Quyết định 3979/QĐ-BTNMT 2022 công bố kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá BVMT năm 2021

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 3979/QĐ-BTNMT

Quyết định 3979/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt và công bố kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường năm 2021 của các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương
Cơ quan ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trườngSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:3979/QĐ-BTNMTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Võ Tuấn Nhân
Ngày ban hành:30/12/2022Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường năm 2021

Ngày 30/12/2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quyết định 3979/QĐ-BTNMT về việc phê duyệt và công bố kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường năm 2021 của các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương.

Theo đó, nội dung Bộ chỉ số được cấu trúc thành hai nhóm: Đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ về bảo vệ môi trường, với 4 nhóm tiêu chí, 11 tiêu chí thành phần, 26 chỉ số đánh giá; Đánh giá mức độ hài lòng của người dân về chất lượng môi trường sống, với 04 nhóm tiêu chí, 01 chỉ số đánh giá.

Cụ thể, nội dung đánh giá mức độ hài lòng của người dân về chất lượng môi trường sống được thể hiện thông qua việc đánh giá mức độ cảm nhận, sự hài lòng của người dân với 08 tiêu chí như là chất lượng môi trường nước mặt tại các ao, hồ, sông, suối, kênh, rạch..tại nơi sinh sống; chất lượng nước dùng cho sinh hoạt…

Ngoài ra, quy trình đánh giá gồm có tự đánh giá của địa phương; đánh giá thông qua điều tra xã hội học; thẩm định kết quả tự đánh giá của các địa phương; phê duyệt và công bố kết quả Bộ chỉ số.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định 3979/QĐ-BTNMT tại đây

tải Quyết định 3979/QĐ-BTNMT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 3979/QĐ-BTNMT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Quyết định 3979/QĐ-BTNMT PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
________________

Số: 3979/QĐ-BTNMT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2022

 

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT VÀ CÔNG BỐ KẾT QUẢ THỰC HIỆN BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2021 CỦA CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

______________

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

 

Căn cứ Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ về Ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;

Căn cứ Nghị định số 68/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Căn cứ Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường;

Căn cứ Quyết định số 2782/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Căn cứ Quyết định số 1037/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 5 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc thành lập Hội đồng thẩm định kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường năm 2021 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Căn cứ kết quả họp Hội đồng thẩm định kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường năm 2021 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường.

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt và công bố kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường năm 2021 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại Phụ lục kèm theo.

Điều 2. Căn cứ kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường năm 2021, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức quán triệt, có giải pháp đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường, cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường cho các năm tiếp theo.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng Trần Hồng Hà (để báo cáo);
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Văn phòng Chính phủ;
- Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Lưu: VT, TCMT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Võ Tuấn Nhân

 

 

 

PHỤ LỤC

XẾP HẠNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2021 CỦA CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG (PEPI 2021)
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-BTNMT ngày tháng năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Thứ hạng

Tỉnh, thành phố

Tổng điểm Bộ chỉ số (PEPI)

 

Thứ hạng

Tỉnh, thành phố

Tổng điểm Bộ chỉ số (PEPI)

1

Đà Nẵng

79.82

33

Quảng Trị

65.05

2

Bà Rịa - Vũng Tàu

78.79

34

Thanh Hoá

64.11

3

Trà Vinh

77.52

35

Lào Cai

63.94

4

Cần Thơ

74.04

36

Thái Nguyên

63.74

5

Bình Dương

71.89

37

Bình Định

63.74

6

Long An

71.87

38

Ninh Thuận

63.58

7

Vĩnh Long

71.55

39

Thái Bình

63.30

8

Quảng Ninh

71.14

40

Quảng Bình

63.17

9

Bắc Giang

70.35

41

Quảng Nam

62.79

10

Nghệ An

70.01

42

Yên Bái

62.44

11

Phú Thọ

69.50

43

Sóc Trăng

62.24

12

Bắc Ninh

69.47

44

Hoà Bình

61.88

13

Nam Định

69.38

45

Hậu Giang

61.84

14

Tp. Hồ Chí Minh

69.14

46

Lai Châu

61.00

15

Khánh Hoà

68.86

47

Gia Lai

60.85

16

Hưng Yên

68.62

48

Hải Dương

60.43

17

An Giang

68.61

49

Cà Mau

60.05

18

Sơn La

68.22

50

Lâm Đồng

59.51

19

Điện Biên

68.07

51

Hà Giang

58.87

20

Tiền Giang

67.97

52

Cao Bằng

58.82

21

Hà Nam

67.95

53

Đắk Lắk

58.65

22

Hải Phòng

67.90

54

Vĩnh Phúc

57.92

23

Đồng Nai

67.85

55

Hà Nội

57.36

24

Hà Tĩnh

67.66

56

Quảng Ngãi

57.14

25

Bắc Kạn

67.06

57

Kon Tum

57.01

26

Tây Ninh

66.85

58

Bạc Liêu

55.91

27

Bến Tre

66.27

59

Bình Thuận

55.14

28

Tuyên Quang

66.25

60

Bình Phước

54.86

29

Ninh Bình

66.13

61

Phú Yên

54.64

30

Đồng Tháp

65.65

62

Kiên Giang

53.88

31

Lạng Sơn

65.63

63

Đắk Nông

51.30

32

Thừa Thiên Huế

65.44

 

 

 

 

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2021 CỦA CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG (BÁO CÁO TÓM TẮT)

 

MỤC LỤC

 

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

GIỚI THIỆU

A. TỔNG QUAN VỀ BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC TỈNH/THÀNH PHỐ

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA BỘ CHỈ SỐ

1. Mục đích

2. Yêu cầu

II. NỘI DUNG BỘ CHỈ SỐ

1. Nội dung đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ về BVMT (Nhóm I)

2. Nội dung đánh giá mức độ hài lòng của người dân về chất lượng môi trường sống (Nhóm II)

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

1. Đối tượng

2. Phương pháp đánh giá, xác định Bộ chỉ số

IV. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN XÁC ĐỊNH BỘ CHỈ SỐ NĂM 2021

1. Công tác tự đánh giá của các tỉnh/thành phố

2. Công tác tổ chức điều tra xã hội học

2.1 Đối tượng điều tra xã hội học

2.2 Số lượng phiếu điều tra và địa bàn điều tra

2.3 Phiếu điều tra xã hội học

2.4 Phương thức điều tra xã hội học:

2.5 Tổng hợp, phân tích dữ liệu và tính chỉ số hài lòng về chất lượng môi trường sống

2.6 Kết quả phiếu điều tra xã hội học hợp lệ thu về được tổng hợp

B. KẾT QUẢ BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC TỈNH/THÀNH PHỐ

I. Chỉ số tổng hợp đánh giá kết quả BVMT của các tỉnh/thành phố (Chỉ số PEPI)

II. Các chỉ số thành phần đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ về BVMT (Các chỉ số nhóm I)

1. Chỉ số thành phần tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường (Chỉ số 01)

2. Chỉ số thành phần tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát sinh nước thải từ 50 m3/ngày trở lên có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường

3. Chỉ số thành phần tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường

4. Chỉ số thành phần tỷ lệ cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường

5. Chỉ số thành phần tỷ lệ bệnh viện, trung tâm y tế có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường

6. Chỉ số thành phần số lượng phương tiện giao thông công cộng trên 10.000 dân đô thị

7. Chỉ số thành phần tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý đáp ứng yêu cầu BVMT

8. Chỉ số thành phần tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn

9. Chỉ số thành phần tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được xử lý đáp ứng yêu cầu về BVMT

10. Chỉ số thành phần tỷ lệ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh

11. Chỉ số thành phần tỷ lệ số khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu được xử lý, cải tạo

12. Chỉ số thành phần tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung

13. Chỉ số thành phần tỷ lệ hộ gia đình nông thôn được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh

14. Chỉ số thành phần tỷ lệ diện tích đất của các khu bảo tồn thiên nhiên đã được thành lập trên tổng diện tích đất quy hoạch cho bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học

15. Chỉ số thành phần tỷ lệ diện tích rừng trồng mới tập trung trên diện tích đất quy hoạch phát triển rừng

16. Chỉ số thành phần diện tích rừng tự nhiên bị cháy, chặt phá

17. Chỉ số thành phần sản lượng điện sản xuất từ năng lượng tái tạo

18. Chỉ số thành phần số trạm quan trắc tự động chất lượng môi trường không khí tại các đô thị loại IV trở lên trên 10.000 dân đô thị

19. Chỉ số thành phần tỷ lệ các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục, truyền số liệu trực tiếp cho Sở TN&MT tỉnh/thành phố theo quy định của pháp luật

20. Chỉ số thành phần tỷ lệ chi ngân sách cho hoạt động sự nghiệp BVMT

21. Chỉ số thành phần số lượng công chức, cán bộ thực hiện nhiệm vụ BVMT trên 1 triệu dân

22. Chỉ số thành phần tỷ lệ số vụ việc phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường thông qua đường dây nóng đã được xử lý

III. Chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người dân về chất lượng môi trường sống (Chỉ số nhóm II)

1. Thông tin cơ bản về phiếu điều tra xã hội học

2. Mức độ đánh giá của người dân về chất lượng môi trường sống đối với các tỉnh/thành phố

2.1 Phương pháp tính giá trị trung bình và điểm số về sự hài lòng

2.2 Giá trị trung bình về sự hài lòng của người dân địa phương

2.3 Điểm Chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người dân về chất lượng môi trường sống của các tỉnh/thành phố

4. Đánh giá mong muốn của người dân đối với chính quyền để cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường sống trong thời gian tới

5. Một số nhận xét và kiến nghị từ kết quả điều tra xã hội học

C. KẾT LUẬN

 

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

 

BVMT

Bảo vệ môi trường

CCN

Cụm công nghiệp

CTNH

Chất thải nguy hại

CTR

Chất thải rắn

KCN

Khu công nghiệp

KKT

Khu kinh tế

MTTQ

Mặt trận Tổ quốc

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

XLNT

Xử lý nước thải

 

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Bảng 1: Bảng kết quả thực hiện Bộ chỉ số năm 2021 của các tỉnh/thành phố

Bảng 2: Xếp hạng kết quả điểm Chỉ số nhóm I năm 2021 của các tỉnh/thành phố (PEPI1)

Bảng 3: Kết quả đánh giá Chỉ số nhóm II năm 2021 của các tỉnh/thành phố (PEPI2)

Bảng 4: Kết quả chỉ số thành phần tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường

Bảng 5: Kết quả chỉ số thành phần tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát sinh nước thải từ 50 m3/ngày trở lên có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường

Bảng 6: Kết quả chỉ số thành phần tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường

Bảng 7: Kết quả chỉ số thành phần tỷ lệ cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường

Bảng 8: Kết quả chỉ số thành phần tỷ lệ bệnh viện, trung tâm y tế có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường

Bảng 9: Kết quả chỉ số thành phần số lượng phương tiện giao thông công cộng trên 10.000 dân đô thị

Bảng 10: Kết quả chỉ số thành phần tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý đáp ứng yêu cầu BVMT

Bảng 11: Kết quả chỉ số thành phần tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn

Bảng 12: Chỉ số thành phần chất thải rắn sinh hoạt được xử lý đáp ứng yêu cầu về BVMT

Bảng 13: Kết quả chỉ số thành phần tỷ lệ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh

Bảng 14: Kết quả chỉ số thành phần tỷ lệ số khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu được xử lý, cải tạo

Bảng 15: Kết quả chỉ số thành phần tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung

Bảng 16: Kết quả chỉ số thành phần tỷ lệ hộ gia đình nông thôn được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh

Bảng 17: Kết quả chỉ số thành phần tỷ lệ diện tích đất của các khu bảo tồn thiên nhiên đã được thành lập trên tổng diện tích đất quy hoạch cho bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học

Bảng 18: Kết quả chỉ số thành phần tỷ lệ diện tích rừng trồng mới tập trung trên diện tích đất quy hoạch phát triển rừng

Bảng 19: Kết quả chỉ số thành phần diện tích rừng tự nhiên bị cháy, chặt phá

Bảng 20: Kết quả chỉ số thành phần sản lượng điện sản xuất từ năng lượng tái tạo

Bảng 21: Kết quả chỉ số thành phần số trạm quan trắc tự động chất lượng môi trường không khí tại các đô thị loại IV trở lên trên 10.000 dân đô thị

Bảng 22: Kết quả chỉ số thành phần tỷ lệ các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục, truyền số liệu trực tiếp cho Sở TN&MT tỉnh/thành phố theo quy định của pháp luật

Bảng 23: Kết quả chỉ số thành phần tỷ lệ chi ngân sách cho hoạt động sự nghiệp BVMT

Bảng 24: Kết quả chỉ số thành phần số lượng công chức, cán bộ thực hiện nhiệm vụ BVMT trên 1 triệu dân

Bảng 25: Kết quả chỉ số thành phần tỷ lệ xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường thông qua đường dây nóng (Chỉ số 26)

Bảng 26. Số lượng phiếu thu về theo các tỉnh/thành phố

Bảng 27. Tỷ lệ trả lời phiếu điều tra theo địa bàn, đối tượng điều tra

Bảng 28. Trung bình điểm đánh giá tại mỗi tiêu chí về chất lượng môi trường sống ở các tỉnh/thành phố

Bảng 29: Điểm Chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người dân về chất lượng môi trường sống của các tỉnh/thành phố (điểm Chỉ số (PEPI2)

Bảng 30. Tỉ lệ người dân thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường

Bảng 31. 03 yếu tố người dân mong muốn các cấp chính quyền địa phương ưu tiên thực hiện để cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường sống của người dân trong thời gian tới

Biểu đồ 1: Xếp hạng Chỉ số PEPI 2021 của các tỉnh/thành phố

Biểu đồ 2. Kết quả đánh giá Chỉ số nhóm I năm 2021 của các tỉnh/thành phố (PEPI1)

Biểu đồ 3: Kết quả đánh giá Chỉ số nhóm II năm 2021 của các tỉnh/thành phố (PEPI2)

 

GIỚI THIỆU

Ngày 31/10/2019, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã ban hành Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường (BVMT) của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại Quyết định số 2782/QĐ-BTNMT (Bộ chỉ số). Thực hiện Quyết định này, từ năm 2020, Bộ TN&MT đã triển khai áp dụng chính thức để đánh giá, xác định kết quả thực hiện Bộ chỉ số năm 2020 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là địa phương) và thẩm định, công bố kết quả thực hiện vào năm 2021. Việc công bố kết quả thực hiện Bộ chỉ số đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, thu hút sự quan tâm, khuyến khích nỗ lực của các cơ quan quản lý nhà nước và người dân trong thực hiện các mục tiêu, chính sách về BVMT, hướng đến mục tiêu phát triển hài hòa kinh tế-xã hội và môi trường. Đồng thời, kết quả thực hiện Bộ chỉ số là nguồn thông tin, số liệu quan trọng giúp Bộ TN&MT, các tỉnh/thành phố nhận biết được những mặt mạnh, mặt yếu trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu về BVMT để từ đó có những điều chỉnh chính sách, chỉ đạo phù hợp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác BVMT.

Năm 2021 là năm đầu thực hiện Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội 10 năm 2021 - 2030, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025; đồng thời cũng là năm có nhiều khó khăn, thách thức do diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 tác động toàn diện, sâu rộng đến mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội của đất nước. Đối với lĩnh vực môi trường, năm 2021 cũng là năm có ý nghĩa quan trọng, tập trung chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 với nhiều cơ chế, chính sách mới có tính chất đột phá, cùng với đó là những thay đổi lớn về chủ trương, chính sách trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược BVMT, chiến lược bảo tồn ĐDSH giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn 2030. Vì thế việc đánh giá định lượng và xếp hạng kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về BVMT càng có tính thời sự và cấp thiết hơn để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của thực tiễn trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi và chất lượng môi trường sống.

Thực hiện nội dung này, ngay từ đầu năm 2021, Bộ TN&MT đã có văn bản hướng dẫn, đôn đốc các địa phương về triển khai thực hiện Bộ chỉ số, phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc tổ chức điều tra xã hội học để đánh giá mức độ hài lòng của người dân về chất lượng môi trường sống; tổ chức rà soát, thẩm tra, thẩm định kết quả thực hiện Bộ chỉ số trên cơ sở hồ sơ tự đánh giá của các địa phương gửi về. Sau quá trình triển khai thực hiện, với sự phối hợp chặt chẽ của các tỉnh/thành phố và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đến nay Bộ TN&MT đã hoàn thành việc xác định kết quả BVMT của các tỉnh/thành phố và Bộ trưởng Bộ TN&MT đã phê duyệt kết quả thực hiện Bộ chỉ số (Chỉ số PEPI) năm 2021 của toàn bộ 63 địa phương. Chỉ số PEPI 2021 đã phản ánh một cách tương đối toàn diện kết quả BVMT của các tỉnh/thành phố năm 2021, là nguồn thông tin quan trọng cho các cơ quan, nhà quản lý, người dân trong việc xây dựng và thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh công tác BVMT hàng năm.

A. TỔNG QUAN VỀ BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC TỈNH/THÀNH PHỐ

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA BỘ CHỈ SỐ

1. Mục đích

Bộ chỉ số nhằm theo dõi, đánh giá định lượng một cách thực chất, khách quan, công bằng kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ BVMT và mức độ hài lòng của người dân về chất lượng môi trường sống của các tỉnh/thành phố, thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở đó so sánh, xếp hạng kết quả BVMT hàng năm giữa các tỉnh/thành phố. Thông qua Bộ chỉ số nhận diện các mặt mạnh, mặt yếu trong công tác BVMT, đánh giá hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về BVMT, nắm bắt đánh giá của người dân về những vấn đề môi trường tác động trực tiếp tới sức khỏe con người, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, khuyến khích nỗ lực của các cơ quan quản lý nhà nước và người dân trong công tác BVMT.

2. Yêu cầu

- Bộ chỉ số đánh giá kết quả BVMT của các địa phương bám sát chủ trương, chính sách, pháp luật về BVMT, hệ thống chỉ tiêu thống kê các cấp; ưu tiên đánh giá các mục tiêu, nhiệm vụ cấp bách về BVMT hiện hành.

- Bộ chỉ số phải được rà soát, có tính kế thừa, đúc rút kinh nghiệm để bảo đảm tính khoa học, khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh/thành phố.

- Tiếp tục nâng cao sự tham gia của tổ chức, cá nhân trong quá trình đánh giá.

- Biểu đồ thành được hệ thống theo dõi, đánh giá đồng bộ, thống nhất về kết quả BVMT của các tỉnh/thành phố để phục vụ công tác quản lý nhà nước về BVMT.

II. NỘI DUNG BỘ CHỈ SỐ

Nội dung Bộ chỉ số được ban hành theo Quyết định số 2782/QĐ-BTNMT được cấu trúc thành hai nhóm: (I) Đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ về BVMT, với 04 nhóm tiêu chí, 11 tiêu chí thành phần, 26 chỉ số đánh giá; (II) Đánh giá mức độ hài lòng của người dân về chất lượng môi trường sống, với 04 nhóm tiêu chí, 01 chỉ số đánh giá.

Từ kinh nghiệm trong việc thu thập, tổng hợp thông tin, số liệu đánh giá của các địa phương được thực hiện cho năm 2020 và quy định của Luật BVMT năm 2020, nội dung đánh giá các chỉ số thành phần nhóm I của Bộ chỉ số năm 2021 được thiết kế bảo đảm phù hợp, sát với thực tiễn hơn theo hướng không đề nghị địa phương đánh giá đối với 04 chỉ số không còn được quy định trong Luật BVMT 2020 và có tính chất thời điểm (các chỉ số địa phương không tự đánh giá cho năm 2021 gồm: tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý triệt để; số lượng sự cố môi trường do chất thải gây ra; tỷ lệ các cơ quan nhà nước, đảng, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh, cấp huyện, các siêu thị, khu du lịch đã có quy định, cam kết, kế hoạch triển khai về chống rác thải nhựa; tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có hố xí hợp vệ sinh). Nội dung đánh giá Bộ chỉ số cho năm 2021 cụ thể như sau:

1. Nội dung đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ về BVMT (Nhóm I)

Nội dung đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ về BVMT (nhóm I) được xác định, cấu trúc thành 04 nhóm mục tiêu, 11 nhóm chính sách và 22 chỉ số thành phần, trong đó: mục tiêu, nhiệm vụ về bảo vệ chất lượng môi trường sống có 4 nhóm chính sách và 13 chỉ số thành phần; mục tiêu, nhiệm vụ về bảo vệ sức sống hệ sinh thái có 2 nhóm chính sách và 3 chỉ số thành phần; nhiệm vụ, mục tiêu về bảo vệ hệ thống khí hậu có 1 nhóm chính sách và 1 chỉ số thành phần; nhiệm vụ, mục tiêu về tăng cường năng lực quản lý nhà nước về BVMT có 4 nhóm chính sách và 5 chỉ số thành phần.

22 chỉ số thành phần nhóm I được đánh giá, xác định cho năm 2022 bao gồm: Tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh phát sinh nước thải từ 50 m3/ngày (24 giờ) trở lên có công trình, thiết bị, hệ thống xử lý nước thải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường; Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; Tỷ lệ cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; Tỷ lệ bệnh viện, trung tâm y tế có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; Số lượng phương tiện giao thông công cộng trên 10.000 dân đô thị; Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý đáp ứng yêu cầu BVMT; Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn; Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được xử lý đáp ứng yêu cầu BVMT; Tỷ lệ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh; Tỷ lệ số khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu được xử lý, cải tạo; Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung; Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh; Tỷ lệ diện tích đất của các khu bảo tồn thiên nhiên đã được thành lập trên tổng diện tích đất quy hoạch cho bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; Tỷ lệ diện tích rừng trồng mới tập trung trên diện tích đất quy hoạch phát triển rừng; Diện tích rừng tự nhiên bị cháy, chặt phá; Sản lượng điện sản xuất từ năng lượng tái tạo; Số trạm quan trắc tự động chất lượng môi trường không khí tại các đô thị loại IV trở lên trên 10.000 dân đô thị; Tỷ lệ các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục, truyền số liệu trực tiếp cho Sở TN&MT tỉnh/thành phố theo quy định của pháp luật; Tỷ lệ chi ngân sách cho hoạt động sự nghiệp BVMT; Số lượng công chức, cán bộ thực hiện nhiệm vụ BVMT trên 1 triệu dân; Tỷ lệ số vụ việc phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường thông qua đường dây nóng đã được xử lý.

2. Nội dung đánh giá mức độ hài lòng của người dân về chất lượng môi trường sống (Nhóm II)

- Nội dung đánh giá mức độ hài lòng của người dân về chất lượng môi trường sống được thể hiện thông qua việc đánh giá mức độ cảm nhận, sự hài lòng của người dân đối với 08 tiêu chí/vấn đề về chất lượng môi trường liên quan trực tiếp đến cuộc sống của người dân, bao gồm: (1) Chất lượng môi trường nước mặt tại các ao, hồ, sông, suối, kênh, rạch… tại nơi sinh sống; (2) Chất lượng nước dùng cho sinh hoạt tại nơi sinh sống; (3) Chất lượng môi trường không khí tại nơi sinh sống; (4) Mức độ bảo đảm về tiếng ồn, độ rung tại nơi sinh sống; (5) Thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại nơi sinh sống; (6) Thu gom, xử lý nước thải tại nơi sinh sống; (7) Hệ thống cây xanh, khu vui chơi giải trí công cộng/danh lam thắng cảnh, cảnh đẹp thiên nhiên tại nơi sinh sống; (8) Sự quan tâm của chính quyền địa phương đối với vấn đề BVMT tại nơi sinh sống. Kết quả đánh giá các tiêu chí này được thể hiện qua chỉ số thành phần về “Tỷ lệ hài lòng của người dân đối với chất lượng môi trường sống” (Chỉ số nhóm II).

- Việc đánh giá mức độ hài lòng của người dân về chất lượng môi trường sống theo các tiêu chí nêu trên được thực hiện bằng hình thức điều tra xã hội học thông qua Phiếu điều tra đối với các địa phương trên phạm vi cả nước. Nội dung Phiếu điều tra xã hội học gồm các câu hỏi có sẵn phương án trả lời để đối tượng điều tra lựa chọn (Nội dung chi tiết Phiếu xin ý kiến về sự hài lòng của người dân đối với chất lượng môi trường sống được thể hiện tại Phụ lục 1 kèm theo).

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH BỘ CHỈ SỐ

1. Đối tượng

Đối tượng đánh giá của Bộ chỉ số là việc thực hiện công tác BVMT của 63 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Phương pháp đánh giá, xác định Bộ chỉ số

2.1 Phương pháp và thang điểm đánh giá Bộ chỉ số

- Việc đánh giá, xếp hạng kết quả BVMT của các địa phương được thực hiện bằng Biểu đồ thức tính điểm thông qua Chỉ số đánh giá kết quả BVMT cấp tỉnh, viết tắt là PEP INDEX (Provincial Environmental Protection Index).

- Chỉ số PEP INDEX có số điểm tối đa là 100 điểm, được xác định từ số điểm đạt được của các chỉ số thành phần và trọng số của Bộ chỉ số theo công thức sau: PEP INDEX = ∑ Di.Wi = PEPI + PEPII

Trong đó:

i là các chỉ số thành phần của Bộ chỉ số (i = 1 đến 23).

Di là điểm đạt được của chỉ số thành phần i.

Wi là trọng số của chỉ số thành phần i; ∑wi = 1.

PEPI là số điểm đạt được của các chỉ số đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ về bảo vệ môi trường (điểm đạt được của các chỉ số nhóm I); có số điểm tối đa là 70 điểm.

PEPII là số điểm đạt được của chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người dân về chất lượng môi trường sống (điểm đạt được của chỉ số nhóm II); có số điểm tối đa là 30 điểm.

- Điểm đạt được của từng chỉ số thành phần được xác định căn cứ vào kết quả thực hiện chỉ số thành phần của mỗi địa phương, kết quả thực hiện cao nhất trong số các địa phương và điểm tối đa của chỉ số thành phần đó. Mỗi chỉ số thành phần có số điểm tối đa là 100 điểm.

Cách tính điểm đạt được của từng chỉ số thành phần; Trọng số của các tiêu chí, chỉ số thành phần trong Bộ chỉ số (trọng số của Bộ chỉ số) được xác định căn cứ vào mức độ ưu tiên, tầm quan trọng của các tiêu chí, chỉ số thành phần đối với kết quả bảo vệ môi trường và được quy định được quy định cụ thể tại phần phụ lục của “Tài liệu hướng dẫn tự đánh giá kết quả thực hiện các chỉ số nhóm I Bộ chỉ số năm 2021 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”.

2.2 Quy trình đánh giá

(i) Tự đánh giá của địa phương: các tỉnh/thành phố tự tổ chức thu thập, tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về BVMT theo các chỉ số nhóm I quy định trong Bộ chỉ số và theo hướng dẫn của Bộ TN&MT.

(ii) Đánh giá thông qua điều tra xã hội học: Bộ TN&MT đề nghị Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (TWMTTQ) Việt Nam hướng dẫn Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp tổ chức thực hiện điều tra xã hội học thông qua Phiếu điều tra để đánh giá mức độ hài lòng của người dân về chất lượng môi trường sống đối với toàn bộ 63 tỉnh/thành phố trên phạm vi cả nước.

(iii) Thẩm định kết quả tự đánh giá của các địa phương: Được thực hiện theo 02 bước: (1) Rà soát hồ sơ tự đánh giá của các địa phương theo quy định và tài liệu hướng dẫn của Bộ TN&MT và đối chiếu với các thông tin, báo cáo quản lý nhà nước của Bộ TN&MT và các Bộ, ngành liên quan (Bộ Công Thương, Bộ Giao Thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ Y tế) do Cơ quan Thường trực Hội đồng thực hiện để đánh giá tính chính xác, mức độ tin cậy của kết quả tự đánh giá của các địa phương; (2) Tổ chức thẩm định kết quả tự đánh giá của các tỉnh/thành phố và kết quả tổng hợp Phiếu điều tra xã hội học bởi Hội đồng thẩm định liên ngành do Bộ trưởng Bộ TN&MT thành lập.

(iv) Phê duyệt và công bố kết quả Bộ chỉ số: Căn cứ kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định liên ngành, Bộ trưởng Bộ TN&MT phê duyệt kết quả thực hiện Bộ chỉ số của các địa phương và Bộ TN&MT công bố kết quả thực hiện Bộ chỉ số dự kiến vào dịp tổ chức Ngày Môi trường thế giới hàng năm (05/6).

Chỉ số đánh giá kết quả BVMT của tỉnh (viết tắt là PEP INDEX - Provincial Environmental Protection Index) được xác định từ số điểm đạt được của các chỉ số thành phần có tính đến trọng số Bộ chỉ số. Chỉ số PEPI có số điểm tối đa là 100 điểm.

IV. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN XÁC ĐỊNH BỘ CHỈ SỐ NĂM 2021

1. Công tác tự đánh giá của các tỉnh/thành phố

Bộ TN&MT đã ban hành Công văn số 8103/BTNMT-TCMT ngày 30/12/2021 gửi các địa phương hướng dẫn chi tiết việc đánh giá và yêu cầu thời hạn gửi kết quả đánh giá về Bộ trước ngày 15/02/2022; tiếp tục có Công văn số 1096/BTNMT-TCMT ngày 04/3/2022 đôn đốc các địa phương chưa gửi hoặc gửi không đúng thẩm quyền khẩn trương gửi hồ sơ tự đánh giá về Bộ trước ngày 10/3/2022.

Tính đến ngày 15/3/2022, toàn bộ 63/63 địa phương đã gửi hồ sơ về Bộ theo thẩm quyền. Qua rà soát, tổng hợp hồ sơ các địa phương gửi về, cho thấy việc thực hiện tự đánh giá các chỉ số nhóm I Bộ chỉ số của các địa phương đã có nhiều chuyển biến tích cực so với năm đầu thực hiện là năm 2020. Các địa phương đã cơ bản thực hiện đúng theo hướng dẫn của Bộ; điền đầy đủ thông tin, biểu mẫu theo yêu cầu. Mặc dù còn có một số địa phương gửi muộn so với thời hạn, tuy nhiên số lượng địa phương gửi báo cáo đúng hạn và số lượng địa phương ký báo cáo theo đúng thẩm quyền cũng tăng so với năm trước. Đây cũng là thuận lợi trong quá trình thẩm tra, đánh giá số liệu của các địa phương.

Nhằm nâng cao tính chính xác, mức độ tin cậy của thông tin, số liệu kết quả tự đánh giá của các địa phương, với vai trò là Cơ quan Thường trực hội đồng, ngày 10/3/2022, Bộ TN&MT đã chỉ đạo Tổng cục Môi trường thành lập Tổ giúp việc rà soát, tổng hợp kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả BVMT năm 2021 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do 01 đồng chí Lãnh đạo Tổng cục trực tiếp là Tổ trưởng; 10 thành viên là Thủ trưởng, Lãnh đạo các đơn vị có liên quan trực thuộc Tổng cục. Tổ giúp việc có nhiệm vụ rà soát, đối chiếu kết quả tự đánh giá theo từng chỉ số của địa phương với nội dung, phương pháp, phạm vi tính toán được quy định tại Quyết định số 2782/QĐ-BTNMT, các công văn hướng dẫn của Bộ TN&MT và các nguồn thông tin, số liệu sau: (1) Số liệu đã được đánh giá, công bố năm 2020; (2) Số liệu các địa phương cung cấp tại Báo cáo công tác BVMT năm 2021; (3) Số liệu do các Bộ có liên quan cung cấp; (4) Số liệu có được trong công tác quản lý nhà nước của các đơn vị trực thuộc Tổng cục nhằm đánh giá tính chính xác, mức độ tin cậy về kết quả tự đánh giá của các địa phương. Đồng thời, Bộ đã ban hành Công văn số 1352/BTNMT-TCMT ngày 16/3/2022 gửi 06 Bộ (gồm: Công Thương; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Y tế; Xây dựng; Giao thông vận tải; Kế hoạch và Đầu tư) đề nghị cung cấp số liệu theo ngành, lĩnh vực quản lý để phục vụ quá trình thẩm định số liệu của các địa phương và đề nghị cử người tham gia Hội đồng thẩm định của Bộ.

Căn cứ kết quả rà soát, đối chiếu nêu trên, ngày 21/4/2022, Cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định (Tổng cục Môi trường) đã có Văn bản kèm theo Phiếu rà soát gửi tới 57/63 địa phương để đề nghị báo cáo, rà soát, cập nhật thêm thông tin, số liệu và cung cấp các tài liệu có liên quan để phục vụ đánh giá mức độ tin cậy, tính chính xác của kết quả tự đánh giá của địa phương, làm cơ sở báo cáo Hội đồng thẩm định xem xét, quyết định (có 06 địa phương thực hiện đúng hoàn toàn theo quy định, hướng dẫn, không cần cung cấp, làm rõ thêm thông tin).

Đến nay, Bộ TN&MT đã nhận được đầy đủ hồ sơ bổ sung đề nghị thẩm định của các tỉnh/thành phố và văn bản cung cấp thông tin, số liệu của các Bộ có liên quan để phục vụ công tác thẩm định kết quả thực hiện Bộ chỉ số.

2. Công tác tổ chức điều tra xã hội học

Để đánh giá mức độ hài lòng của người dân về chất lượng môi trường sống năm 2021 tại các địa phương, Bộ TN&MT đã có Công văn số 7258/BTNMT- TCMT ngày 30/11/2021 gửi Ban Thường trực Ủy ban TWMTTQ Việt Nam đề nghị phối hợp tổ chức điều tra xã hội học đánh giá mức độ hài lòng của người dân về chất lượng môi trường sống năm 2021 (trong đó có gửi kèm theo mẫu Phiếu điều tra xã hội học).

Thực hiện nhiệm vụ, trong năm 2021, Ban Thường trực Ủy ban TWMTTQ Việt Nam đã có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban TWMTTQ Việt Nam các địa phương phát Phiếu điều tra xã hội học tại 63/63 địa phương trên cả nước. Hiện nay, đơn vị đầu mối của Ủy ban TWMTTQ Việt Nam đã tổng hợp, xử lý số liệu và hoàn thiện báo cáo điều tra xã hội học đánh giá mức độ hài lòng của người dân về chất lượng môi trường sống các các địa phương.

Nhằm tiếp tục triển khai thực hiện nhiệm vụ này theo Chương trình phối hợp số 05/CTrPH-MTTW-BTNMT ngày 12/01/2021 giữa Bộ TN&MT và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường giai đoạn 2021-2025 và căn cứ quy định tại điểm c khoản 2 Điều 64 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ TN&MT quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật BVMT, Bộ TN&MT đã có Công văn số 2182/BTNMT-TCMT ngày 27/4/2022 gửi Ban Thường trực Ủy ban TWMTTQ Việt Nam mời tham gia đánh giá kết quả công tác BVMT của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Căn cứ hướng dẫn của Ban Thường trực Ủy ban TWMTTQ Việt Nam, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh/thành phố đã lựa chọn địa bàn điều tra và tổ chức hướng dẫn, triển khai việc phát phiếu điều tra theo thành phần, tỷ lệ quy định; Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện, cơ sở, Ban công tác Mặt trận khu dân cư phối hợp tổ chức điều tra theo chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên trực tiếp. Thông tin cụ thể về điều tra xã hội học đánh giá mức độ hài lòng của người dân về chất lượng môi trường sống năm 2021 tại các tỉnh/thành phố như sau:

2.1 Đối tượng điều tra xã hội học

Đối tượng điều tra xã hội học là người dân theo các độ tuổi, thành phần nghề nghiệp khác nhau đang sinh sống, làm việc, học tập, lưu trú tại tỉnh/thành phố. Trong đó, dự kiến cơ cấu theo thành phần nghề nghiệp như sau: Nông dân (khoảng 35%); công nhân (khoảng 25%); kinh doanh, dịch vụ (khoảng 20%); công chức, viên chức (khoảng 10%); hưu trí (khoảng 10%); học sinh, sinh viên (khoảng 5%).

2.2 Số lượng phiếu điều tra và địa bàn điều tra

Số lượng phiếu điều tra theo mẫu tại các tỉnh/thành phố trung bình là 100 phiếu/tỉnh/thành phố. Trong đó:

- Số phiếu điều tra tại các thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ được cơ cấu như sau:

+ Ở đô thị: Chọn 02 khu dân cư ở 2 phường (chọn ngẫu nhiên 2 phường xếp vị trí thứ 3 trong thứ tự đơn vị hành chính) thuộc 2 quận, mỗi khu dân cư điều tra 30 phiếu (tổng số 60 phiếu);

+ Ở nông thôn: Chọn 01 khu dân cư ở xã (chọn ngẫu nhiên 1 xã xếp vị trí thứ 5 trong thứ tự đơn vị hành chính) thuộc 1 huyện, điều tra 40 phiếu.

- Số phiếu điều tra tại 58 tỉnh còn lại được cơ cấu như sau:

+ Ở đô thị: Chọn 01 khu dân cư (chọn ngẫu nhiên 1 phường xếp vị trí thứ 3 trong thứ tự đơn vị hành chính) thuộc 1 thành phố hoặc thị xã, điều tra 40 phiếu;

+ Ở nông thôn: Chọn 2 khu dân cư ở 2 xã (chọn ngẫu nhiên 2 xã xếp vị trí thứ 5 trong thứ tự đơn vị hành chính) thuộc 2 huyện, mỗi khu dân cư điều tra 30 phiếu (tổng số 60 phiếu).

2.3 Phiếu điều tra xã hội học

Phiếu điều tra xã hội học gồm các câu hỏi có sẵn phương án trả lời để đối tượng điều tra lựa chọn. Câu hỏi của Phiếu điều tra xã hội học thể hiện nội dung của các tiêu chí đo lường sự hài lòng, đồng thời phản ánh quá trình, kết quả bảo vệ chất lượng môi trường sống, sự mong đợi của người dân về chất lượng môi trường sống của tỉnh/thành phố. Nội dung chi tiết mẫu phiếu tại Phụ lục của báo cáo tổng hợp số liệu điều tra xã hội học được gửi kèm theo tài liệu.

2.4 Phương thức điều tra xã hội học:

Phát phiếu điều tra xã hội học trực tiếp đến người dân để trả lời phiếu trên cơ sở bảo đảm các nguyên tắc:

- Số phiếu phát cho từng đối tượng ở từng khu dân cư do Ủy ban MTTQ các cấp lựa chọn nhưng phải đảm bảo theo tỷ lệ và địa bàn điều tra theo hướng dẫn.

- Việc phát phiếu điều tra phải đúng đối tượng, mỗi người chỉ được trả lời 1 phiếu để kết quả điều tra đảm bảo khách quan, chính xác; tránh một người trả lời nhiều phiếu.

- Lập danh sách người trả lời: Ghi rõ họ và tên, điện thoại liên hệ, địa chỉ nơi ở của người trả lời (địa bàn lấy phiếu) để phục vụ cho việc kiểm tra, giám sát khi cần thiết.

2.5 Tổng hợp, phân tích dữ liệu và tính chỉ số hài lòng về chất lượng môi trường sống

Trên cơ sở thông tin thu thập từ phiếu điều tra xã hội học sẽ tiến hành tổng hợp, phân tích các dữ liệu thống kê trên phần mềm thống kê số liệu điều tra xã hội học.

Chỉ số tỷ lệ hài lòng của người dân đối với chất lượng môi trường sống được tính theo tỷ lệ phần trăm số phương án trả lời ở mức hài lòng và rất hài lòng về chất lượng môi trường của tỉnh/thành phố so với tổng số phương án mà người dân tham gia trả lời Phiếu điều tra.

Kết quả điều tra xã hội học phản ánh được cơ cấu, thành phần điều tra về độ tuổi, giới tính, nơi sống, học vấn, nghề nghiệp; tỷ lệ hài lòng của người dân tỉnh/thành phố về chất lượng môi trường trên địa bàn đối với từng tiêu chí và toàn bộ tiêu chí đánh giá; điểm số đạt được về sự hài lòng của người dân tỉnh/thành phố về chất lượng môi trường; những mong muốn/ưu tiên lựa chọn của người dân đối với chính quyền tỉnh/thành phố trong việc cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường sống trong thời gian tới.

2.6 Kết quả phiếu điều tra xã hội học hợp lệ thu về được tổng hợp

Tính đến ngày 30/3/2022, Bộ TN&MT đã nhận được phiếu điều tra của Ban Thường trực Ủy ban TWMTTQ Việt Nam, với tỷ lệ đạt 100% so với kế hoạch trên cơ sở tổng hợp phiếu điều tra và danh sách trả lời phiếu của các đối tượng điều tra xã hội học do Ủy ban TWMTTQ 63/63 tỉnh gửi về theo quy định. Qua kết quả điều tra xã hội học, Ban Tuyên giáo, Ủy ban TWMTTQ Việt Nam đã hoàn thiện báo cáo phân tích, đánh giá kết quả điều tra xã hội học về đánh giá mức độ hài lòng của tổ chức, người dân về chất lượng môi trường sống gửi Bộ TN&MT. Kết quả tổng hợp phiếu đánh giá mức độ hài lòng của người dân về chất lượng môi trường sống năm 2021 đối với các địa phương được thể hiện cụ thể tại mục III phần B của báo cáo này.

B. KẾT QUẢ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2021 CỦA CÁC TỈNH/THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

I. Chỉ số tổng hợp đánh giá kết quả thực hiện Bộ chỉ số - PEPI 2021

Kết quả thực hiện Bộ chỉ số năm 2021 (Chỉ số PEPI 2021) của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được thể hiện tại Bảng 1, Biểu đồ 1 và được phân theo 3 mức như sau:

Mức tốt, đạt kết quả Chỉ số PEPI từ 70 điểm trở lên có 10 tỉnh/thành phố.

Mức khá, đạt kết quả Chỉ số PEPI từ 60-dưới 70 điểm có 39 tỉnh/thành phố.

Mức trung bình, đạt kết quả Chỉ số PEPI từ 50 - dưới 60 điểm có 14 tỉnh/thành phố.

Theo đánh giá, tính điểm Chỉ số PEPI 2021 của các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương có kết quả đạt giá trị trung bình là 64,74 điểm, cao hơn 2,79 điểm, tương ứng với mức tăng 4,3% so với giá trị trung bình năm 2020 (đạt 61,95 điểm). So sánh kết quả của 63 địa phương cho thấy, có 33 địa phương đạt chỉ số PEPI cao hơn giá trị trung bình của cả nước. Đáng chú ý, năm 2021, số địa phương đạt trên 70 điểm và số địa phương đạt từ 60 đến dưới 70 điểm đều cao hơn 6 tỉnh/thành phố so với năm 2020 (năm 2020 có 4 địa phương đạt trên 70 điểm và 34 địa phương đạt từ 60 - dưới 70 điểm); số địa phương đạt từ 50 đến dưới 60 điểm giảm 5 địa phương so với năm 2020; không có địa phương đạt dưới 50 điểm, trong khi năm 2020 có 04 địa phương ở mức này; khoảng cách chênh lệch kết quả giữa địa phương cao nhất và thấp nhất giảm 10,15 điểm so với năm 2020 (khoảng cách này năm 2021 là 28,52 điểm, năm 2020 là 38,67 điểm). Xu hướng này cho thấy nhiều dấu hiệu tích cực trong việc tổ chức thực hiện thu thập tổng hợp thông tin, số liệu phục vụ đánh giá đầy đủ hơn các chỉ số thành phần của Bộ chỉ số, nỗ lực nâng cao kết quả thực hiện công tác BVMT ở các địa phương.

Kết quả xếp hạng Chỉ số PEPI 2021: Thành phố Đà Nẵng là địa phương xếp vị trí thứ nhất bảng xếp hạng Chỉ số PEPI 2021 với 79,82 điểm, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xếp thứ 2 với 78,79 điểm. Đây là năm thứ 2 liên tiếp các tỉnh/thành phố này nằm trong top 5. Các tỉnh nằm trong top 10 địa phương có kết quả PEPI 2021 cao nhất còn có tỉnh Trà Vinh với 77,52 điểm, thành phố Cần Thơ với 74,04 điểm, tỉnh Bình Dương với 71,89 điểm, tỉnh Long An với 71,87 điểm, tỉnh Vĩnh Long với 71,55 điểm, tỉnh Quảng Ninh với 71,14 điểm, tỉnh Bắc Giang với 70,35 điểm, tỉnh Nghệ An với 70,01 điểm.

Tỉnh Đắk Nông đứng cuối bảng xếp hạng chỉ số PEPI 2021, với số điểm 51,3. Các tỉnh nằm trong top cuối bảng xếp hạng còn có Kiên Giang (55,88 điểm), Phú Yên (54,64 điểm), Bình Phước (54,86 điểm), Bình Thuận (55,14 điểm).

Bảng 1: Kết quả thực hiện Bộ chỉ số năm 2021 của các tỉnh/thành phố - PEPI 2021

STT

Tỉnh, thành phố

Điểm chỉ số nhóm I

Điểm chỉ số nhóm II

Tổng điểm Bộ chỉ số (PEPI)

1

Đà Nẵng

56.72

23.10

79.82

2

Bà Rịa Vũng Tàu

50.49

28.30

78.79

3

Trà Vinh

50.12

27.40

77.52

4

Cần Thơ

47.74

26.30

74.04

5

Bình Dương

47.59

24.30

71.89

6

Long An

47.77

24.10

71.87

7

Vĩnh Long

45.95

25.60

71.55

8

Quảng Ninh

45.94

25.20

71.14

9

Bắc Giang

45.25

25.10

70.35

10

Nghệ An

45.61

24.40

70.01

11

Phú Thọ

40.80

28.70

69.50

12

Bắc Ninh

43.97

25.50

69.47

13

Nam Định

46.38

23.00

69.38

14

TP.Hồ Chí Minh

41.64

27.50

69.14

15

Khánh Hoà

45.26

23.60

68.86

16

Hưng Yên

47.92

20.70

68.62

17

An Giang

42.81

25.80

68.61

18

Sơn La

42.62

25.60

68.22

19

Điện Biên

42.77

25.30

68.07

20

Tiền Giang

40.67

27.30

67.97

21

Hà Nam

40.45

27.50

67.95

22

Hải Phòng

42.80

25.10

67.90

23

Đồng Nai

43.55

24.30

67.85

24

Hà Tĩnh

41.16

26.50

67.66

25

Bắc Kạn

46.66

20.40

67.06

26

Tây Ninh

44.45

22.40

66.85

27

Bến Tre

40.67

25.60

66.27

28

Tuyên Quang

40.55

25.70

66.25

29

Ninh Bình

40.03

26.10

66.13

30

Đồng Tháp

38.75

26.90

65.65

31

Lạng Sơn

45.03

20.60

65.63

32

Thừa Thiên Huế

42.14

23.30

65.44

33

Quảng Trị

40.95

24.10

65.05

34

Thanh Hoá

37.31

26.80

64.11

35

Lào Cai

42.14

21.80

63.94

36

Thái Nguyên

42.94

20.80

63.74

37

Bình Định

37.44

26.30

63.74

38

Ninh Thuận

40.38

23.20

63.58

39

Thái Bình

38.50

24.80

63.30

40

Quảng Bình

38.17

25.00

63.17

41

Quảng Nam

40.29

22.50

62.79

42

Yên Bái

35.14

27.30

62.44

43

Sóc Trăng

37.84

24.40

62.24

44

Hoà Bình

38.18

23.70

61.88

45

Hậu Giang

34.44

27.40

61.84

46

Lai Châu

35.10

25.90

61.00

47

Gia Lai

37.35

23.50

60.85

48

Hải Dương

36.73

23.70

60.43

49

Cà Mau

35.55

24.50

60.05

50

Lâm Đồng

36.01

23.50

59.51

51

Hà Giang

38.57

20.30

58.87

52

Cao Bằng

37.22

21.60

58.82

53

Đắk Lắk

35.25

23.40

58.65

54

Vĩnh Phúc

37.72

20.20

57.92

55

Hà Nội

36.86

20.50

57.36

56

Quảng Ngãi

31.74

25.40

57.14

57

Kon Tum

35.71

21.30

57.01

58

Bạc Liêu

32.91

23.00

55.91

59

Bình Thuận

30.64

24.50

55.14

60

Bình Phước

36.06

18.80

54.86

61

Phú Yên

32.74

21.90

54.64

62

Kiên Giang

31.68

22.20

53.88

63

Đắk Nông

28.00

23.30

51.30

 

Trung bình

40,5

24,2

64,74

Kết quả Chỉ số PEPI 2021 của các địa phương có nhiều khởi sắc với 45 tỉnh, thành phố có kết quả Chỉ số PEPI tăng cao hơn so với năm 2020, trong đó các địa phương tăng điểm cao là Quảng Trị (+ 24 điểm), Bắc Ninh (+18,67 điểm), Bến Tre (+12,8 điểm), Nghệ An (+10,81 điểm), Nam Định (+10,35 điểm). Bên cạnh đó, vẫn còn 18 địa phương có kết quả Chỉ số PEPI giảm so với năm 2020, trong đó, địa phương giảm nhiều là Đắk Nông (- 11,03 điểm), Lâm Đồng (-8,38 điểm), Cao Bằng (-6,87 điểm), Phú Yên (-6,69 điểm), Hải Dương (-6,26 điểm).

Biểu đồ 1: Xếp hạng Chỉ số PEPI 2021 của các tỉnh/thành phố

Xét theo 02 nhóm tiêu chí đánh giá kết quả Bộ chỉ số cho thấy có sự tương đồng giữa kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về BVMT (PEPI1) và mức độ hài lòng của người dân về chất lượng môi trường sống (PEPI2). Theo đó, các tỉnh/thành phố có có kết quả chỉ số nhóm I cao thì cũng có kết quả nhóm II cao tương ứng. Một số địa phương có chỉ số PEPI1 thấp là do việc thực hiện tự đánh giá của các tỉnh/thành phố còn thiếu số liệu, hồ sơ tương ứng, trong đó có nhiều chỉ tiêu không có thông tin, kết quả tự đánh giá nên sẽ bị chấm điểm bằng không theo quy định, dẫn đến tổng điểm đánh giá bị thấp. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người dân về chất lượng môi trường sống ảnh hưởng rất lớn đến thứ tự xếp hạng cuối cùng của các tỉnh/thành phố. Do đó, nhóm các địa phương xếp hạng thấp nhất cũng là những địa phương có chỉ số PEPI2 thấp nhất. Điều này được thể hiện ở các Bảng, Biểu đồ sau:

Bảng 2: Kết quả, xếp hạng Chỉ số nhóm I năm 2021 của các tỉnh/thành phố (PEPI1)

 

Tỉnh/thành phố

Điểm Chỉ số nhóm I (PEPI1)

Thứ hạng

Tỉnh/thành phố

Điểm Chỉ số nhóm I (PEPI1)

1

Đà Nẵng

56,72

33

Hà Nam

40,45

2

Bà Rịa Vũng Tàu

50,49

34

Quảng Nam

40,29

3

Trà Vinh

50,12

35

Ninh Bình

40,03

4

Hưng Yên

47,92

36

Đồng Tháp

38,75

5

Long An

47,77

37

Hà Giang

38,57

6

Cần Thơ

47,74

38

Thái Bình

38,50

7

Bình Dương

47,59

39

Hoà Bình

38,18

8

Bắc Kạn

46,66

40

Quảng Bình

38,17

9

Nam Định

46,38

41

Sóc Trăng

37,84

10

Vĩnh Long

45,95

42

Vĩnh Phúc

37,72

11

Quảng Ninh

45,94

43

Bình Định

37,44

12

Nghệ An

45,61

44

Ninh Thuận

37,38

13

Khánh Hoà

45,26

45

Gia Lai

37,35

14

Bắc Giang

45,25

46

Thanh Hoá

37,31

15

Bắc Ninh

45,09

47

Cao Bằng

37,22

16

Lạng Sơn

45,03

48

Hà Nội

36,86

17

Tây Ninh

44,45

49

Hải Dương

36,73

18

Đồng Nai

43,55

50

Bình Phước

36,06

19

Thái Nguyên

42,94

51

Lâm Đồng

36,01

20

An Giang

42,81

52

Kon Tum

35,71

21

Hải Phòng

42,80

53

Cà Mau

35,55

22

Điện Biên

42,77

54

Đắk Lắk

35,25

23

Sơn La

42,62

55

Yên Bái

35,14

24

Thừa Thiên Huế

42,14

56

Lai Châu

35,10

25

Lào Cai

42,14

57

Hậu Giang

34,44

26

TP.Hồ Chí Minh

41,64

58

Bạc Liêu

32,91

27

Hà Tĩnh

41,16

59

Phú Yên

32,74

28

Quảng Trị

40,95

60

Quảng Ngãi

31,74

29

Phú Thọ

40,80

61

Kiên Giang

31,68

30

Tiền Giang

40,67

62

Bình Thuận

30,64

31

Bến Tre

40,67

63

Đắk Nông

28,00

32

Tuyên Quang

40,55

Trung bình

40.5

 

 

 

 

 

 

 

Biểu đồ 2. Kết quả, xếp hạng Chỉ số nhóm I năm 2021 của các tỉnh/thành phố (PEPI1)

Kết quả thể hiện ở Bảng 2 và Biểu đồ 2 cho thấy, điểm trung bình chung của chỉ số nhóm I về kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về BVMT của các tỉnh/thành phố là 40,5 điểm trên 70 điểm tối đa, trong đó có 32 tỉnh/thành phố đạt trên mức trung bình và 31 tỉnh/thành phố có số điểm dưới mức trung bình. Các tỉnh/thành phố có số điểm đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu, chính sách về BVMT cao cũng là những tỉnh nằm trong top đầu của Chỉ số PEPI, trong đó thành phố Đà Nẵng có số điểm cao nhất với 56,72 điểm trên tổng số 70 điểm tối đa của Chỉ số nhóm I, tiếp theo là các tỉnh/thành phố Bà Rịa Vũng Tàu, Trà Vinh, Hưng Yên, Long An.

Đối với chỉ số nhóm II về điều tra xã hội học, kết quả thể hiện ở Bảng 3, Biểu đồ 3 cho thấy, điểm trung bình chung của chỉ số nhóm II về đánh giá mức độ hài lòng của người dân về chất lượng môi trường sống của các tỉnh/thành phố là 24,2 điểm trên 30 điểm tối đa, trong đó có 34 tỉnh/thành phố đạt trên mức trung bình và 29 tỉnh/thành phố có số điểm dưới mức trung bình. Các tỉnh/thành phố có số điểm đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu, chính sách về BVMT cao cũng là những tỉnh nằm trong top đầu của Chỉ số PEPI2, trong đó tỉnh Phú Thọ có số điểm quy đổi cao nhất với 28,70 điểm, tiếp theo là các tỉnh/thành phố Bà Rịa-Vũng Tàu, Hà Nam, Tp Hồ Chí Minh, Trà Vinh. Ngược lại tỉnh Bình Phước có số điểm thấp nhất khi chỉ đạt 18,8 trên tổng số 30 điểm tối đa. Các tỉnh/thành phố có kết quả thực hiện các chỉ số này thấp là Vĩnh Phúc, Bắc Kạn, Hà Nội.

Bảng 3: Kết quả, xếp hạng Chỉ số nhóm II năm 2021 của các tỉnh/thành phố (PEPI2)

 

Thứ hạng

Tỉnh/thành phố

Điểm Chỉ số nhóm II về điều tra XHH

Thứ hạng

Tỉnh/thành phố

Điểm Chỉ số nhóm II về điều tra XHH

1

Phú Thọ

28.70

33

Bình Dương

24.30

2

Bà Rịa - Vũng Tàu

28.30

34

Đồng Nai

24.30

3

Hà Nam

27.50

35

Long An

24.10

4

TP.Hồ Chí Minh

27.50

36

Quảng Trị

24.10

5

Trà Vinh

27.40

37

Hoà Bình

23.70

6

Hậu Giang

27.40

38

Hải Dương

23.70

7

Tiền Giang

27.30

39

Khánh Hoà

23.60

8

Yên Bái

27.30

40

Gia Lai

23.50

9

Đồng Tháp

26.90

41

Lâm Đồng

23.50

10

Thanh Hoá

26.80

42

Đắk Lắk

23.40

11

Hà Tĩnh

26.50

43

Thừa Thiên Huế

23.30

12

Cần Thơ

26.30

44

Đắk Nông

23.30

13

Bình Định

26.30

45

Ninh Thuận

23.20

14

Ninh Bình

26.10

46

Đà Nẵng

23.10

15

Lai Châu

25.90

47

Nam Định

23.00

16

An Giang

25.80

48

Bạc Liêu

23.00

17

Tuyên Quang

25.70

49

Quảng Nam

22.50

18

Sơn La

25.60

50

Tây Ninh

22.40

19

Vĩnh Long

25.60

51

Kiên Giang

22.20

20

Bến Tre

25.60

52

Phú Yên

21.90

21

Bắc Ninh

25.50

53

Lào Cai

21.80

22

Quảng Ngãi

25.40

54

Cao Bằng

21.60

23

Điện Biên

25.30

55

Kon Tum

21.30

24

Quảng Ninh

25.20

56

Thái Nguyên

20.80

25

Bắc Giang

25.10

57

Hưng Yên

20.70

26

Hải Phòng

25.10

58

Lạng Sơn

20.60

27

Quảng Bình

25.00

59

Hà Nội

20.50

28

Thái Bình

24.80

60

Bắc Kạn

20.40

29

Cà Mau

24.50

61

Hà Giang

20.30

30

Bình Thuận

24.50

62

Vĩnh Phúc

20.20

31

Nghệ An

24.40

63

Bình Phước

18.80

32

Sóc Trăng

24.40

 

Trung bình

24.2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu đồ 3: Kết quả, xếp hạng Chỉ số nhóm II năm 2021 của các tỉnh/thành phố (PEPI2)

II. Chỉ số thành phần đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ về BVMT (Các chỉ số nhóm I)

Kết quả thực hiện theo 22 chỉ số thành phần cho thấy, các tỉnh/thành phố có điểm Chỉ số PEPI I cao là các tỉnh/thành phố có điểm đạt được ở hầu hết các chỉ số thành phần, đồng nghĩa với việc kết quả thực hiện thực tế cao ở các chỉ số thành phần và tính nghiêm túc của tỉnh trong việc tự tổ chức thu thập, tổng hợp thông tin, dữ liệu để đánh giá đầy đủ toàn bộ các chỉ số được quy định trong bộ chỉ số. Các tỉnh/thành phố có điểm chỉ số PEPI I thấp là các tỉnh/thành phố có nhiều chỉ số thành phần có kết quả thực hiện trên thực tế đạt thấp, nhất là có nhiều chỉ số thành phần không có điểm do tỉnh không thực hiện việc thu thập, tổng hợp thông tin, dữ liệu để tự đánh giá kết quả. Điều này phản ánh rõ nét mức độ quan tâm của tỉnh đối với việc triển khai thực hiện Bộ chỉ số, cũng như phản ánh thực tế khách quan kết quả thực hiện các chỉ tiêu về BVMT của mỗi tỉnh/thành phố. Điều này được thể hiện ở kết quả đánh giá các chỉ số thành phần cụ thể như sau:

1. Tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường

a) Ý nghĩa chỉ số:

Đây là chỉ số phản ánh mức độ quan tâm, đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật về BVMT tại các đô thị trên địa bàn tỉnh/thành phố, là cơ sở để đánh giá kết quả xử lý nước thải sinh hoạt đô thị của tỉnh/thành phố; được tính theo tỷ lệ phần trăm tổng khối lượng nước thải sinh hoạt đô thị được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường trên tổng khối lượng nước thải sinh hoạt đô thị phát sinh của tỉnh/thành phố trong năm.

b) Kết quả thực hiện của các địa phương

- Kết quả tổng hợp, rà soát hồ sơ cho thấy có 63/63 địa phương thu thập tính toán kết quả thực hiện chỉ số, chiếm tỷ lệ 100%.

- Kết quả tính chỉ số thành phần này cho thấy, có 44 tỉnh/thành phố đã triển khai thực hiện đầu tư các khu/trạm xử lý nước thải sinh hoạt đô thị, chiếm 70%; trong đó, các địa phương có tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường cao là Đà Nẵng (88,19%, tương ứng với 3,09 điểm), Nghệ An (60,54%, tương ứng với 2,12 điểm), Bắc Giang (56,36%, tương ứng với 1,97 điểm); có 19/63 tỉnh báo cáo nước thải sinh hoạt đô thị trên địa bàn tỉnh chưa được thu gom, xử lý, chiếm 30%; bên cạnh các địa phương có tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường thấp là Tây Ninh (0,95%), Yên Bái (1,68%), Đồng Nai (2,34%).

- Đối chiếu với kết quả tỷ lệ đạt được của chỉ số thành phần này giữa hai năm đánh giá cho thấy: năm 2021, có 18 địa phương có kết quả tăng cao hơn so với năm 2020, trong đó, các địa phương tăng cao nhất là Thừa Thiên Huế (+ 40%, tương ứng với + 1,68 điểm), Bắc Giang (+ 35,32%, tương ứng với + 1,34 điểm), Trà Vinh (+ 18,61%, tương ứng với + 0,8 điểm); có 22 địa phương giữ nguyên kết quả như năm 2020; có 23 địa phương có kết quả giảm so với năm 2020, trong đó giảm nhiều nhất là các tỉnh/thành phố: Lâm Đồng (giảm 65.15%, tương ứng với giảm 1,99 điểm), Bắc Kạn (giảm 47.55%, tương ứng với giảm 1,47 điểm), An Giang (giảm 37,38%, tương ứng với giảm 1,13 điểm). Các địa phương giảm tỷ lệ này chủ yếu là do tăng khối lượng nước thải sinh hoạt đô thị phát sinh do gia tăng dân số trong khi hạ tầng xử lý nước thải đô thị chưa được xây dựng mới.

c) Kết quả chung trên phạm vi cả nước

Theo đánh giá, giá trị trung bình về tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường của cả nước đạt 15,4%, cao hơn 2,2 % so với giá trị trung bình năm 2020 (đạt 13,2%). So sánh kết quả của 63 địa phương cho thấy, có 21 địa phương đạt tỷ lệ cao hơn giá trị trung bình của cả nước.

Kết quả cụ thể được thể hiện ở Bảng sau:

Bảng 4: Kết quả chỉ số thành phần tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường

Thứ hạng

Tỉnh/thành phố

Kết quả tự đánh giá (%)

Kết quả thẩm định (%)

Điểm quy đổi trong Bộ chỉ số

1

Đà Nẵng

88,19

88,19

3,09

2

Nghệ An

60,54

60,54

2,12

3

Bắc Giang

42,85

56,32

1,97

4

Bắc Ninh

49,22

49,22

1,72

5

Thừa Thiên Huế

40,00

40,00

1,68

6

Điện Biên

33,68

33,68

1,52

7

Cần Thơ

23,79

23,79

1,17

8

Khánh Hoà

30,21

30,21

1,13

9

Quảng Trị

32,36

32,36

1,13

10

Hà Nội

28,80

30,82

1,08

11

Bắc Kạn

11,00

26,01

1,04

12

Quảng Bình

28,99

28,99

1,01

13

Bình Dương

70,00

26,23

0,98

14

Hưng Yên

22,68

21,70

0,92

15

Thái Bình

29,70

24,75

0,87

16

Bình Định

22,34

22,34

0,84

17

Trà Vinh

18,61

18,61

0,80

18

Lào Cai

22,02

22,02

0,77

19

Bình Phước

20,39

20,39

0,76

20

Vĩnh Phúc

20,47

20,47

0,72

21

Lâm Đồng

17,84

17,84

0,67

22

Đắk Lắk

15,86

15,86

0,56

23

Quảng Ninh

14,04

13,77

0,52

24

Sơn La

13,11

13,11

0,49

25

TP.Hồ Chí Minh

12,97

12,97

0,49

26

Thái Nguyên

13,89

13,89

0,49

27

An Giang

12,69

12,48

0,47

28

Thanh Hoá

12,05

12,05

0,42

29

Sóc Trăng

10,09

10,09

0,40

30

Bà Rịa Vũng Tàu

13,54

9,87

0,37

31

Quảng Nam

6,37

8,79

0,31

32

Long An

5,63

5,63

0,21

33

Hà Nam

6,70

6,03

0,21

34

Hải Phòng

5,30

5,30

0,20

35

Đắk Nông

4,96

4,96

0,19

36

Ninh Thuận

4,81

4,81

0,18

37

Hà Tĩnh

7,23

5,02

0,18

38

Lạng Sơn

3,97

3,97

0,14

39

Phú Yên

3,17

3,17

0,11

40

Đồng Tháp

2,86

2,86

0,11

41

Đồng Nai

2,34

2,34

0,08

42

Tiền Giang

0,90

1,67

0,06

43

Yên Bái

1,68

1,68

0,06

44

Tây Ninh

0,95

0,95

0,04

45

Bạc Liêu

0,00

0,00

0,00

46

Bến Tre

0,00

0,00

0,00

47

Bình Thuận

T

0,00

0,00

48

Cà Mau

0,00

0,00

0,00

49

Cao Bằng

0,00

0,00

0,00

50

Gia Lai

0,00

0,00

0,00

51

Hà Giang

0,00

0,00

0,00

52

Hải Dương

0,00

0,00

0,00

53

Hậu Giang

0,00

0,00

0,00

54

Hoà Bình

0,00

0,00

0,00

55

Kiên Giang

0,00

0,00

0,00

56

Kon Tum

0,00

0,00

0,00

57

Lai Châu

0,00

0,00

0,00

58

Nam Định

30,16

0,00

0,00

59

Ninh Bình

0,00

0,00

0,00

60

Phú Thọ

0,00

0,00

0,00

61

Quảng Ngãi

0,00

0,00

0,00

62

Tuyên Quang

13,59

0,00

0,00

63

Vĩnh Long

0,00

0,00

0,00

(Ghi chú: Tại các bảng số liệu về kết quả, ký hiệu T viết tắt của Thiếu số liệu, tức địa phương không thực hiện thu thập, tổng hợp để đánh giá kết quả thực hiện).

2. Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát sinh nước thải từ 50 m3/ngày trở lên có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường

a) Ý nghĩa chỉ số:

Chỉ số này phản ánh mức độ đầu tư cơ sở hạ tầng về BVMT của các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ phát sinh nước thải từ 50 m3/ngày (24 giờ) trở lên đang hoạt động trên địa bàn tỉnh/thành phố, là cơ sở đánh giá kết quả quản lý, BVMT đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của tỉnh/thành phố; được tính theo tỷ lệ phần trăm tổng số cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động phát sinh nước thải từ 50 m3/ngày (24 giờ) trở lên có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trên tổng số cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động phát sinh từ 50 m3/ngày trở lên của tỉnh/thành phố trong năm.

Cơ sở phát sinh nước thải từ 50 m3/ngày trở lên thuộc phạm vi tính của chỉ số bao gồm: Các cơ sở phát sinh nước thải từ 50 m3/ngày trở lên nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp nhưng không đấu nối nước thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp; các cơ sở phát sinh nước thải từ 50 m3/ngày trở lên nằm ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp. Các cơ sở kinh doanh hạ tầng của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp; cơ sở y tế không thuộc phạm vi tính của chỉ số này.

b) Kết quả thực hiện của các địa phương

- Kết quả tổng hợp, rà soát hồ sơ cho thấy có 62/63 địa phương thu thập tính toán kết quả thực hiện chỉ số, trong đó có 01 tỉnh khuyết chỉ số do không có cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm ngoài khu sản xuất kinh doanh dịch vụ tập trung phát sinh nước thải từ 50 m3/ngày trở lên là tỉnh Thừa Thiên Huế; có 01/63 địa phương không thực hiện việc thu thập, tổng hợp số liệu đánh giá kết quả thực hiện chỉ số này, là thành phố Hà Nội (địa phương không báo sẽ không được tính điểm của chỉ số trong Bộ chỉ số chung theo quy định).

- Kết quả tính chỉ số thành phần này cho thấy, có 33 địa phương có tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động phát sinh nước thải từ 50 m3/ngày (24 giờ) trở lên có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường đạt 100%; các địa phương có tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động phát sinh nước thải từ 50 m3/ngày (24 giờ) trở lên có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường thấp là Thanh Hóa (46,98%), Bắc Ninh (73,20%), Bình Định (68,52%).

- Đối chiếu với kết quả tỷ lệ đạt được của chỉ số thành phần này giữa hai năm đánh giá cho thấy: năm 2021, có 23 địa phương có kết quả tăng cao hơn so với năm 2020, trong đó, các địa phương tăng cao nhất là Lào Cai (+ 85,51%, tương ứng với + 2,99 điểm), Đắk Nông (+ 34,62%, tương ứng với + 1,57 điểm), Quảng Trị (+ 33,88%, tương ứng với + 1,4 điểm); có 29 địa phương có kết quả giữ nguyên như năm 2020; có 09 địa phương có kết quả giảm so với năm 2020, trong đó giảm nhiều nhất là các tỉnh/thành phố: Bạc Liêu (giảm 20%, tương ứng với giảm 0,14 điểm), Phú Thọ (giảm 13,69%, tương ứng với giảm 0,07 điểm), Cà Mau (giảm 6,98%, tương ứng với giảm 0,42 điểm).

c) Kết quả chung trên phạm vi cả nước

Theo đánh giá, giá trị trung bình về tỷ lệ phần trăm tổng số cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động phát sinh nước thải từ 50 m3/ngày (24 giờ) trở lên có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường của cả nước đạt 92,8 %, cao hơn 1.5 % so với giá trị trung bình năm 2020. So sánh kết quả của 63 địa phương cho thấy, có 47 địa phương đạt tỷ lệ cao hơn giá trị trung bình của cả nước.

Kết quả cụ thể được thể hiện ở Bảng sau:

Bảng 5: Kết quả chỉ số thành phần tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát sinh nước thải từ 50 m3/ngày trở lên có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường

Thứ hạng

Tỉnh/thành phố

Kết quả tự đánh giá (%)

Kết quả thẩm định (%)

Điểm quy đổi trong Bộ chỉ số

1

Cao Bằng

100,00

100,00

5,00

2

Lai Châu

100,00

100,00

5,00

3

Cần Thơ

100,00

100,00

4,90

4

Vĩnh Long

100,00

100,00

4,90

5

Điện Biên

100,00

100,00

4,50

6

Trà Vinh

100,00

100,00

4,30

7

Hưng Yên

100,00

100,00

4,25

8

Bắc Kạn

100,00

100,00

4,00

9

Sóc Trăng

100,00

100,00

4,00

10

An Giang

100,00

100,00

3,75

11

Bà Rịa Vũng Tàu

100,00

100,00

3,75

12

Bến Tre

100,00

100,00

3,75

13

Đồng Tháp

100,00

100,00

3,75

14

Kiên Giang

100,00

100,00

3,75

15

Ninh Thuận

100,00

100,00

3,75

16

Tây Ninh

100,00

100,00

3,75

17

Tiền Giang

100,00

100,00

3,75

18

TP.Hồ Chí Minh

98,50

99,60

3,73

19

Quảng Ninh

99,20

99,20

3,72

20

Khánh Hoà

99,14

99,14

3,72

21

Lâm Đồng

98,25

98,25

3,68

22

Hải Phòng

96,65

96,65

3,62

23

Gia Lai

96,43

96,43

3,62

24

Bắc Giang

100,00

100,00

3,50

25

Đắk Lắk

100,00

100,00

3,50

26

Đồng Nai

100,00

100,00

3,50

27

Hà Giang

100,00

100,00

3,50

28

Hà Nam

100,00

100,00

3,50

29

Hoà Bình

100,00

100,00

3,50

30

Lạng Sơn

100,00

100,00

3,50

31

Ninh Bình

100,00

100,00

3,50

32

Nghệ An

100,00

100,00

3,50

33

Phú Yên

100,00

100,00

3,50

34

Quảng Bình

100,00

100,00

3,50

35

Quảng Ngãi

100,00

100,00

3,50

36

Tuyên Quang

100,00

100,00

3,50

37

Thái Bình

100,00

100,00

3,50

38

Thái Nguyên

100,00

100,00

3,50

39

Vĩnh Phúc

100,00

100,00

3,50

40

Bình Dương

96,40

92,43

3,47

41

Đà Nẵng

98,88

98,88

3,46

42

Hải Dương

98,75

98,75

3,46

43

Bạc Liêu

100,00

80,00

3,44

44

Quảng Nam

97,69

97,69

3,42

45

Bình Thuận

96,18

96,18

3,37

46

Yên Bái

95,24

95,24

3,33

47

Sơn La

88,89

88,89

3,33

48

Nam Định

94,74

94,74

3,32

49

Hậu Giang

92,00

88,00

3,30

50

Hà Tĩnh

93,94

93,94

3,29

51

Long An

87,65

87,65

3,29

52

Bình Phước

86,53

86,53

3,24

53

Đắk Nông

84,62

84,62

3,17

54

Lào Cai

85,51

85,51

2,99

55

Phú Thọ

82,86

82,86

2,90

56

Kon Tum

80,77

80,77

2,83

57

Quảng Trị

76,74

76,74

2,69

58

Cà Mau

76,00

76,00

2,66

59

Bình Định

68,52

68,52

2,57

60

Bắc Ninh

73,17

73,17

2,56

61

Thanh Hoá

46,98

46,98

1,64

62

Hà Nội

T

0,00

0,00

63

Thừa Thiên Huế

K

K

0,00

(Ghi chú: Tại các bảng số liệu về kết quả, ký hiệu K viết tắt của Khuyết chỉ số do điều kiện khách quan của địa phương).

3. Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường

a) Ý nghĩa chỉ số

Đây là chỉ số phản ánh mức độ đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật về BVMT của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đang hoạt động trên địa bàn tỉnh/thành phố; được tính theo tỷ lệ phần trăm tổng số khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trên tổng số khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đang hoạt động của tỉnh/thành phố trong năm.

Năm 2021, chỉ số này vẫn tiếp tục duy trì phạm vi, nội dung đánh giá và thang điểm như năm 2020.

b) Kết quả thực hiện của các địa phương

- Kết quả tổng hợp, rà soát hồ sơ cho thấy có 63/63 địa phương thu thập tính toán kết quả thực hiện chỉ số, chiếm tỷ lệ 100%, trong đó có 03/63 tỉnh khuyết chỉ số là Cao Bằng, Điện Biên, Lai Châu do không có khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đang hoạt động trên địa bàn.

- Kết quả tính chỉ số thành phần này cho thấy, có 27 địa phương có tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường đạt 100%; có 07 địa phương chưa có khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường là Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Lạng Sơn, Quảng Trị, Sơn La, Yên Bái.

- Đối chiếu với kết quả tỷ lệ đạt được của chỉ số thành phần này giữa hai năm đánh giá cho thấy: năm 2021, có 08 địa phương có kết quả tăng cao hơn so với năm 2020, trong đó, các địa phương tăng cao nhất là An Giang (+ 50%, tương ứng với + 2,15 điểm), Bắc Giang (+ 40%, tương ứng với + 1,7 điểm), Lào Cai (+ 33,33%, tương ứng với + 1,37 điểm); có 46 địa phương có kết quả giữ nguyên như năm 2020; có 06 địa phương có kết quả giảm so với năm 2020, trong đó giảm nhiều nhất là các tỉnh/thành phố: Đồng Tháp (giảm 65,67%, tương ứng với giảm 1,95 điểm), Ninh Bình (giảm 20%, tương ứng với giảm 0,46 điểm), Thái Nguyên (giảm 9,53%, tương ứng với giảm 0,21 điểm).

c) Kết quả chung trên phạm vi cả nước

Theo đánh giá, giá trị trung bình về tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường của cả nước đạt 78.4%, cao hơn 1,6 % so với giá trị trung bình năm 2020.

Kết quả cụ thể được thể hiện ở Bảng sau:

Bảng 6: Kết quả chỉ số thành phần tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường

STT

Tỉnh/thành phố

Kết quả tự đánh giá (%)

Kết quả thẩm định (%)

Điểm quy đổi trong Bộ chỉ số

1

Vĩnh Long

100,00

100,00

4,90

2

Trà Vinh

100,00

100,00

4,30

3

Cần Thơ

83,33

83,33

4,08

4

Bắc Kạn

100,00

100,00

4,00

5

Sóc Trăng

100,00

100,00

4,00

6

An Giang

100,00

100,00

3,75

7

Bà Rịa Vũng Tàu

100,00

100,00

3,75

8

Bến Tre

100,00

100,00

3,75

9

Bình Dương

100,00

100,00

3,75

10

Bình Định

100,00

100,00

3,75

11

Bình Phước

100,00

100,00

3,75

12

Đắk Nông

100,00

100,00

3,75

13

Gia Lai

100,00

100,00

3,75

14

Hậu Giang

100,00

100,00

3,75

15

Khánh Hoà

100,00

100,00

3,75

16

Long An

100,00

100,00

3,75

17

Quảng Ninh

100,00

100,00

3,75

18

Tây Ninh

100,00

100,00

3,75

19

TP.Hồ Chí Minh

100,00

100,00

3,75

20

Bắc Giang

100,00

100,00

3,50

21

Bình Thuận

100,00

100,00

3,50

22

Đà Nẵng

100,00

100,00

3,50

23

Đắk Lắk

100,00

100,00

3,50

24

Hà Giang

100,00

100,00

3,50

25

Hà Nội

100,00

100,00

3,50

26

Hải Dương

100,00

100,00

3,50

27

Lào Cai

100,00

100,00

3,50

28

Đồng Nai

100,00

96,77

3,39

29

Bắc Ninh

90,00

90,00

3,15

30

Hải Phòng

81,82

81,82

3,07

31

Hưng Yên

71,43

71,43

3,04

32

Hà Nam

100,00

85,71

3,00

33

Tiền Giang

100,00

75,00

2,81

34

Phú Yên

100,00

80,00

2,80

35

Vĩnh Phúc

75,00

75,00

2,63

36

Nghệ An

71,43

71,43

2,50

37

Quảng Nam

71,43

71,43

2,50

38

Nam Định

66,67

66,67

2,33

39

Ninh Bình

80,00

60,00

2,10

40

Quảng Ngãi

60,00

60,00

2,10

41

Thái Nguyên

57,14

57,14

2,00

42

Lâm Đồng

50,00

50,00

1,88

43

Ninh Thuận

100,00

50,00

1,88

44

Kon Tum

100,00

50,00

1,75

45

Phú Thọ

50,00

50,00

1,75

46

Tuyên Quang

50,00

50,00

1,75

47

Thái Bình

50,00

50,00

1,75

48

Thừa Thiên Huế

33,33

33,33

1,40

49

Đồng Tháp

100,00

33,33

1,25

50

Thanh Hoá

28,57

28,57

1,00

51

Hoà Bình

25,00

25,00

0,88

52

Hà Tĩnh

16,67

16,67

0,58

53

Quảng Bình

12,50

12,50

0,44

54

Bạc Liêu

0,00

0,00

0,00

55

Cà Mau

0,00

0,00

0,00

56

Cao Bằng

K

K

0,00

57

Điện Biên

K

K

0,00

58

Kiên Giang

0,00

0,00

0,00

59

Lai Châu

K

K

0,00

60

Lạng Sơn

0,00

0,00

0,00

61

Quảng Trị

0,00

0,00

0,00

62

Sơn La

0,00

0,00

0,00

63

Yên Bái

0,00

0,00

0,00

4. Tỷ lệ cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường

a) Ý nghĩa chỉ số

Đây là chỉ số phản ánh mức độ đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật về BVMT của các cụm công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh/thành phố; được tính theo tỷ lệ phần trăm tổng số cụm công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trên tổng số cụm công nghiệp đang hoạt động của tỉnh/thành phố trong năm.

b) Kết quả thực hiện của các địa phương

- Kết quả tổng hợp, rà soát hồ sơ cho thấy có 63/63 địa phương thu thập tính toán kết quả thực hiện chỉ số, trong đó có 8/63 tỉnh khuyết chỉ số là Bắc Kạn, Bạc Liêu, Cao Bằng, Cần Thơ, Lai Châu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long do không có cụm công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn.

- Kết quả tính chỉ số thành phần này cho thấy, có 04 địa phương có tỷ lệ cụm công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường đạt 100% là Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Tp.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng; có 24 địa phương chưa có cụm công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

- Đối chiếu với kết quả tỷ lệ đạt được của chỉ số thành phần này giữa hai năm đánh giá cho thấy: năm 2021, có 19 địa phương có kết quả tăng cao hơn so với năm 2020, trong đó, các địa phương tăng cao nhất là Bình Dương (+ 30%, tương ứng với + 1,21 điểm) và các tỉnh Hậu Giang, Tây Ninh, Tiền Giang (với cùng mức tăng 20%, tương ứng với 0,66 điểm); có 31 địa phương có kết quả giữ nguyên như năm 2020; có 05 địa phương có kết quả giảm so với năm 2020, trong đó giảm nhiều là các tỉnh/thành phố: Hà Giang (giảm 16,67%, tương ứng với giảm 0,17 điểm), Quảng Nam (giảm 12,5%, tương ứng với giảm 0,25 điểm), Hà Nội (giảm 8,07%, tương ứng với giảm 0,1 điểm).

c) Kết quả chung trên phạm vi cả nước

Theo đánh giá, giá trị trung bình về tỷ lệ cụm công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường của cả nước đạt 15,53%, cao hơn 1,3% so với giá trị trung bình năm 2020. So sánh kết quả của 63 địa phương cho thấy, có 21 địa phương đạt tỷ lệ cao hơn giá trị trung bình của cả nước.

Kết quả cụ thể được thể hiện ở Bảng sau:

Bảng 7: Kết quả chỉ số thành phần tỷ lệ cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường

TT

Tỉnh/thành phố

Kết quả tự đánh giá (%)

Kết quả thẩm định (%)

Điểm quy đổi trong Bộ chỉ số

1

Bà Rịa Vũng Tàu

100,00

100,00

2,75

2

Bình Dương

100,00

100,00

2,75

3

TP.Hồ Chí Minh

100,00

100,00

2,75

4

Đà Nẵng

100,00

100,00

2,50

5

Khánh Hoà

83,33

83,33

2,29

6

Quảng Ninh

80,00

80,00

2,20

7

Long An

73,33

73,33

2,02

8

Hậu Giang

60,00

60,00

1,65

9

Hải Phòng

50,00

50,00

1,38

10

Tây Ninh

40,00

40,00

1,10

11

Nghệ An

43,48

43,48

1,09

12

Gia Lai

33,33

33,33

0,92

13

Hà Giang

33,33

33,33

0,83

14

Ninh Bình

33,33

28,57

0,71

15

Hoà Bình

25,00

25,00

0,63

16

Tiền Giang

20,00

20,00

0,55

17

Thái Nguyên

21,43

21,43

0,54

18

Bình Định

18,18

18,18

0,50

19

Bắc Ninh

19,05

19,05

0,48

20

Nam Định

18,18

18,18

0,45

21

Quảng Nam

17,39

17,39

0,43

22

Đồng Tháp

14,29

14,29

0,39

23

Hà Nam

15,38

15,38

0,38

24

Bắc Giang

15,30

13,33

0,33

25

Hà Nội

42,86

12,86

0,32

26

Phú Thọ

12,50

12,50

0,31

27

Hà Tĩnh

11,76

11,76

0,29

28

Phú Yên

9,09

9,09

0,23

29

Vĩnh Phúc

6,25

6,25

0,16

30

Thái Bình

5,56

5,56

0,14

31

Bình Thuận

4,35

4,35

0,11

32

Hải Dương

3,13

3,13

0,08

33

An Giang

0,00

0,00

0,00

34

Bạc Liêu

K

K

0,00

35

Bắc Kạn

K

K

0,00

36

Bến Tre

0,00

0,00

0,00

37

Bình Phước

100,00

0,00

0,00

38

Cà Mau

0,00

0,00

0,00

39

Cao Bằng

K

K

0,00

40

Cần Thơ

K

K

0,00

41

Đắk Lắk

0,00

0,00

0,00

42

Đắk Nông

0,00

0,00

0,00

43

Điện Biên

0,00

0,00

0,00

44

Đồng Nai

0,00

0,00

0,00

45

Hưng Yên

0,00

0,00

0,00

46

Kiên Giang

0,00

0,00

0,00

47

Kon Tum

0,00

0,00

0,00

48

Lai Châu

K

K

0,00

49

Lạng Sơn

0,00

0,00

0,00

50

Lào Cai

0,00

0,00

0,00

51

Lâm Đồng

0,00

0,00

0,00

52

Ninh Thuận

100,00

0,00

0,00

53

Quảng Bình

0,00

0,00

0,00

54

Quảng Ngãi

0,00

0,00

0,00

55

Quảng Trị

0,00

0,00

0,00

56

Sóc Trăng

K

K

0,00

57

Sơn La

0,00

0,00

0,00

58

Tuyên Quang

0,00

0,00

0,00

59

Thanh Hoá

0,00

0,00

0,00

60

Thừa Thiên Huế

0,00

0,00

0,00

61

Trà Vinh

K

K

0,00

62

Vĩnh Long

K

K

0,00

63

Yên Bái

0,00

0,00

0,00

5. Tỷ lệ bệnh viện, trung tâm y tế có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường

a) Ý nghĩa chỉ số

Đây là chỉ số phản ánh mức độ đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật về BVMT của các bệnh viện, trung tâm y tế đang hoạt động trên địa bàn tỉnh/thành phố, là cơ sở để đánh giá kết quả xử lý nước thải y tế của tỉnh/thành phố; được tính theo tỷ lệ phần trăm tổng số bệnh viện, trung tâm y tế đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường trên tổng số bệnh viện, trung tâm y tế đang hoạt động của tỉnh/thành phố trong năm.

b) Kết quả thực hiện của các địa phương

- Kết quả tổng hợp, rà soát hồ sơ cho thấy có 63/63 địa phương thu thập tính toán kết quả thực hiện chỉ số, chiếm tỷ lệ 100%.

- Kết quả tính chỉ số thành phần này cho thấy, có 27 địa phương có tỷ lệ bệnh viện, trung tâm y tế đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đạt 100%; các địa phương có tỷ lệ bệnh viện, trung tâm y tế đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường thấp là Vĩnh Phúc (37,5%), Quảng Bình (50%), Ninh Thuận (50%), Hà Giang (51,61%), Quảng Ngãi (55%).

- Đối chiếu với kết quả tỷ lệ đạt được của chỉ số thành phần này giữa hai năm đánh giá cho thấy: năm 2021, có 18 địa phương có kết quả tăng cao hơn so với năm 2020, trong đó, các địa phương tăng cao nhất là Bình Phước (+ 21,43%, tương ứng với + 0,9 điểm), Tuyên Quang (+ 20,22%, tương ứng với + 0,78 điểm), Bến Tre (+ 18,75%, tương ứng với + 0,96 điểm); có 33 địa phương có kết quả giữ nguyên như năm 2020; có 12 địa phương có kết quả giảm so với năm 2020, trong đó giảm nhiều nhất là các tỉnh/thành phố: Quảng Bình (giảm 50%, tương ứng với giảm 0,75 điểm), Quảng Ngãi (giảm 18,91%, tương ứng với giảm 0,1 điểm), Thanh Hoá (giảm 13,95%, tương ứng với giảm 0,15 điểm).

c) Kết quả chung trên phạm vi cả nước

Theo đánh giá, giá trị trung bình về tỷ lệ bệnh viện, trung tâm y tế đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường của cả nước đạt 89,33%, cao hơn 2.5 % so với giá trị trung bình năm 2020. So sánh kết quả của 63 địa phương cho thấy, có 38 địa phương đạt tỷ lệ cao hơn giá trị trung bình của cả nước.

Kết quả cụ thể được thể hiện ở Bảng sau:

Bảng 8: Kết quả chỉ số thành phần tỷ lệ bệnh viện, trung tâm y tế có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường

STT

Tỉnh/thành phố

Kết quả tự đánh giá (%)

Kết quả thẩm định (%)

Điểm quy đổi trong Bộ chỉ số

1

Lai Châu

100,00

100,00

4,00

2

Vĩnh Long

100,00

100,00

3,90

3

Cần Thơ

100,00

97,56

3,80

4

Cao Bằng

94,12

94,12

3,76

5

Điện Biên

100,00

100,00

3,50

6

Bạc Liêu

100,00

100,00

3,30

7

Trà Vinh

100,00

100,00

3,30

8

Thừa Thiên Huế

100,00

100,00

3,20

9

Sóc Trăng

100,00

100,00

3,00

10

An Giang

100,00

100,00

2,75

11

Bà Rịa Vũng Tàu

100,00

100,00

2,75

12

Bến Tre

100,00

100,00

2,75

13

Bình Dương

100,00

100,00

2,75

14

Bình Định

100,00

100,00

2,75

15

Đồng Tháp

100,00

100,00

2,75

16

Kiên Giang

100,00

100,00

2,75

17

Long An

100,00

100,00

2,75

18

Quảng Ninh

100,00

100,00

2,75

19

Tây Ninh

100,00

100,00

2,75

20

Tiền Giang

100,00

100,00

2,75

21

Bắc Kạn

90,00

90,00

2,70

22

Gia Lai

97,06

97,06

2,67

23

Sơn La

96,97

96,97

2,67

24

Lâm Đồng

94,74

94,74

2,61

25

TP.Hồ Chí Minh

93,52

93,52

2,57

26

Bắc Giang

100,00

100,00

2,50

27

Bắc Ninh

100,00

100,00

2,50

28

Đồng Nai

100,00

100,00

2,50

29

Hoà Bình

100,00

100,00

2,50

30

Lạng Sơn

100,00

100,00

2,50

31

Lào Cai

100,00

100,00

2,50

32

Phú Thọ

100,00

100,00

2,50

33

Quảng Trị

100,00

100,00

2,50

34

Hà Nội

T

98,97

2,47

35

Đắk Lắk

96,77

96,77

2,42

36

Hậu Giang

87,50

87,50

2,41

37

Nam Định

95,83

95,83

2,40

38

Hà Tĩnh

95,45

95,45

2,39

39

Khánh Hoà

86,36

86,36

2,38

40

Phú Yên

93,33

93,33

2,33

41

Đà Nẵng

90,91

90,91

2,27

42

Quảng Nam

89,19

89,19

2,23

43

Hưng Yên

68,18

68,18

2,22

44

Đắk Nông

80,00

80,00

2,20

45

Nghệ An

87,76

87,76

2,19

46

Bình Phước

78,57

78,57

2,16

47

Thanh Hoá

86,05

86,05

2,15

48

Cà Mau

85,00

85,00

2,13

49

Hải Dương

84,00

84,00

2,10

50

Ninh Bình

83,33

83,33

2,08

51

Thái Bình

93,94

81,82

2,05

52

Thái Nguyên

81,48

81,48

2,04

53

Hà Nam

82,35

81,25

2,03

54

Bình Thuận

78,26

78,26

1,96

55

Hải Phòng

69,81

69,81

1,92

56

Tuyên Quang

82,35

76,47

1,91

57

Yên Bái

73,68

73,68

1,84

58

Kon Tum

66,67

66,67

1,67

59

Ninh Thuận

50,00

50,00

1,38

60

Quảng Ngãi

55,00

55,00

1,38

61

Hà Giang

58,06

51,61

1,29

62

Quảng Bình

50,00

50,00

1,25

63

Vĩnh Phúc

37,50

37,50

0,94

6. Số lượng phương tiện giao thông công cộng trên 10.000 dân đô thị

a) Ý nghĩa chỉ số

Đây là chỉ số phản ánh mức độ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phương tiện giao thông công cộng để giảm nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí di động tại các đô thị của tỉnh/thành phố, là cơ sở để đánh giá nỗ lực cải thiện chất lượng môi trường không khí khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh/thành phố; được tính theo tỷ lệ giữa tổng số phương tiện giao thông công cộng được đăng ký lưu hành trên địa bàn tỉnh/thành phố và số dân khu vực đô thị của tỉnh/thành phố trong năm. Phương tiện giao thông công cộng thuộc phạm vi tính của chỉ số bao gồm: xe buýt; ô tô chở khách tuyến cố định (gồm cả tuyến nội tỉnh và liên tỉnh); tàu điện được đăng ký hoạt động trên địa bàn tỉnh/thành phố.

b) Kết quả thực hiện của các địa phương

- Kết quả tổng hợp, rà soát hồ sơ cho thấy có 61/63 địa phương thu thập tính toán kết quả thực hiện chỉ số, chiếm tỷ lệ 96,83%; có 02/63 tỉnh không thực hiện việc thu thập, tổng hợp số liệu đánh giá kết quả thực hiện chỉ số này, chiếm 3,17% là thành phố Cần Thơ và thành phố Hà Nội (các địa phương này sẽ không được tính điểm của chỉ số trong Bộ chỉ số chung theo quy định).

- Kết quả tính chỉ số thành phần này cho thấy, các địa phương có số lượng phương tiện giao thông công cộng trên 10.000 dân đô thị cao là Điện Biên (với tỷ lệ 28,64), Yên Bái (với tỷ lệ 39,38), Thái Bình (với tỷ lệ 34,37); các địa phương có số lượng phương tiện giao thông công cộng trên 10.000 dân đô thị thấp là Đồng Nai (với tỷ lệ 2,43), Hậu Giang (với tỷ lệ 2,54), An Giang (với tỷ lệ 2,89).

- Đối chiếu với kết quả tỷ lệ đạt được của chỉ số thành phần này giữa hai năm đánh giá cho thấy: năm 2021, có 12 địa phương có kết quả tăng cao hơn so với năm 2020, trong đó, các địa phương tăng cao nhất là Yên Bái (+ 17,55, tương ứng với + 1,36 điểm), Lai Châu (+ 5,11, tương ứng với + 0,83 điểm), Thanh Hoá (+ 3,16, tương ứng với + 0,27 điểm); có 03 địa phương có kết quả giữ nguyên như năm 2020; có 48 địa phương có kết quả giảm so với năm 2020, trong đó giảm nhiều nhất là các tỉnh/thành phố: Lào Cai (giảm 14,39, tương ứng với giảm 0,77 điểm), Tây Ninh (giảm 10,56, tương ứng với giảm 0,47 điểm), Quảng Bình (giảm 9,53, tương ứng với giảm 0,4 điểm).

Kết quả cụ thể được thể hiện ở Bảng sau:

Bảng 9: Kết quả chỉ số thành phần số lượng phương tiện giao thông công cộng trên 10.000 dân đô thị

STT

Tỉnh/thành phố

Kết quả tự đánh giá

Kết quả thẩm định

Điểm quy đổi trong Bộ chỉ số

1

Điện Biên

28,64

28,64

2,55

2

Yên Bái

39,38

39,38

2,50

3

Thái Bình

34,37

34,37

2,18

4

Lai Châu

18,68

18,19

1,85

5

Sơn La

23,70

23,70

1,65

6

Tuyên Quang

24,93

25,67

1,63

7

Cao Bằng

14,95

14,95

1,52

8

Long An

23,99

20,93

1,46

9

Bến Tre

21,00

20,47

1,43

10

Nam Định

20,76

20,76

1,32

11

Nghệ An

17,88

17,88

1,14

12

Hà Giang

24,35

17,88

1,13

13

Đắk Nông

15,37

15,37

1,07

14

Cà Mau

16,00

15,53

0,99

15

Hưng Yên

11,68

11,68

0,96

16

Bình Phước

12,77

12,77

0,89

17

Bắc Kạn

11,54

11,54

0,88

18

Ninh Bình

13,43

13,43

0,85

19

Phú Thọ

12,82

12,82

0,81

20

Lâm Đồng

11,62

11,62

0,81

21

Kiên Giang

11,61

11,61

0,81

22

Kon Tum

12,63

12,63

0,80

23

Tây Ninh

27,60

11,34

0,79

24

Hoà Bình

13,34

11,97

0,76

25

Thái Nguyên

11,94

11,78

0,75

26

Đắk Lắk

11,22

11,22

0,71

27

Hà Tĩnh

11,19

11,19

0,71

28

Quảng Trị

12,28

10,62

0,67

29

Quảng Ngãi

10,38

10,38

0,66

30

Trà Vinh

8,25

7,72

0,65

31

Thanh Hoá

10,14

10,14

0,64

32

Gia Lai

8,88

8,88

0,62

33

Bạc Liêu

6,19

7,37

0,62

34

Lạng Sơn

9,69

9,69

0,61

35

Tiền Giang

8,73

8,67

0,61

36

Bình Định

8,63

8,63

0,60

37

Quảng Bình

9,46

9,46

0,60

38

Lào Cai

9,44

9,44

0,60

39

Bắc Giang

9,39

9,39

0,60

40

Hải Dương

10,12

7,99

0,51

41

Bà Rịa Vũng Tàu

7,27

7,12

0,50

42

Bình Thuận

7,73

7,73

0,49

43

Vĩnh Long

4,80

4,80

0,48

44

Ninh Thuận

6,58

6,54

0,46

45

Phú Yên

7,50

6,72

0,43

46

Cần Thơ

4,45

4,21

0,42

47

Quảng Nam

6,49

6,52

0,41

48

Hải Phòng

5,84

5,78

0,40

49

Quảng Ninh

5,76

5,76

0,40

50

Bắc Ninh

5,82

5,82

0,37

51

Khánh Hoà

6,58

4,91

0,34

52

Đồng Tháp

4,76

4,76

0,33

53

Đà Nẵng

4,56

5,22

0,33

54

Hà Nam

5,18

5,18

0,33

55

Vĩnh Phúc

4,44

4,44

0,28

56

Sóc Trăng

3,62

3,60

0,27

57

Bình Dương

3,51

3,51

0,25

58

An Giang

2,89

2,89

0,20

59

Thừa Thiên Huế

0,25

2,47

0,20

60

Hậu Giang

2,54

2,54

0,18

61

TP.Hồ Chí Minh

47,86

2,32

0,16

62

Đồng Nai

2,43

2,43

0,15

63

Hà Nội

T

0,00

0,00

7. Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý đáp ứng yêu cầu BVMT

a) Ý nghĩa chỉ số

Đây là chỉ số phản ánh mức độ xử lý chất thải nguy hại phát sinh trên địa bàn tỉnh/thành phố, là cơ sở để đánh giá kết quả công tác quản lý chất thải nguy hại của tỉnh/thành phố; được tính theo tỷ lệ phần trăm khối lượng chất thải nguy hại được xử lý (kể cả tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại) đáp ứng yêu cầu BVMT trên tổng khối lượng chất thải nguy hại phát sinh của tỉnh/thành phố trong năm.

b) Kết quả thực hiện của các địa phương

- Kết quả tổng hợp, rà soát hồ sơ cho thấy có 63/63 địa phương thu thập tính toán kết quả thực hiện chỉ số, đạt tỷ lệ 100%.

- Kết quả tính chỉ số thành phần này cho thấy, có 18 địa phương có tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý đáp ứng yêu cầu BVMT đạt 100%; các địa phương có tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý đáp ứng yêu cầu BVMT thấp là Bắc Giang (66,86%), Đắk Nông (51,38%), Lai Châu (37,57%).

- Đối chiếu với kết quả tỷ lệ đạt được của chỉ số thành phần này giữa hai năm đánh giá cho thấy: năm 2021, có 28 địa phương có kết quả tăng cao hơn so với năm 2020, trong đó, các địa phương tăng cao nhất là Bến Tre (+ 47,19%, tương ứng với + 2,56 điểm), Đồng Tháp (+ 22,01%, tương ứng với + 1,75 điểm), Cao Bằng (+ 21,49%, tương ứng với + 1,59 điểm); có 15 địa phương có kết quả giữ nguyên như năm 2020; có 19 địa phương có kết quả giảm so với năm 2020, trong đó giảm nhiều nhất là các tỉnh/thành phố: Lai Châu (giảm 62,43%, tương ứng với giảm 1,5 điểm), Bắc Giang (giảm 22,39%, tương ứng với giảm 0,1 điểm), Hà Giang (giảm 11,3%, tương ứng với giảm 0,53 điểm).

c) Kết quả chung trên phạm vi cả nước

Theo đánh giá, giá trị trung bình về tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý đáp ứng yêu cầu BVMT của cả nước đạt 98,9%, cao hơn 1,8% so với giá trị trung bình năm 2020. So sánh kết quả của 63 địa phương cho thấy, có 49 địa phương đạt tỷ lệ cao hơn giá trị trung bình của cả nước.

Kết quả cụ thể được thể hiện ở Bảng sau:

Bảng 10: Kết quả chỉ số thành phần tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý đáp ứng yêu cầu BVMT

STT

Tỉnh/thành phố

Kết quả tự đánh giá (%)

Kết quả thẩm định (%)

Điểm quy đổi trong Bộ chỉ số

1

Cần Thơ

80,68

98,11

6,21

2

Long An

100,00

100,00

5,67

3

Hưng Yên

100,00

100,00

4,75

4

Vĩnh Long

98,60

99,91

4,75

5

Hà Nam

85,59

85,59

4,56

6

Bà Rịa Vũng Tàu

100,00

100,00

4,25

7

Bình Dương

100,00

100,00

4,25

8

Đồng Tháp

100,00

100,00

4,25

9

Ninh Thuận

100,00

100,00

4,25

10

Tây Ninh

100,00

100,00

4,25

11

Tiền Giang

100,00

100,00

4,25

12

TP.Hồ Chí Minh

100,00

100,00

4,25

13

An Giang

99,99

99,99

4,25

14

Bến Tre

99,43

99,43

4,23

15

Khánh Hoà

99,38

99,38

4,22

16

Sơn La

99,32

99,32

4,22

17

Trà Vinh

99,25

99,26

4,22

18

Bình Phước

98,97

98,97

4,21

19

Kiên Giang

98,95

98,95

4,21

20

Hậu Giang

98,88

98,88

4,20

21

Quảng Ninh

98,70

98,70

4,19

22

Hải Phòng

98,00

98,00

4,16

23

Bắc Ninh

100,00

100,00

4,00

24

Đà Nẵng

100,00

100,00

4,00

25

Đồng Nai

100,00

100,00

4,00

26

Phú Yên

100,00

100,00

4,00

27

Quảng Ngãi

100,00

100,00

4,00

28

Nam Định

99,99

99,99

4,00

29

Quảng Nam

99,98

99,98

4,00

30

Hà Nội

99,97

99,97

4,00

31

Hải Dương

99,94

99,94

4,00

32

Cà Mau

99,71

99,71

3,99

33

Ninh Bình

99,66

99,66

3,99

34

Thừa Thiên Huế

99,51

99,51

3,98

35

Lạng Sơn

99,44

99,44

3,98

36

Thái Nguyên

99,21

99,21

3,97

37

Vĩnh Phúc

99,20

99,20

3,97

38

Sóc Trăng

99,09

99,09

3,96

39

Bình Thuận

98,96

98,96

3,96

40

Phú Thọ

98,85

98,85

3,95

41

Yên Bái

98,83

98,83

3,95

42

Tuyên Quang

98,80

98,80

3,95

43

Hà Tĩnh

98,29

98,29

3,93

44

Quảng Trị

98,04

98,04

3,92

45

Quảng Bình

97,61

97,61

3,90

46

Kon Tum

97,01

97,01

3,88

47

Hoà Bình

96,68

96,46

3,86

48

Điện Biên

90,00

90,00

3,83

49

Bắc Kạn

93,34

94,28

3,77

50

Thái Bình

93,74

93,74

3,75

51

Cao Bằng

93,64

93,64

3,75

52

Bạc Liêu

89,55

87,63

3,72

53

Đắk Lắk

90,58

90,58

3,62

54

Bình Định

84,83

84,83

3,61

55

Nghệ An

90,00

90,00

3,60

56

Lâm Đồng

81,93

81,93

3,48

57

Hà Giang

86,71

86,71

3,47

58

Gia Lai

80,53

80,53

3,42

59

Lào Cai

81,29

81,29

3,25

60

Thanh Hoá

81,00

81,00

3,24

61

Bắc Giang

85,20

66,86

2,67

62

Đắk Nông

51,38

51,38

2,18

63

Lai Châu

37,57

37,57

1,50

8. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn

a) Ý nghĩa chỉ số

Đây là chỉ số phản ánh mức độ phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, góp phần thúc đẩy hiệu quả hoạt động tái chế, tái sử dụng, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, là cơ sở để đánh giá hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt của tỉnh/thành phố; được tính theo tỷ lệ phần trăm khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn trên tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh của tỉnh/thành phố trong năm.

Chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn là chất thải rắn sinh hoạt được phân loại từ hộ gia đình, tổ chức, khu vực công cộng thành các nhóm: (i) Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế (như giấy, nhựa, kim loại, cao su, ni lông, thủy tinh…); (ii) Chất thải rắn thực phẩm (như thức ăn thừa, lá cây, rau, củ, quả…); (iii) Chất thải rắn khác được lưu giữ trong các bao bì (túi rác) hoặc thiết bị lưu chứa phù hợp (Chứa rác tái chế, rác thực phẩm, rác sinh hoạt khác) và được thu gom, vận chuyển tới cơ sở xử lý trên các phương tiện riêng biệt đối với từng loại chất thải sau khi phân loại (phương tiện thu gom, vận chuyển phải có màu sắc hoặc dòng chữ để nhận biết, phân biệt các nhóm chất thải rắn sinh hoạt) để phù hợp với mục đích quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

Đối với nhóm chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế: hộ gia đình, tổ chức có thể bán, cho các tổ chức, cá nhân thu mua phế liệu hoặc các tổ chức, cá nhân thu gom chất thải rắn sinh hoạt. Trường hợp không bán hoặc cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu thì hộ gia đình, tổ chức bỏ chung với thùng chứa rác còn lại.

Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn thuộc phạm vi tính của chỉ số gồm: chất thải rắn sinh hoạt thực phẩm (hữu cơ) và chất thải rắn sinh hoạt khác được phân loại tại nguồn thông qua kết quả triển khai thực hiện các mô Biểu đồ, chương trình hoặc quy định về phân loại chất loại chất thải rắn tại nguồn được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ban hành.

b) Kết quả thực hiện của các địa phương

- Kết quả tổng hợp, rà soát hồ sơ cho thấy có 61/63 địa phương thu thập tính toán kết quả thực hiện chỉ số, chiếm tỷ lệ 96,83%; có 02/63 tỉnh không thực hiện việc thu thập, tổng hợp số liệu đánh giá kết quả thực hiện chỉ số này, chiếm 3,17% là Tp Hồ Chí Minh và tỉnh Thừa Thiên Huế (các địa phương này sẽ không được tính điểm của chỉ số trong Bộ chỉ số chung theo quy định).

- Kết quả tính chỉ số thành phần này cho thấy, các địa phương có tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn cao là Đà Nẵng (88), Hưng Yên (62,45%,), Cần Thơ (62,45%); có 25 địa phương chưa thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.

- Đối chiếu với kết quả tỷ lệ đạt được của chỉ số thành phần này giữa hai năm đánh giá cho thấy: năm 2021, có 28 địa phương có kết quả tăng cao hơn so với năm 2020; có 15 địa phương có kết quả giữ nguyên như năm 2020; có 20 địa phương có kết quả giảm so với năm 2020.

Bảng 11: Kết quả chỉ số thành phần tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn

STT

Tỉnh/thành phố

Kết quả tự đánh giá (%)

Kết quả thẩm định (%)

Điểm quy đổi trong Bộ chỉ số

1

Cần Thơ

62,45

74,05

4,69

2

Đà Nẵng

80,00

80,00

3,20

3

Hưng Yên

29,27

64,61

3,07

4

Nghệ An

50,00

72,61

2,90

5

Nam Định

68,02

58,60

2,34

6

Yên Bái

33,24

54,91

2,20

7

Bắc Giang

43,65

49,28

1,97

8

Bắc Kạn

47,22

47,22

1,89

9

Lào Cai

85,00

46,17

1,85

10

Vĩnh Phúc

35,00

41,98

1,68

11

Hoà Bình

27,96

41,15

1,65

12

Tiền Giang

35,70

35,70

1,52

13

Hà Tĩnh

34,07

37,37

1,49

14

Thái Bình

33,31

33,31

1,33

15

Đồng Nai

32,04

32,04

1,28

16

Lạng Sơn

31,78

31,78

1,27

17

Hà Nam

19,50

19,71

1,05

18

Trà Vinh

19,28

24,34

1,03

19

Bắc Ninh

24,17

24,17

0,97

20

Thanh Hoá

20,80

23,37

0,93

21

Thái Nguyên

20,00

20,00

0,80

22

Ninh Bình

16,53

19,68

0,79

23

Quảng Trị

11,38

12,17

0,49

24

Sóc Trăng

17,84

11,47

0,46

25

Bến Tre

4,92

7,36

0,31

26

Quảng Nam

5,96

7,35

0,29

27

Hải Phòng

4,02

4,14

0,18

28

Gia Lai

3,23

3,23

0,14

29

Long An

0,91

1,57

0,09

30

Hải Dương

1,75

2,01

0,08

31

Bình Dương

1,82

1,89

0,08

32

Quảng Ninh

1,48

1,48

0,06

33

Bình Định

0,73

1,12

0,05

34

An Giang

0,14

0,20

0,01

35

Bà Rịa Vũng Tàu

0,04

0,04

0,00

36

Hậu Giang

0,01

0,01

0,00

37

Bạc Liêu

0,00

0,00

0,00

38

Bình Phước

0,00

0,00

0,00

39

Bình Thuận

0,00

0,00

0,00

40

Cà Mau

0,00

0,00

0,00

41

Cao Bằng

0,00

0,00

0,00

42

Đắk Lắk

0,00

0,00

0,00

43

Đắk Nông

0,00

0,00

0,00

44

Điện Biên

0,00

0,00

0,00

45

Đồng Tháp

0,00

0,00

0,00

46

Hà Giang

0,00

0,00

0,00

47

Hà Nội

0,00

0,00

0,00

48

Kiên Giang

0,00

0,00

0,00

49

Kon Tum

0,00

0,00

0,00

50

Khánh Hoà

0,00

0,00

0,00

51

Lai Châu

0,00

0,00

0,00

52

Lâm Đồng

0,00

0,00

0,00

53

Ninh Thuận

0,00

0,00

0,00

54

Phú Thọ

0,00

0,00

0,00

55

Phú Yên

0,00

0,00

0,00

56

Quảng Bình

0,00

0,00

0,00

57

Quảng Ngãi

0,00

0,00

0,00

58

Sơn La

0,00

0,00

0,00

59

Tây Ninh

0,00

0,00

0,00

60

TP.Hồ Chí Minh

T

0,00

0,00

61

Tuyên Quang

0,00

0,00

0,00

62

Thừa Thiên Huế

T

T

0,00

63

Vĩnh Long

0,00

0,00

0,00

9. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được xử lý đáp ứng yêu cầu về BVMT

a) Ý nghĩa chỉ số

Đây là chỉ số phản ánh mức độ xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh/thành phố, là cơ sở để đánh giá hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt của tỉnh/thành phố; được tính theo tỷ lệ phần trăm tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được xử lý đáp ứng yêu cầu về BVMT trên tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom trong năm.

b) Kết quả thực hiện của các địa phương

- Kết quả tổng hợp, rà soát hồ sơ cho thấy có 63/63 địa phương thu thập tính toán kết quả thực hiện chỉ số, đạt tỷ lệ 100%.

- Kết quả tính chỉ số thành phần này cho thấy, có 16 địa phương có tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được xử lý đáp ứng yêu cầu về BVMT đạt 100%; các địa phương có tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được xử lý đáp ứng yêu cầu về BVMT thấp là Bình Thuận (20,72%), Bình Phước (18,45%), Bến Tre (13,75%).

- Đối chiếu với kết quả tỷ lệ đạt được của chỉ số thành phần này giữa hai năm đánh giá cho thấy: năm 2021, có 24 địa phương có kết quả tăng cao hơn so với năm 2020, trong đó, các địa phương tăng cao nhất là Quảng Trị (+ 56,4 %, tương ứng với + 2,61 điểm), Điện Biên (+ 53,26%, tương ứng với + 2,71 điểm), Sơn La (+ 41,74%, tương ứng với + 2,37 điểm); có 14 địa phương có kết quả giữ nguyên như năm 2020; có 23 địa phương có kết quả giảm so với năm 2020, trong đó giảm nhiều nhất là các tỉnh/thành phố: Bắc Giang (giảm 31,38%, tương ứng với giảm 0,369 điểm), Phú Thọ (giảm 29,9%, tương ứng với giảm 0,25 điểm), Bình Phước (giảm 26,75%, tương ứng với giảm 0,67 điểm).

c) Kết quả chung trên phạm vi cả nước

Theo đánh giá, giá trị trung bình về tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được xử lý đáp ứng yêu cầu về BVMT của cả nước đạt 82,7%, cao hơn 3,1% so với giá trị trung bình năm 2020. So sánh kết quả của 63 địa phương cho thấy, có 39 địa phương đạt tỷ lệ cao hơn giá trị trung bình của cả nước.

Kết quả cụ thể được thể hiện ở Bảng sau:

Bảng 12: Chỉ số thành phần chất thải rắn sinh hoạt được xử lý đáp ứng yêu cầu về BVMT

STT

Tỉnh/thành phố

Kết quả tự đánh giá (%)

Kết quả thẩm định (%)

Điểm quy đổi trong Bộ chỉ số

1

Cần Thơ

100,00

100,00

6,33

2

Long An

100,00

100,00

5,67

3

Hà Nam

95,94

95,94

5,12

4

Bà Rịa Vũng Tàu

100,00

100,00

4,25

5

Bình Dương

100,00

100,00

4,25

6

Ninh Thuận

100,00

100,00

4,25

7

Tây Ninh

100,00

100,00

4,25

8

Tiền Giang

100,00

100,00

4,25

9

TP.Hồ Chí Minh

100,00

100,00

4,25

10

Trà Vinh

100,00

100,00

4,25

11

Sơn La

98,26

98,26

4,18

12

Điện Biên

95,46

95,46

4,06

13

Đà Nẵng

100,00

100,00

4,00

14

Đồng Nai

100,00

100,00

4,00

15

Hà Nội

100,00

100,00

4,00

16

Nam Định

100,00

100,00

4,00

17

Quảng Bình

100,00

100,00

4,00

18

Quảng Ngãi

100,00

100,00

4,00

19

Quảng Ninh

92,73

92,73

3,94

20

Bạc Liêu

91,82

91,82

3,90

21

Quảng Nam

97,53

97,53

3,90

22

Khánh Hoà

91,13

91,13

3,87

23

Ninh Bình

96,17

96,17

3,85

24

Thái Bình

96,00

96,01

3,84

25

Lạng Sơn

95,90

95,90

3,84

26

Tuyên Quang

95,60

95,60

3,82

27

Hà Tĩnh

86,50

94,91

3,80

28

Cà Mau

93,24

93,24

3,73

29

Vĩnh Long

77,36

77,36

3,67

30

Quảng Trị

91,15

91,15

3,65

31

Bắc Kạn

90,61

90,61

3,62

32

Hưng Yên

76,00

76,00

3,61

33

Thừa Thiên Huế

89,78

89,78

3,59

34

Đồng Tháp

83,68

83,68

3,56

35

Sóc Trăng

87,34

87,34

3,49

36

Thái Nguyên

84,56

84,56

3,38

37

Kon Tum

85,00

84,51

3,38

38

Hà Giang

83,35

83,35

3,33

39

Lào Cai

79,82

79,82

3,19

40

Bình Định

74,91

74,91

3,18

41

An Giang

72,75

72,75

3,09

42

Thanh Hoá

70,50

75,00

3,00

43

Lâm Đồng

69,65

69,65

2,96

44

Nghệ An

73,87

73,87

2,95

45

Hải Phòng

68,65

68,65

2,92

46

Bắc Ninh

74,00

70,00

2,80

47

Lai Châu

67,53

69,98

2,80

48

Hoà Bình

65,84

65,84

2,63

49

Phú Thọ

64,39

64,39

2,58

50

Yên Bái

62,15

62,15

2,49

51

Bắc Giang

58,27

58,27

2,33

52

Gia Lai

52,73

52,73

2,24

53

Cao Bằng

55,63

55,63

2,23

54

Vĩnh Phúc

55,00

55,00

2,20

55

Phú Yên

49,90

49,90

2,00

56

Kiên Giang

43,91

43,91

1,87

57

Đắk Lắk

43,52

43,52

1,74

58

Hải Dương

32,05

32,05

1,28

59

Đắk Nông

23,09

23,09

0,98

60

Bình Thuận

20,72

20,72

0,83

61

Bình Phước

18,45

18,45

0,78

62

Bến Tre

13,75

13,75

0,58

63

Hậu Giang

0,00

0,00

0,00

10. Tỷ lệ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh

a) Ý nghĩa chỉ số

Đây là chỉ số phản ánh mức độ đầu tư, đáp ứng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh/thành phố, là cơ sở đánh giá hiệu quả công tác quy hoạch, quản lý chất thải rắn sinh hoạt của tỉnh/thành phố; được tính theo tỷ lệ phần trăm số khu, bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh trên tổng số khu, bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch đang hoạt động của tỉnh/thành phố tính đến năm 2021.

b) Kết quả thực hiện của các địa phương

- Kết quả tổng hợp, rà soát hồ sơ cho thấy có 63/63 địa phương thu thập tính toán kết quả thực hiện chỉ số, đạt tỷ lệ 100%, trong đó có 03/63 tỉnh khuyết chỉ số là Cần Thơ, Hà Nam, Long An do không có bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh được quy hoạch trên địa bàn.

- Kết quả tính chỉ số thành phần này cho thấy, có 21 địa phương có tỷ lệ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 100%; ngược lại có 06 địa phương có tỷ lệ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 0% là Cà Mau, Hậu Giang, Hòa Bình, Lâm Đồng, Vĩnh Phúc, Yên Bái.

- Đối chiếu với kết quả tỷ lệ đạt được của chỉ số thành phần này giữa hai năm đánh giá cho thấy: năm 2021, có 17 địa phương có kết quả tăng cao hơn so với năm 2020, trong đó, các địa phương tăng cao nhất là An Giang (+ 81,25%, tương ứng với + 3,65 điểm), Tp.Hồ Chí Minh (+ 31%, tương ứng với + 2,04 điểm), Sóc Trăng (+ 29,73%, tương ứng với + 1,19 điểm); có 39 địa phương có kết quả giữ nguyên như năm 2020; có 04 địa phương có kết quả giảm so với năm 2020, là Bắc Giang (giảm 63,64%, tương ứng với giảm 1,55 điểm), Quảng Ngãi (giảm 45,08%, tương ứng với giảm 0,9 điểm), Thanh Hoá (giảm 34,56%, tương ứng với giảm 0,51 điểm), Kiên Giang (giảm 19,04%, tương ứng với giảm 0,39 điểm).

c) Kết quả chung trên phạm vi cả nước

Theo đánh giá, giá trị trung bình về tỷ lệ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh của cả nước đạt 55,63%, cao hơn 5,1% so với giá trị trung bình năm 2020. So sánh kết quả của 63 địa phương cho thấy, có 31 địa phương đạt tỷ lệ cao hơn giá trị trung bình của cả nước.

Kết quả cụ thể được thể hiện ở Bảng sau:

Bảng 13: Kết quả chỉ số thành phần tỷ lệ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh

STT

Tỉnh/thành phố

Kết quả tự đánh giá (%)

Kết quả thẩm định (%)

Điểm quy đổi trong Bộ chỉ số

1

Hưng Yên

100,00

100,00

4,75

2

Vĩnh Long

100,00

100,00

4,75

3

An Giang

100,00

100,00

4,25

4

Bà Rịa Vũng Tàu

100,00

100,00

4,25

5

Bình Dương

100,00

100,00

4,25

6

Hải Phòng

100,00

100,00

4,25

7

Ninh Thuận

100,00

100,00

4,25

8

Sơn La

100,00

100,00

4,25

9

Tây Ninh

100,00

100,00

4,25

10

TP.Hồ Chí Minh

100,00

100,00

4,25

11

Trà Vinh

100,00

100,00

4,25

12

Bắc Kạn

100,00

100,00

4,00

13

Bắc Ninh

100,00

100,00

4,00

14

Đà Nẵng

100,00

100,00

4,00

15

Đồng Nai

100,00

100,00

4,00

16

Hà Nội

100,00

100,00

4,00

17

Lai Châu

100,00

100,00

4,00

18

Lạng Sơn

100,00

100,00

4,00

19

Nam Định

100,00

100,00

4,00

20

Quảng Bình

100,00

100,00

4,00

21

Thái Bình

100,00

100,00

4,00

22

Quảng Nam

90,91

90,91

3,64

23

Thừa Thiên Huế

83,33

83,33

3,33

24

Hà Tĩnh

75,00

75,00

3,00

25

Quảng Trị

75,00

75,00

3,00

26

Điện Biên

66,67

66,67

2,83

27

Tiền Giang

66,67

66,67

2,83

28

Thái Nguyên

66,67

66,67

2,67

29

Đồng Tháp

60,00

60,00

2,55

30

Bến Tre

57,15

57,14

2,43

31

Lào Cai

55,56

55,56

2,22

32

Bình Định

50,00

50,00

2,13

33

Thanh Hoá

52,94

52,94

2,12

34

Kon Tum

50,00

50,00

2,00

35

Nghệ An

50,00

50,00

2,00

36

Phú Thọ

50,00

50,00

2,00

37

Hà Giang

47,37

47,37

1,89

38

Quảng Ngãi

45,83

45,83

1,83

39

Khánh Hoà

37,50

37,50

1,59

40

Bắc Giang

57,10

36,36

1,45

41

Hải Dương

34,13

33,44

1,34

42

Sóc Trăng

29,73

29,73

1,19

43

Cao Bằng

23,08

23,08

0,92

44

Bình Phước

20,00

20,00

0,85

45

Quảng Ninh

20,00

20,00

0,85

46

Phú Yên

18,18

18,18

0,73

47

Đắk Nông

16,67

16,67

0,71

48

Bạc Liêu

83,33

14,29

0,61

49

Kiên Giang

14.28

14,29

0,61

50

Đắk Lắk

13,33

13,33

0,53

51

Ninh Bình

12,50

12,50

0,50

52

Tuyên Quang

8,33

8,33

0,33

53

Bình Thuận

T

6,67

0,27

54

Gia Lai

2,86

2,86

0,12

55

Cà Mau

0,00

0,00

0,00

56

Cần Thơ

K

K

0,00

57

Hà Nam

K

K

0,00

58

Hậu Giang

0,00

0,00

0,00

59

Hoà Bình

0,00

0,00

0,00

60

Lâm Đồng

0,00

0,00

0,00

61

Long An

K

K

0,00

62

Vĩnh Phúc

0,00

0,00

0,00

63

Yên Bái

0,00

0,00

0,00

11. Tỷ lệ số khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu được xử lý, cải tạo

a) Ý nghĩa chỉ số

Đây là chỉ số phản ánh mức độ xử lý các khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu trên địa bàn tỉnh/thành phố, là cơ sở để đánh giá kết quả công tác khắc phục ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường của tỉnh/thành phố; được tính theo tỷ lệ phần trăm tổng số khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu được xử lý, cải tạo trên tổng số khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu được phát hiện tính đến năm 2021.

b) Kết quả thực hiện của các địa phương

- Kết quả tổng hợp, rà soát hồ sơ cho thấy có 63/63 địa phương thu thập tính toán kết quả thực hiện chỉ số, đạt tỷ lệ 100%, trong đó có 27/63 tỉnh khuyết chỉ số do không có khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu trên địa bàn, chiếm tỷ lệ 42,9%.

- Kết quả tính chỉ số thành phần này cho thấy, có 07 địa phương có tỷ lệ số khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu được xử lý, cải tạo đạt 100%; có 02 địa phương có tỷ lệ số khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu được xử lý, cải tạo bằng 0 (chưa có khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu được xử lý, cải tạo trên địa bàn tỉnh) là Bình Thuận, Hà Nam; các địa phương có tỷ lệ số khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu được xử lý, cải tạo thấp là Quảng Nam (3,23%), Quảng Bình (12,66%), Nghệ An (20,00%).

- Đối chiếu với kết quả tỷ lệ đạt được của chỉ số thành phần này giữa hai năm đánh giá cho thấy: trừ các địa phương bị khuyết chỉ số, năm 2021, có 06 địa phương có kết quả tăng cao hơn so với năm 2020, trong đó, các địa phương tăng cao nhất là Đồng Nai (+ 33,33%, tương ứng với + 1 điểm), Hà Tĩnh (+ 26,48%, tương ứng với + 0,79 điểm), Bắc Ninh (+ 16,67%, tương ứng với + 0,5 điểm); có 25 địa phương có kết quả giữ nguyên như năm 2020; có 02 địa phương có kết quả giảm so với năm 2020 là: Quảng Trị (giảm 12,14%, tương ứng với giảm 0,37 điểm), Nghệ An (giảm 3,36%, tương ứng với giảm 0,1 điểm).

c) Kết quả chung trên phạm vi cả nước

Theo đánh giá, giá trị trung bình về tỷ lệ số khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu được xử lý, cải tạo của cả nước đạt 25,3%, cao hơn 3,3 % so với giá trị trung bình năm 2020. So sánh kết quả của 36 địa phương (không tính các địa phương bị khuyết chỉ số) cho thấy, có 33 địa phương đạt tỷ lệ cao hơn giá trị trung bình của cả nước.

Kết quả cụ thể được thể hiện ở Bảng sau:

Bảng 14: Kết quả chỉ số thành phần tỷ lệ số khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu được xử lý, cải tạo

STT

Tỉnh/thành phố

Kết quả tự đánh giá (%)

Kết quả thẩm định (%)

Điểm quy đổi trong Bộ chỉ số

1

Bắc Giang

100,00

100,00

3,00

2

Cao Bằng

0,00

100,00

3,00

3

Đà Nẵng

100,00

100,00

3,00

4

Đắk Lắk

100,00

100,00

3,00

5

Hà Giang

100,00

100,00

3,00

6

Ninh Bình

100,00

100,00

3,00

7

Phú Thọ

100,00

100,00

3,00

8

Tuyên Quang

100,00

100,00

3,00

9

Lạng Sơn

81,82

81,82

2,45

10

Quảng Ngãi

75,00

75,00

2,25

11

Bắc Ninh

66,67

66,67

2,00

12

Hà Nội

66,67

66,67

2,00

13

Cà Mau

60,00

60,00

1,80

14

Thái Bình

0,00

55,00

1,65

15

Bắc Kạn

50,00

50,00

1,50

16

Nam Định

50,00

50,00

1,50

17

Thừa Thiên Huế

50,00

50,00

1,50

18

Yên Bái

44,44

44,44

1,33

19

Thái Nguyên

40,00

40,00

1,20

20

Quảng Trị

38,71

38,71

1,16

21

Hà Tĩnh

34,48

34,48

1,03

22

Đồng Nai

33,33

33,33

1,00

23

Kon Tum

33,33

33,33

1,00

24

Nghệ An

20,00

26,72

0,80

25

Thanh Hoá

26,00

26,00

0,78

26

Quảng Bình

12,66

12,66

0,38

27

Quảng Nam

3,23

3,23

0,10

28

An Giang

K

K

0,00

29

Bà Rịa Vũng Tàu

K

K

0,00

30

Bạc Liêu

0,00

K

0,00

31

Bến Tre

K

K

0,00

32

Bình Dương

K

K

0,00

33

Bình Định

K

K

0,00

34

Bình Phước

K

K

0,00

35

Bình Thuận

0,00

0,00

0,00

36

Cần Thơ

K

K

0,00

37

Đắk Nông

K

K

0,00

38

Điện Biên

K

K

0,00

39

Đồng Tháp

K

K

0,00

40

Gia Lai

0,00

K

0,00

41

Hà Nam

0,00

0,00

0,00

42

Hải Dương

0,00

0,00

0,00

43

Hải Phòng

K

K

0,00

44

Hậu Giang

K

K

0,00

45

Hoà Bình

0,00

0,00

0,00

46

Hưng Yên

K

K

0,00

47

Kiên Giang

K

K

0,00

48

Khánh Hoà

K

K

0,00

49

Lai Châu

0,00

0,00

0,00

50

Lào Cai

0,00

0,00

0,00

51

Lâm Đồng

K

K

0,00

52

Long An

K

K

0,00

53

Ninh Thuận

0,00

K

0,00

54

Phú Yên

0,00

0,00

0,00

55

Quảng Ninh

K

K

0,00

56

Sóc Trăng

100,00

0,00

0,00

57

Sơn La

K

K

0,00

58

Tây Ninh

K

K

0,00

59

Tiền Giang

K

K

0,00

60

TP.Hồ Chí Minh

K

K

0,00

61

Trà Vinh

K

K

0,00

62

Vĩnh Long

K

K

0,00

63

Vĩnh Phúc

0,00

0,00

0,00

12. Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung

a) Ý nghĩa chỉ số

Đây là chỉ số phản ánh mức độ tiếp cận nước sạch của dân số đô thị trên địa bàn tỉnh/thành phố, là cơ sở đánh giá hiệu quả các chương trình cung cấp nước sạch và chất lượng môi trường sống người dân khu vực đô thị của tỉnh/thành phố; được tính theo tỷ lệ phần trăm dân số sống ở khu vực đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung trong tổng số dân sống ở khu vực đô thị của tỉnh/thành phố trong năm.

b) Kết quả thực hiện của các địa phương

- Kết quả tổng hợp, rà soát hồ sơ cho thấy có 62/63 địa phương thu thập tính toán kết quả thực hiện chỉ số, chiếm tỷ lệ 98,4%; có 01/63 địa phương không thực hiện việc thu thập, tổng hợp số liệu đánh giá kết quả thực hiện chỉ số này, chiếm 1,6% là tỉnh Bình Thuận (trường hợp này sẽ không được tính điểm của chỉ số trong Bộ chỉ số chung theo quy định).

- Kết quả tính chỉ số thành phần này cho thấy, có 07 địa phương có tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung đạt 100% là Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hải Dương, Nghệ An, Thái Bình, Thừa Thiên Huế; các địa phương có tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường thấp là Tây Ninh (30,48%), Bắc Kạn (73,17%), Vĩnh Phúc (73,32%).

- Đối chiếu với kết quả tỷ lệ đạt được của chỉ số thành phần này giữa hai năm đánh giá cho thấy: năm 2021, có 34 địa phương có kết quả tăng cao hơn so với năm 2020, trong đó, các địa phương tăng cao nhất là Kon Tum (+ 46,57%, tương ứng với + 1,74 điểm), Bến Tre (+ 24,39%, tương ứng với + 1,59 điểm), Bình Dương (+ 22,92%, tương ứng với + 1,42 điểm); có 06 địa phương có kết quả giữ nguyên như năm 2020 là Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang, TP.Hồ Chí Minh (chủ yếu do đã đạt 100%); có 23 địa phương có kết quả giảm so với năm 2020, trong đó giảm nhiều nhất là các tỉnh/thành phố: Tây Ninh (giảm 42,19%, tương ứng với giảm 0,61 điểm), Bình Phước (giảm 26,83%, tương ứng với giảm 0,17 điểm), Tuyên Quang (giảm 18,15%, tương ứng với giảm 0,17 điểm).

c) Kết quả chung trên phạm vi cả nước

Theo đánh giá, giá trị trung bình về tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung của cả nước đạt 92%, cao hơn 8% so với giá trị trung bình năm 2020. So sánh kết quả của 63 địa phương cho thấy, có 37 địa phương đạt tỷ lệ cao hơn giá trị trung bình của cả nước.

Kết quả cụ thể được thể hiện ở Bảng sau:

Bảng 15: Kết quả chỉ số thành phần tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung

STT

Tỉnh/thành phố

Kết quả tự đánh giá (%)

Kết quả thẩm định (%)

Điểm quy đổi trong Bộ chỉ số

1

Vĩnh Long

98,90

98,90

3,71

2

Cần Thơ

98,50

98,50

3,69

3

Hải Phòng

100,00

100,00

3,25

4

Bến Tre

99,93

99,93

3,25

5

Long An

99,73

99,73

3,24

6

TP.Hồ Chí Minh

99,67

99,67

3,24

7

Tiền Giang

99,59

99,59

3,24

8

Bà Rịa Vũng Tàu

99,20

99,20

3,22

9

Đồng Tháp

99,20

99,20

3,22

10

An Giang

99,04

99,04

3,22

11

Quảng Ninh

98,17

98,17

3,19

12

Ninh Thuận

98,74

98,07

3,19

13

Hậu Giang

96,00

96,00

3,12

14

Trà Vinh

95,66

95,66

3,11

15

Hưng Yên

82,00

82,00

3,07

16

Sơn La

93,36

93,36

3,03

17

Điện Biên

92,50

92,50

3,01

18

Đà Nẵng

100,00

100,00

3,00

19

Hà Nội

100,00

100,00

3,00

20

Hải Dương

100,00

100,00

3,00

21

Nghệ An

100,00

100,00

3,00

22

Thái Bình

100,00

100,00

3,00

23

Thừa Thiên Huế

100,00

100,00

3,00

24

Đắk Nông

92,18

92,18

3,00

25

Tuyên Quang

79,85

98,20

2,95

26

Ninh Bình

98,00

98,00

2,94

27

Bắc Ninh

97,50

97,50

2,93

28

Thái Nguyên

97,32

97,32

2,92

29

Kiên Giang

89,41

89,41

2,91

30

Khánh Hoà

89,23

89,23

2,90

31

Hà Nam

96,50

96,50

2,89

32

Thanh Hoá

95,50

95,50

2,86

33

Lạng Sơn

95,27

95,27

2,86

34

Quảng Bình

94,40

94,40

2,83

35

Quảng Trị

95,30

94,26

2,83

36

Bình Dương

87,00

87,00

2,83

37

Hà Giang

93,00

93,00

2,79

38

Phú Thọ

92,20

92,20

2,77

39

Lâm Đồng

72,04

85,02

2,76

40

Bạc Liêu

85,01

85,01

2,76

41

Hoà Bình

91,22

91,22

2,74

42

Bắc Giang

91,10

91,10

2,73

43

Đắk Lắk

90,50

90,50

2,71

44

Nam Định

89,62

89,62

2,69

45

Lai Châu

88,33

89,45

2,68

46

Quảng Ngãi

89,20

89,20

2,68

47

Sóc Trăng

88,80

88,80

2,66

48

Đồng Nai

86,10

86,10

2,58

49

Lào Cai

86,09

86,09

2,58

50

Cà Mau

85,48

85,48

2,56

51

Yên Bái

85,44

85,44

2,56

52

Cao Bằng

85,00

85,00

2,55

53

Bình Định

80,06

77,11

2,51

54

Phú Yên

79,86

79,86

2,40

55

Quảng Nam

79,50

79,50

2,38

56

Hà Tĩnh

79,41

79,41

2,38

57

Bình Phước

71,29

71,29

2,32

58

Gia Lai

70,12

70,12

2,28

59

Vĩnh Phúc

73,32

73,32

2,20

60

Bắc Kạn

73,17

73,17

2,20

61

Kon Tum

81,04

65,02

1,95

62

Tây Ninh

30,48

42,23

1,37

63

Bình Thuận

T

0,00

0,00

13. Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh

a) Ý nghĩa chỉ số

Năm 2021, chỉ số này vẫn tiếp tục duy trì phạm vi, nội dung đánh giá và thang điểm như năm 2020.

b) Kết quả thực hiện của các địa phương

- Kết quả tổng hợp, rà soát hồ sơ cho thấy có 62/63 địa phương thu thập tính toán kết quả thực hiện chỉ số, chiếm tỷ lệ 98,4%; có 01/63 địa phương không thực hiện việc thu thập, tổng hợp số liệu đánh giá kết quả thực hiện chỉ số này, chiếm 1,6% là Tp Hồ Chí Minh (trường hợp này sẽ không được tính điểm của chỉ số trong Bộ chỉ số chung theo quy định).

- Kết quả tính chỉ số thành phần này cho thấy, có 22 địa phương có tỷ lệ hộ gia đình nông thôn được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh đạt 100% (làm tròn đến 0,05); các địa phương có tỷ lệ hộ gia đình nông thôn được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh thấp là Nghệ An (86%), Lai Châu (87%), Hà Giang (88%).

- Đối chiếu với kết quả tỷ lệ đạt được của chỉ số thành phần này giữa hai năm đánh giá cho thấy: năm 2021, có 36 địa phương có kết quả tăng cao hơn so với năm 2020, trong đó, các địa phương tăng cao nhất là Bắc Ninh (+ 6,48%, tương ứng với + 0,94 điểm), Thanh Hoá (+ 4,46%, tương ứng với + 1,05 điểm), Hưng Yên (+ 4,06%, tương ứng với + 1,23 điểm); có 17 địa phương có kết quả giữ nguyên như năm 2020; có 09 địa phương có kết quả giảm so với năm 2020, trong đó giảm nhiều nhất là các tỉnh/thành phố: An Giang (giảm 6,35%), Ninh Bình (giảm 2,03%), Bắc Kạn (giảm 1,3%).

c) Kết quả chung trên phạm vi cả nước

Theo đánh giá, giá trị trung bình về tỷ lệ hộ gia đình nông thôn được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh của cả nước đạt 90%, cao hơn 2,1% so với giá trị trung bình năm 2020. So sánh kết quả của 63 địa phương cho thấy, có 58 địa phương đạt tỷ lệ cao hơn giá trị trung bình của cả nước.

Bảng 16: Kết quả chỉ số thành phần tỷ lệ hộ gia đình nông thôn được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh

Thứ hạng

Tỉnh/thành phố

Kết quả tự đánh giá (%)

Kết quả thẩm định (%)

Điểm quy đổi trong Bộ chỉ số

1

Cần Thơ

100,00

100,00

3,75

2

Hưng Yên

100,00

100,00

3,75

3

Vĩnh Long

99,40

99,40

3,73

4

Bình Định

100,00

100,00

3,25

5

Đồng Tháp

100,00

100,00

3,25

6

Tiền Giang

100,00

100,00

3,25

7

Bà Rịa Vũng Tàu

99,99

99,99

3,25

8

Trà Vinh

99,80

99,80

3,24

9

Bạc Liêu

99,80

99,80

3,24

10

Hải Phòng

99,80

99,80

3,24

11

Bến Tre

99,78

99,78

3,24

12

Khánh Hoà

99,65

99,65

3,24

13

Quảng Ninh

99,36

99,36

3,23

14

Tây Ninh

99,00

99,00

3,22

15

Kiên Giang

98,90

98,90

3,21

16

Long An

98,67

98,67

3,21

17

Bình Phước

98,41

98,41

3,20

18

Hậu Giang

97,89

97,89

3,18

19

Gia Lai

97,30

97,30

3,16

20

Sơn La

97,00

97,00

3,15

21

Ninh Thuận

95,00

95,00

3,09

22

An Giang

93,40

93,40

3,04

23

Bắc Ninh

100,00

100,00

3,00

24

Bình Dương

100,00

100,00

3,00

25

Đà Nẵng

100,00

100,00

3,00

26

Đồng Nai

100,00

100,00

3,00

27

Hà Nội

100,00

100,00

3,00

28

Hải Dương

100,00

100,00

3,00

29

Thái Bình

100,00

100,00

3,00

30

Vĩnh Phúc

100,00

100,00

3,00

31

Nam Định

99,98

99,98

3,00

32

Sóc Trăng

99,65

99,65

2,99

33

Phú Yên

99,50

99,50

2,98

34

Lâm Đồng

91,50

91,50

2,97

35

Bình Thuận

98,70

98,70

2,96

36

Đắk Nông

91,00

91,00

2,96

37

Bắc Kạn

98,50

98,50

2,96

38

Phú Thọ

98,05

98,27

2,95

39

Bắc Giang

98,23

98,23

2,95

40

Hà Nam

97,66

97,66

2,93

41

Thừa Thiên Huế

97,60

97,60

2,93

42

Hà Tĩnh

96,88

96,88

2,91

43

Thanh Hoá

96,80

96,80

2,90

44

Quảng Bình

96,76

96,76

2,90

45

Lạng Sơn

96,14

96,14

2,88

46

Ninh Bình

96,00

96,00

2,88

47

Tuyên Quang

95,54

95,54

2,87

48

Quảng Nam

95,52

95,52

2,87

49

Lào Cai

95,50

95,50

2,87

50

Quảng Ngãi

95,48

95,48

2,86

51

Hoà Bình

95,30

95,38

2,86

52

Đắk Lắk

95,24

95,24

2,86

53

Thái Nguyên

95,00

95,00

2,85

54

Quảng Trị

93,48

94,33

2,83

55

Cà Mau

94,07

94,07

2,82

56

Điện Biên

84,92

84,92

2,76

57

Yên Bái

91,61

91,61

2,75

58

Cao Bằng

91,45

91,45

2,74

59

Kon Tum

91,08

91,08

2,73

60

Hà Giang

88,20

88,20

2,65

61

Lai Châu

87,00

87,00

2,61

62

Nghệ An

86,00

86,00

2,58

63

TP.Hồ Chí Minh

T

0,00

0,00

14. Tỷ lệ diện tích đất của các khu bảo tồn thiên nhiên đã được thành lập trên tổng diện tích đất quy hoạch cho bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học

a) Ý nghĩa chỉ số

Đây là chỉ số phản ánh mức độ thực hiện quy hoạch bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh/thành phố, là cơ sở để đánh giá kết quả công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học của tỉnh/thành phố; được tính theo tỷ lệ phần trăm tổng diện tích đất của các khu bảo tồn thiên nhiên đã được thành lập trên tổng diện tích đất quy hoạch cho bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học của tỉnh/thành phố tính đến năm 2021.

b) Kết quả thực hiện của các địa phương

- Kết quả tổng hợp, rà soát hồ sơ cho thấy có 62/63 địa phương thu thập tính toán kết quả thực hiện chỉ số, chiếm tỷ lệ 98,4%, trong đó có 07/63 tỉnh khuyết chỉ số do không có đất quy hoạch cho bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trên địa bàn; có 01/63 địa phương không thực hiện việc thu thập, tổng hợp số liệu đánh giá kết quả thực hiện chỉ số này, chiếm 1,6% là tỉnh Hải Dương (trường hợp này sẽ không được tính điểm của chỉ số trong Bộ chỉ số chung theo quy định).

- Kết quả tính chỉ số thành phần này cho thấy, có 26 địa phương có tỷ lệ diện tích đất của các khu bảo tồn thiên nhiên đã được thành lập trên tổng diện tích đất quy hoạch cho bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học đạt 100%; có 02 địa phương có tỷ lệ diện tích đất của các khu bảo tồn thiên nhiên đã được thành lập trên tổng diện tích đất quy hoạch cho bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học bằng 0 (chưa có khu bảo tồn thiên nhiên được thành lập trên địa bàn tỉnh) là Sóc Trăng, Hà Nội; các địa phương có tỷ lệ diện tích đất của các khu bảo tồn thiên nhiên đã được thành lập trên tổng diện tích đất quy hoạch cho bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học thấp là Quảng Ngãi (0,9%), Tiền Giang (17,14%), Lai Châu (18,17%).

- Đối chiếu với kết quả tỷ lệ đạt được của chỉ số thành phần này giữa hai năm đánh giá cho thấy: ngoài các địa phương bị khuyết chỉ số, năm 2021, có 18 địa phương có kết quả tăng cao hơn so với năm 2020, trong đó, các địa phương tăng cao nhất là Quảng Trị (+ 100%, tương ứng với + 3 điểm, do năm 2020 địa phương không thực hiện đánh giá chỉ số này), An Giang (+ 89,96%, tương ứng với + 2,7 điểm), Bến Tre (+ 49,49%, tương ứng với + 1,48 điểm); có 27 địa phương có kết quả giữ nguyên như năm 2020; có 11 địa phương có kết quả giảm so với năm 2020, trong đó giảm nhiều nhất là các tỉnh/thành phố: Đắk Nông (giảm 110,61%, tương ứng với giảm 3,32 điểm), Bắc Ninh (giảm 68,55%, tương ứng với giảm 2,06 điểm), Quảng Bình (giảm 23,64%, tương ứng với giảm 0,71 điểm).

c) Kết quả chung trên phạm vi cả nước

Theo đánh giá, giá trị trung bình về tỷ lệ diện tích đất của các khu bảo tồn thiên nhiên đã được thành lập trên tổng diện tích đất quy hoạch cho bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học của cả nước đạt 70%, cao hơn 6,7% so với giá trị trung bình năm 2020. So sánh kết quả của 63 địa phương cho thấy, có 41 địa phương đạt tỷ lệ cao hơn giá trị trung bình của cả nước.

Kết quả cụ thể được thể hiện ở Bảng sau:

Bảng 17: Kết quả chỉ số thành phần tỷ lệ diện tích đất của các khu bảo tồn thiên nhiên đã được thành lập trên tổng diện tích đất quy hoạch cho bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học

STT

Tỉnh/thành phố

Kết quả tự đánh giá

Kết quả thẩm định

Điểm quy đổi trong Bộ chỉ số

1

Hoà Bình

0,00

120,98

3,63

2

Điện Biên

107,89

107,89

3,24

3

Gia Lai

104,62

104,62

3,14

4

Hậu Giang

100,65

100,65

3,02

5

Bắc Kạn

100,32

100,32

3,01

6

Đắk Lắk

100,01

100,01

3,00

7

Thanh Hoá

100,00

100,00

3,00

8

Đà Nẵng

100,00

100,00

3,00

9

An Giang

100,00

100,00

3,00

10

Bắc Giang

100,00

100,00

3,00

11

Bến Tre

100,00

100,00

3,00

12

Bình Thuận

100,00

100,00

3,00

13

Hà Tĩnh

100,00

100,00

3,00

14

Lào Cai

100,00

100,00

3,00

15

Long An

100,00

100,00

3,00

16

Ninh Bình

100,00

100,00

3,00

17

Nghệ An

100,00

100,00

3,00

18

Phú Thọ

100,00

100,00

3,00

19

Phú Yên

100,00

100,00

3,00

20

Quảng Trị

100,00

100,00

3,00

21

Tây Ninh

100,00

100,00

3,00

22

Thái Nguyên

100,00

100,00

3,00

23

Đồng Nai

100,00

100,00

3,00

24

Ninh Thuận

100,00

100,00

3,00

25

Thừa Thiên Huế

100,00

100,00

3,00

26

Hà Giang

99,96

99,96

3,00

27

Đồng Tháp

99,88

99,88

3,00

28

Cà Mau

99,81

99,81

2,99

29

Nam Định

99,36

99,36

2,98

30

Bà Rịa Vũng Tàu

99,49

99,06

2,97

31

Yên Bái

99,01

99,01

2,97

32

Kon Tum

98,46

98,46

2,95

33

Lâm Đồng

96,70

96,70

2,90

34

Bình Phước

96,61

96,61

2,90

35

Tuyên Quang

95,66

95,66

2,87

36

Kiên Giang

94,99

94,99

2,85

37

Sơn La

93,88

93,88

2,82

38

Quảng Nam

92,07

92,07

2,76

39

Quảng Bình

100,09

76,45

2,29

40

Thái Bình

100,00

74,45

2,23

41

Hải Phòng

89,32

72,19

2,17

42

Cao Bằng

68,03

68,03

2,04

43

Khánh Hoà

65,01

65,01

1,95

44

Quảng Ninh

62,17

62,17

1,87

45

Bình Định

50,62

50,62

1,52

46

Vĩnh Phúc

48,88

48,88

1,47

47

Lạng Sơn

45,28

45,28

1,36

48

Đắk Nông

44,98

44,98

1,35

49

Bạc Liêu

36,84

36,84

1,11

50

Bắc Ninh

31,45

31,45

0,94

51

Lai Châu

18,17

18,17

0,55

52

Tiền Giang

17,14

17,14

0,51

53

Bình Dương

K

K

0,00

54

Cần Thơ

K

K

0,00

55

Hà Nam

0,00

K

0,00

56

Hà Nội

0,00

0,00

0,00

57

Hải Dương

T

0,00

0,00

58

Hưng Yên

K

K

0,00

59

Quảng Ngãi

0,90

0,00

0,00

60

Sóc Trăng

0,00

0,00

0,00

61

TP.Hồ Chí Minh

K

K

0,00

62

Trà Vinh

K

K

0,00

63

Vĩnh Long

K

K

0,00

15. Tỷ lệ diện tích rừng trồng mới tập trung trên diện tích đất quy hoạch phát triển rừng

a) Ý nghĩa chỉ số

Đây là chỉ số phản ánh mật độ diện tích rừng trồng mới tập trung trên diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh/thành phố, là cơ sở để đánh giá kết quả công tác bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh/thành phố; được tính theo tỷ lệ phần trăm diện tích rừng trồng mới tập trung trên tổng diện tích đất được quy hoạch cho lâm nghiệp của tỉnh/thành phố trong năm.

b) Kết quả thực hiện của các địa phương

- Kết quả tổng hợp, rà soát hồ sơ cho thấy có 63/63 địa phương thu thập tính toán kết quả thực hiện chỉ số, đạt tỷ lệ 100%, trong đó có 03/63 tỉnh khuyết chỉ số là Cần Thơ, Hưng Yên, Vĩnh Long do không có rừng trên địa bàn.

- Kết quả tính chỉ số thành phần này cho thấy, các địa phương có tỷ lệ diện tích rừng trồng mới tập trung trên diện tích đất quy hoạch phát triển rừng cao là Đà Nẵng (88,19%, tương ứng với 3,09 điểm), Nghệ An (60,54%, tương ứng với 2,12 điểm), Bắc Giang (56,36%, tương ứng với 1,97 điểm); các địa phương có tỷ lệ diện tích rừng trồng mới tập trung trên diện tích đất quy hoạch phát triển rừng thấp là Tây Ninh (0,95%), Yên Bái (1,68%), Đồng Nai (2,34%).

- Đối chiếu với kết quả tỷ lệ đạt được của chỉ số thành phần này giữa hai năm đánh giá cho thấy: năm 2021, có 34 địa phương có kết quả tăng cao hơn so với năm 2020, trong đó, các địa phương tăng cao nhất là Hậu Giang (+ 45,72%, tương ứng với + 2,75 điểm), Bình Định (+ 25,35%, tương ứng với + 0,76 điểm), Quảng Nam (+ 14,9%, tương ứng với + 0,45 điểm); có 06 địa phương có kết quả giữ nguyên như năm 2020; có 20 địa phương có kết quả giảm so với năm 2020, trong đó giảm nhiều nhất là các tỉnh/thành phố: Lào Cai (giảm 5,33%, tương ứng với giảm 0,16 điểm), Bà Rịa Vũng Tàu (giảm 5,33%, tương ứng với giảm 0,16 điểm), Thái Bình (giảm 1,56%, tương ứng với giảm 0,14 điểm).

c) Kết quả chung trên phạm vi cả nước

Theo đánh giá, giá trị trung bình về tỷ lệ diện tích rừng trồng mới tập trung trên diện tích đất quy hoạch phát triển rừng của cả nước trong năm 2021 đạt 3,5%. So sánh kết quả của 63 địa phương cho thấy, có 12 địa phương đạt tỷ lệ cao hơn giá trị trung bình của cả nước.

Kết quả cụ thể được thể hiện ở Bảng sau:

Bảng 18: Kết quả chỉ số thành phần tỷ lệ diện tích rừng trồng mới tập trung trên diện tích đất quy hoạch phát triển rừng

STT

Tỉnh/thành phố

Kết quả tự đánh giá (%)

Kết quả thẩm định (%)

Điểm quy đổi trong Bộ chỉ số

1

Hậu Giang

46,25

46,25

2,78

2

Nghệ An

6,76

23,12

0,69

3

Khánh Hoà

10,08

10,08

0,30

4

Quảng Ngãi

7,53

7,53

0,23

5

Bình Thuận

91,75

7,43

0,22

6

Bắc Giang

5,80

5,94

0,18

7

Long An

5,92

5,92

0,18

8

Phú Thọ

5,58

5,58

0,17

9

Sóc Trăng

4,33

4,33

0,13

10

Bình Định

25,35

3,72

0,11

11

Quảng Trị

3,56

3,56

0,11

12

Yên Bái

3,42

3,42

0,10

13

Hà Tĩnh

2,94

2,94

0,09

14

Quảng Ninh

2,93

2,93

0,09

15

Thái Nguyên

2,60

2,60

0,08

16

Phú Yên

2,54

2,54

0,08

17

Tuyên Quang

2,30

2,50

0,08

18

Hoà Bình

2,47

2,47

0,07

19

Quảng Nam

17,65

2,45

0,07

20

Vĩnh Phúc

2,10

2,10

0,06

21

Lào Cai

11,12

1,85

0,06

22

An Giang

1,67

1,68

0,05

23

Thanh Hoá

1,57

1,57

0,05

24

Đà Nẵng

1,49

1,49

0,04

25

Thái Bình

0,72

0,72

0,04

26

Quảng Bình

1,26

1,26

0,04

27

Sơn La

1,11

1,11

0,03

28

Kiên Giang

1,02

1,02

0,03

29

Lạng Sơn

1,00

1,00

0,03

30

Nam Định

0,84

0,84

0,03

31

Bắc Kạn

0,84

0,84

0,03

32

Trà Vinh

0,51

0,51

0,02

33

Gia Lai

0,74

0,74

0,02

34

Đồng Tháp

0,72

0,72

0,02

35

Kon Tum

32,15

0,62

0,02

36

Hà Giang

0,56

0,56

0,02

37

Đắk Nông

0,47

0,47

0,01

38

Bến Tre

0,45

0,45

0,01

39

Lai Châu

0,31

0,31

0,01

40

Tây Ninh

0,29

0,29

0,01

41

Ninh Thuận

0,27

0,27

0,01

42

Ninh Bình

0,25

0,25

0,01

43

Hà Nội

0,21

0,21

0,01

44

Cà Mau

0,19

0,19

0,01

45

Điện Biên

0,17

0,17

0,01

46

Cao Bằng

0,17

0,17

0,01

47

Bạc Liêu

0,12

0,12

0,00

48

Bình Phước

0,11

0,11

0,00

49

Lâm Đồng

0,08

0,08

0,00

50

Đắk Lắk

0,08

0,08

0,00

51

Bà Rịa Vũng Tàu

0,05

0,05

0,00

52

Đồng Nai

0,02

0,02

0,00

53

Bắc Ninh

0,00

0,00

0,00

54

Bình Dương

0,00

0,00

0,00

55

Cần Thơ

K

K

0,00

56

Hà Nam

0,00

0,00

0,00

57

Hải Dương

0,00

0,00

0,00

58

Hải Phòng

0,65

0,00

0,00

59

Hưng Yên

K

K

0,00

60

Tiền Giang

0,00

0,00

0,00

61

TP.Hồ Chí Minh

0,00

0,00

0,00

62

Thừa Thiên Huế

100,00

0,00

0,00

63

Vĩnh Long

K

K

0,00

16. Diện tích rừng tự nhiên bị cháy, chặt phá

a) Ý nghĩa chỉ số

Đây là chỉ số phản ánh diện tích rừng tự nhiên bị mất do cháy, chặt phá trên địa bàn tỉnh/thành phố, là cơ sở để đánh giá hiệu quả công tác quản lý và bảo vệ rừng của tỉnh/thành phố; được tính theo tổng diện tích rừng tự nhiên bị cháy, chặt phá của tỉnh/thành phố trong năm.

b) Kết quả thực hiện của các địa phương

- Kết quả tổng hợp, rà soát hồ sơ cho thấy có 63/63 địa phương thu thập tính toán kết quả thực hiện chỉ số, đạt tỷ lệ 100%, trong đó có 03/63 tỉnh khuyết chỉ số là Cần Thơ, Hưng Yên, Vĩnh Long do không có rừng trên địa bàn.

- Kết quả tính chỉ số thành phần này cho thấy, có 16 địa phương không có rừng tự nhiên bị mất do cháy, chặt phá; có 44 địa phương có diện tích rừng tự nhiên bị cháy, chặt phá, trong đó các địa phương có diện tích rừng tự nhiên bị cháy, chặt phá thấp là Tp Hồ Chí Minh, Hòa Bình, Bà Rịa - Vũng Tàu…; các địa phương có diện tích rừng tự nhiên bị mất do cháy, chặt phá cao là Đắk Nông, Phú Yên, Đắk Lắk.

- Đối chiếu với kết quả tỷ lệ đạt được của chỉ số thành phần này giữa hai năm đánh giá cho thấy: năm 2021, có 23 địa phương có kết quả tăng cao hơn so với năm 2020; có 7 địa phương có kết quả giữ nguyên như năm 2020; có 30 địa phương có kết quả giảm so với năm 2020.

c) Kết quả chung trên phạm vi cả nước

Theo đánh giá, giá trị trung bình về diện tích rừng tự nhiên bị mất do cháy, chặt phá của cả nước trong năm 2021 là 1.365 ha.

Kết quả cụ thể được thể hiện ở Bảng sau:

Bảng 19: Kết quả chỉ số thành phần diện tích rừng tự nhiên bị cháy, chặt phá

STT

Tỉnh/thành phố

Kết quả tự đánh giá

Kết quả thẩm định

Điểm quy đổi trong Bộ chỉ số

1

Bình Dương

0,00

0,00

4,50

2

Hà Nam

0,00

0,00

4,50

3

TP.Hồ Chí Minh

0,06

0,06

4,50

4

Trà Vinh

1,08

1,08

4,48

5

An Giang

0,00

0,00

3,00

6

Bạc Liêu

0,00

0,00

3,00

7

Bắc Ninh

0,00

0,00

3,00

8

Bình Thuận

0,00

0,00

3,00

9

Đồng Tháp

0,00

0,00

3,00

10

Hà Nội

0,00

0,00

3,00

11

Hải Dương

0,00

0,00

3,00

12

Long An

0,00

0,00

3,00

13

Nam Định

0,00

0,00

3,00

14

Sóc Trăng

0,00

0,00

3,00

15

Thái Nguyên

0,00

0,00

3,00

16

Thanh Hoá

0,00

0,00

3,00

17

Thừa Thiên Huế

0,00

0,00

3,00

18

Vĩnh Phúc

0,00

0,00

3,00

19

Hoà Bình

0,00

0,30

3,00

20

Bà Rịa Vũng Tàu

0,37

0,37

2,99

21

Bến Tre

0,59

0,59

2,99

22

Cà Mau

0,63

0,63

2,99

23

Hải Phòng

0,67

0,67

2,99

24

Ninh Bình

0,68

0,68

2,99

25

Đà Nẵng

0,82

0,82

2,99

26

Đồng Nai

0,98

0,98

2,98

27

Tây Ninh

1,57

1,57

2,98

28

Yên Bái

3,64

3,64

2,94

29

Quảng Trị

4,05

4,05

2,94

30

Lai Châu

4,69

4,69

2,93

31

Quảng Bình

7,56

7,56

2,88

32

Tuyên Quang

9,43

9,43

2,85

33

Phú Thọ

10,10

10,10

2,84

34

Quảng Ninh

10,20

10,20

2,84

35

Hà Tĩnh

12,58

12,58

2,81

36

Lạng Sơn

17,09

17,09

2,74

37

Hà Giang

17,22

17,22

2,73

38

Khánh Hoà

17,79

17,79

2,73

39

Bắc Giang

19,92

19,92

2,69

40

Lào Cai

24,91

24,91

2,62

41

Kiên Giang

25,23

25,23

2,61

42

Bình Định

25,90

25,90

2,60

43

Quảng Ngãi

26,43

26,43

2,59

44

Điện Biên

27,06

27,06

2,58

45

Cao Bằng

27,28

27,28

2,58

46

Lâm Đồng

28,70

28,70

2,56

47

Ninh Thuận

29,18

29,18

2,55

48

Sơn La

41,70

41,70

2,36

49

Kon Tum

46,66

46,66

2,28

50

Gia Lai

50,05

50,05

2,23

51

Bắc Kạn

71,05

71,05

1,91

52

Nghệ An

76,25

76,25

1,83

53

Bình Phước

80,54

80,54

1,76

54

Đắk Nông

82,02

82,02

1,74

55

Phú Yên

94,05

94,05

1,55

56

Quảng Nam

541,04

155,26

0,61

57

Cần Thơ

K

K

0,00

58

Đắk Lắk

194,91

194,91

0,00

59

Hậu Giang

K

K

0,00

60

Hưng Yên

K

K

0,00

61

Tiền Giang

K

K

0,00

62

Thái Bình

K

K

0,00

63

Vĩnh Long

K

K

0,00

17. Sản lượng điện sản xuất từ năng lượng tái tạo

a) Ý nghĩa chỉ số

Chỉ số phản ánh mức độ đầu tư phát triển nguồn điện từ năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh/thành phố, là cơ sở để đánh giá hiệu quả hoạt động bảo vệ hệ thống khí hậu, thực hiện tăng trưởng xanh của tỉnh/thành phố; được tính theo tổng sản lượng điện được sản xuất (tính bằng kWh) từ nguồn năng lượng gió, năng lượng sinh khối, năng lượng mặt trời của tỉnh/thành phố trong năm.

Năm 2021, chỉ số này vẫn tiếp tục duy trì phạm vi, nội dung đánh giá và thang điểm như năm 2020.

b) Kết quả thực hiện của các địa phương

- Kết quả tổng hợp, rà soát hồ sơ cho thấy có 60 địa phương thu thập tính toán kết quả thực hiện chỉ số, chiếm tỷ lệ 95,24%; có 03/63 tỉnh không thực hiện việc thu thập, tổng hợp số liệu đánh giá kết quả thực hiện chỉ số này, chiếm 4,76% là Bắc Ninh, Hà Nội, Ninh Thuận, (các trường hợp này sẽ không được tính điểm của chỉ số trong Bộ chỉ số chung theo quy định).

- Kết quả tính chỉ số thành phần này cho thấy, các địa phương có sản lượng điện sản xuất từ năng lượng tái tạo cao là Trà Vinh, Bình Phước, Đắk Lắc; có 09 địa phương chưa sản xuất điện từ năng lượng tái tạo.

- Đối chiếu với kết quả tỷ lệ đạt được của chỉ số thành phần này giữa hai năm đánh giá cho thấy: năm 2021, có 33 địa phương có kết quả tăng cao hơn so với năm 2020; có 06 địa phương có kết quả giữ nguyên như năm 2020; có 19 địa phương có kết quả giảm so với năm 2020.

Kết quả cụ thể được thể hiện ở Bảng sau:

Bảng 20: Kết quả chỉ số thành phần sản lượng điện sản xuất từ năng lượng tái tạo

STT

Tỉnh/thành phố

Kết quả tự đánh giá

Kết quả thẩm định

Điểm quy đổi trong Bộ chỉ số

1

Cần Thơ

116232613,00

116232613,00

3,50

2

Hưng Yên

T

3622009,00

3,50

3

Vĩnh Long

113392352,00

113392352,00

3,50

4

An Giang

572971,03

572971,03

3,00

5

Bà Rịa Vũng Tàu

447675387,00

447675387,00

3,00

6

Bạc Liêu

669870000,00

2117601000,00

3,00

7

Bắc Giang

9730307,00

9730307,00

3,00

8

Bắc Kạn

117359,00

117359,00

3,00

9

Bến Tre

164450,00

137450,00

3,00

10

Bình Dương

73453368,00

73453368,00

3,00

11

Bình Định

844848,63

844848,63

3,00

12

Bình Phước

4452959862,00

4452959862,00

3,00

13

Bình Thuận

2601278,55

2601278,55

3,00

14

Cà Mau

171996103,00

171996103,00

3,00

15

Đà Nẵng

83108003,00

83108003,00

3,00

16

Đắk Lắk

2469338056,00

2469338056,00

3,00

17

Điện Biên

32352746,00

32352746,00

3,00

18

Đồng Nai

693817,82

693817,82

3,00

19

Đồng Tháp

236000000,00

236000000,00

3,00

20

Gia Lai

475830000,00

475830000,00

3,00

21

Hà Nam

6689482,00

6689482,00

3,00

22

Hà Tĩnh

224710000,00

224710000,00

3,00

23

Hải Dương

1013711,00

1013711,00

3,00

24

Hải Phòng

4010962,00

4010962,00

3,00

25

Hậu Giang

165956480,00

165956480,00

3,00

26

Hoà Bình

1669370,00

1669370,00

3,00

27

Khánh Hoà

377,90

377,90

3,00

28

Lạng Sơn

1148838,00

1148838,00

3,00

29

Lào Cai

1250310,00

1250310,00

3,00

30

Lâm Đồng

26435816,00

678,20

3,00

31

Long An

448806507,00

448806507,00

3,00

32

Nam Định

14261969,00

14261969,00

3,00

33

Nghệ An

88453070,00

88453070,00

3,00

34

Phú Thọ

2154883,00

2154883,00

3,00

35

Quảng Bình

258215893,00

258215893,00

3,00

36

Quảng Nam

11556456,00

11556456,00

3,00

37

Quảng Ninh

2396383,00

2396383,00

3,00

38

Quảng Trị

890871251,80

890871251,80

3,00

39

Sóc Trăng

162631270,10

162631270,00

3,00

40

Sơn La

69482926,00

69482926,00

3,00

41

Tây Ninh

1361823000,00

1357522977,00

3,00

42

Tiền Giang

83152104,00

83152104,00

3,00

43

TP.Hồ Chí

Minh

298847399,00

298847399,00

3,00

44

Tuyên Quang

1368,00

51,00

3,00

45

Thái Nguyên

2182240,00

2182240,00

3,00

46

Thanh Hoá

117228005,00

117228005,00

3,00

47

Thừa Thiên

Huế

1029,00

1029,00

3,00

48

Trà Vinh

76052693504,00

76052693504,00

3,00

49

Vĩnh Phúc

3590888,00

3590888,00

3,00

50

Bắc Ninh

T

0,00

0,00

51

Cao Bằng

0,00

0,00

0,00

52

Đắk Nông

678,20

0,00

0,00

53

Hà Giang

0,00

0,00

0,00

54

Hà Nội

T

0,00

0,00

55

Kiên Giang

0,00

0,00

0,00

56

Kon Tum

300000000,00

0,00

0,00

57

Lai Châu

0,00

0,00

0,00

58

Ninh Bình

0,00

0,00

0,00

59

Ninh Thuận

T

0,00

0,00

60

Phú Yên

778307,87

0,00

0,00

61

Quảng Ngãi

267766369,00

0,00

0,00

62

Thái Bình

0,00

0,00

0,00

63

Yên Bái

0,00

0,00

0,00

18. Số trạm quan trắc tự động chất lượng môi trường không khí tại các đô thị loại IV trở lên trên 10.000 dân đô thị

a) Ý nghĩa chỉ số

Đây là chỉ số phản ánh nỗ lực, mức độ quan tâm, đầu tư thiết bị, hạ tầng kỹ thuật quan trắc môi trường ở khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh/thành phố, là cơ sở để đánh giá năng lực kiểm soát, giám sát và cảnh báo chất lượng môi trường không khí tại các khu vực đô thị của tỉnh/thành phố; được tính theo tỷ số giữa số trạm quan trắc tự động chất lượng môi trường không khí đã được đầu tư lắp đặt và đang hoạt động tại các đô thị loại IV trở lên và dân số khu vực đô thị loại IV trở lên của tỉnh/thành phố tính đến năm 2021.

b) Kết quả thực hiện của các địa phương

- Kết quả tổng hợp, rà soát hồ sơ cho thấy có 61/63 địa phương thu thập tính toán kết quả thực hiện chỉ số, chiếm tỷ lệ 96,83%; có 02/63 địa phương không thực hiện việc thu thập, tổng hợp số liệu đánh giá kết quả thực hiện chỉ số này, chiếm 3,17% là Bình Thuận, Đắk Lắk (các trường hợp này sẽ không được tính điểm của chỉ số trong Bộ chỉ số chung theo quy định).

- Kết quả tính chỉ số thành phần này cho thấy, có 24 địa phương báo cáo đã thực hiện việc lắp đặt trạm quan trắc tự động chất lượng môi trường không khí tại các đô thị loại IV trở lên, trong đó các địa phương có tỷ lệ số trạm quan trắc tự động chất lượng môi trường không khí tại các đô thị loại IV trở lên trên 10.000 dân đô thị cao là Hà Nam, Bắc Ninh, Trà Vinh; có 37 địa phương báo cáo chưa thực hiện việc lắp đặt trạm quan trắc tự động chất lượng môi trường không khí tại các đô thị loại IV trở lên.

- Đối chiếu với kết quả tỷ lệ đạt được của chỉ số thành phần này giữa hai năm đánh giá cho thấy: năm 2021, có 10 địa phương có kết quả tăng cao hơn so với năm 2020; có 48 địa phương có kết quả giữ nguyên như năm 2020; có 05 địa phương có kết quả giảm so với năm 2020.

c) Kết quả chung trên phạm vi cả nước

Theo đánh giá, giá trị trung bình về tỷ lệ số trạm quan trắc tự động chất lượng môi trường không khí tại các đô thị loại IV trở lên trên 10.000 dân đô thị của cả nước đạt 1,5 trạm/triệu dân.

Kết quả cụ thể được thể hiện ở Bảng sau:

Bảng 21: Kết quả chỉ số thành phần số trạm quan trắc tự động chất lượng môi trường không khí tại các đô thị loại IV trở lên trên 10.000 dân đô thị

STT

Tỉnh/thành phố

Kết quả tự đánh giá

Kết quả thẩm định

Điểm quy đổi trong Bộ chỉ số

1

Bắc Ninh

0,03

0,52

3,00

2

Trà Vinh

0,21

0,41

2,40

3

Lạng Sơn

0,00

0,26

1,52

4

Hải Dương

0,16

0,20

1,17

5

Quảng Ninh

0,13

0,20

1,13

6

Bình Phước

0,06

0,19

1,07

7

Hưng Yên

0,14

0,14

0,97

8

Vĩnh Phúc

0,11

0,16

0,95

9

Vĩnh Long

0,09

0,13

0,87

10

Cao Bằng

0,15

0,15

0,84

11

Hậu Giang

0,00

0,10

0,71

12

Long An

0,10

0,10

0,56

13

Lào Cai

0,00

0,08

0,49

14

Gia Lai

0,06

0,06

0,35

15

Tây Ninh

0,05

0,05

0,30

16

Bà Rịa Vũng Tàu

0,05

0,05

0,26

17

Thái Bình

0,00

0,05

0,26

18

Thanh Hoá

0,02

0,04

0,21

19

Phú Thọ

3,40

0,03

0,20

20

Hà Tĩnh

0,00

0,03

0,20

21

Quảng Bình

0,00

0,03

0,17

22

Thái Nguyên

0,02

0,02

0,14

23

Khánh Hoà

0,06

0,02

0,11

24

Nghệ An

0,02

0,02

0,11

25

Thừa Thiên Huế

0,00

0,02

0,10

26

Đồng Nai

0,02

0,02

0,09

27

Cần Thơ

0,01

0,01

0,08

28

Hà Nội

0,00

0,01

0,06

29

Đà Nẵng

0,03

0,01

0,06

30

An Giang

0,00

0,00

0,00

31

Bạc Liêu

0,00

0,00

0,00

32

Bắc Giang

0,00

0,00

0,00

33

Bắc Kạn

0,00

0,00

0,00

34

Bến Tre

0,00

0,00

0,00

35

Bình Dương

0,00

0,00

0,00

36

Bình Định

0,00

0,00

0,00

37

Bình Thuận

T

0,00

0,00

38

Cà Mau

0,00

0,00

0,00

39

Đắk Lắk

T

0,00

0,00

40

Đắk Nông

0,00

0,00

0,00

41

Điện Biên

0,00

0,00

0,00

42

Đồng Tháp

0,00

0,00

0,00

43

Hà Giang

0,00

0,00

0,00

44

Hà Nam

1,35

0,00

0,00

45

Hải Phòng

0,00

0,00

0,00

46

Hoà Bình

0,00

0,00

0,00

47

Kiên Giang

0,00

0,00

0,00

48

Kon Tum

0,00

0,00

0,00

49

Lai Châu

0,00

0,00

0,00

50

Lâm Đồng

0,00

0,00

0,00

51

Nam Định

0,00

0,00

0,00

52

Ninh Bình

0,00

0,00

0,00

53

Ninh Thuận

0,00

0,00

0,00

54

Phú Yên

0,00

0,00

0,00

55

Quảng Nam

0,00

0,00

0,00

56

Quảng Ngãi

0,00

0,00

0,00

57

Quảng Trị

0,00

0,00

0,00

58

Sóc Trăng

0,00

0,00

0,00

59

Sơn La

0,00

0,00

0,00

60

Tiền Giang

0,00

0,00

0,00

61

TP.Hồ Chí Minh

0,00

0,00

0,00

62

Tuyên Quang

0,00

0,00

0,00

63

Yên Bái

0,00

0,00

0,00

19. Tỷ lệ các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục, truyền số liệu trực tiếp cho Sở TN&MT tỉnh/thành phố theo quy định của pháp luật

a) Ý nghĩa chỉ số

Đây là chỉ số phản ánh nỗ lực, mức độ quan tâm, đầu tư thiết bị, hạ tầng kỹ thuật phục vụ quan trắc nước thải, khí thải của các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh/thành phố; là cơ sở để đánh giá hiệu quả công tác quản lý, kiểm soát, giám sát, cảnh báo chất lượng môi trường nước, chất lượng môi trường không khí của tỉnh/thành phố; được tính theo tỷ lệ phần trăm tổng số cơ sở đang hoạt động lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục và truyền số liệu trực tiếp cho Sở TN&MT tỉnh/thành phố trên tổng số cơ sở đang hoạt động thuộc đối tượng phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục và truyền số liệu trực tiếp cho Sở TN&MT tỉnh/thành phố theo quy định của pháp luật tính đến năm 2021.

b) Kết quả thực hiện của các địa phương

- Kết quả tổng hợp, rà soát hồ sơ cho thấy có 63/63 địa phương thu thập tính toán kết quả thực hiện chỉ số, chiếm tỷ lệ 100%.

- Kết quả tính chỉ số thành phần này cho thấy, có 06 địa phương có tỷ lệ các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục, truyền số liệu trực tiếp cho Sở TN&MT đạt 100%; có 05 địa phương chưa có khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục, truyền số liệu trực tiếp cho Sở TN&MT.

- Đối chiếu với kết quả tỷ lệ đạt được của chỉ số thành phần này giữa hai năm đánh giá cho thấy: năm 2021, có 38 địa phương có kết quả tăng cao hơn so với năm 2020; có 13 địa phương có kết quả giữ nguyên như năm 2020; có 12 địa phương có kết quả giảm so với năm 2020.

c) Kết quả chung trên phạm vi cả nước

Theo đánh giá, giá trị trung bình về tỷ lệ các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục, truyền số liệu trực tiếp cho Sở TN&MT của cả nước đạt 55,61%, cao hơn 4,3% so với giá trị trung bình năm 2020.

Kết quả cụ thể được thể hiện ở Bảng sau:

Bảng 22: Kết quả chỉ số thành phần tỷ lệ các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục, truyền số liệu trực tiếp cho Sở TN&MT tỉnh/thành phố theo quy định của pháp luật

STT

Tỉnh/thành phố

Kết quả tự đánh giá (%)

Kết quả thẩm định (%)

Điểm quy đổi trong Bộ chỉ số

1

Lai Châu

100,00

100,00

3,75

2

Hưng Yên

100,00

100,00

3,50

3

Bà Rịa Vũng Tàu

100,00

100,00

3,00

4

Quảng Ninh

100,00

100,00

3,00

5

Thừa Thiên Huế

100,00

100,00

3,00

6

Vĩnh Phúc

100,00

100,00

3,00

7

Hà Nội

100,00

98,08

2,94

8

Kon Tum

94,74

94,74

2,84

9

Bình Dương

91,40

91,40

2,74

10

Bắc Ninh

90,91

90,91

2,73

11

Ninh Thuận

71,43

71,43

2,68

12

Khánh Hoà

88,90

88,90

2,67

13

Tiền Giang

100,00

88,89

2,67

14

Quảng Nam

87,50

87,50

2,63

15

Long An

92,11

84,21

2,53

16

Hà Giang

66,67

66,67

2,50

17

Lạng Sơn

83,33

83,33

2,50

18

Sơn La

100,00

75,00

2,25

19

Bắc Giang

74,07

74,07

2,22

20

Phú Yên

72,73

72,73

2,18

21

Hải Dương

78,26

68,89

2,07

22

Hà Nam

68,18

68,18

2,05

23

Lâm Đồng

66,67

66,67

2,00

24

Bình Thuận

61,11

61,11

1,83

25

Quảng Trị

60,00

60,00

1,80

26

Trà Vinh

60,00

60,00

1,80

27

Hoà Bình

57,14

57,14

1,71

28

Ninh Bình

56,00

56,00

1,68

29

Quảng Ngãi

56,00

56,00

1,68

30

Nghệ An

51,35

55,88

1,68

31

Thái Nguyên

59,26

55,56

1,67

32

Đà Nẵng

54,35

54,35

1,63

33

Gia Lai

52,63

52,63

1,58

34

Bến Tre

50,00

50,00

1,50

35

Cà Mau

50,00

50,00

1,50

36

Đồng Nai

40,87

47,83

1,43

37

Nam Định

50,00

46,67

1,40

38

Kiên Giang

43,75

43,75

1,31

39

Hải Phòng

58,18

41,82

1,25

40

Hậu Giang

26,67

33,33

1,25

41

Thanh Hoá

45,90

40,54

1,22

42

Vĩnh Long

33,33

33,33

1,17

43

Hà Tĩnh

37,50

37,50

1,13

44

Đắk Lắk

35,29

35,29

1,06

45

Lào Cai

52,63

33,33

1,00

46

Tuyên Quang

40,00

33,33

1,00

47

Bình Phước

29,69

29,69

0,89

48

Tây Ninh

29,57

27,03

0,81

49

Phú Thọ

25,00

25,00

0,75

50

Sóc Trăng

18,18

18,18

0,55

51

Yên Bái

18,18

18,18

0,55

52

Đồng Tháp

28,57

17,14

0,51

53

An Giang

18,18

13,64

0,41

54

Quảng Bình

12,50

12,50

0,38

55

Bạc Liêu

11,11

11,11

0,33

56

Bình Định

10,53

10,53

0,32

57

Thái Bình

26,47

4,00

0,12

58

Bắc Kạn

0,00

0,00

0,00

59

Cao Bằng

0,00

0,00

0,00

60

Cần Thơ

0,00

0,00

0,00

61

Đắk Nông

0,00

0,00

0,00

62

Điện Biên

0,00

0,00

0,00

63

TP.Hồ Chí Minh

T

0,00

0,00

20. Tỷ lệ chi ngân sách cho hoạt động sự nghiệp BVMT

a) Ý nghĩa chỉ số

Đây là chỉ số phản ánh nỗ lực, mức độ quan tâm, đầu tư nguồn lực tài chính cho công tác BVMT của tỉnh/thành phố; được tính theo tỷ lệ phần trăm tổng kinh phí chi cho hoạt động sự nghiệp BVMT trên tổng chi ngân sách của tỉnh/thành phố trong năm.

b) Kết quả thực hiện của các địa phương

- Kết quả tổng hợp, rà soát hồ sơ cho thấy có 100 địa phương thu thập tính toán kết quả thực hiện chỉ số, đạt tỷ lệ 100%.

- Kết quả tính chỉ số thành phần này cho thấy, các địa phương có tỷ lệ chi ngân sách cho hoạt động sự nghiệp BVMT cao là Đà Nẵng (6,15%), Hải Phòng (4,03%), TP Hồ Chí Minh (3,94%); các địa phương có tỷ lệ chi ngân sách cho hoạt động sự nghiệp BVMT thấp là Hòa Bình (0,32%), Phú Yên (0,32%), Bình Phước (0,2%).

- Đối chiếu với kết quả tỷ lệ đạt được của chỉ số thành phần này giữa hai năm đánh giá cho thấy: năm 2021, có 32 địa phương có kết quả tăng cao hơn so với năm 2020, trong đó, các địa phương tăng cao nhất là Đà Nẵng (+ 3,88%, tương ứng với + 1,25 điểm), Bình Dương (+ 2,26%, tương ứng với + 0,94 điểm), Bắc Ninh (+ 1,61%, tương ứng với + 0,61 điểm); có 05 địa phương có kết quả giữ nguyên như năm 2020; có 26 địa phương có kết quả giảm so với năm 2020, trong đó giảm nhiều nhất là các tỉnh/thành phố: Bạc Liêu (giảm 3,03%, tương ứng với giảm 2,44 điểm), Bình Phước (giảm 2,23%, tương ứng với giảm 1,78 điểm), Bình Định (giảm 2,17%, tương ứng với giảm 1,97 điểm).

c) Kết quả chung trên phạm vi cả nước

Theo đánh giá, giá trị trung bình về tỷ lệ chi ngân sách cho hoạt động sự nghiệp BVMT của cả nước đạt 1,8%, cao hơn 0,3% so với giá trị trung bình năm 2020. So sánh kết quả của 63 địa phương cho thấy, có 21 địa phương đạt tỷ lệ cao hơn giá trị trung bình của cả nước.

Kết quả cụ thể được thể hiện ở Bảng sau:

Bảng 23: Kết quả chỉ số thành phần tỷ lệ chi ngân sách cho hoạt động sự nghiệp BVMT

STT

Tỉnh/thành phố

Kết quả tự đánh giá (%)

Kết quả thẩm định (%)

Điểm quy đổi trong Bộ chỉ số

1

Đà Nẵng

6,15

6,15

3,00

2

Hải Phòng

4,03

4,03

1,97

3

TP.Hồ Chí Minh

3,94

3,94

1,92

4

Hải Dương

3,49

3,49

1,70

5

Bình Dương

2,86

2,86

1,40

6

Bà Rịa Vũng Tàu

2,71

2,71

1,32

7

Hưng Yên

2,22

2,22

1,26

8

Hà Nội

2,38

2,38

1,16

9

Trà Vinh

2,33

2,33

1,14

10

Quảng Ninh

2,28

2,28

1,11

11

Thừa Thiên Huế

2,23

2,23

1,09

12

Bình Thuận

2,22

2,22

1,08

13

Bắc Ninh

2,20

2,20

1,07

14

Tây Ninh

2,09

2,09

1,02

15

Khánh Hoà

1,97

1,97

0,96

16

Gia Lai

1,94

1,94

0,95

17

Ninh Thuận

1,54