Công văn 1423/TCHQ-GSQL về phối hợp kiểm tra các lô hàng cá tầm nhập khẩu

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 1423/TCHQ-GSQL

Công văn 1423/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan về việc phối hợp kiểm tra các lô hàng cá tầm nhập khẩu
Cơ quan ban hành: Tổng cục Hải quanSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:1423/TCHQ-GSQLNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Mai Xuân Thành
Ngày ban hành:26/03/2021Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xuất nhập khẩu, Thực phẩm-Dược phẩm

tải Công văn 1423/TCHQ-GSQL

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Công văn 1423/TCHQ-GSQL DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------

Số: 1423/TCHQ-GSQL
V/v phối hợp kiểm tra các lô hàng cá tầm nhập khẩu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 26 tháng 3 năm 2021

 

 

Kính gửi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

Thực hiện công văn số 580/BNN-TCTS ngày 26/01/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm soát nhập khẩu cá tầm thương phẩm dùng làm thực phẩm, ngày 18/02/2021, Tổng cục Hải quan có công văn số 808/TCHQ-GSQL hướng dẫn thủ tục, kiểm soát nhập khẩu cá tầm; Qua thời gian theo dõi tình hình làm thủ tục hải quan và phối hợp, lấy mẫu kiểm tra xác định chủng loại tại Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I (thuộc Tổng cục Thủy sản) đối với một số lô hàng cá tầm nhập khẩu tại Cục Hải quan các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn cho thấy thực tế cá tầm nhập khẩu không đúng với Giấy phép do Cơ quan Quản lý Cites Việt Nam cấp, không đúng với khai hải quan (cá tầm Xiberi, tên khoa học: Acipenser baerii), không thuộc Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam ban hành kèm Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ; Đ đảm bảo kiểm soát chặt chẽ cá tầm nhập khẩu, trên cơ sở ý kiến tham gia của các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Tổng cục Thủy sản, Cục Thú y, Cơ quan quản lý CITES) và Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật tại cuộc họp ngày 22/3/2021 tại trụ sở Tổng cục Hải quan, Tổng cục Hải quan đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo:

1. Cục Thú y:

- Phối hợp Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I và Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật lấy mẫu các lô cá tầm nhập khẩu và xác định: giống, loài, tên khoa học, thuần chủng hay lai, có đúng với giấy phép CITES, có thuộc Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam hay không trước khi cấp Giấy chứng nhận kim dịch cho lô hàng cá tầm nhập khẩu.

- Không cho doanh nghiệp đưa hàng về kiểm dịch tại các địa điểm bảo quản theo đề nghị của doanh nghiệp đến khi có kết quả giám định của các đơn vị liên quan đ đảm bảo an ninh, an toàn, phòng chống lây lan dịch bệnh, bảo vệ môi trường.

2. Cơ quan quản lý CITES

- Căn cứ kết luận giám định của Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I (số 91/VTS I ngày 19/3/2021 và 93/VTS I ngày 20/3/2021) xác định hàng hóa nhập khẩu có đúng với Giấy phép Cites do Cơ quan Quản lý Cites Việt Nam cấp hay không? Trường hợp không đúng, đề nghị trao đi với Cơ quan CITES Trung Quốc và có biện pháp xử lý triệt đ đối với vấn đề này, tránh việc cá tầm không rõ nguồn gốc nhập khẩu tràn lan vào Việt Nam.

- Phối hợp với cơ quan hải quan tiến hành xử lý đối với các lô hàng cá tầm nhập khẩu không đúng với tên hàng ghi trên Giấy phép Cites.

3. Tổng cục Thủy sản

- Cho ý kiến về việc xử lý đối với các lô hàng cá tầm nhập khẩu không thuộc Danh mc loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam (Phụ lục VIII) ban hành kèm Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản theo kết luận giám định của Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I (số 91/VTS I ngày 19/3/2021 và 93/VTS I ngày 20/3/2021).

- Chỉ đạo Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I cử cán bộ phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu thực hiện lấy mẫu ngay tại cửa khẩu nhập, giám định xác định cụ thể hàng hóa nhập khẩu có thuộc Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam (Phụ lục VIII) ban hành kèm Nghị định số 26/2019/NĐ-CP hay không? Trường hợp không thể cử cán bộ tham gia, đề nghị Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I hướng dẫn Chi cục Hải quan cửa khẩu cách thức thực hiện việc lấy mẫu, lưu mẫu, bảo quản mẫu.

Thời hạn ban hành thông báo kết quả kiểm tra là 02 ngày làm việc kể từ ngày ly mẫu đ làm cơ sở cho cơ quan hải quan giải quyết thông quan.

4. Các đơn vị chuyên môn:

a) Thực hiện việc truy suất nguồn gốc đối với các lô hàng cá tầm nói riêng và các mặt hàng động vật, thực vật tươi sống hoặc đã qua chế biến nhập khẩu, thông báo danh sách các quốc gia, vùng lãnh thổ, các tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép xuất khẩu vào Việt Nam cho Tổng cục Hải quan để chỉ đạo phối hợp quản lý, theo dõi khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu.

b) Thng nhất đầu mối thực hiện kiểm tra chuyên ngành đối với mặt hàng cá tm nói riêng và các mặt hàng nhập khu khác thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ đ đảm bảo thông quan nhanh chóng hàng hóa tại cửa khẩu.

c) Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan rà soát, có cảnh báo để ngăn chặn việc các loài động vật ngoại lai có hại hoặc không có trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam (như: tôm hùm đỏ, tôm hùm đất, rùa tai đỏ...) nhưng có đặc điểm nhận dạng, hình thái giống với các loài thuộc Danh mục hàng hóa được phép nhập khẩu vào Việt Nam để cơ quan hải quan có biện pháp kiểm soát chặt chẽ.

Xin gửi kèm hồ sơ và kết quả giám định của 02 lô hàng.

Tổng cục Hải quan rất mong nhận được sự phối hợp của các đơn vị.

Xin chân thành cảm ơn./.

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Đ/c TT. Vũ Thị Mai;
- TCT Nguyễn Văn Cẩn
;
- PTCT Lưu Mạnh Tưởng;
- Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
- Cục Hải quan các tỉnh TP
;
- Lưu: VT, GSQL (3b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Mai Xuân Thành

 

 

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi