Quyết định 1536/QÐ-BVHTTDL 2024 tổ chức truyền dạy nghề thủ công truyền thống dân tộc thiểu số đồng bằng Sông Cửu Long
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 1536/QÐ-BVHTTDL
Cơ quan ban hành: | Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 1536/QÐ-BVHTTDL | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Trịnh Thị Thủy |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 07/06/2024 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Văn hóa-Thể thao-Du lịch |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Truyền dạy, bảo tồn nghề thủ công truyền thống tại Trà Vinh trong quý III, năm 2024
1. Việc tổ chức truyền dạy, bảo tồn nghề thủ công truyền thống dự kiến được thực hiện vào quý III, năm 2024 cụ thể:
- Tổ chức truyền dạy nghề thủ công truyền thống của đồng bào Khmer tại tỉnh Trà Vinh, trong 01 ngày;
- Tập huấn bảo tồn nghề thủ công truyền thống của đồng bào Khmer tại tỉnh Trà Vinh, trong 01 ngày.
2. Thành phần tham gia gồm có:
- Tham gia hoạt động truyền dạy:
+ Nghệ nhân truyền dạy: 05 nghệ nhân ưu tú dân tộc Khmer là người truyền dạy.
+ Học viên: 65 người là đồng bào dân tộc Khmer sinh sống tại Trà Vinh.
- Tham gia tập huấn bảo tồn nghề truyền thống: nhà quản lý văn hóa, chuyên gia văn hóa Khmer, giảng viên Trường Ngôn ngữ - Văn hóa - Nghệ thuật Khmer Nam Bộ và Nhân văn (Trường Đại học Trà Vinh) và nghệ nhân ưu tú dân tộc Khmer.
3. Nội dung thực hiện:
- Truyền dạy nghề thủ công truyền thống chế tác nhạc cụ đàn cò của đồng bào Khmer tại tỉnh Trà Vinh theo hình thức truyền dạy tập trung.
- Tập huấn bảo tồn nghề thủ công truyền thống chế tác nhạc cụ đàn cò của đồng bào Khmer tại tỉnh Trà Vinh gắn liền với quá trình tổ chức truyền dạy nghề với các chuyên đề sau:
+Chuyên đề 1: Công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống; Thực trạng nghề thủ công truyền thống và vai trò của nghệ nhân trong công tác bảo tồn, truyền dạy nghề thủ công truyền thống.
+ Chuyên đề 2: Ý nghĩa của nhạc cụ đàn cò trong đời sống văn hóa của đồng bào Khmer Nam Bộ; Quy trình và kỹ thuật chế tác nhạc cụ đàn cò của đồng bào dân tộc Khmer tại tỉnh Trà Vinh.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Xem chi tiết Quyết định 1536/QÐ-BVHTTDL tại đây
tải Quyết định 1536/QÐ-BVHTTDL
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH ______________ Số: 1536/QĐ-BVHTTDL
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ______________________ Hà Nội, ngày 07 tháng 06 năm 2024 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc tổ chức truyền dạy, bảo tồn nghề thủ công truyền thống
các dân tộc thiểu số vùng đồng bằng Sông Cửu Long
______________
BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
Căn cứ Nghị định số 01/2023/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Căn cứ Quyết định số 879/QĐ-BVHTTDL ngày 02 tháng 4 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Kế hoạch công tác năm 2024 của Vụ Văn hóa dân tộc;
Căn cứ Quyết định số 1391/QĐ-BVHTTDL ngày 24 tháng 5 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt Danh mục và Dự toán kinh phí thực hiện các nhiệm vụ năm 2024 của Vụ Văn hóa dân tộc;
Căn cứ Công văn số 623/SVHTTDL-VP ngày 06 tháng 5 năm 2024 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh về việc tổ chức truyền dạy, bảo tồn nghề thủ công truyền thống các dân tộc thiểu số tại tỉnh Trà Vinh;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Văn hoá dân tộc.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Giao Vụ Văn hóa dân tộc chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức truyền dạy, bảo tồn nghề thủ công truyền thống các dân tộc thiểu số vùng đồng bằng Sông Cửu Long (có Kế hoạch chi tiết kèm theo).
Điều 2. Thành lập Ban Tổ chức, mời Báo cáo viên và phê duyệt Danh sách nghệ nhân, người truyền dạy, học viên tham gia tổ chức truyền dạy, bảo tồn nghề thủ công truyền thống các dân tộc thiểu số vùng đồng bằng Sông Cửu Long tại tỉnh Trà Vinh (có Danh sách kèm theo).
- Trưởng Ban Tổ chức có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cho các thành viên và triển khai tổ chức truyền dạy, bảo tồn nghề thủ công truyền thống đảm bảo tiến độ, chất lượng, hiệu quả. Ban Tổ chức tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
- Báo cáo viên có nhiệm vụ giảng dạy các chuyên đề theo đúng nội dung, kế hoạch đề ra;
- Nghệ nhân và Học viên (là đối tượng không hưởng lương từ ngân sách nhà nước) có trách nhiệm tham gia đầy đủ, đúng thành phần, thời gian và địa điểm.
Điều 3. Kinh phí thực hiện trích từ nguồn ngân sách sự nghiệp của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024 cấp cho Vụ Văn hóa dân tộc qua Văn phòng Bộ và kinh phí các đơn vị phối hợp (nếu có).
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 5. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính, Vụ trưởng Vụ Văn hoá dân tộc và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Như Điều 5; - Bộ trưởng (để báo cáo); - Các Thứ trưởng; - UBND tỉnh Trà Vinh (để biết); - Sở VHTTDL tỉnh Trà Vinh (phối hợp thực hiện); - Lưu: VT, VHDT, C (09). | KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Trịnh Thị Thủy |
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH ______________ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ______________________ |
KẾ HOẠCH
Tổ chức truyền dạy, bảo tồn nghề thủ công truyền thống
các dân tộc thiểu số vùng đồng bằng Sông Cửu Long
(Kèm theo Quyết định số 1536/QĐ-BVHTTDL ngày 07 tháng 6 năm 2024
của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
______________
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 10 tháng 01 năm 2018 của Ban Bí thư về tăng cường công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới và các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch tại địa phương;
- Truyền dạy, bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống tiêu biểu của các dân tộc thiểu số vùng đồng bằng Sông Cửu Long trong bối cảnh các nghề thủ công truyền thống đang bị mai một trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam;
- Tuyên truyền phổ biến nghề thủ công truyền thống trong đồng bào nhằm nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền và người dân về các giá trị văn hóa của nghề thủ công truyền thống, động viên, khích lệ đồng bào dân tộc thiểu số sáng tạo những sản phẩm thủ công phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, nhằm phát triển kinh tế, xã hội.
2. Yêu cầu
- Tổ chức truyền dạy, bảo tồn các tri thức dân gian truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số về vai trò của nghề thủ công truyền thống trong việc phát huy thế mạnh của địa phương và thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước thông qua việc bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống;
- Tuyên truyền phát huy giá trị văn hóa phi vật thể đối với nghề thủ công truyền thống của các dân tộc thiểu số, lồng ghép vào Kế hoạch phát triển văn hoá, du lịch vùng đồng bằng Sông Cửu Long;
- Thực hiện tổ chức đồng bộ giữa tập huấn và truyền dạy nhằm nâng cao năng lực bảo tồn, phát huy nghề thủ công truyền thống: “Chế tác nhạc cụ đàn cò của đồng bào Khmer tại tỉnh Trà Vinh” đảm bảo đúng thành phần, thời gian, thời lượng, nội dung chương trình hợp lý, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tình hình địa phương.
II. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ THÀNH PHẦN THAM DỰ
1. Thời gian và địa điểm: Quý III, năm 2024 (trong 02 ngày)
- Tổ chức truyền dạy nghề thủ công truyền thống của đồng bào Khmer tại tỉnh Trà Vinh, trong 01 ngày;
- Tập huấn bảo tồn nghề thủ công truyền thống của đồng bào Khmer tại tỉnh Trà Vinh, trong 01 ngày.
2. Thành phần tham gia:
- Tham gia hoạt động truyền dạy: các nghệ nhân, các học viên (có danh sách kèm theo)
+ Nghệ nhân truyền dạy: số lượng 05 nghệ nhân ưu tú, người truyền dạy dân tộc Khmer làm nghề chế tác nhạc cụ, tổ chức biểu diễn và truyền dạy nghệ thuật truyền thống được xếp vào lĩnh vực tri thức dân gian và trình diễn dân gian tại các huyện có đồng bào Khmer sinh sống tại tỉnh Trà Vinh;
+ Học viên: số lượng 65 người, là đồng bào dân tộc Khmer tại các huyện có đồng bào Khmer sinh sống tại tỉnh Trà Vinh.
- Tham gia tập huấn bảo tồn nghề truyền thống: Mời các Báo cáo viên xây dựng chuyên đề và giảng bài, gồm có: nhà quản lý văn hóa, chuyên gia văn hóa Khmer, giảng viên Trường Ngôn ngữ - Văn hóa - Nghệ thuật Khmer Nam Bộ và Nhân văn (Trường Đại học Trà Vinh) và nghệ nhân ưu tú dân tộc Khmer.
III. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Truyền dạy nghề thủ công truyền thống chế tác nhạc cụ đàn cò của đồng bào Khmer tại tỉnh Trà Vinh
1.1. Hình thức thực hiện: Truyền dạy tập trung
1.2. Phương thức thực hiện
- Phương pháp gợi mở, lấy ý kiến, đề xuất, giải pháp.
- Phương pháp quan sát tham dự, tổ chức truyền dạy qua các thế hệ trong không gian sinh hoạt của cộng đồng.
2. Tập huấn bảo tồn nghề thủ công truyền thống chế tác nhạc cụ đàn cò của đồng bào Khmer tại tỉnh Trà Vinh
- Thời gian tổ chức tập huấn bảo tồn nghề truyền thống gắn liền với thời gian tổ chức truyền dạy nghề.
- Nội dung giảng dạy tập trung trong 04 chuyên đề:
+ Chuyên đề 1: Công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ hiện nay; Thực trạng nghề thủ công truyền thống và vai trò của nghệ nhân trong công tác bảo tồn, truyền dạy nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer hiện nay tại tỉnh Trà Vinh;
+ Chuyên đề 2: Ý nghĩa của nhạc cụ đàn cò trong đời sống văn hóa của đồng bào Khmer Nam Bộ; Quy trình và kỹ thuật chế tác nhạc cụ đàn cò của đồng bào dân tộc Khmer tại tỉnh Trà Vinh.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Vụ Văn hóa dân tộc
Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh và các cơ quan, đơn vị có liên quan chủ động triển khai thực hiện tổ chức truyền dạy, bảo tồn nghề thủ công truyền thống các dân tộc thiểu số vùng đồng bằng Sông Cửu Long theo Kế hoạch.
2. Vụ Kế hoạch, Tài chính
Phối hợp với Vụ Văn hóa dân tộc thẩm định dự toán và hướng dẫn triển khai theo quy định.
3. Văn phòng Bộ
Phối hợp với Vụ Văn hóa dân tộc duyệt dự toán kinh phí và hướng dẫn thanh quyết toán theo quy định.
4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh
- Phối hợp với các đơn vị có liên quan của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai thực hiện theo Kế hoạch.
- Khảo sát các điều kiện để tổ chức: Địa điểm, hội trường, lựa chọn các thiết bị (dụng cụ, vật tư, nguyên liệu) đảm bảo cho hoạt động truyền dạy và tập huấn bảo tồn nghề truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer.
- Phối hợp với Vụ Văn hóa dân tộc, mời đại biểu, báo cáo viên và nghệ nhân tham dự lớp tập huấn.
- Triệu tập học viên tham gia đúng thành phần và thời gian theo Kế hoạch.
- Cấp Giấy Chứng nhận cho nghệ nhân, học viên đã tham gia truyền dạy, bảo tồn nghề thủ công truyền thống chế tác nhạc cụ đàn cò của đồng bào Khmer tại tỉnh Trà Vinh.
Trên đây là Kế hoạch tổ chức truyền dạy, bảo tồn nghề thủ công truyền thống các dân tộc thiểu số vùng đồng bằng Sông Cửu Long của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan chủ động phối hợp với Vụ Văn hóa dân tộc tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị báo cáo lãnh đạo Bộ để kịp thời xem xét, quyết định./.
______________________________
Thông tin liên hệ: Ông Trần Trí Công, Chuyên viên Vụ Văn hóa dân tộc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, điện thoại: 093.670.1111.
DANH SÁCH
Ban Tổ chức, Báo cáo viên, Nghệ nhân (người truyền dạy) và Học viên
tham gia tổ chức truyền dạy, bảo tồn nghề thủ công truyền thống
các dân tộc thiểu số vùng đồng bằng Sông Cửu Long
(Kèm theo Quyết định số: ………/BVHTTDL-VHDT ngày…. tháng …. năm 2024
của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
______________
1. Ban Tổ chức
1.1. Bà Trần Thị Bích Huyền, Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trưởng Ban;
1.2. Ông Thạch Bồi, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh, Phó trưởng Ban;
1.3. Ông Trần Trí Công, Chuyên viên Vụ Văn hóa dân tộc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy viên;
1.4. Đoàn Văn Biên, Chuyên viên Vụ Văn hóa dân tộc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy viên;
1.5. Bà Nguyễn Thị Hồng, Chuyên viên Vụ Văn hóa dân tộc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy viên;
1.6. Ông Nguyễn Văn Gìn, Phó Chánh Văn phòng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh, Ủy viên;
1.7. Ông Thạch Chane Vitu, Phó Trưởng phòng Quản lý Văn hóa và Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh, Ủy viên;
1.8. Ông Lê Thành Vinh, Giám đốc Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Trà Vinh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh, Ủy viên.
2. Báo cáo viên
2.1. Đại diện Lãnh đạo Vụ Văn hóa dân tộc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
2.2. Ông Thạch Bồi, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh;
3. Nghệ nhân và Học viên
STT | Họ và tên | Dân tộc | Địa chỉ | Chức vụ |
1 | Lâm Phen | Khmer | Xã Lương Hòa, huyện Châu Thành | Nghệ nhân ưu tú |
2 | Thạch Sang | Khmer | Xã Đa Lộc, huyện Châu Thành | Nghệ nhân ưu tú |
3 | Thái Xiêm | Khmer | Xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè | Nghệ nhân ưu tú |
4 | TS. Sơn Cao Thắng | Khmer | Trường Đại học Trà Vinh | Người truyền dạy |
5 | Thạch Huỳnh Thươne | Khmer | Xã Ngọc Biên, huyện Trà Cú | Người truyền dạy |
6 | Sơn Sốc | Khmer | T.trấn Châu Thành, huyện Châu Thành | Học viên |
7 | Trần Văn Đài | Khmer | T.trấn Châu Thành, huyện Châu Thành | Học viên |
8 | Kim Lo | Khmer | T.trấn Châu Thành, huyện Châu Thành | Học viên |
9 | Lâm Văn Thân | Khmer | Xã Lương Hòa, huyện Châu Thành | Học viên |
10 | Kim Nghinh | Khmer | Xã Lương Hòa, huyện Châu Thành | Học viên |
11 | Thạch Hiền | Khmer | Xã Lương Hòa, huyện Châu Thành | Học viên |
12 | Thạch Sa My | Khmer | Xã Lương Hòa, huyện Châu Thành | Học viên |
13 | Tăng Văn Thòn | Khmer | Xã Lương Hòa, huyện Châu Thành | Học viên |
14 | Huỳnh Thị Mỹ Cần | Khmer | Xã Lương Hòa, huyện Châu Thành | Học viên |
15 | Sơn Phước Thành | Khmer | Xã Lương Hòa, huyện Châu Thành | Học viên |
16 | Thạch Sang | Khmer | Xã Đa Lộc, huyện Châu Thành | Học viên |
17 | Sơn Thiệp Sô Phia | Khmer | Xã Đa Lộc, huyện Châu Thành | Học viên |
18 | Thạch Sết | Khmer | Xã Đa Lộc, huyện Châu Thành | Học viên |
19 | Thạch Thị So The Rinh | Khmer | Xã Đa Lộc, huyện Châu Thành | Học viên |
20 | Sơn Sau | Khmer | Xã Đa Lộc, huyện Châu Thành | Học viên |
21 | Tô Văn Nhân | Khmer | Xã Đa Lộc, huyện Châu Thành | Học viên |
22 | Sơn Thiệp Sô Phia | Khmer | Xã Đa Lộc, huyện Châu Thành | Học viên |
23 | Thạch Sa Phone | Khmer | Xã Đa Lộc, huyện Châu Thành | Học viên |
24 | Thạch Vi Rắ | Khmer | Xã Đa Lộc, huyện Châu Thành | Học viên |
25 | Sơn Kim Hà | Khmer | Xã Đa Lộc, huyện Châu Thành | Học viên |
26 | Thạch Phone | Khmer | Xã Bình Phú, huyện Càng Long | Học viên |
27 | Kiên Tấn Vân | Khmer | Xã Phương Thạnh, huyện Càng Long | Học viên |
28 | Sơn Thị Lệ | Khmer | Xã Huyền Hội, huyện Càng Long | Học viên |
29 | Thạch Trung An | Khmer | Xã Huyền Hội, huyện Càng Long | Học viên |
30 | Thạch Phone | Khmer | Xã Bình Phú, huyện Càng Long | Học viên |
31 | Thạch Phone | Khmer | Xã Bình Phú, huyện Càng Long | Học viên |
32 | Kim Bảo | Khmer | Xã Trường Thọ, huyện Cầu Ngang | Học viên |
33 | Sơn Sốc | Khmer | Xã Nhị Trường, huyện Cầu Ngang | Học viên |
34 | Thạch Nên | Khmer | Xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang | Học viên |
35 | Thạch Sết | Khmer | Xã Châu Điền, huyện Cầu Kè | Học viên |
36 | Thạch Thị Phone | Khmer | Xã Hòa Ân, huyện Cầu Kè | Học viên |
37 | Thạch Đi | Khmer | Xã Hòa TÂn, huyện Cầu Kè | Học viên |
38 | Thạch Thị Hoàng My | Khmer | Xã Hòa TÂn, huyện Cầu Kè | Học viên |
39 | Thạch Sơn | Khmer | Xã Hòa TÂn, huyện Cầu Kè | Học viên |
40 | Thạch Sốc | Khmer | Xã Hòa TÂn, huyện Cầu Kè | Học viên |
41 | Thạch Sung | Khmer | Xã Ngũ Lạc, huyện Duyên Hải | Học viên |
42 | Kim Thị Chanh Tha | Khmer | Xã Ngũ Lạc, huyện Duyên Hải | Học viên |
43 | Thạch Sô Phai | Khmer | Xã Ngũ Lạc, huyện Duyên Hải | Học viên |
44 | Kim Sa Mét | Khmer | Xã Ngũ Lạc, huyện Duyên Hải | Học viên |
45 | Thạch Thị Sa Quenc | Khmer | Xã Ngũ Lạc, huyện Duyên Hải | Học viên |
46 | Thạch Thị Hữu Ý | Khmer | Xã Ngũ Lạc, huyện Duyên Hải | Học viên |
47 | Kim Huỳnh Dựng | Khmer | Xã Đôn Châu, huyện Duyên Hải | Học viên |
48 | Thạch Sa Rót | Khmer | Xã Đôn Châu, huyện Duyên Hải | Học viên |
49 | Kim Cam Ngữ | Khmer | Xã Đôn Châu, huyện Duyên Hải | Học viên |
50 | Lư Bình Hoách | Khmer | Xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú | Học viên |
51 | Thạch Sa Rách | Khmer | Xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú | Học viên |
52 | Kim Kha Lăng | Khmer | Xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú | Học viên |
53 | Danh Hường | Khmer | Xã Long Hiệp, huyện Trà Cú | Học viên |
54 | Thạch Thị Thane | Khmer | Xã Ngọc Biên, huyện Trà Cú | Học viên |
55 | Thạch Na | Khmer | Xã Ngọc Biên, huyện Trà Cú | Học viên |
56 | Thạch Thị Hương | Khmer | Xã Phước Hưng, huyện Trà Cú | Học viên |
57 | Kim Chanh Cô Ma | Khmer | Xã Phước Hưng, huyện Trà Cú | Học viên |
58 | Kim Thị Chanh Đa | Khmer | Xã Hàm Giang, huyện Trà Cú | Học viên |
59 | Thạch Kinh | Khmer | Xã Hàm Giang, huyện Trà Cú | Học viên |
60 | Kim Bô | Khmer | Xã Hàm Giang, huyện Trà Cú | Học viên |
61 | Thạch Sui | Khmer | Xã Hàm Giang, huyện Trà Cú | Học viên |
62 | Trần Tha Đi | Khmer | Xã Thanh Sơn, huyện Trà Cú | Học viên |
63 | Kim Qui Phol | Khmer | Xã Thanh Sơn, huyện Trà Cú | Học viên |
64 | Kim Mạnh | Khmer | Xã Thanh Sơn, huyện Trà Cú | Học viên |
65 | Kim Bành | Khmer | Xã Tân Sơn, huyện Trà Cú | Học viên |
66 | Kim Thân Thìn | Khmer | Xã An Quảng Hữu, huyện Trà Cú | Học viên |
67 | Thạch Sô Phi | Khmer | Xã Hiếu Tử, huyện Tiểu Cần | Học viên |
68 | Kim Sa Mây | Khmer | Xã Hiếu Tử, huyện Tiểu Cần | Học viên |
69 | Thạch Pênh | Khmer | Xã Tập Ngãi, huyện Tiểu Cần | Học viên |
70 | Thạch Thia Sa Rây | Khmer | Xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần | Học viên |