Thông tư 49/2017/TT-BTNMT chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 49/2017/TT-BTNMT
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 49/2017/TT-BTNMT | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Nguyễn Linh Ngọc |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 30/11/2017 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài nguyên-Môi trường |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Kỹ thuật lập chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ
Ngày 30/11/2017, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 49/2017/TT-BTNMT về việc quy định kỹ thuật lập, điều chỉnh chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ.
Chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ là tập hợp các hoạt động quản lý tổng hợp trên một vùng bờ cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định, được thực hiện theo lộ trình từ quy trình lập, phê duyệt, tổ chức thực hiện, đến đánh giá, điều chỉnh và đề xuất hoàn thiện cho giai đoạn tiếp theo.
Thông tin, dữ liệu cần thu thập, tổng hợp để lập Chương trình bao gồm: Thông tin, dữ liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, các hệ sinh thái và đa dạng sinh học; Thông tin, dữ liệu về hiện trạng môi trường, sự cố môi trường và ô nhiễm môi trường; Thông tin, dữ liệu về tình hình, diễn biến và rủi ro thiên tai; Thông tin, dữ liệu về quy hoạch, chiến lược, kế hoạch và hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ của các bộ, ngành và địa phương…
Về mục tiêu, Chương trình phải giải quyết được các tồn tại, bất cập, mâu thuẫn, xung đột trong quản lý khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng bờ, bảo đảm tính khả thi, phù hợp với năng lực và nguồn lực triển khai thực hiện, bảo đảm phát triển bền vững.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/01/2018.
Xem chi tiết Thông tư 49/2017/TT-BTNMT tại đây
tải Thông tư 49/2017/TT-BTNMT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ Số: 49/2017/TT-BTNMT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2017 |
Căn cứ Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;
Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định kỹ thuật lập, điều chỉnh chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Thông tư này quy định kỹ thuật lập, điều chỉnh chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ (sau đây gọi là chương trình).
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc lập, điều chỉnh chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ.
Trong Thông tư này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT LẬP, ĐIỀU CHỈNH CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN VÙNG BỜ
Hiện trạng vùng bờ phải được đánh giá trên cơ sở thông tin, dữ liệu thu thập, tổng hợp theo quy định tại Điều 5 Thông tư này. Các nội dung đánh giá bao gồm:
Nội dung chủ yếu của chương trình bao gồm các nhóm giải pháp, nhiệm vụ và nguồn lực để thực hiện chương trình.
Cơ quan chủ trì lập chương trình có trách nhiệm gửi đề cương chương trình kèm theo Báo cáo thuyết minh để lấy ý kiến của các cơ quan theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 40/2016/NĐ-CP.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2018
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC I
MẪU ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN VÙNG BỜ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 49/2017/TT-BTNMT ngà 30 tháng 11 năm 2017)
1. Sự cần thiết, tính cấp bách và ý nghĩa thực tiễn của chương trình
2. Các nguyên tắc và căn cứ lập chương trình
3. Mục tiêu của chương trình
4. Thời hạn thực hiện chương trình
5. Phạm vi thực hiện chương trình
6. Nội dung của chương trình
Nêu các vấn đề cần giải quyết ở vùng bờ, các hoạt động để giải quyết các vấn đề, các dự kiến kết quả của các hoạt động tương ứng.
7. Tổng kinh phí thực hiện chương trình
8. Tổ chức quản lý thực hiện chương trình
8.1. Cơ quan chủ trì/phối hợp
Nêu tên và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức và các bên liên quan trong thực hiện chương trình.
8.2. Các giải pháp để thực hiện chương trình
8.3. Giám sát, đánh giá
Nêu cơ chế giám sát, trách nhiệm của cơ quan giám sát, đánh giá.
Các Phụ lục:
Bảng khái toán kinh phí thực hiện chương trình; Tiến độ thực hiện chương trình; Danh mục các chỉ thị đánh giá kết quả thực hiện chương trình dựa trên danh mục các chỉ thị quy định tại Phụ lục 2...
PHỤ LỤC II
CÁC CHỈ THỊ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN VÙNG BỜ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 49/2017/TT-BTNMT ngày 30 tháng 11 năm 2017)
STT |
Tên chỉ thị |
STT |
Tên chỉ thị thứ cấp |
I. |
Nhóm chỉ thị về quản lý |
||
1 |
Cơ chế điều phối |
1 |
Cơ chế điều phối đa ngành được thiết lập và họp thường kỳ |
2 |
Các quyết định và khuyến nghị của ban điều phối có được xem xét và tổng hợp vào các chính sách của Bộ, ngành và địa phương về quản lý tài nguyên và môi trường vùng bờ |
||
2 |
Chính sách |
3 |
Chiều dài bờ biển và diện tích vùng bờ được áp dụng quản lý tổng hợp |
4 |
Báo cáo hiện trạng vùng bờ được sử dụng để đánh giá và điều chỉnh chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ |
||
5 |
Phân vùng khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ |
||
6 |
Kế hoạch hành động về quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ |
||
7 |
Kế hoạch quản lý ô nhiễm và chất thải; quan trắc môi trường, bảo vệ môi trường vùng bờ |
||
8 |
Kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ sinh cảnh tại vùng bờ... |
||
3 |
Giám sát thực thi pháp luật |
9 |
Loại hình và tần suất các hoạt động thanh tra tuân thủ pháp luật về môi trường, khai thác tài nguyên và sử dụng không gian tại vùng bờ |
10 |
Số vụ và mức độ vi phạm về môi trường, tài nguyên vùng bờ và hiệu quả giải quyết vi phạm, thông qua số lượng các vụ việc được xem xét, khả năng giải quyết và tiền xử phạt |
||
4 |
Sự tham gia của các bên liên quan |
11 |
Sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan nghiên cứu, tư vấn kỹ thuật, các tổ chức xã hội, tư nhân và cộng đồng trong cơ chế điều phối, lập kế hoạch và tham vấn, thực hiện các hoạt động quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ. |
5 |
Truyền thông nâng cao nhận thức |
12 |
Hoạt động lập kế hoạch và triển khai công tác truyền thông, hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng (tần suất, chủ đề, đối tượng, phương tiện, ngân sách...) |
6 |
Nguồn nhân lực |
13 |
Nguồn nhân lực, năng lực kỹ thuật phục vụ quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ (chương trình đào tạo cho cán bộ về quản lý tổng hợp vùng bờ, sự tham gia của các nhà chuyên môn khác nhau, các viện nghiên cứu, trường đại học) |
7 |
Cơ chế tài chính bền vững |
14 |
Kế hoạch ngân sách hàng năm dành cho việc lập và triển khai các hoạt động quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ |
15 |
Xây dựng và vận hành hệ thống và cơ chế tài chính bền vững cho quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ (xây dựng và duy trì mối cộng tác nhà nước - tư nhân và các cam kết về tài chính cho quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ) |
||
16 |
Áp dụng các công cụ kinh tế (phí, cấp phép, phạt, ưu đãi thuế...) hỗ trợ bảo vệ tài nguyên và môi trường vùng bờ |
||
17 |
Các nguồn tài chính khác dành cho quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ |
||
II. |
Nhóm chỉ thị về khai thác và sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng bờ |
||
8 |
Nguồn lợi thủy hải sản |
18 |
Năng lực khai thác, nuôi trồng thủy hải sản (diện tích, sản lượng, đội tàu...) và các vấn đề môi trường phát sinh |
9 |
Tài nguyên khoáng sản |
19 |
Năng lực khai thác khoáng sản ở vùng bờ (diện tích, sản lượng...) |
20 |
Tỷ lệ các dự án khai thác khoáng sản được phục hồi về môi trường |
||
10 |
Tài nguyên năng lượng |
21 |
Năng lực khai thác các nguồn năng lượng tái tạo ở vùng bờ (gió, sóng, thủy triều, mặt trời) |
22 |
Tỷ lệ hộ dân được sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo ở vùng bờ |
||
11 |
Tài nguyên đất |
23 |
Mức độ các hoạt động khai hoang lấn biển và chuyển đổi mục đích sử dụng đất (như đối với rừng ngập mặn, đầm nuôi thủy sản, bãi cát, bãi bồi ven biển...) |
24 |
Tổng chiều dài bờ biển, diện tích đất lấn biển và chuyển đổi mục đích sử dụng |
||
25 |
Diện tích đất bị suy thoái theo các loại hình: sa mạc hóa, ô nhiễm đất, xói mòn, nhiễm mặn, nhiễm phèn |
||
26 |
Diện tích đất phân theo mục đích sử dụng: sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chuyên dùng... |
||
12 |
Tài nguyên nước |
27 |
Năng lực khai thác tài nguyên nước ở vùng bờ (quy mô, công suất khai thác...); mức giảm lượng nước ngầm, nước mặt |
28 |
Hoạt động quản lý tổng hợp lưu vực sông được triển khai |
||
29 |
Số lượng giấy phép cấp cho các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước |
||
13 |
Ứng phó thiên tai và sự cố môi trường |
30 |
Mức độ sẵn sàng ứng phó thiên tai ở vùng bờ, thông qua các kế hoạch quản lý với cơ chế tổ chức, nguồn nhân lực, trang thiết bị, ngân sách và các biện pháp, phương án dự báo, giảm thiểu, đáp ứng, phục hồi đối với các hiểm họa khác nhau do thiên nhiên gây ra |
31 |
Mức độ sẵn sàng ứng phó với sự cố môi trường ở vùng bờ, thông qua các kế hoạch quản lý với cơ chế tổ chức, nguồn nhân lực, trang thiết bị, ngân sách và các biện pháp, phương án giảm thiểu, khắc phục hậu quả sự cố môi trường |
||
32 |
Số dân bị ảnh hưởng, tử vong và thiệt hại về kinh tế do thiên tai gây ra |
||
33 |
Số vụ tràn dầu và rò rỉ hóa chất ở vùng bờ (trên các vùng cửa sông, ven biển) |
||
34 |
Mức độ mà con người và các nguồn tài nguyên có nguy cơ tiếp xúc với hiểm họa tự nhiên và nhân tạo (bão, lũ, nước dâng, sạt lở, động đất, bùng nổ tảo độc, tràn dầu,..). |
||
35 |
Số lượng các công trình, cơ sở hạ tầng ven biển được xây dựng và nâng cấp nhằm phòng chống thiên tai, thích ứng với BĐKH và bảo vệ vùng bờ |
||
14 |
Bảo vệ và phục hồi |
36 |
Mức độ bảo vệ, bảo tồn tài nguyên, sinh cảnh, hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên tại vùng bờ thể hiện qua sự biến động về diện tích, số lượng/trữ lượng và chất lượng (san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn; các loài quý hiếm và nguy cấp; các khu bảo tồn thiên nhiên...) |
37 |
Số lượng các mô hình đồng quản lý khai thác tài nguyên vùng bờ góp phần cải tạo, phục hồi, bảo vệ và bảo tồn tài nguyên, các hệ sinh thái và đa dạng sinh học vùng bờ. |
||
15 |
Chất lượng nước |
38 |
Mô tả diễn biến chất lượng môi trường nước thông qua các chỉ thị đối với các nguồn nước khác nhau như nước mặt, nước dưới đất và nước biển ven bờ, so với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia |
16 |
Chất lượng trầm tích |
39 |
Mô tả diễn biến chất lượng trầm tích thông qua các chỉ thị về kim loại nặng, thuốc trừ sâu, PCBs, PAH..., so với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia |
17 |
Chất lượng không khí |
40 |
Mô tả diễn biến chất lượng môi trường không khí thông qua một số chỉ thị về tổng bụi lơ lửng, SO2, NO2, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs), ..., so với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia |
18 |
Chất thải rắn |
41 |
Tổng lượng chất thải rắn phát sinh, thu gom và tái chế hoặc tái sử dụng |
19 |
Chất thải nông nghiệp, công nghiệp và chất thải nguy hại |
42 |
Tổng lượng chất thải nông nghiệp, công nghiệp, chất thải nguy hại phát sinh, thu gom và xử lý |
III. |
Nhóm chỉ thị về kinh tế - xã hội |
||
20 |
Dân số |
43 |
Mật độ dân số ở vùng bờ |
21 |
Nước sạch và vệ sinh môi trường |
44 |
Tỉ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh |
45 |
Tỉ lệ hộ dân có hố xí hợp vệ sinh |
||
46 |
Số trường hợp nhiễm bệnh và số ca tử vong do các bệnh đường nước gây ra (tiêu chảy, thương hàn, tả, sán, ngoài da..) |
||
22 |
Nghèo đói, việc làm và giáo dục |
47 |
Tỷ lệ hộ nghèo |
48 |
Tỷ lệ thất nghiệp |
||
49 |
Mức thu nhập của các hộ gia đình có sinh kế phụ thuộc vào tài nguyên vùng bờ |
||
23 |
Sinh kế |
50 |
Các chương trình hỗ trợ sinh kế cho người dân địa phương giúp tăng sản lượng, năng suất của tài nguyên vùng bờ và tăng thu nhập |