Thông tư 52/2015/TT-BYT kiểm tra an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
So sánh VB cũ/mới

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

VB Song ngữ

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 52/2015/TT-BYT

Thông tư 52/2015/TT-BYT của Bộ Y tế quy định việc kiểm tra Nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu và hồ sơ, thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế
Cơ quan ban hành: Bộ Y tế
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:52/2015/TT-BYTNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Nguyễn Thanh Long
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
21/12/2015
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xuất nhập khẩu, Y tế-Sức khỏe

TÓM TẮT VĂN BẢN

Kiểm tra Nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu

Ngày 21/12/2015, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 52/2015/TT-BYT quy định việc kiểm tra Nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu và hồ sơ, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.
Theo quy định tại Thông tư này, phương thức kiểm tra thông thường (bao gồm: Kiểm tra hồ sơ và lấy mẫu đại diện để kiểm tra cảm quan, ghi nhãn, tình trạng bao gói, tình trạng bảo quản đặc biệt (nếu có)) đối với 100% mặt hàng của lô hàng nhập khẩu.
Riêng với hàng đã được xác nhận đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước đã ký kết Điều ước quốc tế thừa nhận lẫn nhau trong hoạt động kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm mà Việt Nam là thành viên; hàng đạt yêu cầu nhập khẩu sau 03 lần kiểm tra liên tiếp tại các ngày khác nhau trong vòng 12 tháng theo phương thức kiểm tra thông thường và hàng sau khi áp dụng phương thức kiểm tra giảm trong 12 tháng, có kết quả đạt yêu cầu tại các lần kiểm tra định kỳ sẽ chỉ phải kiểm tra hồ sơ; phương thức kiểm tra này chỉ áp dụng tối đa trong 12 tháng.
Phương thức kiểm tra chặt được áp dụng đối với mặt hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu tại lần kiểm tra trước đó và mặt hàng có cảnh báo của Bộ Y tế hoặc cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài hoặc của nhà sản xuất. Khi có văn bản thông báo ngừng kiểm tra chặt của Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế hoặc của cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài hoặc khi kiểm tra 02 lần theo phương thức kiểm tra chặt mà kết quả đạt yêu cầu nhập khẩu, thì mặt hàng đó sẽ được chuyển từ kiểm tra chặt sang kiểm tra thông thường.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23/02/2016.

Từ ngày 15/02/2021, Thông tư này hết hiệu lực một phần bởi Thông tư 29/2020/TT-BYT.

Xem chi tiết Thông tư 52/2015/TT-BYT tại đây

tải Thông tư 52/2015/TT-BYT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Thông tư 52/2015/TT-BYT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Thông tư 52/2015/TT-BYT PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.zip) Thông tư 52/2015/TT-BYT ZIP (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ
-------

Số: 52/2015/TT-BYT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2015

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VIỆC KIỂM TRA NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI THỰC PHẨM NHẬP KHẨU VÀ HỒ SƠ, THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỐI VỚI THỰC PHẨM XUẤT KHẨU THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA BỘ Y TẾ

nhayCác quy định trong Thông tư số 52/2015/TT-BYT trừ quy định liên quan đến hồ sơ, thủ tục cấp, thu hồi giấy chứng nhận Y tế đối với sản phẩm thực phẩm nhập khẩu bị bãi bỏ bởi Mục B Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư số 29/2020/TT-BYT.nhay

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg ngày 10 tháng 2 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm,

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu và hồ sơ thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về:
1. Việc kiểm tra đối với sản phẩm thực phẩm nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế quy định tại:
a) Phụ lục 01 Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09 tháng 4 năm 2014 của liên bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Công Thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (Sau đây viết tắt là Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT);
b) Khoản 3 Điều 14 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.
2. Hồ sơ, thủ tục cấp, thu hồi giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với các thực phẩm xuất khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.
3. Hồ sơ, thủ tục cấp, thu hồi giấy chứng nhận y tế, giấy chứng nhận xuất khẩu đối với sản phẩm thực phẩm xuất khẩu.
4. Thông tư này không quy định kiểm tra đối với thực phẩm nhập khẩu được miễn kiểm tra quy định tại Khoản 2 Điều 14 của Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chủ hàng là thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa trong các hồ sơ công bố (gọi tắt là thương nhân) hoặc tổ chức, cá nhân được thương nhân này ủy quyền thực hiện việc nhập khẩu, xuất khẩu sản phẩm thực phẩm.
2. Mặt hàng (Lô sản phẩm) là các sản phẩm thực phẩm có cùng tên, nhãn hiệu hàng hóa, cơ sở sản xuất hàng hóa, chất liệu bao bì.
3. Lô hàng là toàn bộ sản phẩm thực phẩm của một chuyến hàng nhập khẩu hoặc xuất khẩu (có cùng số vận đơn). Lô hàng có thể chỉ có một mặt hàng hoặc nhiều mặt hàng.
Chương II
KIỂM TRA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỰC PHẨM NHẬP KHẨU
Điều 3. Cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm
Cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm (sau đây viết tắt là cơ quan kiểm tra) là các cơ quan, đơn vị có đủ điều kiện, năng lực kỹ thuật thực hiện việc kiểm tra, kiểm nghiệm sản phẩm thực phẩm được Bộ Y tế chỉ định.
Điều 4. Căn cứ đối chiếu kết quả kiểm tra
1. Hồ sơ công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
2. Các quy định, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam và quốc tế về chất lượng, an toàn thực phẩm, ghi nhãn hàng hóa.
Điều 5. Phương thức kiểm tra
1. Phương thức kiểm tra thông thường là việc kiểm tra hồ sơ và lấy mẫu đại diện để kiểm tra cảm quan, ghi nhãn, tình trạng bao gói, tình trạng bảo quản đặc biệt (nếu có).
Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện có dấu hiệu nghi ngờ các chỉ tiêu cảm quan, tình trạng bao gói, tình trạng bảo quản đặc biệt (nếu có), cơ quan kiểm tra căn cứ vào bản chất thành phần cấu tạo, lịch sử chất lượng của mặt hàng, lịch sử nhập khẩu của chủ hàng và vùng, lãnh thổ xuất xứ, hệ thống quản lý chất lượng đang áp dụng của mặt hàng đó để lựa chọn nhóm và số chỉ tiêu cần kiểm nghiệm.
2. Phương thức kiểm tra chặt là một trong các trường hợp sau:
a) Kiểm tra hồ sơ và lấy đầy đủ mẫu để kiểm nghiệm các nhóm chỉ tiêu trong hồ sơ công bố đối với những mặt hàng không đạt tại lần kiểm tra trước đó;
b) Kiểm tra theo phương thức thông thường và kiểm nghiệm chỉ tiêu được cảnh báo hoặc yêu cầu cung cấp phiếu kết quả kiểm nghiệm đối với các chỉ tiêu có cảnh báo của phòng kiểm nghiệm được công nhận, thừa nhận bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền nước xuất khẩu đối với những mặt hàng có cảnh báo của Bộ Y tế hoặc của cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài hoặc của nhà sản xuất.
3. Phương thức kiểm tra giảm là việc chỉ kiểm tra hồ sơ.
Phương thức kiểm tra giảm chỉ áp dụng tối đa trong thời gian 12 tháng kể từ khi được áp dụng phương thức kiểm tra giảm.
Điều 6. Áp dụng phương thức kiểm tra
1. Kiểm tra thông thường áp dụng đối với 100% mặt hàng của lô hàng nhập khẩu, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
2. Kiểm tra giảm áp dụng đối với mặt hàng thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a, b và c Khoản này như sau:
a) Đã được xác nhận đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước đã ký kết Điều ước quốc tế thừa nhận lẫn nhau trong hoạt động kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm mà Việt Nam là thành viên; kết quả kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu đối với mặt hàng phù hợp các quy định bắt buộc áp dụng của Việt Nam;
b) Đạt yêu cầu nhập khẩu sau 03 lần kiểm tra liên tiếp tại các ngày khác nhau trong vòng 12 tháng theo phương thức kiểm tra thông thường đồng thời đạt yêu cầu trong các lần thanh tra, kiểm tra (nếu có);
c) Sau khi áp dụng phương thức kiểm tra giảm trong vòng 12 tháng, có kết quả đạt yêu cầu tại các lần kiểm tra định kỳ theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Thông tư số 19/2012/TT-BYT ngày 09 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm;
d) Việc áp dụng phương thức kiểm tra giảm chỉ được tiến hành khi có thông báo của Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế trên cơ sở xem xét các yêu cầu tại các điểm a, b, c Khoản 2 Điều này.
Để được cấp thông báo, chủ hàng gửi Đơn đề nghị áp dụng phương thức kiểm tra giảm đối với thực phẩm nhập khẩu theo quy định tại Phụ lục số 1A ban hành kèm theo Thông tư này. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị của chủ hàng, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế có thông báo cho phép hoặc không cho phép áp dụng phương thức kiểm tra giảm theo quy định tại Phụ lục số 1B ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Kiểm tra chặt áp dụng đối với mặt hàng nhập khẩu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Mặt hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu tại lần kiểm tra trước đó;
b) Có cảnh báo của Bộ Y tế hoặc của cơ quan có thẩm quyền lại nước ngoài hoặc của nhà sản xuất.
4. Trường hợp chuyển từ kiểm tra chặt sang kiểm tra thường:
a) Khi kiểm tra 02 (hai) lần liên tiếp theo phương thức kiểm tra chặt mà kết quả đạt yêu cầu nhập khẩu thì mặt hàng đó được áp dụng phương thức kiểm tra thông thường quy định tại Khoản 1 Điều này trong lần nhập khẩu tiếp theo đối với mặt hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu tại lần kiểm tra trước đó;
b) Khi có văn bản thông báo ngừng kiểm tra chặt của Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đối với trường hợp có cảnh báo của Bộ Y tế hoặc của cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài hoặc của nhà sản xuất.
Điều 7. Hồ sơ đăng ký kiểm tra
1. Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu theo mẫu được quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Bản sao có chứng thực hoặc bản sao có dấu xác nhận của thương nhân kèm bản gốc để đối chiếu hoặc bản lấy trên mạng trực tuyến có đóng dấu của thương nhân đối với hồ sơ công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
3. Thông báo của Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế cho phép được áp dụng phương thức kiểm tra giảm (nếu có).
4. Giấy tờ ủy quyền của thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa cho các tổ chức, cá nhân làm công việc nhập khẩu sản phẩm thực phẩm (nếu có).
5. Bản sao Danh mục hàng hóa kèm theo (Packing list).
6. Bản sao có chứng thực và có xác nhận của chủ hàng: Vận đơn (Bill of Lading); hóa đơn (Invoice).
Điều 8. Trình tự kiểm tra
1. Trước hoặc khi hàng về đến cửa khẩu, chủ hàng nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra tại Cơ quan kiểm tra hoặc Cổng thông tin điện tử Cơ chế một cửa quốc gia khi có quyết định áp dụng của Bộ Y tế.
2. Trong vòng 01 (một) ngày làm việc, kể từ thời điểm nhận được hồ sơ đăng ký kiểm tra, cơ quan kiểm tra tiến hành xem xét hồ sơ đăng ký kiểm tra:
a) Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định tại Điều 7 Thông tư này, việc kiểm tra được tiến hành theo quy định tại Khoản 3 hoặc Khoản 4 Điều này;
b) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định tại Điều 7 Thông tư này, cơ quan kiểm tra phải có văn bản trả hồ sơ đăng ký kiểm tra, trong đó phải thông báo cụ thể cho chủ hàng về các giấy tờ bị thiếu hoặc không phù hợp với yêu cầu.
3. Việc kiểm tra đối với lô hàng hoặc mặt hàng thuộc diện kiểm tra giảm được thực hiện như sau: Trong thời gian tối đa 02 (hai) ngày làm việc, kể từ thời điểm nhận được hồ sơ đăng ký đầy đủ, cơ quan kiểm tra có trách nhiệm cấp Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt hoặc không đạt yêu cầu nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Việc kiểm tra đối với lô hàng hoặc mặt hàng thuộc diện kiểm tra theo phương thức thông thường và phương thức kiểm tra chặt được thực hiện như sau:
a) Trong thời gian tối đa 02 (hai) ngày làm việc, kể từ thời điểm nhận được hồ sơ đăng ký đầy đủ, cơ quan kiểm tra có trách nhiệm lấy mẫu để thực hiện kiểm tra đối với trường hợp lô hàng đã về đến cửa khẩu tại thời điểm chủ hàng nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra.
Trường hợp lô hàng chưa về đến cửa khẩu tại thời điểm chủ hàng nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra thì thời điểm lấy mẫu tối đa là 02 (hai) ngày làm việc, kể từ thời điểm nhận được thông báo bằng văn bản của chủ hàng về việc lô hàng đã về đến cửa khẩu;
b) Trong thời gian 06 (sáu) ngày làm việc đối với mặt hàng thuộc diện kiểm tra thông thường và 08 (tám) ngày làm việc đối với mặt hàng thuộc diện kiểm tra chặt, cơ quan kiểm tra có trách nhiệm:
- Tổ chức việc kiểm tra dựa trên Hồ sơ công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và các quy định, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam và quốc tế về chất lượng, an toàn thực phẩm, ghi nhãn hàng hóa;
- Cấp Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt hoặc không đạt yêu cầu nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Trường hợp mặt hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu thì cơ quan kiểm tra phải ghi rõ các biện pháp xử lý, đề xuất trong thông báo kết quả xác nhận thực phẩm không đạt yêu cầu nhập khẩu theo các hình thức quy định tại Khoản 3 Điều 55 Luật an toàn thực phẩm, sau đó thông báo cho chủ hàng và chuyển ngay toàn bộ hồ sơ đến Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế.
6. Trong thời hạn tối đa là 05 (năm) ngày làm việc, kể từ khi nhận được thông báo kết quả xác nhận thực phẩm không đạt yêu cầu nhập khẩu, chủ hàng có thể đề nghị cơ quan kiểm tra xem xét lại kết quả đã kiểm tra và biện pháp xử lý lô hàng hoặc tiến hành kiểm tra lại.
7. Trong thời hạn tối đa 05 (năm) ngày làm việc, kể từ khi nhận được đề xuất của chủ hàng về biện pháp xử lý lô hàng hoặc mặt hàng và toàn bộ hồ sơ của cơ quan kiểm tra, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế sẽ ra công văn quyết định hình thức xử lý đối với các mặt hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu.
Điều 9. Báo cáo kết quả xử lý sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn nhập khẩu
1. Sau khi hoàn tất việc xử lý đối với mặt hàng không đạt, chủ hàng có trách nhiệm gửi cơ quan kiểm tra một trong các giấy tờ sau:
a) Chứng từ tái xuất đối với trường hợp áp dụng hình thức tái xuất;
b) Hợp đồng với cơ quan xử lý việc tiêu hủy kèm theo Biên bản xác nhận của cơ quan quản lý môi trường hoặc thanh tra Sở Y tế nơi tiến hành tiêu hủy;
c) Hợp đồng chuyển mục đích sử dụng giữa chủ hàng với bên mua hoặc nhận chuyển nhượng kèm theo hóa đơn mua bán hoặc giấy chuyển nhượng. Bên mua hoặc nhận chuyển nhượng mặt hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu không được sử dụng mặt hàng đó làm thực phẩm, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này;
d) Văn bản báo cáo về biện pháp, địa chỉ nơi thực hiện việc khắc phục lỗi của sản phẩm, lỗi ghi nhãn.
2. Sau khi thực hiện việc khắc phục lỗi của sản phẩm, lỗi ghi nhãn nếu muốn nhập khẩu vào Việt Nam, chủ hàng có trách nhiệm thực hiện thủ tục đăng ký kiểm tra theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
Trường hợp mặt hàng vẫn không đạt yêu cầu nhập khẩu thì không được áp dụng lại hình thức khắc phục lỗi của sản phẩm, lỗi ghi nhãn và bắt buộc phải áp dụng một trong các hình thức xử lý quy định tại các điểm b, c và d Khoản 3 Điều 55 Luật an toàn thực phẩm.
Chương III
HỒ SƠ, THỦ TỤC CẤP, THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN LƯU HÀNH TỰ DO, GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI SẢN PHẨM THỰC PHẨM XUẤT KHẨU
Điều 10. Sản phẩm thực phẩm xuất khẩu được cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS), Giấy chứng nhận xuất khẩu (CE)
1. Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale - CFS) được cấp cho các sản phẩm thực phẩm quy định tại Phụ lục 01 Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT.
2. Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation - CE) được cấp cho các sản phẩm thực phẩm có Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm khi có yêu cầu của nước nhập khẩu.
Điều 11. Hồ sơ đề nghị cấp CFS, CE
Hồ sơ đề nghị cấp CFS, CE cho 01 (một) sản phẩm thực phẩm bao gồm:
1. Đơn đề nghị cấp CFS, CE theo mẫu quy định tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (Bản sao có chứng thực).
Điều 12. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp CFS, CE
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm nộp hồ sơ đến Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế (nộp trực tiếp hoặc nộp hồ sơ theo đường bưu điện).
2. Ngay khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp CFS, CE, bộ phận tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra hồ sơ, vào Sổ tiếp nhận và cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho tổ chức, cá nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều này phải cấp CFS, CH theo mẫu quy định tại Phụ lục số 06, Phụ lục số 07 ban hành kèm theo Thông tư này hoặc theo mẫu yêu cầu của nước nhập khẩu. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do không cấp.
4. CFS, CE có hiệu lực 02 (hai) năm, kể từ ngày cấp và không quá thời hạn hiệu lực của Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
Điều 13. Trường hợp thu hồi CFS, CE
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp CFS, CE giả mạo giấy tờ.
2. CFS, CE được cấp cho sản phẩm thực phẩm mà sản phẩm thực phẩm đó không phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật công bố áp dụng.
3. Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm của sản phẩm thực phẩm đó bị thu hồi.
4. CFS, CE được cấp không đúng thẩm quyền.
Điều 14. Thẩm quyền, trình tự thu hồi CFS, CE
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp CFS, CE ban hành văn bản thu hồi CFS, CE và gửi văn bản cho tổ chức, cá nhân đã được cấp CFS, CE.
2. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản thu hồi CFS, CE của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân được cấp CFS, CE phải nộp CFS, CE đã được cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp CFS, CE.
3. Trường hợp không thể thu hồi CFS, CE đã cấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp CFS, CE đăng tải thông tin trên trang thông tin điện tử của mình và gửi thông báo đến cơ quan hải quan về việc CFS, CE nêu tại Khoản 1 Điều này không còn giá trị hiệu lực.
Chương IV
HỒ SƠ, THỦ TỤC CẤP, THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN Y TẾ ĐỐI VỚI SẢN PHẨM THỰC PHẨM XUẤT KHẨU
Điều 15. Sản phẩm thực phẩm xuất khẩu được cấp Giấy chứng nhận y tế
Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate - HC) được cấp cho thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm khi tổ chức, cá nhân có yêu cầu.
Điều 16. Hồ sơ đề nghị cấp HC
Hồ sơ đề nghị cấp HC cho 01 (một) lô hàng xuất khẩu gồm:
1. Đơn đề nghị cấp HC theo mẫu quy định tại Phụ lục 08 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Kết quả kiểm nghiệm của từng mặt hàng thuộc lô hàng xuất khẩu, gồm các chỉ tiêu theo yêu cầu của Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (đối với sản phẩm đã có Quy chuẩn kỹ thuật) hoặc các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an toàn theo quy định (đối với sản phẩm chưa có Quy chuẩn kỹ thuật), thông tin về tên mặt hàng, số lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng do phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận hoặc phòng kiểm nghiệm được thừa nhận. (Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực).
3. Mẫu nhãn sản phẩm (Bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
4. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm) hoặc Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (Bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
Điều 17. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp HC
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh sản phẩm thực phẩm đề nghị cấp HC nộp hồ sơ đến Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế (nộp trực tiếp hoặc nộp hồ sơ theo đường bưu điện).
2. Ngay khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp HC, bộ phận tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra hồ sơ, vào Sổ tiếp nhận và cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho tổ chức, cá nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều này phải xem xét, cấp HC theo mẫu quy định tại Phụ lục số 09, Phụ lục số 10 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do không cấp.
Điều 18. Trường hợp thu hồi HC
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp HC giả mạo giấy tờ.
2. HC được cấp cho lô hàng xuất khẩu mà sản phẩm thực phẩm thuộc lô hàng đó không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đã công bố áp dụng (nếu có).
3. Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm của sản phẩm thực phẩm đó bị thu hồi (nếu có).
4. HC được cấp không đúng thẩm quyền.
Điều 19. Thẩm quyền, trình tự thu hồi HC
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp HC ban hành văn bản thu hồi HC và gửi cho tổ chức, cá nhân đã được cấp HC.
2. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản thu hồi, tổ chức, cá nhân được cấp HC phải nộp HC đã cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp HC.
3. Trường hợp không thể thu hồi HC đã cấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp HC đăng tải thông tin trên trang thông tin điện tử của mình và gửi thông báo đến cơ quan hải quan về việc HC nêu tại Khoản 1 Điều này không còn giá trị hiệu lực.
Chương V
QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
Điều 20. Quyền và nghĩa vụ của chủ hàng
Chủ hàng có quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Đề nghị được áp dụng phương thức kiểm tra giảm đối với mặt hàng nhập khẩu thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a, b và c Khoản 2 Điều 6 Thông tư này.
2. Đề nghị cơ quan kiểm tra mặt hàng của mình xem xét lại kết quả kiểm tra hoặc đề nghị Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế chỉ định cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng kiểm tra lại trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ khi nhận được thông báo kết quả xác nhận thực phẩm không đạt yêu cầu nhập khẩu.
a) Yêu cầu cơ quan kiểm tra lần đầu phải trả lại chi phí nếu kết quả kiểm tra lại không phù hợp với kết quả kiểm tra lần đầu;
b) Chịu chi phí cho việc kiểm tra lại đó nếu kết quả kiểm tra lại phù hợp với kết quả kiểm tra lần đầu.
3. Đề nghị bằng văn bản một trong các biện pháp xử lý đối với lô hàng hoặc mặt hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu được cơ quan kiểm tra đưa ra trong thông báo quy định tại Phụ lục số 03 ban hành theo Thông tư này.
4. Bảo đảm nguyên trạng niêm phong của hải quan tại nơi lưu giữ lô hàng để cơ quan kiểm tra tiến hành lấy mẫu tại đúng địa điểm mà chủ hàng đã đăng ký, sau khi lô hàng được làm thủ tục khai báo hải quan.
5. Thực hiện quyết định xử lý của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nếu lô hàng hoặc mặt hàng không đạt yêu cầu.
Điều 21. Quyền và trách nhiệm của cơ quan kiểm tra
1. Ra vào nơi lưu giữ, bảo quản và phương tiện vận chuyển thực phẩm để kiểm tra và lấy mẫu. Việc lấy mẫu phải tuân thủ theo quy định tại Thông tư số 14/2011/TT-BYT ngày 01 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn chung về lấy mẫu thực phẩm phục vụ thanh tra, kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Tiến hành kiểm tra sản phẩm thực phẩm theo phương thức và thủ tục được quy định tại Thông tư này.
3. Thu phí, lệ phí kiểm tra, kiểm nghiệm theo quy định của pháp luật.
4. Lưu mẫu theo thời hạn quy định trong tiêu chuẩn về phương pháp thử hoặc văn bản tương tự đối với thực phẩm đó để thử nghiệm lại khi có yêu cầu. Hết thời hạn trên, cơ quan kiểm tra thông báo cho chủ hàng đến nhận lại mẫu hoặc lập biên bản thanh lý đối với các sản phẩm thực phẩm đã hết thời hạn lưu.
5. Bảo đảm trình độ chuyên môn, tính chính xác, trung thực và khách quan khi kiểm tra, xác nhận an toàn thực phẩm đối với các lô hàng nhập khẩu.
6. Chịu sự chỉ đạo, kiểm tra và hướng dẫn về tổ chức và nghiệp vụ của Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đối với lĩnh vực kiểm tra thực phẩm nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.
7. Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của chủ hàng đối với việc kiểm tra do mình tiến hành. Chịu trách nhiệm về những sai sót trong quá trình kiểm tra. Nếu gây thiệt hại cho chủ hàng, cơ quan kiểm tra phải hoàn trả toàn bộ phí kiểm nghiệm, phí kiểm tra, đồng thời phải bồi thường thiệt hại cho chủ hàng theo quy định của pháp luật.
8. Lưu trữ hồ sơ kiểm tra theo quy định của pháp luật và xuất trình hồ sơ lưu trữ khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
9. Báo cáo hằng tháng, sau 10 (mười) ngày của cuối mỗi tháng về Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế theo mẫu quy định tại Phụ lục số 11 ban hành kèm theo Thông tư này.
10. Trong thời hạn 03 (ba) tháng liên tiếp, nếu cơ quan kiểm tra không thực hiện việc báo cáo định kỳ hằng tháng thì Bộ Y tế sẽ tạm đình chỉ nhiệm vụ, quyền hạn kiểm tra về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế trong thời hạn 03 (ba) tháng.
Điều 22. Quyền hạn và trách nhiệm của Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế
1. Thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Cục An toàn thực phẩm và gửi thông tin đến cơ quan hải quan, cơ quan kiểm tra khi có cảnh báo hoặc hết cảnh báo của Bộ Y tế hoặc của cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài hoặc của nhà sản xuất trong trường hợp thực phẩm có nghi ngờ không bảo đảm an toàn.
2. Cấp thông báo cho phép hoặc không cho phép thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa trong các hồ sơ công bố được áp dụng phương thức kiểm tra giảm đúng theo thời gian quy định
3. Quyết định và hướng dẫn các biện pháp xử lý đối với các lô hàng nhập khẩu không đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm.
4. Giải quyết các kiến nghị của chủ hàng, cơ quan kiểm tra và đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật.
5. Định kỳ hằng năm, Cục An toàn thực phẩm có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Y tế các vấn đề liên quan tới công tác kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu, đồng thời đề xuất các biện pháp quản lý cho phù hợp với từng thời kỳ.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 23. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 23 tháng 02 năm 2016.
2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản quy phạm pháp luật mới.
3. Quyết định số 23/2007/QĐ-BYT ngày 29 tháng 3 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Quy chế kiểm tra nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn đối với thực phẩm nhập khẩu” hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) để xem xét, giải quyết./.

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (Vụ KGVX, Công báo, Cổng TTĐTCP);
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Bộ trưởng Bộ Y tế (để b/c);
- Các đơn vị thuộc Bộ Y tế;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Chi cục ATVSTP các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cổng TTĐT BYT;
- Lưu: VT, PC, ATTP.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thanh Long

PHỤ LỤC SỐ 1A

ĐƠN ĐỀ NGHỊ ÁP DỤNG PHƯƠNG THỨC KIỂM TRA GIẢM ĐỐI VỚI THỰC PHẨM NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 52/2015/TT-BYT ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Tên Chủ hàng
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……./KTG

 

Kính gửi: Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế

1. Tên, địa chỉ, điện thoại, Fax, Email của chủ hàng

2. Tên, địa chỉ, điện thoại, Fax, Email của thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa.

3. Thông tin chi tiết mặt hàng xin áp dụng phương thức kiểm tra giảm:

TT

Tên mặt hàng

Nhóm sản phẩm (Theo hồ sơ công bố)

Ký hiệu mã mặt hàng (nếu có)

Tên và địa chỉ nhà sản xuất

Số công bố

Ngày hết hạn công bố

Lý do áp dụng phương thức kiểm tra giảm

Danh mục hoặc Giấy tờ xác nhận đính kèm*

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Danh mục hoặc Giấy tờ xác nhận đính kèm là: Số của Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu theo phương thức thông thường (3 lô hàng liên tiếp tại các thời điểm khác nhau trong vòng 12 tháng) hoặc Số của Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu theo phương thức giảm trong vòng 12 tháng kèm Phiếu kết quả kiểm nghiệm mẫu định kỳ (Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực) theo quy định hoặc Giấy tờ xác nhận (Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực) theo nội dung quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 6 của Thông tư này.

Chúng tôi đề nghị được áp dụng phương thức kiểm tra giảm đối với các mặt hàng thực phẩm trên.

Chúng tôi xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các thông tin đã kê khai và của các tài liệu trong hồ sơ.

 

Chủ hàng
(Ký tên đóng dấu)

PHỤ LỤC SỐ 1B

THÔNG BÁO CỦA CỤC AN TOÀN THỰC PHẨM - BỘ Y TẾ ĐỐI VỚI ĐỀ NGHỊ ÁP DỤNG PHƯƠNG THỨC KIỂM TRA GIẢM ĐỐI VỚI THỰC PHẨM NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 52/2015/TT-BYT ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

BỘ Y TẾ
CỤC AN TOÀN THỰC PHẨM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

THÔNG BÁO VỀ VIỆC ÁP DỤNG PHƯƠNG THỨC KIỂM TRA GIẢM

Số ...../20……/TBKTG

Căn cứ Đơn đề nghị Áp dụng phương thức kiểm tra giảm đối với thực phẩm nhập khẩu Số ……./KTG Ngày….. tháng ..... năm …..

Thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa (Tên, địa chỉ, điện thoại, Fax, Email)

1. Được áp dụng phương thức kiểm tra giảm cho những mặt hàng sau:

TT

Tên mặt hàng

Nhóm sản phẩm (Theo hồ sơ công bố)

Ký hiệu mã mặt hàng (nếu có)

Tên và địa chỉ nhà sản xuất

Số công bố

Ngày hết hạn công bố

Thời hạn áp dụng

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Không được áp dụng phương thức kiểm tra giảm cho những mặt hàng sau:

TT

Tên mặt hàng

Nhóm sản phẩm (Theo hồ sơ công bố)

Ký hiệu mã mặt hàng (nếu có)

Tên và địa chỉ nhà sản xuất

Số công bố

Ngày hết hạn công bố

Lý do không được áp dụng

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Nơi nhận:
- Cơ quan kiểm tra nhà nước;
- Thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm;
- Chủ hàng.

Cục An toàn thực phẩm
(ký tên đóng dấu)




Ngày….. tháng…. năm…

PHỤ LỤC SỐ 02

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 52/2015/TT-BYT ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Tên Chủ hàng
----

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM TRA THỰC PHẨM NHẬP KHẨU

Số …../20…./ĐKNK

1. Tên, địa chỉ, điện thoại, Fax, Email của chủ hàng:

2. Tên, địa chỉ, điện thoại, Fax, Email của thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa;

3. Tên, địa chỉ, điện thoại, Fax, Email của thương nhân xuất khẩu:

4. Số vận đơn (Bill of lading);

5. Danh sách hàng hóa (Packing list):

6. Số hóa đơn (Invoice):

7. Thời gian nhập khẩu dự kiến:

8. Cửa khẩu đi:

9. Cửa khẩu đến:

10. Thời gian kiểm tra:

11. Địa điểm kiểm tra:

12. Dự kiến tên cơ quan kiểm tra:

13. Thông tin chi tiết lô hàng

TT

Tên mặt hàng

Nhóm sản phẩm (Theo hồ sơ công bố)

Ký hiệu mã mặt hàng (nếu có)

Tên và địa chỉ nhà sản xuất

Số công bố

Số lượng

Khối lượng*

Giá trị

Phương thức kiểm tra

Số văn bản xác nhận phương thức kiểm tra**

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng (7,8,9)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Khối lượng khai báo là khối lượng tịnh

** Số văn bản xác nhận phương thức kiểm tra là số thông báo của Cục An toàn thực phẩm cho phép mặt hàng được kiểm tra theo phương thực giảm hoặc số thông báo kết quả xác nhận thực phẩm không đạt yêu cầu nhập khẩu tại lần kiểm tra trước. Riêng trường hợp quy định tại điểm b Khoản 3 Điều 6 thì do cơ quan kiểm tra xác nhận và thông báo lại cho chủ hàng trước khi lấy mẫu kiểm tra.

Chủ hàng
(Ký tên đóng dấu)




Ngày …. tháng… năm…

Cơ quan kiểm tra nhà nước
(Ký tên đóng dấu)




Ngày …. tháng… năm…

PHỤ LỤC SỐ 03

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 52/2015/TT-BYT ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Cơ quan kiểm tra nhà nước
----

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

THÔNG BÁO KẾT QUẢ XÁC NHẬN THỰC PHẨM ĐẠT/ KHÔNG ĐẠT YÊU CẦU NHẬP KHẨU

Số …../20……/TBNK

1. Tên, địa chỉ, điện thoại, Fax, Email của chủ hàng:

2. Tên, địa chỉ, điện thoại, Fax, Email của thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa:

3. Tên, địa chỉ, điện thoại, Fax, Email của thương nhân xuất khẩu:

4. Số tờ khai hải quan:

5. Số vận đơn (Bill of lading):

6. Danh sách hàng hóa (Packing list):

7. Số hóa đơn (Invoice):

8. Cửa khẩu đi:

9. Cửa khẩu đến:

10. Thời gian kiểm tra:

11. Địa điểm kiểm tra:

12. Thông tin chi tiết lô hàng:     

TT

Tên mặt hàng

Nhóm sản phẩm (Theo hồ sơ công bố)

Ký hiệu mã mặt hàng (nếu có)

Tên và địa chỉ nhà sản xuất

Số công bố

Phương thức kiểm tra

Số lượng

Khối lượng*

Giá trị

Xác nhận đạt/ không đạt yêu cầu

Lý do không đạt

Dự kiến các biện pháp xử lý mặt hàng không đạt yêu cầu

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng (8,9, 10)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Khối lượng khai báo là khối lượng tịnh


Nơi nhận:
- Chủ hàng: …………;
- Hải quan cửa khẩu: ……………….

Cơ quan kiểm tra nhà nước
(Ký tên đóng dấu)




Ngày …. tháng… năm…

PHỤ LỤC SỐ 04

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN LƯU HÀNH TỰ DO, GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 52/2015/TT-BYT ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Tên tổ chức, cá nhân
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

…., ngày …. tháng …. năm ….

Kính gửi: Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế

Tên tổ chức, cá nhân (Tiếng Việt và Tiếng Anh): ..................................................

Địa chỉ: .............................................................................................................

Số điện thoại: ……………………………………….. Số fax: ………………………………………

Website (nếu có) …………………………………….. E-mail: ...................................

Để đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu, Công ty chúng tôi đề nghị Cục An toàn thực phẩm cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do - (Certificate of Free Sale - CFS) hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exported-CE) đối với các sản phẩm thực phẩm như sau:

TT

Tên sản phẩm, hàng hóa (Tiếng Việt và Tiếng Anh)

Số công bố(*)

Nước nhập khẩu

1

 

 

 

2

 

 

 

Các giấy tờ kèm theo: (đề nghị đánh dấu Ö nếu ):

TT

Tên loại giấy tờ

Có (Ö)

1

Bản sao có chứng thực Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy, hoặc Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm

 

2

Yêu cầu của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu/ nhà nhập khẩu (nếu có)

 

Chúng tôi xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các thông tin đã kê khai và của các tài liệu trong hồ sơ.

 

(Người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp ký tên, đóng dấu)

* Số công bố: Là số “Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy”; “Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm”

PHỤ LỤC SỐ 05

PHIẾU TIẾP NHẬN HỒ SƠ
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 52/2015/TT-BYT ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

CỤC AN TOÀN THỰC PHẨM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

PHIẾU TIẾP NHẬN HỒ SƠ

Ngày, tháng, năm tiếp nhận hồ sơ: .........................................................................

Loại hồ sơ đề nghị cấp:

- Giấy chứng nhận lưu hành tự do, Giấy chứng nhận xuất khẩu c

- Giấy chứng nhận y tế c

Họ tên người nộp hồ sơ: .................................................................................

Tên công ty: ....................................................................................................

Địa chỉ: ...........................................................................................................

Số điện thoại liên hệ: .......................................................................................

Các giấy tờ đã nhận: .......................................................................................

- Đơn đề nghị cấp giấy c

- Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP c

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh c

- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm c

- Mẫu nhãn sản phẩm c

- Phiếu kiểm nghiệm từng mặt hàng sản phẩm thực phẩm c

- Giấy tờ khác: ……………………………………………………… c

Ngày dự kiến trả kết quả: ………………………………………………………………………..

NGƯỜI NỘP HỒ SƠ
(Ký và ghi rõ họ tên)

NGƯỜI NHẬN HỒ SƠ
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC SỐ 06

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN LƯU HÀNH TỰ DO
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 52/2015/TT-BYT ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

MINISTRY OF HEALTH OF VIETNAM
VIETNAM FOOD ADMINISTRATION
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

Number:        /XX-YY

Ha Noi, ………………………..

CERTIFICATE OF FREE SALE

To Whom It May Concern,

Vietnam Food Administration has certified that:

Name of product: ................................................................................................

Product of/Manufactured by ................................................................................

Exported by ........................................................................................................

Has been approved and granted the Certificate number....by... and has complied with current regulations on food safety, fits for human consumption and freely sold in Vietnam.

This Certificate is valid until ……………………..

 

DIRECTOR - GENERAL

 

PHỤ LỤC SỐ 07

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 52/2015/TT-BYT ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

MINISTRY OF HEALTH OF VIETNAM
VIETNAM FOOD ADMINISTRATION
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

Number:        /XX-YY

Ha Noi, ………………………..

CERTIFICATE OF EXPORTATION

To Whom It May Concern,

Vietnam Food Administration has certified that the product “ ……” is manufactured by …………(Name of Company), has been approved and granted the Certificate No. ………by ………. and has complied with current regulations on food safety in Vietnam, fits for human consumption.

The Certificate is valid until ……………………….

 

DIRECTOR - GENERAL

 

PHỤ LỤC SỐ 08

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN Y TẾ
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 52/2015/TT-BYT ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Tên tổ chức, cá nhân
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

………, ngày ....tháng ....năm ……

Kính gửi: Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế

Tên tổ chức, cá nhân (Tiếng Việt và Tiếng Anh): ..................................................

Địa chỉ: .............................................................................................................

Số điện thoại: ………………………………………. Số fax: .....................................

Website (nếu có) …………………………………… E-mail: .....................................

Để đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu, Công ty chúng tôi đề nghị Cục An toàn thực phẩm cấp Giấy chứng nhận Y tế (Health Certificate - HC) đối với lô hàng xuất khẩu như sau:

TT

Tên sản phẩm thực phẩm (Tiếng Việt và Tiếng Anh)

Số lô/ Ngày sản xuất, hạn sử dụng

Số phiếu kiểm nghiệm

1

 

 

 

2

 

 

 

Hồ sơ kèm theo:

- ………………..

-…………………

Chúng tôi xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các thông tin đã kê khai và của các tài liệu trong hồ sơ.

 

(Người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC SỐ 09

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN Y TẾ
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 52/2015/TT-BYT ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

MINISTRY OF HEALTH OF VIETNAM
VIETNAM FOOD ADMINISTRATION
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

Number:        /XX-YY

Ha Noi, ………………………..

HEALTH CERTIFICATE

To Whom It May Concern,

Based on Testing Report number ... dated... of (name of testing unit), Vietnam Food Administration has certified that:

Name of product: (Use the enclosed document for the list of products, as applicable)

Lot number/Manufactured date and expiry date: …………………………………………………

Product of/Manufactured by ………………………………………………………………………..

Exported by ……………………………………………………………………………………………

This/these above product/products has/have been complied with current regulations on food safety in Vietnam, fits for human consumption.

 

DIRECTOR - GENERAL

 

PHỤ LỤC SỐ 10

DANH MỤC CÁC MẶT HÀNG KÈM THEO GIẤY CHỨNG NHẬN Y TẾ
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 52/2015/TT-BYT ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

LIST OF PRODUCTS

(Issuance enclosed with the Health Certificate number: ....)

Name: ………………………. (name of exporter)

Address: ………………………. (address of exporter)

Telephone number: ………………………. (telephone number of exporter)

No.

Name of product

Testing Report No.

Lot No./ Manufactured date/ Expiry date

1

 

 

 

2

 

 

 

3

 

 

 

…..

 

 

 

Total

 

 

 

PHỤ LỤC SỐ 11

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 52/2015/TT-BYT ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Cơ quan kiểm tra nhà nước
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BÁO CÁO

Về việc thực hiện kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu

Từ ngày .../…./….. đến …../……/…..

Tên cơ quan được chỉ định kiểm tra:

.........................................................................................................................

Địa chỉ: .............................................................................................................

Số điện thoại: ………………………….. Số fax: ....................................................

Tên cán bộ lập báo cáo:

.........................................................................................................................

Điện thoại: ........................................................................................................

I. NỘI DUNG THỰC HIỆN:

A. Thông tin chung:

TT

Nội dung

Số lượng

Khối lượng

Giá trị

Ghi chú

(a)

(b)

(a)

(b)

(a)

(b)

 

1

Tổng số lô hàng nhập khẩu

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Tổng số lô hàng đạt yêu cầu nhập khẩu (Tất cả các mặt hàng có trong lô hàng đều đạt yêu cầu nhập khẩu)

 

 

 

 

 

 

 

1.2

Tổng số lô hàng có mặt hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu

 

 

 

 

 

 

 

2

Tổng số mặt hàng nhập khẩu

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Tổng số mặt hàng đạt yêu cầu nhập khẩu

 

 

 

 

 

 

 

2.1.1

Kiểm tra theo phương thức kiểm tra thông thường

 

 

 

 

 

 

 

2.1.2

Kiểm tra theo phương thức kiểm tra chặt

 

 

 

 

 

 

 

2.1.3

Kiểm tra theo phương thức kiểm tra giảm

 

 

 

 

 

 

 

2.2

Tổng số mặt hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu

 

 

 

 

 

 

 

2.2.1

Không đạt các chỉ tiêu chất lượng (Cảm quan, các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, các chỉ tiêu thôi nhiễm trong hồ sơ công bố)

 

 

 

 

 

 

 

2.2.2

Không đạt các chỉ tiêu an toàn (Vi sinh, kim loại nặng, hàm lượng các chất không mong muốn, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc thú y hoặc chỉ tiêu cảnh báo)

 

 

 

 

 

 

 

2.2.3

Không đạt các yêu cầu khác (Sai khác về nhãn mác, quy cách bao gói, thời hạn sử dụng, điều kiện bảo quản....)

 

 

 

 

 

 

 

3

Tổng số mặt hàng kiểm tra theo phương thức kiểm tra chặt.

 

 

 

 

 

 

 

3.1

Do lần kiểm tra trước không đạt yêu cầu nhập khẩu

 

 

 

 

 

 

 

3.2

Do có cảnh báo

 

 

 

 

 

 

 

4

Thời gian thực hiện

 

 

 

 

 

 

 

4.1

Tổng số các lô hàng thực hiện đúng theo thời gian quy định

 

 

 

 

 

 

 

4.2

Tổng số các lô hàng thực hiện không đúng theo thời gian quy định

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Cột (a) ghi số lượng; Cột (b) ghi % so với tổng số

B. Tổng số phí thu được:

C. Báo cáo các mặt hàng thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu:

TT

Tên và địa chỉ công ty

Tên mặt hàng

Nhóm sản phẩm

Số vận đơn

Nơi sản xuất

Số lượng

Khối lượng

Giá trị

Phương thức kiểm tra

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng (7, 8, 9)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

D. Báo cáo các lô hàng thực phẩm không đạt yêu cầu nhập khẩu:

TT

Tên và địa chỉ công ty

Tên mặt hàng

Nhóm sản phẩm

Số vận đơn

Tên và địa chỉ nhà sản xuất

Số lượng

Khối lượng

Giá trị

Phương thức kiểm tra

Lý do không đạt

Biện pháp đã xử lý

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng (7, 8, 9)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. KIẾN NGHỊ: (Nêu rõ những khó khăn, bất cập và kiến nghị cụ thể).

 

Đại diện cơ quan kiểm tra nhà nước
(Ký tên và đóng dấu)

 

Ghi chú: Các nhóm sản phẩm ghi theo hồ sơ công bố sản phẩm

PHỤ LỤC SỐ 07

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 52/2015/TT-BYT ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

MINISTRY OF HEALTH OF VIETNAM
VIETNAM FOOD ADMINISTRATION
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

Number:        /XX-YY

Ha Noi, ………………………..

CERTIFICATE OF EXPORTATION

To Whom It May Concern,

Vietnam Food Administration has certified that the product “ ……” is manufactured by …………(Name of Company), has been approved and granted the Certificate No. ………by ………. and has complied with current regulations on food safety in Vietnam, fits for human consumption.

The Certificate is valid until ……………………….

 

DIRECTOR - GENERAL

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi