Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 52/2021/QĐ-UBND An Giang Quy chế xét tặng Giải thưởng Tôn Đức Thắng trên địa bàn tỉnh
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Quyết định 52/2021/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành: | Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 52/2021/QĐ-UBND | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Nguyễn Thanh Bình |
Ngày ban hành: | 16/11/2021 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Thi đua-Khen thưởng-Kỷ luật |
tải Quyết định 52/2021/QĐ-UBND
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 52/2021/QĐ-UBND | An Giang, ngày 16 tháng 11 năm 2021 |
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Quy chế xét tặng Giải thưởng Tôn Đức Thắng trên địa bàn tỉnh An Giang
____________________
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 16 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 1497/TTr-SNV ngày 07 tháng 9 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế xét tặng Giải thưởng Tôn Đức Thắng trên địa bàn tỉnh An Giang.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2021.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ngành tỉnh, các cơ quan Đảng, Đoàn thể cấp tỉnh, các Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY CHẾ
Xét tặng Giải thưởng Tôn Đức Thắng
(Ban hành kèm theo Quyết định số 52/2021/QĐ-UBND ngày 16 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)
Chương I.NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định về đối tượng, nguyên tắc, điều kiện, tiêu chuẩn, cơ cấu Giải thưởng, hoạt động của Hội đồng xét tặng Giải thưởng cấp tỉnh mang tên Chủ tịch Tôn Đức Thắng.
Điều 2. Mục đích, ý nghĩa của Giải thưởng
1. Tên: Giải thưởng cấp tỉnh mang tên Chủ tịch Tôn Đức Thắng (sau đây gọi tắt là Giải thưởng Tôn Đức Thắng).
2. Giải thưởng Tôn Đức Thắng nhằm biểu dương và tôn vinh những người thợ giỏi, đoàn viên, công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tiêu biểu trong phong trào CNVCLĐ, thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” tiếp nối phát huy truyền thống giai cấp công nhân; tự hào và noi gương mẫu mực của người cộng sản, người thợ Tôn Đức Thắng, góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng phát triển vững mạnh, đáp ứng mọi yêu cầu, nhiệm vụ trong thời đại mới góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
3. Thông qua Giải thưởng, thường xuyên quan tâm, bồi dưỡng, phát hiện nhân tố mới, nhân rộng các điển hình tiên tiến và động viên khen thưởng các cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc nhất tại các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập. Đẩy mạnh tuyên truyền gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến để tạo khí thế thi đua sôi nổi, khích lệ, cổ vũ tinh thần hăng say lao động, phát huy trí tuệ, không ngừng rèn luyện, trau dồi phẩm chất tốt đẹp của người cộng sản, người công nhân trí thức để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Điều 3. Đối tượng áp dụng
Cá nhân là đoàn viên, CNVCLĐ đang làm việc trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập (có tổ chức Công đoàn) thuộc các đơn vị trên địa bàn tỉnh, cụ thể:
1. Công nhân trực tiếp sản xuất có tay nghề, bậc thợ từ 2/5, 3/6, 4/7 trở lên.
2. Kỹ sư trực tiếp sản xuất hoặc trực tiếp điều hành sản xuất (hiện đang giữ chức vụ quản đốc, phó quản đốc phân xưởng, đội trưởng, tổ trưởng sản xuất).
3. Cán bộ, y bác sỹ, nhân viên, người lao động ngành y tế.
4. Cán bộ, giáo viên, người lao động ngành giáo dục.
Điều 4. Nguyên tắc xét tặng
1. Việc xét tặng Giải thưởng Tôn Đức Thắng phải công khai, dân chủ, đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn. Người được tặng Giải thưởng phải là những người tiêu biểu xuất sắc để các lực lượng cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ trong tỉnh An Giang noi gương, học tập và được nhân rộng ở các đơn vị trên địa bàn tỉnh.
2. Giải thưởng Tôn Đức Thắng được xét tặng không quá 10 cá nhân tiêu biểu xuất sắc nhất tại mỗi đợt tổ chức trao giải.
Điều 5. Hình thức tổ chức
Giải thưởng Tôn Đức Thắng được Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức trao tặng hàng năm vào dịp kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8) và chỉ trao tặng một lần cho mỗi cá nhân đạt giải kèm theo bằng khen, biểu trưng và tiền thưởng.
Điều 6. Giá trị Giải thưởng
1. Cá nhân đạt Giải thưởng Tôn Đức Thắng được tặng Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, biểu trưng và tiền thưởng kèm theo trị giá 15.000.000 đồng/cá nhân.
2. Cá nhân đạt Giải thưởng Tôn Đức Thắng sẽ được ưu tiên đề nghị xét khen cấp Nhà nước (Bằng khen Thủ tướng Chính phủ, Huân chương Lao động…).
Điều 7. Nguồn kinh phí khen thưởng
Kinh phí khen thưởng từ nguồn vận động xã hội hóa do Liên đoàn Lao động tỉnh phối hợp cùng các đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh vận động thực hiện kết thúc theo từng năm.
Điều 8. Hủy bỏ Giải thưởng
Việc hủy bỏ Giải thưởng được xem xét và thực hiện trong các trường hợp sau:
1. Cá nhân gian dối, không trung thực trong việc kê khai thành tích để được khen thưởng thì bị hủy bỏ quyết định khen thưởng và bị thu hồi hiện vật, tiền thưởng đã nhận.
2. Căn cứ vào kết luận của cơ quan có thẩm quyền xác định việc cá nhân kê khai gian dối thành tích để được khen thưởng, cơ quan trình khen thưởng có trách nhiệm đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng ban hành quyết định hủy bỏ quyết định khen thưởng và thu hồi hiện vật, tiền thưởng trừ trường hợp cá nhân đã chết.
3. Hồ sơ đề nghị hủy bỏ quyết định gồm có:
a) Tờ trình của cơ quan trình khen thưởng.
b) Báo cáo tóm tắt lý do trình cấp có thẩm quyền hủy bỏ quyết định khen thưởng.
c) Trường hợp cá nhân đã được khen thưởng mà sau đó có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về việc có sai phạm, khuyết điểm trong khoảng thời gian tính thành tích đề nghị khen thưởng thì tùy theo mức độ sai phạm, khuyết điểm để hủy bỏ quyết định khen thưởng theo quy định (trừ những cá nhân đã hy sinh, từ trần).
d) Sau khi có quyết định hủy bỏ, cơ quan trình khen thưởng có trách nhiệm thu hồi tiền thưởng và hiện vật khen thưởng giao nộp về cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng cùng cấp; số tiền thưởng thu nộp theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Thời hạn trình xét tặng Giải thưởng
Hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng gửi về Liên đoàn Lao động tỉnh trước ngày 15/3 hàng năm.
Chương II.HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG
Điều 10. Hội đồng xét tặng Giải thưởng
Hội đồng xét tặng Giải thưởng cơ cấu 15 thành viên gồm Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch và các ủy viên:
1. Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Hội đồng;
2. Giám đốc Sở Nội vụ, Phó Chủ tịch thứ nhất;
3. Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng;
4. Ban Dân vận Tỉnh ủy, ủy viên;
5. Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh, ủy viên;
6. Sở Khoa học và Công nghệ, ủy viên;
7. Sở Công Thương, ủy viên;
8. Sở Giáo dục & Đào tạo, ủy viên;
9. Sở Y tế, ủy viên;
10. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, ủy viên;
11. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ủy viên;
12. Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, ủy viên;
13. Liên minh hợp tác xã, ủy viên;
14. Ban Thi đua - Khen thưởng, Sở Nội vụ, ủy viên;
15. Bộ phận chuyên môn thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh, ủy viên (thư ký Hội đồng).
Điều 11. Thẩm quyền của Hội đồng xét tặng Giải thưởng
1. Tham mưu quyết định việc trao tặng hoặc hủy bỏ Giải thưởng.
2. Tham mưu giải quyết các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến Giải thưởng.
3. Đề nghị công bố kết quả Giải thưởng trên các phương tiện thông tin báo chí.
Trên cơ sở tiêu chuẩn chấm điểm xếp hạng (đính kèm Quy chế), Hội đồng có trách nhiệm xem xét, chấm chọn các cá nhân xuất sắc, tiêu biểu nhất để đề nghị tặng Giải thưởng.
Điều 12. Cơ quan thường trực Hội đồng xét tặng Giải thưởng
Liên đoàn Lao động tỉnh là cơ quan thường trực Hội đồng xét tặng Giải thưởng, có trách nhiệm:
1. Hướng dẫn, nhắc nhở, đôn đốc các đơn vị tổ chức thực hiện lựa chọn, giới thiệu nhân sự đề nghị tặng Giải thưởng.
2. Tiếp nhận, tổng hợp và rà soát đối chiếu các hồ sơ đề nghị trước khi trình Hội đồng xét tặng Giải thưởng xem xét.
3. Tiếp nhận thông tin và báo cáo Hội đồng các vấn đề có liên quan đến Giải thưởng.
4. Thẩm tra và đề xuất phương án hủy bỏ Giải thưởng khi phát sinh vụ việc.
Chương III.XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG
Điều 13. Điều kiện xét tặng
1. Trình độ học vấn: tốt nghiệp 12;
2. Thời gian công tác: từ 5 năm trở lên;
3. Cá nhân đoàn viên công đoàn là cán bộ kỹ thuật, công nhân, đội ngũ y bác sỹ, nhà giáo, người lao động tiêu biểu xuất sắc trong phong trào thi đua "Lao động giỏi, lao động sáng tạo";
4. Có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, đạo đức nghề nghiệp; không vi phạm nội quy, quy chế đơn vị, không vi phạm pháp luật, không tham gia tệ nạn xã hội, không tham gia, lôi kéo khiếu nại tập thể, tranh chấp lao động hoặc đình công không đúng quy định pháp luật.
Điều 14. Tiêu chuẩn xét tặng
Cá nhân đề nghị Giải thưởng phải đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn, danh hiệu thi đua được qui định tại điều này.
1. Tiêu chuẩn chung về chính trị: là đảng viên hoặc đoàn viên công đoàn xuất sắc, tích cực tham gia các hoạt động của công đoàn, đơn vị, doanh nghiệp. Bản thân và gia đình gương mẫu chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách luật pháp của Nhà nước.
2. Tiêu chuẩn riêng về thành tích xuất sắc và danh hiệu theo từng cá nhân, lĩnh vực:
a) Đối với đoàn viên công đoàn là cán bộ kỹ thuật, công nhân lao động tiêu biểu xuất sắc trong phong trào thi đua "Lao động giỏi, lao động sáng tạo" cần phải đạt tiêu chuẩn và danh hiệu được quy định như sau:
- Về giá trị làm lợi hoặc tiết kiệm của các đề tài, giải pháp, sáng kiến: đối với kỹ sư phải trực tiếp là tác giả (hoặc đồng tác giả) của ít nhất 01 đề tài khoa học, giải pháp, sáng kiến cải tiến kỹ thuật đã được ứng dụng thực tiễn có tổng giá trị làm lợi hoặc tiết kiệm từ 150.000.000 đồng (Một trăm năm mươi triệu đồng) trở lên được doanh nghiệp quyết định công nhận và khen thưởng. Đối với công nhân trực tiếp sản xuất phải 03 năm liên tục có giải pháp, sáng kiến với tổng giá trị làm lợi hoặc tiết kiệm từ 100.000.000 đồng (Một trăm triệu đồng) trở lên được doanh nghiệp quyết định công nhận và khen thưởng.
- Về các danh hiệu phải đạt được: đối với kỹ sư, công nhân trực tiếp sản xuất đang làm việc tại doanh nghiệp nhà nước phải đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”. Đối với kỹ sư, công nhân trực tiếp sản xuất đang làm việc tại doanh nghiệp ngoài nhà nước phải đạt 01 trong 02 danh hiệu: “Lao động giỏi” hoặc “Đoàn viên công đoàn xuất sắc”.
- Cá nhân đạt được một trong các danh hiệu sau: Giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh hoặc toàn quốc từ giải khuyến khích trở lên; bằng Lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; bằng khen Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh về thành tích Lao động giỏi; đạt danh hiệu “Bàn tay vàng” trong các hội thi thợ giỏi tại đơn vị, cấp trên cơ sở, cấp tỉnh tổ chức.
b) Đối với đoàn viên công đoàn là cán bộ, y bác sỹ, nhà giáo, người lao động tiêu biểu xuất sắc trong phong trào thi đua "Lao động giỏi - lao động sáng tạo" cần phải đạt tiêu chuẩn và danh hiệu được quy định như sau:
- Về giá trị làm lợi hoặc tiết kiệm của các đề tài, giải pháp, sáng kiến: đối với cán bộ, đoàn viên, y, bác sỹ, nhà giáo giữ chức danh lãnh đạo quản lý (có hệ số phụ cấp từ 0,3 trở lên) phải trực tiếp là tác giả (hoặc đồng tác giả) của ít nhất 02 đề tài khoa học, giải pháp, sáng kiến đã được ứng dụng thực tiễn có tổng giá trị làm lợi hoặc tiết kiệm từ 200.000.000 đồng (Hai trăm triệu đồng) trở lên. Đối với cán bộ, đoàn viên, y, bác sỹ, nhà giáo không giữ chức danh lãnh đạo quản lý phải 03 năm liên tục có giải pháp, sáng kiến với tổng giá trị làm lợi từ 150.000.000 đồng (Một trăm năm mươi triệu đồng) trở lên.
- Về các danh hiệu phải đạt được: cá nhân đề nghị phải hoàn thành tốt nhiệm vụ 5 năm liên tục, trong đó có 2 năm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có 1 lần đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh” và đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở” 3 năm liên tục (tính cả năm đề nghị Giải thưởng).
- Cá nhân đạt được một trong các danh hiệu sau: Giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh hoặc toàn quốc từ giải khuyến khích trở lên; bằng Lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; bằng khen Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ngành về thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Điều 15. Quy trình xét tặng
1. Căn cứ Quy chế xét tặng Giải thưởng, Ban chấp hành Công đoàn cơ sở phối hợp lãnh đạo, Ban Giám đốc đơn vị, doanh nghiệp tổ chức bình chọn các cá nhân tiêu biểu đề nghị Công đoàn cấp trên trực tiếp xem xét. Ban Thường vụ Công đoàn cấp trên cơ sở tổ chức bình xét, lựa chọn những cá nhân tiêu biểu đạt tiêu chuẩn theo quy định: Hoàn chỉnh hồ sơ, danh sách đề nghị gửi về Liên đoàn Lao động tỉnh.
2. Bộ phận thư ký tổng hợp, rà soát, lập danh sách các trường hợp đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định trình Thường trực Hội đồng cho ý kiến trước khi trình Hội đồng xét tặng Giải thưởng xem xét, chấm điểm.
3. Hội đồng xét tặng Giải thưởng chấm điểm, xếp hạng. Trên cơ sở kết quả của Hội đồng, Liên đoàn Lao động tỉnh phối hợp Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng) tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định công nhận và khen thưởng các cá nhân đạt Giải thưởng.
Điều 16. Thủ tục, hồ sơ đề nghị
Thủ tục, hồ sơ thực hiện theo quy định tại Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017, gồm có:
1. Tờ trình của cấp trình khen thưởng.
2. Biên bản họp kèm danh sách.
3. Báo cáo thành tích theo mẫu số 02 của Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017.
Các đơn vị khi gửi hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Tôn Đức Thắng gửi kèm file mềm (file word) về Liên đoàn Lao động tỉnh (Cơ quan thường trực xét tặng Giải thưởng), qua địa chỉ mail: [email protected].
Điều 17. Trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức có liên quan
1. Hội đồng xét tặng Giải thưởng:
a) Là cơ quan chủ trì tổ chức xét tặng Giải thưởng.
b) Chỉ đạo cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức xét tặng Giải thưởng.
2. Thành viên Hội đồng xét tặng Giải thưởng:
Các thành viên tham gia Hội đồng xét tặng Giải thưởng có trách nhiệm thực hiện tốt nhiệm vụ có liên quan theo quy định trong quy chế này.
3. Liên đoàn Lao động tỉnh chịu trách nhiệm đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh vận động kinh phí (từ nguồn xã hội hóa) để chi khen thưởng và tổ chức lễ trao Giải thưởng hàng năm.
4. Giao Sở Nội vụ phối hợp Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức triển khai và hướng dẫn cho các cơ quan, đơn vị, địa phương và doanh nghiệp thực hiện tốt quy chế này; đồng thời tổng hợp các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
(Mẫu Báo cáo thành tích ban hành kèm theo Nghị định 91/2017/NĐ-CP)
Mẫu số 02
ĐƠN VỊ CẤP TRÊN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Tỉnh (thành phố), ngày…… tháng……. năm…….. |
BÁO CÁO THÀNH TÍCH
ĐỀ NGHỊ TẶNG.......
(Mẫu báo cáo này áp dụng đối với cá nhân)
I. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH
- Họ tên (Ghi đầy đủ bằng chữ in thường, không viết tắt): ..........................
- Sinh ngày, tháng, năm: ....................... Giới tính:……………….
- Quê quán:.....................................................................
- Trú quán: ……………………..
- Đơn vị công tác: .........................................................
- Chức vụ (Đảng, chính quyền, đoàn thể): ……………………….
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: ………………………..
- Học hàm, học vị, danh hiệu, giải thưởng: ………………………….
II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC
1. Quyền hạn, nhiệm vụ được giao hoặc đảm nhận:
2. Thành tích đạt được của cá nhân:
III. CÁC HÌNH THỨC ĐÃ ĐƯỢC KHEN THƯỞNG
1. Danh hiệu thi đua:
Năm | Danh hiệu thi đua | Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định |
2. Hình thức khen thưởng:
Năm | Hình thức khen thưởng | Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ quan ban hành quyết định |
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ | NGƯỜI BÁO CÁO THÀNH TÍCH |
Phụ lục
(Ban hành kèm theo Quy chế Xét tặng Giải thưởng Tôn Đức Thắng trên địa bàn tỉnh An Giang)
TIÊU CHUẨN CHẤM ĐIỂM, XẾP HẠNG
GIẢI THƯỞNG TÔN ĐỨC THẮNG LẦN THỨ…………… NĂM …….
______________________________
1. Thành tích về phong trào sáng kiến cải tiến kỹ thuật (có tổng điểm tối đa là 70 điểm)
1.1- Đánh giá, phân loại sáng kiến (do Hội đồng xét chọn Giải thưởng Tôn Đức Thắng gửi Sở Khoa học và Công nghệ đánh giá), tối đa 10 điểm
STT | Phân loại sáng kiến | Số điểm tương ứng | Chú thích |
1 | A | 10 | A là sáng kiến có số điểm từ 70 điểm trở lên |
2 | A2 | 9 | A2 là sáng kiến có số điểm từ 65 - 69 điểm |
3 | A3 | 8 | A3 là sáng kiến có số điểm từ 60 - 64 điểm |
4 | B1 | 7 | B1 là sáng kiến có số điểm từ 55 - 59 điểm |
5 | B2 | 6 | B2 là sáng kiến có số điểm từ 51 - 55 điểm |
6 | B3 | 5 | B3 là sáng kiến có số điểm từ 50 điểm. |
1.2- Giá trị làm lợi của các sáng kiến, tối đa 60 điểm
Bản thân là tác giả từ 01 hoặc nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến kỹ thuật, giải pháp hữu ích:
- Giá trị làm lợi hoặc tiết kiệm từ 150.000.000 đồng/năm đối với kỹ sư hoặc 03 năm liên tục có giải pháp, sáng kiến với tổng giá trị làm lợi từ 100.000.000 đồng/năm đối với công nhân trực tiếp sản xuất: 10 điểm/lần.
- Giá trị làm lợi hoặc tiết kiệm từ 200.000.000 đồng/năm đối với cán bộ, đoàn viên y, bác sỹ, nhà giáo giữ chức danh lãnh đạo quản lý (có hệ số phụ cấp từ 0,3 trở lên) hoặc 03 năm liên tục có giải pháp, sáng kiến với tổng giá trị làm lợi từ 150.000.000 đồng/năm đối với cán bộ, đoàn viên y, bác sỹ, nhà giáo không giữ chức danh lãnh đạo quản lý: 10 điểm/lần
Ghi chú: cứ tăng thêm 01 sáng kiến có tổng giá trị làm lợi như trên thì được tính thêm 01 lần điểm, nhưng số điểm tối đa là 60 điểm.
2. Danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng (có tổng điểm tối đa là 15 điểm)
- Đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở” hoặc danh hiệu “Đoàn viên công đoàn xuất sắc” (đối với công nhân lao động trực tiếp sản xuất đang làm việc tại các doanh nghiệp ngoài nhà nước): mỗi một năm là 1,5 điểm.
- Đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh” hoặc danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp bộ, ngành: 02 điểm/lần.
- Được tặng giấy khen, bằng khen Ủy ban nhân dân tỉnh, Bằng khen Bộ ngành trung ương: 02 điểm/lần.
- Được tặng Bằng khen của Liên đoàn Lao động tỉnh: 01 điểm/lần.
Ghi chú: đối với các cá nhân đạt danh “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”: 04 điểm
3. Điểm thưởng (có tổng điểm tối đa là 15 điểm):
- Đạt giải hội thi cấp tỉnh, bộ, ngành trung ương: 04 điểm/lần
- Bằng và Huy hiệu Lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam: 02 điểm/lần
- Bằng khen Thủ tướng, Huân chương Lao động các hạng: 4 điểm/lần
TỔNG ĐIỂM: (MỤC 1 + 2 + 3) = tối đa là 100 điểm