Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công điện 8358/CĐ-PCTT chủ động ứng phó với bão số 10
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công điện 8358/CĐ-PCTT
Cơ quan ban hành: | Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 8358/CĐ-PCTT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công điện | Người ký: | Hoàng Quốc Vượng |
Ngày ban hành: | 03/11/2020 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài nguyên-Môi trường |
tải Công điện 8358/CĐ-PCTT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ CÔNG THƯƠNG Số: 8358/CĐ-PCTT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 03 tháng 11 năm 2020 |
CÔNG ĐIỆN
Về việc chủ động ứng phó với bão số 10
___________
BAN CHỈ HUY PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN
BỘ CÔNG THƯƠNG ĐIỆN:
- Tổng cục Quản lý thị trường;
- Sở Công Thương các tỉnh, thành phố từ Nghệ An đến Khánh Hòa;
- Các Tập đoàn, Tổng công ty sản xuất công nghiệp;
- Các chủ đập thủy điện và công trình khai thác khoáng sản trên địa bàn các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ.
Thực hiện Công điện số 35/CĐ-TW hồi 18 giờ 00 ngày 02 tháng 11 năm 2020 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai - Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, để chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp của bão số 10, giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và tài sản, tiếp theo Công điện số 8319/CĐ-PCTT ngày 02 tháng 11 năm 2020 của Bộ Công Thương, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Công Thương yêu cầu Trưởng ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tại các đơn vị tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các Công điện số: 1500/CĐ-TTg ngày 28/10/2020, 1503/CĐ-TTg ngày 29/10/20201 và Công điện số 34/CĐ-TW ngày 31/10/2020 của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN đồng thời tập trung chỉ đạo, thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Đối với các chủ đập thủy điện
- Tổ chức quan trắc, theo dõi chặt chẽ diễn biến khí tượng, thủy văn để chủ động báo cáo cấp thẩm quyền, phối hợp với các cơ quan có liên quan vận hành hồ chứa an toàn, hiệu quả; tham gia cắt/giảm/làm chậm lũ, đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ du; nghiêm túc tuân thủ quy trình vận hành liên hồ, đơn hồ chứa thủy điện đã được phê duyệt, đặc biệt là khi xuất hiện các tình huống bất thường; vận hành đảm bảo an toàn công trình.
- Liên tục kiểm tra, đánh giá tình trạng đập; các thiết bị, công trình xả lũ, cửa nhận nước... và khắc phục kịp thời các khiếm khuyết (nếu có) để có biện pháp và báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý kịp thời đảm bảo an toàn công trình, hạn chế tối đa áp lực cho các công trình ở hạ du khi phải xả lũ.
- Triển khai các phương án đảm bảo an toàn cho công trình và khu vực hạ du, đặc biệt là hệ thống thông tin liên lạc, quan trắc, cảnh giới tại khu vực nguy hiểm (hệ thống loa, còi, phát thanh, đèn, cột thủy trí, biển báo...) đảm bảo cảnh báo kịp thời đến chính quyền, người dân khu vực chịu ảnh hưởng nhất là trong các tình huống xả lũ khẩn cấp.
2. Đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam
- Chỉ đạo các đơn vị quản lý vận hành công trình thủy điện trực thuộc Tập đoàn thực hiện các nội dung tại Mục 1 Công điện này.
- Đảm bảo an toàn trong quá trình sửa chữa, khôi phục công trình điện lực; cung cấp điện ổn định cho các phụ tải quan trọng.
- Tập trung, huy động mọi nguồn lực để sửa chữa, khôi phục cung cấp điện trở lại nhanh nhất cho các khu vực khi đảm bảo điều kiện về an toàn.
3. Đối với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
- Thông báo cho các tàu thuyền, công trình dầu khí trên biển trong vùng bị ảnh hưởng bởi bão số 10 để triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người, tài sản và công trình.
- Chỉ đạo các đơn vị thuộc phạm vi quản lý chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực, phương tiện, vật tư để kịp thời xử lý các tình huống do bão gây ra, nhanh chóng khôi phục sản xuất.
4. Đối với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố
- Chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đặc biệt là các chủ hồ chứa thủy điện, các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản triển khai các phương án ứng phó với tình hình mưa lũ; chỉ đạo, kiểm tra việc triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hồ đập, nhất là các hồ đập xung yếu; công tác vận hành các hồ chứa thủy điện đảm bảo an toàn công trình, an toàn hạ du.
- Chỉ đạo chủ đầu tư các dự án nhà máy thủy điện đang xây dựng thống kê, kiểm soát số người tại công trường, rà soát lựa chọn các điểm, khu vực để tập kết người và thiết bị đảm bảo an toàn đối với các tình huống sạt lở, lũ ống, lũ quét tại khu vực công trường. Có biện pháp rà soát bổ sung lương thực, nhu yếu phẩm cần thiết kể cả trong trường hợp bị cô lập dài ngày. Thành lập Ban chỉ huy tại chỗ để điều hành, xử lý các tình huống, sự cố thiên tai có thể xảy ra. Có phương án đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt phục vụ công tác ứng phó sự cố và tìm kiếm cứu nạn.
- Triển khai các phương án cung ứng hàng hóa lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu và các mặt hàng phục vụ sửa chữa công trình xây dựng, sửa chữa đồ gia dụng đảm bảo đủ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, đặc biệt là những khu vực bị chia cắt, cô lập.
5. Đối với Tổng Cục Quản lý thị trường
Kiểm tra và chỉ đạo Cục Quản lý thị trường các tỉnh trong vùng ảnh hưởng của bão tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại. Kiên quyết không để tình trạng găm hàng, đẩy giá, đảm bảo ổn định giá các mặt hàng, đặc biệt là lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu và các mặt hàng phục vụ sửa chữa công trình xây dựng, sửa chữa điện, điện tử, máy, thiết bị và đồ gia dụng.
6. Đối với các Tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp
- Khẩn trương triển khai huy động mọi nguồn lực để sửa chữa, khôi phục thiệt hại do thiên tai gây ra, đảm bảo an toàn đưa công trình, nhà máy, kho, cảng, bến bãi, cơ sở sản xuất trở lại vận hành, khai thác trong thời gian sớm nhất.
7. Các đơn vị tổ chức trực ban 24/24h, sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu
8. Yêu cầu các đơn vị tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm túc Công điện này và thực hiện chế độ báo cáo như sau:
- Sở Công Thương các tỉnh từ Nghệ An đến Khánh Hòa báo cáo công tác cung ứng, dự trữ hàng hóa (số lượng hàng hóa dự trữ đã sử dụng; đánh giá tình hình cung ứng; dự báo nhu cầu tại các khu vực, tỉnh) gửi về Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương trước 15 giờ hàng ngày.
- Cục Quản lý thị trường các tỉnh từ Nghệ An đến Khánh Hòa báo cáo về công tác tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại tại tỉnh, giá lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu và các mặt hàng phục vụ sửa chữa công trình xây dựng, sửa chữa điện, điện tử, máy, thiết bị và đồ gia dụng cập nhật hàng ngày gửi về Tổng cục Quản lý Thị trường trước 15 giờ hàng ngày.
- Các đơn vị thường xuyên báo cáo thông tin về Văn phòng Thường trực PCTT & TKCN Bộ Công Thương khi có tình huống bất thường và định kỳ trước 16 giờ hàng ngày theo Điện thoại: 024.22218310; 0912 185 215; Fax: 024.22218321; Email: [email protected]./.
Nơi nhận: | KT. TRƯỞNG BAN |