Quy định 01-QĐi/TW 2018 về trách nhiệm, thẩm quyền của ủy ban kiểm tra phòng, chống tham nhũng
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quy định 01-QĐi/TW
Cơ quan ban hành: | Ban Chấp hành Trung ương | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 01-QĐi/TW | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quy định | Người ký: | Trần Quốc Vượng |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 10/05/2018 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tiết kiệm-Phòng, chống tham nhũng, lãng phí |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Không có “vùng cấm” trong xử lý tham nhũng
Nội dung này nằm trong Quy định số 01-QĐi/TW của Ban Chấp hành Trung Ương về trách nhiệm và thẩm quyền của Ủy ban Kiểm tra trong công tác phòng, chống tham nhũng.
Quy định chỉ rõ: Đảng viên ở bất cứ cương vị công tác nào, có dấu hiệu tham nhũng đều phải được xem xét làm rõ và xử lý nghiêm, “không có vùng cấm”. Tổ chức đảng, đảng viên có hành vi dung túng, bao che tham nhũng hoặc cản trở, can thiệp trái quy định vào việc xử lý các vụ việc tham nhũng sẽ được xử lý nghiêm.
Khi tổ chức đảng và đảng viên có dấu hiệu về tham nhũng, Ủy ban Kiểm tra có trách nhiệm yêu cầu đảng viên không được xuất cảnh; Đình chỉ sinh hoạt cấp ủy, sinh hoạt đảng; Yêu cầu đảng viên giữ nguyên hiện trạng tài sản; Trong trường hợp cần thiết, yêu cầu đảng viên đến cơ quan Ủy ban kiểm tra giải trình làm rõ các vấn đề liên quan; Có biện pháp bảo đảm bí mật thông tin cho người tố cáo.
Xem chi tiết Quy định 01-QĐi/TW tại đây
tải Quy định 01-QĐi/TW
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG Số: 01-QĐi/TW | ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2018 |
QUY ĐỊNH
TRÁCH NHIỆM VÀ THẨM QUYỀN CỦA ỦY BAN KIỂM TRA TRONG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
- Căn cứ Điều lệ Đảng;
- Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XII;
- Căn cứ Quy định số 30-QĐ/TW, ngày 26/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng,
Bộ Chính trị quy định về trách nhiệm và thẩm quyền của Ủy ban kiểm tra trong công tác phòng, chống tham nhũng như sau:
Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định trách nhiệm và thẩm quyền của Ủy ban kiểm tra từ cấp huyện và tương đương trở lên trong công tác phòng, chống tham nhũng.
Điều 2. Nguyên tắc thực hiện
1. Ủy ban kiểm tra phải chủ động thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền theo quy định của Điều lệ Đảng.
2. Coi trọng công tác phòng ngừa, khi phát hiện đảng viên có hành vi tham nhũng phải kiểm tra, xem xét và xử lý nghiêm minh, chính xác, kịp thời.
3. Đảng viên ở bất cứ cương vị công tác nào, có dấu hiệu tham nhũng đều phải được xem xét làm rõ và xử lý nghiêm theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, không có "vùng cấm".
4. Xử lý nghiêm tổ chức đảng, đảng viên có hành vi dung túng, bao che tham nhũng hoặc cản trở, can thiệp trái quy định vào việc xử lý các vụ việc tham nhũng.
Chương II. TRÁCH NHIỆM VÀ THẨM QUYỀN CỦA ỦY BAN KIỂM TRA TRONG PHÒNG NGỪA VÀ PHÁT HIỆN THAM NHŨNG
Điều 3. Phòng ngừa tham nhũng
1. Tham mưu, giúp cấp ủy quyết định các chủ trương, định hướng và ban hành các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và các quy tắc ứng xử, chuẩn mực đạo đức để phòng ngừa tham nhũng.
2. Định hướng và thực hiện tuyên truyền, phổ biến các quy định của Đảng về công tác kiểm tra, giám sát để giáo dục đạo đức, nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị của đảng viên.
3. Trực tiếp kiểm tra, giám sát tổ chức đảng cấp dưới trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện nghị quyết, chỉ thị, các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong phòng ngừa tham nhũng khi được cấp ủy giao.
4. Giám sát tổ chức đảng, đảng viên trong việc triển khai và thực hiện kê khai, công khai tài sản theo quy định.
Giám sát đảng viên trong việc thực hiện trách nhiệm nêu gương, giữ gìn đạo đức, lối sống; đảng viên có dư luận bất minh về tài sản và sinh hoạt, trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; giám sát đảng viên có trách nhiệm trực tiếp đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
5. Công khai và tham mưu giúp cấp ủy công khai kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định các kết quả kiểm tra, giám sát và xử lý kỷ luật đảng viên, tổ chức đảng vi phạm.
6. Đề nghị cấp ủy cùng cấp; cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới và các cơ quan nhà nước sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ các văn bản không còn phù hợp, sơ hở có nguy cơ làm phát sinh tham nhũng.
Điều 4. Phát hiện vi phạm về tham nhũng
1. Phân công thành viên Ủy ban kiểm tra và cán bộ theo dõi lĩnh vực, địa bàn thực hiện giám sát thường xuyên, nắm tình hình, thu thập thông tin, tài liệu phục vụ việc phát hiện vi phạm về tham nhũng.
2. Tiếp nhận và xử lý hoặc chuyển cho các cơ quan chức năng xử lý kịp thời các thông tin, phản ánh, kiến nghị qua báo chí và dư luận xã hội phục vụ cho việc phát hiện tham nhũng.
3. Tiếp nhận và xử lý đơn, thư phản ánh, tố cáo về tham nhũng theo thẩm quyền phục vụ cho việc phát hiện tham nhũng; trường hợp không thuộc trách nhiệm, thẩm quyền giải quyết thì phải chuyển cho Ủy ban kiểm tra cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định.
4. Thu thập thông tin có liên quan đến tham nhũng từ các tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ, đảng viên và thông qua tự phê bình, phê bình trong tổ chức đảng.
5. Phối hợp, trao đổi thông tin với các cơ quan thanh tra, kiểm toán, điều tra và các cơ quan có liên quan để nắm tình hình trước khi đề xuất kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm về tham nhũng.
Chương III. TRÁCH NHIỆM VÀ THẨM QUYỀN CỦA ỦY BAN KIỂM TRA TRONG KIỂM TRA KHI CÓ DẤU HIỆU VI PHẠM, GIẢI QUYẾT TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ HÀNH VI THAM NHŨNG
Điều 5. Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và giải quyết tố cáo về tham nhũng
1. Kiểm tra các tổ chức đảng và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm về tham nhũng theo thẩm quyền.
2. Được trưng tập cán bộ các cơ quan đảng và nhà nước vào các đoàn kiểm tra; khi cần thiết báo cáo cấp ủy chỉ đạo việc thành lập các đoàn kiểm tra đối với các vụ việc trọng điểm, phức tạp.
3. Có biện pháp bảo đảm bí mật thông tin; bảo vệ hoặc yêu cầu các cơ quan chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phát hiện, phản ảnh, tố cáo về tham nhũng; xử lý hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi trù dập, trả thù người phát hiện, phản ảnh, tố cáo về tham nhũng.
4. Đình chỉ sinh hoạt cấp ủy, sinh hoạt đảng theo thẩm quyền; khi cần thiết báo cáo đề nghị cấp ủy đình chỉ hoặc yêu cầu đình chỉ chức vụ đối với đảng viên hoặc yêu cầu tạm đình chỉ công tác cán bộ, đảng viên có dấu hiệu tham nhũng.
5. Có quyền yêu cầu đảng viên không được xuất cảnh; khi cần thiết, đề nghị các cơ quan có thẩm quyền tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật đối với đảng viên có dấu hiệu tham nhũng và có biểu hiện bỏ trốn.
6. Yêu cầu đảng viên giữ nguyên hiện trạng tài sản; khi cần thiết, đề nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản và các biện pháp khác theo quy định của pháp luật đối với đảng viên có dấu hiệu tham nhũng và có biểu hiện che giấu, tẩu tán tài sản.
7. Quá trình kiểm tra, được niêm phong tài liệu liên quan đến vi phạm; trường hợp cần thiết, yêu cầu đảng viên đến cơ quan Ủy ban kiểm tra giải trình làm rõ các vấn đề liên quan.
Điều 6. Xử lý về hành vi tham nhũng
1. Xử lý kỷ luật hoặc đề nghị cấp ủy, tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm theo quy định.
2. Yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật về hành chính, bố trí lại công tác đối với đảng viên có hành vi tham nhũng chưa đến mức xử lý hình sự.
3. Xử lý hoặc kiến nghị xử lý về trách nhiệm người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trong việc để xảy ra tham nhũng hoặc bao che cho tham nhũng.
4. Chuyển cơ quan tư pháp vụ việc tham nhũng để xử lý và yêu cầu các cơ quan này thông báo kết quả giải quyết cho cấp ủy, Ủy ban kiểm tra biết để xem xét, xử lý kỷ luật về Đảng theo thẩm quyền.
Chương IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 7. Trách nhiệm của cấp ủy đảng
1. Cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức nghiên cứu, quán triệt, triển khai thực hiện Quy định này đến tổ chức đảng và đảng viên.
2. Các cấp ủy chỉ đạo các tổ chức đảng, đảng viên có liên quan phối hợp với Ủy ban kiểm tra trong công tác phòng, chống tham nhũng.
Điều 8. Trách nhiệm của Ủy ban kiểm tra
Ủy ban kiểm tra tham mưu, giúp cấp ủy cùng cấp lãnh đạo, chỉ đạo, nghiên cứu, quán triệt việc thực hiện, định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện Quy định.
Quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc thì báo cáo và đề nghị Bộ Chính trị (qua Ủy ban Kiểm tra Trung ương) xem xét, bổ sung, sửa đổi Quy định kịp thời.
Nơi nhận: | T/M BỘ CHÍNH TRỊ |