Quyết định 1398/QĐ-NHNN 2021 TTHC mới ban hành lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 1398/QĐ-NHNN
Cơ quan ban hành: | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 1398/QĐ-NHNN | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Đào Minh Tú |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 01/09/2021 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng, Hành chính |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Công bố 02 TTHC mới ban hành lĩnh vực hoạt động ngân hàng
Ngày 01/09/2021, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra Quyết định 1398/QĐ-NHNN về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng thực hiện tại Bộ phận Một cửa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Theo đó, công bố 02 thủ tục hành chính mới thuộc lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng, gồm Thủ tục chấp thuận cho chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài để phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro; và Thủ tục chấp thuận cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo phương pháp định tính.
Cụ thể, hồ sơ được nộp trực tiếp tại Bộ phận Một cửa ở Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc qua dịch vụ bưu chính. Thời hạn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giải quyết hồ sơ, có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận là 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định. Các thủ tục hành chính trên không phải trả phí, lệ phí.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01/10/2021.
Xem chi tiết Quyết định 1398/QĐ-NHNN tại đây
tải Quyết định 1398/QĐ-NHNN
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM Số: 1398/QĐ-NHNN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 01 tháng 9 năm 2021 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH LĨNH VỰC THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG THỰC HIỆN TẠI BỘ PHẬN MỘT CỬA THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
_________
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính, Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 11/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 năm 2021 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng và Chánh Văn phòng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
QUYẾT ĐỊNH:
Nơi nhận: |
KT. THỐNG ĐỐC |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH LĨNH VỰC THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG THỰC HIỆN TẠI BỘ PHẬN MỘT CỬA THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1398/QĐ-NHNN ngày 01 tháng 9 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
PHẦN I.
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
STT |
Tên thủ tục hành chính |
Lĩnh vực |
Cơ quan thực hiện |
Thủ tục hành chính thực hiện tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
1 |
Thủ tục chấp thuận cho chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài để phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro. |
Thành lập và hoạt động ngân hàng |
Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng |
2 |
Thủ tục chấp thuận cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo phương pháp định tính. |
Thành lập và hoạt động ngân hàng |
Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng |
PHẦN II.
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
1. Thủ tục chấp thuận cho Chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài để phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chi nhánh ngân hàng nước ngoài lập 01 bộ hồ sơ theo quy định gửi đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Bước 2: Trong thời gian 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận cho chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài để phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro. Trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
- Cách thức thực hiện:
+ Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (trực tiếp tại Bộ phận Một cửa); Hoặc
+ Dịch vụ bưu chính.
- Thành phần hồ sơ:
+ Văn bản của chi nhánh ngân hàng nước ngoài đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận cho phép áp dụng chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài.
+ Bản sao chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết: 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chi nhánh ngân hàng nước ngoài
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng).
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận cho phép áp dụng chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài.
- Phí, lệ phí: Không.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
- Yêu cầu, điều kiện: Chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài để phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro phải được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận với điều kiện chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài tiên tiến và ưu việt hơn so với quy định tại Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
+ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;
+ Thông tư số 11/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 07 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Thủ tục chấp thuận cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo phương pháp định tính.
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài lập 01 bộ hồ sơ theo quy định gửi đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Bước 2: Trong thời gian 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo phương pháp định tính. Trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
- Cách thức thực hiện:
+ Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (trực tiếp tại Bộ phận Một cửa); Hoặc
+ Dịch vụ bưu chính.
- Thành phần hồ sơ:
+ Văn bản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận cho phép thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo phương pháp định tính.
+ Bản sao hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, chính sách dự phòng rủi ro, chính sách quản lý rủi ro tín dụng và các dự thảo văn bản hướng dẫn thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng và trích lập dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết: 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng).
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận cho phép thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo phương pháp định tính.
- Phí, lệ phí: Không.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
- Yêu cầu, điều kiện:
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo phương pháp định tính phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
+ Có Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với hoạt động kinh doanh, đối tượng khách hàng, tính chất rủi ro của khoản nợ và có thời gian thử nghiệm tối thiểu 01 (một) năm;
+ Có chính sách dự phòng rủi ro theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 11/2021/TT-NHNN;
+ Có chính sách quản lý rủi ro tín dụng, mô hình giám sát rủi ro tín dụng, phương pháp xác định, đo lường rủi ro tín dụng (trong đó bao gồm cách thức đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng theo hợp đồng tín dụng, tài sản bảo đảm, khả năng thu hồi nợ) và quản lý nợ;
+ Phân định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) trong việc phê duyệt, thực hiện và kiểm tra thực hiện Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, chính sách dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tính độc lập của các bộ phận quản lý rủi ro.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
+ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;
+ Thông tư số 11/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 07 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.