Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 2088/QÐ-BVHTTDL 2024 tổ chức Triển lãm sắc màu di sản văn hóa, sản phẩm thủ công truyền thống
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 2088/QÐ-BVHTTDL
Cơ quan ban hành: | Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 2088/QÐ-BVHTTDL | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Tạ Quang Đông |
Ngày ban hành: | 01/08/2024 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Văn hóa-Thể thao-Du lịch |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 2088/QÐ-BVHTTDL
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH ____________ Số: 2088/QĐ-BVHTTDL | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _________________________ Hà Nội, ngày 01 tháng 08 năm 2024 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc tổ chức Triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên
và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam”
____________
BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
Căn cứ Nghị định số 01/2023/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Căn cứ Công văn số 9619/UBND-VX ngày 09 tháng 11 năm 2023 của UBND tỉnh Nghệ An về việc đăng cai và phối hợp tổ chức Triển lãm “Không gian di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024 tại thành phố Vinh tỉnh Nghệ An;
Căn cứ Công văn số 4605/BNN-VPĐP ngày 28 tháng 6 năm 2024 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc phối hợp tổ chức Triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm và Giám đốc Trung tâm Triển lãm văn hoá nghệ thuật Việt Nam.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Giao Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Nghệ An và các đơn vị có liên quan tổ chức Triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam” (Kế hoạch kèm theo).
Điều 2. Kinh phí thực hiện:
- Trích từ nguồn ngân sách sự nghiệp văn hóa thông tin năm 2024 của Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam;
- Nguồn ngân sách của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An bố trí đảm bảo các hoạt động do tỉnh chủ trì;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương tự bố trí kinh phí thực hiện các nội dung công việc theo nhiệm vụ chủ trì;
- Kinh phí của các đơn vị tham gia hoạt động;
- Kinh phí hợp pháp khác (nếu có).
Điều 3. Chánh văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính, Giám đốc Trung tâm Triển lãm văn hoá nghệ thuật Việt Nam, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Nghệ An, các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Như Điều 3; - Bộ trưởng (để báo cáo); - Thứ trưởng Tạ Quang Đông; - UBND các tỉnh/thành phố tham gia; - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; - Các đơn vị liên quan (để phối hợp); - Lưu: VT, MTNATL, ĐT.25. | KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Tạ Quang Đông |
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH ____________ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _________________________ |
KẾ HOẠCH
Tổ chức Triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên
và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam” tại tỉnh Nghệ An
(Kèm theo Quyết định số: 2088/QĐ-BVHTTDL ngày 01 tháng 8 năm 2024
của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
_______________
I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1. Mục đích
- Triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam” là hoạt động văn hóa chào mừng Ngày Di sản hoá Việt Nam (23/11) nhằm giới thiệu, quảng bá, tôn vinh những di sản văn hóa, thiên nhiên, các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và sản phẩm du lịch đặc sắc của đất nước con người Việt Nam, khẳng định tiềm năng phát triển văn hóa, du lịch giữa các địa phương trong cả nước, tạo động lực thu hút mạnh mẽ các nguồn lực phát triển du lịch, nâng cao vị thế hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.
- Triển lãm giới thiệu, các sản phẩm nghề thủ công truyền thống của các làng nghề sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở các vùng, miền, động viên, khích lệ tinh thần lao động sáng tạo của các nghệ nhân, là dịp để các nghệ nhân giao lưu, quảng bá về tiềm năng du lịch làng nghề, mở rộng mối quan hệ giữa các làng nghề truyền thống, từng bước hội nhập kinh tế quốc tế.
- Các hoạt động tại Triển lãm góp phần tăng cường giao lưu giữa các địa phương trong việc tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật, quảng bá về du lịch.
- Triển lãm nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng đặc biệt là thế hệ trẻ trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, di sản thiên nhiên, khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc về nền văn hóa lâu đời, đậm đà bản sắc được kết tinh và tiếp nối qua nhiều thế hệ, phấn đấu xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp.
2. Yêu cầu
- Các hoạt động triển lãm, chương trình giao lưu nghệ thuật phải đảm bảo chất lượng về nội dung và hình thức, thể hiện được sự đa dạng, phong phú, đặc trưng cho các vùng miền trong cả nước.
- Các hoạt động cần được tổ chức tiết kiệm, lành mạnh, an toàn.
II. TÊN GỌI, QUY MÔ, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM
1. Tên gọi: Triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam”.
2. Thời gian và địa điểm
- Thời gian: Dự kiến từ ngày 22/11 đến ngày 26/11/2024.
- Địa điểm: Tuyến phố đi bộ đường Hồ Tùng Mậu, TP Vinh; Trung tâm Văn hóa tỉnh và Bảo tàng Nghệ An.
3. Quy mô: Với sự tham gia của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các tỉnh/thành phố trên toàn quốc.
III. CƠ QUAN CHỈ ĐẠO VÀ ĐƠN VỊ THỰC HIỆN
1. Cơ quan chỉ đạo
- Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
- Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An.
2. Cơ quan phối hợp
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Ủy ban Nhân dân các tỉnh/thành phố: Cao Bằng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Điện Biên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thành phố Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu.
3. Đơn vị thực hiện
- Trung tâm Triển lãm văn hoá nghệ thuật Việt Nam.
- Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Nghệ An.
4. Đơn vị phối hợp thực hiện
- Các đơn vị thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm; Cục Di sản văn hóa; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Kế hoạch tài chính; Bảo tàng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam.
- Các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn; Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương; Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp.
- Hội Di sản Văn hóa Việt Nam.
- Quỹ hỗ trợ Bảo tồn Di sản văn hóa Việt Nam.
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh/thành phố: Cao Bằng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Điện Biên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thành phố Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu.
- Các đơn vị nghệ thuật, nghệ sĩ, họa sĩ, diễn viên, phóng viên.
- Các Công ty sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, nghệ nhân, làng nghề truyền thống, nghệ sĩ nhiếp ảnh...
IV. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
1. Khu vực chung
1.1. Triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên Việt Nam”
1.1.1. Sự quan tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước với di sản văn hóa dân tộc
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Sinh thời Người luôn quan tâm đến sự nghiệp bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc, Người khẳng định: Di sản văn hóa dân tộc là vốn quý, là bệ đỡ cho nền văn hóa dân tộc.
- Trưng bày giới thiệu hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm các di sản văn hóa, thiên nhiên.
- Các văn bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh về bảo tồn, phát huy di sản văn hóa.
- Ngày 24/2/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 36/2005/QĐ- TTg về việc lấy ngày 23/11 hàng năm là “Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam”. Tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: Nhiều giá trị văn hoá truyền thống và di sản văn hoá của dân tộc được kế thừa, bảo tồn và phát triển.
- Trưng bày những tư liệu, văn bản chỉ đạo, hình ảnh các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước thăm các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, di tích lịch sử, di sản thiên nhiên...
* Đơn vị thực hiện: Trung tâm Triển lãm văn hoá nghệ thuật Việt Nam, các nghệ sĩ nhiếp ảnh...
Địa điểm: Nhà trưng bày Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An.
1.1.2. Trưng bày ảnh giới thiệu “Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh Việt Nam”
- Triển lãm hình ảnh về di sản đã được UNESCO vinh danh: di sản văn hóa thế giới; các di sản thiên nhiên thế giới, di sản hỗn hợp văn hóa và thiên nhiên thế giới; di sản văn hóa phi vật thể; di sản tư liệu.
- Giới thiệu hình ảnh các di tích quốc gia đặc biệt, di sản văn hóa vật thể, phi vật thể cấp quốc gia, các danh lam thắng cảnh nổi tiếng và cuộc sống sinh hoạt văn hóa đặc trưng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam ở mọi miền trên cả nước.
- Các di sản thiên nhiên: Vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển, danh lam thắng cảnh.
* Đơn vị thực hiện: Trung tâm Triển lãm văn hoá nghệ thuật Việt Nam, các nghệ sĩ nhiếp ảnh...
Địa điểm: Nhà trưng bày Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An.
1.1.3. Trưng bày, giới thiệu Đặc trưng di sản văn hóa các dân tộc Việt Nam
Bằng những hình ảnh, tư liệu, hiện vật thể hiện nét đặc trưng rất đa dạng của di sản văn hóa các dân tộc trên các vùng miền trong cả nước.
* Đơn vị thực hiện: Trung tâm Triển lãm văn hoá nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Địa điểm: Nhà trưng bày Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An.
1.1.4. Triển lãm “Những bài thơ của Bác Hồ trên Sen thư pháp”
Nội dung: Giới thiệu một số bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên Sen thư pháp.
* Đơn vị thực hiện: Trung tâm Triển lãm văn hoá nghệ thuật Việt Nam, Quỹ hỗ trợ Bảo tồn Di sản văn hóa Việt Nam.
Địa điểm: Nhà trưng bày Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An.
1.1.5. Không gian văn hóa trà Việt
- Không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm và giao lưu văn hóa trà các tỉnh Điện Biên, Thái Nguyên, Nghệ An, Hà Giang, Lâm Đồng...các dụng cụ pha trà, thưởng trà...
- Giới thiệu sản phẩm du lịch cộng đồng gắn với sản phẩm trà và văn hóa trà.
* Đơn vị thực hiện: Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam, các đơn vị, nghệ nhân chế biến trà thuộc các vùng trà nổi tiếng trong cả nước.
Địa điểm: Nhà trưng bày Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An.
1.1.6. Trưng bày và trình diễn nghệ thuật điêu khắc ánh sáng
Nghệ thuật điêu khắc ánh sáng là sự kết hợp giữa điêu khắc với nguồn ánh sáng cố định, qua đó tạo nên những hình ảnh độc đáo bằng phần bóng của vật thể được điêu khắc sắp đặt.
Trưng bày và trình diễn với các nội dung:
- Hình ảnh Làng Sen quê Bác.
- Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đi tìm đường cứu nước.
- Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập.
- Hình ảnh Bản đồ Việt Nam.
- Hình ảnh núi non Đất Việt.
* Đơn vị thực hiện: Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam, Công ty Cổ phần Điêu khắc ánh sáng Đại Việt.
Địa điểm: Bảo tàng Nghệ An.
1.1.7. Triển lãm “Áo dài Việt Nam”
Trưng bày và giới thiệu các bộ sưu tập áo dài Việt Nam của các nhà thiết kế, tôn vinh và lan tỏa hình ảnh, vẻ đẹp của người phụ nữ với những chiếc áo dài qua từng thời kỳ để nâng tầm áo dài thành một “vật phẩm văn hóa” trong ngoại giao, phát triển văn hóa và du lịch Việt Nam đến với thế giới.
* Đơn vị thực hiện: Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam, Quỹ hỗ trợ bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam, các nhà thiết kế, sưu tầm thời trang áo dài.
Địa điểm: Bảo tàng Nghệ An.
2. Không gian trưng bày “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống” của các tỉnh/thành phố
- Thời gian: Từ ngày 22 - 25/11/2024.
- Địa điểm: Phố đi bộ đường Hồ Tùng Mậu, TP Vinh, tỉnh Nghệ An.
2.1. Không gian Sắc màu “Di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống” tỉnh Cao Bằng
- Giới thiệu các di sản văn hóa, thiên nhiên, các danh thắng tiêu biểu của tỉnh Cao Bằng: Thác Bản Giốc, suối Lê Nin, núi Các Mác…Những điểm đến được du khách yêu thích; giới thiệu nét đặc sắc về sinh hoạt cộng đồng; quảng bá tiềm năng du lịch sinh thái, du lịch bền vững tại địa phương.
- Giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống tiêu biểu, nghệ thuật ẩm thực, sản vật của địa phương…
* Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng.
2.2. Không gian Sắc màu “Di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống” tỉnh Quảng Ninh
- Giới thiệu các di sản văn hóa, thiên nhiên, các danh thắng của tỉnh Quảng Ninh: Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đảo Cô Tô, Khu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Yên Tử, Lễ hội đình Trà cổ… những điểm đến được du khách yêu thích; giới thiệu nét đặc sắc về sinh hoạt cộng đồng; quảng bá tiềm năng du lịch sinh thái, du lịch bền vững tại địa phương.
- Giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống tiêu biểu, nghệ thuật ẩm thực, sản vật của địa phương.
* Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Ninh.
2.3. Không gian Sắc màu “Di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống” tỉnh Thái Nguyên
- Giới thiệu các di sản văn hóa, thiên nhiên, các danh thắng tiêu biểu của tỉnh: khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa, Hồ Núi Cốc…
- Giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống tiêu biểu, nghệ thuật ẩm thực, sản vật của địa phương…
* Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên.
2.4. Không gian Sắc màu “Di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống” tỉnh Điện Biên
- Giới thiệu các di sản văn hóa, thiên nhiên, các danh thắng tiêu biểu của tỉnh Điện Biên.
- Giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống tiêu biểu, nghệ thuật ẩm thực, sản vật của địa phương…
* Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên.
2.5. Không gian Sắc màu “Di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống” tỉnh Phú Thọ
- Giới thiệu, quảng bá, tôn vinh các di sản văn hóa, thiên nhiên, các danh thắng tiêu biểu của tỉnh: Lễ hội Đền Hùng, hát Xoan…
- Giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống tiêu biểu, nghệ thuật ẩm thực, sản vật của địa phương…
* Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ.
2.6. Không gian Sắc màu “Di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống” tỉnh Vĩnh Phúc
- Giới thiệu các di sản văn hóa, thiên nhiên, các danh thắng của tỉnh Vĩnh Phúc: Khu danh thắng Tây Thiên, làng gốm Hương Canh, Hồ Đại Lải...những điểm đến được du khách yêu thích; giới thiệu nét đặc sắc về sinh hoạt cộng đồng; quảng bá tiềm năng du lịch sinh thái, du lịch bền vững tại địa phương.
- Giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống tiêu biểu, nghệ thuật ẩm thực, sản vật của địa phương…
* Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc.
2.7. Không gian Sắc màu “Di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống” tỉnh Bắc Ninh
- Giới thiệu các di sản văn hóa, thiên nhiên, các danh thắng của tỉnh Bắc Ninh.
- Giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống tiêu biểu, nghệ thuật ẩm thực, sản vật của địa phương...
* Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh.
2.8. Không gian Sắc màu “Di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống” tỉnh Nam Định
- Giới thiệu hiện vật hoặc hình ảnh liên quan đến di sản “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt ” tỉnh Nam Định.
- Các di sản văn hoá, thiên nhiên và danh thắng tỉnh Nam Định.
- Các các sản phẩm nghề thủ công truyền thống của tỉnh Nam Định.
* Đơn vị thực hiện: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định.
2.9. Không gian Sắc màu “Di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống” tỉnh Ninh Bình
- Giới thiệu hình ảnh, hiện vật, tư liệu về di sản văn hóa, thiên nhiên, danh thắng tiêu biểu của tỉnh Ninh Bình: Cố đô Hoa Lư, quần thể danh thắng Tràng An, Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Nhà thờ đá Phát Diệm, rừng Cúc Phương,...
- Giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống tiêu biểu, nghệ thuật ẩm thực, sản vật của địa phương…
* Đơn vị thực hiện: Sở Văn hoá và Thể thao Ninh Bình.
2.10. Không gian Sắc màu “Di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống” tỉnh Thanh Hóa
- Giới thiệu những đặc trưng về Di sản văn hoá, Thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, điểm đến du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa như Thành nhà Hồ, khu Lam Sơn - Lam Kinh, cầu Hàm Rồng, bãi biển Sầm Sơn, Vườn quốc gia Bến Én, suối cá thần,…
- Quảng bá, giới thiệu những sản phẩm thủ công mỹ nghệ: mây tre đan, nghề cói, nghề đúc đồng...đặc trưng tiêu biểu của xứ Thanh.
* Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa.
2.11. Không gian Sắc màu “Di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống” tỉnh Nghệ An
- Giới thiệu những đặc trưng về Di sản văn hoá, thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, điểm đến du lịch trên địa bàn tỉnh Nghệ An như: Khu di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên, Khu di tích lịch sử quốc gia Truông Bồn, đền Cờn, đền Hoàng Mười, đền thờ Hoàng đế Quang Trung, Chùa Đại Tuệ, đền Chung Sơn... và các địa điểm văn hóa - lịch sử đặc trưng của Nghệ An.
- Giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống tiêu biểu, nghệ thuật ẩm thực, sản vật của địa phương…
* Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Nghệ An.
2.12. Không gian Sắc màu “Di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống” tỉnh Thừa Thiên - Huế
- Triển lãm “Nét đẹp di sản Cố đô Huế qua góc nhìn hội họa”. Trưng bày gần 300 bức tranh vẽ về di sản văn hoá Huế trên cả 2 khía cạnh vật thể và phi vật thể.
- Trưng bày một số nghề truyền thống tiêu biểu của Huế.
- Trưng bày bộ sưu tập áo dài Huế.
- Giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống tiêu biểu, nghệ thuật ẩm thực, sản vật của địa phương...
* Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế.
2.13. Không gian Sắc màu “Di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống” tỉnh Quảng Nam
- Trưng bày quảng bá các di sản văn hoá, thiên nhiên, du lịch Quảng Nam: phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Cù Lao Chàm,...; triển lãm ảnh, photobooth 3D du lịch Quảng Nam và trưng bày ấn phẩm tài liệu, ...
- Giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống tiêu biểu, nghệ thuật ẩm thực, sản vật của địa phương…
* Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam.
2.14. Không gian Sắc màu “Di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống” tỉnh Quảng Ngãi
- Giới thiệu những đặc trưng về Di sản văn hoá, thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, điểm đến du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi như: Khu di tích Khảo cổ văn hóa Sa Huỳnh, Vùng đất này cũng giàu di sản văn hóa Champa với các đền tháp, thành quách, dấu vết văn hoá cổ xưa như thành cổ Châu Sa, Gò Vàng…, có di tích lịch sử Ba Tơ, Sơn Mỹ, Ba Gia, Trà Bồng, Vạn Tường; nhiều cảnh đẹp như Thiên Ấn, Niêm Hà, nhiều bãi biển Lý Sơn, Dung Quất, Mỹ Khê, Sa Huỳnh.
- Giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống tiêu biểu, nghệ thuật ẩm thực, sản vật của địa phương…
* Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi.
2.15. Không gian Sắc màu “Di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống” tỉnh Kon Tum
- Giới thiệu các di sản văn hóa, thiên nhiên, các danh thắng tiêu biểu tỉnh Kon Tum: Nhà rông Kon Klor - Nhà rông lớn nhất Tây Nguyên, Nhà thờ gỗ, Chùa Bác Ái, Khu du lịch sinh thái Măng Đen, Vườn quốc gia Chư Mom Ray những điểm đến được du khách yêu thích; giới thiệu nét đặc sắc về sinh hoạt cộng đồng; quảng bá tiềm năng du lịch sinh thái, du lịch bền vững tại địa phương.
- Giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống tiêu biểu, nghệ thuật ẩm thực, sản vật của địa phương.
* Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum.
2.16. Không gian Sắc màu “Di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống” tỉnh Gia Lai
- Giới thiệu các di sản được UNESCO vinh danh như Không gian văn hóa cồng chiêng kết hợp cùng chuỗi di tích lịch sử và các địa điểm tâm linh tôn giáo đặc sắc đã tạo nên những thế mạnh riêng để Gia Lai phát triển các loại hình: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa - lịch sử và du lịch cộng đồng hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
- Giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống tiêu biểu, nghệ thuật ẩm thực, sản vật của địa phương...
* Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai.
2.17. Không gian Sắc màu “Di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống” tỉnh Đắk Lắk
- Giới thiệu các di sản được UNESCO vinh danh, các di sản văn hóa, thiên nhiên, các danh thắng tiêu biểu, các sản phẩm thủ công truyền thống của địa phương.
- Giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống tiêu biểu, nghệ thuật ẩm thực, sản vật của địa phương.
* Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk.
2.18. Không gian Sắc màu “Di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống” tỉnh Bình Phước
- Giới thiệu các di sản văn hóa, thiên nhiên, các danh thắng tiêu biểu của tỉnh Bình Phước: Vườn quốc gia Bù Gia Mập, Lễ hội cầu mưa, Tết mừng lúa mới của Người M’Nông...quảng bá tiềm năng du lịch sinh thái, du lịch bền vững tại địa phương.
- Giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống tiêu biểu, nghệ thuật ẩm thực, sản vật của địa phương…
* Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước.
2.19. Không gian Sắc màu “Di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống” tỉnh Đồng Nai
- Giới thiệu các di sản văn hóa, thiên nhiên, các danh thắng tiêu biểu của tỉnh Đồng Nai: Miếu Trấn Biên, đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, mộ cổ Hàng Gòn,..quảng bá tiềm năng du lịch sinh thái, du lịch bền vững tại địa phương.
- Giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống tiêu biểu, nghệ thuật ẩm thực, sản vật của địa phương…
* Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Nai.
2.20. Không gian Sắc màu “Di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống” tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Giới thiệu các di sản văn hóa, thiên nhiên và các danh thắng tiêu biểu của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: Địa đạo Long Phước, Căn cứ Minh Đạm, Lễ hội Nghinh Ông, lễ hội Dinh Cô Long Hải, quảng bá tiềm năng du lịch sinh thái, du lịch bền vững tại địa phương.
- Giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống tiêu biểu, nghệ thuật ẩm thực, sản vật của địa phương.
* Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu.
2.21. Không gian Sắc màu “Di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống” Thành phố Cần Thơ
- Giới thiệu các di sản văn hóa, thiên nhiên, các danh thắng tiêu biểu như: Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ được UNESCO vinh danh, văn hóa chợ nổi Cái Răng, Lễ hội Kỳ Yên đình Bình Thủy, Hò Cần Thơ và Hát ru của người Việt ở Cần Thơ. Những điểm đến được du khách yêu thích; giới thiệu nét đặc sắc về sinh hoạt cộng đồng; quảng bá tiềm năng du lịch sinh thái, du lịch bền vững tại địa phương.
- Giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống tiêu biểu, nghệ thuật ẩm thực, sản vật của địa phương...
* Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ.
2.22. Không gian Sắc màu “Di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống” tỉnh An Giang
- Giới thiệu các di sản văn hóa, thiên nhiên tỉnh An Giang.
- Giới thiệu đến khách tham quan về nét văn hoá đặc sắc của 04 dân tộc anh em Kinh - Hoa - Chăm - Khmer tại An Giang; Di chỉ văn hoá Óc Eo: đây là nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam; Danh thắng và lễ hội truyền thống của vùng đất An Giang.
- Giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống tiêu biểu, nghệ thuật ẩm thực, sản vật của địa phương…
* Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang.
2.23. Không gian Sắc màu “Di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống” tỉnh Kiên Giang
- Giới thiệu các di sản văn hóa, thiên nhiên, các danh thắng tiêu biểu tỉnh Kiên Giang.
- Giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống tiêu biểu, nghệ thuật ẩm thực, sản vật của địa phương…
* Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Kiên Giang.
2.24. Không gian Sắc màu “Di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống” tỉnh Hậu Giang
- Giới thiệu các di sản văn hóa, thiên nhiên, các danh thắng tiêu biểu tỉnh Hậu Giang như: Đền Thờ Bác Hồ, Di tích Chiến thắng Chương Thiện… những điểm đến được du khách yêu thích; giới thiệu nét đặc sắc về sinh hoạt cộng đồng; quảng bá tiềm năng du lịch sinh thái, du lịch bền vững tại địa phương…
- Giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống tiêu biểu, nghệ thuật ẩm thực, sản vật của địa phương.
* Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hậu Giang.
2.25. Không gian Sắc màu “Di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống” tỉnh Bạc Liêu
- Giới thiệu các di sản văn hóa, thiên nhiên, các danh thắng tiêu biểu của tỉnh Bạc Liêu như: Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đình An Trạch; Đờn ca tài tử Nam Bộ..., những điểm đến được du khách yêu thích; giới thiệu nét đặc sắc về sinh hoạt cộng đồng; quảng bá tiềm năng du lịch sinh thái, du lịch bền vững tại địa phương.
- Giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống tiêu biểu, nghệ thuật ẩm thực, sản vật của địa phương.
* Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu.
Chú ý: Ban tổ chức dự kiến dựng gian trưng bày theo tiêu chuẩn cho mỗi đơn vị từ 2 gian đến 3 gian (tùy thuộc vào tình hình cụ thể và thế mạnh của địa phương, các đơn vị có thể đăng ký đất trống và tự dựng không gian trưng bày của mình). Các đơn vị chịu trách nhiệm thiết kế makét, trang trí, nội dung triển lãm tại khu vực trưng bày của đơn vị.
3. Tổ chức Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024; không gian trưng bày sản phẩm thủ công mỹ nghệ đạt giải Hội thi, không gian tôn vinh, quảng bá các sản phẩm OCOP tiêu biểu toàn quốc, các sản phẩm chất lượng cao phục vụ đời sống tiêu dùng
- Giới thiệu, quảng bá, tôn vinh các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đạt giải tại Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức; sản phẩm của các làng nghề truyền thống trong cả nước, các sản phẩm gắn với du lịch nông nghiệp - nông thôn.
- Trưng bày và tôn vinh các sản phẩm OCOP tiêu biểu của các địa phương trong cả nước.
- Thao diễn một số nghề truyền thống để giới thiệu và thu hút khách thăm quan.
- Tổ chức chương trình quảng diễn và thử nếm một số món ăn truyền thống vùng miền được khách du lịch đánh giá cao.
* Đơn vị thực hiện: Một số đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024: Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn.
- Trưng bày, quảng bá, giới thiệu sản phẩm Hội thi, OCOP, thao diễn tay nghề và ẩm thực: Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp phối hợp với Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương.
* Đơn vị phối hợp: Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam.
4. Chương trình Giao lưu văn hóa nghệ thuật
4.1. Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam - những sắc màu Di sản” trong khuôn khổ Triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam” (Ban Tổ chức sẽ có Thông báo của Liên hoan)
- Các đoàn nghệ thuật quần chúng tham gia Liên hoan từ 02 - 03 tiết mục, với các yêu cầu sau:
+ Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương đất nước, ca ngợi tình yêu cuộc sống, tình yêu con người.
+ Thể loại:
Các tiết mục nghệ thuật dân gian truyền thống: Trình diễn nhạc cụ dân tộc, các tiết mục múa dân gian dân tộc, các làn điệu dân ca (Xẩm, Ca trù, hát Chầu văn, Quan họ, hát Xoan, Trống quân, hát Chèo, hát Ví giặm, Bài chòi, ca Huế, Đờn ca tài tử,...).
- Khuyến khích các tiết mục tập thể, được dàn dựng công phu, mang đậm sắc màu văn hóa vùng miền...
4.2. Các hoạt động Giao lưu văn hóa nghệ thuật khác
Các đoàn đăng ký các tiết mục nghệ thuật được dàn dựng theo phong cách dân gian, đương đại; những ca khúc mới được thể hiện sức trẻ, tình yêu của con người Việt Nam đối với di sản và thiên nhiên của đất nước.
+ Trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam; trình diễn thời trang áo dài Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử.
+ Tham gia khiêu vũ và các điệu nhảy đồng diễn đường phố (dành cho các lứa tuổi).
5. Dự kiến chương trình hoạt động trong khuôn khổ Triển lãm
5.1. Lễ Khai mạc
- Thời gian: 19h30' ngày 22/11/2024.
- Địa điểm: Sân khấu ngoài trời Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An, TP Vinh.
- Thành phần: Đại biểu, các đoàn tham gia triển lãm và công chúng.
5.2. Tham quan và dâng hoa Khu Di tích lịch sử đặc biệt Kim Liên (Nam Đàn, Nghệ An)
Thời gian: Dự kiến 7h00' ngày 23/11/2024.
5.3. Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam - những Sắc màu Di sản” trong khuôn khổ Triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam”.
- Thời gian: Dự kiến Liên hoan trong 02 buổi (tối 23 và sáng 24/11/2024).
- Địa điểm: Sân khấu Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An, TP Vinh.
5.4. Các chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật khác diễn ra vào các ngày trong khuôn khổ Triển lãm (có kịch bản chi tiết)
- Chương trình 1:
+ Thời gian: 19h30 ngày 24/11/2024.
+ Địa điểm: Sân khấu ngoài trời Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An, TP Vinh.
- Chương trình 2:
+ Thời gian: 19h30 ngày 24/11/2024.
+ Địa điểm: Sân khấu Bảo tàng tỉnh Nghệ An.
- Chương trình 3:
+ Thời gian: 09h00 ngày 25/11/2024.
+ Địa điểm: Sân khấu ngoài trời Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An, TP Vinh
5.5. Lễ Tổng kết, Bế mạc
- Thời gian: 19h30' ngày 25/11/2024.
- Địa điểm: Sân khấu ngoài trời Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An, TP Vinh.
- Thành phần: Đại biểu, các đoàn tham gia Triển lãm và công chúng.
V. KINH PHÍ TỔ CHỨC
- Trích từ nguồn ngân sách sự nghiệp văn hóa thông tin năm 2024 của Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam;
- Nguồn ngân sách của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An bố trí đảm bảo các hoạt động do tỉnh chủ trì;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương tự bố trí kinh phí thực hiện các nội dung công việc theo nhiệm vụ chủ trì;
- Kinh phí các đơn vị tham gia triển lãm;
- Kinh phí hợp pháp khác (nếu có).
VI. CÔNG TÁC KHEN THƯỞNG
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc tổ chức thành công triển lãm.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trao tặng Giấy chứng nhận, Kỷ niệm chương cho các tác giả, nhóm tác giả đạt Hội thi.
- Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An tặng Bằng khen cho đơn vị tổ chức và Sở Văn hóa và Thể thao/ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh tham gia triển lãm.
- Giám đốc Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam tặng giấy khen cho các đơn vị, cá nhân có thành tích tham gia triển lãm.
- Ban Tổ chức trao tặng giải thưởng cho các đoàn nghệ thuật tham gia Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam - những Sắc màu Di sản”.
VII. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI
1. Tháng 1, 2 năm 2024
- Xây dựng dự thảo Kế hoạch tổ chức Triển lãm “Sắc màu Di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam”.
- Gửi văn bản mời các đơn vị tham gia triển lãm.
2. Tháng 2, 3, 4, 5, 6 năm 2024
- Tiếp nhận đăng ký tham gia nội dung hoạt động của các đơn vị.
- Đi công tác làm việc và mời các đơn vị tham gia triển lãm.
- Sưu tầm hiện vật, hình ảnh.
3. Tháng 8, 9, 10 năm 2024
Thiết kế triển lãm, sưu tầm hiện vật, hình ảnh...
4. Tháng 11/2024
- Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam nhận mặt bằng thi công trưng bày: ngày 11/11/2024.
- Các đơn vị thi công trưng bày: ngày 19/11/2024.
- Khai mạc Triển lãm: 19h30 ngày 22/11/2024.
- Tổng kết, khen thưởng: 19h30 ngày 25/11/2024.
VIII. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
1. Các đơn vị thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
1.1. Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam
- Là đơn vị chủ trì tổ chức Triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam”.
- Xây dựng đề cương, kế hoạch Triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam”.
- Làm việc, mời các địa phương tham gia Triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam”.
- Thực hiện trưng bày khu triển lãm chung với nội dung Triển lãm “Di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh Việt Nam”.
- Dàn dựng không gian triển lãm chung, dựng nhà tiền chế (nhà bạt che mưa, nắng) và gian hàng cho các tỉnh, thành phố tham gia triển lãm, các doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống tiêu biểu.
- Xây dựng kịch bản tổng thể các hoạt động của triển lãm Lễ khai mạc, bế mạc, chương trình giao lưu, biểu diễn văn hóa nghệ thuật.
- Thiết kế, in giấy mời khai mạc.
- Công tác tuyên truyền thông tin báo chí tại Trung ương và Hà Nội.
- Thiết kế, thi công và trang trí tổng thể khu trưng bày Triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam”.
- Lắp đặt màn hình Led sân khấu phục vụ các chương trình khai mạc, bế mạc, liên hoan và giao lưu nghệ thuật.
- Vận chuyển thiết bị gian hàng, màn hình Led, hiện vật trưng bày triển lãm.
- Đề xuất Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng Bằng khen cho đơn vị đăng cai và các đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc tham gia Triển lãm.
- Tặng Giấy khen của Giám đốc Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam cho các đơn vị tham gia.
- Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị để thực hiện các nội dung trưng bày triển lãm của các địa phương, liên hoan nghệ thuật quần chúng “Việt Nam - những sắc màu Di sản” và các chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật.
- Phối hợp với các đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn để tổ chức hội thi, trưng bày, giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống tiêu biểu của Việt Nam.
1.2. Cục Mỹ thuật Nhiếp ảnh và Triển lãm
Tham mưu, trình Lãnh đạo Bộ ký: văn bản gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố mời tham gia triển lãm; Quyết định tổ chức; Kế hoạch tổ chức Triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam” trên cơ sở đề xuất của Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam.
1.3. Cục Di sản văn hóa
Góp ý nội dung kế hoạch tổ chức Triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam”.
1.4. Vụ Tổ chức cán bộ
Tham mưu trình Lãnh đạo Bộ tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc, tham gia tổ chức thành công Triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam” tại tỉnh Nghệ An trên cơ sở đề nghị của đơn vị trình khen thưởng.
1.5. Vụ Kế hoạch, Tài chính
Thẩm định dự toán kinh phí và phối hợp báo cáo Lãnh đạo Bộ những vấn đề liên quan đến tài chính của Triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam” trên cơ sở đề xuất của Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam.
1.6. Bảo tàng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam
Phối hợp với Trung tâm Triển lãm VHNT Việt Nam xây dựng kế hoạch và trưng bày khu Triển lãm “Đặc trưng di sản văn hóa các dân tộc Việt Nam”.
2. Trân trọng đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An
- Chỉ đạo Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Nghệ An phối hợp với Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam tổ chức Triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và Sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam”.
- Tham mưu và mời đại biểu trong tỉnh tham dự Triển lãm; phối hợp Ban tổ chức đón tiếp đại biểu ngoài tỉnh dự Triển lãm.
- Dựng sân khấu, bố trí âm thanh, ánh sáng, bàn, ghế phục vụ khai mạc, bế mạc triển lãm, Liên hoan và giao lưu nghệ thuật (tại sân Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An). Bàn, ghế phục vụ các tỉnh tham gia trưng bày triển lãm.
- Dựng nhà tiền chế (nhà bạt che mưa, nắng) khu vực sân khấu, khu vực khán giả dự khai mạc, bế mạc và các hoạt động giao lưu văn hóa nghệ thuật.
- Xây dựng kịch bản, tổ chức dàn dựng, biểu diễn chương trình nghệ thuật chào mừng khai mạc, bế mạc Triển lãm; bố trí lễ tân, MC dẫn chương trình; chuẩn bị các điều kiện phục vụ cắt băng khai mạc triển lãm.
- Thiết kế, thi công và xây dựng gian trưng bày của tỉnh Nghệ An với chủ đề Triển lãm “Di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống” tỉnh Nghệ An.
- Xây dựng chương trình của Nghệ An tham gia Liên hoan và giao lưu nghệ thuật trong khuôn khổ các hoạt động Triển lãm; bố trí MC dẫn chương trình.
- Thực hiện công tác tuyên truyền trực quan (pano, phướn, băng zôn) trên các tuyến phố tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An theo ma két của Bộ VHTTDL và công tác truyền thông trên đài, báo của tỉnh; tuyên truyền trên hạ tầng mạng xã hội (livestream chương trình khai mạc, bế mạc và các hoạt động liên hoan, giao lưu nghệ thuật).
- Bố trí phòng thường trực Ban Tổ chức; Bố trí cán bộ hướng dẫn các đoàn địa phương về tham dự Triển lãm đi tham quan một số di tích danh thắng của tỉnh Nghệ An; Liên hệ giúp các đoàn chỗ ăn, nghỉ khi tham gia Triển lãm và chương trình văn hóa nghệ thuật (nếu có yêu cầu).
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An tặng Bằng khen cho Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam; Sở Văn hóa và Thể thao/ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh tham gia triển lãm.
- Bố trí địa điểm tổ chức Triển lãm (tại khu vực phố đi bộ thành phố Vinh, Trung tâm Văn hóa tỉnh, Bảo tàng Nghệ An), bàn giao mặt bằng trước ngày Khai mạc triển lãm 10 ngày cho Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam thi công dàn dựng.
- Cung cấp nguồn điện đến tận vị trí thi công lắp đặt không gian triển lãm, đảm bảo nguồn điện lưới, điện chiếu sáng phục vụ toàn bộ khu vực trưng bày triển lãm và khu vực giao lưu văn hóa nghệ thuật; bố trí máy phát điện dự phòng phục vụ chương trình khai mạc, bế mạc triển lãm; Đảm bảo công tác an ninh, trật tự, công tác phòng cháy chữa cháy, nước, vệ sinh trong suốt thời gian diễn ra hoạt động triển lãm.
3. Trân trọng đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố
Cao Bằng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Điện Biên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Thành phố Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao và các đơn vị có liên quan.
- Tổ chức tham gia triển lãm và chương trình giao lưu nghệ thuật.
- Đảm bảo tạo điều kiện kinh phí về mọi mặt để các đơn vị tham gia triển lãm, giao lưu văn hóa nghệ thuật đạt hiệu quả cao.
- Tổ chức tuyên truyền giới thiệu với nhân dân địa phương về các hoạt động triển lãm trước, trong và sau hoạt động.
4. Trân trọng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ triển khai: Tổ chức Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam; không gian trưng bày sản phẩm thủ công mỹ nghệ đạt giải tại Hội thi; không gian tôn vinh, quảng bá các sản phẩm OCOP tiêu biểu toàn quốc; các sản phẩm chất lượng cao phục vụ đời sống tiêu dùng (dựng nhà tiền chế, không gian tôn vinh, các không gian cho trưng bày, tổ chức hoạt động quảng diễn, thao diễn nghề...).
5. Quỹ hỗ trợ Bảo tồn Di sản văn hóa Việt Nam
Phối hợp với Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam trưng bày giới thiệu “Những bài thơ của Bác Hồ trên Sen thư pháp” và trưng bày “Áo dài Việt Nam”.
6. Công ty Cổ phần Điêu khắc ánh sáng Đại Việt
Phối hợp với Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam trưng bày triển lãm và trình diễn nghệ thuật Điêu khắc ánh sáng theo chủ đề, nội dung đã được thống nhất.
Trên đây là Kế hoạch tổ chức Triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam” tại tỉnh Nghệ An, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trân trọng đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan, đơn vị liên quan quan tâm tạo điều kiện phối hợp chỉ đạo và thực hiện tổ chức tốt sự kiện ý nghĩa này./.