Quyết định 1754/QĐ-BTC 2025 về việc ban hành Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Tài chính năm 2025

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 1754/QĐ-BTC

Quyết định 1754/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc ban hành Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Tài chính năm 2025
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:1754/QĐ-BTCNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Bùi Văn Khắng
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
14/05/2025
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thông tin-Truyền thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 1754/QĐ-BTC

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Quyết định 1754/QĐ-BTC PDF PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) 1754_QD-BTC DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
__________

Số: 1754/QĐ-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________

Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 2025

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Tài chính năm 2025

_________________

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

 

Căn cứ Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia;

Căn cứ Nghị Quyết số 71/NQ-CP ngày 01/4/2025 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung cập nhật Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia;

Căn cứ Nghị định số 29/2025/NĐ-CP ngày 24/02/2025 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Quyết định số 1484/QĐ-BTC ngày 27/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Kế hoạch chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục công nghệ thông tin và Chuyển đổi số.

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này là Kế hoạch Chuyển đổi số của Bộ Tài chính năm 2025.

Điều 2. Quyết định này được xây dựng để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Bộ Chính trị đã đề ra tại Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; Nghị Quyết số 71/NQ-CP ngày 01/4/2025 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và cụ thể hóa một số nhiệm vụ được giao tại Quyết định Ban hành Chương trình hành động của Bộ Tài chính triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW và Quyết định số 1484/QĐ-BTC ngày 27/7/2022 về việc ban hành Kế hoạch chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, thay thế Quyết định số 168/QĐ-BTC ngày 05/02/2025 của Bộ Tài chính về việc ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số của Bộ Tài chính năm 2025 và Quyết định số 2500/QĐ-BKHĐT ngày 30/10/2024 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2025 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số, Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3 (để thực hiện);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các đồng chí Thứ trưởng (để chỉ đạo);
- Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số (để b/c);
- Lưu: VT, CNTT.(3b)

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bùi Văn Khắng

 

 

BỘ TÀI CHÍNH
__________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________

 

 

KẾ HOẠCH

Chuyển đổi số của Bộ Tài chính năm 2025

(Kèm theo Quyết định số 1754/QĐ-BTC ngày 14 tháng 5 năm 2025

của Bộ Tài chính)

________________

 

I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH

- Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

- Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia;

- Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

- Nghị Quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ về ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021-2030;

- Nghị Quyết số 71/NQ-CP ngày 01/4/2025 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung cập nhật Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia;

- Nghị định số 29/2025/NĐ-CP ngày 24/02/2025 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

- Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng năm 2030;

- Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 21/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược tài chính đến năm 2030;

- Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 964/QĐ-TTg ngày 10/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030;

- Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 20/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Kế hoạch hành động chuyển đổi số hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trực tuyến và dựa trên dữ liệu giai đoạn 2024-2025, định hướng đến năm 2030;

- Công điện số 33/CĐ-TTg ngày 07/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng;

- Quyết định số 1484/QĐ-BTC ngày 27/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Tài chính đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 793/QĐ-BTC ngày 04/4/2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Đề án đổi mới quy trình nghiệp vụ ngành Tài chính để thực hiện chuyển đổi số;

II. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO

Phát huy, kế thừa tư tưởng, quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị về chuyển đổi số, trong đó:

1. Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong lĩnh vực Tài chính là đột phá quan trọng, là động lực chính để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ngăn chặn nguy cơ tụt hậu, đưa ngành Tài chính vươn lên, phát triển bứt phá trong kỷ nguyên mới.

2. Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của các cấp tổ chức Đảng trong ngành Tài chính. Xác định chuyển đổi số ngành Tài chính là cuộc cách mạng sâu sắc, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực do Bộ Tài chính quản lý (ngân sách, thuế, kho bạc, hải quan, chứng khoán, dự trữ ...); được triển khai quyết liệt, kiên trì, đồng bộ, nhất quán, lâu dài với những giải pháp đột phá, mang tính cách mạng. Người dân và doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, nguồn lực, động lực chính; các nhà khoa học, chuyên gia về chuyển đổi số, chuyên gia công nghệ số là nhân tố then chốt; ngành Tài chính thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi nhất về các chính sách tài chính cho việc phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

3. Các thể chế về tài chính phục vụ thúc đẩy chuyển đổi số, nhân lực, hạ tầng, dữ liệu và công nghệ chiến lược là những nội dung trọng tâm, cốt lõi, trong đó thể chế là điều kiện tiên quyết, cần hoàn thiện và đi trước một bước. Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật bảo đảm yêu cầu quản lý và khuyến khích đổi mới sáng tạo, loại bỏ tư duy "không quản được thì cấm". Chú trọng bảo đảm nguồn nhân lực trình độ cao cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số ngành Tài chính; có cơ chế, chính sách đặc biệt về nhân tài.

4. Phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng số, công nghệ số trên nguyên tắc “hiện đại, đồng bộ, an ninh, an toàn, hiệu quả, tránh lãng phí”; làm giàu, khai thác tối đa tiềm năng của dữ liệu ngành Tài chính, đưa dữ liệu ngành Tài chính thành tư liệu sản xuất chính phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Bộ Tài chính cũng như phục vụ người dân, doanh nghiệp.

5. Bảo đảm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng; bảo đảm an ninh mạng, an ninh dữ liệu, an toàn thông tin của tổ chức và cá nhân là yêu cầu xuyên suốt, không thể tách rời trong quá trình phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số ngành Tài chính.

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Thực hiện các mục tiêu Bộ Chính trị đã đề ra tại Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đã được phê duyệt tại Quyết định số 1484/QĐ-BTC ngày 27/7/2022 về việc phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Tài chính đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó đảm bảo: (1) Phục vụ tốt công tác quản lý, chỉ đạo điều hành tập trung toàn ngành; (2) Cung cấp các dịch vụ tài chính số chất lượng phục vụ xã hội; (3) Huy động rộng rãi sự tham gia của xã hội; (4) Các mục tiêu phát sinh do Bộ Chính trị, Chính phủ giao năm 2025 và các năm tiếp theo.

Chuyển đổi công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ Tài chính, Lãnh đạo Bộ Tài chính sang môi trường điện tử, ứng dụng công nghệ hiện đại để tổng hợp dữ liệu, hỗ trợ phân tích, xây dựng mô hình dự báo, nhằm tăng cường công tác tham mưu, tổ chức hoạt động và hỗ trợ ra quyết định của Bộ Tài chính, lãnh đạo Bộ Tài chính; theo dõi, giám sát, đánh giá, đo lường việc thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ dựa trên dữ liệu số.

2. Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể

Thực hiện các mục tiêu cụ thể Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và một số mục tiêu quan trọng Chính phủ đã đề ra tại Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 20/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Kế hoạch hành động chuyển đổi số hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trực tuyến và dựa trên dữ liệu giai đoạn 2024-2025, định hướng đến năm 2030 cụ thể:

- Bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách hằng năm cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia và tăng dần theo yêu cầu phát triển. Hệ thống tổ chức khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo được sắp xếp lại bảo đảm hiệu lực, hiệu quả, gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu - ứng dụng - đào tạo.

- Từng bước làm chủ một số công nghệ chiến lược, công nghệ số như: Trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn, điện toán đám mây, chuỗi khối.

- Quản lý nhà nước trong lĩnh vực Tài chính từ Trung ương (Bộ Tài chính) đến địa phương (Các Cơ quan Thuế, Hải quan, Dự trữ, Kho bạc khu vực ...) trên môi trường số, kết nối và vận hành thông suốt giữa các đơn vị trong ngành Tài chính. Hoàn thành xây dựng, kết nối, chia sẻ đồng bộ cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành; khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên số, dữ liệu số, hình thành sàn giao dịch dữ liệu.

- Phấn đấu trong năm 2025 giảm ít nhất 30% thời gian xử lý TTHC; giảm ít nhất 30% chi phí kinh doanh; bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết; mọi thủ tục liên quan đến doanh nghiệp phải thực hiện trực tuyến thông suốt, liền mạch và hiệu quả, đảm bảo minh bạch, giảm tối đa giấy tờ; 100% TTHC được thực hiện không phụ thuộc vào địa giới hành chính trong phạm vi cấp tỉnh.

- Phấn đấu 50% chỉ tiêu thống kê của ngành tài chính được cung cấp phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành dưới dạng dữ liệu số khi có yêu cầu.

- Phấn đấu 100% các thông tin, dữ liệu Bộ Tài chính được tích hợp, kết nối, chia sẻ với các hệ thống thông tin của Trung ương Đảng, Quốc hội khi có yêu cầu.

- Phấn đấu 100% nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao được theo dõi, giám sát, đánh giá bằng dữ liệu số.

- Ngoài ra, tiếp tục thực hiện các mục tiêu cụ thể tại Quyết định số 1484/QĐ-BTC ngày 27/7/2022 về việc phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Tài chính đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; kiểm tra, giám sát hoạt động chuyển đổi số.

1.1. Đề cao vai trò, trách nhiệm của Lãnh đạo Bộ và Lãnh đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính trong việc ứng dụng các nền tảng số vào hoạt động chỉ đạo điều hành công việc.

1.2. Nâng cao nhận thức các đơn vị thuộc Bộ để đột phá về đổi mới tư duy, xác định quyết tâm mạnh mẽ, quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo, tạo xung lực mới, khí thế mới trong toàn xã hội về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số ngành Tài chính.

1.3. Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài chính cần nhận thức đầy đủ tầm quan trọng và quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, xác định rõ trách nhiệm, chủ động triển khai thực hiện. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ phải trực tiếp phụ trách, chỉ đạo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động gương mẫu thực hiện.

1.4. Phát huy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

1.5. Có chương trình tuyên truyền, giáo dục hiệu quả để nâng cao nhận thức, quyết tâm, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, thực hiện chuyển đổi số trong cơ quan Bộ Tài chính tạo niềm tin, khí thế mới trong xã hội. Triển khai sâu rộng phong trào "học tập số", phổ cập, nâng cao kiến thức khoa học, công nghệ, kiến thức số trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc Bộ.

1.6. Biểu dương, khen thưởng kịp thời, xứng đáng các tổ chức, cá nhân có thành tích trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số ngành Tài chính; trân trọng từng phát minh, sáng chế, cải tiến kỹ thuật, sáng kiến nâng cao hiệu quả công tác, hiệu suất công việc, dù là nhỏ nhất.

2. Thể chế số, chính sách số

2.1. Rà soát, cập nhật, sửa đổi, bổ sung hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành trong toàn bộ các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính để phát triển Bộ Tài chính số.

2.2. Khẩn trương sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện đồng bộ các quy định pháp luật về ngân sách nhà nước, tài sản công, thuế, doanh nghiệp,... để tháo gỡ các điểm nghẽn, rào cản, giải phóng các nguồn lực, khuyến khích, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia, phát triển nguồn nhân lực; cải cách phương thức quản lý, triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ phù hợp với từng loại hình nghiên cứu; cải cách cơ chế quản lý tài chính trong việc thực hiện nhiệm vụ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, đơn giản hoá tối đa các thủ tục hành chính; giao quyền tự chủ trong sử dụng kinh phí nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ.

2.3. Xây dựng, góp ý, sửa đổi, ban hành các văn bản pháp luật của ngành, lĩnh vực, địa phương thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành tài chính.

2.4. Xây dựng các chính sách hỗ trợ chuyển đổi số cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp khởi nghiệp, mới thành lập,...

2.5. Rà soát quy trình nghiệp vụ, cắt giảm các thủ tục hành chính, giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính, bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn thủ tục giấy và triển khai dịch vụ công trực tuyến toàn trình.

2.6. Rà soát, ban hành danh mục dữ liệu mở của Bộ Tài chính (cập nhật theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ).

2.7. Xây dựng Kế hoạch 5 năm về ứng dụng CNTT và chuyển đổi số theo hướng dẫn Bộ Khoa học và Công nghệ.

3. Phát triển Hạ tầng số

3.1. Tiếp tục xây dựng, đầu tư, duy trì hệ thống hạ tầng số của Bộ Tài chính (trang thiết bị máy chủ, hệ thống lưu trữ, kênh truyền, thiết bị mạng, thiết bị tường lửa ...) đảm bảo các hệ thống ứng dụng của Bộ Tài chính hoạt động ổn định, bền vững, phục vụ tốt công tác quản lý, chỉ đạo điều hành tập trung toàn ngành. Khai thác hiệu quả trung tâm dữ liệu của Bộ Tài chính tập trung phục vụ nhu cầu của các đơn vị thuộc Bộ.

3.2. Đảm bảo hoạt động ổn định của Hạ tầng truyền thông ngành tài chính, mạng LAN, WAN, Internet, Trung tâm dữ liệu.

3.3. Đảm bảo hoạt động Hệ thống mạng liên thông giữa hệ thống mạng của Bộ với các hệ thống mạng của các cơ quan qua mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng, Chính phủ phục vụ hệ thống Hội nghị truyền hình Chính phủ; kết nối tới nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (VDXP); Kết nối hệ thống mạng NDXP; kết nối hệ thống mạng với Bộ, ngành, địa phương khác.

3.4. Phát triển hạ tầng lưu trữ, hạ tầng điện toán đám mây phục vụ chuyển đổi số ngành Tài chính, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số phù hợp với định hướng chung của quốc gia về phát triển trung tâm dữ liệu quốc gia.

3.5. Đảm bảo việc ứng dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ cho các hệ thống thông tin và thiết bị di động, cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc Bộ.

3.6. Triển khai hoàn thành toàn bộ ứng dụng Internet thế hệ mới (IPv6).

3.7. Khắc phục sự cố, bảo trì, bảo dưỡng, cài đặt cấu hình, sửa chữa, thay thế thiết bị, linh kiện máy tính, máy in đảm bảo trang thiết bị, phương tiện làm việc cho CBCCVC.

4. Phát triển Nhân lực số

4.1. Tiếp tục duy trì, tăng cường triển khai công tác bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số nói chung, chính phủ số, kinh tế số, an toàn thông tin cho cán bộ công chức, viên chức, người lao động thuộc Bộ Tài chính.

4.2. Triển khai các hoạt động đào tạo bồi dưỡng, tập huấn chuyên sâu về kiến trúc, hạ tầng, dữ liệu, phân tích dữ liệu, sử dụng dữ liệu hỗ trợ ra quyết định và chỉ đạo điều hành của lãnh đạo các cấp; đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ chuyên trách chuyển đổi số và an toàn thông tin,...

4.3. Nghiên cứu các chính sách đãi ngộ, thu hút, tuyển dụng, giữ chân nguồn nhân lực chất lượng cao cũng như cơ chế đãi ngộ, hỗ trợ cho cán bộ đang làm công tác triển khai CNTT và chuyển đổi số của ngành hoặc thuê chuyên gia tư vấn, thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số của Bộ Tài chính theo quy định của pháp luật.

4.4. Tăng cường trao đổi, làm việc khảo sát và học tập kinh nghiệm trong nước và quốc tế về chuyển đổi số.

4.5. Tiếp tục rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân lực của đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin, đơn vị thực hiện nhiệm vụ chuyên trách về công nghệ thông tin, an toàn, an ninh mạng để tăng cường thực hiện nhiệm vụ, giải pháp mới về chuyển đổi số, tăng cường lực lượng bảo vệ an ninh mạng của Bộ.

4.6. Cử cán bộ đại diện tham gia các Chương trình đào tạo, tập huấn đội ngũ Chuyên gia Chính phủ điện tử, Chuyên gia Chuyển đổi số; tham gia bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số, phù hợp với tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm.

5. Phát triển Dữ liệu số

5.1. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện CSDL quốc gia về tài chính, trong đó có phương án phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong tạo lập, quản lý, cập nhật, chia sẻ, khai thác bảo đảm dữ liệu “đúng, đủ, sạch, sống”, “dọc, ngang thông suốt” trên quy mô quốc gia.

5.2. Xây dựng trung tâm giám sát, điều hành thông minh ngành Tài chính dựa trên dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu Tổng hợp Tài chính giai đoạn 1 và các hệ thống khác của ngành phục vụ tốt công tác quản lý, chỉ đạo điều hành tập trung toàn ngành. Tiếp tục phát triển, mở rộng, làm giàu dữ liệu của Trung tâm giám sát, điều hành thông minh trên cơ sở hoàn thành xây dựng dự án Cơ sở dữ liệu tổng hợp về Tài chính giai đoạn 2; Cơ sở dữ liệu dùng chung ngành Tài chính.

5.3. Hoàn thiện triển khai xây dựng và đưa vào khai thác CSDL quốc gia ngành tài chính cũng như các CSDL chuyên ngành, nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cốt lõi như chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 57/NQ-TW ngày 22/12/2024 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

5.4. Thiết lập, mở rộng dữ liệu mở của Bộ Tài chính cho người dân, doanh nghiệp.

5.5. Tiếp tục triển khai Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công cho các Bộ, ngành, địa phương cập nhật, giao, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và năm 2025; lập, giao kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030, kế hoạch hằng năm năm 2026.

5.6. Hoàn thiện Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư, triển khai trên toàn quốc: Chuẩn hóa, điện tử hóa quy trình nghiệp vụ xử lý hồ sơ trên môi trường mạng, biểu mẫu, chế độ báo cáo; tăng cường gửi, nhận văn bản, báo cáo điện tử tích hợp chữ ký số giữa các đơn vị thuộc Bộ, các tổ chức chính trị - xã hội và các doanh nghiệp; thực hiện số hóa hồ sơ, lưu trữ hồ sơ công việc điện tử theo quy định. Đảm bảo hoạt động ổn định và hỗ trợ các Bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn, Tổng công ty sử dụng hệ thống Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư.

5.7. Thực hiện duy trì, nâng cấp và phát triển Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh. Đảm bảo hoạt động ổn định Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; thuê dịch vụ công nghệ thông tin; nâng cấp, mở rộng phần mềm ứng dụng; nâng cấp, phát triển và tái kiến trúc phần mềm ứng dụng của Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh. Tích hợp, chia sẻ thông tin theo thời gian thực với các hệ thống thuế, dân cư, các hệ thống của địa phương và các hệ thống cơ sở dữ liệu của Bộ, ngành. Việc chia sẻ, tích hợp dữ liệu thực hiện thông qua Trục tích hợp dữ liệu của Bộ tới nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP).

5.8. Tiếp tục hỗ trợ việc quản lý đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Việt Nam đối với cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

5.9. Thực hiện nâng cấp, bổ sung các chức năng của Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa và tin học hóa các nghiệp vụ quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài, đầu tư ra nước ngoài; đảm bảo quy định về cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài, đầu tư ra nước ngoài.

5.10. Đảm bảo hoạt động ổn định và hoàn thiện Hệ thống mới do nhà đầu tư PPP xây dựng đáp ứng nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.

5.11. Duy trì hoạt động Hệ thống thông tin quốc gia về quy hoạch đáp ứng các nhu cầu tối thiểu của công tác lập quy hoạch trong thời kỳ mới. Thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng Hệ thống mới.

5.12. Thực hiện kết nối chia sẻ dữ liệu giữa CSDL quốc gia về Bảo hiểm với các CSDL Quốc gia, CSDL chuyên ngành phục vụ quản lý nhà nước.

5.13. Duy trì Cổng dữ liệu Bộ Tài chính cho tất cả người dân và doanh nghiệp sử dụng, xây dựng quy trình cung cấp dữ liệu để đảm bảo phân biệt được các đối tượng sử dụng dữ liệu.

5.14. Xây dựng Hệ thống thông tin quốc gia về phát triển doanh nghiệp.

5.15. Tiếp tục triển khai và hoàn thiện Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Tài chính.

5.16. Triển khai xây dựng Hệ thống sản xuất thông tin thống kê điện tử.

5.17. Triển khai xây dựng Hệ thống giám sát, đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia.

5.18. Triển khai Xây dựng Hệ thống thông tin quốc gia về hợp tác xã.

5.19. Đồng bộ dữ liệu về Trung tâm dữ liệu quốc gia để xây dựng Cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia, phục vụ chuyển đổi số quốc gia đối với nhiệm vụ cụ thể được xác định hoàn thành trong giai đoạn 2025-2026.

5.20. Tạo lập cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ (số hóa), xây dựng kho Lưu trữ số của Bộ Tài chính nhằm đáp ứng yêu cầu kết nối liên thông dữ liệu, quản lý thống nhất, bảo quản an toàn và sử dụng có hiệu quả tài liệu lưu trữ điện tử của Bộ Tài chính, góp phần mở rộng, xây dựng kho CSDL quốc gia ngành tài chính theo chỉ đạo của Bộ trưởng tại Thông báo số 333/TB-BTC ngày 19/3/2025

6. An toàn thông tin mạng

6.1. Hoàn thành phân loại, xác định, phê duyệt đề xuất cấp độ an toàn hệ thống thông tin và phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ phù hợp với quy định của pháp luật, tiêu chuẩn quốc gia về an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ và hướng dẫn của Bộ Công an; triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ các hệ thống thông tin; triển khai các hoạt động nâng cao năng lực bảo đảm an toàn thông tin (đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, năng lực về an toàn thông tin mạng; tổ chức diễn tập về an toàn thông tin mạng).

6.2. Đảm bảo an toàn, an ninh mạng cho Hệ thống mạng, Trung tâm dữ liệu, Trung tâm điều hành, các nền tảng số, Kho dữ liệu, Nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu, Nền tảng họp trực tuyến, Hệ thống giám sát vào ra, Cổng thông tin điện tử, Hệ thống thư điện tử, Các Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu.

6.3. Định kỳ, đột xuất thực hiện kiểm tra, đánh giá an toàn, an ninh mạng và rà soát, thực hiện săn lùng mối nguy hại (threat hunting), khắc phục các điểm yếu, lỗ hổng bảo mật theo quy định của pháp luật và của Bộ

6.4. Thực hiện diễn tập ứng cứu sự cố định kỳ, đột xuất.

6.5. Thực hiện việc kiểm tra bảo mật phần mềm, ứng dụng, hệ thống thông tin trước khi đưa vào sử dụng.

6.6. Xây dựng và triển khai kế hoạch dự phòng, sao lưu dữ liệu, bảo đảm hoạt động liên tục của các Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu; sẵn sàng khôi phục hoạt động bình thường của hệ thống sau khi gặp sự cố mất an toàn, an ninh mạng.

6.7. Rà soát hiện trạng, tăng cường đầu tư nâng cấp hạ tầng CNTT và các giải pháp an toàn thông tin với công nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm đảm bảo các hệ thống vận hành ổn định, thông suốt và an ninh an toàn.

7. Chính phủ số

7.1. Rà soát, cập nhật Kiến trúc Chính phủ số Bộ Tài chính sau sáp nhập theo hướng dẫn của Bộ KHCN phù hợp với Kiến trúc chính phủ số Việt Nam, phiên bản 4.0.

7.2. Đổi mới toàn diện việc giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công do Bộ Tài chính quản lý mà không phụ thuộc địa giới hành chính; nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ số cho người dân và doanh nghiệp, hướng tới cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình, cá nhân hoá và dựa trên dữ liệu; tăng cường giám sát, đánh giá và trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong phục vụ Nhân dân.

7.3. Thực hiện rà soát, cập nhật, nâng cấp hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài chính đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, nâng cao chất lượng cung cấp DVC trực tuyến. Tiếp tục triển khai Hệ thống tiếp nhận và xử lý phản ánh kiến nghị của Bộ Tài chính.

7.4. Triển khai các giải pháp để định danh và xác thực người dùng dịch vụ công trực tuyến thông suốt, hợp nhất giữa các nền tảng, hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính thông qua định danh điện tử VNeID.

7.5. Tập trung thực hiện tái cấu trúc quy trình, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, bảo đảm cung cấp dịch vụ công trực tuyến thuận lợi, đơn giản hơn thực hiện trực tiếp trên cơ sở số hóa, tái sử dụng dữ liệu, liên thông điện tử.

7.6. Hoàn thành các chỉ tiêu và nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch hoạt động của UBQG về chuyển đổi số tại Quyết định số 58/QĐ-UBQGCĐS ngày 19/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số.

7.7. Duy trì hoạt động ổn định nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của Bộ, đảm bảo quản lý thống nhất tất cả việc tích hợp, chia sẻ dữ liệu của các hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu thuộc Bộ qua trục liên thông ngành Tài chính.

7.8. Tập trung nghiên cứu, báo cáo Bộ phương án triển khai, nâng cấp các hệ thống cốt lõi, quan trọng của ngành (VNACCS/VCIS, TMS, TABMIS,...) đáp ứng kịp thời các thay đổi và điều chỉnh nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả phục vụ người dân và doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm. Kiến trúc, giải pháp hệ thống mới phải đảm bảo tầm nhìn dài hạn, vừa đáp ứng toàn bộ nghiệp vụ hiện tại, vừa có khả năng mở rộng linh hoạt, đáp ứng Chiến lược vĩ mô của ngành tài chính cũng như các chỉ đạo theo yêu cầu của Chính phủ, Lãnh đạo Bộ. Lựa chọn các nhà cung cấp có khả năng cung cấp các giải pháp công nghệ mới như dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, blockchain,... Trong quá trình xây dựng hệ thống mới cần lưu ý đảm bảo duy trì, vận hành hệ thống cũ hoạt động liên tục, ổn định, hạn chế đầu tư phần cứng duy trì hệ thống cũ. Nghiên cứu giải pháp đảm bảo an toàn, dự phòng hệ thống hiện tại trước khi có hệ thống mới đi vào hoạt động.

7.9. Triển khai nền tảng số quản trị tổng thể, thống nhất toàn bộ, ngành phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ của Bộ bao gồm cả phiên bản trên cổng nội bộ và trên thiết bị di động.

- Triển khai nền tảng họp trực tuyến toàn ngành tài chính.

- Triển khai Nền tảng giám sát trực tuyến phục vụ công tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực đầu tư công, giám sát đầu tư, đấu thầu, đăng ký kinh doanh, đầu tư nước ngoài, việc triển khai nhiệm vụ của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Hệ thống thông tin báo cáo.

- Triển khai việc tích hợp nền tảng trợ lý ảo phục vụ người dân, doanh nghiệp vào các hệ thống thông tin Đấu thầu qua mạng, Đăng ký kinh doanh, Đầu tư nước ngoài, Đầu tư công, Giám sát đầu tư, Tổ chức thi cấp chứng chỉ đấu thầu trực tuyến,...

- Triển khai việc tích hợp nền tảng trợ lý ảo phục vụ công chức, viên chức vào các ứng dụng quản lý, điều hành của Bộ.

- Rà soát, nâng cấp, xây dựng các hệ thống nội bộ phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo Bộ cũng như của các đơn vị như hệ thống quản lý văn bản điều hành, quản lý cán bộ, quản lý tài sản, cổng dịch vụ công Bộ Tài chính, Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính,...

8. Kinh tế số và xã hội số

8.1. Tiếp tục triển khai có hiệu quả nền tảng hóa đơn điện tử, khởi tạo hóa đơn điện tử từ máy tính tiền đối với dịch vụ ăn uống và dịch vụ bán lẻ với chế tài phù hợp, tăng cường thu thuế từ các hoạt động thương mại điện tử đối với các nhà cung cấp nước ngoài; cùng với tổ chức kiểm tra thực hiện, triển khai trên phạm vi toàn quốc.

8.2. Xây dựng và triển khai nền tảng cửa khẩu số, cảng biển số, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp khi tham gia tương tác, sử dụng các dịch vụ của Bộ Tài chính.

9. Nâng cao nhận thức, tuyên truyền, truyền thông và các giải pháp khác đẩy mạnh chuyển đổi số, đảm bảo an toàn thông tin:

9.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; kiểm tra, giám sát hoạt động chuyển đổi số

- Tiếp tục rà soát, kiện toàn Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc Ban chỉ đạo, Tổ công tác triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, Đề án 06 với mục tiêu giúp Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc, Tổ công tác tổ chức triển khai các nhiệm vụ đạt hiệu quả cao, hoàn thành đúng tiến độ đề ra, trong đó thành viên Ban chỉ đạo, Tổ công tác, Tổ giúp việc tham gia với vai trò là Lãnh đạo cấp trưởng của đơn vị để thể hiện trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác quản lý, kiểm tra, giám sát triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số của Bộ Tài chính.

- Rà soát, kiện toàn Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số của Bộ Tài chính và rà soát thành lập Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc và trực thuộc Bộ để chỉ đạo xuyên suốt các định hướng về chuyển đổi số trong ngành tài chính.

9.2. Công tác tuyên truyền, truyền thông về chuyển đổi số

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung, chính sách pháp luật để nâng cao nhận thức cho người dân và toàn xã hội về Chính phủ điện tử, Chính phủ số, Chuyển đổi số nói chung và Bộ Tài chính số nói riêng (có thể thông qua nhiều hình thức như đăng tải trên Cổng thông tin điện tử, tổ chức hội thảo, hội nghị chuyên đề,...)

- Tiếp tục phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ chia sẻ kinh nghiệm, bài toán chuyển đổi số trong ngành tài chính.

- Tiếp tục triển khai chuyên trang chuyển đổi số của Bộ.

- Phổ cập kỹ năng chuyển đổi số tới Lãnh đạo, công chức viên chức và người lao động Bộ Tài chính; phổ cập kỹ năng số và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhỏ và vừa, nghiên cứu mở rộng các đối tượng hộ kinh doanh, cá thể hợp tác xã.

- Tiếp tục thực hiện đánh giá chỉ số chuyển đổi số tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ.

10. Kinh phí thực hiện

- Ưu tiên tối đa kinh phí (nguồn kinh phí thường xuyên, đầu tư công và các nguồn vốn hợp pháp khác) cho triển khai ứng dụng CNTT và chuyển đổi số.

- Nghiên cứu, cơ chế chính sách cho phép bố trí nhanh kinh phí để triển khai, đầu tư ứng dụng CNTT, đáp ứng kịp thời yêu cầu chỉ đạo của Chính phủ, Lãnh đạo Bộ cũng như phục vụ người dân và doanh nghiệp.

11. Nghiên cứu, hợp tác để làm chủ, ứng dụng hiệu quả các công nghệ, tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nghiên cứu trong nước và quốc tế

- Tập trung đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ với các quốc gia có trình độ khoa học và công nghệ, chuyển đổi số phát triển, nghiên cứu thử nghiệm các sản phẩm của cuộc CMCN 4.0 nhất là các lĩnh vực BigData, IOT, AI, Chatbot, Blockchain ... và các công nghệ chiến lược khác.

- Tăng cường việc học tập kinh nghiệm chuyển đổi số tại Bộ Tài chính của một số quốc gia hàng đầu về chuyển đổi số (một số quốc gia có mô hình chuyển đổi số trong cơ quan hành chính nhà nước thành công như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập, Trung Quốc...) đối với các hoạt động quản lý về tài chính ngân sách, quản lý thuế, hải quan, công tác quản lý điều hành nội bộ.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ

- Triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo phân công tại Kế hoạch này. Trường hợp cần thiết, thủ trưởng các đơn vị xem xét, báo cáo Lãnh đạo Bộ, Ban chỉ đạo chuyển đổi số Bộ Tài chính thực hiện điều chỉnh, bổ sung nhiệm vụ, hoặc điều chỉnh bổ sung tiến độ triển khai khi có các vấn đề phát sinh.

- Về chế độ báo cáo: Các đơn vị thực hiện báo cáo theo thời gian Quy định tại Quyết định số 1484/QĐ-BTC ngày 27/7/2022 của Bộ Tài chính về việc ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số của Bộ Tài chính đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Báo cáo kết quả triển khai gửi về Cục CNTT trước ngày 20 hàng tháng).

- Về triển khai các nhiệm vụ cụ thể:

+ Trường hợp có các thông tin dự họp, báo cáo đột xuất, báo cáo gấp theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Lãnh đạo Bộ, ngoài việc gửi văn bản giấy, thành viên Ban chỉ đạo và tổ giúp việc chuyển đổi số của Bộ Tài chính có trách nhiệm kiểm tra email thường xuyên để nhận thông tin dự họp, yêu cầu cung cấp báo cáo từ Ban chỉ đạo chuyển đổi số của Bộ Tài chính.

+ Các đơn vị lồng ghép báo cáo về chuyển đổi số thành một nội dung trong báo cáo của đơn vị để phục vụ báo cáo Lãnh đạo Bộ tại các cuộc họp giao ban hàng tháng.

2. Văn phòng

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có thủ tục hành chính thực hiện rà soát, báo cáo đánh giá tổng thể tình hình, kết quả cắt giảm thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh; thực hiện chuẩn hóa, tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ gắn kết chặt chẽ giữa cải cách thủ tục hành chính với phát triển Chính phủ số của Bộ; tiếp tục đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa trong thời gian tới; phấn đấu trong năm 2025 giảm ít nhất 30% thời gian xử lý TTHC; giảm ít nhất 30% chi phí kinh doanh; bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết; mọi thủ tục liên quan đến doanh nghiệp phải thực hiện trực tuyến thông suốt, liền mạch và hiệu quả, đảm bảo minh bạch, giảm tối đa giấy tờ; 100% TTHC được thực hiện không phụ thuộc vào địa giới hành chính trong phạm vi cấp tỉnh.

- Phối hợp với Cục Công nghệ thông tin và chuyển đổi số tổ chức đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện Kế hoạch các nhiệm vụ trong Kế hoạch này.

3. Cục Kế hoạch tài chính

- Chủ trì tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền bố trí nguồn kinh phí để triển khai CNTT và Chuyển đổi số, trong đó, ưu tiên sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, nguồn đầu tư công và huy động các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật để thực hiện các nhiệm vụ, dự án, giải pháp của Bộ Tài chính tại phụ lục 01 của Kế hoạch này.

4. Cục Công nghệ thông tin và chuyển đổi số

- Chủ trì triển khai các nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch này, đảm bảo hiệu quả, chống lãng phí và thực hiện các quy trình đúng quy định của pháp luật và các hướng dẫn của Bộ Tài chính, hướng dẫn của các cơ quan có liên quan.

- Chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp các thông tin từ các đơn vị, báo cáo Lãnh đạo Bộ về kết quả chuyển đổi số tại các cuộc họp giao ban hàng tháng.

- Tiếp tục tăng cường công tác tham mưu giúp Bộ trong đầu tư triển khai ứng dụng CNTT và chuyển đổi số của toàn ngành, đặc biệt triển khai các bài toán lớn, trọng điểm.

- Chủ trì theo dõi, kiểm tra tiến độ và đôn đốc các đơn vị có liên quan trong việc thực hiện các dự án, nhiệm vụ tại Phụ lục của Kế hoạch này để đảm bảo đúng theo tiến độ, đúng quy định của pháp luật và các hướng dẫn của Bộ Tài chính, hướng dẫn của các cơ quan có liên quan.

5. Các Đơn vị có liên quan

- Phối hợp với Cục Công nghệ thông tin và chuyển đổi số thực hiện theo chức năng nhiệm vụ được giao để hoàn thành các mục tiêu và nhiệm vụ trong Kế hoạch này.

- Các đơn vị chủ trì nhiệm vụ/ dự án đảm bảo đúng tiến độ, hiệu quả, chống lãng phí và thực hiện các quy trình đúng quy định của pháp luật và các hướng dẫn của Bộ Tài chính, hướng dẫn của các cơ quan có liên quan.

- Thực hiện báo cáo theo định kỳ hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Lãnh đạo Bộ hoặc của cơ quan có thẩm quyền.

VI. DANH MỤC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN

Danh mục các dự án nhiệm vụ cụ thể tại Phụ lục 01 (danh mục các dự án nhiệm vụ trọng điểm năm 2025); Phụ lục 02 (danh mục các nhiệm vụ của các đơn vị) và Phụ lục 03 (Danh mục nhiệm vụ chuyển đổi số Bộ Tài chính phối hợp với các đơn vị khác năm 2025) kèm theo Quyết định.

 

 

Phụ lục 01

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN, NHIỆM VỤ TRỌNG ĐIỂM NĂM 2025

(Kèm theo Quyết định số    /QĐ-BTC ngày   tháng    năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

 

STT

Đơn vị chủ trì

Nhiệm vụ/dự án

Mục tiêu chính đầu tư

Thời gian triển khai - hoàn thành

Quyết định

Mới

Chuyển tiếp

 

 

 

I

DỰ ÁN

1.1

Cục CNTT

1

Cục CNTT

Xây dựng Hệ thống thông tin Báo cáo của Bộ Tài chính

 

Việc xây dựng HTTTBC của Bộ Tài chính nhằm thực hiện báo cáo điện tử, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổng hợp, chia sẻ thông tin báo cáo và tiết kiệm thời gian, chi phí cho các đối tượng thực hiện báo cáo, phân tích các chỉ tiêu và đưa ra cảnh báo phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ Tài chính; hệ thống đáp ứng việc kết nối, chia sẻ dữ liệu với HTTTBC Chính phủ phục vụ chỉ đạo điều hành của Chính phủ

2021-2025

Quyết định số 2052/QĐ-BTC ngày 04/9/2024

2

Cục CNTT

Dự án Chuyển đổi số Bộ Tài chính giai đoạn 2026-2030

 

Thực hiện chuyển đổi số toàn diện các nghiệp vụ của ngành tài chính bao gồm:

2026-2030

Thực hiện trình, phê duyệt chủ trương đầu tư năm 2025; thực hiện đầu tư giai đoạn 2026- 2030

Đầu tư hạ tầng CNTT phục vụ chuyển đổi số của Bộ Tài chính: Kiện toàn, nâng cấp, mở rộng hệ thống hạ tầng CNTT hiện nay để đáp ứng kịp thời nhu cầu về tính toán, trao đổi thông tin của hệ thống ứng dụng CNTT của Bộ Tài chính và tuân thủ theo các hướng dẫn, quy định hiện hành về kiến trúc khung chính phủ của Bộ Tài chính từ đó giúp cho Bộ Tài chính thực hiện được mục tiêu chuyển đổi số và đáp ứng mục tiêu chuyển đổi số quốc gia.

Xây dựng và triển khai các giải pháp an toàn thông tin và an ninh mạng của Bộ Tài chính giai đoạn 2026-2030: Đầu tư vào các giải pháp an ninh mạng tiên tiến tại Bộ Tài chính hướng tới một loạt mục tiêu quan trọng, nhằm xây dựng một hệ thống phòng thủ toàn diện và hiệu quả. Trước hết, mục tiêu chính là tăng cường bảo mật toàn diện, xây dựng một hệ thống phòng thủ đa lớp có khả năng bảo vệ dữ liệu và tài sản thông tin của Bộ trước các mối đe dọa an ninh mạng ngày càng phức tạp. Song song với đó, việc đầu tư này còn nhằm đảm bảo tính liên tục của hoạt động, giảm thiểu rủi ro gián đoạn do các sự cố an ninh mạng, đảm bảo các hệ thống quan trọng của Bộ luôn sẵn sàng và ổn định.

Mở rộng Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá: nhằm mục tiêu đáp ứng các nội dung thay đổi tại Luật giá số 16/2023/QH15 và các văn bản hướng dẫn; hỗ trợ công tác quản lý và điều tiết giá của Nhà nước theo Luật giá số 16/2023/QH15; nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát giá cả của các cơ quan chức năng, giúp phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm như đầu cơ, nâng giá bất hợp lý, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh và hội nhập kinh tế quốc tế.

Nâng cấp hệ thống CSDL quốc gia về tài sản công: nhằm mục tiêu hỗ trợ công tác quản lý các loại tài sản hạ tầng, cách tính hao mòn, khấu hao tài sản theo quy định mới hiện hành

Chuyển đổi số phục vụ người dân, doanh nghiệp và phục vụ công tác giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến nhằm:

- Đáp ứng các quy định của Nhà nước, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính.

- Bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ, đồng bộ giữa kiểm soát thủ tục hành chính với xây dựng Chính phủ điện tử; thiết lập hệ thống thông tin điện tử một cửa kết nối giữa các cấp chính quyền nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, kiểm soát chặt chẽ việc giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức phục vụ chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số;

- Tăng cường tính công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình của cán bộ, công chức, viên chức; tăng tính liên thông, kết nối, chia sẻ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính; tăng số lượng thủ tục hành chính được hướng dẫn, tiếp nhận, giám sát, trả kết quả.

- Đảm bảo phù hợp với lộ trình xây dựng Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, Bộ Tài chính số trong giai đoạn mới; sử dụng tối đa các thành quả của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 nhằm phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn, hiệu quả hơn.

Xây dựng Cơ sở dữ liệu Quốc gia về Tài chính (Cơ sở dữ liệu Tổng hợp ngành tài chính Giai đoạn 2) và nâng cấp mở rộng các Hệ thống thông có liên quan): nhằm xây dựng CSDL quốc gia về Tài chính thống nhất đáp ứng nhu cầu về tiếp cận, khai thác thông tin, dữ liệu phục vụ cho công tác xây dựng chiến lược, hoạch định chính sách, quản lý và điều hành trong lĩnh vực tài chính, ngân sách, đảm bảo tính kịp thời, đầy đủ, công khai, minh bạch, phù hợp thông lệ quốc tế. CSDL quốc gia về Tài chính là cốt lõi, trung tâm của Hệ thống thông tin tài chính quốc gia. Thông tin dữ liệu trong CSDL quốc gia về Tài chính sẽ là kho thông tin tri thức được quản lý và khai thác theo các phương thức quản lý và khai thác của một nguồn lực kinh tế trong nền kinh tế mới - kinh tế tri thức.

Ứng dụng công nghệ mới, trí tuệ nhân tạo, học máy trong các nghiệp vụ quản lý của ngành nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong ngành Tài chính.

Xây dựng công cụ quản trị dữ liệu để thực hiện Quản lý, giám sát các hoạt động xây dựng, phát triển, bảo vệ, quản trị, xử lý, sử dụng dữ liệu, bảo đảm an ninh, an toàn dữ liệu.

Xây dựng Trung tâm giám sát, điều hành thông minh dựa trên dữ liệu của CSDL Quốc gia về Tài chính, CSDL dùng chung và các hệ thống khác của ngành Tài chính.

Nâng cấp hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư công trong giai đoạn tiếp theo: đáp ứng yêu cầu thay đổi về pháp lý và các chức năng mở rộng cho hệ thống đáp ứng yêu cầu sử dụng của Bộ, ngành kế hoạch và đầu tư một cách toàn diện hơn

Hoàn thành xây dựng và triển khai Hệ thống thông tin quốc gia về quy hoạch: trên toàn quốc và hình thành CSDL quốc gia về quy hoạch bao gồm quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh và sẵn sàng đáp ứng cho việc mở rộng đối với các quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, các quy hoạch có tính kỹ thuật chuyên ngành khác ở giai đoạn sau.

Nâng cấp Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư với mục tiêu:

- Xây dựng hệ thống đáp ứng các Chức năng theo quy định;

- Xây dựng Hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế;

Nâng cấp về hạ tầng kỹ thuật để triển khai Hệ thống đáp ứng các yêu cầu về bảo mật theo quy định

Xây dựng Cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhằm mục đích kết nối với các cơ sở dữ liệu quốc gia và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác (bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội...) để chia sẻ và kết nối dữ liệu phục vụ công tác khai thác, thẩm định, chi trả bảo hiểm... đồng thời, phục vụ công tác phân tích dự báo, phòng, chống gian lận và phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố trong kinh doanh bảo hiểm. Việc kết nối này giúp cơ quan quản lý và doanh nghiệp phản ứng kịp thời trước các biến động tình hình tài chính, kinh doanh; cảnh báo tình huống bất lợi đối với doanh nghiệp bảo hiểm để có các biện pháp ứng phó thích hợp. Bên cạnh đó, kết nối thông tin giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp là phương tiện để xây dựng cơ sở dữ liệu ngành, tập hợp các số liệu thống kê, làm nền tảng cho chuyên nghiệp hóa, minh bạch hóa thông tin và phong phú cơ sở dữ liệu quốc gia về các ngành, lĩnh vực có liên quan.

3

Cục CNTT

Nâng cấp Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính

 

Nâng cấp Cổng TTĐT Bộ Tài chính đảm bảo tuân thủ các quy định của Nhà nước, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, phù hợp với lộ trình xây dựng Chính phủ số, chuyển đổi số trong giai đoạn mới; sử dụng tối đa các thành quả của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 nhằm phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn, hiệu quả hơn.

2025-2026

 

4

Cục CNTT

Nâng cấp Cổng thông tin nội bộ Bộ Tài chính, phục vụ công tác chỉ đạo điều hành trong ngành Tài chính

 

Nâng cấp, mở rộng Cổng TTĐT nội bộ Bộ Tài chính nhằm phục vụ mục tiêu cung cấp thông tin quản lý, chỉ đạo điều hành nội bộ thống nhất của Bộ Tài chính tới các cán bộ, công chức, viên chức ngành Tài chính; Cung cấp môi trường, không gian làm việc an toàn, hiệu quả qua đó góp phần nâng cao tính minh bạch, đảm bảo quyền tiếp cận thông tin và nâng cao trách nhiệm của Bộ Tài chính trước các cán bộ, công chức, viên chức ngành tài chính.

2025-2027

 

5

Cục CNTT

Thay thế thiết bị mạng, bảo mật phục vụ hoạt động của Bộ Tài chính sau hợp nhất

 

Thay thế các thiết bị mạng, bảo mật tại TTDL, mạng LAN của Bộ đã hết bảo hành, hết khấu hao tài sản, hãng dừng hỗ trợ kỹ thuật bằng những thiết bị hiện đại, cập nhật công nghệ mới, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong toàn hệ thống.

2025-2026

 

6

Cục CNTT

Thay thế thiết bị thuộc HTTT phục vụ hoạt động của ngành Tài chính sau hợp nhất.

 

Thay thế thiết bị hết bảo hành, hết khấu hao tài sản tại TTT, TTM thuộc HTTT ngành Tài chính bằng những thiết bị hiện đại, cập nhật công nghệ mới, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong toàn hệ thống.

2025-2026

 

7

Cục CNTT

Thay thế máy chủ x86 phục vụ hoạt động của Bộ Tài chính sau hợp nhất

 

Thay thế các máy chủ x86, hết bảo hành, hàng dừng hỗ trợ kỹ thuật bằng những máy chủ mới, đảm bảo tính đồng bộ, hiện đại, phục vụ cho việc triển khai ĐTĐM Bộ Tài chính.

2025-2026

 

8

Cục CNTT

Thay thế một phần hệ thống lưu trữ phục vụ hoạt động của Bộ Tài chính sau hợp nhất

 

Thay thế thiết bị SAN bảo hành, không còn hỗ trợ kỹ thuật bằng thiết bị SAN mới.

2025-2026

 

9

Cục CNTT

Mua sắm dự phòng hệ thống sao lưu (backup) phục vụ hoạt động của Bộ Tài chính sau hợp nhất

 

Trang bị hệ thống sao lưu dự phòng nhằm đáp ứng nhu cầu sao lưu, bảo đảm an toàn, an ninh, toàn vẹn cho các dữ liệu cần sao lưu.

2025-2026

 

1.2

Cục Thống kê

10

Cục Thống kê

 

Hệ thống sản xuất thông tin thống kê điện tử

Kết quả dự án gồm: hệ thống thu thập và xử lý kết quả điều tra lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản bằng phiếu điều tra điện tử; hệ thống sản xuất niên giám thống kê điện tử; hệ thống phổ biến thông tin thống kê tổng hợp.

2021-2025

Quyết định phê duyệt dự án: 926/QĐ-BKHĐT ngày 22/5/2023

11

Cục Thống kê

Xây dựng Hệ thống công nghệ thông tin phục vụ chế độ báo cáo cấp bộ; chế độ báo cáo cấp tỉnh, huyện, xã tần suất nhanh (trực tuyến) phục vụ công tác quản lý điều hành từ trung ương đến địa phương

 

- Hình thành hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu gửi, nhận báo cáo và các nghiệp vụ thống kê của Chế độ báo cáo thống kê cấp Bộ, ngành, Chế độ báo cáo cấp tỉnh, huyện, xã;

- Triển khai, vận hành hệ thống công nghệ thông tin phục vụ chế độ Báo cáo thống kê cấp Bộ, ngành và chế độ báo cáo cấp tỉnh, huyện, xã bảo đảm việc báo cáo thông tin thống kê tình hình kinh tế - xã hội để thay thế phương thức báo cáo truyền thống bằng phương thức hiện đại được thực hiện hoàn toàn trên môi trường trực tuyến, điện tử hóa, tích hợp, chia sẻ qua trục liên thông của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Quốc gia.

2023-2025

Quyết định phê duyệt dự án: 1953/QĐ- BKHĐT ngày 07/12/2023

1.3

Cục Phát triển DN tư nhân và KT tập thể

12

Cục Phát triển DN tư nhân và KT tập thể

 

Xây dựng Hệ thống thông tin quốc gia về phát triển doanh nghiệp

Đầu tư xây dựng Hệ thống thông tin quốc gia về phát triển doanh nghiệp, ứng dụng CNTT trong các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, công bố thông tin doanh nghiệp nhà nước phù hợp với xu thế chuyển đổi số của Chính phủ và xây dựng nền kinh tế số trong giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

2024-2026

Quyết định phê duyệt Chủ trương đầu tư dự án: 743/QĐ-BKHĐT ngày 01/4/2022

13

Cục Phát triển DN tư nhân và KT tập thể

Dự án xây dựng Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về Hợp tác xã

 

Xây dựng được Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về hợp tác xã phục vụ công tác quản lý Nhà nước, tăng cường chuyển hóa và tạo nền tảng cho sự phát triển ổn định và hiệu quả của lĩnh vực kinh tế tập thể trong đó hợp tác xã là nòng cốt.

Có cơ sở dữ liệu dùng chung phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, cung cấp thông tin cho việc nghiên cứu xây dựng pháp luật, chiến lược, kế hoạch, chương trình, đề án, cơ chế và chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể trong đó hợp tác xã là nòng cốt.

2026-2030

 

1.4

Cục Quản lý đấu thầu

14

Cục Quản lý đấu thầu

 

Ứng dụng thương mại điện tử trong mua sắm Chính phủ (theo hình thức đối tác công tư PPP)

Ứng dụng các tiến bộ của công nghệ thông tin, viễn thông để xây dựng, quản lý và vận hành bền vững Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia đảm bảo thống nhất quản lý thông tin về đấu thầu và thực hiện đấu thầu qua mạng trên phạm vi toàn quốc.

2020-2033

 

1.5

Cục Hải quan

15

Cục Hải quan

 

Dự án Mua sắm, nâng cấp mạng LAN cho các đơn vị Hải quan

Cải tạo, nâng cấp mạng LAN cho các đơn vị hải quan đảm bảo hiện đại và đồng bộ, phù hợp với qui hoạch, thiết kế hạ tầng mạng truyền thông ngành Tài chính và Hải quan, đáp ứng được yêu cầu triển khai cải cách hiện đại hoá hải quan.

2023-2025

 

16

Cục Hải quan

 

Dự án nâng cấp, chuyển đổi hạ tầng Trung tâm dữ liệu (TTDL) sang mô hình điện toán đám mây

Đầu tư, hoàn thiện cơ sở hạ tầng phần cứng tại TTDL theo lộ trình, chuyển đổi sang mô hình điện toán đám mây để sẵn sàng kết nối với đám mây ngành Tài chính ở mức hạ tầng, phù hợp với Chiến lược chuyển đổi số ngành Tài chính đến năm 2025 và Kế hoạch triển khai điện toán đám mây của Bộ Tài chính.

2022-2025

 

17

Cục Hải quan

Xây dựng hệ thống CNTT thực hiện Hải quan số

 

Hệ thống CNTT thực hiện Hải quan số là hệ thống CNTT tổng thể, ứng dụng CNTT hiện đại, an ninh, an toàn, ổn định, được triển khai tới tất cả các đơn vị hải quan trên toàn quốc, đáp ứng toàn diện các yêu cầu quản lý nhà nước về Hải quan, thực hiện thủ tục hải quan phi giấy tờ, góp phần chuyển đổi số toàn diện hoạt động quản lý nhà nước về hải quan.

2025-2029

 

1.6

Cục Thuế

18

Cục Thuế

Xây dựng hệ thống CNTT đáp ứng tái thiết kế quy trình nghiệp vụ và yêu cầu Chuyển đổi số trong công tác quản lý Thuế

 

Hiện đại hóa toàn diện công tác quản lý thuế, phù hợp với thông lệ quốc tế và quy định pháp luật Việt Nam, trọng tâm là thể chế quản lý thuế đồng bộ, công khai, minh bạch, công bằng áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế có đủ năng lực quản lý thuế hiệu quả, hiệu lực; hệ thống CNTT tích hợp tập trung, đáp ứng yêu cầu xử lý, cung cấp thông tin cho quản lý thuế, công tác chỉ đạo điều hành của cơ quan thuế và cung cấp dịch vụ điện tử, dịch vụ số cho người nộp thuế.

Phát triển hệ thống quản lý thuế tích hợp, tập trung, đảm bảo lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, công khai minh bạch, hiệu quả, thúc đẩy cải cách hành chính, nâng cao trải nghiệm cho người nộp thuế thông qua việc ứng dụng CNTT theo định hướng của Chính phủ về Chính phủ điện tử và Chuyển đổi số, đảm bảo tính liên thông, tích hợp dữ liệu và bảo mật cao.

2026-2029

 

 

Cục Thuế

Nâng cấp hạ tầng kỹ thuật CNTT đáp ứng yêu cầu nâng cấp hệ thống ứng dụng Kho cơ sở dữ liệu (DW) và báo cáo tổng hợp (BI) giai đoạn 2021-2023

 

Nâng cấp, mở rộng hạ tầng kỹ thuật hệ thống ứng dụng Kho cơ sở dữ liệu (DW) và báo cáo tổng hợp (BI) đáp ứng nhu cầu mở rộng nguồn dữ liệu đầu vào và đáp ứng tối đa việc khai thác sử dụng ứng dụng theo yêu cầu của Luật Quản lý thuế, quy chế xử lý dữ liệu và yêu cầu về triển khai Chính phủ điện tử

2021-2025

Quyết định số 1330/QĐ-BTC ngày 14/7/2021 và Quyết định số 2642/QĐ-BTC ngày 05/11/2024

 

Cục Thuế

Nâng cấp hệ thống máy chủ và lưu trữ dữ liệu cho ứng dụng TMS

 

Nâng cấp mở rộng hệ thống máy chủ và lưu trữ cơ sở dữ liệu, phần mềm thương mại cho ứng dụng TMS đáp ứng việc lưu trữ và xử lý cơ sở dữ liệu TMS phục vụ nhu cầu tăng trưởng của hệ thống và nhu cầu trao đổi dữ liệu với bên ngoài.

2024-2025

Quyết định: Quyết định số 2059/QĐ-BTC ngày 04/9/2024

1.7

Kho bạc Nhà nước

19

Kho bạc Nhà nước

Đầu tư xây dựng và triển khai Hệ thống thông tin Ngân sách và Kế toán nhà nước số

 

Nâng cấp TABMIS và các hệ thống CNTT có liên quan nhằm xây dựng và triển khai hệ thống thông tin Ngân sách và kế toán nhà nước số với mục tiêu áp dụng hệ thống kế toán đồ (COA) mới; cung cấp dịch vụ trực tuyến phân bổ ngân sách cho đơn vị sử dụng ngân sách và cơ quan Tài chính các cấp; Liên thông dữ liệu số về kế hoạch đầu tư công; Quản lý định danh từng khoản thu ngân sách, Từng bước xây dựng CSDL thu NSNN cho toàn bộ các khoản thu NSNN.

Đổi mới cơ chế quản lý cam kết chi NSNN; Phân cấp kiểm soát chi NSNN; Phân cấp kiểm soát chi NSNN theo mức độ rủi ro; Từng bước số hóa công tác kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN; Tổ chức lưu trữ điện tử hồ sơ, chứng từ thu, chi ngân sách đáp ứng yêu cầu của Luật Lưu trữ và Luật Kế toán về lưu trữ điện tử; Thực hiện chia sẻ và liên thông dữ liệu số trong toàn bộ quá trình quản lý chi NSNN; Đáp ứng quy trình cải tiến tổng hợp, lập và trình báo cáo tài chính nhà nước; Đáp ứng hoàn thiện cơ chế, quy trình tổng hợp, lập và trình báo cáo quyết toán NSNN; Quản lý cung cấp, chia sẻ thông tin, báo cáo.

2026-2030

 

20

Kho bạc Nhà nước

 

Đầu tư hệ thống mạng LAN cơ quan Kho bạc Nhà nước

Nâng cấp, bổ sung, trang bị các thiết bị, phần mềm hệ thống mạng LAN cơ quan Kho bạc Nhà nước, nâng cao năng lực phục vụ của hệ thống đáp ứng nhu cầu hiện tại và mở rộng cho giai đoạn tới. Đảm bảo tính sẵn sàng và bảo mật cho hệ thống mạng LAN KBNN, đáp ứng nhu cầu truyền thông, trao đổi dữ liệu, truy cập các chương trình ứng dụng trong hệ thống KBNN nói riêng và ngành Tài chính nói chung.

2024 - 2027

816/QĐ-BTC ngày 11/4/2024

21

Kho bạc Nhà nước

 

Đầu tư hệ thống lưu trữ và sao lưu dữ liệu KBNN

Đầu tư hệ thống lưu trữ và sao lưu dữ liệu thay thế cho hệ thống cũ hiện nay, đảm bảo duy trì hạ tầng cho các hệ thống ứng dụng quan trọng của KBNN, phục vụ nhu cầu kết nối hệ thống và lưu trữ, sao lưu dữ liệu cho nhiều ứng dụng quan trọng hiện nay của Kho bạc Nhà nước, đảm bảo an ninh an toàn dữ liệu của các ứng dụng hoạt động, đáp ứng nhu cầu hoạt động nghiệp vụ của toàn hệ thống KBNN trong những năm tiếp theo.

2024 - 2027

821/QĐ-BTC ngày 11/4/2024

22

Kho bạc Nhà nước

 

Đầu tư hệ thống Intranet Kho bạc Nhà nước

Đầu tư hệ thống Intranet Kho bạc Nhà nước để đảm bảo hệ thống Intranet của KBNN hoạt động tốt và ổn định phục vụ nhu cầu người sử dụng trong toàn hệ thống KBNN, nâng cao tính sẵn sàng và bảo mật, phục vụ kết nối hoạt động của các ứng dụng thanh toán trong hệ thống KBNN. Việc đầu tư nhằm khắc phục những vấn đề tồn tại và nâng cao năng lực xử lý của hệ thống, đáp ứng sự ổn định của hoạt động nghiệp vụ, phục vụ cho các cán bộ, công chức của KBNN trong những năm tiếp theo.

2024 - 2027

2016/QĐ-BTC ngày 28/8/2024

23

Kho bạc Nhà nước

 

Đầu tư nâng cấp, mở rộng hạ tầng công nghệ thông tin cho một số ứng dụng của Kho bạc Nhà nước

Đầu tư nâng cấp, mở rộng hạ tầng công nghệ thông tin cho một số ứng dụng của Kho bạc Nhà nước nhằm nâng cao năng lực phục vụ của hệ thống, phục vụ kết nối hoạt động của các ứng dụng thu NSNN, chi NSNN và các hệ thống thanh toán trong hệ thống KBNN, cung cấp môi trường nghiên cứu phát triển, kiểm thử ứng dụng và hệ thống, đảm bảo hoạt động ổn định thông suốt phục vụ nhu cầu người sử dụng trong toàn hệ thống KBNN và đáp ứng sự ổn định của hoạt động nghiệp vụ của KBNN nói riêng và ngành Tài chính nói chung.

2025 - 2027

2051/QĐ-BTC ngày 04/9/2024

24

Kho bạc Nhà nước

 

Đầu tư hạ tầng hệ thống thanh toán điện tử song phương và thanh toán điện tử liên ngân hàng

Đầu tư nâng cấp hạ tầng thiết bị, bản quyền phần mềm hệ thống thanh toán điện tử song phương và thanh toán điện tử liên ngân hàng đã hết khấu hao, đồng thời phải đảm bảo phục vụ với yêu cầu nghiệp vụ mới hiện nay của KBNN đó là thực hiện “Nâng cấp chương trình Thanh toán song phương diện tử bổ sung nghiệp vụ Thanh toán điện tử liên ngân hàng theo mô hình tập trung”.

2025 - 2027

2050/QĐ-BTC ngày 04/9/2024

1.8

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

25

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

 

Thay thế hệ thống hạ tầng phần cứng và chuyển đổi ứng dụng lên nền tảng ảo hoá, phục vụ một số hệ thống ứng dụng quan trọng của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Nhằm triển khai hệ thống hạ tầng phần cứng đồng bộ, khoa học, áp dụng công nghệ tiên tiến (thiết bị, công nghệ áo hóa) và thực hiện chuyển ứng dụng hiện tại, ứng dụng triển khai trong giai đoạn tới từ môi trường tính toán truyền thống lên môi trường ảo hóa để nâng cao hiệu quả đầu tư công nghệ thông tin của UBCKNN, góp phần hiện đại hóa công tác quản lý nhà nước về chứng khoán theo yêu cầu của Chính phủ, Bộ Tài chính về Chính phủ điện tử và chuyển đổi số.

2025-2030

Quyết định số 1113/QĐ-BTC ngày 01/6/2023

26

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

 

Thay thế một số giải pháp đảm bảo an toàn bảo mật hệ thống công nghệ thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Thay thế những sản phẩm, giải pháp an toàn bảo mật không còn khả năng sử dụng (hiệu năng thấp, cấu hình cũ không phù hợp với sự phát triển của hệ thống), không còn được sự hỗ trợ từ chính hãng (hãng không bán bảo hành mở rộng; không bán dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật), đảm bảo duy trì hoạt động ổn định, giảm thiểu nguy cơ về mất an toàn thông tin các hệ thống CNBTT của UBCKNN.

2025-2030

Quyết định số 1154/QĐ-BTC ngày 07/6/2023

27

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

 

Xây dựng Kho dữ liệu tập trung chuyên ngành của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước - Data Warehouse

Xây dựng Kho dữ liệu tập trung chuyên ngành của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước - Data Warehouse nhằm hình thành kho CSDL chuyên ngành, thống nhất và tập trung về chứng khoán và thị trường chứng khoán, góp phần hoàn chỉnh CSDL quốc gia về tài chính; đảm bảo khả năng lưu trữ dữ liệu phục vụ hoạt động quản lý giám sát về chứng khoán và thị trường chứng khoán của UBCKNN; đảm bảo khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống trong UBCKNN và với các đơn vị bên ngoài ngành tài chính.

2025-2030

Quyết định số 1153/QĐ-BTC ngày 07/6/2023

28

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Hệ thống tổng thể CNTT phục vụ quản lý, giám sát của Ủy ban Chứng khoán

 

Xây dựng Hệ thống tổng thể công nghệ thông tin để phục vụ cho công tác quản lý, giám sát theo chức năng của UBCKNN. Đáp ứng yêu cầu kết nối, tích hợp, đồng bộ và an toàn, xử lý các bài toán nghiệp vụ một cách linh hoạt, sẵn sàng trao đổi, chia sẻ dữ liệu và hướng tới xu thế hội nhập về lĩnh vực chứng khoán với thị trường các nước trong khu vực và trên thế giới trên cơ sở ứng dụng mạnh mỗ thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4

2026-2030

Quyết định số 2134/QĐ-BTC ngày 21/10/2022 về phê duyệt Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của UBCKNN, phát triển Chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021-2025

1.9

Cục Dự trữ Nhà nước

29

Cục Dự trữ Nhà nước

Xây dựng Cơ sở dữ liệu chuyên ngành trữ Nhà nước

 

- Nâng cấp và hiện đại hóa toàn diện hệ thống Cơ sở dữ liệu chuyên ngành quản lý Dự trữ Nhà nước, kế thừa từ các hệ thống đã triển khai, đáp ứng yêu cầu mới về quản lý, điều hành và chia sẻ dữ liệu trong bối cảnh chuyển đổi số ngành tài chính.

- Khắc phục các giới hạn công nghệ và chức năng của hệ thống cũ; đảm bảo tích hợp đồng bộ với các hệ thống nghiệp vụ của Cục DTNN và kết nối thông suốt với CSDL ngành tài chính, và Trung tâm Dữ liệu Quốc gia theo Nghị quyết 175/NQ-CP.

- Ứng dụng các công nghệ hiện đại như kiến trúc microservices, nền tảng container hóa (Docker, Kubernetes), CI/CD pipelines, API Gateway... nhằm tăng khả năng mở rộng, để bảo trì và nâng cao bảo mật hệ thống.

- Hình thành nền tảng phân tích và báo cáo thông minh (BI Dashboard), hỗ trợ ra quyết định chính xác, nhanh chóng trong điều hành chiến lược, lập kế hoạch, phân bổ hàng hóa và giám sát tồn kho trong toàn ngành Dự trữ Nhà nước.

2025-2027

Quyết định số 1484/QĐ-BTC ngày 27/7/2022

30

Cục Dự trữ Nhà nước

Nâng cấp, xây dựng Phần mềm Quản lý tài chính, tài sản ngành DTNN

 

- Đáp ứng cho các đối tượng sử dụng phần mềm chương trình (có cơ chế phân cấp, phân lớp đối tượng sử dụng).

- Bảo mật thông tin, an toàn thông tin; Chính xác, kịp thời khi tác nghiệp, cung cấp báo cáo linh hoạt, có khả năng tùy biến cao; đáp ứng các nhu cầu quản trị, hỗ trợ ra quyết định dựa trên số liệu tác nghiệp cho tất cả các cấp lãnh đạo trong Bộ Tài chính.

- Có khả năng cấu hình dễ dàng về tài khoản, loại giao dịch, luồng giao dịch để đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ quản lý tài chính hiện tại và trong tương lai; đáp ứng các yêu cầu riêng có về quản lý tài chính của từng đơn vị.

- Có kiến trúc mở theo hướng microservice, có đầy đủ các tính năng và dịch vụ nền tảng về quản lý người dùng, đăng nhập một lần, luồng nghiệp vụ, luồng phê duyệt, API kết nối vào/ra. Có khả năng phát triển mở rộng, một mặt đảm bảo tính ổn định của lõi tài chính, mặt khác cho phép các cấu phần mở rộng sử dụng chung các dịch vụ nền tảng của hệ thống.

- Dễ dàng kết nối với các ứng dụng quản lý nghiệp vụ khác của ngành tài chính; kết nối với cổng dịch vụ công; Tabmis; ngân hàng, đảm bảo phù hợp với các quy định, chế độ nghiệp vụ của Nhà nước, của ngành Tài chính theo chuẩn mực Kế toán công hiện hành, đáp ứng Thông tư 24/2024/TT-BTC. Đáp ứng các nghiệp vụ chung toàn ngành như Quản lý Tài chính kế toán, Quản lý dự toán, Quản lý Lương và các khoản chi cá nhân, Quản lý Tài sản trên khía cạnh kế toán, Quản lý tài chính cho đầu tư xây dựng cơ bản và các yêu cầu quản lý theo hướng tinh giảm bộ máy và nguồn lực đang thực hiện công tác Quản lý tài chính và Kế toán nội bộ của ngành DTNN cũng như các đơn vị, hệ thống thuộc Bộ Tài chính.

2025-2027

 

31

Cục Dự trữ Nhà nước

Xây dựng trung tâm giám sát điều hành hệ thống kho đáp ứng yêu cầu công nghệ bảo quản hàng DTQG gắn với môi trường chuyển đổi số

 

- Xây dựng triển khai trung tâm giám sát, điều hành hệ thống kho thông minh thông qua việc ứng dụng CNTT theo định hướng của Chính phủ về Chính phủ điện tử và chuyển đổi số, đảm bảo tính liên thông, tích hợp dữ liệu và bảo mật cao đáp ứng một số mục tiêu cơ bản như sau: (1) Chuẩn hóa hệ thống kho tàng DTQG chuyên dụng bảo quản đáp ứng quy định về Quy chuẩn, tiêu chuẩn hàng DTQG tương ứng từng nhóm hàng DTQG; (2) Giải pháp công nghệ tích hợp trên các loại hình kho DTQG gắn với từng nhóm hàng DTQG; (3) Phương án tích hợp với hệ thống phần mềm trên nền tảng số để quản lý, giám sát và điều hành toàn bộ hệ thống kho DTQG.

- Trang bị hạ tầng kỹ thuật phục vụ triển khai hệ thống trung tâm giám sát điều hành hệ thống kho đáp ứng quy trình nghiệp vụ trong công tác bảo quản và yêu cầu chuyển đổi số ngành DTNN đảm bảo liên thông, tích hợp dữ liệu và bảo mật cao: (1) Đảm bảo tính sẵn sàng, ổn định, thông suốt của hệ thống thông tin DTNN, phục vụ hoạt động nghiệp vụ và điều hành từ trung ương đến chi cục, kho hàng trên toàn quốc; (2) Hình thành Trung tâm vận hành an toàn thông tin (SOC) tích hợp với hệ thống giám sát kỹ thuật, giám sát dữ liệu và cảnh báo sớm, đảm bảo khả năng phát hiện - phản ứng - phục hồi khi có sự cố.

2025-2030

 

1.10

Bảo hiểm xã hội Việt Nam

32

Trung tâm Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số, BHXH Việt Nam

 

Nâng cấp, mở rộng phần mềm giao dịch Bảo hiểm xã hội điện tử

Nâng cấp, mở rộng phần mềm giao dịch BHXH điện tử để đáp yêu cầu nghiệp vụ quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật mới về cơ chế một cửa, giải quyết thủ tục hành chính và các quy định mới về quy trình nghiệp vụ của BHXH Việt Nam; thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ nêu tại đề án 06, nâng cao trải nghiệm người dùng, tăng hiệu năng của hệ thống là cần thiết, phù hợp các quy định hiện hành của Nhà nước về giao dịch điện tử, dịch vụ công trực tuyến, hướng tới sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp.

2024-2026

 

33

Trung tâm Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số, BHXH Việt Nam

Xây dựng phần mềm lập, phân bổ và giao dự toán thu chi BHXH, BHYT, BHTN và chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN hàng năm

 

Phát triển phần mềm lập, phân bổ và giao dự toán thu chi BHXH, BHYT, BHTN và chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN hàng năm

2025-2027

 

34

Trung tâm Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số, BHXH Việt Nam

Xây dựng phần mềm quản trị rủi ro và phát triển người tham gia trong công tác thu BHXH, BHYT, BHTN

 

Phát triển phần mềm nội bộ phục vụ công tác quản trị rủi ro và phát triển người tham gia trong công tác Thu BHXH, BHYT, BHTN

2025-2027

 

II

NHIỆM VỤ

1

Cục Quản lý đăng ký kinh doanh

Duy trì, nâng cấp Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

 

Đảm bảo sự hoạt động ổn định, liên tục của Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, nâng cấp Hệ thống để đáp ứng các quy định pháp luật mới và nhu cầu ngày càng tăng của người dân, doanh nghiệp.

2025

 

2

Cục Quản lý đấu thầu

 

Đồng bộ dữ liệu về Trung tâm dữ liệu quốc gia để xây dựng Cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia, phục vụ chuyển đổi số quốc gia

- Thống kê tổng hợp các loại dữ liệu cần đồng bộ và điều chỉnh quy chuẩn kỹ thuật tuân thủ quy chuẩn quốc gia về cấu trúc thông điệp dữ liệu QCVN09:2025/BCA.

- Xây dựng cung cấp API sẵn sàng cho việc kết nối đến cơ sở dữ liệu tổng hợp.

2025-2026

 

3

Cục Quản lý đấu thầu

Đầu tư xây dựng Hệ thống quản lý cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu

 

Đầu tư xây dựng, bổ sung các chức năng mới nhằm đáp ứng quy định của Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT ngày 06/03/2024 quy định về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và thi, cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu; và đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả trong quản lý đấu thầu. Thực hiện thủ tục liên thông toàn trình, thuận lợi cho việc quản lý, đăng ký về chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu thống nhất qua một đầu mối cơ quan xử lý.

2024 - 2025

Quyết định phê duyệt Chủ trương đầu tư dự án: 04/2025/QĐ-ĐT-TTHT ngày 07/2/2025

4

Cục CNTT

Thuê hạ tầng truyền thông

 

Chuẩn bị thủ tục báo cáo cấp có thẩm quyền thuê đơn vị cung cấp kênh truyền, đơn vị cung cấp chỗ đặt thiết bị Trung tâm tỉnh để duy trì, thiết lập hạ tầng truyền thông hiện đại, sẵn sàng cho hoạt động của các ứng dụng tập trung quy mô toàn quốc như: TABMIS, VNACCS/VCIS, Quản lý thuế tập trung (TMS)...; Thiết lập hệ thống mạng riêng cho các đơn vị cấp cục thuộc Bộ Tài chính trên hệ thống mạng trục dùng chung; Mở rộng kết nối với các bên liên quan, sẵn sàng cho triển khai dịch vụ công trực tuyến, thiết lập và khai thác các cơ sở dữ liệu lớn, tập trung của ngành Tài chính; Đảm bảo hạ tầng trao đổi thông tin liên tục, an toàn, bảo mật cho ứng dụng nghiệp vụ của ngành Tài chính.

2025

 

5

Cục CNTT

Văn phòng số, văn phòng điện tử

 

Đảm bảo cán bộ Bộ Tài chính có thể làm việc mọi lúc, mọi nơi, mọi phương tiện đáp ứng yêu cầu chỉ đạo điều hành theo yêu cầu của Lãnh đạo Bộ.

2025-2026

 

6

Cục Thuế

Nâng cấp, mở rộng các phần mềm ứng dụng đáp ứng các quy định mới của chính phủ về triển khai dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực thuế

 

Nâng cấp, mở rộng các phần mềm ứng dụng sẵn sàng, chủ động, kịp thời cung cấp dịch vụ công trực tuyến thuận tiện, dễ dàng, nhanh chóng, theo chỉ đạo của Chính phủ về triển khai dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực thuế; Hỗ trợ cơ quan thuế trong công tác xử lý thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Trong đó, chú trọng tăng cường áp dụng quản lý rủi ro trong việc xử lý các hồ sơ của người nộp thuế đảm bảo khách quan, minh bạch.

2024-2025

Quyết định số 1995/QĐ-BTC ngày 23/8/2024

7

Cục Thuế

Nâng cấp, mở rộng các phần mềm ứng dụng đáp ứng kịp thời quy định sử dụng mã số định danh cá nhân thay cho mã số thuế theo Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày sau khi hoàn thành cấp mã số định danh cá nhân cho toàn bộ dân cư

 

Nâng cấp, mở rộng các phần mềm ứng dụng đáp ứng chuyển đổi sử dụng mã số định danh làm mã số thuế theo quy định của Luật quản lý thuế và các pháp luật liên quan.

2024-2025

Quyết định số 1995/QĐ-BTC ngày 23/8/2024

8

Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Mua sắm dịch vụ bảo hành, hỗ trợ kỹ thuật thiết bị máy chủ, thiết bị lưu trữ, thiết bị mạng; bổ sung bản quyền, thay thế phần mềm, giải pháp, thiết bị an toàn thông tin, thiết bị lưu trữ cho Trung tâm dữ liệu Ngành

 

Trang bị dịch vụ bảo hành, hỗ trợ kỹ thuật thiết bị máy chủ, thiết bị lưu trữ, thiết bị mạng; bổ sung bản quyền, thay thế phần mềm, giải pháp, thiết bị an toàn thông tin, thiết bị lưu trữ cho TTDL Ngành nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết duy trì hoạt động thường xuyên, liên tục và đảm bảo an toàn thông tin, thông suốt cho hệ thống ứng dụng CNTT của Ngành; Đảm bảo mức độ sẵn sàng cao của các trang thiết bị đã và đang hoạt động phục vụ công tác triển khai hệ thống ứng dụng của toàn Ngành BHXH Việt Nam

2025-2028

 

9

Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Di chuyển Trung tâm dữ liệu lên Trung tâm dữ liệu

 

Di chuyển Trung tâm dữ liệu chính của Ngành lên đặt tại Trung tâm Dữ liệu quốc gia/Trung tâm Dữ liệu Bộ Tài chính

2025-2026

 

 

 

Phụ lục 02

DANH MỤC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CỦA CÁC ĐƠN VỊ

(Kèm theo Quyết định số    /QĐ-BTC ngày   tháng    năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

 

TT

Nhiệm vụ, giải pháp

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian thực hiện

Ghi chú

I

Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; kiểm tra, giám sát hoạt động chuyển đổi số

1.1

Đề cao vai trò, trách nhiệm của Lãnh đạo Bộ và Lãnh đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính trong việc ứng dụng các nền tảng số vào hoạt động chỉ đạo điều hành công việc

 

 

 

 

 

Lãnh đạo Bộ và Lãnh đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ gương mẫu trong việc thực hiện điều hành công việc trên môi trường điện tử, trong đó bắt buộc sử dụng chữ ký điện tử, văn bản điện tử đối với các văn bản đi của đơn vị và của Bộ.

Lãnh đạo Bộ và Lãnh đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ

Các đơn vị liên quan

Nhiệm vụ thường xuyên

 

 

Thường xuyên theo dõi, kiểm tra tiến độ và đôn đốc các đơn vị có liên quan trong việc thực hiện các dự án, nhiệm vụ tại Phụ lục của Kế hoạch này để đảm bảo đúng theo tiến độ, đúng quy định của pháp luật và các hướng dẫn của Bộ Tài chính, hướng dẫn của các cơ quan có liên quan.

Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo CĐS của Bộ Tài chính và 02 Tổ công tác giám sát, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công và vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội

Các đơn vị liên quan

Nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất theo ý kiến của Trưởng Ban chỉ đạo

 

1.2

Nâng cao nhận thức các đơn vị thuộc Bộ để đột phá về đổi mới tư duy, xác định quyết tâm mạnh mẽ, quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo, tạo xung lực mới, khí thế mới trong toàn xã hội về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số ngành Tài chính

Các đơn vị thuộc Bộ

 

Nhiệm vụ thường xuyên

 

1.3

Nhận thức đầy đủ tầm quan trọng và quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, xác định rõ trách nhiệm, chủ động triển khai thực hiện. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ phải trực tiếp phụ trách, chỉ đạo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động gương mẫu thực hiện.

Các đơn vị thuộc Bộ

 

Nhiệm vụ thường xuyên

 

1.4

Phát huy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Các đơn vị thuộc Bộ

 

Nhiệm vụ thường xuyên

 

1.5

Tuyên truyền, giáo dục hiệu quả để nâng cao nhận thức, quyết tâm, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, thực hiện chuyển đổi số trong cơ quan Bộ Tài chính tạo niềm tin, khí thế mới trong xã hội. Triển khai sâu rộng phong trào "học tập số", phổ cập, nâng cao kiến thức khoa học, công nghệ, kiến thức số trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc Bộ

Các đơn vị thông tấn báo chí thuộc Bộ Tài chính

Các đơn vị có liên quan

Nhiệm vụ thường xuyên

 

1.6

Biểu dương, khen thưởng kịp thời, xứng đáng các tổ chức, cá nhân có thành tích trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số ngành Tài chính; trân trọng từng phát minh, sáng chế, cải tiến kỹ thuật, sáng kiến nâng cao hiệu quả công tác, hiệu suất công việc, dù là nhỏ nhất.

Vụ TCCB và Cục CNTT

Các đơn vị có liên quan

Nhiệm vụ thường xuyên

 

II

Thể chế số, chính sách số

2.1

Rà soát, cập nhật, sửa đổi, bổ sung hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành trong toàn bộ các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính để phát triển Bộ Tài chính số.

 

Xây dựng các quy định pháp luật cho phép các tổ chức kinh doanh chứng khoán áp dụng các giải pháp nhận dạng khách hàng thông qua phương thức điện tử (eKYC).

UBCKNN

Các đơn vị liên quan

Thực hiện sau khi sửa đổi Nghị định 155/2020/NĐ-CP về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán

 

 

Chuẩn hóa chế độ báo cáo theo yêu cầu của Chính phủ tại Nghị định số 09/2019/NĐ-CP.

Các đơn vị thuộc Bộ chủ trì xây dựng các văn bản QPPL có quy định chế độ báo cáo.

Văn phòng, Cục CNTT

Theo thời gian tại Nghị định số 09/2019/NĐ-CP

 

 

Hoàn thiện 13 thể chế chính sách phục vụ triển khai đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ về CSDL quốc gia về dân cư.

Các đơn vị có liên quan theo chức năng nhiệm vụ được phân công tại Quyết định số 1340/QĐ-BTC ngày 14/4/2025

Các đơn vị có liên quan

 

 

 

Ban hành các chỉ số phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của bộ.

Cục CNTT

Các đơn vị có liên quan

Theo thời gian tại Quyết định số 1012/QĐ-TTg

 

2.2

Khẩn trương sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện đồng bộ các quy định pháp luật về ngân sách nhà nước, tài sản công, thuế, doanh nghiệp,... để tháo gỡ các điểm nghẽn, rào cản, giải phóng các nguồn lực, khuyến khích, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia, phát triển nguồn nhân lực; cải cách phương thức quản lý, triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ phù hợp với từng loại hình nghiên cứu; cải cách cơ chế quản lý tài chính trong việc thực hiện nhiệm vụ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, đơn giản hoá tối đa các thủ tục hành chính; giao quyền tự chủ trong sử dụng kinh phí nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ.

Các đơn vị được Bộ giao theo chức năng, nhiệm vụ tại Quyết định 1057/QĐ-BTC

 

Theo thời gian tại Nghị Quyết 57-NQ/TW

 

2.3

Xây dựng, góp ý, sửa đổi, ban hành các văn bản pháp luật của ngành, lĩnh vực, địa phương thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành tài chính.

Các đơn vị có liên quan

 

 

 

2.4

Xây dựng các chính sách hỗ trợ chuyển đổi số cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp khởi nghiệp, mới thành lập,...

Các đơn vị có liên quan

 

 

 

2.5

Rà soát quá trình nghiệp vụ, cắt giảm các thủ tục hành chính, giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính, bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn thủ tục giấy và triển khai dịch vụ công trực tuyến toàn trình

Văn phòng

Các đơn vị có liên quan

Theo thời gian tại Quyết định số 1043/QĐ-BTC ngày 19/03/2025

 

2.6

Rà soát, ban hành danh mục dữ liệu mở của Bộ Tài chính (cập nhật theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ).

Cục CNTT

Các đơn vị có liên quan

Theo hướng dẫn Bộ KHCN

 

2.7

Xây dựng Kế hoạch 5 năm về ứng dụng CNTT và chuyển đổi số theo hướng dẫn Bộ Khoa học và Công nghệ.

Cục CNTT

Các đơn vị có liên quan

Theo hướng dẫn Bộ KHCN

 

III

Phát triển Hạ tầng số

3.1

Tiếp tục xây dựng, đầu tư, duy trì hệ thống hạ tầng số của Bộ Tài chính (trang thiết bị máy chủ, hệ thống lưu trữ, kênh truyền, thiết bị mạng, thiết bị tường lửa ...) đảm bảo các hệ thống ứng dụng của Bộ Tài chính hoạt động ổn định, bền vững, phục vụ tốt công tác quản lý, chỉ đạo điều hành tập trung toàn ngành. Khai thác hiệu quả trung tâm dữ liệu của Bộ Tài chính tập trung phục vụ nhu cầu của các đơn vị thuộc Bộ.

 

 

 

 

 

Nâng cấp, mở rộng hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng lộ trình chuyển đổi số trong ngành tài chính.

Cục CNTT

Các đơn vị có liên quan

2026-2030

 

 

Duy trì, vận hành ổn định Trung tâm dữ liệu của Bộ Tài chính tại Hòa Lạc.

Cục CNTT

Các đơn vị có liên quan

Thường xuyên

 

 

Thuê chỗ đặt máy chủ và các thiết bị liên quan cho Trung tâm dữ liệu của các đơn vị trong ngành

Các đơn vị có liên quan

 

Hàng năm

 

 

Thuê dịch vụ nâng cấp, mở rộng, quản trị vận hành và bảo trì Hệ thống công nghệ thông tin

Cục CNTT

Các đơn vị có liên quan

Thường xuyên

 

3.2

Đảm bảo hoạt động ổn định của Hạ tầng truyền thông ngành tài chính, mạng LAN, WAN, Internet.

 

 

 

 

 

Thuê Hạ tầng truyền thông ngành tài chính.

Cục CNTT

Các đơn vị có liên quan

2026-2029

 

 

Duy trì, nâng cấp mạng LAN, WAN, Internet.

Cục CNTT, Cục Thuế, Cục Hải quan, KBNN, Cục DTNN, UBCKNN, BHXH Việt Nam...

Các đơn vị có liên quan

Hàng năm

 

3.3

Đảm bảo hoạt động Hệ thống mạng liên thông giữa hệ thống mạng của Bộ với các hệ thống mạng của các cơ quan qua mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng, Chính phủ phục vụ hệ thống Hội nghị truyền hình Chính phủ; kết nối tới nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (VDXP); Kết nối hệ thống mạng NDXP; kết nối hệ thống mạng với Bộ, ngành, địa phương khác.

 

 

 

 

 

Thuê dịch vụ nền tảng kết nối chia sẻ dữ liệu ngành Tài chính.

Cục CNTT

Các đơn vị có liên quan

Nhiệm vụ đang thực hiện tại Quyết định 446/QĐ-BTC

 

3.4

Phát triển hạ tầng lưu trữ, hạ tầng điện toán đám mây phục vụ chuyển đổi số ngành Tài chính, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số phù hợp với định hướng chung của quốc gia về phát triển trung tâm dữ liệu quốc gia.

 

 

 

 

 

Triển khai hệ thống đám mây ngành Tài chính (Mof Cloud).

Cục CNTT

Các đơn vị có liên quan

2025-2026

 

 

Triển khai ứng dụng AI trong công tác giám định BHYT

BHXH Việt Nam

 

2025-2026

 

3.5

Đảm bảo việc ứng dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ cho các hệ thống thông tin và thiết bị di động, cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc Bộ.

Cục CNTT

Các đơn vị có liên quan

Hàng năm

 

3.6

Triển khai hoàn thành toàn bộ ứng dụng Internet thế hệ mới (IPv6).

Cục CNTT

Các đơn vị có liên quan

2025-2026

 

3.7

Khắc phục sự cố, bảo trì, bảo dưỡng, cài đặt cấu hình, sửa chữa, thay thế thiết bị, linh kiện máy tính, máy in đảm bảo trang thiết bị, phương tiện làm việc cho CBCCVC.

Cục CNTT, Cục Thuế, Cục Hải quan, KBNN, UBCKNN, Cục DTNN, Cục TK, BHXH Việt Nam,...

Các đơn vị có liên quan

Hàng năm

 

IV

Phát triển nhân lực số

4.1

Tiếp tục duy trì, tăng cường triển khai công tác bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số nói chung, chính phủ số, kinh tế số, an toàn thông tin cho cán bộ công chức, viên chức, người lao động thuộc Bộ Tài chính.

Học viện CSPT

 

Hàng năm

 

4.2

Triển khai các hoạt động đào tạo bồi dưỡng, tập huấn chuyên sâu về kiến trúc, hạ tầng, dữ liệu, phân tích dữ liệu, sử dụng dữ liệu hỗ trợ ra quyết định và chỉ đạo điều hành của lãnh đạo các cấp; đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ chuyên trách chuyển đổi số và an toàn thông tin,...

Cục CNTT

Các đơn vị có liên quan

Hàng năm

 

4.3

Nghiên cứu các chính sách đãi ngộ, thu hút, tuyển dụng, giữ chân nguồn nhân lực chất lượng cao cũng như cơ chế đãi ngộ, hỗ trợ cho cán bộ đang làm công tác triển khai CNTT và chuyển đổi số của ngành hoặc thuê chuyên gia tư vấn, thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số của Bộ Tài chính theo quy định của pháp luật.

Vụ TCCB

Các đơn vị có liên quan

Hàng năm

 

4.4

Tăng cường trao đổi, làm việc khảo sát và học tập kinh nghiệm trong nước và quốc tế về chuyển đổi số.

Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính

 

Hàng năm

 

4.5

Tiếp tục rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân lực của đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin, an toàn, an ninh mạng để tăng cường thực hiện nhiệm vụ, giải pháp mới về chuyển đổi số, tăng cường lực lượng bảo vệ an ninh mạng của Bộ.

Vụ TCCB và các đơn vị có liên quan

 

Hàng năm

 

4.6

Cử cán bộ đại diện tham gia các Chương trình đào tạo, tập huấn đội ngũ Chuyên gia Chính phủ điện tử, Chuyên gia Chuyển đổi số; tham gia bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số, phù hợp với tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm.

Vụ TCCB, Cục CNTT

Các đơn vị có liên quan

Hàng năm

 

V

Phát triển dữ liệu số

5.1

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện CSDL quốc gia về tài chính, trong đó có phương án phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong tạo lập, quản lý, cập nhật, chia sẻ, khai thác bảo đảm dữ liệu “đúng, đủ, sạch, sống”, “dọc, ngang thông suốt” trên quy mô quốc gia.

Cục CNTT

 

Tháng 8/2025

 

5.2

Xây dựng trung tâm giám sát, điều hành thông minh ngành Tài chính dựa trên dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu Tổng hợp Tài chính giai đoạn 1 và các hệ thống khác của ngành phục vụ tốt công tác quản lý, chỉ đạo điều hành tập trung toàn ngành. Tiếp tục phát triển, mở rộng, làm giàu dữ liệu của Trung tâm giám sát, điều hành thông minh trên cơ sở hoàn thành xây dựng dự án Cơ sở dữ liệu tổng hợp về Tài chính giai đoạn 2; Cơ sở dữ liệu dùng chung ngành Tài chính.

Cục CNTT

 

2025-2026

 

5.3

Hoàn thiện triển khai xây dựng và đưa vào khai thác CSDL quốc gia ngành tài chính cũng như các CSDL chuyên ngành, nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cốt lõi như chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 57/NQ-TW ngày 22/12/2024 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

 

 

 

 

 

Xây dựng CSDL thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

Cục CNTT

Vụ Pháp chế

2025

 

 

Mở rộng Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá.

Cục CNTT

Cục QLG

2025

 

 

Xây dựng Cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Cục CNTT

Cục QLBH

2025

 

 

Nâng cấp, mở rộng hệ thống CSDL quốc gia về tài sản công.

Cục CNTT

Cục QLCS

2025

 

 

Xây dựng CSDL Chuyên ngành Dự trữ.

Cục DTNN

 

2025-2030

 

5.4

Thiết lập, mở rộng dữ liệu mở của Bộ Tài chính cho người dân, doanh nghiệp.

Cục CNTT và các đơn vị có liên quan

 

Hàng năm

 

5.5

Tiếp tục triển khai Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công cho các Bộ, ngành, địa phương.

Cục CNTT

Vụ Đầu tư, Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân; Vụ Tài chính-Kinh tế ngành; Vụ I; Vụ Kinh tế địa phương và Lãnh thổ; Cục Quản lý Nợ và Tài chính đối ngoại.

2025

 

5.6

Hoàn thiện Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư, triển khai trên toàn quốc:

Cục CNTT

Vụ Đầu tư

2026-2029

 

5.7

Thực hiện duy trì, nâng cấp và phát triển Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.

Cục PTDN tư nhân và kinh tế tập thể

 

Tháng 8/2025

 

5.8

Hỗ trợ việc quản lý đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Việt Nam đối với cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

Cục Đầu tư nước ngoài

 

2025

 

5.9

Thực hiện nâng cấp, bổ sung các chức năng của Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa và tin học hóa các nghiệp vụ quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài, đầu tư ra nước ngoài.

Cục CNTT

Cục Đầu tư nước ngoài

2025

 

5.10

Đảm bảo hoạt động ổn định và hoàn thiện Hệ thống mới do nhà đầu tư PPP xây dựng đáp ứng nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.

Cục QLĐT

 

2020-2033

 

5.11

Duy trì hoạt động Hệ thống thông tin quốc gia về quy hoạch đáp ứng các nhu cầu tối thiểu của công tác lập quy hoạch trong thời kỳ mới. Thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng Hệ thống mới.

Cục CNTT

Vụ QLQH

2025

 

5.12

Thực hiện kết nối chia sẻ dữ liệu giữa CSDL quốc gia về Bảo hiểm với các CSDL Quốc gia, CSDL chuyên ngành phục vụ quản lý nhà nước.

BHXH VN

 

2025

 

5.13

Duy trì Cổng dữ liệu Bộ Tài chính cho tất cả người dân và doanh nghiệp sử dụng, xây dựng quy trình cung cấp dữ liệu để đảm bảo phân biệt được các đối tượng sử dụng dữ liệu.

Cục CNTT

 

2025

 

5.14

Xây dựng Hệ thống thông tin quốc gia về phát triển doanh nghiệp.

Cục PTDN tư nhân và kinh tế tập thể

 

2025

 

5.15

Tiếp tục triển khai và hoàn thiện Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Tài chính.

Cục CNTT

 

2025

 

5.16

Triển khai xây dựng Hệ thống sản xuất thông tin thống kê điện tử.

Cục Thống kê

 

2025

 

5.17

Triển khai xây dựng Hệ thống giám sát, đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia.

Cục CNTT

 

2025

 

5.18

Triển khai Xây dựng Hệ thống thông tin quốc gia về hợp tác xã.

Cục PTDN tư nhân và kinh tế tập thể

 

2025

 

5.19

Đồng bộ dữ liệu về Trung tâm dữ liệu quốc gia để xây dựng Cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia, phục vụ chuyển đổi số quốc gia.

Cục CNTT và các đơn vị có liên quan

 

2025-2026

 

5.20

Tạo lập cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ (số hóa), xây dựng kho Lưu trữ số của Bộ Tài chính nhằm đáp ứng yêu cầu kết nối liên thông dữ liệu, quản lý thống nhất, bảo quản an toàn và sử dụng có hiệu quả tài liệu lưu trữ điện tử của Bộ Tài chính, góp phần mở rộng, xây dựng kho CSDL quốc gia ngành tài chính theo chỉ đạo của Bộ trưởng tại Thông báo số 333/TB-BTC ngày 19/3/2025

Cục CNTT chủ trì về công nghệ, xây dựng quy trình số hóa, quản lý, vận hành, khai thác tài lưu trữ điện tử; Văn phòng Bộ chủ trì về quy trình lưu trữ

Các đơn vị thuộc Bộ

2026-2030

 

VI.

An toàn thông tin mạng

6.1

Hoàn thành phân loại, xác định, phê duyệt đề xuất cấp độ an toàn hệ thống thông tin và phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.

Cục CNTT

 

Hàng năm

 

6.2

Đảm bảo an toàn, an ninh mạng cho Hệ thống mạng, Trung tâm dữ liệu, Trung tâm điều hành, các nền tảng số, Kho dữ liệu, Nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu, Nền tảng hợp trực tuyến, Hệ thống giám sát vào ra, Cổng thông tin điện tử, Hệ thống thư điện tử, Các Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu.

 

 

 

 

 

Triển khai giải pháp giám sát, đánh giá an toàn thông tin 2022-2025.

Cục CNTT

 

2022-2025

 

 

Thuê dịch vụ triển khai Trung tâm giám sát an toàn an ninh mạng (SOC)

Cục Hải quan

 

2025-2028

 

 

Dịch vụ giám sát an toàn thông tin.

Cục Thuế, BHXH Việt Nam

 

2024-2026

 

 

Xây dựng và triển khai hệ thống giám sát an toàn thông tin mạng cho UBCKNN, CDTNN, BHXH Việt Nam.

UBCKNN, CDTNN, BHXH Việt Nam

 

2025-2027

 

 

Trang bị phần mềm diệt virus toàn Ngành

Cục CNTT và các đơn vị có liên quan

 

2025

 

6.3

Định kỳ, đột xuất thực hiện kiểm tra, đánh giá an toàn, an ninh mạng theo quy định của pháp luật và của Bộ.

Cục CNTT và các đơn vị có liên quan

 

Hàng năm

 

6.4

Thực hiện diễn tập ứng cứu sự cố định kỳ, đột xuất.

Cục CNTT và các đơn vị có liên quan

 

Hàng năm

 

6.5

Thực hiện việc kiểm tra bảo mật phần mềm, ứng dụng, hệ thống thông tin trước khi đưa vào sử dụng.

Cục CNTT và các đơn vị có liên quan

 

Hàng năm

 

6.6

Xây dựng và triển khai kế hoạch dự phòng, sao lưu dữ liệu, bảo đảm hoạt động liên tục của các Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu; sẵn sàng khôi phục hoạt động bình thường của hệ thống sau khi gặp sự cố mất an toàn, an ninh mạng.

Cục CNTT và các đơn vị có liên quan

 

Hàng năm

 

6.7

Rà soát hiện trạng, tăng cường đầu tư nâng cấp hạ tầng CNTT và các giải pháp an toàn thông tin với công nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm đảm bảo các hệ thống vận hành ổn định, thông suốt và an ninh an toàn.

 

 

 

 

 

Xây dựng và triển khai các giải pháp an toàn thông tin và an ninh mạng của Bộ Tài chính giai đoạn 2026-2030.

Cục CNTT và các đơn vị có liên quan

 

2026-2030

 

VII

Chính phủ số

7.1

Rà soát, cập nhật Khung kiến trúc số Bộ Tài chính sau sáp nhập theo hướng dẫn của Bộ KHCN phù hợp với Khung kiến trúc chính phủ số Việt Nam, phiên bản 4.0.

Cục CNTT

Các đơn vị có liên quan

2025

 

7.2

Đổi mới toàn diện việc giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công do Bộ Tài chính quản lý mà không phụ thuộc địa giới hành chính; nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ số cho người dân và doanh nghiệp, hướng tới cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình, cá nhân hoá và dựa trên dữ liệu; tăng cường giám sát, đánh giá và trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong phục vụ Nhân dân.

 

 

 

 

 

Hoàn thành triển khai các dịch vụ công thiết yếu theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022, Quyết định số 422/QĐ-TTg ngày 04/4/2022, Quyết định số 206/QĐ-TTg ngày 28/2/2024, kết nối hệ thống giải quyết thủ tục hành chính với hệ thống giám sát đo lường mức độ cung cấp ứng dụng dịch vụ EMC.

Cục CNTT; UBCKNN, Cục Phát triển doanh nghiệp tư nhân và kinh tế tập thể;

 

Theo thời gian tại Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022, Quyết định số 422/QĐ-TTg ngày 04/4/2022, Quyết định số 206/QĐ-TTg ngày 28/2/2024

 

 

Số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo quy định của Chính phủ tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP và Nghị định số 107/2021/NĐ-CP , đáp ứng yêu cầu kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.

Cục CNTT

Các đơn vị tiếp nhận và giải quyết TTHC

Theo thời gian tại tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP và Nghị định số 107/2021/NĐ-CP

 

 

Hoàn thiện, chuẩn hóa, tích hợp các dịch vụ công trực tuyến toàn trình và một phần

Cục Thuế

Cục CNTT

2025

 

 

Xây dựng hệ thống tiếp nhận thủ tục hành chính trong lĩnh vực Hải quan.

Cục Hải quan

 

2025

 

7.3

Thực hiện rà soát, cập nhật, nâng cấp hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài chính đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, nâng cao chất lượng cung cấp DVC trực tuyến. Tiếp tục triển khai Hệ thống tiếp nhận và xử lý phản ánh kiến nghị của Bộ Tài chính.

 

 

 

 

 

Tiếp nhận và trả lời ý kiến trên Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và đăng tải công khai trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Văn phòng, Cục CNTT

Cục Thuế, Cục Hải quan, KBNN, UBCKNN, CDTNN và các đơn vị liên quan

Thực hiện theo thời gian tại Quyết định 844/QĐ-BTC

 

 

Nâng cấp và đưa vào sử dụng Cổng thông tin điện tử Hải quan, đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin toàn diện cho người dân và doanh nghiệp.

Cục Hải quan

Các đơn vị liên quan

2025

 

7.4

Triển khai các giải pháp để định danh và xác thực người dùng dịch vụ công trực tuyến thông suốt, hợp nhất giữa các nền tảng, hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính thông qua định danh điện tử VNeID.

Cục CNTT

Các đơn vị có liên quan

2025

 

7.5

Tập trung thực hiện tái cấu trúc quy trình, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, bảo đảm cung cấp dịch vụ công trực tuyến thuận lợi, đơn giản hơn thực hiện trực tiếp trên cơ sở số hóa, tái sử dụng dữ liệu, liên thông điện tử.

Văn phòng và các đơn vị có cung cấp TTHC

Cục CNTT, Cục Thuế, Cục Hải quan, KBNN, UBCKNN, CDTNN và các đơn vị liên quan

Hàng năm

 

7.6

Hoàn thành các chỉ tiêu và nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch hoạt động của UBQG về chuyển đổi số tại Quyết định số 58/QĐ-UBQGCĐS ngày 19/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số.

Các đơn vị có liên quan

 

Theo thời gian tại Quyết định số 58/QĐ-UBQGCĐS ngày 19/4/2024

 

7.7

Duy trì hoạt động ổn định nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của Bộ, đảm bảo quản lý thống nhất tất cả việc tích hợp, chia sẻ dữ liệu của các hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu thuộc Bộ qua trục liên thông ngành Tài chính.

Cục CNTT và các đơn vị có liên quan

 

 

 

7.8

Tập trung nghiên cứu, báo cáo Bộ phương án triển khai, nâng cấp các hệ thống cốt lõi, quan trọng của ngành (VNACCS/VCIS, TMS, TABMIS,..).

Cục Thuế, Cục Hải quan, KBNN, các đơn vị có liên quan

 

 

 

 

Xây dựng hệ thống CNTT thực hiện hải quan số.

Cục Hải quan

 

2025-2029

 

 

Nghiên cứu, xây dựng đề án Hệ thống thông tin Ngân sách và Kế toán nhà nước số (VDBAS)

KBNN

Cục CNTT

2026-2030

 

 

Triển khai số hóa quy trình: Xuất hàng Dự trữ quốc gia theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ để cứu trợ, hỗ trợ.

Cục dự trữ NN

Các đơn vị liên quan

2025-2026

 

7.9

Triển khai Nền tảng số quản trị tổng thể, thống nhất toàn bộ, ngành phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ của Bộ bao gồm cả phiên bản trên cổng nội bộ và trên thiết bị di động.

Cục CNTT

Các đơn vị có liên quan

 

 

 

Triển khai nền tảng họp trực tuyến toàn ngành tài chính.

Cục CNTT

Các đơn vị có liên quan

2025-2026

 

 

Triển khai Nền tảng giám sát trực tuyến phục vụ công tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực đầu tư công, giám sát đầu tư, đấu thầu, đăng ký kinh doanh, đầu tư nước ngoài, việc triển khai nhiệm vụ của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Hệ thống thông tin báo cáo.

Cục QLĐT, Cục DTNN, Cục PTDNTN& KTTT, Vụ ĐT,...

 

2025

 

 

Triển khai việc tích hợp nền tảng trợ lý ảo phục vụ người dân, doanh nghiệp vào các hệ thống thông tin Đấu thầu qua mạng, Đăng ký kinh doanh, Đầu tư nước ngoài, Đầu tư công, Giám sát đầu tư, Tổ chức thi cấp chứng chỉ đấu thầu trực tuyến,...

Cục QLĐT, Cục ĐTNN, Cục PTDNTN&KTTT, Vụ ĐT, ...

 

2025

 

 

Triển khai việc tích hợp nền tảng trợ lý ảo phục vụ công chức, viên chức vào các ứng dụng quản lý, điều hành của Bộ.

Cục CNTT

 

2025

 

 

Trang bị bản quyền hệ thống phần mềm trợ lý ảo (Chatbot) và dịch vụ triển khai.

Cục CNTT

Các đơn vị có liên quan

2025

 

 

Triển khai giải pháp trí tuệ nhân tạo vào hỗ trợ thủ tục hành chính thuế cho người nộp thuế.

Cục Thuế

Các đơn vị liên quan

2025

 

 

Ứng dụng công nghệ trợ lý ảo hỗ trợ cán bộ thuế nâng cao hiệu quả quản lý thuế.

Cục Thuế

Các đơn vị liên quan

2025

 

 

Xây dựng chế độ thống kê thuế nội địa

Cục Thuế

Các đơn vị liên quan

2025-2026

 

 

Ứng dụng công nghệ trợ lý ảo (chatbot) hỗ trợ cán bộ Dự trữ Nhà nước sử dụng ứng dụng, hệ thống công nghệ thông tin; đồng thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khai thác dữ liệu liên quan đến lĩnh vực Dự trữ được công bố.

Cục DTNN

Các đơn vị liên quan

2025-2026

 

 

Nghiên cứu triển khai áp dụng công nghệ thu thập thông tin trên mạng xã hội và TTNT trong công tác giám sát tin đồn trên thị trường chứng khoán, chống các hành vi thao túng, giao dịch nội gián trên thị trường chứng khoán.

UBCKNN

Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam và Trung tâm Lưu ký chứng khoán

2025

 

 

Ứng dụng AI trong quản lý trị giá hải quan.

Cục Hải quan

 

2025-2029

 

 

Xây dựng công cụ AI hỗ trợ xác định mã số hàng hóa, thuế suất.

Cục Hải quan

 

2025-2029

 

 

Dịch vụ Trung tâm chăm sóc khách hàng (Call Center)

BHXH Việt Nam

 

2023-2026

 

 

Triển khai ứng dụng AI trong công tác giám định BHYT

BHXH Việt Nam

 

2025-2028

 

 

Rà soát, nâng cấp, xây dựng các hệ thống nội bộ phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo Bộ cũng như của các đơn vị như hệ thống quản lý văn bản điều hành, Chương trình quản lý văn bản mật, hệ thống quản lý vào ra trụ sở Bộ, quản lý cán bộ, quản lý tài sản, cổng dịch vụ công Bộ Tài chính, Cổng thông tin điện tử tử Bộ Tài chính,...

Cục CNTT

 

Hàng năm

 

VIII

Kinh tế số và xã hội số

8.1

Tiếp tục triển khai có hiệu quả nền tảng hóa đơn điện tử, khởi tạo hóa đơn điện tử từ máy tính tiền, tăng cường thu thuế từ các hoạt động thương mại điện tử đối với các nhà cung cấp nước ngoài

 

 

 

 

 

Nâng cấp hạ tầng kỹ thuật hệ thống hóa đơn điện tử đáp ứng triển khai Cổng kết nối tiếp nhận dữ liệu hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền.

Cục Thuế

 

2023-2025

 

 

Tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện thu thuế điện tử khởi tạo từ máy tính tiền đối với dịch vụ ăn uống và dịch vụ bán lẻ trên phạm vi toàn quốc.

Cục Thuế

 

Tháng 9/2025

 

8.2

Xây dựng và triển khai nền tảng cửa khẩu số, cảng biển số, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp khi tham gia tương tác, sử dụng các dịch vụ của Bộ Tài chính.

 

 

 

 

 

Triển khai nền tảng cửa khẩu số.

Cục Hải quan

 

Nghiên cứu triển khai và có báo cáo Bộ trong tháng 12/2025

 

 

Triển khai Dự án Mở rộng Cổng thông tin một cửa quốc gia và kết nối Cơ chế một cửa ASEAN (giai đoạn 3).

Cục Hải quan

Các đơn vị liên quan

2025-2028

 

IX

Nâng cao nhận thức, tuyên truyền, truyền thông và các giải pháp khác đẩy mạnh chuyển đổi số, đảm bảo an toàn thông tin

9.1

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; kiểm tra, giám sát hoạt động chuyển đổi số.

 

 

 

 

 

Tiếp tục rà soát, kiện toàn Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc Ban chỉ đạo, Tổ công tác triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, Đề án 06.

Vụ TCCB

Các đơn vị có liên quan

Hàng năm

 

 

Rà soát, kiện toàn Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số của Bộ Tài chính.

Vụ TCCB

Các đơn vị có liên quan

Hàng năm

 

9.2

Công tác tuyên truyền, truyền thông về chuyển đổi số.

 

 

 

 

 

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung, chính sách pháp luật để nâng cao nhận thức cho người dân và toàn xã hội về Chính phủ điện tử, Chính phủ số, Chuyển đổi số nói chung và Bộ Tài chính số nói riêng.

Văn phòng

Các đơn vị có liên quan

Hàng năm

 

 

Tiếp tục triển khai chuyên trang chuyển đổi số của Bộ.

Cục CNTT

 

2025

 

 

Phổ cập kỹ năng chuyển đổi số tới Lãnh đạo, công chức viên chức và người lao động Bộ Tài chính; phổ cập kỹ năng số và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhỏ và vừa, nghiên cứu mở rộng các đối tượng hộ kinh doanh, cá thể hợp tác xã.

Cục CNTT

 

Hàng năm

 

 

Tiếp tục thực hiện đánh giá chỉ số chuyển đổi số tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ.

Cục CNTT

 

Theo hướng dẫn của Bộ KHCN

 

X

Kinh phí thực hiện.

 

Ưu tiên tối đa kinh phí (nguồn kinh phí thường xuyên, đầu tư công và các nguồn vốn hợp pháp khác) cho triển khai ứng dụng CNTT và chuyển đổi số.

Vụ KTN, Cục KHTC

 

2025

 

 

Nghiên cứu, cơ chế chính sách cho phép bố trí nhanh kinh phí để triển khai, đầu tư ứng dụng CNTT, đáp ứng kịp thời yêu cầu chỉ đạo của Chính phủ, Lãnh đạo Bộ cũng như phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Vụ KTN, Cục KHTC

 

2025

 

XI

Nghiên cứu, hợp tác để làm chủ, ứng dụng hiệu quả các công nghệ, tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nghiên cứu trong nước và quốc tế

 

Tập trung đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ với các quốc gia có trình độ khoa học và công nghệ, chuyển đổi số phát triển, nghiên cứu thử nghiệm các sản phẩm của cuộc CMCN 4.0 nhất là các lĩnh vực BigData, lOT, AI, Chatbot, Blockchain ... và các công nghệ chiến lược khác

Viện CL&CSKTTC

 

Hàng năm

 

 

Tăng cường việc học tập kinh nghiệm chuyển đổi số tại Bộ Tài chính của một số quốc gia hàng đầu về chuyển đổi số

Cục CNTT

 

Hàng năm

 

 

 

Phụ lục 03

DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ CHUYỂN ĐỔI SỐ BỘ TÀI CHÍNH PHỐI HỢP VỚI CÁC ĐƠN VỊ KHÁC NĂM 2025

(Kèm theo Quyết định số    /QĐ-BTC ngày   tháng   năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

 

TT

Nhiệm vụ, giải pháp

Bộ ngành chủ trì

Đơn vị đầu mối phối hợp

Đơn vị phối hợp

Thời gian thực hiện

Ghi chú

1

Nghiên cứu, xây dựng bộ mã định danh điện tử của các cơ quan, tổ chức thống nhất theo tiêu chuẩn quốc tế phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu của tất cả các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương

Bộ Khoa học và Công nghệ

Cục CNTT

Vụ PC và các đơn vị liên quan

Theo lộ trình của Bộ KHCN

Nhiệm vụ phối hợp tại Quyết định 1484/QĐ-BTC; Quyết định 844/QĐ-BTC

2

Phối hợp với Văn phòng Chính phủ tích hợp, kết nối Cổng thông tin một cửa quốc gia với Cổng Dịch vụ công Quốc gia về Hệ thống xác thực; thông tin các thủ tục được cung cấp, thông tin tổng hợp về tình hình tiếp nhận, xử lý hồ sơ,...

Văn phòng Chính phủ

Cục CNTT, các đơn vị giải quyết TTHC thuộc Bộ

Các đơn vị liên quan

Theo lộ trình của VPCP

3

Tích hợp dữ liệu đăng ký thuế với CSDL định danh xác thực điện tử của Bộ Công an

Bộ Công an

Cục Thuế

Các đơn vị liên quan

Theo lộ trình của Bộ Công an

4

Triển khai quy hoạch phát triển hạ tầng thanh toán số quốc gia theo hướng đồng bộ, thống nhất, dùng chung nhằm tiết giảm đầu mối và chi phí kết nối để cung ứng dịch vụ thanh toán cho người dân với chi phí hợp lý.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Cục CNTT

Các đơn vị liên quan

Theo lộ trình thực hiện của NHNN

 

5

Hoàn thiện, xây dựng cơ chế chính sách thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Vụ ĐCTC, KBNN

Các đơn vị liên quan

Theo lộ trình thực hiện của NHNN

6

Quản lý giám sát các hình thức thanh toán trực tuyến qua biên giới.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

CHQ

Các đơn vị liên quan

Theo lộ trình thực hiện của NHNN

 

7

Nâng cao hiệu quả đầu tư công cho hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ trên cơ sở áp dụng mô hình quản trị mới theo thông lệ tốt của thế giới.

Bộ Khoa học và Công nghệ

Vụ Đầu tư

 

Theo lộ trình triển khai Bộ KHCN

 

8

Nghiên cứu, xây dựng, đề xuất các cơ chế, chính sách đặc biệt, có tính đột phá đối với việc xây dựng và vận hành các trung tâm đổi mới sáng tạo. Khuyến khích các trường đại học, doanh nghiệp, tổ chức trong nước và nước ngoài thành lập các trung tâm đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.

Bộ Khoa học và Công nghệ

Trung tâm đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC)

Các đơn vị liên quan

Theo lộ trình triển khai Bộ KHCN

 

9

Xây dựng khung thể chế thử nghiệm cho các dịch vụ công nghệ tài chính (Fintech) theo các thông lệ tốt trên thế giới, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển các dịch vụ tái chính số mới.

Ngân hàng Nhà nước

Vụ ĐCTC

Các đơn vị liên quan

Theo tiến độ của NHNN

 

10

Phát triển nền tảng kế toán dịch vụ

Bộ Khoa học và Công nghệ

Phân công sau khi có hướng dẫn của Bộ KHCN

 

 

Nhiệm vụ theo Quyết định 1484/QĐ-BTC; Quyết định 27/QĐ- UBQGCĐS

11

Tăng cường giám sát nguồn vốn, lưu chuyển vốn thông qua các hình thức tiền số, tài sản số; huy động vốn mới như phát hành tiền ảo và tài sản mã hóa, tiền điện tử trên thị trường tài chính.

Ngân hàng Nhà nước

UBCKNN

 

Triển khai theo lộ trình của NHNN

Nhiệm vụ theo Quyết định 1484/QĐ-BTC (chuyển thành phối hợp theo đề nghị của UBCKNN)

12

Rà soát, sửa đổi quy định, chính sách về tài chính, phí lệ phí đối với hoạt động cung cấp, kết nối chia sẻ dữ liệu của cơ quan Nhà nước với tổ chức, doanh nghiệp và người dân, tạo nguồn thu hợp pháp để duy trì, phát triển dữ liệu

Viện KSND Tối cao, Tòa án Nhân dân Tối cao, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

Cục CST

 

Theo đề xuất của các đơn vị

Nhiệm vụ theo Quyết định 1484/QĐ-BTC (chuyển thành phối hợp theo đề nghị của Cục CST)

13

Rà soát, sửa đổi quy định, chính sách để khuyến khích các doanh nghiệp trích lập Quỹ khoa học công nghệ và sử dụng Quỹ này để thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số doanh nghiệp. Nới lỏng và đơn giản hóa các quy định về trích lập và chi tiêu Quỹ khoa học công nghệ cho mục tiêu chuyển đổi số doanh nghiệp

Bộ Khoa học và Công nghệ

Cục CST

 

Theo tiến độ của Bộ KHCN

Nhiệm vụ theo Quyết định 1484/QĐ-BTC (chuyển thành phối hợp theo đề nghị của TCT)

14

Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong xây dựng, hoàn thiện CSDL quốc gia về tài chính toàn diện

Ngân hàng Nhà nước

Vụ Các Định chế tài chính

 

Triển khai theo lộ trình của NHNN

Theo Thông báo số 172/TB-VPCP ngày 11/4/2025 của VPCP

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 1327/QÐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt danh sách thành viên Tiểu ban giúp việc về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo cho Ban Chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, cải cách hành chính và Đề án 06

Quyết định 1327/QÐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt danh sách thành viên Tiểu ban giúp việc về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo cho Ban Chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, cải cách hành chính và Đề án 06

Khoa học-Công nghệ, Cơ cấu tổ chức, Thông tin-Truyền thông

văn bản mới nhất

loading
Chú thích màu chỉ dẫn
Chú thích màu chỉ dẫn:
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng các màu sắc:
Sửa đổi, bổ sung, đính chính
Thay thế
Hướng dẫn
Bãi bỏ
Bãi bỏ cụm từ
Bình luận
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
×
×
×
×
Vui lòng đợi