Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 356/CV-TANDTC-TĐKT công tác thi đua khen thưởng của Tòa án nhân dân
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 356/CV-TANDTC-TĐKT
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân tối cao | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 356/CV-TANDTC-TĐKT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Nguyễn Văn Tiến |
Ngày ban hành: | 15/12/2020 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Thi đua-Khen thưởng-Kỷ luật |
tải Công văn 356/CV-TANDTC-TĐKT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 356/CV-TANDTC-TĐKT | Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2020 |
Kính gửi: | Chánh án Tòa án quân sự Trung ương; |
Căn cứ Luật thi đua, khen thưởng năm 2003 (sửa đổi, bổ sung năm 2005, 2013); Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng.
Căn cứ Kế hoạch số 196/KH-TANDTC-TĐKT ngày 16/7/2020 của Tòa án nhân dân tối cao về “Khắc phục hạn chế, sai sót sau thanh tra của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương” năm 2019.
Căn cứ ý kiến chỉ đạo, kết luận của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tại cuộc họp của Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao và Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Tòa án nhân dân ngày 12/11/2020.
Nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác thi đua, khen thưởng của Tòa án nhân dân khi thực hiện các chỉ tiêu công tác của Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Thông tư số 01/2018/TT-TANDTC ngày 24/4/2018, Bảng chấm điểm thi đua (ban hành kèm theo Quyết định số 22/QĐ-TANDTC-TĐKT ngày 30/7/2020 và Công văn số 203/CV-TANDTC-TĐKT ngày 20/7/2020 của Tòa án nhân dân tối cao, cụ thể như sau:
I. Công tác thi đua
1. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Tòa án nhân dân các cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản thực hiện các nội dung: phát động, chỉ đạo, kế hoạch thực hiện, kiểm tra thi đua, khen thưởng trong năm, đợt, chuyên đề, giai đoạn... (theo Điều 18 Luật thi đua, khen thưởng; Kế hoạch thi đua, khen thưởng của cấp trên và tình hình thực tế tại địa phương). Trực tiếp xem xét, công nhận và đánh giá mức độ ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học (theo đề nghị của Hội đồng Sáng kiến-Khoa học cùng cấp).
2. Các cá nhân, tập thể Tòa án nhân dân “Đăng ký tham gia thi đua” (theo Điều 10 Luật thi đua, khen thưởng). Việc ghi rõ tên của tập thể, cá nhân đăng ký tham gia thi đua, xây dựng mô hình mới, gương điển hình tiên tiến, danh hiệu thi đua... nhằm khuyến khích các đối tượng khi đăng ký tham gia thi đua, xác định rõ được mục tiêu phấn đấu; đồng thời, có kế hoạch giúp đỡ, tạo điều kiện tham gia hoặc chủ trì các đề tài, sáng kiến... để có thể đề nghị công nhận danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng cao theo quy định.
3. Tỷ lệ cá nhân được xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” không vượt quá 15% tổng số cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”. Đối với các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao có cán bộ, công chức là: Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, chuyên trách công tác Đảng thì không tính trong tỷ lệ % của đơn vị, mà tính trên tỷ lệ % của Tòa án nhân dân (theo khoản 3 Điều 9, khoản 4 Điều 46 Nghị định 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật thi đua, khen thưởng).
II. Công tác khen thưởng
1. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Tòa án nhân dân có tư cách pháp nhân xét, quyết định tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Tập thể lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở” cho cá nhân, tập thể thuộc thẩm quyền quản lý (trên cơ sở kết quả bình xét, đề xuất của Hội đồng Thi đua-Khen thưởng hoặc Hội nghị thi đua, khen thưởng cùng cấp). Đối với cơ quan, đơn vị (các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao) không có tư cách pháp nhân do thủ trưởng cấp trên (Chánh án Tòa án nhân dân tối cao) trực tiếp xét tặng (theo mục b khoản 2 Điều 43 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật thi đua, khen thưởng).
2. “Giấy khen” để tặng cho cá nhân, tập thể lập được thành tích thường xuyên hoặc đột xuất (theo Điều 74 Luật thi đua, khen thưởng). Việc tặng thưởng “Giấy khen” được tiến hành thường xuyên, kịp thời cho các cá nhân, tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ ngay sau khi kết thúc đợt thi đua ngắn ngày, đợt thi đua theo chuyên đề, hoặc hoàn thành một hạng mục công trình và do thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp xem xét, quyết định” (theo khoản 3 Điều 40 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số diều của Luật Thi đua, khen thưởng). Đối với cơ quan, đơn vị Tòa án nhân dân không có tư cách pháp nhân do thủ trưởng cấp trên (Chánh án Tòa án nhân dân tối cao) trực tiếp xét tặng (theo mục b khoản 2 Điều 43 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật thi đua, khen thưởng).
III. Tiêu chí đánh giá thi đua, bình xét khen thưởng
1. Đối với chỉ tiêu chuyên môn
- Báo cáo số lượng các loại vụ, việc đã thụ lý, giải quyết (tỷ lệ %) thực tế trong năm (bao gồm: Tỷ lệ % của từng loại vụ, việc đã giải quyết); đồng thời, phải đánh giá và so sánh được số liệu thụ lý, giải quyết trong năm với cùng kỳ năm trước (tăng, giảm, tỷ lệ %...).
+ Tách riêng số lượng các loại vụ, việc đã hòa giải, đối thoại thành để đánh giá (theo Chỉ thị số 04/2017/CT-CA ngày 03/10/2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao). Đối với số liệu chi tiết của từng loại vụ, việc cụ thể thì lập thành Biểu thống kê riêng gửi kèm theo Báo cáo.
+ Đối với công tác giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm được tính (tỷ lệ %) giải quyết khi có ban hành thông báo trả lời không có căn cứ kháng nghị hoặc ban hành Quyết định kháng nghị trên tổng số đơn đã thụ lý.
- Báo cáo số liệu hòa giải, đối thoại thành của đơn vị hoặc của Thẩm phán: chỉ tổng hợp số lượng các vụ án (dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính) thực tế đã hòa giải, đối thoại thành trên tổng số vụ án (dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính) mà đơn vị hoặc Thẩm phán đã giải quyết sơ thẩm. Không tính số liệu các vụ việc hòa giải, đối thoại thành theo thủ tục của Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án (nếu có Quyết định: “công nhận hoặc không công nhận hòa giải, đối thoại thành” theo Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án thì được tính là số liệu giải quyết vụ việc dân sự, hành chính).
- Báo cáo chất lượng xét xử: “Tổng” số bản án, quyết định bị (hủy, sửa) do nguyên nhân chủ quan “chia 2” không vượt quá “1,5%” tổng số các vụ (án, việc) đã giải quyết, xét xử trong năm thi đua “12 tháng”.
2. Đối với cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Tòa án nhân dân (trong đó, có các chức danh tư pháp: Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án nhân dân)
- Căn cứ kết quả đánh giá, phân loại công chức, viên chức và người lao động hằng năm (theo Nghị định 90/2020/NĐ-CP ngày 13/8/2020 của Chính phủ và Quyết định của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao).
- Căn cứ kết quả thành tích đã đạt được của cá nhân và tập thể đơn vị trong phong trào thi đua yêu nước do cấp trên và lãnh đạo cơ quan, đơn vị phát động (theo Luật thi đua, khen thưởng và các Văn bản hướng dẫn của Chính phủ, Ban thi đua-Khen thưởng Trung ương, Tòa án nhân dân tối cao). Đánh giá thi đua, bình xét khen thưởng của cá nhân trước, tập thể đơn vị sau.
3. Đối với tập thể cơ quan, đơn vị Tòa án nhân dân
- Căn cứ kết quả thành tích đã đạt được của tập thể đơn vị trong phong trào thi đua yêu nước do cấp trên và lãnh đạo cơ quan, đơn vị phát động (theo Luật Thi đua, khen thưởng và các Văn bản hướng dẫn của Chính phủ, Ban thi đua-Khen thưởng Trung ương, Tòa án nhân dân tối cao) đã tạo động lực giúp đơn vị đạt và vượt chỉ tiêu công tác chuyên môn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị.
- Các đơn vị (có công chức là Thẩm phán) hoặc cá nhân (là Thẩm phán): Khi bình xét thi đua, đề nghị khen thưởng từ hình thức “Lao động tiên tiến” hoặc “Giấy khen” trở lên, ngoài các tiêu chuẩn đã quy định chung, còn cần phải có 100% Thẩm phán trong đơn vị hoặc cá nhân Thẩm phán tổ chức được từ 01 phiên tòa rút kinh nghiệm trở lên (theo Hướng dẫn số 136/HD-TANDTC ngày 30/03/2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao); đồng thời, phải có 100% bản án, quyết định được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (theo Điều 3 Nghị quyết số 03/2017/NQ-HĐTP ngày 16/03/2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao).
- Các Tòa án có các vụ, việc, như: xem xét, quyết định đưa người cai nghiện vào cơ sở cai nghiện, thi hành án tử hình, tha tù trước thời hạn, xét buộc chấp hành hình phạt tù của bản án cho hưởng án treo, miễn giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, giảm thời gian thử thách... được đánh giá, bình xét với tổng số điểm thi đua tương ứng (theo khoản 1, 3 mục II, Phần I Bảng chấm điểm thi đua áp dụng đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện).
4. Đối với việc đề nghị công nhận là “Tập thể tiêu biểu xuất sắc nhất” để tặng “Cờ thi đua Tòa án nhân dân”, “Cờ thi đua của Chính phủ” phải được thông qua quy trình bình xét, đánh giá, so sánh từ các cụm thi đua do Tòa án nhân dân tối cao tổ chức (theo Điều 11, 12 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng).
IV. Tổ chức thực hiện
1. Thủ trưởng các đơn vị (trực thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Học viện Tòa án), Chánh án Tòa án nhân dân các cấp chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch, giải pháp cụ thể, phù hợp với các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên (trong đó có các nội dung sửa đổi, bổ sung tại văn bản này); căn cứ tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị để lãnh đạo, chỉ đạo và động viên cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng trong năm 2021 và những năm tiếp theo.
2. Thủ trưởng các đơn vị Trưởng, Phó Trưởng cụm thi đua thống nhất với lãnh đạo các đơn vị thành viên trong Cụm, chủ động tổ chức tốt các phong trào thi đua trong Cụm; theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết đánh giá công tác thi đua, khen thưởng hằng năm theo đúng quy định.
3. Chánh án Tòa án quân sự Trung ương chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch, giải pháp cụ thể, phù hợp với thực tế của tại các đơn vị Tòa án quân sự các cấp và Cụm thi đua số VIII theo quy định chung của Bộ Quốc phòng.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị lãnh đạo các cơ quan, đơn vị phản ánh về Tòa án nhân dân tối cao (thông qua Vụ Thi đua - Khen thưởng) để tổng hợp, báo cáo xin ý kiến chỉ đạo thống nhất./.
Nơi nhận: | KT. CHÁNH ÁN |
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây