Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Kế hoạch 33/KH-UBND Hà Nội về việc đẩy mạnh xuất khẩu trên địa bàn Thành phố
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Kế hoạch 33/KH-UBND
Cơ quan ban hành: | Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 33/KH-UBND | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Kế hoạch | Người ký: | Nguyễn Doãn Toản |
Ngày ban hành: | 12/02/2020 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu |
tải Kế hoạch 33/KH-UBND
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
ỦY BAN NHÂN DÂN Số: 33/KH-UBND | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 12 tháng 02 năm 2020 |
KẾ HOẠCH
ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2020
Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2020, Nghị quyết số 22/2019/NQ-HĐND ngày 04/12/2019 của Hội đồng nhân dân Thành phố về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 của thành phố Hà Nội; Các văn bản của UBND Thành phố: Quyết định số 6999/QĐ-UBND ngày 06/12/2019 về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2020 của thành phố Hà Nội; Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định số 2500/QĐ-UBND ngày 10/4/2013; Đề án: “Đẩy mạnh xuất khẩu của Thành phố Hà Nội thời kỳ hội nhập đến năm 2020, định hướng đến 2025” ban hành kèm theo Quyết định số 2913/QĐ-UBND ngày 22/5/2017, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch đẩy mạnh xuất khẩu trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2020 như sau:
I. DỰ BÁO TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NĂM 2020:
1. Thuận lợi:
Kinh tế trong nước tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực; Chính phủ tiếp tục thực hiện các giải pháp quyết liệt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nước... Vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam trong năm 2020 dự báo tăng do tác động của xung đột thương mại Mỹ-Trung và đón đầu tận dụng hiệu quả cơ hội do các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mang lại.
2. Khó khăn:
Ngay từ đầu năm, dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nói chung và xuất khẩu nói riêng. Theo dự báo, kinh tế thế giới còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn, tăng trưởng được dự báo tiếp tục giảm tốc trong năm 2020. Chính sách kinh tế và thương mại của các nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, EU có thể thay đổi nhanh và có tác động đa chiều; xung đột thương mại giữa các nước đang xuất hiện nhiều hơn; xu hướng bảo hộ mậu dịch ngày càng tăng, một số nước sẵn sàng vi phạm quy định của WTO để bảo hộ sản xuất trong nước; hàng nông sản có xu hướng giảm giá và ngày càng bị cạnh tranh mạnh mẽ hơn do ngày càng nhiều nước tham gia cung ứng nông sản trong khi cầu hạn chế. Trong khi đó, khả năng cung ứng, tận dụng nguồn nguyên liệu trong nước của một số ngành đang được dần nâng cao nhưng vẫn phụ thuộc khá lớn vào nguồn nguyên, phụ liệu nhập khẩu để phục vụ sản xuất, chế biến xuất khẩu. Lương tối thiểu vùng tăng thêm 5,5% làm tăng thêm chi phí của doanh nghiệp và ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Tiềm lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn hạn chế; năng suất lao động còn thấp; tính tự chủ của nền kinh tế chưa đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ mới; áp lực ngày càng tăng từ việc thực hiện các cam kết quốc tế.
II. MỤC ĐÍCH VÀ CHỈ TIÊU TĂNG TRƯỞNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU:
1. Mục đích:
- Góp phần tăng trưởng kinh tế-xã hội của Thành phố; Khơi thông thị trường xuất khẩu, duy trì cán cân thương mại, đóng góp tăng trưởng; Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.
- Đẩy mạnh phát triển kinh tế tri thức, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao năng suất lao động. Quan tâm huy động mọi nguồn vốn, trong đó có ngân sách để tạo quỹ đất sạch đấu thầu, đấu giá xây dựng các khu, cụm công nghiệp tập trung theo quy hoạch.
- Các Sở, ban, ngành coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn hiện nay nhằm giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa; phân công rõ trách nhiệm cho các Sở, ban, ngành để chủ động triển khai và kiểm tra đánh giá việc tổ chức thực hiện các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trên địa bàn Thành phố.
2. Chỉ tiêu tăng trưởng: Thực hiện chỉ tiêu do Hội đồng nhân dân Thành phố giao, phấn đấu đạt mục tiêu tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2020 trên địa bàn Thành phố đạt trên 8%, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 18.000 triệu USD.
III. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU:
1. Nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp, nhà sản xuất.
2. Xây dựng cơ chế chính sách đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu, kiểm soát có hiệu quả hoạt động nhập khẩu; Nâng cao hiệu quả các chương trình xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư; Tăng cường thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ hoạt động kinh doanh xuất khẩu
3. Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, trong đó chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính.
4. Thực hiện tốt chính sách tiền tệ theo chỉ đạo của Chính phủ và các cơ quan trung ương trên địa bàn.
5. Tiếp tục thực hiện kết nối cung-cầu lao động để tạo nguồn lao động đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, nhà sản xuất:
a) Giao Sở Công Thương, Cục Hải quan Hà Nội, Cục Thuế thành phố Hà Nội, Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội: Tổ chức các buổi Hội thảo, Tọa đàm, chương trình tập huấn cho các doanh nghiệp về: Thông tin thị trường nước ngoài, các hiệp định thương mại tự do, chính sách pháp luật mới liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh xuất nhập khẩu...
b) Giao Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố:
- Triển khai xây dựng các thông tin, bài viết phổ biến các thông tin liên quan đến các chính sách, hỗ trợ của Thành phố với doanh nghiệp, thông tin về hoạt động xúc tiến; số hóa, đăng tải trên Cổng thông tin Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố; Xây dựng và phát hành Bản tin xúc tiến định kỳ và các ấn phẩm, tài liệu phục vụ hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch.
- Trao đổi, hợp tác thông tin về cơ hội đầu tư, thị trường, ngành hàng xuất nhập khẩu, thông tin xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, nông nghiệp giữa các cơ quan, tổ chức xúc tiến, các Hội, Hiệp hội doanh nghiệp, đơn vị liên quan để tăng cường hỗ trợ lẫn nhau, quảng bá tiềm năng, thế mạnh, cơ hội cho doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia hoạt động đầu tư, kinh doanh, xuất khẩu bằng nhiều hình thức (liên kết website, ấn phẩm, phương tiện truyền thông, hệ thống internet,...).
- Thu thập phản hồi từ các nhà đầu tư, cộng đồng doanh nghiệp, phối hợp với các Sở, Ngành đề xuất, tham mưu UBND Thành phố chỉ đạo kịp thời, ban hành các cơ chế, chính sách để đẩy mạnh xuất khẩu trên địa bàn Thành phố.
c) Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư: Tiếp tục triển khai các chương trình: Vườn ươm doanh nghiệp; hỗ trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn khởi nghiệp, đào tạo giám đốc điều hành doanh nghiệp, các khóa đào tạo ngắn hạn về xuất khẩu.
d) Giao Sở Lao động Thương binh và Xã hội: Tổ chức trên các phiên giao dịch việc làm để tạo nguồn lao động có chất lượng; Tổ chức các chương trình tọa đàm sâu rộng để giải đáp cho doanh nghiệp về vấn đề tuyển dụng và sử dụng nhân sự, đồng thời giúp người lao động nắm bắt, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, có vị trí việc làm phù hợp.
e) Giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan: Khảo sát, cập nhật số liệu về ngành CNTT; khu CNTT tập trung trên địa bàn Thành phố; phối hợp nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách, tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại đối với ngành công nghiệp CNTT, khu CNTT tập trung trên địa bàn Thành phố. Tiếp tục triển khai hiệu quả hoạt động của Vườn ươm doanh nghiệp CNTT đổi mới sáng tạo Hà Nội.
h) Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tiếp tục thực hiện các chương trình tập huấn về sản xuất an toàn, nhãn hiệu cho nông dân Hà Nội; thực hiện hiệu quả việc chuyển đổi, cơ cấu lại sản xuất của các ngành hàng gắn với truy suất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý và xây dựng thương hiệu cho hàng hóa xuất khẩu của Thành phố.
i) Giao Hội Nông dân Thành phố: tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho nông dân về chính sách, pháp luật của Nhà nước về thương mại; thông tin thị trường, mô hình kinh doanh giỏi; khu sản xuất chuyên canh; xây dựng hình ảnh, quảng bá sản phẩm, giá trị văn hóa làng nghề; Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu sản phẩm; Tổ chức các lớp tập huấn nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên Nông dân về kỹ năng thương mại và phát triển thương hiệu nông sản Việt.
2. Xây dựng, thực hiện các cơ chế, chính sách đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu:
a) Giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam-Chi nhánh Hà Nội chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan: Chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tích cực triển khai các giải pháp thúc đẩy mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn; dành vốn cho vay phát triển sản xuất kinh doanh xuất khẩu; nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Đẩy mạnh chương trình Kết nối ngân hàng-doanh nghiệp tại một số ngân hàng, quận, huyện, thị xã; hỗ trợ tín dụng với lãi suất hợp lý nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
b) Giao Sở Công Thương tiếp tục chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan triển khai Đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2020 lồng ghép với thực hiện Kế hoạch này.
c) Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan: Tổ chức thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thành phố Hà Nội (chú trọng các lĩnh vực sản xuất rau, hoa, cây ăn quả, chè, phát triển chăn nuôi, phát triển thủy sản) gắn với thúc đẩy xuất khẩu nông sản.
3. Công tác cải cách hành chính:
a) Cục Thuế thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan: Thực hiện các đề án hiện đại hóa công tác quản lý thuế; ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các khâu, các bước trong công tác quản lý thuế để tạo thuận lợi, đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng giảm chi phí tuân thủ cho các doanh nghiệp thực hiện các chính sách pháp luật thuế.
b) Cục Hải quan Hà Nội: Tiếp tục triển khai hải quan điện tử, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí sản xuất, kinh doanh.
c) Giao Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan: Tiếp tục triển khai tốt quyết định ủy quyền của Bộ Công Thương cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi cho doanh nghiệp khu công nghiệp qua hệ thống điện tử cấp độ 3, cấp độ 4 theo cơ chế một cửa quốc gia và ASEAN theo cam kết của Chính phủ Việt Nam với các nước ASEAN.
4. Tăng cường thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, các khu, cụm công nghiệp tập trung, cơ sở hạ tầng logistics, hệ thống dịch vụ; xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ hoạt động kinh doanh, xuất khẩu:
a) Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư: Hướng dẫn đầu tư xây dựng các dự án hạ tầng dịch vụ logistic trên địa bàn thành phố Hà Nội.
b) Giao Ban quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội: Hướng dẫn, giám sát tiến độ xây dựng các Khu công nghiệp trên địa bàn thành phố.
c) Giao Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố chủ trì, phối hợp cơ quan liên quan:
- Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu trong cả 4 lĩnh vực: Đầu tư, thương mại, du lịch và nông nghiệp. Tập trung cho công tác thu thập, xây dựng thông tin, dữ liệu ngành hàng, dữ liệu về các doanh nghiệp, các thông tin hữu ích doanh nghiệp quan tâm; trên cơ sở đó tổ chức kết nối hiệu quả cho các doanh nghiệp, giúp cho các doanh nghiệp nắm được các thông tin cơ bản, cần thiết, tìm hiểu được các đối tác, thị trường, ngành hàng liên quan đến xuất khẩu.
- Thực hiện công tác thu thập, cung cấp thông tin, hình ảnh của các sự kiện; liên quan tới các chủ trương, chính sách; thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế, thông tin hữu ích khác để hỗ trợ doanh nghiệp nắm bắt thông tin, tiếp cận thông tin tập trung, hiệu quả; Xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư
5. Đổi mới, nâng cao hiệu quả chương trình xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư:
a) Giao Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố:
- Thực hiện công tác xúc tiến đầu tư: Thực hiện các hoạt động về hợp tác trong nước và quốc tế về xúc tiến đầu tư tại Bàn hỗ trợ thông tin đầu tư tại Hà Nội cho các doanh nghiệp Nhật Bản (Japan Desk). Hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong việc tìm hiểu về pháp luật, chính sách, thủ tục đầu tư, tiềm năng, thị trường, đối tác và cơ hội đầu tư; triển khai các dự án sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư với các đối tác là thị trường trọng điểm xuất khẩu của thành phố Hà Nội (Nhật Bản, Hàn Quốc...)
- Thực hiện công tác xúc tiến thương mại: Tham gia các Hội chợ, Triển lãm quốc tế liên quan đến xuất khẩu, tổ chức các Tuần hàng Việt Nam/Hà Nội tại nước ngoài, chú trọng các nước là thị trường xuất khẩu của Việt Nam.
b) Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan:
Tham mưu, đề xuất tổ chức đoàn doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tham gia các hội chợ xuất khẩu chuyên ngành TCMN tại Nhật Bản, Pháp, Hồng Kông- Trung Quốc; Hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tham gia Hội chợ quốc tế chuyên ngành thủ công mỹ nghệ tại thành phố Hồ Chí Minh (Lifestyle Vietnam 2020).
6. Các giải pháp khác: Các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trên địa bàn chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo dựng thương hiệu sản phẩm hàng hóa và không ngừng tự đào tạo hoặc tham gia các khóa đào tạo do các Sở, ngành Thành phố tổ chức nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Chế độ thông tin, báo cáo: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, các Sở, ngành, đơn vị có trách nhiệm xây dựng Kế hoạch chi tiết triển khai các nhiệm vụ năm 2020; báo cáo UBND Thành phố đột xuất hoặc định kỳ kết quả thực hiện (gửi Sở Công Thương để tổng hợp chung trước ngày 10/12/2020)./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây