Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 3754/QÐ-BVHTTDL 2023 Đề án tổ chức Hội thảo ASEAN - Nhật Bản về Bình đẳng giới tại Việt Nam
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 3754/QÐ-BVHTTDL
Cơ quan ban hành: | Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 3754/QÐ-BVHTTDL | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Hoàng Đạo Cương |
Ngày ban hành: | 06/12/2023 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Văn hóa-Thể thao-Du lịch |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 3754/QÐ-BVHTTDL
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH Số: 3754/QĐ-BVHTTDL | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2023 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc phê duyệt Đề án tổ chức Hội thảo ASEAN - Nhật Bản
về Bình đẳng giới tại Việt Nam
_______________________
BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
Căn cứ Nghị định số 01/2023/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Căn cứ Quyết định số 06/2020/QĐ-TTg ngày 21/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 2222/QĐ-BVHTTDL ngày 24 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc ban hành Quy chế hoạt động đối ngoại của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành kèm theo;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thể dục thể thao, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế và Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án tổ chức Hội thảo ASEAN - Nhật Bản về Bình đẳng giới tại Việt Nam trong khuôn khổ Chương trình Hành động ASEAN-Nhật Bản về Thể thao.
Điều 2. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế, Cục trưởng Cục Thể dục thể thao và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Như Điều 2; - Bộ trưởng (để báo cáo); - Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương; - Lưu: VT, HTQT, BTD.6.
| KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Hoàng Đạo Cương |
ĐỀ ÁN
Tổ chức Hội thảo ASEAN-Nhật Bản về Bình đẳng giới tại Việt Nam
(Kèm theo Quyết định số 3754/QĐ-BVHTTDL ngày 06 tháng 12 năm 2023
của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
Tại Hội nghị quan chức cấp cao ASEAN về Thể thao lần thứ 14 (SOMS-14) ngày 30/08/2023 tại Chiang Mai, Thái Lan, Việt Nam là quốc gia được lựa chọn để phối hợp với Nhật Bản và Ban Thư ký ASEAN tổ chức Hội thảo ASEAN-Nhật Bản về Bình đẳng giới tại Việt Nam. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Chương trình Hành động ASEAN-Nhật Bản về thể thao. Trên cơ sở đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Đề án tổ chức Hội thảo ASEAN- Nhật Bản với những nội dung như sau:
I. BỐI CẢNH, MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1. Bối cảnh
Tại Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về Thể thao được tổ chức vào tháng 8/2015 tại Malaysia, Nhật Bản đã đề xuất tổ chức Hội nghị Bộ trưởng ASEAN-Nhật Bản lần thứ nhất vào năm 2017 cùng thời điểm với Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về Thể thao. Theo đó, Hội nghị Bộ trưởng ASEAN-Nhật Bản về Thể thao lần đầu tiên được tổ chức tại Nay Pyi Taw, Myanmar vào tháng 10/2017 đã thống nhất về bốn (04) lĩnh vực ưu tiên trong hợp tác về thể thao giữa ASEAN và Nhật Bản, bao gồm: (i) Phát triển đội ngũ giáo viên giáo dục thể chất và huấn luyện viên; (ii) Phụ nữ với thể thao; (iii) Thể thao cho người khuyết tật và (iv) Phòng chống doping. Sau khi thảo luận sâu hơn, ASEAN và Nhật Bản đã đồng ý bắt đầu hợp tác từ lĩnh vực khuyến khích sự tham gia của phụ nữ và trẻ em gái trong lĩnh vực thể thao tại ASEAN. Theo đó, nhiều hoạt động đã được triển khai, bao gồm các đánh giá, hội thảo và chiến dịch tăng cường nhận thức cộng đồng, nhằm thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ và trẻ em gái trong thể thao trên khắp ASEAN.
Trong năm 2023 và các năm tiếp theo, Nhật Bản và Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế về Thể thao và Bình đẳng Giới (SGE) tại Đại học Seijo, tiếp tục có kế hoạch triển khai (i) Hội thảo trực tiếp cho các nhà hoạch định chính sách để theo dõi kế hoạch hành động về bình đẳng giới trong thể thao đã được đề ra trong năm 2021 (Hoạt động 1); và (ii) Nghiên cứu về những thách thức và nhu cầu của phụ nữ và trẻ em gái trong thể thao và hoạt động thể chất.
Năm 2024 và 2025, theo kế hoạch luân phiên, Việt Nam sẽ chủ trì Hội nghị quan chức cấp cao ASEAN về thể thao (SOMS), Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về Thể thao (AMMS) và các Hội nghị liên quan đồng thời phối hợp tổ chức các hoạt động của ASEAN trong lĩnh vực thể thao. Do vậy, việc Việt Nam phối hợp với Nhật Bản và Ban Thư ký ASEAN tổ chức các hoạt động trong khuôn khổ hợp tác ASEAN - Nhật Bản về thể thao trong đó có Hội thảo ASEAN - Nhật Bản về bình đẳng giới tại Việt Nam là cần thiết, thể hiện trách nhiệm của Việt Nam trong cộng đồng ASEAN.
2. Mục đích
- Tạo tiền đề để các nhà hoạch định chính sách thể thao ở mỗi quốc gia có thể nhận thức được tầm quan trọng của việc phụ nữ và trẻ em gái tham gia vào thể thao. Theo đó, khuyến khích phụ nữ và trẻ em gái tham gia vào thể thao trong bối cảnh văn hóa và xã hội của từng quốc gia thành viên ASEAN.
- Cung cấp những kiến thức và công cụ cần thiết giúp những nhà hoạch định chính sách thể thao ở các quốc gia thành viên ASEAN hiểu rõ quan điểm về bất bình đẳng giới mang tính cơ cấu và tận dụng vị thế chiến lược của họ để phổ cập các phương pháp tiếp cận nhằm giải quyết vấn đề về giới.
- Xây dựng chiến lược: Tạo cơ hội cho các nhà hoạch định chính sách thể thao ở các nước ASEAN trao đổi, tham gia phát triển các chiến lược trung/dài hạn về bình đẳng giới trong thể thao tại mỗi nước.
3. Yêu cầu
- Tích cực thảo luận về bất bình đẳng cấu trúc và giới, mô hình sinh thái, đa dạng, giao thoa; điều kiện của vận động viên nữ, bảo vệ, xâm hại, vai trò của truyền thông và giới tính, hòa bình và phát triển.
- Tổ chức các hoạt động trong khuôn khổ Hội thảo ASEAN - Nhật Bản đảm bảo thiết thực, tiết kiệm và hiệu quả, đồng thời kết hợp tổ chức thăm và giới thiệu về cơ sở vật chất thể thao của Việt Nam.
II. THÔNG TIN CHUNG
1. Thời gian và địa điểm: Từ ngày 09 đến ngày 12 tháng 01 năm 2024 tại Hà Nội.
2. Chủ đề Hội thảo:
- Tiếng Việt: “Tiếp cận toàn diện về bình đẳng giới trong và thông qua thể thao”
- Tiếng Anh: “Comprehensive approach for gender equality in and through sports”
3. Cơ quan chủ trì: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cơ quan chủ trì thực hiện: Cục Thể dục thể thao).
4. Cơ quan phối hợp:
- Ban Thư ký ASEAN (Jakarta, Indonesia).
- Trường Đại học Seijo, Nhật Bản.
- Các cơ quan, đơn vị liên quan.
5. Thành phần và số lượng đại biểu:
- Đại biểu quốc tế: 28 đại biểu, gồm Ban Thư ký ASEAN (02 đại biểu), các quốc gia thành viên ASEAN (20 đại biểu), Timor-Leste (02) đại biểu; Nhật Bản (03) và giảng viên (01).
- Đại biểu Việt Nam: Dự kiến mời khoảng 07 đại biểu, gồm đại diện Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (01), Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (01), Vụ ASEAN, Bộ Ngoại giao (01), Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (01); Cục Thể dục thể thao (03).
6. Chương trình làm việc: Kèm theo tại Phụ lục
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thành lập Ban Tổ chức Hội thảo
- Trưởng Ban: Cục trưởng Cục Thể dục thể thao.
- Thành phần: Đại diện lãnh đạo và chuyên viên Phòng Hợp tác quốc tế, Văn phòng Cục Thể dục thể thao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2. Phân công nhiệm vụ
2.1. Cục Thể dục thể thao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Xây dựng Đề án tổ chức Hội thảo.
- Phối hợp cùng Ban Thư ký ASEAN và Trường Đại học Seijo, Nhật Bản xây dựng chương trình, nội dung liên quan đến Hội thảo.
- Mời và quản lý, hỗ trợ các đoàn đại biểu quốc tế, đoàn đại biểu Việt Nam trong thời gian tham dự Hội thảo.
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện công tác lễ tân, hậu cần phục vụ Hội thảo.
- Mời các đại biểu Việt Nam tham dự Hội thảo.
- Chủ trì xây dựng báo cáo sau khi kết thúc Hội thảo và quyết toán chi phí liên quan đến công tác tổ chức Hội thảo.
- Triển khai các nhiệm vụ liên quan khác của Hội thảo.
2.2. Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Đầu mối trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt Đề án Tổ chức Hội thảo ASEAN- Nhật Bản về Bình đẳng giới tại Việt Nam.
2.3. Vụ Kế hoạch, Tài chính, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Tham mưu công tác tài chính tổ chức Hội thảo.
- Triển khai các nhiệm vụ liên quan khác của Hội thảo.
2.4. Ban Thư ký ASEAN và Trường Đại học Seijo, Nhật Bản
Chủ trì phối hợp với nước chủ nhà mời khách quốc tế, bao gồm cả giảng viên ngoài ASEAN; chuẩn bị nội dung các chương trình nghị sự có liên quan; điều phối cung cấp các tài liệu sử dụng tại Hội thảo; dự thảo và hoàn thiện báo cáo nội dung các cuộc họp trong khuôn khổ Hội thảo.
2.5. Các cơ sở thể thao thuộc Bộ
Phối hợp tổ chức chu đáo chương trình thăm và giới thiệu về cơ sở vật chất thể thao của Việt Nam.
IV. KINH PHÍ
- Trung tâm Nghiên cứu quốc tế về Thể thao và Bình đẳng giới, Trường Đại học Seijo - Nhật Bản đảm nhận chi phí cho đại biểu quốc tế gồm đi lại quốc tế, ở.
- Cục Thể dục thể thao đảm nhận các chi phí từ nguồn kinh phí sự nghiệp thể dục thể thao năm 2024:
+ Kinh phí di chuyển nội địa (đưa đón sân bay và thăm cơ sở vật chất về thể thao tại Việt Nam), ăn trưa, quà tặng cho các đại biểu tham dự Hội thảo;
+ Kinh phí địa điểm tổ chức, trang thiết bị kỹ thuật, tiệc trà, hoa quả và chi phí phát sinh (nếu có).
V. CÁC VẤN ĐỀ KHÁC
1. Một số nội dung của Đề án có thể được sửa đổi, bổ sung hoặc thay đổi theo tình hình thực tiễn hoặc theo sự thống nhất của các quốc gia thành viên ASEAN.
2. Trong quá trình chuẩn bị tổ chức, khi có vấn đề vướng mắc, phát sinh, các cơ quan, đơn vị trao đổi với Cục Thể dục thể thao để tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định./.
Phụ lục
Dự kiến Chương trình làm việc
Hội thảo ASEAN-Nhật Bản về Bình đẳng giới tại Việt Nam
(Kèm theo Quyết định số 3754/QĐ-BVHTTDL ngày 06 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
Ngày 09/01/2024 (Thứ Ba) | - Các đại biểu quốc tế đến Hà Nội, Việt Nam |
Ngày 10/01/2024 (Thứ Tư) | Cả ngày: Hội thảo theo chủ đề “Bất bình đẳng giới và cơ cấu, tính giao thoa, đa dạng, mô hình sinh thái. |
Ngày 11/01/2024 (Thứ Năm) | - Buổi sáng: Hội thảo theo chủ đề “Điều kiện của vận động viên nữ, bảo vệ, xâm hại, vai trò của truyền thông và giới tính, hòa bình và phát triển”. - Buổi chiều: Thăm cơ sở vật chất về thể thao |
Ngày 12/01/2024 (Thứ Sáu) | Các đại biểu quốc tế về nước |