhà sản xuất. Nghiêm cấm việc thay thế bằng cầu chì loại sai, khác thiết kế hay dùng dây kim loại.
- Không dùng nhiều các thiết bị điện trên cùng một ổ cắm.
- Các phụ tải lớn phải dùng khởi động từ.
2. An toàn về giông sét:
a) Do trong tự nhiên phổ biến có hai loại tác động do giông sét: tác động trực tiếp và tác động lan truyền, Tác động trực tiếp gây nguy hiểm cho công trình, vật kiến trúc và con người; tác động lan truyền gây nguy hiểm chủ yếu cho các thiết bị kỹ thuật và con người. Lưu ý đặc Điểm này để có sự đầu tư trang bị các hệ thống, thiết bị chống sét phù hợp.
b) Việc thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống chống sét công trình xây dựng tham khảo thực hiện theo TCXDVN 46:2007.
c) Nguyên tắc chung:
- Các công trình, vật kiến trúc cao tầng (so với chung quanh), có kết cấu sử dụng nhiều kim loại hoặc kim loại liên kết lớn (nhà khung kim loại, mái tôn, trạm điện, cột anten kim loại, hệ thống ống dẫn kim loại mặt đất.,..) đều cần hệ thống chống sét trực tiếp. Các hệ thống sử dụng liên kết về điện hoặc có yếu tố về điện phải có hệ thống chống sét lan truyền.
- Hệ thống chống sét cố định hay bị gỉ sét, động vật côn trùng xâm nhập nên cần định kỳ kiểm tra bảo dưỡng, kiểm tra điện trở nối đất (tối thiểu 01 năm/lần) của hệ thống và sửa chữa khắc phục kịp thời.
Lưu ý: với các nơi hay có giông sét, chú ý dây phơi ngoài trời không dùng dây kim loại.
3. An toàn về xăng, dầu:
a) Các vật chứa đựng phải phù hợp với dùng để xăng, dầu, mỡ; phải luôn kín.
b) Khi bơm, sang, chiết, rót xăng dầu phải thực hiện nơi thông thoáng; cách xa mọi nguồn gây lửa, gây nhiệt; không để rơi vãi nếu bị phải thực hiện làm khô sạch ngay.
c) Hạn chế tối đa chứa đựng xăng, dầu dự trữ trong khu vực làm việc. Những Điểm cần phải dự trữ (như cho máy phát điện) phải để chỗ thông thoáng nhưng tránh mưa nắng trực tiếp.
4. An toàn về chất đốt:
a) Các thiết bị và phụ kiện dùng ga phải đồng bộ, còn hạn sử dụng, không bị hiện tượng gỉ sét, móp nứt (vỏ bình ga), khi lắp ghép phải kín khít không bị rò rỉ khí ga.
b) Các bình ga đều phải có thiết bị van an toàn, van Điều áp phù hợp. Bếp ga mini chỉ sử dụng chai ga còn mới, không dùng loại nạp lại, nồi trên bếp ga loại mini có đáy phù hợp không dùng đáy quá to gây ra ngọn lửa xòe rộng bức xạ nhiệt vào chai ga của bếp có thể gây nổ cháy.
c) Khuyến khích việc sử dụng thiết bị cảnh báo hơi ga trong khu vực sử dụng ga đun nấu.
5. An toàn về nguồn sinh nhiệt:
a) Tuyệt đối cấm việc đun nấu, thắp hương, nhang, nến tại phòng làm việc. Các thiết bị đun nóng nước uống phải là thiết bị chuyên sử dụng trong nhà hoặc trong văn phòng.
b) Không cho phép hút thuốc lá tại chỗ làm việc, chỗ đông người. Cần thiết phải bố trí khu vực hút thuốc lá riêng biệt, đáp ứng yêu cầu về an toàn cháy, nổ.
c) Khi đột xuất mất điện trong khi làm việc, chỉ sử dụng các loại chiếu sáng cầm tay, tuyệt đối không châm lửa để soi sáng.
Khu vực quản lý phải đảm bảo các Điều kiện an toàn về PCCC được quy định trong các Điều trên, ngoài ra phải đáp ứng đủ các quy định sau:
1. Quy định chung:
a) Đối với Trụ sở, cơ sở làm việc: đáp ứng các Điều kiện an toàn về PCCC đối với cơ sở theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP.
b) Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ, cơ sở thuộc diện phải thẩm duyệt thiết kế về PCCC và cơ sở thuộc diện phải thông báo với cơ quan cảnh sát PCCC về việc bảo đảm các Điều kiện an toàn PCCC trước khi đưa vào sử dụng, đơn vị chủ động liên hệ với cơ quan Cảnh sát PCCC để thực hiện theo quy định của pháp luật.
c) Đối với những vị trí, địa Điểm làm việc gần hoặc liền kề nhà dân, nơi kinh doanh sản xuất có tiềm ẩn nguy cơ gây cháy, hoặc những địa Điểm thuộc quản lý, sử dụng của nhiều cơ quan chức năng khác; Đơn vị cần chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan và chính quyền địa phương để cùng xây dựng phương án PCCC.
d) Định kỳ kiểm tra tình trạng hoạt động/sẵn sàng hoạt động của các thiết bị PCCC. Đối với các lăng, vòi chữa cháy cần kiểm tra độ kín khít, tình trạng van và việc cấp nước. Các bình chữa cháy bị han rỉ, cũ hỏng hay hết hạn phải được thay ngay. Không để các bình chữa cháy trực tiếp trên nền, sàn dễ gây rỉ sét, phải treo trên móc, giá. Các nơi để bình chữa cháy phải thuận tiện cho việc lấy sử dụng khi có cháy, không bị ảnh hưởng trực tiếp mưa nắng; Nếu có vị trí thuận lợi nhưng dễ bị ảnh hưởng thời Tiết phải bố trí tủ đựng bình chữa cháy loại treo.
e) Tại trụ sở làm việc chính và các khu vực độc lập với trụ sở làm việc, cần lập tổ, đội PCCC.
f) Tài sản, vật tư, chất dễ cháy phải được bố trí, sắp xếp, bảo quản và sử dụng đúng theo quy định an toàn về PCCC.
2. Quy định cụ thể:
a) Đối với khu nhà làm việc:
- Tài liệu, đồ vật, bàn ghế, đồ đạc trong phòng làm việc phải được sắp xếp khoa học, gọn gàng, thông thoáng không gây cản trở trong việc thoát hiểm. Không được đặt tài liệu đè lên trên dây dẫn điện.
- Không được để đồ vật tại các khu vực hành lang, cầu thang, lối đi chung..., khi xảy ra cháy nổ sẽ gây cản trở đường thoát nạn và chữa cháy. Tại các đầu cầu thang chính có gắn biển hiệu PCCC-CNCH và bố trí các bình chữa cháy được treo trên giá đỡ.
- Các cửa, thang thoát hiểm (nếu có) phải luôn thông thoáng.
- Hết giờ làm việc, trước khi ra về phải kiểm tra, tắt tất cả các thiết bị điện; Một số thiết bị điện cần hoạt động liên tục 24/7 như: Máy FAX, máy chủ, modem kết nối... cần có hệ thống đường điện riêng, có thiết bị bảo vệ tự động.
b) Đối với những địa Điểm làm việc chung nhưng không thường xuyên (phòng họp, hội nghị, hội trường, nhà truyền thống...):
- Phải kiểm tra xem xét nhằm phát hiện các sự bất thường của hệ thống điện, chiếu sáng, âm thanh, Điều hòa nhiệt độ, máy vi tính, máy chiếu, màn hình... trong phòng trước khi sử dụng.
- Trong quá trình sử dụng, các cửa thoát hiểm (nếu có) phải để trong tình trạng không được chốt, khóa.
- Nếu trong sinh hoạt nghệ thuật có sử dụng đạo cụ sinh nhiệt; sinh cháy, sáng; sinh lửa, tia lửa phải có phương án PCCC-CNCH.
- Khi kết thúc hoạt động cần dọn dẹp ngay và tắt toàn bộ hệ thống điện.
c) Đối với khu vực nhà kho hàng hóa thông thường:
- Khu vực kho nên tách rời hoặc tại vị trí ít gây nguy hiểm nhất cho khu nhà, khu vực làm việc.
- Phải gắn biển hiệu, nội quy kho, bình chữa cháy hoặc phương tiện PCCC trước cửa kho.
- Vật tư trong kho phải được xếp sắp gọn gàng khoa học, không để vật tư cản trở lối đi lại. Các vật tư thuộc loại nguồn dễ gây tự cháy, nổ phải xếp đặt tại khu vực riêng tách rời với các vật tư dễ cháy khác.
- Hệ thống điện dùng ở kho phải được lắp đặt loại trong hộp kín như: hộp đèn, công tắc, ổ cắm.
- Có hệ thống thông gió tự nhiên. Việc sử dụng quạt thông gió cưỡng bức chỉ dùng khi có người vào trong kho.
- Ưu tiên bố trí thiết bị báo cháy, chữa cháy tự động cho các khu kho có khối tích lớn. Định kỳ kiểm tra khả năng hoạt động của các thiết bị tự động này.
d) Khu vực lưu giữ hàng tạm giữ, hàng vi phạm..., ngoài việc thực hiện các quy định tại Điểm a, Điểm c Khoản này còn phải thực hiện các nội dung sau:
- Hàng hóa phải được xác định rõ chủng loại để xếp đặt hợp lý nhất nhằm ngăn ngừa tác động qua lại của hàng hóa gây nguy cơ cháy nổ. Đối với hàng hóa không nắm rõ chủng loại bắt buộc phải có khu vực riêng, cách ly với hàng hóa khác trong khu vực lưu giữ nhằm ngăn ngừa mọi tác động xấu đến môi trường xung quanh.
- Nếu hàng hóa là nguồn cháy, sinh nhiệt phải có biện pháp hạn chế việc sinh nhiệt, sinh Điểm cháy và cách ly với hàng hóa dễ cháy, dễ tích nhiệt.
- Chỉ những người có trách nhiệm liên quan khi thực hiện nhiệm vụ mới được vào khu vực. Với những người khác nhưng bắt buộc phải hoạt động trong khu vực (Điều khiển phương tiện, bốc dỡ, nhân chứng)... phải được phổ biến và nắm được các quy định về an toàn hàng hóa, phòng chống cháy, nổ trước khi thực hiện hoạt động trong khu vực.
e) Khu vực kho chuyên dùng (hóa chất, vật tư phục vụ phân tích, phân loại hàng hóa...), ngoài việc thực hiện các quy định tại Điểm a, Điểm c Khoản này còn phải thực hiện các nội dung sau:
- Các bình chứa khí có áp suất, có hơi gây cháy, dễ cháy phải để khu vực riêng, chỗ để bình có đai khóa giữ bình cố định trong khi bảo quản. Khi giao nhận phải kiểm tra tình trạng bên ngoài bình phải còn hạn kiểm định, không bị móp méo, xước nứt. Có đầy đủ khóa, van. Không được mở thử bình trong khu vực kho. Việc vận chuyển nên dùng xe đẩy chuyên dùng.
- Các chất gây ăn mòn, hóa chất có thể phản ứng với nhau để gây cháy, nổ hay tác động xấu đến môi trường phải để cách ly nhau và phải có giải pháp xử lý phù hợp đảm bảo an toàn trong quá trình giao nhận, cất giữ.
- Các đồ chứa đựng vật tư trong kho phải có nhãn to, rõ, nguyên lành trong đó ghi đầy đủ thông tin cần thiết phục vụ việc bảo quản và xuất, nhập kho.
- Chỉ cho phép người có chuyên môn phù hợp với hàng hóa trong kho được làm nhiệm vụ trong kho. Khi làm nhiệm vụ trong kho phải sử dụng trang bị bảo hộ lao động phù hợp nhằm ngăn chặn các sự cố xảy ra đối với người và hàng hóa trong kho.
f) Đối với khu vực nhà để phương tiện (ô tô, xe máy, ca nô...):
- Phải có biển cảnh báo, biển tiêu lệnh, bố trí các Điểm đặt các thiết bị chữa cháy phù hợp (các Điểm đặt các thiết bị chữa cháy này phải ở hướng phía trước nguồn có thể gây cháy).
- Lực lượng bảo vệ cơ quan phải thường xuyên kiểm tra khu vực này nhằm sớm phát hiện và ngăn chặn hiện tượng chảy, rò nhiên liệu của phương tiện.
- Tuyệt đối cấm không được sửa chữa phương tiện trong khu vực nhà để phương tiện. Không được hút thuốc lá, mang hay dùng vật đang cháy vào hoặc trong khu vực.
- Các phương tiện phải đỗ dừng theo trật tự để dễ dàng kiểm soát và không gây cản trở việc phòng chống cháy nổ.
g) Đối với khu vực nhà làm thủ tục Hải quan:
- Có đầy đủ biển báo, biển, đèn báo hướng thoát nạn cho khách, đối với nơi thường xuyên có khách nước ngoài phải sử dụng song ngữ. Nghiêm cấm không cho khách được phép hút thuốc, châm, sử dụng lửa tại khu vực. Cần thiết bố trí nơi hút thuốc riêng, bên ngoài khu vực và phải đảm bảo an toàn về cháy, nổ.
- Các cán bộ khi làm việc tại khu vực có trách nhiệm nhắc nhở khách khi phát hiện có biểu hiện vi phạm quy định về an toàn PCCC.
- Hạn chế tối đa việc bố trí nơi làm thủ tục đông người tại khu vực trên cao khi bị hạn chế về Điều kiện thoát hiểm.
- Khu vực để xe của khách phải đảm bảo theo yêu cầu tại Điểm f Khoản này. Nên tách riêng với khu chung của cơ quan, để nơi thông thoáng.
- Nếu có bố trí chỗ cho khách sử dụng điện để làm việc tại chỗ thì phải bố trí các ổ cắm điện hợp lý, phù hợp chuẩn và có Khoảng cách thích hợp với chỗ ngồi làm việc đảm bảo an toàn về điện tốt nhất.
- Các máy móc thiết bị phục vụ làm thủ tục của cơ quan Hải quan phải do người có trách nhiệm đã được đào tạo, huấn luyện sử dụng trực tiếp thực hiện, không được để cho khách, người ngoài hay người không có trách nhiệm tự thực hiện (trừ hệ thống kiot điện tử, máy xếp hàng tự động).
h) Đối với khu dữ liệu thông tin, phòng máy chủ:
- Căn cứ Điều kiện, yêu cầu và tính chất hoạt động của từng đơn vị để bố trí trang, thiết bị sao cho phù hợp đối với việc PCCC như:
+ Lắp đặt hệ thống cửa, sàn, trần chống cháy.
+ Hệ thống an toàn về sét, điện.
+ Trang bị hệ thống báo cháy, báo khói và các thiết bị chữa cháy tự động.
+ Trang bị hệ thống camera quan sát, cảnh báo.
- Các hệ dây truyền dẫn phải được đi trong các máng, hộp đỡ đã được gắn, neo chắc chắn. Không đi chung dây nguồn điện với dây truyền dẫn dữ liệu. Hạn chế tối đa việc sử dụng các ổ dây cắm rời, đặt trực tiếp trên sàn.
- Các hệ thống Điều hòa nhiệt độ do phải chạy thường xuyên liên tục nên cần được bảo trì, bảo dưỡng với tần suất phù hợp. Khuyến khích việc sử dụng hai hệ thống Điều hòa luân chuyển nhau (ví dụ: một hệ thống hoạt động ban ngày, một hệ thống hoạt động đêm).
- Thường xuyên hoặc định kỳ kiểm tra tình trạng kết nối điện và khả năng hoạt động/sẵn sàng hoạt động của các trang thiết bị PCCC.
- Các thiết bị tin học thu hồi, hư hỏng chờ sửa chữa nếu để tại khu vực này phải có giá, tủ; không được để trên sàn, trên lối đi.
i) Đối với việc vận hành máy phát điện:
- Chỉ những người đã được hướng dẫn, đào tạo mới được vận hành máy và phải thực hiện theo đúng quy trình đã quy định (đối với loại máy nhỏ <>KVA có thể chỉ cần có bảng hướng dẫn quy trình vận hành đặt tại khu vực đặt máy để những người được giao nhiệm vụ thực hiện).
- Việc tiếp, đổ nhiên liệu vào máy phải tuân thủ quy định an toàn về cháy, nổ; không trực tiếp đổ nhiên liệu khi máy đang vận hành. Hệ thống thoát khí thải không được để ở dưới trần nhà, trong nhà hoặc hướng vào khu vực có các vật dễ gây cháy, nổ. Cầu dao, thiết bị chuyển đổi nguồn điện phải đảm bảo chất lượng và phù hợp với nguồn, tải.
k) Đối với địa Điểm kiểm tra hàng hóa, phương tiện do cơ quan Hải quan quản lý:
- Tùy theo quy mô từng địa Điểm, phải thiết kế, bố trí các trụ nước, tủ lăng, vòi; các Điểm treo đặt bình chữa cháy, hệ thống báo cháy... cho phù hợp.
- Có biển báo, tiêu lệnh. Có quy định việc phòng chống cháy, nổ đối với khách đến làm việc.
- Có hệ thống chiếu sáng phù hợp phục vụ việc kiểm tra, kiểm hóa ban đêm (nếu có).
- Đối với các phương tiện vận chuyển hàng hóa là các chất cháy, nổ hay dễ cháy, nổ (được quy định tại Điều 10 Nghị định 79/2014/NĐ-CP) phải kiểm tra văn bản thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC đối với phương tiện; giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy nổ trước khi thực hiện làm thủ tục hải quan.
- Trường hợp hàng hóa, phương tiện phải lưu lại qua đêm không cho phép những người đi theo được đun nấu, dùng lửa trong khu vực. Có phương án sắp xếp không để hàng hóa, phương tiện có khả năng tác động qua lại gây cháy nổ xếp cạnh nhau.
- Cấm hoặc hạn chế tối đa việc sử dụng lửa trong khu vực này. Không hoặc hạn chế tối đa việc để phương tiện chở hàng nổ máy trong khi kiểm tra.
- Việc sắp đặt các Điểm dỡ hàng kiểm tra trực tiếp phải có cự ly, gián cách phù hợp. Đối với hàng hóa trước khi kiểm tra cần xác định danh sách hàng để phân loại đối với hàng hóa dễ cháy, nổ, phát tán chất, khí độc hại nguy hiểm. Khi đó cần bố trí khu vực kiểm hóa riêng và có phương án phòng chống cháy, nổ phù hợp.
l) Đối với khu vực phân tích phân loại hàng hóa:
- Khu vực có các thiết bị dùng nhiệt, sinh nhiệt phải đảm bảo sự thoát nhiệt hợp lý, không bố trí khu vực này cạnh các khu vực, các vật dễ hấp thụ nhiệt, dễ cháy.
- Những khu vực đặt thiết bị có chế độ chạy liên tục phải lắp thiết bị báo, chữa cháy tự động.
- Bố trí các phòng làm việc, phòng thí nghiệm, kho mẫu hợp lý. Vật tư, mẫu, hóa chất... phải sắp xếp khoa học, gọn gàng, thông thoáng, không để ngoài hành lang, đặc biệt phải có phương án sắp xếp, bảo quản các vật tư, hóa chất dễ cháy.
- Có phương án xử lý rác thải, chất thải an toàn, hợp vệ sinh, không gây ô nhiễm tới môi trường. Có phương án phòng chống cháy, nổ, phản ứng hóa chất tại kho và các khu vực làm việc. Có trang bị thiết bị PCCC-CNCH phù hợp.
m) Quy định an toàn PCCC trên tàu thuyền:
- Tuân thủ đầy đủ các quy định về PCCC theo thiết kế của nhà sản xuất.
- Bố trí, sắp xếp tài sản, vật tư trên tàu gọn gàng, khoa học. Xây dựng phương án PCCC-CNCH phù hợp, trang bị đủ thiết bị PCCC-CNCH.
- Phổ biến phương án PCCC và kiến thức về PCCC-CNCH cho tất cả các cán bộ, công chức... làm việc trên tàu thuyền. Tổ chức tập luyện phương án PCCC-CNCH thường xuyên.
- Với các loại xuồng máy, bo bo việc PCCC thực hiện theo nguyên tắc:
+ Việc bơm rót nhiên liệu chỉ được thực hiện khi khẳng định không có bất cứ nguồn lửa nhiệt gây cháy nào có thể ảnh hưởng đến quá trình bơm rót, tiếp nhiên liệu.
+ Khi phải bơm, rót, tiếp nhiên liệu bằng tay, thủ công chỉ được dùng các dụng cụ không gây ra ma sát phát lửa, nhiệt. Nếu bị rơi vãi nhiên liệu trong khi bơm tiếp rót phải tạm dừng việc thực hiện để tiến hành làm khô rồi mới được thực hiện tiếp.
+ Khi neo đậu lâu dưới nắng nóng phải lưu ý và cần thiết có biện pháp che đậy, giảm nhiệt hạn chế nguy cơ tự cháy nổ do gia nhiệt của hệ thống nhiên liệu.
+ Các thiết bị điện (ắc quy, đèn còi...) phải được kiểm tra, khắc phục thường xuyên việc kết nối, làm kín.
n) An toàn trong bảo dưỡng, sửa chữa nơi làm việc, trụ sở, kho hàng...:
- Mọi công việc bảo dưỡng, sửa chữa có dùng đến lửa (lửa điện, lửa trần) đều phải có phương án PCCC cụ thể. Đối với công việc bảo dưỡng, sửa chữa lớn công trình, cần thiết phải phê duyệt mới được triển khai thực hiện và trước khi thực hiện phải thông báo cho Cảnh sát PCCC địa phương biết về thời gian và địa Điểm tiến hành sửa chữa.
- Trong khi tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa phải giao trách nhiệm cho một người phụ trách để tổ chức, chỉ đạo và liên tục kiểm tra, theo dõi việc thực hiện phương án. Nếu phát hiện thấy những vi phạm hoặc hiện tượng không bảo đảm an toàn PCCC thì phải có biện pháp xử lý kịp thời và báo cáo cho người có trách nhiệm biết.
- Trường hợp bảo dưỡng, sửa chữa có sử dụng công tác hàn thì phải:
+ Sử dụng thợ hàn chuyên nghiệp.
+ Khi hàn phải quan sát xung quanh, trên dưới xem có vật gì có thể cháy do tia lửa hoặc vụn sắt nóng chảy bắn vào và phải che chắn hoặc chuyển dời các vật đó đi nơi khác.
+ Nếu hàn điện phải tuân theo tiêu chuẩn TCVN 3196-86.
+ Nếu hàn bằng khí axetylen và ôxy phải tuân theo tiêu chuẩn TCVN 4245-86.
+ Không được hàn khi:
* Có một trong các bộ phận của thiết bị, dụng cụ hàn không bảo đảm kỹ thuật.
* Ở những nơi có vật liệu, chất lỏng, chất khí có thể gây ra cháy nổ.
* Ở trên các sản phẩm, máy móc, thùng, bể chứa mà trong đó còn có chất lỏng, hơi, khí có thể cháy nổ hoặc còn áp lực, còn dòng điện...
+ Không để mỏ hàn trên các vật dễ cháy.
- Sau khi bảo dưỡng sửa chữa xong phải:
+ Thu dọn sạch sẽ các vật liệu, dụng cụ, thiết bị.
+ Kiểm tra và thử nghiệm toàn bộ công trình, máy móc, thiết bị đã bảo dưỡng, sửa chữa theo tính năng công dụng của từng loại, kể cả dây nối đất (nếu có) nhằm bảo đảm vận hành được tuyệt đối an toàn.
3. Đối với các khu vực làm việc chung với các cơ quan đơn vị khác (Nhà/khu liên hợp, trạm liên hợp, Khu CN, khu CX...):
a) Xác định trách nhiệm chung, riêng theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 6 Quy chế này.
b) Thực hiện các công việc về phòng cháy quy định tại Khoản 1 Điều này phù hợp với quyền và nghĩa vụ đã được xác định tại Điểm trên.
Chương V
1. Hồ sơ theo dõi, quản lý hoạt động PCCC-CNCH gồm:
a) Các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản liên quan về PCCC-CNCH
b) Nội quy, quy định, quy trình, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về PCCC của cơ quan quản lý cấp trên, người có thẩm quyền, của đơn vị, của cơ sở.
c) Quyết định thành lập đội PCCC cơ sở. Nội dung quy định, phân công đối với các thành viên. Nội dung đào tạo, tập huấn, thực tập PCCC.
d) Phương án chữa cháy của cơ sở đã được phê duyệt; phương án chữa cháy của cơ quan cảnh sát PCCC (đối với các cơ sở quy định tại Phụ lục I ban hành kèm Thông tư số 66/2014/TT-BCA); Báo cáo kết quả tổ chức thực tập phương án chữa cháy.
f) Các tài liệu hồ sơ nếu có sau: Hồ sơ thiết kế và văn bản thẩm duyệt, phê duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC; Văn bản thông báo về việc bảo đảm các Điều kiện an toàn về PCCC; Bản cam kết đáp ứng đầy đủ các Điều kiện an toàn PCCC; Bản cam kết dự án, công trình đã được thẩm định, phê duyệt thiết kế và nghiệm thu về PCCC; Thông báo với cơ quan Cảnh sát PCCC về việc bảo đảm các Điều kiện an toàn PCCC trước khi đưa vào sử dụng (của các cơ sở quy định tại Phụ lục III ban hành kèm Nghị định số 79/2014/NĐ-CP.
g) Biên bản kiểm tra an toàn về PCCC; Văn bản đề xuất, kiến nghị về công tác PCCC; hồ sơ xử lý vi phạm về PCCC.
h) Sổ theo dõi về công tác tuyên truyền, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ và hoạt động của đội PCCC cơ sở; sổ theo dõi phương tiện PCCC)
2. Công tác lưu trữ hồ sơ:
Lưu trữ văn bản pháp luật, Thông tư, Nghị định, Quy định, Quyết định, tiêu chuẩn về công tác PCCC-CNCH, bao gồm các văn bản sau đây (lưu ý cách thức lưu trữ để dễ tìm khi kiểm tra).
a) Luật PCCC:
- Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2001;
- Luật Phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10.
b) Nghị định:
- Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ Quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật PCCC;
- Nghị định 130/2006/NĐ-CP ngày 8/11/2006 Quy định chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc;
- Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy, phòng chống bạo lực gia đình (Thay thế Nghị định số: 52/2012/NĐ-CP ngày 14/6/2012);
- Nghị định 46/2012/NĐ-CP ngày 22/5/2012 Sửa đổi, bổ sung một số Điều NĐ 35/2003 và NĐ 130/2006/NĐ-CP về bảo hiểm cháy nổ.
c) Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg ngày 15/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ quy định về công tác CNCH của lực lượng PCCC.
d) Thông tư:
- Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công an quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP;
- Thông tư số 56/2014/TT-BCA ngày 12/11/2014 của Bộ Công an quy định về trang bị, phương tiện PCCC cho lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở, lực lượng PCCC chuyên ngành;
- Thông tư số 52/2014/TT-BCA ngày 28/10/2014 của Bộ Công an quy định về quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện PCCC;
- Thông tư liên tịch số 214/2013/TTLT-BTC-BCA ngày 31/12/2013 quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Nghị định số 130/2006/NĐ-CP và Nghị định số 41/2012/NĐ-CP quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc;
- Thông tư số 220/2010/TT-BTC ngày 30/12/2010 Hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc;
- Thông tư số 65/2013/TT-BCA ngày 26/11/2013 của Bộ Công an quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg.
e) Tiêu chuẩn:
- Tiêu chuẩn TCVN 3890:2009 (Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng);
- Tiêu chuẩn TCVN 7435-1,2:2004 (Bình chữa cháy xách tay và xe đẩy);
- Tiêu chuẩn TCVN 4879:1989 (Phòng cháy - Dấu hiệu an toàn).
f) Các văn bản nội bộ:
- Các Quy định, quy chế, nội quy về PCCC-CNCH do các cấp liên quan ban hành;
- Quyết định thành lập Ban PCCC-CNCH và phân công nhiệm vụ từng thành viên. Quyết định thành lập và phân công nhiệm vụ từng thành viên của Đội PCCC, Tổ PCCC cơ sở;
- Sổ theo dõi phương tiện PCCC (kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ thiết bị PCCC theo quy định), sổ tuyên truyền, huấn luyện về công tác PCCC. Các Biên bản kiểm tra liên quan đến công tác PCCC-CNCH của các cấp, các ngành đối với đơn vị, cơ sở. Các văn bản chỉ đạo của các cấp và báo cáo, giải trình (nếu có) của đơn vị, cơ sở đối với công tác PCCC-CNCH;
- Phương án PCCC đã được phê duyệt. Phương án diễn tập, biên bản diễn tập, biên bản rút kinh nghiệm sau diễn tập...;
- Hợp đồng bảo hiểm cháy nổ.
- Các hồ sơ có liên quan đến công tác PCCC-CNCH khác.
g) Khi các cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy định, quy phạm có liên quan đến công tác PCCC&CNCH thì mặc nhiên là hồ sơ phải lưu trữ theo quy định tại Khoản này.
h) Các hồ sơ này được bảo quản theo quy định về thời hạn bảo quản hồ sơ tài liệu được hình thành trong hoạt động của ngành Hải quan.
3. Kiểm tra về hồ sơ PCCC-CNCH:
a) Sự đầy đủ, cập nhật kịp thời các văn bản quy định, quy phạm có liên quan đến công tác PCCC-CNCH.
b) Công tác lưu giữ bảo quản, tra cứu, phổ biến các tài liệu.
1. Kiểm tra bình chữa cháy được trang bị:
a) Bình chữa cháy phải được kiểm tra khi lần đầu đưa vào sử dụng và sau đó phải được kiểm tra định kỳ sau mỗi 30 ngày. Bình chữa cháy phải được kiểm tra với chu kỳ ngắn hơn khi có yêu cầu. Kết quả kiểm tra phải được ghi lại vào Sổ theo dõi phương tiện PCCC và thẻ theo dõi kết quả kiểm tra phương tiện PCCC. Việc kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất về an toàn phòng cháy và chữa cháy phải được lập biên bản (Mẫu số PC05 Thông tư 66/2014/TT-BCA).
b) Kiểm tra định kỳ được thực hiện để đảm bảo bình chữa cháy:
- Được đặt đúng vị trí quy định.
- Không bị cản trở và dễ nhìn thấy, bản hướng dẫn sử dụng bình quay ra ngoài.
- Hướng dẫn sử dụng rõ ràng.
- Niêm phong hoặc bộ phận chèn không vỡ hoặc bị mất.
- Còn đầy (bằng cách cân hoặc hiển thị trên đồng hồ áp lực, kim của đồng hồ đo áp lực ở vị trí hoạt động hoặc nằm trong Khoảng hoạt động).
- Không bị hư hỏng, ăn mòn, rò rỉ hoặc lăng phun bị rạn nứt, lỏng, bịt kín.
- Khi kiểm tra nếu phát hiện bất kỳ bình chữa cháy nào không đảm bảo đúng các Điều kiện được liệt kê như trên phải khắc phục ngay hoặc biện pháp thay thế phù hợp.
2. Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống cấp nước chữa cháy trong nhà và công trình và hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà:
a) Mỗi tuần một lần tiến hành kiểm tra lượng nước dự trữ chữa cháy trong bể, vận hành máy bơm chữa cháy chính và máy bơm chữa cháy dự phòng.
b) Ít nhất 06 tháng một lần kiểm tra các họng nước chữa cháy, kiểm tra độ kín các đầu nối khi lắp với nhau, khả năng đóng mở các van và phun thử 1/3 tổng số họng nước chữa cháy.
c) Mỗi năm 01 lần tiến hành phun thử kiểm tra chất lượng vòi phun, đầu nối, lăng phun đã trang bị; vệ sinh toàn bộ các van đóng mở nước và lăng phun nước, thay những thiết bị không đảm bảo chất lượng.
d) Hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà và công trình, hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà được định kỳ bảo dưỡng kỹ thuật theo hướng dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất hoặc ít nhất 01 năm/lần.
e) Tham khảo nội dung kiểm tra bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy theo TCVN 7435-2:2004.
3. Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động.
a) Hệ thống báo cháy tự động:
- Hệ thống báo cháy tự động sau khi đưa vào hoạt động phải được kiểm tra mỗi năm ít nhất hai lần. Khi kiểm tra phải thử toàn bộ các chức năng của hệ thống và thử khả năng hoạt động của tất cả các thiết bị của hệ thống.
- Việc bảo dưỡng định kỳ hệ thống báo cháy tự động được thực hiện tùy theo Điều kiện môi trường nơi lắp đặt và theo quy định của nhà sản xuất, nhưng ít nhất hai năm một lần phải tổ chức bảo dưỡng toàn bộ hệ thống. Việc bảo dưỡng phải bao gồm kiểm tra tổng thể sự hoạt động của tất cả các thiết bị của hệ thống.
b) Hệ thống chữa cháy tự động:
- Hệ thống chữa cháy tự động phải được định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng ít nhất một năm một lần. Trừ khi có những hướng dẫn khác của nhà sản xuất.
- Trong mỗi lần kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ, ngoại trừ các thiết bị chỉ hoạt động một lần như đầu phun spinkler, đầu báo nhiệt dùng một lần, tất cả các thiết bị và chức năng của hệ thống phải được kiểm tra và thử hoạt động, trong đó bao gồm cả kiểm tra số lượng, chất lượng chất chữa cháy.
- Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống chữa cháy tự động thực hiện theo TCVN 6101, TCVN 6305, TCVN 7161-1, các tiêu chuẩn khác có liên quan và những chỉ dẫn của nhà sản xuất.
4. Kiểm tra về điện:
a) Cáp điện phải được sắp xếp trật tự theo chủng loại, tính năng kỹ thuật, cấp điện áp và được đặt trên các giá đỡ phù hợp với quy phạm trang bị điện. Cáp điện đi qua khu vực có ảnh hưởng của nhiệt độ cao phải được cách nhiệt và đi trong ống bảo vệ.
b) Hầm cáp, mương cáp phải có nắp đậy kín, thoát nước tốt, đảm bảo sạch sẽ, khô ráo và chống được chuột xâm nhập. Không được để nước, dầu, hóa chất, tạp vật tích tụ trong hầm cáp, mương cáp.
c) Hệ thống chống sét, nối đất trong các công trình, trạm điện phải kiểm tra định kỳ theo đúng quy chuẩn (quy phạm), tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn điện TCVN 9385:2012 nhưng tối thiểu phải được đo kiểm tra trị số điện trở tiếp đất 01 năm/lần.
d) Nhật ký vận hành máy phát điện, máy nghiệp vụ (yêu cầu phải lập và ghi chép nhật ký hoạt động) phải được ghi chép đầy đủ các thông tin, rõ ràng, tránh tẩy, xóa, viết đè.
5. Kiểm tra phương tiện chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn, dụng cụ phá dỡ thông thường và phương tiện cứu người trong đám cháy:
a) Kiểm tra định kỳ một tháng một lần đối với phương tiện cứu người trong đám cháy, phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn.
b) Một năm một lần đối với phương tiện cứu người trong đám cháy, phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn xem đã được kiểm tra bảo dưỡng đúng quy trình và yêu cầu kỹ thuật của từng loại phương tiện chưa? Đèn chiếu sáng sự cố và đèn chỉ dẫn thoát nạn được thử nghiệm trong thời gian 2h, những phương tiện không đảm bảo thời gian làm việc phải được thay thế.
c) Dụng cụ phá dỡ thông thường kiểm tra định kỳ 6 tháng một lần.
d) Phương tiện cứu người trong đám cháy, phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn phải được bảo quản tránh mưa, nắng, ẩm ướt.
6. Kiểm tra về Điều kiện giao thông phục vụ chữa cháy:
a) Lối vào cho xe chữa cháy phải đảm bảo thông thoáng, chiều rộng của mặt đường không được nhỏ hơn 3,5m cho mỗi làn xe, chiều cao của Khoảng không tính từ mặt đường lên phía trên không được nhỏ hơn 4,25m.
b) Đường cho xe chữa cháy luôn đảm bảo tiếp cận tới các nguồn nước chữa cháy cũng như tới các Điểm thuận lợi cho việc chữa cháy, cứu nạn.
7. Kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy di động:
a) Máy bơm chữa cháy di động luôn được nạp đủ nhiên liệu, chất chữa cháy và dụng cụ trang bị kèm theo đầy đủ.
b) Máy bơm chữa cháy di động được tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng theo chế độ thường xuyên, định kỳ và đột xuất. Nội dung các chế độ kiểm tra, bảo dưỡng theo quy định của nhà sản xuất.
8. Kiểm tra Phương án chữa cháy:
9. Kiểm tra nội quy an toàn, sơ đồ chỉ dẫn, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về PCCC-CNCH:
a) Nội quy an toàn về PCCC gồm các nội dung cơ bản sau: quy định việc quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, chất dễ cháy, nổ và thiết bị, dụng cụ có khả năng sinh lửa, sinh nhiệt; quy định những hành vi bị cấm và những việc phải làm để ngăn chặn, phòng ngừa cháy, nổ; quy định việc bảo quản, sử dụng hệ thống, thiết bị, phương tiện PCCC; quy định cụ thể những việc phải làm để phòng ngừa hoặc khi có cháy, nổ xảy ra.
b) Sơ đồ chỉ dẫn về PCCC-CNCH phải thể hiện được các hạng Mục công trình, hệ thống đường nội bộ, lối thoát nạn, hướng thoát nạn, vị trí nguồn nước chữa cháy và phương tiện chữa cháy; tùy theo tính chất, đặc Điểm hoạt động cụ thể, sơ đồ chỉ dẫn về PCCC có thể tách thành những sơ đồ chỉ dẫn riêng thể hiện một hoặc một số nội dung trên.
c) Biển cấm: biển cấm lửa (biển cấm ngọn lửa trần), biển cấm hút thuốc, biển cấm cản trở lối đi lại, biển cấm dùng nước làm chất dập cháy. Đối với những nơi sản xuất, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ, khí đốt hóa lỏng, xăng dầu và những nơi tương tự khác có tính chất nguy hiểm có nguy cơ cháy, nổ cao cần thiết cấm hành vi mang diêm, bật lửa, điện thoại di động và các thiết bị, vật dụng, chất có khả năng phát sinh ra tia lửa hoặc lửa thì có biển phụ ghi rõ những vật cần cấm.
d) Biển báo: khu vực hoặc vật liệu có nguy hiểm cháy, nổ.
e) Biển chỉ dẫn: về PCCC là biển chỉ hướng thoát nạn, cửa thoát nạn và chỉ vị trí để điện thoại, bình chữa cháy, trụ nước, nơi lấy nước chữa cháy và phương tiện chữa cháy khác.
f) Nội quy, sơ đồ chỉ dẫn về PCCC của nơi nào phải được phổ biến cho mọi người ở nơi đó biết và phải niêm yết ở những nơi dễ thấy để mọi người khác có liên quan biết và chấp hành.
1. Việc kiểm tra các nội dung trên được thực hiện theo cả ba phương thức: thường xuyên, định kỳ, đột xuất.
Chương VI
1. Khi phát hiện xảy cháy, nổ:
a) Khi phát hiện có cháy, phải kịp thời thông báo cho mọi người trong khu vực biết và cho những người, những đơn vị có liên quan đến công tác PCCC-CNCH theo thứ tự ưu tiên quy định tại Khoản 4 Điều 2 Quy chế này.
b) Hướng dẫn mọi người thoát nạn: hướng thoát cần tránh xa khu vực xảy ra cháy và tạo lối cho lực lượng phương tiện chữa cháy tiếp cận Điểm cháy.
c) Nhanh chóng cắt điện khu vực bị cháy.
d) Sử dụng lực lượng phương tiện sẵn có tại chỗ để dập cháy; áp dụng biện pháp chống cháy lan.
e) Khi có lực lượng Cảnh sát PCCC tới:
- Báo cáo sơ bộ tình hình cháy và các biện pháp đã triển khai.
- Phối hợp với lực lượng Cảnh sát PCCC để dập đám cháy.
- Bảo vệ hiện trường để phục vụ công tác khám nghiệm, xác định nguyên nhân cháy nổ.
f) Đội trưởng, Đội phó Đội PCCC của đơn vị ngoài các công việc trên còn thực hiện các công việc sau:
- Phân công, cử người: đón chỉ dẫn xe chữa cháy; giám sát, bảo vệ hiện trường và cứu tài sản.
- Huy động lực lượng, phương tiện, chất chữa cháy khác nếu có.
- Quyết định khu vực chữa cháy, biện pháp chữa cháy, sử dụng địa hình địa vật để chữa cháy.
2. Khi chữa cháy:
a) Khi tham gia chữa cháy, nổ phải tuân thủ theo mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy.
b) Nếu đám cháy ngoài trời phải đứng trước chiều gió. Nếu có từ hai đám cháy trở lên thì có thể ưu tiên dập đám cháy phía đầu gió.
c) Tuyệt đối không dùng chất lỏng (nước, bọt...) để chữa cháy có thiết bị điện, mạng điện; có đất đèn, kim loại kiềm, hóa chất...
d) Trường hợp cấp thiết, trong phạm vi cơ quan quản lý, khi tình hình cháy nổ cấp bách xảy ra, lực lượng PCCC được phép mở cửa, phá khóa trong khi chữa cháy, thoát hiểm...
e) Đối với đám cháy lân cận cơ quan, đơn vị, lực lượng PCCC của đơn vị nhanh chóng chia hai nhóm: một nhóm hỗ trợ cho khu vực cháy và nhóm còn lại sẵn sàng ứng trực hoặc tổ chức sơ tán, di chuyển người, tài liệu, đồ dùng tại khu vực cơ quan tiếp giáp, gần khu vực cháy đến vị trí an toàn.
f) Việc thông báo sự cố và diễn biến cháy, nổ, người bị nạn, tài sản liên quan phải trung thực, đến đúng người có trách nhiệm. Việc cung cấp thông tin ra bên ngoài, được thực hiện theo Quy chế cung cấp thông tin của ngành Hải quan. Không được phát ngôn bừa bãi, sai sự thật, thiếu trách nhiệm hoặc cho người không liên quan, không có trách nhiệm.
1. Xác định người Chỉ huy:
a) Khi xảy ra cháy, người có chức vụ cao nhất của đơn vị Cảnh sát PCCC có mặt tại nơi xảy ra cháy là người chỉ huy chữa cháy.
b) Khi người có chức vụ cao nhất của đơn vị cảnh sát PCCC đến nơi xảy ra cháy thì người chỉ huy chữa cháy quy định tại các Khoản dưới đây có trách nhiệm tham gia ban chỉ huy chữa cháy và chịu sự phân công của người chỉ huy chữa cháy thuộc lực lượng Cảnh sát PCCC.
c) Trong trường hợp tại nơi xảy ra cháy, lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chưa đến thì người đứng đầu cơ sở là người chỉ huy chữa cháy; trường hợp người đứng đầu cơ sở vắng mặt thì Đội trưởng Đội PCCC của cơ sở hoặc người được ủy quyền là người chỉ huy chữa cháy.
d) Trong trường hợp tại nơi xảy ra cháy, lực lượng cảnh sát PCCC chưa đến mà đám cháy lan từ cơ sở này sang cơ sở khác hoặc cháy lan từ cơ sở sang khu dân cư và ngược lại thì người chỉ huy chữa cháy của cơ sở và khu dân cư bị cháy phải có trách nhiệm phối hợp trong chỉ huy chữa cháy.
e) Trường hợp phương tiện giao thông cơ giới bị cháy trong địa phận đơn vị mà lực lượng cảnh sát PCCC chưa đến thì người chỉ huy chữa cháy phương tiện giao thông cơ giới phải phối hợp với người có trách nhiệm chỉ huy chữa cháy sở tại để chỉ huy chữa cháy.
2. Nhiệm vụ chỉ huy, chỉ đạo chữa cháy và CNCH:
a) Nhiệm vụ chỉ huy:
- Huy động lực lượng, phương tiện, tài sản, nguồn nước và vật liệu chữa cháy để chữa cháy.
- Xác định khu vực chữa cháy, đề ra và tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy, CNCH (nếu có).
- Đề ra các yêu cầu về bảo đảm giao thông, trật tự.
- Tổ chức hậu cần chữa cháy, phục vụ chữa cháy và y tế.
- Tổ chức thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy.
- Tổ chức công tác chính trị tư tưởng trong chữa cháy.
- Tổ chức thông tin về vụ cháy.
- Đề xuất các yêu cầu khác phục vụ cho chữa cháy.
b) Nhiệm vụ chỉ đạo:
- Tổ chức thực hiện việc huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị, dụng cụ, vật tư, nguồn nước và vật liệu chữa cháy để chữa cháy; bảo đảm các Điều kiện phục vụ chữa cháy như giao thông, trật tự, thông tin liên lạc, hậu cần chữa cháy, y tế và công tác chính trị tư tưởng trong chữa cháy.
- Khi lực lượng Cảnh sát PCCC chưa đến đám cháy, người đứng đầu cơ quan, tổ chức trở lên có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ chỉ huy chỉ đạo tại Khoản này. Khi lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đến đám cháy thì người chỉ huy đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ chỉ huy tại Khoản này; người đứng đầu cơ quan, tổ chức trở lên có trách nhiệm tham gia chỉ huy chữa cháy và thực hiện các nhiệm vụ chỉ đạo chữa cháy quy định tại Điểm này.
1. Các bước cần triển khai:
a) Báo động: hô hoán, phát tín hiệu: đánh kẻng, nhấn chuông...; Trường hợp khu vực cháy lớn phải thông qua các phương thức nhanh nhất có thể (điện thoại, nhờ người truyền tin) cho người, lực lượng chữa cháy của đơn vị, địa phương và Cảnh sát PCCC gần nhất (số điện thoại báo cháy cho cảnh sát PCCC thống nhất toàn quốc là 114) và cơ quan Công an gần nhất hoặc chính quyền địa phương sở tại để hỗ trợ; Trường hợp Điểm cháy cục bộ nhỏ, không có khả năng lan tỏa và trong tầm kiểm soát của lực lượng nội bộ thì có thể không phải thông báo đến đơn vị PCCC của địa phương.
b) Ngắt điện và khẩn trương sơ tán người, tài liệu, tài sản quan trọng đến khu vực an toàn, không gây cản trở cho hoạt động chữa cháy, cử người giám sát hiện trường không để tình trạng lợi dụng phân tán tài sản nhằm Mục đích riêng.
c) Các thành viên trong lực lượng PCCC của đơn vị khẩn trương triển khai thực hiện nhiệm vụ chữa cháy đã được phân công.
d) Khi có người bị nạn, tiến hành sơ cứu và khẩn trương đưa đi cấp cứu kịp thời.
e) Phối hợp, tạo Điều kiện cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp của địa phương tác nghiệp.
f) Phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý sau cháy.
2. Các biện pháp triển khai:
a) Xác định hướng chữa cháy:
- Nếu đám cháy đang đe dọa đến tính mạng con người thì hướng chính là ngăn chặn ngọn lửa nhằm bảo vệ và tạo Điều kiện thuận lợi cho việc cứu người.
- Nếu lửa mới cháy một phần và đang phát triển cháy sang các phần bên cạnh khác hay nhà bên cạnh thì hướng chính là hướng chặn đứng không cho đám cháy tiếp tục phát triển.
- Nếu đám cháy trong một nhà và lửa có thể lan sang các nhà bên cạnh thì hướng chính là hướng có các nhà có tầm quan trọng cao hơn và khi lửa cháy lan đến sẽ gây ra nhiều thiệt hại và diễn biến của đám cháy trở lên phức tạp hơn.
- Nếu đám cháy trong một nhà và không có khả năng đe dọa nhà bên cạnh thì hướng chính là hướng mà đám cháy lan đến gây thiệt hại lớn hơn cả.
- Nếu trong đám cháy có nguy cơ đe dọa nổ, độc thì hướng chính sẽ là hướng có khả năng ngăn ngừa không cho nổ, độc xảy ra.
b) Phân chia khu vực chữa cháy:
Khi khu vực cháy rộng, phức tạp thì cần phải phân chia lực lượng, phương tiện chữa cháy theo các khu vực để phát huy khả năng của từng nhóm người cũng như của từng phương tiện chữa cháy đạt hiệu quả cao nhất. Ví dụ: phân chia theo tầng, theo cầu thang, theo tường ngăn cháy, theo chu vi cháy hay theo công việc như nhóm chuyên chữa cháy, nhóm bảo vệ, nhóm sơ cứu người.
c) Các giai đoạn dập cháy:
- Khống chế đám cháy: ngăn chặn và dần khống chế sự cháy lan của ngọn lửa sang mọi hướng, diện tích của đám cháy không tăng lên và đảm bảo khả năng tiêu diệt được đám cháy bằng phương tiện hiện có.
- Dập tắt đám cháy: là biện pháp dập tắt hoàn toàn đám cháy trên diện tích nó bao phủ và ngăn chặn loại trừ khả năng cháy trở lại của đám cháy.
3. Một số thao tác cơ bản khi chữa cháy:
a) Nguyên tắc chung:
- Phải bình tĩnh suy xét và tự trang bị dụng cụ, đồ dùng bảo hộ phù hợp với tính chất, quy mô đám cháy như: khẩu trang chịu nhiệt, găng tay chịu nhiệt, quần áo chịu nhiệt, giày ủng chịu nhiệt, kính chịu nhiệt, mặt nạ phòng độc... (nếu có) cho bản thân trước khi tham gia chữa cháy.
- Khi sử dụng các dụng cụ chữa cháy phải xem xét nhanh các hướng dẫn in trên dụng cụ (nếu có) để sử dụng đúng cách và đạt hiệu quả tối đa.
- Cố gắng lập thành nhóm có từ 2-3 người để hỗ trợ và bảo vệ lẫn nhau.
b) Chữa cháy bằng bình chữa cháy:
- Đối với bình bột xách tay:
+ Khi có cháy, nhanh chóng đến vị trí đặt bình xách bình chạy đến đám cháy, trong khi xách phải lắc, xóc bình cho chất chữa cháy trong bình hòa trộn. Khi đến gần đám cháy Khoảng 1,5-4m thì dừng rút chốt an toàn, chọn đầu hướng gió (đối với đám cháy ngoài) hoặc gần cửa ra vào (đối với đám cháy trong) hướng loa phun vào gốc lửa (càng gần gốc lửa càng tốt) và bóp van, vừa phun vừa tiến lại gần.
+ Khi bóp van phải liên tục, không ngừng phun khi đám cháy chưa được dập tắt.
+ Đối với đám cháy chất lỏng phải phun bao phủ lên bề mặt, tránh phun xục trực tiếp xuống chất lỏng làm chúng bắn ra ngoài gây nguy hiểm và gây cháy lan.
* Lưu ý:
+ Với bình bột loại ABC dùng để dập hầu hết các loại đám cháy chất rắn, lỏng, khí. Với bình bột loại BC dùng để dập hầu hết các loại đám cháy chất lỏng, khí, ít hiệu quả với đám cháy chất rắn. Bình bột dập được đám cháy thiết bị điện có điện áp tới 380v.
+ Không nên dùng bình bột để dập đám cháy các thiết bị có độ chính xác cao, thực phẩm hay vật dụng ăn uống vì chất phun còn lưu lại trên vật cháy.
- Đối với bình khí (chủ yếu là khí CO2 lỏng) xách tay:
+ Khi đến gần đám cháy Khoảng 1,5-4m thì dừng rút chốt an toàn, chọn gần cửa ra vào, hướng loa phun vào gốc lửa (càng gần gốc lửa càng tốt) và bóp van, vừa phun vừa tiến lại gần.
+ Khi phun chỉ cầm vào phần nhựa, gỗ, tay cầm để tránh bị bỏng lạnh.
+ Thường dùng để dập các đám cháy thiết bị điện, điện tử có điện áp đến <1000v, thực="" phẩm="" vì="" khi="" phun="" không="" lưu="" lại="" chất="" chữa="" cháy="" trên="" vật="" cháy.="" thích="" hợp="" dập="" các="" đám="" cháy="" trong="" buồng,="" phòng,="" hầm,="" các="" nơi="" kín="" khuất="">1000v,>
* Lưu ý:
+ Bình khí không thích hợp chữa các đám cháy ngoài trời hay nơi thoáng gió vì CO2 khuyếch tán nhanh trong không khí.
+ Không dùng dập các đám cháy than, kim loại nóng đỏ vì sẽ tạo khí CO là khí độc và rất dễ nổ.
+ Khi dùng không sơ suất để khí CO2 phun vào người gây bỏng lạnh.
- Đối với loại bình chữa cháy xe đẩy:
+ Nên có hai người để cùng kéo, đẩy bình đến gần đám cháy; khi sử dụng thì một người cầm vòi phun và người còn lại Điều khiển van bình.
+ Phụ thuộc vào chất chữa cháy trong bình là chất bột hay chất khí mà cách sử dụng tương ứng như đối với bình chữa cháy xách tay.
c) Chữa cháy bằng chăn:
- Khi phát hiện ra cháy cần nhúng chăn vào nước để nước thấm đều lên mặt chăn rồi chụp lên đám cháy để ngăn cách đám cháy với môi trường bên ngoài (tác dụng làm ngạt), không cho ôxy của môi trường vào vùng cháy. Sở dĩ phải nhúng chăn vào nước trước khi chữa cháy là để sợi bông nở ra làm tăng độ kín trên bề mặt chăn, hơn nữa khi chăn được thấm nước sẽ có tác dụng làm giảm nhiệt độ của đám cháy dẫn đến đám cháy bị dập tắt.
- Khi dập lửa, hai tay cầm chắc hai góc tấm chăn, giơ cao lên phía trước che mặt rồi nhanh chóng phủ kín đám cháy, đám cháy sẽ được dập tắt.
d) Chữa cháy bằng cát, đất:
- Chỉ hiệu quả khi chữa cháy trên mặt bằng và Điểm cháy cục bộ (thùng, kiện hàng, xe, máy...).
- Chỉ dùng xẻng, gầu để hắt cát đất vào đám cháy. Đối với đám cháy khô thì hắt trực tiếp vào gốc lửa rồi rải dần ra xung quanh đám cháy, đối với đám cháy chất lỏng thì hắt xung quanh trước để hạn chế cháy loang sau đó rải dần vào trong tâm cháy.
4. Giải pháp thoát nạn khi có cháy:
a) Bình tĩnh suy xét, sử dụng các phương tiện sẵn có để dập cháy. Nếu không được hãy tìm cách thoát ra khỏi nơi cháy qua các lối thoát nạn thông thường (nhà cao tầng thì theo hướng chỉ của biển báo, đèn báo EXIT - LỐI RA, khu cầu thang bộ, thang thoát hiểm...). Tuyệt đối không thoát nạn qua hệ thống thang máy của nhà cao tầng.
b) Trước khi mở cửa phòng để thoát nạn hãy kiểm tra nhiệt độ bằng cách hơ, chạm nhẹ và nhanh mu bàn tay vào bề mặt cửa hoặc tay nắm. Nếu thấy an toàn mới được mở, khi mở nên tránh mặt, người sang một bên đề phòng lửa, khói tạt. Nếu thấy nhiệt độ cao tuyệt đối không mở và nên tìm hướng khác (di chuyển sang cửa, phòng khác, ra ban công, cửa sổ và gọi to hoặc dùng quần áo màu sáng để vẫy ra hiệu).
c) Nếu không ra được bằng cửa chính hãy đóng lại, nếu có khói lùa qua khe thì dùng vải, giẻ nhúng nước chặn lại.
d) Nếu phải băng qua lửa hãy làm ướt quần áo, dùng chăn, áo chất liệu cotton nhúng nước trùm lên đầu. Nếu di chuyển trong chỗ nhiều khói hãy bò hoặc đi khom vì phía dưới có nhiều không khí hơn.
Sau khi sự cố cháy nổ đã được khống chế và dập tắt hoàn toàn, tùy theo địa Điểm xảy ra cháy nổ, Người đứng đầu về công tác PCCC chỉ đạo, thực hiện các nhiệm vụ:
1. Tiếp tục tìm kiếm, cứu nạn, cấp cứu người bị nạn (nếu có).
2. Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức bảo vệ hiện trường để phục vụ cho công tác Điều tra nguyên nhân vụ cháy.
3. Các nhiệm vụ tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này có thể được kết hợp thực hiện đồng thời trong quá trình chữa cháy.
4. Phối hợp với các cơ quan liên quan lập biên bản hiện trường vụ cháy. Sau khi có biên bản giám định hiện trường và sự đồng ý của cơ quan Điều tra nhanh chóng thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả do cháy nổ gây ra và khẩn trương phục hồi lại hoạt động.
5. Xác định sơ bộ các thiệt hại về người và tài sản.
6. Tổ chức kiểm Điểm, xác định trách nhiệm đối với cá nhân, bộ phận có liên quan và đưa ra giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn việc cháy, nổ trong đơn vị.
7. Báo cáo nhanh và Báo cáo đầy đủ về việc cháy, nổ đến các cấp theo quy định tại Điều 36 Quy chế này.
Chương VII
1. Nguyên tắc chung:
a) Công tác CNCH được giao cho lực lượng PCCC theo quy định tại Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg ngày 15/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 65/2013/TT-BCA ngày 26/11/2013 của Bộ Công an.
b) Nguyên tắc hoạt động CNCH của lực lượng PCCC phải phù hợp với quy định tại Điều 2 Quy chế này.
2. Các tình huống CNCH:
a) Có người bị nạn trong sự cố cháy, nổ.
b) Có người bị nạn trên sông, suối, hồ, ao, giếng nước, hố sâu có nước, khu du lịch, vui chơi giải trí, bãi tắm.
c) Có người bị nạn trong các sự cố sạt lở đất đá, sập đổ nhà, công trình.
d) Có người mắc kẹt trong các phương tiện khi xảy ra sự cố, tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông.
e) Có người mắc kẹt trong nhà, trong thang máy, trên cao, dưới hầm, hố sâu, trong hang, công trình ngầm.
f) Các tình huống CNCH khác theo quy định của pháp luật.
3. Nguyên tắc khi tham gia CNCH:
a) Người tham gia CNCH phải có trang bị phòng hộ tối thiểu cho bản thân khi thực hiện nhiệm vụ và cho đối tượng được CNCH (đồ dùng bảo hộ, dụng cụ hỗ trợ cứu hộ...).
b) Nhanh chóng xem xét những gì gây nguy hiểm đang, sẽ hoặc có thể xảy ra và bình tĩnh tìm phương án, hướng tốt nhất để đưa người bị nạn thoát ra vùng nguy hiểm. Cố gắng nhờ người khác cùng giúp, nhớ nói lại tình trạng nạn nhân trong khi thao tác hoặc chuyển giao cho người, bộ phận khác.
c) Chỉ tiến hành tại vị trí an toàn cho cả người cứu và nạn nhân khi thực hành sơ cứu, cấp cứu. Nếu tình trạng nạn nhân nguy hiểm cần kết hợp gọi ngay đơn vị y tế trên địa bàn hoặc qua số điện thoại 115 (là số gọi y tế cấp cứu toàn quốc). Khi quan sát tuy có thể không thấy dấu hiệu nguy hiểm thể hiện ra ngoài nhưng vẫn cần xem xét kỹ lưỡng các triệu chứng chấn thương tiềm ẩn khác.
1. Nhiệm vụ CNCH của Đội PCCC cơ sở:
a) CNCH đối với các tai nạn, sự cố xảy ra trong cơ sở và tham gia CNCH ở ngoài cơ sở khi được yêu cầu.
b) Tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức về CNCH cho cán bộ, công nhân viên trong cơ sở.
c) Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về CNCH cho cán bộ, công nhân viên trong cơ sở.
d) Đề xuất ban hành quy định, kế hoạch về công tác CNCH của cơ sở.
2. Phạm vi hoạt động CNCH của Đội PCCC cơ sở:
Đội PCCC cơ sở thực hiện CNCH đối với các tình huống quy định tại Khoản 2 Điều 32 Quy chế này và các quy định của pháp luật có liên quan xảy ra trên địa bàn quản lý.
1. Huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ CNCH:
3. Trang bị và quản lý trang bị CNCH:
1. Cơ chế thông tin CNCH: lực lượng PCCC cơ sở nơi xảy ra sự cố, tai nạn khi nhận được tin báo sự cố, tai nạn cần CNCH thì phải tiếp nhận và xử lý thông tin CNCH; đồng thời, báo ngay cho lực lượng Cảnh sát PCCC qua số điện thoại 114. Lực lượng Cảnh sát PCCC có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý các thông tin sự cố, tai nạn và các yêu cầu về CNCH.
2. Cơ chế phối hợp trong CNCH:
b) Lực lượng PCCC-CNCH của Hải quan khi nhận được tin báo hoặc yêu cầu tham gia xử lý sự cố phải thực hiện theo đúng sự phân công của người có thẩm quyền tại địa bàn, đồng thời tìm cách thông tin nhanh nhất cho người có thẩm quyền của đơn vị Hải quan để nhận chỉ đạo phối hợp.
Chương VIII
1. Đơn vị thực hiện các báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan cảnh sát PCCC và CNCH tại địa bàn.
2. Hàng năm, trước ngày 20/01 của năm sau hoặc đột xuất theo yêu cầu của TCHQ, các đơn vị có trách nhiệm báo cáo công tác PCCC của đơn vị mình quản lý về TCHQ (qua Cục Tài vụ - Quản trị) để tổng hợp và có chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời về công tác PCCC-CNCH trong toàn ngành.
3. Khi xảy ra sự cố cháy nổ, đơn vị lập hai báo cáo: báo cáo nhanh tình hình gửi cơ quan quản lý cấp trên (Cục Tài vụ - Quản trị TCHQ) và cơ quan Cảnh sát PCCC tại địa phương. Sau khi hoàn tất việc xử lý các nội dung liên quan đến sự cố, đơn vị lập báo cáo cụ thể, chi Tiết cho cơ quan quản lý cấp trên (Cục Tài vụ - Quản trị TCHQ).
1. Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc TCHQ có trách nhiệm phổ biến, quán triệt Quy chế này tới tất cả cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, hợp đồng lao động trong đơn vị mình.
2. Căn cứ thực tế tại đơn vị; quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và trên cơ sở Quy chế này, Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc TCHQ xây dựng, ban hành các quy định về PCCC-CNCH của đơn vị mình.
3. Mọi cán bộ, công chức, người lao động trong ngành Hải quan phải có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh Quy chế PCCC và vận động mọi người cùng thực hiện.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, các đơn vị báo cáo TCHQ (Cục Tài vụ - Quản trị) để kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ PCCC-CNCH./.