Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Chỉ thị 81/CT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về công tác thi đua, khen thưởng năm 2015
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Chỉ thị 81/CT-BTTTT
Cơ quan ban hành: | Bộ Thông tin và Truyền thông | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 81/CT-BTTTT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Chỉ thị | Người ký: | Nguyễn Bắc Son |
Ngày ban hành: | 22/12/2014 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Thi đua-Khen thưởng-Kỷ luật |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Chỉ thị 81/CT-BTTTT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ THÔNG TIN VÀ Số: 81/CT-BTTTT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2014 |
CHỈ THỊ
VỀ CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG NĂM 2015
Năm 2014, tình hình thế giới diễn biến phức tạp, kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo, xung đột xảy ra ở nhiều nơi, việc Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế, ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, ổn định và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự chỉ đạo, điều hành kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự phối hợp chặt chẽ và ủng hộ của các Bộ, ngành, địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi để toàn ngành Thông tin và Truyền thông triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 39/CT-TW ngày 21/5/2004 của Bộ Chính trị về việc “Tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến”; Chỉ thị số 725/CT-TTg ngày 17/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn (2011-2015). Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong toàn Ngành đã đoàn kết vượt qua khó khăn, thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao trong năm 2014, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của đất nước.
Nhận thức về công tác thi đua, khen thưởng ở các cấp ủy Đảng, lãnh đạo chuyên môn, các tổ chức đoàn thể và của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngày càng chuyển biến tích cực. Vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng đối với công tác thi đua, khen thưởng thường xuyên được tăng cường. Nội dung các phong trào thi đua luôn bám sát với nhiệm vụ chính trị, kế hoạch công tác đề ra; các tiêu chí thi đua thiết thực, rõ ràng, đúng mức, có sức thuyết phục lôi cuốn hàng vạn cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong toàn Ngành tích cực tham gia.
Công tác khen thưởng được thực hiện khẩn trương, kịp thời, công bằng, dân chủ đúng quy định nên đã phát huy tác dụng, khích lệ toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động toàn Ngành ra sức thi đua, quyết tâm phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch công tác đề ra, góp phần tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của ngành Thông tin và Truyền thông trên các mặt trận chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng và góp phần cùng đất nước hội nhập sâu rộng với thế giới.
Tuy nhiên, công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Thông tin và Truyền thông vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Phong trào thi đua phát triển chưa đồng đều, một số cơ quan, đơn vị chưa quan tâm đúng mức, chưa sát sao, cụ thể trong tổ chức, chỉ đạo triển khai công tác thi đua, khen thưởng. Còn có đơn vị thực hiện chế độ báo cáo, đề xuất khen thưởng chưa đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định. Công tác khen thưởng theo chuyên đề, đột xuất còn hạn chế, chưa tương xứng với thực tế. Cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng tại các đơn vị cơ sở không ổn định, chủ yếu là kiêm nhiệm nên hạn chế về nhiều mặt, tính chuyên nghiệp chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của công tác thi đua, khen thưởng trong tình hình mới.
Năm 2015 là năm có ý nghĩa rất quan trọng, năm cuối của kế hoạch 5 năm giai đoạn 2011-2015, đồng thời cũng là năm diễn ra nhiều sự kiện lớn, quan trọng như: Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ XII; kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2-9; 85 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; năm tiến hành Hội nghị điển hình tiên tiến các cấp tiến tới Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX…
Nhằm tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng theo tinh thần Chỉ thị số 34/CT-TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị; phát huy kết quả đã đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế, quyết tâm phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao trong năm 2015, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đề ra; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phát động phong trào thi đua đặc biệt năm 2015 với chủ đề : “Toàn ngành Thông tin và Truyền thông ra sức thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác năm 2015, thiết thực chào mừng Đại hội Thi đua các cấp tiến tới Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX”; Yêu cầu các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong toàn ngành Thông tin và Truyền thông:
1. Nâng cao trách nhiệm của các cấp Ủy, tổ chức Đảng trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức các phong trào thi đua. Cấp ủy Đảng và người đứng đầu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng; tăng cường kiểm tra, giám sát, ngăn ngừa tiêu cực trong công tác thi đua, khen thưởng, tránh tình trạng khen tràn lan, không thực chất. Mỗi Chi bộ, đảng viên cần phát huy tốt vai trò tiên phong, gương mẫu và là hạt nhân trong các phong trào thi đua.
2. Tiếp tục quán triệt, tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua ái quốc; chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng, trong đó chú trọng tuyên truyền Luật Thi đua, Khen thưởng. Qua đó nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm về công tác thi đua, khen thưởng trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại mỗi cơ quan, đơn vị trong toàn ngành Thông tin và Truyền thông. Dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể trong việc phát động, tổ chức triển khai các phong trào thi đua, làm cho phong trào thi đua phát triển sâu rộng; đảm bảo cho hoạt động thi đua, khen thưởng thực sự là động lực phát triển và là biện pháp quan trọng góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công tác năm 2015.
3. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 02/CT-BTTTT ngày 12/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị số 725/CT-TTg ngày 17/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn (2011-2015) theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng.
4. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Ngành Thông tin và Truyền thông chung sức xây dựng nông thôn mới”.
5. Thường xuyên phát động các phong trào thi đua yêu nước gắn với việc tiếp tục đẩy mạnh “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tạo bước chuyển biến mạnh về chất trong các phong trào thi đua. Nội dung các phong trào thi đua bám sát nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của Ngành, của từng đơn vị cơ sở; tập trung giải quyết các khó khăn, vướng mắc tạo mọi điều kiện cho sự phát triển bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, báo chí và xuất bản. Cùng với việc tổ chức phát động, tổng kết phong trào thi đua chung hàng năm, cần quan tâm phát động các phong trào thi đua theo đợt, theo chuyên đề với nội dung và hình thức phong phú, phù hợp, bảo đảm thiết thực và hiệu quả. Đánh giá kết quả thi đua và công nhận danh hiệu thi đua theo các tiêu chí phù hợp với nhiệm vụ công tác của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị và mỗi cá nhân.
6. Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác khen thưởng. Khen thưởng phải trên cơ sở đánh giá đúng thành tích, đúng tiêu chuẩn, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch; coi trọng việc phát hiện, lựa chọn các cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc để khen thưởng. Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc phát hiện những điển hình tiên tiến để khen thưởng và đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng. Chú trọng khen thưởng tập thể nhỏ, công nhân, người lao động trực tiếp sản xuất, công tác.
7. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhân rộng các nhân tố mới, các điển hình tiên tiến để làm gương học tập nhằm tạo khí thế thi đua sôi nổi, cổ vũ mọi cán bộ, công chức, viên chức và người lao động phát huy mọi khả năng và phẩm chất tốt đẹp để cống hiến cho sự phát triển chung của Ngành và đất nước.
8. Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các quy chế, quy định về việc tổ chức triển khai công tác thi đua, khen thưởng ở Bộ và các cấp cơ sở cho phù hợp với yêu cầu thực tế; củng cố, kiện toàn nhân sự làm công tác thi đua, khen thưởng; chú trọng công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng ở các cấp nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn mới.
9. Tổ chức tốt Hội nghị điển hình tiên tiến các cấp, Đại hội thi đua Bộ Thông tin và Truyền thông giai đoạn 2011-2015, đúc kết các bài học kinh nghiệm nhằm tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công tác thi đua, khen thưởng trong toàn Ngành.
10. Các cơ quan báo chí đẩy mạnh công tác tuyên truyền về công tác thi đua, khen thưởng; cần dành chuyên trang, chuyên mục, thời lượng nhất định đăng tải các chủ trương, chính sách, pháp luật về công tác thi đua, khen thưởng; chủ động khai thác các tin, bài để tuyên truyền gương người tốt, việc tốt, phổ biến kinh nghiệm, nhân điển hình tiên tiến trong toàn quốc, tuyên truyền cho Đại hội Thi đua, Hội nghị điển hình tiên tiến các cấp, tiến tới Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX.
Nhận được Chỉ thị này, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong toàn Ngành kịp thời phổ biến đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý; tổ chức thực hiện Chỉ thị này và định kỳ vào ngày 15 của tháng cuối quý báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Thông tin và Truyền thông (qua Vụ Thi đua-Khen thưởng) để tổng hợp báo cáo Bộ trưởng./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |