Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BVHTT-BTC của Bộ Văn hoá-Thông tin và Bộ Tài chính về việc hướng dẫn hỗ trợ tác phẩm báo chí chất lượng cao ở Trung ương và địa phương giai đoạn 2006 - 2010
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BVHTT-BTC
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính; Bộ Văn hoá-Thông tin | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 17/2007/TTLT-BVHTT-BTC | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch | Người ký: | Đỗ Quí Doãn; Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 14/06/2007 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Văn hóa-Thể thao-Du lịch |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BVHTT-BTC
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ
LIÊN TỊCH
CỦA BỘ VĂN HÓA - THÔNG TIN VÀ BỘ TÀI CHÍNH
SỐ 17/2007/ TTLT-BVHTT-BTC
NGÀY 14 THÁNG 06 NĂM 2007
HƯỚNG DẪN HỖ TRỢ TÁC PHẨM BÁO CHÍ CHẤT LƯỢNG CAO Ở TRUNG
ƯƠNG VÀ ĐỊA PHƯƠNG GIAI ĐOẠN 2006 – 2010
Căn cứ Luật Ngân sách nhà
nước số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Quyết định số
926/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tiếp
tục hỗ trợ hoạt động sáng tạo tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật, báo chí ở
Trung ương và các Hội Văn học - Nghệ thuật địa phương; hỗ trợ tác phẩm báo chí
chất lượng cao ở địa phương giai đoạn 2006 - 2010;
Liên tịch Bộ Văn hoá
Thông tin, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện hỗ trợ tác phẩm báo chí chất lượng
cao ở Trung ương và địa phương giai đoạn 2006 -2010 như sau:
I - NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Nhà nước tiếp tục hỗ
trợ tác phẩm báo chí chất lượng cao ở Trung ương và địa phương giai đoạn 2006 -
2010 thông qua Hội Nhà báo Việt Nam và các Hội Nhà báo địa phương, theo những nội
dung đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định
926/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2006 về việc phê duyệt Đề án tiếp tục hỗ trợ hoạt
động sáng tạo tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật, báo chí ở Trung ương và
các Hội Văn học nghệ thuật địa phương; hỗ trợ tác phẩm báo chí chất lượng cao ở
địa phương giai đoạn 2006 - 2010 (sau đây gọi tắt là Đề án 926), trong đó:
a)
Báo chí ở Trung ương ưu tiên các đề tài phản ánh:
+ Về lịch sử, về các thời
kỳ kháng chiến cứu nước, truyền thống văn hoá dân tộc.
+ Công cuộc đổi mới xây dựng
và bảo vệ đất nước, những nhân tố tích cực, những con người tiêu biểu trong xã
hội, của thời đại.
+ Thiếu niên, nhi đồng,
dân tộc thiểu số.
b) Báo chí địa phương tập
trung vào các mảng đề tài:
+ Về Đảng, Bác Hồ, các
anh hùng dân tộc; phổ biến, tuyên truyền Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt
Nam, phản ánh kịp thời, sâu sắc các sự kiện chính trị đặc biệt, các ngày kỷ niệm
lớn của dân tộc tại địa phương; về lịch sử cách mạng, kháng chiến trong đó chú
trọng vào cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ ở địa phương.
+ Về đoàn kết dân tộc;
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn; xoá đói giảm nghèo; về
con người mới, điển hình tiên tiến trong lao động sản xuất, đấu tranh chống
tham nhũng, tiêu cực, giữ gìn an ninh, chính trị ở địa phương...; về miền núi,
vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số, thiếu niên, nhi đồng.
Việc hỗ trợ kinh phí của
Nhà nước để tăng thêm nguồn tài chính và nâng cao chất lượng tác phẩm báo chí
chất lượng cao ở Trung ương và địa phương, không vì sự hỗ trợ này mà giảm mức
kinh phí hỗ trợ thường xuyên hàng năm cho Hội Nhà báo Việt Nam và các Hội Nhà
báo địa phương.
2. Tiêu chí đánh giá tác
phẩm báo chí chất lượng cao:
Tác phẩm báo chí chất lượng
cao là những tác phẩm mang lại hiệu quả thiết thực cho toàn xã hội hoặc một
vùng miền, địa phương; có nhiều tìm tòi, phát hiện những vấn đề mới nảy sinh
trong cuộc sống hàng ngày; có nội dung phù hợp, hấp dẫn người đọc, người nghe,
người xem; phù hợp với quan điểm chỉ đạo, tuyên truyền, đường lối, chủ trương
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
3. Hình thức
hỗ trợ kinh phí : Đặt hàng sáng tác hoặc hỗ trợ trực tiếp cho tác giả, nhóm tác
giả có tác phẩm báo chí chất lượng cao.
4. Đối tượng và phạm vi hỗ
trợ:
- Hỗ trợ tác giả, nhóm
tác giả có tác phẩm báo chí chất lượng cao kịp thời phản ánh các sự kiện lớn,
quan trọng đến các mặt đời sống - xã hội của các địa phương, vùng, miền, đất nước;
tác giả, nhóm tác giả là hội viên Hội Nhà báo Việt Nam thuộc các cơ quan báo
chí Trung ương và địa phương có tác phẩm
báo chí chất lượng cao đã đăng ký, phê duyệt đề cương và đăng tải trên các
phương tiện thông tin đại chúng, phù hợp với tiêu chí hỗ trợ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Đề án 926.
- Hỗ trợ các đợt đi thực tế sáng tác tác phẩm báo chí, các lớp tập huấn, hội
thảo để nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ báo chí, trong đó đặc biệt chú
trọng đến việc trang bị kiến thức chuyên môn, kỹ năng làm báo hiện đại và bồi
dưỡng tài năng trẻ trong hoạt động nghiệp
vụ báo chí .
- Hỗ trợ xét duyệt, chọn lọc đề cương, thẩm định, nghiệm thu, đánh giá tác
phẩm; bình chọn, đề nghị khen thưởng các tác phẩm báo chí xuất sắc.
- Hỗ trợ nghiên cứu, sưu tầm tư liệu.
- Hỗ trợ phổ biến, công bố tác phẩm.
- Hỗ trợ các công việc liên quan trực tiếp đến công tác tổ chức thực hiện hỗ
trợ tác phẩm báo chí chất lượng cao.
5. Nguồn kinh phí hỗ trợ:
- Nguồn hỗ trợ của ngân
sách Trung ương theo Quyết định 926/QĐ-TTg ngày 06/7/2006 của Thủ
tướng Chính phủ;
- Nguồn hỗ trợ hợp pháp
khác của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
II- NHỮNG QUI ĐỊNH CỤ THỂ
1. Chi hỗ trợ trực tiếp
cho tác giả, nhóm tác giả:
- Là hội viên (có tên
trong danh sách) ở các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương có đề cương
đăng ký đã được duyệt và tác phẩm báo chí chất lượng cao được đăng tải trên các
phương tiện thông tin đại chúng thuộc các mảng đề tài quy định tại điểm 1, mục
I của Thông tư này (tác giả, nhóm tác giả vẫn được nhận tiền nhuận bút theo quy
định hiện hành);
- Có tác phẩm báo chí chất
lượng cao được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, kịp thời phản
ánh các sự kiện lớn, quan trọng đến các mặt đời sống - xã hội của các địa
phương, vùng, miền, đất nước.
Mức hỗ trợ do Hội đồng hoặc Ban xét duyệt, nghiệm thu tác phẩm báo chí chất
lượng cao của các cấp Hội Nhà báo (được thành lập như quy định tại tiết c điểm
9 mục II Thông tư này) thông qua và được Chủ tịch của các cấp Hội Nhà báo phê
chuẩn, quy định tại “Quy chế chi tiêu hỗ trợ tác phẩm báo chí chất lượng cao
giai đoạn 2006 - 2010” (sau đây gọi tắt là "Quy chế chi tiêu hỗ trợ")
và thực hiện theo phương thức ký hợp đồng
trực tiếp giữa tác giả, nhóm tác giả với Hội Nhà báo các cấp (hoặc ký uỷ
quyền qua các Liên Chi hội và Chi hội trực thuộc có tư cách pháp nhân).
2. Chi hỗ trợ các đợt đi thực tế sáng tác các tác phẩm báo chí, các lớp tập
huấn, hội thảo. Nội dung chi, mức chi hỗ trợ cho các thành viên tham gia được vận
dụng theo quy định tại Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21/3/2007 của Bộ Tài
chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với
các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
Chi hỗ trợ mua tư liệu, tài liệu, vật tư, thuê máy móc thiết bị phục vụ trực
tiếp các lớp tập huấn, hội thảo, đợt đi thực tế sáng tác tác phẩm báo chí chất
lượng cao.
3. Chi hỗ trợ cho các hoạt động trực tiếp hỗ trợ tác phẩm báo chí chất lượng
cao. Bao gồm: tiền công; in ấn tài liệu; photocopy; văn phòng phẩm; điện thoại;
bưu phẩm;… căn cứ vào tình hình thực tế hàng năm và các quy định hiện hành của
Nhà nước.
4. Chi hỗ trợ cho công tác tổ chức thẩm định đề cương, đánh giá, nghiệm thu
tác phẩm báo chí chất lượng cao. Mức chi trực tiếp cho các thành viên Hội đồng
hoặc Ban xét duyệt, thẩm định đề cương, đánh giá, nghiệm thu tác phẩm báo chí
chất lượng cao, do Ban Thường vụ (đối với Hội Nhà báo Việt Nam); Ban chấp hành,
Ban Thư ký các cấp Hội Nhà báo xem xét, quyết định căn
cứ vào dự toán ngân sách nhà nước được giao và được quy
định trong "Quy chế chi tiêu hỗ trợ" của các Hội.
5. Chi hỗ trợ phổ biến, công bố tác phẩm báo chí chất lượng cao. Mức chi hỗ
trợ được căn cứ vào "Quy chế chi tiêu hỗ trợ" và thực hiện dưới hình
thức ký kết hợp đồng.
6. Chi hỗ trợ khác liên quan trực tiếp đến hoạt động hỗ trợ sáng tạo tác phẩm
báo chí chất lượng cao.
7. Các khoản chi hỗ trợ đặc thù (nếu có) ngoài các mức chi hỗ trợ tại Thông
tư này và các chế độ chi tiêu tài chính hiện hành phải được thoả thuận bằng văn
bản của Bộ tài chính (đối với Hội Nhà báo Việt Nam) hoặc Thường trực Hội đồng
nhân dân cấp tỉnh (đối với các Hội Nhà báo địa phương).
8. Chi tổ chức, hướng dẫn, thẩm định tác phẩm, đánh giá, sơ kết, tổng kết
chính sách hỗ trợ tác phẩm báo chí chất lượng cao ở Trung ương và địa phương của
Hội Nhà báo Việt Nam.
9. Hội Nhà báo Việt Nam và các Hội Nhà báo địa phương thực hiện:
a) Lập kế hoạch sử dụng kinh phí hỗ trợ, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt
theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
b) Xây dựng và ban hành "Quy chế chi tiêu hỗ trợ" sau khi thảo luận,
công khai và thống nhất trong Ban Thường vụ (đối với Hội Nhà báo Việt Nam); Ban
chấp hành, Ban Thư ký các cấp Hội. "Quy chế chi tiêu hỗ trợ" được phổ
biến công khai đến toàn thể hội viên và gửi
cơ quan tài chính cùng cấp để theo dõi, quản lý giám sát thực hiện; gửi Kho bạc nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao
dịch để làm căn cứ kiểm soát chi.
Nội dung xây dựng “Quy chế chi tiêu hỗ trợ” theo hướng dẫn tại Phụ lục kèm
theo Thông tư này.
c) Chủ tịch các cấp Hội Nhà báo thành lập Hội đồng hoặc Ban xét duyệt, nghiệm
thu để xét duyệt, chọn lọc đề cương, đánh giá, nghiệm thu, thẩm định tác phẩm
báo chí chất lượng cao và xem xét việc sử dụng kinh phí theo "Quy chế chi
tiêu hỗ trợ" đã ban hành đảm bảo kinh phí hỗ trợ đúng đối tượng, đúng mục
đích, hiệu quả, tiết kiệm.
d) Thực hiện công khai tài chính theo quy định tại Thông tư số
21/2005TT-BTC ngày 22/3/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế công
khai tài chính đối với đơn vị dự toán ngân sách nhà nước và các tổ chức được
ngân sách nhà nước hỗ trợ; và các quy định hiện hành.
e) Thực hiện việc tự kiểm tra tài chính, kế toán tại đơn vị theo quy định tại
Luật Kế toán, Quyết định số 67/2004/QĐ-BTC ngày 13/8/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính về việc ban hành quy chế về tự kiểm tra tài chính, kế toán tại cơ quan,
đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và các quy định hiện hành.
g) Thực hiện "Quy chế chi tiêu hỗ trợ" đơn vị phải bảo đảm có chứng từ, hóa đơn hợp pháp, hợp lệ
theo quy định.
10. Kinh phí thực hiện:
- Đối với Hội Nhà báo Việt Nam: Kinh phí hỗ trợ tác phẩm báo chí chất lượng
cao ở các cơ quan báo chí Trung ương thông qua Hội Nhà báo Việt Nam giai đoạn
2006 - 2010 là 7.240 triệu đồng.
- Đối với các Hội Nhà báo địa phương: Kinh phí hỗ trợ tác phẩm báo chí chất
lượng cao đối với các Hội Nhà báo địa phương giai đoạn 2006 - 2010 là 27.500
triệu đồng.
11. Việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí hỗ trợ tác phẩm báo
chí chất lượng cao thực hiện theo Luật Ngân sách nhà nước, văn bản hướng dẫn
thi hành Luật Ngân sách nhà nước và các quy định tại Thông tư này.
Cuối năm kinh phí hỗ trợ chưa sử dụng hết được chuyển sang năm sau theo quy
định hiện hành.
12. Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán thực hiện theo quy định pháp luật
hiện hành.
13. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị
a) Hội Nhà báo địa phương:
- Định kỳ hàng năm tiến hành tổng kết, đánh giá, báo cáo tình hình và kết quả thực
hiện hỗ trợ tác phẩm báo chí chất lượng cao gửi Hội Nhà báo Việt Nam và đồng gửi
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để theo dõi, chỉ đạo.
- Phối hợp với các cơ quan báo chí trong việc đăng tải, công bố tác phẩm
báo chí chất lượng cao; có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước
chuyên ngành ở địa phương để tổ chức tốt các hoạt động sáng tạo tác phẩm báo
chí chất lượng cao ở địa phương.
b) Hội Nhà báo Việt Nam:
- Làm đầu mối tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch hàng năm của các
cấp Hội Nhà báo ở Trung ương và địa phương; lựa chọn, thẩm định các tác phẩm xuất
sắc để xem xét hỗ trợ công bố tác phẩm và đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng
theo quy định; làm đầu mối phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc
tổ chức thực hiện các quy định về hỗ trợ ở Trung ương và địa phương theo các
quy chế, quy định hiện hành.
- Tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo để nâng cao trình độ chính trị, nghiệp
vụ, chuyên môn, lý luận cho các hội viên theo vùng, miền, khu vực, đúng định hướng
của Đảng và Nhà nước.
- Hàng năm tổng kết, đánh giá và kịp thời phát hiện khó khăn vướng mắc báo
cáo Thủ tướng Chính phủ.
c) Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật Việt Nam:
Phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức thực hiện Đề án 926. Tiếp nhận
báo cáo của Hội Nhà báo Việt Nam để tổng kết, đánh giá, báo cáo Thủ tướng Chính
phủ và các Bộ, ngành có liên quan.
d) Bộ Văn hóa - Thông tin:
- Phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam, các Bộ, Ban, ngành có liên quan và Uỷ
ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo quá trình tổ chức
thực hiện và có ý kiến điều chỉnh kịp thời những nội dung không đúng với mục
tiêu, định hướng của Đảng và Nhà nước.
- Tổng hợp báo cáo tình hình và kết quả sử dụng kinh phí hỗ trợ ở Trung
ương và địa phương; kiến nghị các hình thức khen thưởng thích hợp đối với các
tác phẩm báo chí xuất sắc lên Thủ tướng Chính phủ.
e) Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Văn
hóa - Thông tin thực hiện kiểm tra việc sử dụng kinh phí hỗ trợ tác phẩm báo
chí chất lượng cao ở Trung ương và địa phương.
g) Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo việc tổ
chức thực hiện kế hoạch hỗ trợ tác phẩm báo chí chất lượng cao ở địa phương
theo đúng các quy định hiện hành; tạo điều kiện cho các Hội Nhà báo địa phương
hoàn thành nhiệm vụ được giao.
14. Thông tư này được áp dụng từ năm ngân sách 2007. Riêng năm 2006, Hội
Nhà báo Việt Nam thực hiện theo Thông tư liên tịch số 52/2003/TTLT-BVHTT-BTC
ngày 29/8/2003 của liên Bộ Văn hóa - Thông tin và Bộ Tài chính hướng dẫn việc hỗ
trợ hoạt động sáng tạo tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật, báo chí theo cơ
chế nhà nước đặt hàng; các Hội Nhà báo địa phương thực hiện theo công văn số
5139/BVHTT-KHTC ngày 19/12/2005 Bộ Văn hóa - Thông tin hướng dẫn hỗ trợ hoạt động
sáng tạo báo chí chất lượng cao năm 2005 đối với các Hội Nhà báo địa phương.
III- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan,
đơn vị phản ánh về liên Bộ để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
KT.
BỘ TRƯỞNG BỘ
TÀI CHÍNH THỨ TRƯỞNG Đỗ
Hoàng Anh Tuấn |
KT.
BỘ TRƯỞNG BỘ
VĂN HOÁ - THÔNG TIN THỨ TRƯỞNG Đỗ Quý Doãn |
Phụ lục
Hướng dẫn nội dung xây dựng “Quy chế chi tiêu hỗ trợ tác phẩm báo chí
chất lượng cao giai đoạn 2006 - 2010”
(Kèm theo Thông tư số
17/2007/TTLT-BVHTT-BTC ngày 14 tháng 6 năm 2007)
Nội dung xây dựng Quy chế chi tiêu hỗ trợ tác phẩm báo chí chất lượng cao ở
Trung ương và địa phương (sau đây gọi tắt là Quy chế chi tiêu hỗ trợ) gồm:
1. Quy định về thời gian tổ chức hội thảo, tập huấn, đi thực tế sáng tác:
- Thời gian tổ chức hội thảo không quá 3 ngày.
- Thời gian tổ chức tập huấn không quá 7 ngày.
- Thời gian tổ chức 01 đợt đi thực tế sáng tác tác phẩm báo chí không quá
15 ngày.
2. Căn cứ vào nhiệm vụ được giao; định mức, chế độ chi tiêu Nhà nước đã ban
hành; những quy định tại Thông tư này; tình hình thực tế thực hiện nhiệm vụ
chuyên môn của Hội Nhà báo Việt Nam và các Hội Nhà báo địa phương; trong phạm
vi nguồn kinh phí hỗ trợ tác phẩm báo chí chất lượng cao của Hội. Hội Nhà báo
Việt Nam và các Hội Nhà báo địa phương xây dựng mức chi cụ thể theo từng nội
dung công việc theo hướng dẫn chi hỗ trợ của ngân sách nhà nước tại Phần II “Những
quy định cụ thể”, gắn với hiệu quả và chất lượng công việc, đảm bảo thực hành
tiết kiệm chống lãng phí.
3. Việc sử dụng kinh phí theo nguyên tắc tập trung và tùy thuộc vào điều kiện
thực tế, căn cứ vào tính chất công việc, tình hình thực hiện năm trước, Chủ tịch
hoặc Thư ký các cấp Hội Nhà báo quy định mức phân bổ kinh phí hỗ trợ trong năm
(chi cho các đầu việc lớn: hỗ trợ trực tiếp cho tác giả, nhóm tác giả, đi thực
tế sáng tác, tập huấn, hội thảo, mức hỗ trợ tối đa, nghiệm thu, thẩm định, công
bố tác phẩm…); quy định nội dung, trình tự các bước tổ chức thực hiện (chọn lọc
đề cương, bản thảo, xét duyệt, đánh giá, thẩm định, nghiệm thu, công bố tác phẩm
trên các phương tiện thông tin đại chúng …, thời hạn hoàn thành tác phẩm) trong
Quy chế chi tiêu hỗ trợ sau khi đã thống nhất với Hội đồng hoặc Ban xét duyệt,
nghiệm thu.
4. Không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ tác phẩm báo chí chất
lượng cao để dùng vào công việc trái các quy định tại Quyết định
926/2006/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ./.