Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Cảnh sát biển Việt Nam

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải dự thảo
Lưu
Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Nghị định

Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cảnh sát biển Việt Nam
Lĩnh vực: An ninh quốc gia Loại dự thảo:Nghị định
Cơ quan chủ trì soạn thảo: Bộ Quốc phòngTrạng thái:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cảnh sát biển Việt Nam về tổ chức; trang phục; màu sắc, cờ hiệu, phù hiệu, dấu hiệu nhận biết phương tiện; chế độ chính sách của Cảnh sát biển Việt Nam và trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh) trong phối hợp hoạt động với Cảnh sát biển Việt Nam.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Trạng thái: Đã biết
Ghi chú

CHÍNH PHỦ

Số: .....…/2019/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------

DỰ THẢO

 

 

NGHỊ ĐỊNH

Quy định chi tiết một số điều và biện pháp
thi hành luật Cảnh sát biển Việt Nam

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Cảnh sát biển Việt Nam ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điềubiện pháp thi hành Luật Cảnh sát biển Việt Nam.

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cảnh sát biển Việt Nam về tổ chức; trang phục; màu sắc, cờ hiệu, phù hiệu, dấu hiệu nhận biết phương tiện; chế độ chính sách của Cảnh sát biển Việt Nam và trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh) trong phối hợp hoạt động với Cảnh sát biển Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, đơn vị, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 3. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động

1. Cảnh sát biển Việt Nam được tổ chức theo Luật Cảnh sát biển Việt Nam, Nghị định này và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

2. Hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam; tôn trọng và tuân thủ các điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế theo
thẩm quyền.

Điều 4. Biện pháp công tác Cảnh sát biển

1. Cảnh sát biển Việt Nam được áp dụng các biện pháp công tác theo quy định của Luật Cảnh sát biển Việt Nam và các văn bản pháp luật khác có
liên quan.

2. Khi thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật trên biển, các đơn vị nghiệp vụ và cán bộ chuyên trách thuộc Cảnh sát biển Việt Nam được áp dụng các biện pháp công tác cần thiết và phải chịu trách nhiệm về những hoạt động của mình.

3. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam quyết định việc sử dụng các biện pháp công tác theo quy định tại khoản 1 Điều này, chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về quyết định của mình.

Điều 5. Chức danh pháp lý của Cảnh sát biển Việt Nam

1. Cảnh sát viên và Trinh sát viên là chức danh pháp lý của Cảnh sát biển Việt Nam để làm nhiệm vụ xử lý vi phạm hành chính và đấu tranh phòng, chống tội phạm.

2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định điều kiện, tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh pháp lý của Cảnh sát biển Việt Nam.

3. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam quyết định cấp, thu hồi và quy định việc sử dụng Giấy chứng nhận Cảnh sát viên, Trinh sát viên thuộc Cảnh sát biển
Việt Nam.

Điều 6. Kinh phí bảo đảm cho Cảnh sát biển Việt Nam

1. Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có tài khoản được mở tại Kho bạc Nhà nước; kinh phí bảo đảm cho hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam do ngân sách Nhà nước cấp, được ghi riêng một mục trong tổng kinh phí hoạt động của Bộ Quốc phòng.

2. Hàng năm, Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính lập dự toán ngân sách để đảm bảo kinh phí hoạt động cho Cảnh sát biển Việt Nam.

Chương II
TỔ CHỨC CỦA CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM

 Điều 7. Hệ thống tổ chức của Cảnh sát biển Việt Nam

Hệ thống tổ chức của Cảnh sát biển Việt Nam gồm các cấp cơ bản
sau đây:

1. Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có trụ sở tại Hà Nội và cơ quan đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam

a) Các Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển;

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 quản lý các vùng biển và thềm lục địa từ cửa sông Bắc Luân tỉnh Quảng Ninh đến đảo Cồn Cỏ tỉnh Quảng Trị, có trụ sở tại thành phố Hải Phòng.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 quản lý các vùng biển và thềm lục địa từ đảo Cồn Cỏ tỉnh Quảng Trị đến Cù Lao Xanh tỉnh Bình Định, có trụ sở tại tỉnh Quảng Nam.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 quản lý các vùng biển và thềm lục địa từ Cù Lao Xanh tỉnh Bình Định đến bờ Bắc cửa Định An tỉnh Trà Vinh, có trụ sở tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 quản lý các vùng biển và thềm lục địa từ bờ Bắc cửa Định An tỉnh Trà Vinh đến Hà Tiên tỉnh Kiên Giang, có trụ sở tại Phú Quốc - Kiên Giang.

b) Các Đoàn Đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy;

c) Các Đoàn Trinh sát;

d) Trung tâm Đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ Cảnh sát biển.

Phạm vi hoạt động, địa bàn quản lý của các đơn vị quy định tại điểm b, c, d khoản 2 Điều này do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

3. Các đơn vị thuộc các Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, các Đoàn Đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy, các Đoàn Trinh sát, Trung tâm Đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ Cảnh sát biển.

Điều 8. Các cơ quan của Cảnh sát biển Việt Nam

1. Cơ quan của Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam gồm Bộ Tham mưu, Cục Chính trị, Cục Nghiệp vụ và Pháp luật, Cục Hậu Cần, Cục Kỹ thuật, các cơ quan trực thuộc Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam và cơ quan đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Các cơ quan còn lại của Cảnh sát biển Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

Điều 9. Thẩm quyền thành lập, tổ chức lại, giải thể và quy định biên chế, tổ chức, trụ sở của cơ quan, đơn vị thuộc Cảnh sát biển Việt Nam

1. Việc thành lập, tổ chức lại, chia tách, sáp nhập, thay đổi tên gọi, giải thể Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam do cấp có thẩm quyền quyết định.

2. Việc thành lập, tổ chức lại, chia tách, sáp nhập, thay đổi tên gọi, giải thể của các đơn vị quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

3. Tư lệnh, Chính uỷ, Phó Chính uỷ và các Phó Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

4. Việc thành lập, tổ chức lại, chia tách, sáp nhập, thay đổi tên gọi, giải thể và quy định cụ thể biên chế, tổ chức, trụ sở của các cơ quan, đơn vị còn lại của Cảnh sát biển Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định.

Chương III
TRANG PHỤC CỦA CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM

Mục 1
CẢNH HIỆU, CẤP HIỆU, PHÙ HIỆU
CỦA CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM

 

Điều 10. Cảnh hiệu của Cảnh sát biển Việt Nam

1. Cảnh hiệu của Cảnh sát biển Việt Nam hình tròn, ở giữa có ngôi sao năm cánh nổi màu vàng đặt trên nền đỏ tươi, xung quanh có hai bông lúa màu vàng đặt trên nền màu xanh dương, phía dưới hai bông lúa có hình nửa bánh xe răng lịch sử màu vàng, vành ngoài cảnh hiệu màu vàng.

2. Cảnh hiệu có 04 loại: Đường kính 41mm dành cho cấp tướng; đường kính 36 mm, đường kính 33 mm, đường kính 28 mm dành cho cấp tá, cấp úy, hạ sĩ quan, binh sĩ. Cảnh hiệu có đường kính 41mm, 36 mm và 28 mm dập liền với cành tùng kép màu vàng; riêng phần dưới, chính giữa nơ cành tùng kép (loại đường kính 41mm, 36 mm và 28 mm), trên nửa bánh xe răng lịch sử màu vàng (loại đường kính 33 mm) có chữ CSB màu đỏ.

Điều 11. Cấp hiệu của Cảnh sát biển Việt Nam

1. Cấp hiệu của Cảnh sát biển Việt Nam là biểu trưng thể hiện cấp bậc trong ngạch sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên, hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc Cảnh sát biển Việt Nam.

2. Cấp hiệu của sĩ quan Cảnh sát biển Việt Nam

a) Hình dáng: Hai cạnh đầu nhỏ và hai cạnh dọc.

b) Nền cấp hiệu màu xanh dương; nền cấp hiệu của sĩ quan cấp tướng có in chìm hoa văn mặt trống đồng, tâm mặt trống đồng ở vị trí gắn cúc cấp hiệu.

c) Đường viền cấp hiệu màu vàng.

d) Trên nền cấp hiệu gắn: Cúc cấp hiệu, gạch, sao màu vàng. Cúc cấp hiệu hình tròn, dập nổi hoa văn (cấp tướng hình Quốc huy; cấp tá, cấp úy hình hai bông lúa xung quanh và ngôi sao năm cánh màu vàng ở giữa). Cấp hiệu của cấp tướng không có gạch ngang, cấp tá có 02 gạch ngang, cấp úy có 01 gạch ngang, số lượng sao:

Thiếu úy, Thiếu tá, Thiếu tướng: 01 sao;

Trung úy, Trung tá, Trung tướng: 02 sao;

Thượng úy, Thượng tá: 03 sao;

Đại úy, Đại tá: 04 sao.

3. Cấp hiệu của quân nhân chuyên nghiệp Cảnh sát biển Việt Nam

Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng trên nền cấp hiệu có 01 đường màu hồng rộng 5 mm ở chính giữa theo chiều dọc. Số lượng sao trên cấp hiệu:

Thiếu úy, Thiếu tá: 01 sao;

Trung úy, Trung tá: 02 sao;

Thượng úy, Thượng tá: 03 sao;

Đại úy: 04 sao.

4. Cấp hiệu của hạ sĩ quan - binh sĩ Cảnh sát biển Việt Nam

a) Hình dáng: Hai cạnh đầu nhỏ và hai cạnh dọc.

b) Nền cấp hiệu màu xanh dương.

c) Đường viền cấp hiệu màu vàng.

d) Trên nền cấp hiệu gắn: Cúc cấp hiệu, vạch ngang hoặc vạch hình chữ V màu vàng. Cúc cấp hiệu dập nổi hoa văn hình hai bông lúa xung quanh và ngôi sao năm cánh màu vàng ở giữa. Số vạch ngang hoặc vạch hình chữ V:

Binh nhì: 01 vạch hình chữ V;

Binh nhất: 02 vạch hình chữ V;

Hạ sĩ: 01 vạch ngang;

Trung sĩ: 02 vạch ngang;

Thượng sĩ: 03 vạch ngang.

5. Cấp hiệu của học viên đào tạo sĩ quan, hạ sĩ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật Cảnh sát biển Việt Nam.

a) Hình dáng: Hai cạnh đầu nhỏ và hai cạnh dọc.

b) Nền cấp hiệu màu xanh dương.

c) Đường viền cấp hiệu: Màu vàng. Học viên đào tạo sĩ quan đường viền rộng 5 mm; học viên đào tạo hạ sĩ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật đường viền rộng 3 mm.

d) Trên nền cấp hiệu gắn cúc cấp hiệu. Cúc cấp hiệu dập nổi hoa văn hình hai bông lúa xung quanh và ngôi sao năm cánh màu vàng ở giữa.

Điều 12. Phù hiệu của Cảnh sát biển Việt Nam

1. Phù hiệu của Cảnh sát biển Việt Nam gồm: nền phù hiệu, hình phù hiệu, cành tùng; biểu tượng của Cảnh sát biển Việt Nam; biển tên; lô gô Cảnh sát biển Việt Nam.

a) Nền phù hiệu hình bình hành, màu xanh dương.

b) Trên nền phù hiệu có hình phù hiệu Cảnh sát biển màu vàng; nền phù hiệu cấp tướng có viền màu vàng rộng 5mm ở ba cạnh.

2. Hình phù hiệu của Cảnh sát biển Việt Nam có màu vàng, hình khiên, hai thanh kiếm vắt chéo phía sau, bên trong có hình mỏ neo; phía dưới có hình bông lúa màu vàng; phía trên có hình ngôi sao năm cánh màu vàng.

3. Cành tùng màu vàng, gồm hai loại:

a) Cành tùng đơn của sĩ quan cấp tướng;

b) Cành tùng đơn của sĩ quan cấp tá, cấp úy.

4. Lô gô Cảnh sát biển Việt Nam: hình khiên trên nền xanh đậm, ngoài viền đỏ, trong viền vàng; ở giữa hình khiên nhỏ viền đỏ, hai thanh kiếm vắt chéo phía sau, bên trong có hình mỏ neo; phía dưới phù hiệu có hình bông lúa màu vàng; phía trên có hình ngôi sao năm cánh màu vàng, ngay dưới ngôi sao là dòng chữ CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM, kế đến là dòng chữ VIETNAM COAST GUARD; phía dưới hai bông lúa có hình nửa bánh xe răng lịch sử màu vàng.

5. Biểu tượng Cảnh sát biển Việt Nam

Là cánh sóng ở giữa có hình lá chắn nền xanh đậm viền vàng, có hai thanh kiếm vắt chéo phía sau, bên trong có hình mỏ neo, hai bên hình cánh sóng.

6. Biển tên

Hình chữ nhật, kích thức 2 x 8cm, nền xanh đậm, viền vàng, góc phía trên bên phải hình lá cờ đỏ sao vàng, chính giữa biển tên là tên được in chìm
màu trắng.

Điều 13. Phù hiệu kết hợp cấp hiệu của Cảnh sát biển Việt Nam

Phù hiệu kết hợp cấp hiệu của Cảnh sát biển Việt Nam có cấu tạo cơ bản gồm: nền phù hiệu, hình phù hiệu, sao, gạch (đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp), vạch (đối với hạ sĩ quan); riêng cấp tướng không có gạch và binh sĩ không có vạch. Màu nền phù hiệu kết hợp cấp hiệu và màu hình phù hiệu thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 12 Nghị định này.

1. Cấp tướng gắn hình phù hiệu, sao năm cánh mầu vàng. Số lượng sao:

Thiếu tướng: 1 sao;

Trung tướng: 2 sao.

2. Sĩ quan.

a) Số lượng sao trên phù hiệu kết hợp cấp hiệu của sĩ quan như số lượng sao trên cấp hiệu của sĩ quan quy định tại điểm d khoản 2 Điều 11 Nghị định này.

b) Sao, gạch của sĩ quan trên phù hiệu kết hợp cấp hiệu có màu vàng; cấp tá có hai gạch dọc, cấp úy có một gạch dọc.

3. Quân nhân chuyên nghiệp có phù hiệu kết hợp cấp hiệu như phù hiệu kết hợp cấp hiệu của sĩ quan quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Hạ sĩ quan, binh sĩ.

a) Phù hiệu kết hợp cấp hiệu của hạ sĩ quan gồm nền phù hiệu, hình phù hiệu, sao màu vàng và một vạch dọc bằng tơ màu vàng tươi rộng 3 mm. Số lượng sao trên phù hiệu kết hợp cấp hiệu:

Hạ sĩ: 01 sao;

Trung sĩ: 02 sao;

Thượng sĩ: 03 sao.

b) Phù hiệu kết hợp cấp hiệu của binh sĩ gồm nền phù hiệu, hình phù hiệu và sao màu vàng. Số lượng sao trên phù hiệu kết hợp cấp hiệu:

Binh nhì: 01 sao;

Binh nhất: 02 sao.

5. Học viên.

a) Phù hiệu kết hợp cấp hiệu của học viên là sĩ quan như phù hiệu kết hợp cấp hiệu của sĩ quan quy định tại khoản 2 Điều này.

b) Phù hiệu kết hợp cấp hiệu của học viên đào tạo sĩ quan gồm nền phù hiệu, một vạch dọc bằng tơ màu vàng tươi rộng 5 mm và hình phù hiệu, không
có sao.

c) Phù hiệu kết hợp cấp hiệu của học viên đào tạo hạ sĩ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật cơ bản như của học viên đào tạo sĩ quan; chỉ khác, vạch dọc bằng tơ màu vàng tươi rộng 3 mm.

Mục 2
CẢNH PHỤC CỦA CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM

 

Điều 14. Cảnh phục của Cảnh sát biển Việt Nam

Cảnh phục của Cảnh sát biển Việt Nam bao gồm:

1. Cảnh phục dự lễ;

2. Cảnh phục thường dùng;

3. Cảnh phục dã chiến;

4. Cảnh phục nghiệp vụ;

5. Trang phục của công nhân, viên chức quốc phòng.

Điều 15. Cảnh phục dự lễ mùa đông của nam sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên là sĩ quan và học viên đào tạo sĩ quan

1. Mũ kêpi

a) Kiểu mẫu: Mũ có đỉnh hình ô van; cúc chốt mũ của cấp tướng, dập nổi hình Quốc huy, của cấp tá, cấp úy dập nổi hình ngôi sao năm cánh màu vàng; ở giữa cầu mũ phía trước có tán ô dê để đeo cảnh hiệu, phía trước trên lưỡi trai có dây coóc đông, phía dưới lưỡi trai có hình hai bông lúa.

b) Màu sắc:

Đỉnh mũ màu xanh đen

Thành mũ màu xanh dương

Lót thành cầu, bọc lưỡi trai, dây quai mũ màu đen.

Dây coóc đông, bông lúa màu vàng.

2. Quần, áo khoác

a) Kiểu mẫu

Áo khoác: Kiểu dài tay, ve chữ V, thân trước có 04 túi ốp nổi, thân sau có sống sau xẻ dưới, vai áo có dây vai đeo cấp hiệu, áo có lót thân và tay. Trên tay áo bên trái có gắn lô gô Cảnh sát biển Việt Nam quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định này.

Quần: Kiểu quần âu dài, có 02 túi chéo, cửa quần mở suốt kéo khóa fecmơtuya.

b) Màu sắc: màu xanh tím than.

3. Áo sơ mi mặc trong: Kiểu áo buông, mặc bỏ trong quần, dài tay, cổ đứng, màu trắng.

4. Caravat: Kiểu thắt sẵn, cùng màu áo khoác.

5. Dây lưng: Cốt dây bằng da; màu đen; cấp tướng may ốp hai lớp da, cấp tá, cấp úy bằng da một mặt nhẵn. Khóa dây lưng bằng kim loại màu vàng có dập nổi ngôi sao năm cánh nội tiếp trong vòng tròn, phía dưới dập nổi dòng chữ Cảnh sát biển Việt Nam.

6. Giầy da: Màu đen; cấp tướng kiểu giầy mũi trơn, cột dây cố định; cấp tá kiểu mũi có vân ngang, cột dây cố định; cấp úy kiểu mũi có vân ngang, buộc dây.

7. Bít tất: Kiểu dệt ống, cùng màu với quần.

Điều 16. Cảnh phục dự lễ mùa đông của nữ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên là sĩ quan và học viên đào tạo sĩ quan Cảnh sát biển Việt Nam

1. Mũ mềm

a) Kiểu mẫu: Kiểu mũ vải liền vành xung quanh, lật hai bên tai và sau gáy, phía trước trán có tán ô dê để đeo cảnh hiệu, phía trước trên lưỡi trai có dây coóc đông, phía dưới lưỡi trai có hình hai bông lúa.

b) Màu sắc, màu xanh tím than, dây coóc đông, bông lúa màu vàng.

2. Quần, áo khoác

a) Kiểu mẫu:

Áo khoác: kiểu dài tay, ve chữ V, phía dưới thân trước có 02 túi ốp nổi, áo có chiết vai và eo, thân sau có sống sau xẻ dưới, vai có dây vai đeo cấp hiệu, trên tay áo bên trái có gắn lô gô Cảnh sát biển Việt Nam theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định này.

Quần: Kiểu quần âu dài, có hai túi dọc, cửa quần mở suốt, kéo khóa fecmơtuya.

b) Màu sắc: màu xanh tím than.

3. Áo sơ mi mặc trong: Kiểu áo buông, có chít eo, mặc bỏ trong quần, dài tay, cổ đứng, màu trắng.

4. Caravat: Kiểu thắt sẵn, cùng màu áo khoác.

5. Giầy da: Kiểu mũi vuông trơn, gót cao, nẹp ô dê luồn dây trang trí,
màu đen.

6. Bít tất: Kiểu dệt ống, cùng màu với quần.

Điều 17. Cảnh phục dự lễ mùa hè của nam sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên là sĩ quan và học viên đào tạo sĩ quan Cảnh sát biển Việt Nam

1. Mũ kêpi, quần, dây lưng, giầy da, bít tất: Màu sắc, kiểu mẫu thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 15 Nghị
định này.

2. Áo

Kiểu mẫu: Kiểu áo ký giả ngắn tay, ve chữ V, thân trước có 04 túi ốp nổi, thân sau có sống sau xẻ dưới, vai áo có dây vai đeo cấp hiệu, trên tay áo bên trái có gắn lô gô Cảnh sát biển Việt Nam theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định này.

Màu sắc: màu xanh tím than.

Điều 18. Cảnh phục dự lễ mùa hè của nữ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên là sĩ quan và học viên đào tạo sĩ quan Cảnh sát biển Việt Nam

1. Mũ mềm: Kiểu mẫu, màu sắc thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định này.

2. Váy, áo

a) Kiểu mẫu                                       

Áo: Kiểu áo ký giả ngắn tay, ve chữ V, phía dưới thân trước có 02 túi ốp nổi, áo có chiết vai và eo, thân sau có sống sau xẻ dưới, vai có dây vai đeo cấp hiệu, trên tay áo bên trái có gắn lô gô Cảnh sát biển Việt Nam theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định này.

Váy: Kiểu ôm sát người, dài dưới gối, có lớp vải lót trong, phía dưới thân sau có xẻ.

b) Màu sắc: xanh tím than

3. Ghệt da: Ghệt cao cổ có khóa kéo, cổ ghệt cao ngang bắp chân, mũi trơn, mặt đế có hoa văn chống trơn; màu đen.

4. Quần tất: Màu da chân.

Điều 19. Trang phục dự lễ của công nhân và viên chức quốc phòng

1. Nam mặc com-lê, nữ mặc áo dài truyền thống phụ nữ Việt Nam, đi giầy da, bít tất.

2. Chi tiết về kiểu mẫu, màu sắc trang phục dự lễ của công nhân và viên chức quốc phòng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Điều 20. Cảnh phục dự lễ của hạ sĩ quan - binh sĩ, học viên đào tạo hạ sĩ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật; cảnh phục thường dùng, cảnh phục dã chiến, cảnh phục nghiệp vụ, cảnh phục công tác; mũ và áo ấm của Cảnh sát biển Việt Nam

1. Cảnh phục của Cảnh sát biển Việt Nam bao gồm: cảnh phục dự lễ, cảnh phục thường dùng, cảnh phục dã chiến, cảnh phục nghiệp vụ, cảnh phục công tác và áo ấm.

2. Cảnh phục dự lễ của hạ sĩ quan - binh sĩ, học viên đào tạo hạ sĩ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật gồm cảnh phục dự lễ mùa đông và cảnh phục dự lễ mùa hè; bao gồm: Mũ, quần, áo, dây lưng, giầy, bít tất; màu sắc cảnh phục theo quy định.

3. Cảnh phục thường dùng của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên là sĩ quan, nữ hạ sĩ quan - binh sĩ, công nhân và viên chức quốc phòng gồm cảnh phục thường dùng mùa đông và cảnh phục thường dùng mùa hè:

a) Cảnh phục thường dùng mùa đông bao gồm: Mũ, quần, áo khoác, áo sơ mi mặc trong, caravat, dây lưng, giầy, bít tất.

b) Cảnh phục thường dùng mùa hè bao gồm: Mũ, quần, áo, dây lưng, giầy, bít tất.

4. Cảnh phục thường dùng của nam hạ sĩ quan - binh sĩ; nam học viên chưa phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, nam học viên đào tạo hạ sĩ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật: Sử dụng một kiểu cảnh phục dùng chung cho mùa đông và mùa hè, bao gồm: Mũ, quần, áo, dây lưng, giầy, bít tất.

5. Cảnh phục dã chiến của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên đào tạo sĩ quan và hạ sĩ quan - binh sĩ bao gồm: Mũ huấn luyện, chiến đấu, mũ mềm dã chiến, quần áo dã chiến, ghệt dã chiến, dây lưng dã chiến.

6. Cảnh phục nghiệp vụ của các lực lượng làm nhiệm vụ tuần tra song phương, thông tin đường dây, công tác tàu, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn và làm nhiệm vụ đặc thù gồm hai loại cảnh phục nghiệp vụ mùa đông và mùa hè, bao gồm: Mũ, quần áo, giầy hoặc ghệt, găng tay, dây lưng, dây chiến thắng.

7. Cảnh phục công tác các ngành, nghề chuyên môn trong Cảnh sát biển Việt Nam, khi thực hiện nhiệm vụ đặc thù, bao gồm: Mũ, quần, áo, giầy
hoặc ghệt.

8. Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam được cấp mũ, áo chống rét; sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp thêm áo khoác quân dụng; hạ sĩ quan - binh sĩ nam làm nhiệm vụ canh gác thêm áo khoác gác.

Điều 21. Quy định về quản lý, sử dụng cảnh hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và cảnh phục của Cảnh sát biển Việt Nam

1. Cảnh hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và cảnh phục của Cảnh sát biển Việt Nam được sử dụng cho cán bộ, chiến sỹ thuộc biên chế Cảnh sát biển Việt Nam.

2. Cảnh hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và cảnh phục của Cảnh sát biển Việt Nam được cấp phát, sử dụng đồng bộ, chặt chẽ theo quy định của pháp luật. Việc sử dụng, thu hồi cảnh hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và cảnh phục đối với từng đối tượng đang phục vụ, thôi phục vụ trong Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

3. Nghiêm cấm cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân sản xuất, làm giả, làm nhái, tàng trữ, thuê, mượn, trao đổi, mua bán, cho, tặng và sử dụng trái phép cảnh hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và cảnh phục của Cảnh sát biển Việt Nam. Trường hợp vi phạm, tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

4. Thời gian, loại cảnh phục được sử dụng của các cơ quan, đơn vị thuộc Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện thống nhất theo quy định của Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam.

5. Khi thực hiện nhiệm vụ cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam phải mang cảnh hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và cảnh phục đúng quy định. Các trường hợp làm nhiệm vụ thực hiện chuyên án, vụ án hình sự có thể được mặc thường phục theo quy định của Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam.

6. Khi thực hiện nhiệm vụ của đội danh dự, nhạc lễ, tiêu binh, đón tiếp theo nghi lễ Nhà nước, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam mang mặc trang phục theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Chương IV
MÀU SẮC, CỜ HIỆU VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
TÀU THUYỀN, XUỒNG, MÁY BAY CỦA CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM

Điều 22. Cờ hiệu

Cờ hiệu của Cảnh sát biển Việt Nam hình tam giác cân, nền xanh nước biển, chiều cao 1,5m, cạnh đáy 1,0m, có quốc huy ở giữa và mũi tên màu vàng chạy ngang phía sau.

Cờ hiệu treo trên cột cờ cao 2,5m cắm ở đuôi tàu (riêng tàu tìm kiếm cứu nạn cắm ở boong thượng phía sau).

Điều 23. Ký hiệu

Ký hiệu tàu thuyền, xuồng tuần tra Cảnh sát biển được thể hiện như sau:

Ba vạch liền kề nhau ở trên hai mạn khô thân tàu thuyền, xuồng. Vạch số 1 màu da cam đặt ở điểm cuối của mũi tàu thuyền, xuồng giáp với điểm đầu của thân tàu, xuồng chếch 30o - 40o, tâm của vạch số 1 gắn phù hiệu Cảnh sát biển Việt Nam. Tiếp đến vạch số 2 màu trắng, vạch số 3 màu xanh dương. Chiều rộng của vạch số 1 tùy theo kích thước tàu thuyền, xuồng của từng chủng loại tàu thuyền, xuồng; chiều rộng của vạch số 2 và số 3 bằng 1/4 vạch số 1. Chiều dài của các vạch bằng chiều cao mạn khô của thân tàu thuyền, xuồng.

Điều 24. Màu sắc của tàu thuyền, xuồng Cảnh sát biển Việt Nam

1. Tàu tìm kiếm cứu nạn

Thân tàu sơn màu da cam, mặt boong sơn màu xanh lá cây. Phía trước vạch ký hiệu là số phiên hiệu của tàu sơn màu trắng, phía sau vạch ký hiệu là dòng chữ VIETNAM COAST GUARD kiểu chữ in hoa, màu trắng.

Cabin sơn màu trắng, đường viền phía trên cabin sơn màu da cam, trên hai mạn cabin là dòng chữ CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM kiểu chữ in hoa, màu
xanh dương.

Trên ống khói sơn hình cờ đỏ, sao vàng.

2. Tàu tuần tra và các loại tàu khác

Thân tàu sơn màu trắng, mặt boong sơn màu xanh lá cây. Phía trước vạch ký hiệu là số phiên hiệu của tàu, sơn màu xanh dương. Phía sau vạch ký hiệu là dòng chữ VIETNAM COAST GUARD kiểu chữ in hoa, màu xanh dương.

Cabin sơn màu trắng, trên hai mạn cabin là dòng chữ CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM kiểu chữ in hoa, màu xanh dương.

Trên ống khói sơn hình cờ đỏ, sao vàng.

Ụ pháo sơn màu ghi.

3. Xuồng tuần tra

Thân xuồng sơn màu trắng. Phía trước vạch ký hiệu là số phiên hiệu của xuồng, sơn màu xanh dương. Phía sau vạch ký hiệu, hàng trên là dòng chữ CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM, hàng dưới là dòng chữ VIETNAM COAST GUARD kiểu chữ in hoa, màu xanh dương.

Cabin sơn màu trắng.

4. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam quy định cụ thể kích thước vạch số 1, phù hiệu Cảnh sát biển, dòng chữ CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM, VIETNAM COAST GUARD, hình cờ đỏ, sao vàng trên ống khói phù hợp với từng chủng loại tàu thuyền, xuồng tuần tra của Cảnh sát biển Việt Nam.

Điều 25. Màu sắc máy bay Cảnh sát biển Việt Nam

1. Thân máy bay

Thân máy bay phía dưới sơn màu xanh nước biển (tính từ vạch dưới cửa sổ lồi của máy bay trở xuống phần bụng máy bay cho tới sát cửa kính cabin
khoang lái).

Thân máy bay phía trên sơn màu trắng (tính từ vạch dưới cửa sổ lồi của máy bay trở lên phần lưng máy bay cho tới sát cửa kính cabin khoang lái và phần cánh máy bay).

2. Đầu máy bay

Đầu máy bay có 2 vạch ký hiệu màu vàng da cam và màu trắng được sơn trên nền sơn màu xanh nước biển của thân máy bay phía dưới. Vạch số 1 sơn màu vàng da cam từ mép dưới cabin lái xuống sát mép bụng dưới thân máy bay, chếch 15o đến 20o, chiều rộng 0,5m - 1,0m (tùy theo kích thước máy bay). Ở giữa sơn phù hiệu Cảnh sát biển Việt Nam. Tiếp đến vạch số 2 sơn màu trắng, song song và rộng bằng 1/4 vạch số 1.

Phần trước hai vạch ký hiệu viết số máy bay màu trắng;

Phần sau hai vạch ký hiệu viết chữ in hoa màu trắng trên thân máy bay màu xanh nước biển:

CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM (HÀNG TRÊN)

VIETNAM COAST GUARD (HÀNG DƯỚI)

Phần mũi máy bay sơn màu xanh nước biển.

3. Cánh máy bay

Cánh chính và cánh đuôi ngang: Phần trên cánh và dưới cánh sơn
màu trắng.

Cánh đuôi đứng: Phía trên hai bên chóp đuôi đứng sơn hình Quốc kỳ Việt Nam, phía dưới sơn phù hiệu Cảnh sát biển Việt Nam, phần còn lại hai bên của đuôi đứng sơn màu trắng.

4. Động cơ máy bay và cánh quạt

Vỏ ngoài 2 động cơ và cánh quạt sơn màu trắng.

5. Màu sắc, cờ hiệu và dấu hiệu nhận biết trên các bộ phận khác của máy  bay tùy thuộc vào công năng, kích cỡ của từng loại máy bay thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Chương V
CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CHIẾN SĨ
CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM

Điều 26. Chế độ, chính sách chung đối với cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam

Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam được hưởng lương theo ngạch, bậc, chức vụ; được hưởng chế độ phụ cấp đặc thù, chế độ ưu đãi phù hợp với địa bàn công tác, yêu cầu nhiệm vụ và chế độ, chính sách khác theo quy định của pháp luật đối với cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam.

Điều 27. Chế độ ưu đãi đặc thù của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam và cách tính trả

1. Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam được hưởng hưởng các chế độ ưu đãi đặc thù gồm: phụ cấp thâm niên, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp ngày đi biển, phụ cấp độc hại, phụ cấp công tác ở vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, phụ cấp công tác lâu năm ở hải đảo, phụ cấp đặc thù đi biển, phụ cấp đối với lực lượng thực hiện nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền các vùng biển Việt Nam và các chế độ ưu đãi khác theo quy định của pháp luật.

2. Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam làm việc trên các tàu Cảnh sát biển đi làm nhiệm vụ trên biển được hưởng phụ cấp đặc biệt như sau:

a) Cách đất liền 10 hải lý được hưởng mức phụ cấp 30% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hoặc phụ cấp quân hàm hiện hưởng;

b) Cách đất liền 30 hải lý được hưởng mức phụ cấp 50% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hoặc phụ cấp quân hàm hiện hưởng;

c) Cách đất liền 50 hải lý trở lên được hưởng 100% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hoặc phụ cấp quân hàm hiện hưởng.

3. Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam thuộc tổ bay, ban bay hoặc thực hiện nhiệm vụ trên máy bay Cảnh sát biển được hưởng chế độ phụ cấp kỹ thuật bay, phụ cấp giờ bay, phụ cấp bay thử, phụ cấp chỉ huy ban bay và các chế độ phụ cấp khác như phi công, tổ bay quân sự của quân chủng Phòng không – không quân; các chế độ khác như cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam.

4. Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi nào thì được hưởng chế độ ưu đãi đó. Khi thay đổi nhiệm vụ, địa bàn công tác được hưởng mức chế độ ưu đãi thấp sang hưởng chế độ ưu đãi cao hơn (hoặc ngược lại) thì được điều chỉnh mức hưởng chế độ ưu đãi từ tháng thay đổi nhiệm vụ, địa bàn công tác. Khi thôi làm nhiệm vụ, chuyển địa bàn công tác thuộc diện không được hưởng chế độ ưu đãi thì chấm dứt hưởng chế độ ưu đãi kể từ tháng tiếp theo.

5. Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam đồng thời được hưởng chế độ ưu đãi, phụ cấp tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau thì được chọn một mức hưởng cao nhất.

6. Các chế độ ưu đãi của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng; không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.

7. Nguồn kinh phí để chi trả chế độ, chính sách đối với cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam do ngân sách nhà nước bảo đảm, được bố trí trong dự toán hàng năm của Cảnh sát biển Việt Nam theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

CHƯƠNG VI
TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP

Mục 1
TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG VỚI BỘ TRƯỞNG, THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN NGANG BỘ, CHỦ TỊCH ỦY BAN
NHÂN DÂN CẤP TỈNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
CỦA CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM

Điều 28. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

1. Phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc phối hợp hoạt động giữa Cảnh sát biển Việt Nam với các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điều 22, Điều 23, Điều 24 của Luật Cảnh sát biển Việt Nam.

2. Chỉ huy, chỉ đạo trực tiếp đối với hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam theo quy định của Luật Cảnh sát biển Việt Nam và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, lực lượng thuộc quyền phối hợp hoạt động với Cảnh sát biển Việt Nam.

3. Chỉ đạo Cảnh sát biển Việt Nam và các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng thuộc quyền phối hợp với cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để tạo điều kiện cho Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Điều 29. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Công an

Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng thuộc quyền phối hợp với Cảnh sát biển Việt Nam trong các hoạt động sau:

1. Thông báo cho Cảnh sát biển Việt Nam các thông tin cần thiết về bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và các thông tin khác có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Cảnh sát biển Việt Nam trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Hướng dẫn, hỗ trợ Cảnh sát biển Việt Nam về chuyên môn nghiệp vụ an ninh, trật tự và các công tác nghiệp vụ khác.

3. Giáo dục, tuyên truyền pháp luật về lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 30. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng thuộc quyền phối hợp với Cảnh sát biển Việt Nam trong các hoạt động sau:

1. Trao đổi thông tin, tài liệu cần thiết về chủ trương, chính sách của Nhà nước trong hoạt động đối ngoại có liên quan đến hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam; thông tin về quyền và nghĩa vụ của Việt Nam có liên quan đến hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam theo các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Hướng dẫn, hỗ trợ Cảnh sát biển Việt Nam giải quyết các trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3. Hướng dẫn, hỗ trợ Cảnh sát biển Việt Nam trong các hoạt động hợp tác quốc tế, phối hợp thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực quản lý biển.

4. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên trách về công tác quản lý biển.

Điều 31. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng thuộc quyền phối hợp với Cảnh sát biển Việt Nam trong các hoạt động sau:

1. Thông báo kịp thời khi có những thay đổi về hệ thống báo hiệu hàng hải, độ sâu cho phép các loại tàu ra, vào các luồng và cảng biển, xây dựng mới hoặc phá dỡ các công trình trên biển và các chướng ngại vật khác trên vùng biển Việt Nam để đảm bảo an toàn hàng hải cho các tàu, thuyền hoạt động trên biển.

Thông báo về việc ban hành mới, đình chỉ, gia hạn, sửa đổi, thu hồi hoặc hủy bỏ các giấy tờ, tài liệu; các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan tới hoạt động của các tàu, thuyền trên biển và việc cấp phép cho tàu, thuyền của nước ngoài vào hoạt động tại cảng biển và các khu vực hàng hải của Việt Nam.

Thông báo kịp thời các thông tin về an ninh hàng hải theo quy định của pháp luật; phối hợp diễn tập các tình huống sự cố an ninh hàng hải trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Hướng dẫn, hỗ trợ Cảnh sát biển Việt Nam về công tác chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành để xác định hành vi vi phạm, mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về hàng hải gây ra.

3. Hoạt động hợp tác quốc tế về hàng hải.

4. Giáo dục, tuyên truyền pháp luật về hàng hải cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 32. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài chính

Bộ trưởng Bộ Tài Chính có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng thuộc quyền phối hợp với Cảnh sát biển Việt Nam trong các hoạt động sau:

1. Nghiên cứu, xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về tài chính, thuế, hải quan liên quan đến vận chuyển, mua bán hàng hóa trên biển.

2. Trao đổi thông tin, tài liệu cần thiết về lĩnh vực thuế, hải quan; các loại mẫu hóa đơn, chứng từ và giấy tờ cần thiết khác khi vận chuyển hàng hóa
trên biển.

3. Phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý của mình trên các vùng biển và thềm lục địa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

4. Hướng dẫn công tác thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính; xử lý tang vật, tài sản bị tịch thu sung công quỹ Nhà nước.

5. Phối hợp, tổ chức bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ thuế, hải quan cho cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam.

6. Giáo dục, tuyên truyền pháp luật về lĩnh vực thuế, hải quan cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 33. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng thuộc quyền phối hợp với Cảnh sát biển Việt Nam trong các hoạt động sau:

1. Tổng hợp kế hoạch đầu tư 5 năm, hàng năm; xác định danh mục các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và các dự án ưu tiên thu hút vốn đầu tư nước ngoài, vốn ODA… nhằm xây dựng và phát triển Cảnh sát biển Việt Nam.

2. Theo dõi, kiểm tra hoạt động đầu tư, đề xuất hướng xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành, triển khai thực hiện dự án đầu tư; kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động đầu tư.

Điều 34. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng thuộc quyền phối hợp với Cảnh sát biển Việt Nam trong các hoạt động sau:

1. Cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết về hoạt động thủy sản trên biển; các loại mẫu giấy phép, giấy tờ và chứng chỉ chuyên môn có liên quan đến hoạt động thủy sản trên biển.

2. Thông báo tên, ký hiệu, sổ đăng ký, đặc điểm nhận dạng, tuyến hành trình, khu vực hoạt động của các phương tiện, tàu, thuyền nước ngoài và các phương tiện, tàu, thuyền thuê của nước ngoài vào hoạt động thủy sản tại các vùng biển Việt Nam ít nhất năm ngày trước khi phương tiện, tàu, thuyền này vào vùng biển Việt Nam.

3. Hướng dẫn, hỗ trợ Cảnh sát biển Việt Nam về công tác chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành thủy sản để xác định các hành vi vi phạm trong lĩnh vực thủy sản trên biển.

4. Lập các phương án để kiểm tra, kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực thủy sản trên biển.

5. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản

6. Giáo dục, tuyên truyền pháp luật về thủy sản cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 35. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng thuộc quyền phối hợp với Cảnh sát biển Việt Nam trong các hoạt động sau:

1. Nghiên cứu xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến khai thác và sử dụng tài nguyên, môi trường biển, hải đảo.

2. Trao đổi thông tin, cung cấp các tài liệu về tài nguyên, môi trường biển và các hoạt động khác có liên quan đến bảo vệ tài nguyên, môi trường biển.

Thông báo về việc ban hành mới, thay đổi các quy định, tiêu chuẩn Việt Nam hoặc các nội dung cần thiết khác có liên quan đến bảo vệ tài nguyên, môi trường biển.

3. Hướng dẫn, hỗ trợ về công tác chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành tài nguyên, môi trường biển và hải đảo để xác định các hành vi vi phạm trong hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, khắc phục sự cố môi trường biển và hải đảo.

4. Bảo vệ tài nguyên, môi trường biển và khắc phục sự cố ô nhiễm môi trường biển.

5. Thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực bảo vệ tài nguyên, môi
trường biển.

6. Giáo dục, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường biển cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 36. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng thuộc quyền phối hợp với Cảnh sát biển Việt Nam trong các hoạt động sau:

1. Trao đổi thông tin, tài liệu cần thiết về việc sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện; tuyến cáp viễn thông trên biển và trạm cấp bờ của tuyến cáp viễn thông trên biển nằm trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Thực hiện các hoạt động được quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và chế độ làm việc của Ủy ban Tần số vô tuyến điện có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Cảnh sát biển Việt Nam.

3. Bảo vệ an ninh thông tin, an toàn hệ thống tuyến cáp viễn thông trên biển và trạm cấp bờ của tuyến cáp viễn thông trên biển nằm trong vùng biển Việt Nam.

Điều 37. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Công thương

Bộ trưởng Công thương có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng thuộc quyền phối hợp với Cảnh sát biển Việt Nam trong các hoạt động sau:

1. Trao đổi thông tin, tài liệu về vận chuyển hàng hóa trên biển có liên quan tới hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tái nhập, chuyển khẩu, thương mại biên giới, quá cảnh hàng hóa, hoạt động ủy thác xuất nhập khẩu, xuất xứ hàng hóa vận chuyển trên biển;

Thông tin về kế hoạch khai thác, phát triển, thu dọn mỏ dầu khí; tìm kiếm, thăm dò dầu khí và hoạt động khác theo hợp đồng dầu khí và theo quy định của pháp luật về dầu khí;

Thông tin về hoạt động buôn lậu, sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng cấm, gian lận thương mại, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và các hành vi vi phạm pháp luật khác trên biển.

Thông tin về hóa chất, tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp, tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp; hóa chất thuộc Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học.

2. Thực hiện việc huy động người, tàu thuyền và phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật dân sự để bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền trên biển theo quy định của Chính phủ.

3. Phòng, chống, xử lý hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm và gian lận thương mại; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên biển.

Điều 38. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp phối hợp chặt chẽ trong các công tác chuyên môn nghiệp vụ tìm kiếm cứu nạn và khắc phục sự cố trên biển, quản lý địa bàn có liên quan đến hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam; hỗ trợ, giúp đỡ về nơi đóng quân, trú đậu tàu, kho tàng, bến bãi và các điều kiện khác, tạo thuận lợi cho Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện nhiệm vụ.

2. Hỗ trợ và thực hiện công tác xử lý vi phạm hành chính pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quy định khác của pháp luật.

3. Giáo dục, tuyên truyền cho các tổ chức, cá nhân thuộc địa phương hoạt động trên biển chấp hành các quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Mục 2

TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP

HOẠT ĐỘNG GIỮA CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM VỚI CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ, LỰC LƯỢNG CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG TRÊN BIỂN

Điều 39. Trách nhiệm phối hợp hoạt động giữa Cảnh sát biển Việt Nam với các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng thuộc Bộ Công an

1. Trách nhiệm của Cảnh sát biển Việt Nam:

a) Thông báo tình hình chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia; an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội trên biển;

b) Chủ trì bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên biển bằng biện pháp pháp luật;

c) Chủ trì tuần tra, kiểm soát trên biển bảo đảm thực thi pháp luật; chống cướp biển, cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền trong vùng biển Việt Nam;

d) Chủ trì truy đuổi, bắt giữ các đối tượng, phương tiện vi phạm pháp luật trên biển khi có thông báo của lực lượng thuộc Bộ Công an;

đ) Chủ trì tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trên biển;

e) Bàn giao hồ sơ, đối tượng, phương tiện, tang vật trong vụ việc vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền xử lý của lực lượng Công an; tiếp nhận hồ sơ, đối tượng, phương tiện, tang vật trong vụ việc vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền Cảnh sát biển Việt Nam;

g) Phối hợp thực hiện các nội dung khác theo quy định của Luật Cảnh sát biển Việt Nam và các quy định pháp luật có liên quan.

2. Trách nhiệm của lực lượng thuộc Bộ Công an:

a) Thông báo tình hình chủ quyền quốc gia, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Cảnh sát biển Việt Nam;

b) Chủ trì điều tra, bắt giữ người vi phạm pháp luật trên biển đang trốn tránh trên đất liền theo thông báo của Cảnh sát biển Việt Nam;

c) Bàn giao hồ sơ, đối tượng, phương tiện, tang vật trong vụ việc thuộc thẩm quyền xử lý của Cảnh sát biển Việt Nam; tiếp nhận hồ sơ, đối tượng, phương tiện, tang vật trong vụ việc vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của lực lượng Công an;

d) Chủ trì thực hiện công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và các công tác nghiệp vụ khác;

đ) Phối hợp thực hiện các nội dung khác theo quy định của Luật Cảnh sát biển Việt Nam và các quy định pháp luật có liên quan.

Điều 40. Trách nhiệm phối hợp hoạt động giữa Cảnh sát biển Việt Nam với các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng thuộc Bộ Giao thông vận tải

1. Trách nhiệm của Cảnh sát biển Việt Nam:

a) Thông báo tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên biển; thông tin liên quan đến an toàn, an ninh hàng hải;

b) Chủ trì tuần tra, kiểm soát trên biển bảo đảm thực thi pháp luật trên biển; chống cướp biển, cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền trong vùng biển Việt Nam;

c) Chủ trì công bố cấp độ an ninh hàng hải, thay đổi cấp độ an ninh hàng hải, hướng dẫn áp dụng biện pháp an ninh hàng hải trong vùng biển Việt Nam;

d) Chủ trì tổ chức diễn tập các tình huống sự cố an ninh hàng hải trên các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam;

đ) Chủ trì tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trên biển;

e) Bàn giao hồ sơ, đối tượng, phương tiện, tang vật trong vụ việc vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền xử lý của lực lượng thuộc Bộ Giao thông vận tải; tiếp nhận hồ sơ, đối tượng, phương tiện, tang vật trong vụ việc vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền Cảnh sát biển Việt Nam;

g) Phối hợp thực hiện các nội dung khác theo quy định của Luật Cảnh sát biển Việt Nam và các quy định pháp luật có liên quan.

2. Trách nhiệm của các lực lượng thuộc Bộ Giao thông vận tải:

a) Thông báo tình hình vi phạm pháp luật về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và các thông tin khác liên quan đến hoạt động hàng hải trong vùng biển Việt Nam;

b) Chủ trì kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải trong vùng nước cảng biển;

c) Chủ trì tiếp nhận, xử lý, truyền phát thông tin về an ninh hàng hải;

d) Chủ trì cung cấp những thông tin về thông báo hàng hải, báo hiệu hàng hải, luồng hàng hải, chướng ngại vật trên các tuyến hàng hải, luồng hàng hải; quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan đến hoạt động của tàu thuyền; các loại mẫu giấy tờ, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và các giấy tờ khác của tàu thuyền;

đ) Chủ trì tổ chức diễn tập các tình huống sự cố an ninh hàng hải trong vùng nước cảng biển, diễn tập kết nối thông tin an ninh hàng hải giữa các cơ quan, đơn vị liên quan tại cảng dầu khí ngoài khơi và trên tàu biển hoạt động tại cảng dầu khí ngoài khơi;

e) Chủ trì thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển theo quy định của pháp luật về bắt giữ tàu biển;

g) Bàn giao hồ sơ, đối tượng, phương tiện, tang vật trong vụ việc vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền xử lý của Cảnh sát biển Việt Nam; tiếp nhận hồ sơ, đối tượng, phương tiện, tang vật trong vụ việc vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của lực lượng thuộc Bộ Giao thông vận tải;

h) Phối hợp thực hiện các nội dung khác theo quy định của Luật Cảnh sát biển Việt Nam và các quy định pháp luật có liên quan.

Điều 41. Trách nhiệm phối hợp hoạt động giữa Cảnh sát biển Việt Nam với các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng thuộc Bộ Tài nguyên và
Môi trường

1. Trách nhiệm của Cảnh sát biển Việt Nam:

a) Thông báo tình hình về sự cố môi trường biển; an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên biển; thông tin liên quan đến các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường biển;

b) Bàn giao hồ sơ, đối tượng, phương tiện, tang vật trong vụ việc vi phạm pháp luật theo thẩm quyền xử lý của lực lượng thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường; tiếp nhận hồ sơ, đối tượng, phương tiện, tang vật trong vụ việc vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Cảnh sát biển Việt Nam;

c) Phối hợp thực hiện các nội dung khác theo quy định của Luật Cảnh sát biển Việt Nam và các quy định pháp luật có liên quan.

2. Trách nhiệm của lực lượng thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường:

a) Thông báo tình hình sự cố môi trường biển; vi phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường biển; các thông tin liên quan đến bảo vệ tài nguyên, môi trường biển; cung cấp thông tin dữ liệu khí tượng thuỷ văn trên biển;

b) Chủ trì kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm về bảo vệ tài nguyên và môi trường biển theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính;

c) Bàn giao hồ sơ, đối tượng, phương tiện, tang vật trong vụ việc vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền xử lý của Cảnh sát biển Việt Nam; tiếp nhận hồ sơ, đối tượng, phương tiện, tang vật trong vụ việc vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của lực lượng thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường;

d) Phối hợp thực hiện các nội dung khác theo quy định của Luật Cảnh sát biển Việt Nam và các quy định pháp luật có liên quan.

Điều 42. Trách nhiệm phối hợp hoạt động giữa Cảnh sát biển Việt Nam với các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1. Trách nhiệm của Cảnh sát biển Việt Nam:

a) Thông báo tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên biển, tình hình vi phạm pháp luật trong hoạt động thuỷ sản; mua bán, vận chuyển trái phép lâm sản;

b) Chủ trì bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên biển; bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng, tài sản của người và phương tiện hoạt động hợp pháp trong vùng biển Việt Nam;

c) Chủ trì tuần tra, kiểm soát trên biển bảo đảm thực thi pháp luật trên biển; chống cướp biển, cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền trong vùng biển Việt Nam; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trên biển;

d) Phối hợp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trên biển liên quan hoạt động thủy sản;

đ) Bàn giao hồ sơ, đối tượng, phương tiện, tang vật trong vụ việc vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền xử lý của lực lượng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; tiếp nhận hồ sơ, đối tượng, phương tiện, tang vật trong vụ việc vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Cảnh sát biển Việt Nam;

e) Phối hợp thực hiện các nội dung khác theo quy định của Luật Cảnh sát biển Việt Nam và các quy định pháp luật có liên quan.

2. Trách nhiệm của lực lượng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Thông báo tình hình các loại phương tiện, tàu thuyền hoạt động nghề cá có hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên các vùng biển Việt Nam;

b) Chủ trì tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thủy sản trên biển;

c) Chủ trì, phối hợp với Cảnh sát biển Việt Nam tuyên truyền pháp luật liên quan đến hoạt động thủy sản;

d) Bàn giao hồ sơ, đối tượng, phương tiện, tang vật trong vụ việc vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền xử lý của Cảnh sát biển Việt Nam; tiếp nhận hồ sơ, đối tượng, phương tiện, tang vật trong vụ việc vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của lực lượng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

đ) Phối hợp thực hiện các nội dung khác theo quy định của Luật Cảnh sát biển Việt Nam và các quy định pháp luật có liên quan.

Điều 43. Trách nhiệm phối hợp hoạt động giữa Cảnh sát biển Việt Nam với các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng thuộc Bộ Tài chính

1. Trách nhiệm của Cảnh sát biển Việt Nam:

a) Thông báo tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên biển; tình hình vi phạm pháp luật về lĩnh vực hải quan, tội phạm ma tuý trên biển;

b) Chủ trì tuần tra, kiểm soát trên biển bảo đảm thực thi pháp luật; phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với tội phạm ma tuý trên biển;

c) Bàn giao hồ sơ, đối tượng, phương tiện, vật chứng trong vụ việc vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền xử lý của lực lượng thuộc Bộ Tài chính; tiếp nhận hồ sơ, đối tượng, phương tiện, tang vật trong vụ việc vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Cảnh sát biển Việt Nam;

d) Phối hợp thực hiện các nội dung khác theo quy định của Luật Cảnh sát biển Việt Nam và các quy định pháp luật có liên quan.

2. Trách nhiệm của lực lượng thuộc Bộ Tài Chính:

a) Thông báo những thông tin liên quan đến công tác đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hải quan và các lĩnh vực khác có liên quan;

b) Chủ trì kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm về lĩnh vực hải quan trong vùng biển Việt Nam;

c) Bàn giao hồ sơ, đối tượng, phương tiện, tang vật trong vụ việc vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền xử lý của Cảnh sát biển Việt Nam; tiếp nhận hồ sơ, đối tượng, phương tiện, tang vật trong vụ việc vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của lực lượng thuộc Bộ Tài chính;

d) Phối hợp thực hiện các nội dung khác theo quy định của Luật Cảnh sát biển Việt Nam và các quy định pháp luật có liên quan.

Điều 44. Trách nhiệm phối hợp hoạt động giữa Cảnh sát biển Việt Nam với các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng thuộc Bộ Công Thương

1. Trách nhiệm của Cảnh sát biển Việt Nam:

a) Thông báo tình hình an ninh, trật tự, an toàn trên biển; tình hình vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động dầu khí trên biển và hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại trên biển;

b) Chủ trì phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về lĩnh vực dầu khí trên biển theo quy định của pháp luật;

c) Chủ trì tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên biển;

d) Phối hợp hỗ trợ xử lý các sự cố về dầu khí trên biển.

đ) Phối hợp thực hiện các nội dung khác theo quy định của Luật Cảnh sát biển Việt Nam và các quy định pháp luật có liên quan.

2. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam:

a) Thông báo về tình hình an ninh, trật tự, an toàn trong hoạt động dầu khí trên biển và tình hình vi phạm pháp luật liên quan đến thăm dò, khai thác dầu khí trên biển; tình hình vi phạm pháp luật liên quan tới buôn lậu, gian lận thương mại trên biển.

b) Phối hợp thực hiện các nhiệm vụ huy động người, tàu thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự theo yêu cầu của Cảnh sát biển Việt Nam;

c) Phòng, chống, xử lý hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm và gian lận thương mại; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên biển.

d) Phối hợp tuyên truyền, phổ biển, giáo dục pháp luật trên biển.

đ) Phối hợp thực hiện các nội dung khác theo quy định của Luật Cảnh sát biển Việt Nam và các quy định pháp luật có liên quan.

Chương VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 45. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2019.

2. Nghị định số 86/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ; Nghị định số 96/2013/NĐ-CP ngày 27/8/2013 của Chính phủ; Nghị định số 13/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ; Nghị định số 66/2010/NĐ-CP của Chính phủ; Quyết định số 109/2009/QĐ-TTg ngày 26/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

Điều 46. Điều khoản chuyển tiếp

Quyết định số 25/2012/QĐ-TTg ngày 04/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ tiếp tục có hiệu lực thi hành cho đến khi được được bãi bỏ, thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác theo quy định của pháp luật.

Điều 47. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

 

 

 

 

Nguyễn Xuân Phúc

Ghi chú

văn bản tiếng việt

văn bản TIẾNG ANH

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

×
×
×
Vui lòng đợi