Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4119:1985 Địa chất thủy văn - Thuật ngữ và định nghĩa

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4119:1985

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4119:1985 Địa chất thủy văn - Thuật ngữ và định nghĩa
Số hiệu:TCVN 4119:1985Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường
Ngày ban hành:01/01/1985Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4119:1985

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) TCVN 4119_1985 DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 4119-1985

ĐỊA CHẤT THỦY VĂN – THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

Hydrogeology. Terminology and definitions

 

Tiêu chuẩn này áp dụng trong nghiên cứu khoa học kỹ thuật và trong sản xuất thuộc lĩnh vực xây dựng cơ bản.

Thuật ngữ

Định nghĩa

1

2

 

Khái niệm chung

1. Địa chất thủy văn

Khoa học về nước dưới đất nhằm nghiên cứu nguồn gốc, điều kiện thế nằm, qui luật vận động, động thái, các tính chất vật lí và hóa học của nước dưới đất; mối tương quan của nước với môi trường xung quanh; ý nghĩa kinh tế của chúng.

2. Địa chất thủy văn khu vực

Một lĩnh vực của địa chất thủy văn nghiên cứu những qui luật phân bố nước dưới đất và điều kiện địa chất thủy văn của một lãnh thổ nào đó.

3. Địa chất thủy văn cải tạo thổ nhưỡng

Lĩnh vực địa chất thủy văn ứng dụng nhằm nghiên cứu và đề ra các biện pháp cải thiện địa chất thủy văn để tăng độ phì của đất.

4. Nước dưới đất

Nước nằm trong thạch quyển ở tất cả các trạng thái vật lý.

5. Phân loại nước dưới đất

Sự phân nhóm các kiểu nước dưới đất theo một hoặc tổ hợp các đặc trưng của chúng.

6. Nước thượng tầng

Nước dưới đất tồn tại không thường xuyên trên các thấu kính cách nước hoặc thấm nước yếu trong đới không khí.

7. Nước ngầm

Nước dưới đất của tầng chứa nước thường xuyên và nằm trên đáy cách nước thứ nhất tính từ mặt đất.

8. Nước actêzi

Nước dưới đất có át nằm tương đối sâu giữa hai lớp cách nước, tự phun khi khoan đào qua lớp mái cách nước ở những nơi có địa hình thuận lợi (mái cách nước xem thuật ngữ số 65)

9. Nước cactơ

Nước dưới đất chứa trong các hang hốc cáctơ.

10. Nước khe nứt

Nước dưới đất chứa trong các khe nứt của đá.

11. Nước giữa vỉa

Nước dưới đất nằm giữa các lớp đất đá cách nước.

12. Nước hấp thụ

Một loại nước liên kết, trong đó các phần tử được giữ lại trên bề mặt các hạt đất đá do tác dụng qua lại giữa các phân tử nước với các phân tử trên bề mặt các hạt đất đá.

13. Nước liên kết

Nước còn giữ lại trong đất đá sau khi được tháo khô dưới tác dụng của lực trọng lực.

14. Nước lỗ hổng

Nước dưới đất chứa và vận động theo các lỗ hổng của đất đá.

15. Nước mao dẫn

Nước được giữ lại trong đất đá dưới tác dụng của lực mao dẫn.

16. Nước thổ nhưỡng

Nước dưới đất nằm trong các lớp thổ nhưỡng.

17. Nước trọng lực

Nước trong đất đá có khả năng vận động dưới tác dụng chủ yếu của trọng lực.

18. Nước dưới đất không áp

Nước dưới đất có mặt thoáng tự do và áp suất trong đó bằng áp suất khí quyển.

19. Nước dưới đất có áp

Nước dưới đất có áp suất tác dụng lên bề mặt lớn hơn áp suất khí quyển.

20. Nguồn gốc nước dưới đất

Quá trình hình thành nước dưới đất do ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và nhân tạo.

21. Phân loại nguồn gốc nước dưới đất

Sự phân loại nước dưới đất dựa vào những đặc điểm nguồn gốc của chúng.

22. Nước rửa lũ

Nước dưới đất có thành phần hóa học liên quan với các quá trình thấm và rửa lũ.

23. Nước thấm

Nước dưới đất được hình thành trong đất đá do quá trình thấm.

24. Nước chôn vùi

Nước dưới đất nằm trong các lỗ hổng của đất đá từ các thời kì địa chất trước đây và không tham gia vào vòng tuần hoàn nước trong thiên nhiên ở các thời kì địa chất tiếp theo.

25. Nước nguyên sinh

Nước dưới đất được tạo thành do khí ô xi và khí hiđrô tách ra từ mácma và lần đầu tiên tham gia vào vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên.

26. Nước hỗn hợp

Nước được tạo thành do hỗn hợp các kiểu nước khác nhau.

27. Phân vùng địa chất thủy văn

Sự phân chia vỏ quả đất ra những phần chứa nước khác nhau dựa vào cấu tạo địa chất, đặc điểm địa chất thủy văn, thành phần thạch học, địa mạo, khí hậu.

28. Miền địa chất thủy văn

Phần không gian rộng lớ có những đặc điểm cấu trúc địa chất, địa chất thủy văn, thạch dọc, địa mạo, khí hậu tương đối đồng nhất.

29. Vùng địa chất thủy văn

Một phần của cấu trúc địa chất thủy văn có điều kiện địa chất thủy văn tương đối đồng nhất và có cân bằng nước độc lập.

30. Bồn địa chất thủy văn

Đối với nước Actêzi: là những cấu trúc địa chất rất lớn dạng máng nền, những nếp võng trong miền nền, vùng trũng giữa núi có chứa nước dạng vỉa.

31. Khối địa chất thủy văn

- Đối với nước ngầm: là miền phân bố của nước ngầm trong phạm vi các đồng bằng aluvi, proluvi và các đới nứt nẻ của đá gốc.

Cấu trúc địa chất thủy văn "một bậc" đặc trưng cho phần đá móng (đá kết tinh, biến chất) lộ ra trên mặt, hoặc có những lớp trầm tích bở rời mỏng phủ trên.

32. Hệ thống chứa nước

Một hệ thống các đơn vị chứa nước có liên hệ chủ lực với nhau trong các điều kiện biên nhất định.

33. Thành hệ địa chất thủy văn

Một tập hợp đất đá đồng nhất về thạch học và nguồn gốc, đặc trưng cho những điều kiện nhất định về sự tích tụ, vận động và sự hình thành hóa học nước dưới đất.

34. Điệp chứa nước

Một tập hợp đất đá chứa nước không đồng nhất hoặc xen kẽ phân nhịp về thành phần thạch học và tướng đá khác nhau, được thành tạo trong điều kiện địa lý tự nhiên nhất định, tương ứng với các pha khác nhau của chu kỳ kiến tạo và trầm tích khu vực.

35. Xê ri chứa nước

Một tập hợp đất đá chứa nước có tương đá, thành phần thạch học phức tạp và phân bố có quy luật trên mặt cắt và bình đồ, tương ứng với các chu kì trầm tích lớn.

36. Phức hệ chứa nước

Một tập hợp đất đá chứa nước có thành phần thạch học biến đổi rõ rệt trên bình đồ và mặt cắt nhưng do mức độ nghiên cứu còn ít nên chưa phân chia được thành những tầng chứa nước

37. Tầng chứa nước

Tập hợp các lớp (vỉa) đất đá chứa nước có thành phần thạch học, tương đá và các tính chất địa chất thủy văn đồng nhất hoặc tương đối đồng nhất, có liên hệ thủy lực với nhau (lớp chưa nước xem thuật ngữ số 38)

38. Lớp (vỉa) chứa nước

Lớp (hoặc vỉa) đất đá chứa nước có thành phần thạch học đồng nhất và các tính chất địa chất thủy văn tương đối đồng nhất.

39. Thấu kính nước nhạt của nước dưới đất

Một dạng tồn tại của nước nhạt dưới đất trong nước mặn.

40. Đới chứa nước

Đơn vị chứa nước dưới đất tồn tại trong các kẽ nứt có liên quan với các quá trình ngoại sinh (phong hóa, rửa lũ ...) và các quá trình nội sinh (kiến tạo, biến vị ...)

41. Đất đá cách nước;

Thể địa chất có độ thấm nước nhỏ hơn độ thấm nước của đất đá vây quanh, làm cho nước trọng lực vận động qua đó khó khăn, khi những điều kiện thủy lực khác giống nhau.

42. Thủy quyển dưới đất

Phần của vỏ quả đất có thể tồn tại nước dưới đất trong điều kiện nhiệt động.

43. Tính phân đới của nước ngầm

Quy luật về sự phân bố của nước ngầm theo phương nằm ngang.

44. Đới không khí

Đới nằm giữa mặt đất và mực nước ngầm.

45. Đới bão hòa

Phần vỏ quả đất có các lỗ hổng và khe nứt chứa đầy nước.

46. Điều kiện địa chất thủy văn

Sự tổng hợp các dấu hiệu đặc trưng cho điều kiện thế nằm của nước dưới đất, thành phần hóa học, tính chất chứa nước của đất đá sự vận động, chất lượng, số lượng và trạng thái của nước dưới đất trong điều kiện tự nhiên và dưới ảnh hưởng của nhân tố nhân tạo.

47. Chu kì địa chất thủy văn

Quá trình hình thành, đặc điểm dịch chuyển, sự thay đổi thành phần hóa học trong nước dưới đất và thành phần khoáng vật của đất đá xảy ra ở từng phần hay trong phạm vi một bồn actêzi trong thời gian địa chất giới hạn bởi quá trình biển tiến và biển thoái tiếp theo.

48. Môi trường lỗ hổng của đất đá

Đất đá chứa các lỗ hổng có quan hệ với nhau.

49. Độ rỗng của đất đá

Tỉ số giữa thể tích các lỗ hổng trong đất đá với tổng thể tích trong đất đá.

50. Độ ẩm của đất đá

Lượng nước chứa trong các lỗ hổng, khe nứt của đất đá trong điều kiện tự nhiên ở thời điểm nghiên cứu.

51. Độ ẩm phân tử tối đa

Lượng nước lớn nhất còn giữ lại trong đất đá do sức căng phân tử.

52. Sự bão hòa nước của đất đá

Sự chứa đầy nước trong các lỗ hổng và khe nứt của đất đá.

53. Tính thấm nước của đất đá

Khả năng của đất đá cho nước thấm qua dưới tác dụng của Građian áp lực.

54. Tính chứa nước của đất đá

Khả năng hấp thụ và chứa nước của đất đá trong những điều kiện nhất định.

55. Vòng tuần hoàn của nứơc trong thiên nhiên

Một chu trình kín liên tục về sự tuần hoàn nước trên quả đất do Một tập hợp đất đá chứa nước do tác dụng của năng lượng mặt trời và trọng lực.

56. Sự cân bằng của nứơc dưới đất

Mối quan hệ định lượng của các thành phần tham gia vào vòng tuần hoàn của nước dưới đất trong một vùng và một thời gian nhất định. Phần chảy đến trong cân bằng nước gồm nước mưa, nước của sông hồ và nước của các tầng chứa nước lân cận. Phần chảy đi gồm các dòng thoát của nước dưới đất, lượng phát tán thực vật, lượng bốc hơi.

57. Sự bốc hơi

Sự chuyển vật chất từ trạng thái lỏng hay rắn sang trạng thái hơi ở nhiệt độ nào đó.

58. Sự cung cấp nước ngầm cho sông

Sự tập trung của nước dưới đất vào sông.

59. Diện tích thu nước

Diện tích từ đó nước dưới đất chảy đến các công trình thu nước.

60. Miền thoát của nước dưới đất

Miền xuất lộ của nước dưới đất lên mặt đất chảy vào các dòng và khối nước mặt hoặc thấm xuyên vào tầng chứa nước lân cận.

61. Miền cung cấp của nứơc dưới đất

Miền thấm của nước mưa, nước mặt hoặc của nước dưới đất cung cấp cho tầng chứa nước.

62. Cửa sổ địa chất thủy văn

Phần diện tích của tầng chứa nước có áp không có mái cách nước, tại đó nước có áp trở thành nước ngầm và có mặt thoáng tự do.

63. Dòng ngầm

Dòng nước dưới đất vận động liên tục trong tầng chứa nước.

64. Đường chảy nước của nước dưới đất

Đường nối các điểm cao nhất của mặt nước ngầm hoặc mặt nước áp lực và phân chia dòng chảy nước dưới đất.

65. Mái cách nước

Lớp đất đá cách nước phủ trên tầng chứa nước.

66. Đáy cách nước

Lớp đất đá cách nước nằm lót dưới tầng chứa nước.

67. Điểm nước

Nơi xuất lộ tự nhiên hay nhân tạo của nước dưới đất (lỗ khoan, giếng, mạch nước)

68. Mạch nước

Nơi xuất lộ tập trung của nước dưới đất trực tiếp lên mặt đất hay ngầm dưới nước.

69. Mạch nước xuống

Nơi xuất lộ tập trung của nước không áp.

70. Mạch nước lên

Nơi xuất lộ tập trung của nước có áp.

71. Mạch nước tạm thời

Mạch nước chỉ hoạt động trong những thời gian nhất định của năm.

72. Động lực học nước dưới đất

Động lực và động thái nước dưới đất.

Khoa học nghiên cứu sự vận động của nước dưới đất trong môi trường lỗ hổng.

73. Vận động 1 chiều của nước dưới đất

Vận động của nước dưới đất khi véc tơ vận tốc chỉ có một thành phần.

74. Vận động 2 chiều của nước dưới đất

Vận động của nước dưới đất khi vectơ vận tốc có thể phân thành 2 thành phần.

75. Vận động phẳng tỏa tia

Vận động của nước dưới đất trong môi trường lỗ hổng có các đường dòng là các đường tỏa tia trên bình đồ; trên mặt cắt thẳng đứng các đường này song song với nhau.

76. Vận động ổn định của nước dưới đất

Vận động của nước dưới đất có các yếu tố thủy động lực không thay đổi theo thời gian.

77. Vận động không ổn định của nước dưới đất

Vận động của nước dưới đất có các yếu tố thủy động lực thay đổi theo thời gian.

78. Građian áp lực

Trị số giảm áp lực trên một đơn vị chiều dài đường thấm.

79. Građinan áp lực tới hạn

Građian áp lực bắt đầu phát sinh quá trình rửa lũ và sói ngầm đất đá dưới ảnh hưởng áp lực thủy động của dòng thấm.

80. Građian áp lực ban đầu

Giá trị Građian áp lực, khi vượt qua giá trị này nước sẽ ngấm qua đất sét.

81. Định luật Đacxi

Định luật thể hiện mối quan hệ đường thẳng giữa tốc độ thấm với Građian áp lực của chất lỏng trong môi trường lỗ hổng.

82. Vận tốc thấm

Tỉ số giữa lưu lượng của dòng nước dưới đất với tiết diện ngang của môi trường rỗng có nước chảy qua.

83. Vận tốc thấm thực

Tỉ số giữa lưu lượng của nước với diện tích của lỗ hổng và khe nứt trên mặt cắt ngang của dòng thấm.

84. Vận tốc tới hạn

Vận tốc dòng chảy khi bắt đầu chuyển từ trạng thái chảy tầng sang chảy rối.

85. Tính nhả nước của đất đá

Khả năng nước thoát ra tự do từ đất đá bão hòa nước dưới tác dụng của trọng lực.

86. Độ dẫn nước

Lưu lượng dòng chảy qua một đơn vị chiều rộng của lớp chứa nước đồng nhất khi Građian thủy lực bằng đơn vị.

87. Cường độ trao đổi nước

Đại lượng biểu thị mức độ trao đổi nước và được xác định bằng tỉ số giữa lưu lượng hàng năm của nước dưới đất với tổng trữ lượng của đơn vị chứa nước.

88. Mô đun dòng thấm

Lượng nước chảy ra từ một đơn vị diện tích lưu vực ngầm trong một đơn vị thời gian.

89. Sự thấm xuyên

Sự thấm theo phương thẳng đứng giữa nước mặt và nước dưới đất hoặc giữa các tầng chứa nước với nhau qua lớp ngăn cách thấm nước yếu.

90. Hệ số thấm xuyên

Thông số đặc trưng cho cường độ thấm xuyên của nước qua lớp đất đá thấm nước yếu.

91. Hệ số truyền áp

Thông số đặc trưng cho vận tốc lan truyền áp lực trong tầng chứa nước.

92. Hệ số thấm

Vận tốc thấm khi gradian áp lực bằng đơn vị.

93. Hệ số nhả nước

Hiệu số giữa độ ẩm toàn phần và độ ẩm phân tử tối đa của đất đá.

94. Hệ số bão hòa nước

Tỉ số giữa giá trị hấp thụ nước của đất với giá trị bão hòa nước.

95. Đacxi

Đơn vị đo hệ số thẩm qua của đất đá, 1 Đacxi = 1,02.10-8 cm.

96. Điều kiện biên

Các điều kiện trên ranh giới tầng chứa nước.

97. Lớp vô hạn

Lớp chứa nước có công trình thu nước đặt cách xa ranh giới của nó đến mức có thể bỏ qua ảnh hưởng của ranh giới.

98. Lớp bán vô hạn

Lớp chứa nước có công trình thu nước chịu ảnh hưởng của một phía ranh giới, còn các phía khác ở xa vô hạn.

99. Điều kiện ban đầu

Điều kiện đặc trưng cho sự phân bố các yếu tố cơ bản trong tầng chứa nước ở thời điểm ban đầu.

100. Áp lực thủy tinh

Áp lực của cột nước nằm trên bề mặt quy ước.

101. Mực nước tĩnh của nước dưới đất

Mực nước thiên nhiên của nước dưới đất chưa bị biến động do các biện pháp kĩ thuật.

102. Mực nước động của nứơc dưới đất

Mực nước dưới đất bị hạ thấp do hút nước hoặc dâng cao do ép nước, đổ nước.

103. Chiều cao áp lực

Chiều cao cột nước trong lỗ khoan tính từ điểm nghiên cứu đến mực nước tỉnh.

104. Bề mặt áp lực.

Bề mặt tưởng tượng mà nước áp lực có thể dâng đến bề mặt đó khi khoan, đào quá mái cách nước.

105. Đường thủy đẳng sâu.

Đường trên bình đồ nối những điểm có cùng chiều sâu từ mặt đất đến mặt nước ngầm.

106. Đường thủy đẳng cao.

Đường trên bình đồ nối những điểm có cùng chiều cao bề mặt nước ngầm so với mặt phẳng quy ước.

107. Đường thủy đẳng áp.

Đường trên bình đồ nối những điểm có cùng mực áp lực.

108. Đường cùng chiều sâu áp lực.

Đường trên bình đồ nối những điểm có cùng chiều sâu từ mặt đất đến bề mặt áp lực của nước có áp.

109. Đường dòng.

Đường có phương tiếp tuyến ở mỗi điểm trên đường đó trùng với phương vận tốc của phân tử chất lỏng.

110. Đường cong hạ thấp.

Giao tuyến giữa bề mặt hạ thấp của dòng ngầm với mặt phẳng thẳng đứng theo phương dòng chảy.

111. Bề mặt hạ thấp của nước dưới đất.

(Bề mặt hạ thấp xem thuật ngữ số 111)

Bề mặt hạ thấp mặt áp lực hoặc mặt thoáng tự do của nước dưới đất.

112. Phễu hạ thấp.

Bề mặt hạ thấp của nước dưới đất do hút nước từ các công trình trung nước.

113. Bán kính ảnh hưởng

Khoảng cách từ tâm lỗ khoan hút nước đến điểm nằm trên ranh giới của đới chịu ảnh hưởng hút nước, ở đó còn giữ được mực nước ban đầu của nước dưới đất.

114. Lỗ khoan hoàn chỉnh.

Lỗ khoan có chiều dài phần thu nước bằng chiều dày tầng chứa nước.

115. Lỗ khoan không hoàn chỉnh.

Lỗ khoan có chiều dài phần thu nước bé hơn chiều dày tầng chứa nước.

116. Lỗ khoan trung tâm.

Lỗ khoan tiến hành hút nước thí nghiệm khi có các lỗ khoan quan sát (lỗ khoan quan sát số 117)

117. Lỗ khoan quan sát.

Lỗ khoan để xem xét sự thay đổi mực nước dưới đất.

118. Lỗ khoan tự phun.

Lỗ khoan có nước áp lực phun lên mặt đất.

119. Lưu lượng lỗ khoan.

Thể tích nước hút lên từ lỗ khoan trong một đơn vị thời gian.

120. Đường cong lưu lượng.

Đường thể hiện quan hệ giữa lưu lượng của lỗ khoan với trị số hạ thấp mực nước.

121. Lưu lượng đơn vị dòng thấm.

Lưu lượng của dòng thấm trên một đơn vị chiều rộng của nó.

122. Tỉ lưu lượng lỗ khoan.

Lưu lượng của khi trị số hạ thấp mực nước bằng đơn vị.

123. Lượng hấp thụ nước đơn vị của lỗ khoan.

Lưu lượng nước ép vào lỗ khoan với áp lực ép là 1 mét cột nước trên 1 mét chiều dài đoạn ép.

124. Đới ảnh hưởng của lỗ khoan.

Một phần tầng chứa nước xung quanh lỗ khoan chịu ảnh hưởng của quá trình hút nước hay ép nước, đổ nước.

125. Sự tác dụng lẫn nhau của lỗ khoan.

Ảnh hưởng của hút nước từ một lỗ khoan này đến lỗ khoan khác trong phạm vi hình phễu hạ thấp.

126. Sự thấm  (lọc).

Sự vận động của nước trong môi trường đất đá bão hòa nước dưới tác dụng của lực trọng lực.

127. Sự ngấm.

Sự ngấm của nước từ mặt đất vào một tầng đất đá.

128. Sự thấm lậu.

Sự thấm của nước mặt qua khe nứt rãnh cáctơ vào các tầng chứa nước.

129. Sự thấm lọc tự nhiên.

Quá trình làm sạch nước khi nước ngấm qua đất đá.

130. Sự hạ thấp mực nước.

Sự hạ thấp nhân tạo mực nước dưới đất.

131. Sự hạ thấp áp lực.

Hiệu số giữa áp lực thủy tĩnh với áp lực thủy động của một đơn vị chứa nước.

132. Sự tháo khô

Sự kết hợp các biện pháp kĩ thuật để hạ thấp mực nước dưới đất.

133. Sự thoát nước.

Sự hạ thấp mực nước dưới đất bằng các công trình thoát nước.

134. Sự điều tiết dòng chảy.

Sự phân phối nhân tạo dòng chảy theo yêu cầu sử dụng.

135. Phương pháp cộng dòng.

Phương pháp giải các bài toán dựa trên nguyên tắc cộng lời giải của phương pháp vi phân tuyến tính.

136. Phương pháp tương tự địa chất thủy văn

Phương pháp đánh giá gần đúng các đặc trưng địa chất thủy văn chính của khu vực chưa được nghiên cứu trên cơ sở tương tự với khu vực đã nghiên cứu kĩ.

137. Phương pháp thủy lực.

Phương pháp tính năng suất của công trình khai thác nước dựa vào quan hệ giữa lưu lượng và trị số hạ thấp mực nước khi hút nước thí nghiệm.

138. Phương pháp tính lưu lượng.

Phương pháp tính lưu lượng hoặc trị số hạ thấp mực nước và những đặc trưng khác của dòng thấm chảy đến công trình thu nước theo các công thức thủy động lực.

139. Phương pháp cân bằng.

Phương pháp đánh giá trữ lượng khai thác nước dưới đất trên cơ sở nghiên cứu sự cân bằng các nguồn hình thành trữ lượng khu vực nước dưới đất.

140. Phương pháp mô hình

Phương pháp giải các bài toán thấm bằng các mô hình vật lý và mô hình toán.

141. Mô hình địa chất thủy văn.

Sự mô phỏng quá trình địa chất thủy văn đang nghiên cứu trên mô hình.

142. Máy tích phân thủy lực

Một mô hình tương tự dạng mạng lưới cho phép giải phương trình vi phân chuyển động không ổn định và ổn định của nước dưới đất dựa trên nguyên tắc tương tự về mặt thủy lực.

143. Máy tích phân điện

Một mô hình tương tự dạng mạng lưới cho phép giải các bài toán vận động của nước dưới đất dựa trên nguyên tắc tương tự giữa sự vận động của nước trong môi trường lỗ hổng và sự vận động của dòng điện trong môi trường dẫn điện.

144. Tổn thất áp lực

Sự giảm giá trị áp lực theo chiều dòng thấm.

145. Tổn thất từ hồ chứa nước.

Hiệu số giữa giá trị cung cấp của nước dưới đất cho sông trước và sau khi xây hồ chứa.

146. Đới dâng cao nước dưới đất.

Đới nước dưới đất dâng cao do ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và nhân tạo.

147. Chiều cao mao dẫn

Chiều cao cột nước dâng lên tự do dưới tác dụng của lực mao dẫn.

148. Động thái nước dưới đất

Sự thay đổi các yếu tố đặc trưng và lượng và chất của nước dưới đất theo thời gian.

149. Động thái gần ổn định

Một dạng vận động của nước dưới đất khi tốc độ thay đổi nhưng mực nước không thay đổi theo thời gian và không gian.

 

Thủy địa hóa.

150. Thủy địa hóa.

Khoa học nghiên cứu về sự dịch chuyển các nguyên tố hóa học và các hợp chất của chúng trong nước thiên nhiên, trong mối quan hệ với môi trường địa chất hình thành và tồn tại chúng.

151. Bản đồ thủy hóa

Bản đồ thể hiện thành phần toán học nước với đất hoặc quy luật phân bố chúng.

152. Mặt cắt thủy hóa.

Mặt cắt thể hiện sự thay đổi theo không gian của thành phần hóa học hoặc hàm lượng một nguyên tố nào đó trong nước thiên nhiên.

153. Tính chất vật lí của nước thiên nhiên

Các tính chất đặc trựng cho chất lượng của nước được xác định bằng các dụng cụ vật lý hoặc bằng giác quan (Nhiệt độ, độ trong suốt độ đục, màu, mùi và vị).

154. Mật độ của nước

Khối lượng nước trong một đơn vị thể tích của nó.

155. Tính phóng xạ của nước

Tính chất của nước sinh ra do quá trình phân rã các nguyên tố phóng xạ chứa trong nước (Uran, Ra di, Ra don...)

156. Độ cứng của nước.

Hàm lượng của các Ion can xi và Magie ở trong nước.

157. Phân loại nước theo thành phần hóa học

Sự phân nhóm nước tự nhiên theo tổng độ khoáng hóa, theo một thành phần hay nhóm thành phần nguyên tố hóa học chiếm ưu thế trong nước.

158. Loại hình hóa học của nước dưới đất

Loại nước dưới đất được gọi tên trên cơ sở mối tương quan giữa hàm lượng các anion và cation chủ yếu có trong nước.

159. Nước Bicacbonat

Nước thiên nhiên có hàm lượng ion bicabonnat chiếm ưu thế trong thành phần hóa học của nước.

160. Nước Clorua

Nước thiên nhiên có hàm lượng ionclo chiếm ưu thế trong thành phần hóa học của nước.

161. Nước Sunfat

Nước thiên nhiên có hàm lượng ionunphát chiếm ưu thế trong thành phần hóa học của nước.

162. Nước chứa sắt

Nước thiên nhiên chứa hàm lượng sắt cao hơn giá trị quy định nào đó.

163. Độ khoáng hóa của nước

Nồng độ các hợp chất khoáng hòa tan trong nước dưới dạng ion và keo.

164. Cặn sấy khô

Lượng cạn được thành tạo từ các vật chất hòa tan sau khi sấy khô nước thiên nhiên ở nhiệt độ 105° đến 100°C.

165. Nước nhạt

Nước thiên nhiên có độ khoáng hoá nhỏ hơn 1g/L.

166. Nước lợ

Nước thiên nhiên có độ khoáng hóa từ lớn hơn 1g/L – 3g/L.

167. Nước mặn

Nước thiên nhiên có độ khoáng hóa từ lớn hơn 3 g/L- 35 g/L.

168. Nước muối

Nước thiên nhiên có độ khoáng hóa từ lớn hơn 35 g/L.

169. Tác dụng ăn mòn của nước đối với bê tông

Khả năng nước phá hủy Betông do tách dụng hóa học của các khí và các muối ở trong nước thiên nhiên.

170. Ăn mòn cacbonic

Sự phá hủy Betông do quá trình hòa tan Cácbonat Canxi dưới tác dụng Các bon níc ăn mòn.

171. Ăn mòn magiê

Sự phá hủy Bêtông xảy ra do hàm lượng Ion Magiê ở trong nước lớn.

172. Ăn mòn rửa lũa

Sự phân hủy Bêtông do quá trình hòa tan Cacbonát Canxi và rửa trôi Hydroxit Canxi.

173. Ăn mòn sunfat

Sự phá hủy Bêtông xảy ra do hàm lượng Ion Sunphát ở trong nước lớn.

174. Ăn mòn tổng axit

Sự ăn mòn của nước có liên quan tới hàm lương Ion Hyđro tự do ở trong nước.

175. Cacbonic ăn mòn

Khi Cacbonic tự do ở trong nước có khả năng hòa tan các thành phần tạo Cacbonat.

176. Nước khoáng

Nước dưới đất có các tính chất hóa, lý đặc biệt và đặc trưng bằng hàm lượng các hợp chất hoạt tính sinh học các.

177. Nước nóng

Nước dưới đất có nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ trung bình năm của không khí ở vùng nghiên cứu.

178. Nước công nghiệp

Nước dưới đất chứa những nguyên tố có ích (brom, iot, radi...), về lượng có giá trị công nghiệp.

179. Địa chất thủy văn phóng xạ.

Một lĩnh vực địa chất thủy văn nghiên cứu những loại nước phóng xạ tự nhiên điều kiện hình thành sự phân bố tại các mỏ phóng xạ.

80. Đồng vị bền

Những đồng vị không liên quan tới bất kì sự phân hủy phóng xạ nào, do đó số lượng của chúng trong vỏ quả đất không thay đổi từ khi bắt đầu xuất hiện đến nay.

181. Đồng vị phóng xạ

Những đồng vị liên quan tới sự phân hủy phóng xạ và số lượng của chúng tăng dần trong lịch sử phát triển của vỏ quả đất.

182. Gây zer

Mạch nước nóng có khí phun ra, hoạt động theo chu kì.

183. Đường thủy đẳng nhiệt

Đường trên mặt cắt và hình đồ nối những điểm có cùng nhiệt độ của nước dưới đất.

184. Điều tra địa chất thủy văn

Phương pháp tìm kiếm thăm dò nước dưới đất.

185. Tìm kiếm và thăm dò nước dưới đất

Tập hợp các dạng công tác kĩ thuật nhằm làm sáng tỏ điều kiện địa chất thủy văn và vạch ra các biện pháp sử dụng hoặc đối phó với nước dưới đất.

186. Đo vẽ địa chất thuỷ văn

Lĩnh vực địa chất thuỷ văn ứng dụng nhằm đánh giá trữ lượng chất lượng của nước dưới đất.

187. Đo vẽ địa chất - địa chất thủy văn

Sự nghiên cứu tổng hợp ở ngoài thực địa điều kiện địa chất thủy văn để vẽ bản đồ địa chất thủy văn

188. Bản đồ địa chất thủy văn

Sự nghiên cứu tổng hợp và toàn diện ở ngoài thực địa cấu trúc điạ chất và điều kiện địa chất thủy văn của lãnh thổ để thành lập bản đồ địa chất thủy văn

189. Mặt cắt địa chất thủy văn

Bản đồ thể hiện sự phân bố, điều kiện thế nằm và các đặc trưng chủ yếu của nước dưới lòng đất.

190. Thí nghiệm thủy động lực

Mặt cắt địa chất trên đó thể hiện những yếu tố địa chất thủy văn.

Thí nghiệm trong các lỗ khoan hố đào để tạo ra tác động thuỷ lực nhất định lên hệ thống chứa nước và quan sát các tác động đó nhằm xác định các thông số thuỷ động lực và các đặc trưng khác của hệ thống chứa nước.

191. Đổ nước

Một dạng thí nghiệm thủy động lực bằng đổ nước vào hố đào, lỗ khoan trong điều kiện áp suất khí quyển để xác định thông số thuỷ động lực.

192. Ép nước

Là một dạng thí nghiệm thủy động lực bằng ép nước vào lỗ khoan, hố đào để xác định các thông số thủy động lực.

193. Hút nước thí nghiệm

Một dạng thí nghiệm thủy động lực bằng phương pháp hút nước từ các lỗ khoan, giếng để xác định các đặc trưng thủy động lực của tầng chứa nước.

194. Hút nước thử

Hút nước trong thời gian ngắn ở các lỗ khoan, giếng để xác định lưu lượng lỗ khoan, chất lượng nước với mục đích đánh giá sơ bộ tầng chứa nước.

195. Hút nước đơn

Hút nước tại một lỗ khoan thí nghiệm và không có lỗ khoan quan sát.

196. Hút nước chùm

Hút nước thí nghiệm từ lỗ khoan trung tâm đồng thời tiến hành quan sát mực nước ở lỗ khoan trung tâm và các lỗ khoan quan sát.

197. Hút nước kéo dài

Hút nước từ các lỗ khoan, giếng và các công trình khác để xác định sự thay đổi các đặc trưng của nước dưới đất theo thời gian.

198. Hút nước khai thác thí nghiệm

Hút nước từ các lỗ khoan, giếng nhằm xác định khả năng nhận được lượng nước thiết kế ổn định theo thời gian.

199. Giải đoán địa chất thủy văn hàng không

Sự giải đoán các ảnh máy bay và vệ tinh nhằm mục đích hoặc khoanh vùng phát triển nước dưới đất theo những đặc điểm địa mạo, tính chất và màu của lớp phủ thực vật hay thổ nhưỡng.

200. Karota

Phương pháp địa vật lí nghiên cứu mặt cắt lỗ khoan.

201. Mạng lưới quan sát địa chất thủy văn

Hệ thống các trạm địa chất thủy văn nhằm quan sát động thái của nước dưới đất theo một kế hoạch nghiên cứu đã định.

202. Ống lọc của lỗ khoan

Thiết bị để gia cố phần vách thu nước của lỗ khoan.

203. Trám xi măng lỗ khoan

Phương pháp để ngăn ngừa mối liên hệ giữa các tầng chứa nước qua khe hở giữa ống chống với thành lỗ khoan hoặc qua lỗ khoan.

204. Tài  nguyên nước

Sử dụng và bảo vệ nước dưới đất.

205. Kinh tế nước

Lượng nước có thể sử dụng vào các mục đích khác nhau của nền kinh tế quốc dân

206. Mỏ nước dưới đất

Tổng hợp các biện pháp sử dụng nước có hiệu quả nhất trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân.

207. Trữ lượng động của nước dưới đất

Phần thạch quyển chứa nước có chất lượng và số lượng thỏa mãn yêu cầu sử dụng

208. Trữ lượng tĩnh tự nhiên của nước dưới đất

Thể tích nước chảy qua tiết diện của dòng thấm trong một đơn vị thời gian

209. Trữ lượng đàn hồi của nước áp lực

Thể tích nước trọng lực chứa trong tầng chứa ở điều kiện tự nhiên

210. Trữ lượng điều tiết

Phần trữ lượng của nước dưới đất được giải phóng do sự dãn nở thể tích của nước và thu hẹp không gian lỗ hổng của vỉa khi khoan qua mái cách nước.

211. Trữ lượng khai thác của nước dưới đất

Trữ lượng của tầng nước ngầm nằm trong đới dao động mực nước.

212. Trữ lượng nhân tạo của nước dưới đất

Thể tích nước dưới đất có thể lấy được từ các công trình khai thác nước hợp lí về kinh tế kĩ thuật, với chế độ khai thác qui định và chất lượng nước thỏa mãn nhu cầu trong suốt thời gian khai thác.

Thể tích nước trọng lực được tạo thành do tác động của các biện pháp kĩ thuật.

213. Trữ lượng ngoài cân đối của nước dưới đất

Trữ lượng trong thời gian hiện tại sử dụng chưa hợp lí về kinh tế kĩ thuật.

214. Nước dùng cho ăn uống sinh hoạt

Nước tự nhiên sử dụng để cung cấp cho sinh hoạt.

215. Công trình thu (gom) nước

Các lỗ khoan, giếng để thu nước dưới đất

216. Hành lang thu nước

Hệ thống các công trình tập trung nước.

217. Công trình khai thác nước dưới đất

Công trình lấy nước phục vụ cho một mục đích nhất định

218. Công trình khai thác dạng tia

Công trình thu nước gồm một giếng mỏ và các ống lọc cắm từ vách giếng vào tầng chứa nước

219. Giếng hấp thụ nước

Công trình để thu nước thải công nghiệp hoặc nước ngầm xuống tầng chứa nước phía dưới.

220. Đới phòng hộ vệ sinh các nguồn nước

Khu vực cần có các biện pháp kĩ thuật để bảo vệ nguồn nước dưới đất khỏi bị nhiễm bẩn từ mặt đất.

221. Hệ thống thoát nước

Các công trình thu và thoát nước nhằm mục đích tháo khô.

222. Sự làm kiệt nước dưới đất.

Sự làm kiệt trữ lượng nước dưới đất do ảnh hưởng của khai thác nước tập trung.

 

PHỤ LỤC 1

THUẬT NGỮ ĐỊA CHẤT THỦY VĂN XẾP THEO THỨ TỰ BẢNG CHỮ CÁI.

Thuật ngữ địa chất thủy văn

Theo số thứ tự

1

2

Áp lực thủy tĩnh

Ăn mòn cacbnic

Ăn mòn magiê

Ăn mòn rửa lũa

Ăn mòn sunfat

Ăn mòn tổng axit

Bán kính ảnh hưởng

Bản đồ địa chất thủy văn

Bản đồ thủy hóa

Bề mặt áp lực

Bề mặt hạ thấp của nước dưới đất

Bồn địa chất thủy văn

Cacbonnic ăn mòn

Các điều kiện địa chất thủy văn

Cặn sấy khô

Chiều cao áp lực

Chiều cao mao dẫn

Chu kỳ địa chất thủy văn

Công trình khai thác nước dạng tia

Công trình khai thác dưới đất

Công trình thu (gom) nước

Cửa sổ địa chất thủy văn

Cường độ trao đổi nước

Diện tích thu nước

Dòng ngầm

Đacxi

Đáy cách nước

Đất đá cách nước

Địa chất thủy văn

Địa chất thủy văn cải tạo thổ nhưỡng

Địa chất thủy văn cải tạo khu vực

Địa chất thủy văn phóng xạ

Điểm nước

Điệp chứa nước

Điều kiện ban đầu

Điều kiện biên

Điều tra địa chất thủy văn

Định luật Đacxi

Đo vẽ địa chất - địa chất thủy văn

Đo về địa chất thủy văn

Độ ẩm của đất đá

Độ ẩm phân tử tối đa

Độ cứng của nước

Độ dẫn nước

Độ khoáng hóa của nước

Độ lỗ hổng của đất đá

Đổ nước

Đồng vị bền

Đồng vị phóng xạ

Động lực học nước dưới đất

Động thái gần ổn định

Động thái nước dưới đất

Đới ảnh hưởng của lỗ khoan

Đới bão hòa

Đới chứa nước

Đới dâng cao nước dưới nước

Đới phòng hộ vệ sinh các nguồn nước

Đới thông khí

Đường chia nước của nước dưới đất

Đường cong hạ thấp

Đường cong lưu lượng

Đường cùng chiều sâu áp lực

Đường dòng

Đường thủy đẳng áp

Đường thủy đẳng cao

Đường thủy đẳng nhiệt

Đường thuỷ đẳng sâu

Ép nước

Gây zer

Giải đoán địa chất thủy văn hàng không

Giếng hấp thụ nước

Gradian áp lực

Gradian áp lực ban đầu

Gradian áp lực tới hạn

Hành lang thu nước

Hệ số bão hòa nước

Hệ số nhả nước

Hệ số thấm nước

Hệ số thấm xuyên

Hệ số truyền áp

Hệ thống chứa nước

Hệ thống thoát nước

Hút nước chùm

Hút nước đơn

Hút nước kéo dài

Hút nước khai thác thí nghiệm

Hút nước thí nghiệm

Hút nước thử

Karôta

Khối địa chất thủy văn

Kinh tế nước

Loại hình hóa học của nước dưới đất

Lỗ khoan hoàn chỉnh

Lỗ khoan không hoàn chỉnh

Lỗ khoan quan sát

Lỗ khoan trung tâm

Lỗ khoan tự phun

Lớp bán vô hạn

Lớp (vỉa) chứa nước

Lớp vô hạn

Lượng hấp thụ nước đơn vị của lỗ khoan

Lưu lượng đơn vị dòng thấm

Lưu lượng lỗ khoan

Mạch nước

Mạch nước lên

Mạch nước tạm thời

Mạch nước xuống

Mái cách nước

Mạng lưới quan sát địa chất thủy văn

Máy tích phân điện

Máy tích phân thủy lực

Mặt cắt địa chất thủy văn

Mặt cắt thủy hóa

Mật độ của nước

Miền cung cấp của nước dưới đất

Miền địa chất thủy văn

Miền thoát nước dưới đất

Mỏ nước dưới đất

Mô đun dòng ngầm

Mô hình địa chất thủy văn

Môi trường lỗ hổng của đất đá

Mực nước động của nước dưới đất

Mực nước tĩnh của nước dưới đất

Nguồn gốc nước dưới đất

Nước actezi

Nước bicacbonat

Nước cactơ

Nước chôn vùi

Nước chứa sắt

Nước clorua

Nước công nghiệp

Nước dùng cho ăn uống sinh hoạt

Nước dưới đất

Nước dưới đất có áp

Nuớc dưới đất không có áp

Nước giữa tầng

Nước hấp thụ

Nước hỗn hợp

Nước khe nứt

Nước khoáng

Nước liên kết

Nước lỗ hổng

Nước lợ

Nước mao dẫn

Nước mặn

Nước muối

Nước ngầm

Nước nguyên sinh

Nước nhạt

Nước nóng

Nước rửa lũa

Nước sunfat

Nước thấm

Nước thổ nhưỡng

Nước thượng tầng

Nước trọng lực

Ống lọc của lỗ khoan

Phân loại nguồn gốc nước dưới đất

Phân loại nước dưới đất

Phân loại nước theo thành phần hóa học

Phân vùng địa chất thủy văn

Phễu hạ thấp

Phức hệ chứa nước

Phương pháp cân bằng

Phương pháp cộng dòng

Phương pháp mô hình

Phương pháp thủy động lực

Phương pháp thủy lực

Phương pháp tương tự địa chất thủy văn

Sự bão hòa nước dưới đất

Sự bốc hơi

Sự cân bằng của nước dưới đất

Sự cung cấp nước ngầm cho sông

Sự điều tiết dòng chảy

Sự hạ thấp áp lực

Sự hạ thấp mực nước

Sự làm kiệt nước dưới đất

Sự ngấm

Sự tác dụng lẫn nhau của các lỗ khoan

Sự tháo khô

Sự thấm (lọc)

Sự thẩm lậu

Sự thấm lọc tự nhiên

Sự thấm xuyên

Sự thoát nước

Tác dụng ăn mòn của nước đối với bê tông

Tài nguyên nước

Tầng chứa nước

Thành hệ địa chất thủy văn

Thấu kính nhạt của nước dưới đất

Thí nghiệm thủy động lực

Thủy địa hóa

Thủy quyển dưới đất

Tỉ lưu lượng lỗ khoan

Tìm kiếm và thăm dò nước dưới đất

Tính chất địa lí của nước thiên nhiên

Tính chất chứa nước của đất đá

Tính nhả nước của đất đá

Tính phân đới của nước ngầm

Tính phóng xạ của nước

Tính thấm nước của đất đá

Tốc độ thấm

Tốc độ thấm thực

Tốc độ tới hạn

Tổn thất áp lực

Tổn thất thấm từ hố chứa nước

Trám xi măng lỗ khoan

Trữ lượng đàn hồi của nước áp lực

Trữ lượng động của nước dưới nước

Trữ lượng khai thác của nước dưới đất

Trữ lượng ngoài cân đối của nước dưới đất

Trữ lượng nhân tạo của nước dưới đất

Trữ lượng nước điều tiết

Trữ lượng tĩnh tự nhiên của nước dưới đất

Vận động hai chiều của nước dưới đất

Vận động không ổn định của nước dưới đất

Vận động một chiều của nước dưới đất

Vận động ổn định của nước dưới đất

Vận động phẳng tỏa tia

Vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên

Vùng địa chất thủy văn

Xêri chứa nước

100

170

171

172

173

174

143

188

151

104

111

30

175

46

164

103

147

47

218

217

215

62

87

59

63

95

66

41

1

3

2

179

67

34

99

96

181

87

187

186

50

51

156

86

163

49

191

180

181

72

149

148

124

15

10

146

229

44

64

110

120

103

109

107

106

183

105

192

182

199

219

78

80

79

216

94

93

92

90

91

32

221

196

195

197

198

193

193

200

31

205

158

114

115

117

116

118

98

38

97

123

121

119

68

70

71

69

65

201

143

142

180

152

154

61

28

60

66

88

141

48

102

101

20

8

159

9

24

162

160

178

214

4

19

18

14

12

26

10

176

13

14

116

15

167

168

7

25

165

177

22

161

26

16

6

17

20

21

5

157

27

112

36

139

135

140

138

137

136

52

57

56

58

134

131

130

222

127

125

132

126

128

129

89

133

169

204

37

33

39

190

150

42

122

185

153

54

85

43

155

53

82

83

84

144

145

203

209

207

211

213

212

210

208

74

77

73

76

75

55

29

35

 

 

 

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi