Thông tư 13/2021/TT-BNNPTNT bảo đảm phòng, chống thiên tai trong quản lý khu công nghiệp, điểm du lịch

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 13/2021/TT-BNNPTNT

Thông tư 13/2021/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng các khu khai thác khoáng sản, khai thác tài nguyên thiên nhiên khác, đô thị, du lịch, công nghiệp, di tích lịch sử; điểm du lịch; điểm dân cư nông thôn; công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, điện lực, viễn thông và hạ tầng kỹ thuật khác
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:13/2021/TT-BNNPTNTNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Nguyễn Hoàng Hiệp
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
27/10/2021
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

Đảm bảo phương châm bốn tại chỗ trong phòng, chống thiên tai

Ngày 27/10/2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư 13/2021/TT-BNNPTNT về quy định bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng các khu khai thác khoáng sản, khai thác tài nguyên thiên nhiên khác, đô thị, du lịch, công nghiệp, di tích lịch sử; điểm du lịch; điểm dân cư nông thôn; công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, điện lực, viễn thông và hạ tầng kỹ thuật khác.

Theo đó, hoạt động bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai phải được chủ động thực hiện thường xuyên, liên tục, kịp thời và hiệu quả, không làm gia tăng rủi ro thiên tai, phát sinh thiên tai mới. Các biện pháp bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai phải được thực hiện đồng bộ, hài hòa theo phương châm bốn tại chỗ: chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ.

Cụ thể, yêu cầu ứng dụng công nghệ tiên tiến trong quản lý, vận hành, sử dụng khu khai thác khoáng sản, khu đô thị, khu du lịch, khu công nghiệp, khu di tích lịch sử; điểm du lịch... Hướng dẫn, phổ biến, huấn luyện, diễn tập kỹ năng phòng, chống thiên tai cho cán bộ, công nhân, người lao động và cộng đồng.

Bên cạnh đó, cần tiến hành quan trắc, theo dõi, giám sát các dữ liệu về khí tượng, thủy văn, thủy văn công trình, các dữ liệu khác về thiên tai; cảnh báo nguy cơ xảy ra sự cố do thiên tai đối với công trình, hạng mục công trình hạ tầng và tại khu vực lân cận có khả năng làm gia tăng rủi ro thiên tai.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 10/12/2021.

Xem chi tiết Thông tư 13/2021/TT-BNNPTNT tại đây

tải Thông tư 13/2021/TT-BNNPTNT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Thông tư 13/2021/TT-BNNPTNT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Thông tư 13/2021/TT-BNNPTNT PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

_________

Số: 13/2021/TT-BNNPTNT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Hà Nội, ngày 27 tháng 10 năm 2021

 

 

THÔNG TƯ

Quy định bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng các khu khai thác khoáng sản, khai thác tài nguyên thiên nhiên khác, đô thị, du lịch, công nghiệp, di tích lịch sử; điểm du lịch; điểm dân cư nông thôn; công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, điện lực, viễn thông và hạ tầng kỹ thuật khác

______________________

 

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật Đê điều ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 19/6/2020;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai,

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng các khu khai thác khoáng sản, khai thác tài nguyên thiên nhiên khác, đô thị, du lịch, công nghiệp, di tích lịch sử; điểm du lịch; điểm dân cư nông thôn; công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, điện lực, viễn thông và hạ tầng kỹ thuật khác.

 

Chương I. QUI ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này quy định chung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng khu khai thác khoáng sản và khu khai thác tài nguyên thiên nhiên khác; khu đô thị; điểm du lịch, khu du lịch; khu công nghiệp; khu di tích lịch sử; điểm dân cư nông thôn; công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, điện lực, viễn thông và hạ tầng kỹ thuật khác.

2. Thông tư này quy định cụ thể bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng công trình phòng chống thiên tai thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, bao gồm công trình đê điều; phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển; đập, hồ chứa nước thủy lợi; chống úng; chống hạn; chống xâm nhập mặn; khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá và hệ thống trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân ngoài nước có hoạt động liên quan đến bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong việc quản lý, vận hành, sử dụng khu khai thác khoáng sản và khu khai thác tài nguyên thiên nhiên khác; khu đô thị; điểm du lịch, khu du lịch; khu công nghiệp; khu di tích lịch sử; điểm dân cư nông thôn; công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, điện lực, viễn thông và hạ tầng kỹ thuật khác tại Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Công trình bao gồm: công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, điện lực, viễn thông và công trình hạ tầng kỹ thuật khác.

2. Hạng mục công trình hạ tầng là những công trình phục vụ quá trình khai thác khoáng sản, khai thác tài nguyên thiên nhiên khác, sản xuất công nghiệp, khai thác du lịch, di tích lịch sử; nhà ở, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội thuộc khu khai thác khoáng sản, khu khai thác tài nguyên thiên nhiên khác, khu du lịch, điểm du lịch, khu di tích lịch sử, khu công nghiệp, khu đô thị và điểm dân cư nông thôn.

3. Công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển là những công trình kè bảo vệ bờ, giảm sóng, gây bồi và chỉnh trị sông, nắn dòng.

4. Công trình chống úng, chống hạn, chống xâm nhập mặn là những công trình hạ tầng kỹ thuật thủy lợi phục vụ chống úng, chống hạn hán và chống xâm nhập mặn.

5. Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá là khu vực được giới hạn bởi vùng đất và vùng nước thuộc khu neo đậu, bao gồm các công trình đê chắn sóng, ngăn sa bồi, luồng lạch, các trụ neo tàu, phao neo tàu, hệ thống phao tiêu báo hiệu hàng hải, thông tin liên lạc, kho bãi, nhà quản lý và các công trình phụ trợ khác.

6. Hệ thống trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng là hệ thống để theo dõi, giám sát, cảnh báo tự động, bán tự động các loại hình thiên tai và cảnh báo nguy cơ xảy ra sự cố do thiên tai đối với các đối tượng bị tác động.

7. Bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng khu khai thác khoảng sản và khu khai thác tài nguyên thiên nhiên khác, khu đô thị, khu du lịch, khu công nghiệp, khu di tích lịch sử; điểm du lịch; điểm dân cư nông thôn; công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, điện lực, viễn thông và hạ tầng kỹ thuật khác là những hoạt động nhằm bảo đảm an toàn về người, công trình và tài sản, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, không làm gia tăng rủi ro thiên tai và phát sinh thiên tai mới.

Điều 4. Nguyên tắc bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng các khu khai thác khoáng sản, khai thác tài nguyên thiên nhiên khác, đô thị, du lịch, công nghiệp, di tích lịch sử; điểm du lịch; điểm dân cư nông thôn và công trình.

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tuân thủ và thực hiện đầy đủ các nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành và sử dụng công trình.

2. Hoạt động bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai phải được chủ động thực hiện thường xuyên, liên tục, kịp thời và hiệu quả nhằm đảm bảo an toàn về người, tài sản, công trình, hạng mục công trình hạ tầng và không làm gia tăng rủi ro thiên tai, phát sinh thiên tai mới.

3. Thực hiện đồng bộ, hài hòa các biện pháp bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai theo phương châm bốn tại chỗ: chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ.

 

Chương II. QUY ĐỊNH CHUNG BẢO ĐẢM YÊU CẦU PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TRONG QUẢN LÝ, VẬN HÀNH, SỬ DỤNG CÁC KHU KHAI THÁC KHOÁNG SẢN, KHAI THÁC TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN KHÁC, ĐÔ THỊ, DU LỊCH, CÔNG NGHIỆP, DI TÍCH LỊCH SỬ; ĐIỂM DU LỊCH; ĐIỂM DÂN CƯ NÔNG THÔN VÀ CÔNG TRÌNH

 

Điều 5. Nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng các khu khai thác khoáng sản, khai thác tài nguyên thiên nhiên khác, đô thị, du lịch, công nghiệp, di tích lịch sử; điểm du lịch; điểm dân cư nông thôn và công trình

1. Xây dựng, kiện toàn, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, cung cấp đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị, thông tin liên lạc, bảo hộ đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đối với lực lượng tham gia công tác phòng, chống thiên tai.

2. Rà soát, xây dựng và ban hành nội quy, quy chế hoạt động trong việc quản lý, vận hành, sử dụng khu khai thác khoáng sản, khu khai thác tài nguyên thiên nhiên khác, khu đô thị, khu du lịch, khu công nghiệp, khu di tích lịch sử; điểm du lịch; điểm dân cư nông thôn và công trình phải đáp ứng các yêu cầu về phòng, chống thiên tai.

3. Rà soát, hoàn thiện tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong quản lý, vận hành và sử dụng công trình, hạng mục công trình hạ tầng bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai.

4. Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong quản lý, vận hành, sử dụng khu khai thác khoáng sản, khu khai thác tài nguyên thiên nhiên khác, khu đô thị, khu du lịch, khu công nghiệp, khu di tích lịch sử; điểm du lịch; điểm dân cư nông thôn và công trình.

5. Hướng dẫn, phổ biến, huấn luyện, diễn tập kỹ năng phòng, chống thiên tai cho cán bộ, công nhân, người lao động và cộng đồng để nâng cao khả năng ứng phó tại chỗ, chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai.

6. Xây dựng, rà soát, phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai thực hiện quy trình vận hành công trình, hạng mục công trình hạ tầng đảm bảo an toàn thiên tai theo quy định của pháp luật.

7. Quan trắc, theo dõi, giám sát các dữ liệu về khí tượng, thủy văn, thủy văn công trình, các dữ liệu khác về thiên tai trong phạm vi quản lý; cảnh báo nguy cơ xảy ra sự cố do thiên tai đối với công trình, hạng mục công trình hạ tầng và tại khu vực lân cận có khả năng làm gia tăng rủi ro thiên tai.

8. Xây dựng, mở rộng, nâng cấp hạng mục cơ sở hạ tầng; bảo trì, bảo dưỡng công trình, hạng mục công trình hạ tầng và kiểm soát các hoạt động củng cố, nâng cấp công trình bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai, không làm gia tăng rủi ro thiên tai và phát sinh thiên tai mới.

9. Kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ và đột xuất về hiện trạng, mức độ an toàn phòng, chống thiên tai của công trình, hạng mục công trình hạ tầng:

a) Kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn, xử lý kịp thời các tình huống, hoạt động làm gia tăng rủi ro thiên tai; sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố đối với công trình, hạng mục công trình hạ tầng.

b) Kiểm tra, phát hiện và kịp thời triển khai các biện pháp ứng phó đối với sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố do thiên tai tại khu vực lân cận có khả năng ảnh hưởng đến các khu khai thác khoáng sản và khai thác tài nguyên thiên nhiên khác, đô thị, du lịch, công nghiệp, di tích lịch sử; điểm du lịch; điểm dân cư nông thôn và công trình.

c) Xác định, tổng hợp các khu vực trọng điểm xung yếu về phòng, chống thiên tai; xây dựng phương án bảo vệ trọng điểm, xung yếu đối với công trình, hạng mục công trình hạ tầng trước mùa lũ hằng năm.

d) Khi phát hiện sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố, tình huống, hoạt động làm gia tăng rủi ro thiên tai vượt quá khả năng xử lý, phải chủ động thực hiện ngay các biện pháp ứng phó để hạn chế thiệt hại, đồng thời báo cáo kịp thời đến cơ quan, người có thẩm quyền để được hỗ trợ.

10. Cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin cho cán bộ, công nhân và người lao động về diễn biến thiên tai, trọng điểm xung yếu về phòng, chống thiên tai đối với công trình, hạng mục công trình hạ tầng, khu vực lân cận có nguy cơ xảy ra sự cố ảnh hưởng đến an toàn trong khu vực.

11. Xây dựng, thực hiện phương án ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai

a) Xây dựng, rà soát, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai.

b) Chủ động chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo phương châm "04 tại chỗ" và tổ chức diễn tập phù hợp với phương án ứng phó thiên tai được phê duyệt.

c) Tổ chức triển khai thực hiện phương án ứng phó thiên tai phù hợp với các tình huống thiên tai xảy ra; khắc phục kịp thời hậu quả do thiên tai gây ra.

12. Lập và lưu trữ thông tin, dữ liệu về thiên tai và hồ sơ về quản lý, vận hành, sử dụng công trình, hạng mục công trình hạ tầng.

Điều 6. Trách nhiệm bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai

1. Trách nhiệm của Bộ quản lý chuyên ngành

a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình xây dựng và ban hành quy định cụ thể bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai tại Điều 5 Thông tư này.

b) Rà soát, xây dựng, ban hành tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng công trình, hạng mục công trình hạ tầng thuộc phạm vi quản lý phải có nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai.

c) Tổ chức thực hiện thông tin, truyền thông nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng và biện pháp về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng các khu khai thác khoáng sản, khai thác tài nguyên thiên nhiên khác, đô thị, du lịch, công nghiệp, di tích lịch sử; điểm du lịch; điểm dân cư nông thôn và công trình thuộc phạm vi quản lý.

d) Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quá trình quản lý, vận hành, sử dụng công trình, hạng mục công trình hạ tầng thuộc phạm vi quản lý.

đ) Xác định nội dung các nhiệm vụ cụ thể; phân công trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, vận hành, sử dụng công trình, hạng mục công trình hạ tầng bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai thuộc phạm vi quản lý.

e) Báo cáo định kỳ hằng năm các trọng điểm xung yếu và phương án bảo vệ trọng điểm xung yếu về phòng, chống thiên tai đối với các khu khai thác khoáng sản, khai thác tài nguyên thiên nhiên khác, công nghiệp, du lịch, đô thị, di tích lịch sử; điểm du lịch; điểm dân cư nông thôn và công trình thuộc phạm vi quản lý, gửi Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước mùa lũ.

g) Tổ chức việc xử lý các tình huống, hoạt động làm gia tăng rủi ro thiên tai; sự cố, nguy cơ xảy ra sự cố thuộc phạm vi quản lý khi có yêu cầu. Trường hợp vượt quá khả năng ứng phó phải báo cáo Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai và Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn để phối hợp chỉ đạo ứng phó.

h) Đảm bảo nguồn lực tài chính cho các hoạt động bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng các khu khai thác khoáng sản, khai thác tài nguyên thiên nhiên khác, công nghiệp, đô thị, du lịch, di tích lịch sử, điểm du lịch, điểm dân cư nông thôn và công trình thuộc phạm vi quản lý.

2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp

a) Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, ban hành quy định cụ thể bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai quy định tại Điều 5 Thông tư này.

b) Tổ chức thực hiện việc thông tin, truyền thông nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng và biện pháp về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng các khu khai thác khoáng sản, khai thác tài nguyên thiên nhiên khác, đô thị, du lịch, công nghiệp, di tích lịch sử; điểm du lịch; điểm dân cư nông thôn và công trình thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn.

c) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng công trình, hạng mục công trình hạ tầng thuộc phạm vi quản lý.

d) Xác định nội dung các nhiệm vụ cụ thể và phân công trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng các khu khai thác khoáng sản, khai thác tài nguyên thiên nhiên khác, đô thị, du lịch, công nghiệp, di tích lịch sử; điểm du lịch; điểm dân cư nông thôn và công trình thuộc phạm vi quản lý.

đ) Tổ chức việc xử lý các tình huống, hoạt động làm gia tăng nguy cơ rủi ro thiên tai; sự cố, nguy cơ xảy ra sự cố và khắc phục hậu quả thiên tai thuộc phạm vi quản lý. Trường hợp vượt quá khả năng phải báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên hoặc bộ quản lý chuyên ngành để được giải quyết.

e) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp, báo cáo định kỳ hằng năm các trọng điểm xung yếu và phương án bảo vệ trọng điểm xung yếu về phòng, chống thiên tai đối với các khu khai thác khoáng sản, khai thác tài nguyên thiên nhiên khác, công nghiệp, du lịch, đô thị, di tích lịch sử; điểm du lịch; điểm dân cư nông thôn và công trình thuộc phạm vi quản lý gửi Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước mùa lũ.

g) Đảm bảo nguồn lực tài chính cho các hoạt động bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng các khu khai thác khoáng sản, khai thác tài nguyên thiên nhiên khác, công nghiệp, du lịch, đô thị, di tích lịch sử; điểm du lịch; điểm dân cư nông thôn và công trình thuộc phạm vi quản lý.

3. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai

a) Theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai theo thẩm quyền.

b) Tuyên truyền, phổ biến nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng khu khai thác khoáng sản và khu khai thác tài nguyên thiên nhiên khác; khu đô thị; điểm du lịch, khu du lịch; khu công nghiệp; khu di tích lịch sử; điểm dân cư nông thôn và công trình.

c) Rà soát, đánh giá, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trực tiếp quản lý hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các trọng điểm xung yếu và phương án bảo vệ trọng điểm xung yếu đối với công trình phòng, chống thiên tai thuộc phạm vi quản lý.

d) Tham mưu cho cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức kiểm tra, đánh giá hiện trạng, mức độ an toàn phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng công trình, hạng mục công trình hạ tầng theo thẩm quyền.

đ) Tham mưu về kỹ thuật đối với việc xử lý sự cố, nguy cơ xảy ra sự cố, tình huống làm gia tăng rủi ro thiên tai và khắc phục hậu quả thiên tai đối với công trình, hạng mục công trình hạ tầng và khu vực lân cận thuộc phạm vi quản lý.

4. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành, sử dụng

a) Tuân thủ và thực hiện đầy đủ các nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành và sử dụng công trình thuộc phạm vi quản lý.

b) Xây dựng, kiện toàn lực lượng, phân công thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai; rà soát, xây dựng, ban hành nội quy, quy chế hoạt động trong quản lý, vận hành, sử dụng các khu khai thác khoáng sản, khai thác tài nguyên thiên nhiên khác, đô thị, du lịch, công nghiệp, di tích lịch sử; điểm du lịch; điểm dân cư nông thôn và công trình thuộc phạm vi quản lý phải có nội dung bảo đảm yêu cầu về phòng, chống thiên tai.

c) Tổ chức xây dựng, phê duyệt, phương án ứng phó thiên tai; phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy trình vận hành, khai thác công trình, hạng mục công trình hạ tầng thuộc phạm vi quản lý theo quy định.

d) Tổ chức tập huấn, huấn luyện kỹ năng phòng, chống thiên tai; cung cấp đầy đủ kiến thức về thiên tai, tác động của thiên tai, biện pháp phòng, chống thiên tai, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong hoạt động phòng, chống thiên tai cho cán bộ, công nhân, người lao động trong phạm vi quản lý.

đ) Xử lý hoặc phối hợp xử lý các tình huống, hoạt động làm gia tăng rủi ro thiên tai; sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố và khắc phục hậu quả thiên tai đối với công trình, hạng mục công trình hạ tầng trong phạm vi quản lý. Trường hợp vượt quá khả năng phải kịp thời báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền để giải quyết.

e) Rà soát, xác định các khu vực trọng điểm, xung yếu về phòng, chống thiên tai; xây dựng phương án bảo vệ trọng điểm xung yếu (nếu có) đối với các công trình, hạng mục công trình hạ tầng thuộc phạm vi quản lý.

e) Thực hiện báo cáo theo quy định hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phòng, chống thiên tai.

g) Đảm bảo nguồn lực tài chính cho cho các hoạt động bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng các khu khai thác khoáng sản, khai thác tài nguyên thiên nhiên khác, công nghiệp, du lịch, đô thị, di tích lịch sử; điểm du lịch; điểm dân cư nông thôn và công trình thuộc phạm vi quản lý.

 

Chương III. QUY ĐỊNH CỤ THỂ BẢO ĐẢM YÊU CẦU PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TRONG QUẢN LÝ, VẬN HÀNH, SỬ DỤNG CÔNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI THUỘC LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

 

Điều 7. Bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển

1. Nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển

a) Xây dựng, kiện toàn, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, được cung cấp đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị, thông tin liên lạc, bảo hộ đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với lực lượng quản lý công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển.

b) Xây dựng và ban hành quy chế trong quản lý công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển phải đáp ứng các yêu cầu về phòng, chống thiên tai.

c) Xây dựng, rà soát, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai theo quy định tại Luật Phòng, chống thiên tai; tổ chức diễn tập phương án ứng phó thiên tai; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phù hợp với phương án ứng phó thiên tai được phê duyệt.

d) Cắm biển cảnh báo đối với khu vực xảy ra sự cố, nguy cơ xảy ra sự cố; thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn đối với công trình, người và phương tiện hoạt động trong phạm vi quản lý công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển.

đ) Đo đạc, quan trắc diễn biến, hiện trạng và các thông số cơ bản của công trình; diễn biến lòng dẫn, bờ sông, bờ biển; mực nước, dòng chảy, sóng, dòng thấm và các yếu tố khác tác động lên công trình; theo dõi diễn biến thiên tai ảnh hưởng đến công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển.

e) Duy tu bảo dưỡng bảo đảm khả năng làm việc của công trình; theo dõi, kiểm tra việc sửa chữa, gia cố, nâng cấp đảm bảo các yêu cầu theo tiêu chuẩn về thiết kế, thi công công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển.

g) Kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ và đột xuất về hiện trạng, mức độ an toàn phòng, chống thiên tai đối với công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển. Phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời hư hỏng, sự cố, nguy cơ xảy ra sự cố, các hoạt động làm gia tăng rủi ro thiên tai. Trường hợp phát hiện sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố, các hoạt động làm gia tăng rủi ro thiên tai vượt quá khả năng xử lý, phải chủ động thực hiện ngay các biện pháp ứng phó để hạn chế thiệt hại, đồng thời báo cáo kịp thời đến Ủy ban nhân dân cấp trực tiếp quản lý, cơ quan nhà nước chuyên ngành về phòng, chống thiên tai cấp trực tiếp quản lý để được hỗ trợ.

h) Rà soát, đánh giá, xác định trọng điểm xung yếu và phương án bảo vệ trọng điểm xung yếu đối với công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển.

i) Tổ chức thực hiện phương án ứng phó thiên tai được duyệt phù hợp với các tình huống thiên tai xảy ra và khắc phục kịp thời hậu quả thiệt hại do thiên tai.

k) Lập và lưu trữ cơ sở dữ liệu về lũ, bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, nước dâng, mưa lớn, động đất, sóng thần, sụt lún đất ảnh hưởng đến ổn định công trình và hồ sơ về khảo sát, thiết kế, hoàn công xây dựng, sửa chữa, gia cố, duy tu bảo dưỡng; các biên bản, báo cáo kiểm tra đánh giá định kỳ về hiện trạng; phương án ứng phó thiên tai và các tài liệu khác có liên quan.

l) Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong việc quản lý công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển.

2. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức quản lý công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển

a) Tuân thủ và thực hiện đầy đủ các nội dung đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai trong việc quản lý, vận hành và sử dụng công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển quy định tại khoản 1, Điều 7 Thông tư này.

b) Xử lý hoặc phối hợp xử lý các hoạt động làm gia tăng rủi ro thiên tai; sự cố, nguy cơ xảy ra sự cố và khắc phục hậu quả thiệt hại do thiên tai đối với công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển. Trường hợp vượt quá khả năng phải kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân và cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai cấp trực tiếp quản lý để được giải quyết.

c) Rà soát, đánh giá mức độ an toàn phòng, chống thiên tai và xây dựng phương án bảo vệ trọng điểm xung yếu (nếu có) đối với công trình thuộc phạm vi quản lý, báo cáo các cơ quan quản lý chuyên ngành về phòng, chống thiên tai cấp tỉnh.

d) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phòng, chống thiên tai.

3. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Theo dõi, đôn đốc và tổ chức hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai quy định tại khoản 1, Điều 7 Thông tư này.

b) Tham mưu cho Ủy ban nhân cấp tỉnh trong việc phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý và thực hiện bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với công trình phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn.

c) Tham mưu trong việc huy động nguồn lực và tổ chức xử lý sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố, hoạt động làm gia tăng nguy cơ rủi ro thiên tai và khắc phục hậu quả thiệt hại do thiên tai đối với việc quản lý công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển thuộc phạm vi quản lý.

d) Hằng năm, rà soát, đánh giá, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh các trọng điểm xung yếu và phương án bảo vệ trọng điểm xung yếu đối với công trình phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển thuộc phạm vi quản lý trước mùa lũ 15 ngày.

đ) Tuyên truyền, phổ biến nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn; đào tạo, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng quản lý công trình.

e) Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước khác trong quản lý công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển thuộc phạm vi quản lý.

4. Trách nhiệm của Tổng cục Phòng, chống thiên tai

a) Hướng dẫn việc triển khai thực hiện nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển.

b) Hằng năm, tổng hợp kết quả rà soát, đánh giá các trọng điểm xung yếu đối với công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển trên phạm vi cả nước, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước mùa lũ để chủ động trong phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

c) Thanh tra, kiểm tra trong việc thực hiện các quy định bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển.

d) Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước khác về phòng, chống thiên tai trong quản lý công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển thuộc thẩm quyền.

5. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp

a) Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai; tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn.

b) Phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước của các cơ quan quản lý nhà nước đối với việc quản lý công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển thuộc phạm vi quản lý.

c) Tổ chức việc xử lý sự cố, nguy cơ xảy ra sự cố, tình huống làm gia tăng rủi ro thiên tai và khắc phục hậu quả thiên tai đối với công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển theo thẩm quyền. Trường hợp vượt quá khả năng phải báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trực tiếp quản lý hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để được hỗ trợ.

d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp, báo cáo định kỳ hằng năm các trọng điểm xung yếu và phương án bảo vệ trọng điểm xung yếu đối với công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển, gửi Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước mùa lũ.

đ) Đảm bảo nguồn lực tài chính cho các hoạt động bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển thuộc phạm vi quản lý.

e) Tổ chức thanh tra, kiểm tra về các quy định bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển thuộc phạm vi quản lý.

Điều 8. Bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành và sử dụng công trình đê điều

1. Nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành và sử dụng công trình đê điều

a) Theo dõi diễn biến, vận hành công trình đê điều, khu vực chịu tác động do vận hành công trình đê điều và thiên tai ảnh hưởng đến an toàn công trình đê điều: thường xuyên theo dõi diễn biến mưa, lũ, bão và quan trắc mực nước lũ, sóng, thủy triều ảnh hưởng đến an toàn công trình đê điều; thực hiện tuần tra, canh gác theo cấp báo động theo quy định của pháp luật về đê điều; khảo sát địa hình, địa chất các tuyến đê chưa đủ dữ liệu phục vụ công tác đánh giá công trình đê điều; định kỳ đo vẽ mặt cắt cố định ngang sông; đo đạc sơ họa diễn biến lòng dẫn; đo đạc diễn biến bãi biển trước đê; quan trắc biến dạng, chuyển vị, thấm của các đoạn đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê xung yếu.

b) Duy tu bảo dưỡng công trình đê điều; bổ sung, bảo dưỡng, thu gom vật tư dự trữ phòng, chống lụt bão và quản lý, sử dụng vật tư dự trữ phòng chống lụt bão theo quy định của pháp luật về đê điều và các văn bản hướng dẫn.

c) Tổ chức xây dựng, rà soát, phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện phương án hộ đê, bảo vệ trọng điểm xung yếu đê điều, bao gồm các nội dung: hiện trạng công trình, dự kiến các tình huống xảy ra, giải pháp kỹ thuật xử lý, khối lượng vật tư, phương tiện, lực lượng ứng phó, phương án huy động, phân công trách nhiệm.

Phương án hộ đê, bảo vệ trọng điểm xung yếu đê điều phải đáp ứng theo phương châm 4 tại chỗ, được xây dựng, rà soát, điều chỉnh theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai, đê điều và phê duyệt trước ngày 15 tháng 5 hằng năm.

d) Xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy trình vận hành công trình phân lũ, chậm lũ, cống qua đê, công trình tràn sự cố, cửa khẩu qua đê, trạm bơm, âu thuyền trong phạm vi bảo vệ đê điều theo quy định của pháp luật. Khi vận hành công trình phân lũ, chậm lũ, cống qua đê, công trình tràn sự cố, cửa khẩu qua đê, trạm bơm, âu thuyền trong phạm vi bảo vệ đê điều phải thực hiện thông tin, cảnh báo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và chính quyền địa phương khu vực bị tác động do quá trình vận hành; quá trình thực hiện quy trình vận hành phải được ghi chép đầy đủ vào nhật ký và được kiểm tra, giám sát.

đ) Kiểm tra, phát hiện và xử lý nguy cơ, sự cố gây mất an toàn đê điều: thường xuyên kiểm tra, theo dõi diễn biến tình trạng đê điều; kiểm tra, đánh giá hiện trạng công trình đê điều trước mùa lũ hằng năm, xác định các vị trí trọng điểm xung yếu về đê điều; kiểm tra, đánh giá hiện trạng công trình đê điều ngay sau khi có cảnh báo mưa lớn, lũ, bão hoặc kết thúc đợt mưa lớn, lũ, bão; kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi vi phạm pháp luật về đê điều.

Trong quá trình kiểm tra, trường hợp phát hiện sự cố, nguy cơ cao xảy ra sự cố, các hoạt động có nguy cơ gây mất an toàn công trình đê điều vượt quá khả năng xử lý, phải chủ động thực hiện ngay các biện pháp ứng phó để hạn chế thiệt hại, đồng thời báo cáo kịp thời đến Ủy ban nhân dân cấp trực tiếp quản lý, cơ quan nhà nước chuyên ngành về phòng, chống thiên tai cấp trực tiếp quản lý để được hỗ trợ.

e) Hộ đê: việc hộ đê phải được tiến hành thường xuyên, nhất là trong mùa lũ, bão và phải cứu hộ kịp thời khi công trình đê điều bị sự cố hoặc có nguy cơ bị sự cố; đảm bảo an toàn công trình đê điều trong mùa lũ, bão theo quy định của pháp luật về đê điều và quy định khác của pháp luật có liên quan.

g) Lập và lưu trữ cơ sở dữ liệu về thiên tai, hồ sơ về quản lý, vận hành, sử dụng công trình đê điều theo quy định. Cơ sở dữ liệu về thiên tai ảnh hưởng đến công trình đê điều và thiệt hại do thiên tai gây ra đối với công trình đê điều phải được cập nhật thường xuyên và theo từng đợt; hồ sơ về quản lý, vận hành, sử dụng công trình đê điều phải được thu thập, tạo lập và lưu trữ đầy đủ (bao gồm: tài liệu khảo sát, thiết kế, hoàn công xây dựng, tu bổ, nâng cấp công trình đê điều; tài liệu về kiểm định, bảo trì, duy tu bảo dưỡng công trình đê điều; các biên bản, báo cáo đánh giá hiện trạng công trình; phương án hộ đê, bảo vệ trọng điểm xung yếu đê điều; quy trình vận hành công trình phân lũ, chậm lũ, cống qua đê, công trình tràn sự cố, cửa khẩu qua đê, trạm bơm, âu thuyền trong phạm vi bảo vệ đê điều và các tài liệu khác liên quan đến an toàn công trình đê điều).

2. Trách nhiệm bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai của lực lượng chuyên trách quản lý đê điều đối với các tuyến đê từ cấp III đến cấp đặc biệt

a) Kiểm tra, theo dõi diễn biến tình trạng đê điều; lập hồ sơ lưu trữ và cập nhật thường xuyên dữ liệu về công trình đê điều và thiên tai ảnh hưởng đến công trình đê điều.

b) Xây dựng phương án hộ đê, bảo vệ trọng điểm xung yếu đê điều; phương án xử lý sự cố đê điều.

c) Thực hiện các nội dung khác liên quan đến bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với công trình đê điều quy định tại khoản 1 Điều này và pháp luật về đê điều.

d) Đối với các tuyến đê cấp IV, cấp V; tuyến đê và công trình phân lũ, làm chậm lũ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định việc tổ chức, quản lý, thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, khoản 2 Điều này.

3. Trách nhiệm bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai của cơ quan chuyên môn tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực đê điều.

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan, chỉ đạo lực lượng chuyên trách quản lý đê điều thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hiện trạng công trình đê điều trên địa bàn; duy tu, bảo dưỡng đê điều.

b) Xây dựng phương án hộ đê, bảo vệ trọng điểm xung yếu đê điều và các nội dung khác về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với công trình đê điều theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

4. Trách nhiệm bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Chỉ đạo cơ quan chuyên môn về đê điều phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện các nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai quy định tại khoản 1 Điều này.

b) Hướng dẫn, tổ chức xây dựng, rà soát, điều chỉnh, bổ sung và trình phê duyệt phương án hộ đê, bảo vệ trọng điểm xung yếu đê điều.

c) Thực hiện theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời các sự cố, nguy cơ xảy ra sự cố, tình huống ảnh hưởng đến an toàn công trình đê điều và hành vi vi phạm pháp luật về đê điều thuộc phạm vi quản lý.

d) Tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh các trọng điểm xung yếu về phòng, chống thiên tai đối với công trình đê điều trước ngày 30 tháng 4 hằng năm.

đ) Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước khác có liên quan về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành và sử dụng công trình đê điều.

5. Trách nhiệm bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai của Tổng cục Phòng, chống thiên tai

a) Theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện các quy định về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng công trình liên quan đến an toàn đê điều quy định tại khoản 1 Điều này và pháp luật về đê điều.

b) Đôn đốc, hướng dẫn các địa phương, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để chỉ đạo xử lý kịp thời các sự cố, nguy cơ xảy ra sự cố, tình huống ảnh hưởng đến an toàn công trình đê điều và hành vi vi phạm pháp luật về đê điều.

c) Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước khác có liên quan về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng công trình đê điều.

6. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp

a) Thông tin, truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng công trình đê điều.

b) Thẩm định, phê duyệt phương án bảo vệ trọng điểm xung yếu đê điều, phương án hộ đê theo nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

c) Thực hiện các nội dung liên quan đến bảo đảm an toàn đê điều quy định tại Chương III về bảo vệ và sử dụng đê điều, Chương IV về hộ đê, Chương VI về trách nhiệm quản lý nhà nước về đê điều của Luật Đê điều và các nội dung khác quy định tại khoản 1 Điều này theo trách nhiệm, thẩm quyền được giao.

d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp, báo cáo định kỳ hằng năm các trọng điểm xung yếu về phòng, chống thiên tai đối với công trình đê điều thuộc phạm vi quản lý, gửi Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 15 tháng 5.

đ) Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc quản lý, vận hành, sử dụng công trình đê điều thuộc phạm vi quản lý.

Điều 9. Bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, khai thác, vận hành công trình đập, hồ chứa nước thủy lợi, công trình chống úng, chống hạn và chống xâm nhập mặn.

1. Nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai

a) Xây dựng, kiện toàn, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, được cung cấp đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị, thông tin liên lạc, bảo hộ đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với lực lượng quản lý, khai thác, vận hành công trình đập, hồ chứa nước thủy lợi, công trình chống úng, chống hạn và chống xâm nhập mặn.

b) Xây dựng và ban hành quy chế làm việc trong quản lý, khai thác, vận hành công trình và các hoạt động thuộc phạm vi quản lý công trình đập, hồ chứa nước thủy lợi, công trình chống úng, chống hạn và chống xâm nhập mặn phải đáp ứng yêu cầu về phòng, chống thiên tai.

c) Xây dựng phương án bảo vệ công trình theo quy định tại Luật Thủy lợi và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủy lợi.

d) Xây dựng, rà soát, điều chỉnh, bổ sung phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp theo quy định đối với công trình đập, hồ chứa nước thủy lợi. Tổ chức diễn tập phương án và chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phù hợp với phương án được phê duyệt.

đ) Lập và thực hiện quy trình vận hành công trình; thông tin, cảnh báo kịp thời khi vận hành công trình, đồng thời phải triển khai biện pháp ứng phó để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản.

e) Theo dõi, quan trắc hiện trạng, diễn biến công trình; thực hiện bảo trì công trình; kiểm soát các hoạt động sửa chữa, nâng cấp công trình, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật thủy lợi theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về công trình, không làm gia tăng rủi ro thiên tai và phát sinh thiên tai mới.

g) Quan trắc, giám sát diễn biến thiên tai, cảnh báo các khu vực xung yếu của công trình và khu vực lân cận có nguy cơ xảy ra sự cố do thiên tai ảnh hưởng đến ổn định công trình và có biện pháp xử lý đảm bảo an toàn.

h) Kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ và đột xuất về hiện trạng, mức độ an toàn phòng, chống thiên tai đối với công trình đập, hồ chứa nước thủy lợi, công trình chống úng, chống hạn và chống xâm nhập mặn. Phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các tình huống, tác động tự nhiên gây tổn hại hoặc đe dọa đến an toàn công trình, hoạt động làm gia tăng rủi ro thiên tai, sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố đối với công trình đập, hồ chứa nước thủy lợi, công trình chống úng, chống hạn và chống xâm nhập mặn.

Trường hợp phát hiện sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố, các tình huống, hoạt động làm gia tăng rủi ro thiên tai vượt quá khả năng xử lý, phải thực hiện ngay các biện pháp ứng phó để hạn chế thiệt hại, đồng thời phải báo cáo ngay đến các cơ quan, người có thẩm quyền để kịp thời xử lý.

i) Rà soát, đánh giá khả năng thoát lũ sau tràn của các hồ chứa nước thủy lợi; lập danh mục các công trình hư hỏng, xuống cấp không bảo đảm công suất, năng lực thiết kế, có nguy cơ mất an toàn và kinh phí thực hiện; đánh giá, xác định và tổng hợp các trọng điểm xung yếu về phòng, chống thiên tai và có phương án bảo vệ trọng điểm xung yếu trước mùa lũ hằng năm đối với công trình đập, hồ chứa nước thủy lợi, công trình chống úng, chống hạn và chống xâm nhập mặn.

k) Triển khai thực hiện phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp được phê duyệt phù hợp với các tình huống thiên tai xảy ra và khắc phục kịp thời hậu quả do thiên tai gây ra.

l) Lập và lưu trữ cơ sở dữ liệu về thiên tai, hồ sơ về quản lý, khai thác, sử dụng công trình đập, hồ chứa nước thủy lợi, công trình chống úng, chống hạn và chống xâm nhập mặn theo quy định.

2. Trách nhiệm bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai của tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác, vận hành

a) Tuân thủ và thực hiện đầy đủ các nội dung đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, khai thác, vận hành công trình đập, hồ chứa nước thủy lợi, công trình chống úng, chống hạn và chống xâm nhập mặn quy định tại khoản 1, Điều 9 Thông tư này.

b) Phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống thiên tai. Trường hợp vượt quá khả năng phải kịp thời báo cáo chính quyền địa phương, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và các cơ quan liên quan theo quy định để xử lý.

c) Xử lý hoặc phối hợp xử lý sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố, tình huống làm gia tăng rủi ro thiên tai và khắc phục hậu quả thiệt hại do thiên tai. Trường hợp vượt quá khả năng phải kịp thời báo cáo chủ quản lý, chủ sở hữu công trình, Ủy ban nhân dân các cấp để giải quyết.

d) Rà soát, đánh giá mức độ an toàn phòng, chống thiên tai và xây dựng phương án bảo vệ trọng điểm xung yếu (nếu có) đối với công trình thuộc phạm vi quản lý, báo cáo các cơ quan quản lý chuyên ngành về phòng, chống thiên tai cấp tỉnh.

đ) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phòng, chống thiên tai.

3. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Chỉ đạo cơ quan quản lý nhà nước về thủy lợi ở địa phương phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện các nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai quy định tại khoản 1, Điều 9 Thông tư này và các quy định khác có liên quan.

b) Tổ chức tập huấn, tuyên truyền, phổ biến nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, khai thác, vận hành công trình đập, hồ chứa nước thủy lợi, công trình chống úng, chống hạn và chống xâm nhập mặn trên địa bàn; đào tạo, tập huấn, diễn tập kỹ năng phòng, chống thiên tai cho cơ quan, tổ chức quản lý, khai thác, vận hành công trình thuộc phạm vi quản lý.

c) Hướng dẫn, tổ chức xây dựng, rà soát, điều chỉnh, bổ sung và trình phê duyệt phương án bảo vệ công trình và phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp.

d) Tham mưu, hướng dẫn việc thực hiện bảo trì công trình; xử lý sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố, hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống thiên tai; khắc phục hậu quả thiệt hại do thiên tai đối với công trình đập, hồ chứa nước thủy lợi, công trình chống úng, chống hạn và chống xâm nhập mặn thuộc phạm vi quản lý.

đ) Rà soát, đánh giá, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh các trọng điểm xung yếu và phương án bảo vệ trọng điểm xung yếu đối với công trình đập, hồ chứa nước thủy lợi, công trình chống úng, chống hạn và chống xâm nhập mặn trước mùa lũ 15 ngày.

e) Tham mưu cho Ủy ban nhân cấp tỉnh trong việc phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý đối với công trình đập, hồ chứa nước thủy lợi, công trình chống úng, chống hạn và chống xâm nhập mặn trên địa bàn.

g) Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước khác về phòng, chống thiên tai thuộc phạm vi quản lý.

4. Trách nhiệm của Tổng cục Thủy lợi

a) Theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện các quy định về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, khai thác, vận hành công trình đập, hồ chứa nước thủy lợi, công trình chống úng, chống hạn và chống xâm nhập mặn.

b) Thực hiện trách nhiệm của chủ quản lý công trình thủy lợi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý quy định tại Luật Thủy lợi và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủy lợi.

c) Trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phương án bảo vệ công trình thủy lợi; biện pháp bảo đảm an toàn và xử lý sự cố công trình thủy lợi do Bộ quản lý.

d) Tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra hiện trạng an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi trước mùa lũ hằng năm.

đ) Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước khác về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, khai thác, sử dụng công trình đập, hồ chứa nước thủy lợi, công trình chống úng, chống hạn và chống xâm nhập mặn.

5. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp

a) Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, khai thác, vận hành công trình đập, hồ chứa nước thủy lợi, công trình chống úng, chống hạn và chống xâm nhập mặn.

b) Phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước của các cơ quan quản lý nhà nước đối với việc quản lý, khai thác, vận hành công trình đập, hồ chứa nước thủy lợi, công trình chống úng, chống hạn và chống xâm nhập mặn thuộc phạm vi quản lý.

c) Đảm bảo kinh phí bảo trì công trình; xử lý kịp thời sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố, khắc phục hậu quả thiên tai và hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống thiên tai thuộc phạm vi quản lý. Trường hợp vượt quá khả năng, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên, Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để giải quyết.

d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp, báo cáo định kỳ hằng năm các trọng điểm xung yếu và phương án bảo vệ trọng điểm xung yếu đối với công trình đập, hồ chứa nước thủy lợi, công trình chống úng, chống hạn và chống xâm nhập mặn thuộc phạm vi quản lý, gửi Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước mùa lũ.

đ) Tổ chức thanh tra, kiểm tra các quy định bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, khai thác, vận hành công trình đập, hồ chứa nước thủy lợi, công trình chống úng, chống hạn và chống xâm nhập mặn thuộc phạm vi quản lý.

Điều 10. Bảo đảm yêu cầu phòng chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá

1. Nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá

a) Xây dựng, kiện toàn, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, được cung cấp đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị, thông tin liên lạc, bảo hộ đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với lực lượng quản lý, vận hành, sử dụng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.

b) Ban hành và thông báo công khai quy chế quản lý khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá. Công bố danh sách khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá theo quy định của Luật Thủy sản.

c) Xây dựng, rà soát, điều chỉnh, bổ sung phương án ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, phương án sắp xếp tàu thuyền neo đậu. Tổ chức diễn tập phương án và chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phù hợp với phương án được phê duyệt.

d) Quan trắc, theo dõi, thông tin và cảnh báo kịp thời về thiên tai; treo tín hiệu báo bão, áp thấp nhiệt đới khi có thiên tai xảy ra theo quy định; thông báo luồng lạch, phao tiêu, báo hiệu, tình hình an toàn cầu, bến cho tàu cá ra vào khu neo đậu tránh trú bão; tình hình tàu cá đang neo đậu tại khu neo đậu tránh trú bão.

đ) Theo dõi hiện trạng khu neo đậu; thực hiện duy tu, bảo dưỡng và kiểm soát các hoạt động sửa chữa, nâng cấp khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về công trình, không làm gia tăng rủi ro thiên tai và phát sinh thiên tai mới.

e) Kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ và đột xuất về hiện trạng, mức độ an toàn phòng, chống thiên tai đối với khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá. Phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống thiên tai, hoạt động làm gia tăng rủi ro thiên tai, sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố đối với khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.

Trường hợp phát hiện sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố, các tình huống, hoạt động làm gia tăng rủi ro thiên tai vượt quá khả năng xử lý, phải thực hiện ngay các biện pháp ứng phó để hạn chế thiệt hại, đồng thời phải báo cáo ngay đến các cơ quan, người có thẩm quyền để kịp thời xử lý.

g) Rà soát, đánh giá, xác định và tổng hợp đối với các trọng điểm xung yếu về phòng, chống thiên tai và có phương án bảo vệ trọng điểm xung yếu đối với khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.

h) Tổ chức hướng dẫn, sắp xếp tàu thuyền vào neo đậu đúng nơi quy định; có biện pháp bảo đảm an toàn cho người và phương tiện; kiểm tra, kiểm soát việc người ở lại trên các phương tiện trong khu neo đậu khi có thiên tai; tuân thủ lệnh điều động của cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp khẩn cấp.

i) Lập và lưu trữ cơ sở dữ liệu về thiên tai, hồ sơ về quản lý, vận hành, sử dụng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá theo quy định.

2. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành, sử dụng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá

a) Tuân thủ và thực hiện đầy đủ các nội dung đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai trong việc quản lý, vận hành, sử dụng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá quy định tại khoản 1, Điều 10 Thông tư này.

b) Lập sổ theo dõi tình hình hoạt động, tình trạng kỹ thuật, trang thiết bị của khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.

c) Phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố; tình huống làm gia tăng rủi ro thiên tai, hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống thiên tai và khắc phục hậu quả thiên tai. Trường hợp vượt quá khả năng phải kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trực tiếp quản lý và các cơ quan có liên quan để được hỗ trợ.

đ) Kiểm đếm số lượng tàu cá vào neo, đậu tránh trú trước khi có bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào khu vực; thực hiện lệnh yêu cầu hoặc cưỡng chế ngư dân để đảm bảo an toàn và tổ chức đưa đến nơi trú ẩn an toàn khi có tình huống khẩn cấp.

e) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phòng, chống thiên tai.

3. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Tổ chức tập huấn, tuyên truyền, phổ biến nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trên địa bàn; đào tạo, tập huấn, diễn tập kỹ năng phòng, chống thiên tai cho cơ quan, tổ chức quản lý, vận hành, sử dụng thuộc phạm vi quản lý.

b) Hướng dẫn xây dựng, rà soát, điều chỉnh, bổ sung và trình phê duyệt phương án ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, phương án sắp xếp tàu thuyền neo đậu thuộc phạm vi quản lý.

c) Tham mưu, hướng dẫn việc thực hiện duy tu bảo dưỡng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; xử lý sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố, hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống thiên tai; khắc phục hậu quả thiệt hại do thiên tai đối với khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thuộc phạm vi quản lý.

d) Rà soát, đánh giá, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các trọng điểm xung yếu và phương án bảo vệ trọng điểm xung yếu đối với khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trước mùa lũ 15 ngày.

đ) Tham mưu cho Ủy ban nhân cấp tỉnh trong việc phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước đối với khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trên địa bàn.

e) Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước khác về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thuộc phạm vi quản lý.

4. Trách nhiệm của Tổng cục Thủy sản

a) Theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện các quy định về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá quy định tại khoản 1 Điều này và pháp luật về Thủy sản.

b) Tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá theo quy định của pháp luật.

c) Tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra hiện trạng an toàn phòng, chống thiên tai đối với khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.

d) Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước khác về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thuộc phạm vi quản lý.

5. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp

a) Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trên địa bàn.

b) Phân công, phân cấp trách nhiệm cho cơ quan quản lý nhà nước đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.

c) Đảm bảo kinh phí duy tu bảo dưỡng công trình; xử lý kịp thời sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố, hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống thiên tai và khắc phục hậu quả thiên tai thuộc phạm vi quản lý. Trường hợp vượt quá khả năng, báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền để được hỗ trợ.

d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp, báo cáo định kỳ hằng năm trọng điểm xung yếu và phương án bảo vệ trọng điểm xung yếu đối với khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thuộc phạm vi quản lý, gửi Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước mùa lũ.

đ) Tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về các quy định bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thuộc phạm vi quản lý.

Điều 11. Bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng hệ thống trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng.

1. Nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý hệ thống trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng

a) Xây dựng, kiện toàn, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, được cung cấp đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị, thông tin liên lạc, bảo hộ đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với lực lượng quản lý, vận hành, sử dụng hệ thống trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng.

b) Xây dựng và ban hành quy chế quản lý, sử dụng, quy trình vận hành hệ thống trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng.

c) Rà soát, hoàn thiện tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn chuyên ngành trong quản lý, vận hành, sử dụng hệ thống trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai.

d) Xây dựng, điều chỉnh, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai theo quy định tại Luật Phòng, chống thiên tai; tổ chức diễn tập theo phương án ứng phó thiên tai; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phù hợp với phương án ứng phó thiên tai được phê duyệt.

đ) Đo đạc, quan trắc hiện trạng và các thông số cơ bản của hệ thống trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng; kiểm tra, phát hiện và xử lý sự cố hư hỏng, gián đoạn cung cấp thông tin, đồng thời phải triển khai biện pháp ứng phó để duy trì hoạt động của hệ thống.

e) Duy tu, bảo dưỡng bảo đảm khả năng làm việc của hệ thống; theo dõi, kiểm tra việc sửa chữa, nâng cấp đảm bảo các yêu cầu theo tiêu chuẩn về thiết kế, thi công hệ thống trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng.

g) Kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ và đột xuất về hiện trạng, mức độ đảm bảo an toàn đối với hệ thống trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng. Phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời hư hỏng, sự cố, nguy cơ xảy ra sự cố. Trường hợp phát hiện sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố, gián đoạn thông tin phải chủ động thực hiện ngay các biện pháp xử lý; nếu vượt quá khả năng báo cáo kịp thời đến Ủy ban nhân dân cấp trực tiếp quản lý, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về phòng, chống thiên tai cấp trực tiếp quản lý để được hỗ trợ.

h) Hằng năm rà soát, đánh giá, xác định trọng điểm xung yếu và phương án bảo vệ trọng điểm xung yếu đối với hệ thống trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng.

i) Tổ chức thực hiện phương án ứng phó thiên tai được duyệt phù hợp với các tình huống thiên tai xảy ra và khắc phục kịp thời hậu quả thiệt hại do thiên tai.

k) Lập và lưu trữ hồ sơ về khảo sát, thiết kế, hoàn công xây dựng, sửa chữa, duy tu bảo dưỡng; các biên bản, báo cáo kiểm tra đánh giá định kỳ về hiện trạng; phương án ứng phó thiên tai và các tài liệu khác có liên quan.

l) Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong việc quản lý hệ thống trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng.

2. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức quản lý hệ thống trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng

a) Tuân thủ và thực hiện đầy đủ các nội dung đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng quy định tại khoản 1, Điều 11 Thông tư này.

b) Xử lý hoặc phối hợp xử lý các hoạt động làm gia tăng nguy cơ rủi ro thiên tai; sự cố, nguy cơ xảy ra sự cố và khắc phục hậu quả thiệt hại do thiên tai đối với hệ thống trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng. Trường hợp vượt quá khả năng phải kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân và cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai cấp trực tiếp quản lý để được giải quyết.

c) Rà soát, đánh giá mức độ an toàn phòng, chống thiên tai và xây dựng phương án bảo vệ hệ thống trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.

d) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phòng, chống thiên tai.

3. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao Ủy ban nhân dân các cấp huyện, xã bảo vệ các trạm trực canh, cảnh báo theo dõi, giám sát thiên tai được lắp đặt trên địa bàn tỉnh.

b) Phối hợp thực hiện công tác vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp hệ thống trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng.

c) Vận hành kịp thời hệ thống theo phân quyền để cảnh báo thiên tai tới người dân.

d) Hằng năm, rà soát, đánh giá, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh các trọng điểm xung yếu và phương án bảo vệ đảm bảo an toàn đối với hệ thống trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý trước mùa lũ 15 ngày.

đ) Tuyên truyền, phổ biến nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành hệ thống trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng trên địa bàn; đào tạo, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng quản lý hệ thống.

e) Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước khác trong quản lý, vận hành hệ thống trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng.

4. Trách nhiệm của Tổng cục Phòng, chống thiên tai

a) Theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn việc triển khai thực hiện nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với hệ thống trạm trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng.

b) Thanh tra, kiểm tra trong việc thực hiện các quy định bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý hệ thống trạm trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng.

c) Trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phương án ứng phó thiên tai, bảo vệ hệ thống trạm trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng do Bộ quản lý.

d) Tham mưu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bố trí kinh phí thực hiện công tác quản lý, vận hành và duy trì hoạt động của hệ thống như: kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế thiết bị, duy trì hoạt động thường xuyên của hệ thống trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai được giao quản lý.

đ) Thực hiện trách nhiêm quản lý nhà nước khác về phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành hệ thống trạm trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng thuộc thẩm quyền.

5. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp

a) Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai; tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành hệ thống trạm trực canh, cảnh báo theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng trên địa bàn.

b) Phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp đối với việc quản lý hệ thống trạm trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý.

c) Đảm bảo kinh phí duy tu bảo dưỡng công trình; xử lý kịp thời sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố, hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống thiên tai và khắc phục hậu quả thiên tai thuộc phạm vi quản lý. Trường hợp vượt quá khả năng, báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để được hỗ trợ.

d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp, báo cáo định kỳ hằng năm về hiện trạng và phương án bảo vệ hệ thống trạm trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng, gửi Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước mùa lũ.

đ) Đảm bảo nguồn lực tài chính cho các hoạt động bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành hệ thống trạm trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý.

e) Tổ chức thanh tra, kiểm tra về các quy định bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành hệ thống trạm trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý.

 

Chương IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 12. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2021.

2. Trong quá trình thực hiện, trường hợp có phát sinh vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời bằng văn bản về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nghiên cứu xem xét, giải quyết./.

 

Nơi nhận:

- Thủ tướng Chính phủ;

- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Văn phòng Trung ương Đảng;

- Văn phòng Quốc hội;

- Văn phòng Chính phủ;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;

- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;

- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;

- Công báo, cổng thông tin điện tử Chính phủ;

- Website Bộ NN&PTNT;

- Sở NN&PTNT các tỉnh, TP trực thuộc TW;

- Lưu VT, PCTT (200).

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

 

 

Nguyễn Hoàng Hiệp

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3940/QĐ-BNN-KL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bãi bỏ Quyết định 4737/QĐ-BNN-TCLN ngày 02/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục loài động vật trên cạn khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư không thuộc đối tượng quản lý như động vật hoang dã quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ

Quyết định 3940/QĐ-BNN-KL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bãi bỏ Quyết định 4737/QĐ-BNN-TCLN ngày 02/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục loài động vật trên cạn khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư không thuộc đối tượng quản lý như động vật hoang dã quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ

Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

Thông tư 91/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 191/2016/TT-BTC ngày 08/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản và lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản và Thông tư 56/2018/TT-BTC ngày 25/6/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường do cơ quan trung ương thực hiện thẩm định

Thông tư 91/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 191/2016/TT-BTC ngày 08/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản và lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản và Thông tư 56/2018/TT-BTC ngày 25/6/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường do cơ quan trung ương thực hiện thẩm định

Thuế-Phí-Lệ phí, Tài nguyên-Môi trường

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi