Thông tư 03/2013/TT-BNNPTNT quản lý thuốc bảo vệ thực vật

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
So sánh VB cũ/mới

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

VB Song ngữ

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Tải VB
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng Anh
Bản dịch LuatVietnam
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 03/2013/TT-BNNPTNT

Thông tư 03/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:03/2013/TT-BNNPTNTNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Bùi Bá Bổng
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
11/01/2013
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Chỉ được nhận ủy quyền đăng ký cho 1 hoạt chất bảo vệ thực vật của 1 nhà sản xuất

Đây là nội dung được nhấn mạnh tại Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT về quản lý thuốc bảo vệ thực vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành ngày 11/01/2013.
Theo Thông tư này, mỗi tổ chức, cá nhận chỉ được nhận ủy quyền duy nhất của 01 nhà sản xuất cho 01 hoạt chất (không được nhận thêm bất kỳ ủy quyền của nhà sản xuất khác cho hoạt chất đã được ủy quyền) để đăng ký 01 tên thương phẩm. Bên cạnh đó, mỗi tổ chức, cá nhân là nhà sản xuất ra hoạt chất hay thuốc kỹ thuật cũng chỉ được phép đăng ký hoặc ủy quyền đăng ký 01 tên thương phẩm cho 01 hoạt chất hay thuốc kỹ thuật để phòng, trừ dịch hại hoặc điều hòa sinh trưởng cây trồng. Nếu các hoạt chất hay thuốc kỹ thuật này dùng để khử trùng kho tàng, bến bãi; bảo quản nông lâm sản không dùng làm thực phẩm và dược liệu, xử lý nông sản sau thu hoạch; trừ mối hại công trình xây dựng, đê điều; xử lý hạt giống thì phải đăng ký thêm 01 tên thương phẩm khác.
Ngoài ra, Thông tư này còn chỉ rõ, chỉ được nhập khẩu thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật nằm trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, khi nhập khẩu không phải xin phép, chỉ làm thủ tục nhập khẩu tại cơ quan hải quan.
Những trường hợp nhập khẩu thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật phải xin phép Cục Bảo vệ thực vật bao gồm: Thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục hạn chế sử dụng tại Việt Nam; chất chuẩn thuốc bảo vệ thực vật ngoài Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam để phục vụ cho công tác kiểm tra, nghiên cứu.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày   25/02/2013 và thay thế Thông tư số 38/2010/TT-BNNPTNT ngày 28/06/2010; Điều 1 Thông tư số 18/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/04/2011.

Xem chi tiết Thông tư 03/2013/TT-BNNPTNT tại đây

tải Thông tư 03/2013/TT-BNNPTNT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Thông tư 03/2013/TT-BNNPTNT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

----------------

Số: 03/2013/TT-BNNPTNT

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

   Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------------

Hà Nội, ngày 11  tháng 01  năm 2013

THÔNG TƯ

Về quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về việc sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật ngày 25 tháng 7 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ ban hành Điều lệ bảo vệ thực vật, Điều lệ kiểm dịch thực vật và Điều lệ quản lý thuốc bảo vệ thực vật;

Căn cứ Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 9 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư về quản lý thuốc bảo vệ thực vật.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật bao gồm: đăng ký; sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói; xuất khẩu, nhập khẩu; buôn bán; bảo quản, vận chuyển; sử dụng; tiêu hủy; nhãn; bao bì, bao gói; hội thảo, quảng cáo; khảo nghiệm, kiểm định chất lượng, dư lượng; chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng cho tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động liên quan đến thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam.
Điều 3. Phí và lệ phí
Tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến thuốc bảo vệ thực vật phải trả phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Chương II
ĐĂNG KÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Điều 4.  Nguyên tắc chung
1. Tất cả thuốc bảo vệ thực vật dùng để phòng, trừ dịch hại hoặc điều hòa sinh trưởng cây trồng; khử trùng kho tàng, bến bãi; bảo quản nông lâm sản không dùng làm thực phẩm và dược liệu; trừ mối hại công trình xây dựng, đê điều; xử lý hạt giống phải được đăng ký tại Việt Nam.
2. Tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài (có văn phòng đại diện, công ty, chi nhánh công ty kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật đang được phép hoạt động tại Việt Nam) là nhà sản xuất ra hoạt chất hay thuốc kỹ thuật được trực tiếp đứng tên đăng ký 01 tên thương phẩm cho 01 hoạt chất hay thuốc kỹ thuật do mình sản xuất ra.
3. Tổ chức, cá nhân là nhà sản xuất ra hoạt chất hay thuốc kỹ thuật nếu không trực tiếp đứng tên đăng ký thì được ủy quyền 01 lần cho tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài (có văn phòng đại diện, công ty, chi nhánh công ty kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật đang được phép hoạt động tại Việt Nam) đứng tên đăng ký 01 tên thương phẩm cho 01 hoạt chất hay thuốc kỹ thuật do mình sản xuất ra.
4. Mỗi tổ chức, cá nhân được ủy quyền đứng tên đăng ký chỉ được nhận ủy quyền duy nhất của 01 nhà sản xuất cho 01 hoạt chất (không được nhận thêm bất kỳ ủy quyền của nhà sản xuất khác cho hoạt chất đã được ủy quyền) để đăng ký 01 tên thương phẩm.
5. Mỗi tổ chức, cá nhân là nhà sản xuất ra hoạt chất hay thuốc kỹ thuật chỉ được phép đăng ký hoặc ủy quyền đăng ký 01 tên thương phẩm cho 01 hoạt chất hay thuốc kỹ thuật để phòng, trừ dịch hại hoặc điều hòa sinh trưởng cây trồng. Nếu các hoạt chất hay thuốc kỹ thuật này dùng để khử trùng kho tàng, bến bãi; bảo quản nông lâm sản không dùng làm thực phẩm và dược liệu, xử lý nông sản sau thu hoạch; trừ mối hại công trình xây dựng, đê điều; xử lý hạt giống thì phải đăng ký thêm 01 tên thương phẩm khác.
6. Tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký được thay đổi nhà sản xuất, chuyển nhượng tên thương phẩm và đổi tên thương phẩm.
Tổ chức, cá nhân chỉ được phép nhận chuyển nhượng tên thương phẩm thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất chưa đứng tên đăng ký.
Sau khi chuyển nhượng, đơn vị đã đứng tên đăng ký và đơn vị được chuyển nhượng quyền đứng tên đăng ký không được sử dụng hoạt chất cùng loại để đứng tên đăng ký tên thương phẩm khác.
Thuốc bảo vệ thực vật sau khi đăng ký chỉ được đổi tên thương phẩm nếu có kết luận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sở hữu trí tuệ hoặc của tòa án về việc vi phạm nhãn hiệu hàng hóa. Tên thương phẩm cũ bị hủy bỏ và không được sử dụng lại.
Việc thay đổi nhà sản xuất, chuyển nhượng tên thương phẩm và đổi tên thương phẩm thuốc bảo vệ thực vật phải làm các thủ tục pháp lý liên quan được quy định tại Điều 11, Điều 12 và Điều 13 của Thông tư này.
7. Tổ chức, cá nhân chỉ được nộp hồ sơ đăng ký bổ sung tên thương phẩm của ‎thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất là hoạt chất mới đã được tổ chức, cá nhân khác (đăng ký hoạt chất mới này đầu tiên tại Việt Nam) đứng tên đăng ký chính thức năm (05) năm kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật.
Điều 5. Các loại thuốc bảo vệ thực vật được phép đăng ký  ở Việt Nam
1. Thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất chưa có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam.
2. Thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất đã có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam nhưng mang tên thương phẩm khác.
3. Thuốc bảo vệ thực vật có tên thương phẩm trong Danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam nhưng bổ sung phạm vi sử dụng, liều lượng sử dụng, cách sử dụng, dạng thuốc, hàm lượng hoạt chất hoặc hỗn hợp với nhau thành thuốc mới.
4. Thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng ở Việt Nam để khử trùng kho tàng, bến bãi; bảo quản lâm sản không dùng làm thực phẩm và dược liệu; trừ mối hại công trình xây dựng, đê điều.
Điều 6 . Các loại thuốc bảo vệ thực vật không được phép đăng ký ở Việt Nam
1. Thuốc trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng ở Việt Nam; thuốc trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng ở Việt Nam để trừ dịch hại trên đồng ruộng.
2. Thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất là đơn chất hoặc hỗn hợp sáng chế ở nước ngoài nhưng chưa được đăng ký sử dụng ở nước ngoài.
3. Thuốc bảo vệ thực vật có tên thương phẩm trùng với tên hoạt chất hoặc tên thương phẩm của thuốc đã đăng ký.
4. Thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất là hỗn hợp các hoạt chất của cùng một tổ chức, cá nhân khi đăng ký bổ sung thay đổi tỷ lệ thành phần hoạt chất mà tổng hàm lượng hoạt chất không đổi so với thuốc đã được đăng ký.
5. Thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm có độ độc cấp tính nhóm I hoặc thuốc thành phẩm có độ độc cấp tính nhóm II nhưng có hoạt chất thuộc nhóm độc I, theo  phân loại của WHO; trừ các thuốc chuyên dùng trong khử trùng kho tàng, bến bãi; thuốc bảo quản lâm sản không dùng làm thực phẩm và dược liệu; thuốc trừ mối hại các công trình xây dựng, đê điều; thuốc trừ chuột.
6. Hoạt chất hoặc thành phẩm thuốc bảo vệ thực vật có trong Phụ lục III của Công ước Rotterdam; hoạt chất hoặc thành phẩm thuốc bảo vệ thực vật được cảnh báo bởi Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp Quốc (FAO), Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) hoặc Hội đồng khoa học Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất cấm sử dụng ở Việt Nam.
7. Thuốc bảo vệ thực vật hóa học có độ độc cấp tính của hoạt chất thuộc nhóm I, II, theo phân loại của WHO; có hoạt chất thuộc nhóm chlor hữu cơ; có thời gian cách ly ở Việt Nam trên 07 (bảy) ngày thì không được đăng ký phòng trừ dịch hại, điều hoà sinh trưởng cho cây ăn quả, cây chè và cây rau hoặc để bảo quản nông sản sau thu hoạch.
8. Thuốc chứa hoạt chất methyl bromide.
Điều 7. Đăng ký thuốc bảo vệ thực vật
1. Đăng ký cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
a) Tất cả các loại thuốc bảo vệ thực vật đăng ký sử dụng tại Việt Nam đều phải đăng ký cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam.
b) Các thuốc bảo vệ thực vật hóa học đăng ký chính thức, đặt tên thương phẩm phải khảo nghiệm hiệu lực sinh học trên diện hẹp và diện rộng.
c) Các thuốc bảo vệ thực vật sinh học đăng ký chính thức, đặt tên thương phẩm; các thuốc bảo vệ thực vật đăng ký bổ sung phạm vi sử dụng, liều lượng sử dụng, cách sử dụng, dạng thuốc, hàm lượng hoạt chất phải khảo nghiệm hiệu lực sinh học trên diện rộng.
d) Thuốc bảo vệ thực vật hóa học lần đầu đăng ký sử dụng trên cây ăn quả, cây chè, cây rau phải tiến hành khảo nghiệm xác định thời gian cách ly ở Việt Nam (trừ thuốc trừ cỏ dùng cho cây ăn quả).
2. Đăng ký chính thức
Các loại thuốc bảo vệ thực vật đăng ký chính thức vào Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng ở Việt Nam gồm:
a) Thuốc bảo vệ thực vật có chứa hoạt chất lần đầu tiên đăng ký tại Việt Nam hoặc hỗn hợp các hoạt chất đã có trong Danh mục thành sản phẩm mới do tổ chức, cá nhân sáng chế ở nước ngoài và đã được đăng ký sử dụng ở nước ngoài;
b) Thuốc bảo vệ thực vật có chứa hoạt chất lần đầu tiên đăng ký tại Việt Nam hoặc hỗn hợp các hoạt chất đã có trong Danh mục thành sản phẩm mới do tổ chức, cá nhân sáng chế trong nước và được Cục Bảo vệ thực vật công nhận là một loại thuốc bảo vệ thực vật.
3. Đăng ký bổ sung
Các loại thuốc bảo vệ thực vật đăng ký bổ sung vào Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng ở Việt Nam gồm:
a) Đặt tên thương phẩm khác với thuốc bảo vệ thực vật có cùng loại hoạt chất trong Danh mục;
b) Bổ sung phạm vi sử dụng, liều lượng sử dụng, cách sử dụng, dạng thuốc, hàm lượng các hoạt chất của thuốc bảo vệ thực vật đã có trong Danh mục.
4. Gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật.
a) Gia hạn đăng ký được áp dụng cho các loại thuốc có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng ở Việt Nam (đối với thuốc khử trùng kho tàng, bến bãi; bảo quản nông lâm sản không dùng làm thực phẩm và dược liệu; trừ mối hại công trình xây dựng, đê điều) khi Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật hết hạn.
b) Thời gian nộp hồ sơ gia hạn đăng ký 03 (ba) tháng trước khi Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật hết hạn.
c) Các loại thuốc bảo vệ thực vật không làm thủ tục gia hạn đăng ký theo quy định sẽ bị loại khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng ở Việt Nam.
Điều 8. Trình tự, thủ tục đăng ký cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
1. Nộp hồ sơ
a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Cục Bảo vệ thực vật.
b) Số lượng hồ sơ: 02 (hai) bản gồm 01 (một) bản cứng (hồ sơ giấy) và 01 (một) bản mềm định dạng PDF.
c) Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ trong thời gian 03 (ba) ngày làm việc. Nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì tiếp nhận hồ sơ, nếu không đầy đủ thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
2. Hồ sơ
a) Đối với đăng ký chính thức, đăng ký bổ sung đặt tên thương phẩm.
Đơn đề nghị đăng ký cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
Bản chính Giấy ủy quyền của nhà sản xuất ra hoạt chất hoặc thuốc kỹ thuật xin đăng ký (Đối với trường hợp nhà sản xuất uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác);
Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy xác nhận là nhà sản xuất ra hoạt chất hoặc thuốc kỹ thuật do cơ quan quản lý có thẩm quyền của nước sở tại cấp;
Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy đăng ký sử dụng thuốc tại nước ngoài đối với các thuốc đăng ký chính thức được sáng chế ở nước ngoài hoặc Quyết định của Cục Bảo vệ thực vật công nhận là một loại thuốc bảo vệ thực vật đối với các thuốc đăng ký chính thức được sáng chế ở trong nước;
Tài liệu kỹ thuật chi tiết bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh, được sao, dịch từ bản gốc, có dấu xác nhận của nhà sản xuất ra hoạt chất hoặc thuốc kỹ thuật quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;
Mẫu nhãn thuốc quy định tại Chương IX của Thông tư này;
Bản sao chứng thực văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp do Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam cấp hoặc giấy ủy nhiệm, giấy chuyển nhượng quyền sử dụng các văn bằng bảo hộ quyền sở hữu các sản phẩm ở Việt Nam của chủ sở hữu các sản phẩm đó (nếu có).
b) Đối với đăng ký bổ sung phạm vi sử dụng, liều lượng, cách sử dụng
Đơn đề nghị đăng ký cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật đã được cấp;
Mẫu nhãn thuốc quy định tại Chương IX của Thông tư này.
c) Đối với đăng ký bổ sung dạng thuốc, hàm lượng hoạt chất
Đơn đề nghị đăng ký cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật đã được cấp;
Mẫu nhãn thuốc quy định tại Chương IX của Thông tư này;
Tài liệu kỹ thuật thành phẩm chi tiết bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh, được sao, dịch từ bản gốc, có dấu xác nhận của nhà sản xuất ra hoạt chất hoặc thuốc kỹ thuật quy định tại mục II, Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
d) Đăng ký thử nghiệm (đối với các hoạt chất mới chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng ở Việt Nam)
Đơn đề nghị đăng ký cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
Phiếu an toàn hóa chất (material safety data sheet).
3. Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
Cục Bảo vệ thực vật thẩm định hồ sơ trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định (Đối với các trường hợp quy định tại Điểm d, Khoản 2, Điều này thì thẩm định hồ sơ trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc):
a) Nếu hồ sơ hợp lệ, đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này thì cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này thì thông báo cho tổ chức, cá nhân những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
c) Trường hợp không cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật, Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 9. Trình tự, thủ tục đăng ký chính thức và bổ sung thuốc bảo vệ thực vật
1. Nộp hồ sơ
a) Thực hiện theo quy định tại Điểm a, c, Khoản 1, Điều 8 của Thông tư này.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bản cứng (hồ sơ giấy), 01 (một) bản mềm định dạng word hoặc excel đối với mẫu nhãn.
2. Hồ sơ
a) Đơn đề nghị đăng ký thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao chụp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật do Cục Bảo vệ thực vật cấp;
c) Mẫu nhãn thuốc quy định tại Chương IX của Thông tư này;
d) Bản chính kết quả khảo nghiệm hiệu lực sinh học, kết quả khảo nghiệm xác định thời gian cách ly theo mẫu quy định tại Phụ lục XVII và XVIII ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật
a) Cục Bảo vệ thực vật thẩm định hồ sơ trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định.
Nếu hồ sơ hợp lệ, đáp ứng được quy định tại Chương IX, Chương XII và các quy định khác của Thông tư này thì làm thủ tục theo quy định tại Điểm b, c, d, đ, Khoản 3, Điều này.
Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, chưa đáp ứng được quy định tại Chương IX, Chương XII và các quy định khác của Thông tư này thì thông báo cho tổ chức, cá nhân những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
b) Cục Bảo vệ thực vật tổ chức họp Hội đồng tư vấn thuốc bảo vệ thực vật để đánh giá và xét duyệt các thuốc bảo vệ thực vật đề nghị đăng ký chính thức và đăng ký bổ sung một năm 03 (ba) lần.
c) Ngay sau khi có kết quả họp Hội đồng tư vấn, trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản kết luận của Hội đồng tư vấn về:
Thuốc bảo vệ thực vật xin đăng ký được chấp nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này và thuốc đó được phép lưu hành. 
Thuốc bảo vệ thực vật đề nghị đăng ký được chấp nhận nhưng cần bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
Thuốc bảo vệ thực vật đề nghị đăng ký không được chấp nhận và nêu rõ lý do.
d) Cục Bảo vệ thực vật lập hồ sơ các loại thuốc được Hội đồng tư vấn xem xét và đề nghị công nhận trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
đ) Trong thời gian không quá 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ khi cơ quan đăng ký trình, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng và cấm sử dụng ở Việt Nam.
Điều 10. Trình tự, thủ tục gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật
1. Nộp hồ sơ
a) Thực hiện theo quy định tại Điểm a, c, Khoản 1, Điều 8 của Thông tư này.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bản cứng (hồ sơ giấy), 01 (một) bản mềm định dạng word hoặc excel đối với mẫu nhãn.
2. Hồ sơ
a) Đơn đề nghị gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật đã được cấp;
c) Nhãn thuốc lưu hành hoặc mẫu nhãn thuốc nếu có thay đổi các nội dung quy định tại Chương IX của Thông tư này.
3. Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật
Cục Bảo vệ thực vật thẩm định hồ sơ trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định:
a) Nếu hồ sơ hợp lệ, đáp ứng được quy định tại Chương IX và các quy định khác của Thông tư này thì cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, chưa đáp ứng được quy định tại Chương IX và các quy định khác của Thông tư này thì thông báo cho tổ chức, cá nhân những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
c) Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật, Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 11. Trình tự, thủ tục thay đổi nhà sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
1. Nộp hồ sơ
Thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 8 của Thông tư này.
2. Hồ sơ
a) Đơn đề nghị thay đổi nhà sản xuất theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản chính Giấy ủy quyền của nhà sản xuất ra hoạt chất hoặc thuốc kỹ thuật (Đối với trường hợp nhà sản xuất uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác);
c) Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy xác nhận là nhà sản xuất ra hoạt chất hoặc thuốc kỹ thuật do cơ quan quản lý có thẩm quyền của nước sở tại cấp;
d) Tài liệu kỹ thuật chi tiết bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh, được sao, dịch từ bản gốc, có dấu xác nhận của nhà sản xuất ra hoạt chất hoặc thuốc kỹ thuật quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;
đ) Bản chính Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật đã được cấp;
e) Mẫu nhãn thuốc quy định tại Chương IX của Thông tư này.
3. Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật
Cục Bảo vệ thực vật thẩm định hồ sơ trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định.
a) Nếu hồ sơ hợp lệ, đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này thì cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII, XIV ban hành kèm theo Thông tư này. Thời hạn có hiệu lực của Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật mới giữ nguyên thời hạn của các giấy đã cấp.
b) Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này thì thông báo cho tổ chức, cá nhân những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
c) Trường hợp không cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật, Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 12. Trình tự, thủ tục chuyển nhượng tên thương phẩm thuốc bảo vệ thực vật.
1. Nộp hồ sơ
a) Thực hiện theo quy định tại Điểm a, c, Khoản 1, Điều 8 của Thông tư này.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bản cứng (hồ sơ giấy), 01 (một) bản mềm định dạng word hoặc excel đối với mẫu nhãn.
2. Hồ sơ
a) Đơn đề nghị chuyển nhượng tên thương phẩm theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản chính hoặc bản sao chứng thực hợp đồng chuyển nhượng hoặc thoả thuận chuyển nhượng sản phẩm;
c) Bản chính Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật đã được cấp;
d) Bản chính Giấy ủy quyền của nhà sản xuất ra hoạt chất hoặc thuốc kỹ thuật cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng;
đ) Mẫu nhãn thuốc quy định tại Chương IX của Thông tư này.
3. Thẩm định và cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật:
a) Cục Bảo vệ thực vật thẩm định hồ sơ trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định.
Nếu hồ sơ hợp lệ, đáp ứng được các quy định trong Thông tư này thì cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư này.
Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì thông báo cho tổ chức, cá nhân những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Trường hợp không cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật, Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân bằng vằn bản và nêu rõ lý do.
b) Đối với tên thương phẩm thuốc bảo vệ thực vật đã có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng tại Việt Nam: nếu hồ sơ hợp lệ, đáp ứng được các quy định trong Thông tư này thì Cục Bảo vệ thực vật trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong thời gian không quá 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ khi cơ quan đăng ký trình, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư Danh mục hoặc Thông tư sửa đổi, bổ sung Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam.
Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày Thông tư ký ban hành, Cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Thời hạn có hiệu lực của Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật mới giữ nguyên thời hạn của các giấy đã cấp.
Điều 13. Trình tự, thủ tục thay đổi tên thương phẩm thuốc bảo vệ thực vật.
1. Nộp hồ sơ
a) Thực hiện theo quy định tại Điểm a, c, Khoản 1, Điều 8 của Thông tư này.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bản cứng (hồ sơ giấy), 01 (một) bản mềm định dạng word hoặc excel đối với mẫu nhãn.
2 . Hồ sơ
a) Đơn đề nghị thay đổi tên thương phẩm theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản chính Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật đã được cấp;
c) Mẫu nhãn thuốc quy định tại Chương IX của Thông tư này;
d) Bản chính hoặc bản sao chứng thực văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về sở hữu trí tuệ hoặc của tòa án về việc vi phạm nhãn hiệu hàng hóa đối với thuốc bảo vệ thực vật đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật.
3. Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật
Thực hiện theo quy định tại Khoản 3, Điều 12 của Thông tư này.
Điều 14. Trình tự, thủ tục cấp lại Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật
1. Các trường hợp cấp lại
a) Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật gốc vẫn còn hiệu lực nhưng bị mất, thất lạc;
b) Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật gốc vẫn còn hiệu lực nhưng bị hư hỏng, không thể tiếp tục sử dụng;
c) Khi phát hiện có sai sót hoặc thay đổi các thông tin trên Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;
d) Đổi tên tổ chức, cá nhân đăng ký;
đ) Đổi Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật hóa học đã có trong Danh mục để đăng ký bổ sung phạm vi sử dụng, liều lượng sử dụng, cách sử dụng, dạng thuốc, hàm lượng hoạt chất;
e) Gộp Giấy chứng nhận đăng ký theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân đăng ký.
2. Nộp hồ sơ
a) Thực hiện theo quy định tại Điểm a, c, Khoản 1, Điều 8 của Thông tư này.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bản cứng (hồ sơ giấy).
3. Hồ sơ
a) Đơn đề nghị cấp lại theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản chính Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật (đối với các trường hợp quy định tại Điểm b, c, d, đ, e, Khoản 1, Điều này);
c) Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới (đối với trường hợp quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều này);
d) Mẫu nhãn thuốc quy định tại Chương IX của Thông tư này (đối với trường hợp quy định tại Điểm c, d, Khoản 1, Điều này).
3. Thẩm định hồ sơ và cấp lại
a) Cục Bảo vệ thực vật thẩm định hồ sơ trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định:
Nếu hồ sơ hợp lệ thì cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII, XIV ban hành kèm theo Thông tư này.
Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì thông báo cho tổ chức, cá nhân những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Trường hợp không cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật, Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
b) Đối với trường hợp quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều này thì thực hiện theo quy định tại Điểm b, Khoản 3, Điều 12.
c) Thời hạn có hiệu lực của Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật cấp lại giữ nguyên thời hạn của các giấy đã cấp. Đối với các trường hợp quy định tại Điểm e, Khoản 1, Điều này thì thời hạn có hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật cấp lại là thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật ngắn nhất mà đã được cấp.
Điều 15. Thu hồi Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật đã cấp
Các trường hợp phải thu hồi:
1. Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật bị tẩy xóa, sửa chữa nội dung;
2. Sử dụng giấy tờ giả, thông tin cung cấp không trung thực trong hồ sơ đăng ký;
3. Có hành vi vi phạm khác mà pháp luật quy định phải thu hồi.
Điều 16. Chất chuẩn
1. Tổ chức, cá nhân có thuốc bảo vệ thực vật hóa học (đăng ký chính thức, đặt tên thương phẩm) phải nộp 02 (hai) gam (g) chất chuẩn cho mỗi hoạt chất của thuốc đăng ký cho cơ quan đăng ký khi nhận Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật.
2. Chất chuẩn phải có giấy chứng nhận phân tích của phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO hoặc tương đương và có thời hạn sử dụng từ 02 (hai) năm trở lên.
Điều 17. Cơ quan đăng ký và trách nhiệm của cơ quan đăng ký
1. Cục Bảo vệ thực vật là cơ quan đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam.
2. Trách nhiệm của cơ quan đăng ký:
a) Tiếp nhận hồ sơ đăng ký và chất chuẩn;
b) Thẩm định, lưu giữ và bảo mật hồ sơ;
c) Trả lời kết quả thẩm định, cấp và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật, Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật;
d) Tổ chức các kỳ họp Hội đồng tư vấn để xét duyệt các thuốc xin đăng ký chính thức, lấy ý kiến của các thành viên Hội đồng tư vấn về các loại thuốc đăng ký bổ sung và lập hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam sau khi đã được Hội đồng tư vấn xem xét và đề nghị công nhận;
e) Thu phí, lệ phí cấp và cấp lại Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật; Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật; gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật theo quy định hiện hành.
Điều 18. Thời hạn hiệu lực của các loại Giấy chứng nhận, Giấy phép
1. Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật có hiệu lực trong thời gian 05 (năm) năm.
03 (ba) tháng trước khi Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật hết hạn, tổ chức, cá nhân phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký trong trường hợp có nhu cầu gia hạn cho Cục Bảo vệ thực vật. Hồ sơ, trình tự, thủ tục gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật được thực hiện theo quy định tại Điều 10 của Thông tư này.
2. Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật có hiệu lực trong thời gian 05 (năm) năm.
Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật không được gia hạn. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân chưa thực hiện khảo nghiệm mà thời hạn của giấy phép khảo nghiệm đã hết hạn thì tổ chức, cá nhân phải đăng ký cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này.
Điều 19. Thời gian lưu trữ  hồ sơ
1. Thời gian lưu trữ  hồ sơ: 05 (năm) năm đối với bản cứng, 10 (mười) năm đối với các bản mềm.
2. Khi hết thời gian lưu trữ, hồ sơ được tiêu hủy theo quy định hiện hành.
Chương III
SẢN XUẤT, GIA CÔNG, SANG CHAI, ĐÓNG GÓI
THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Điều 20. Nguyên tắc chung
1. Chỉ được sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói các loại thuốc trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng ở Việt Nam và các loại thuốc đã được phép nhập khẩu để gia công, sang chai, đóng gói nhằm mục đích tái xuất theo hợp đồng đã ký với nước ngoài.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật phải có đủ các điều kiện được quy định tại Điều 7 của Điều lệ Quản lý thuốc bảo vệ thực vật ban hành kèm theo Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002, Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện và Điều 12 của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.
3. Người trực tiếp điều hành sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật phải có chứng chỉ hành nghề do Chi cục Bảo vệ thực vật cấp tỉnh cấp.
Điều 21. Đăng ký sản xuất, gia công, sang chai đóng gói thuốc bảo vệ thực vật
1.  Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ cấp đăng ký kinh doanh về hoạt động sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật khi người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động này có chứng chỉ hành nghề do cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ thực vật ở địa phương cấp.
2. Người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật phải có đủ điều kiện được quy định tại Điều 8 của Điều lệ Quản lý thuốc bảo vệ thực vật ban hành kèm theo Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002.
Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Cơ sở sản xuất, gia công, sang chai và đóng gói thuốc bảo vệ thực vật chỉ được phép hoạt động kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.
Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 22. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, gia công, sang chai và đóng gói thuốc bảo vệ thực vật
1. Sản xuất, gia công, sang chai và đóng gói  thuốc phải theo đúng quy trình sản xuất, quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký.
2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu hoạt động sản xuất, gia công, sang chai và đóng gói thuốc bảo vệ thực vật của mình gây ảnh hưởng xấu tới người, vật nuôi và môi trường.
3. Chịu trách nhiệm về chất lượng và các quy định pháp luật khác đối với các loại thuốc do cơ sở sản xuất, thuốc trong thời hạn sử dụng lưu thông trên thị trường.
 4. Báo cáo định kỳ bằng văn bản cho Cục Bảo vệ thực vật và Chi cục Bảo vệ thực vật trên địa bàn về tình hình sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật vào quý IV hàng năm.
5. Thông báo bằng văn bản cho Cục Bảo vệ thực vật khi thay đổi địa điểm nhà máy, xưởng; công suất sản xuất, hình thức hoạt động, chủng loại thuốc được sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói; việc không tiếp tục sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói.
Điều 23. Trách nhiệm của Cục Bảo vệ thực vật
1. Tiếp nhận các báo cáo về hoạt động sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói; các thông báo về việc không tiếp tục hoạt động sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật của các tổ chức, cá nhân và tổng hợp báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ hàng năm; thanh tra, kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật khi có yêu cầu.
Chương IV
XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Điều 24. Nguyên tắc chung
1. Các tổ chức, cá nhân có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành hàng thuốc bảo vệ thực vật hoặc vật tư nông nghiệp được phép xuất nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật.
2. Chỉ được nhập khẩu thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, khi nhập khẩu không phải xin phép, chỉ làm thủ tục nhập khẩu tại cơ quan hải quan.
3. Đối với những loại thuốc bảo vệ thực vật được ủy quyền xuất khẩu, nhập khẩu thì đơn vị nhận ủy quyền xuất khẩu, nhập khẩu phải xuất trình thư ủy quyền (ủy quyền của nhà sản xuất cho đơn vị xuất khẩu; ủy quyền của đơn vị đăng ký cho đơn vị nhập khẩu) tại cơ quan Hải quan. 
4. Nhập khẩu thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật trong các trường hợp sau đây phải được Cục Bảo vệ thực vật cấp phép:
a) Thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng ở Việt Nam;
b) Thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật ngoài Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam: thuốc sử dụng cho nghiên cứu khoa học, khảo nghiệm; sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam; để gia công, sang chai, đóng gói và tái xuất theo hợp đồng đã ký với nước ngoài; thuốc làm hàng mẫu, hàng phục vụ triển lãm, hội chợ và thuốc sử dụng trong các trường hợp đặc thù khác;
c) Chất chuẩn thuốc bảo vệ thực vật ngoài Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam để phục vụ cho công tác kiểm tra, nghiên cứu.
5. Thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng hoặc hạn chế sử dụng ở Việt Nam được nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm phải có hàm lượng hoạt chất, dạng thuốc và nhà sản xuất đúng với Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam.
b) Nguyên liệu hoặc thuốc kỹ thuật phải có hàm lượng hoạt chất tối thiểu bằng hàm lượng hoạt chất của nguyên liệu hoặc thuốc kỹ thuật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng tại Việt Nam và phải nhập khẩu từ các nhà sản xuất có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
6. Không được nhập khẩu các loại hoạt chất hoặc thành phẩm thuốc bảo vệ thực vật trong Phụ lục III của Công ước Rotterdam.
7. Mẫu Giấy phép nhập khẩu thuốc và nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 25. Cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc và nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật
Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc và nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật thực hiện theo quy định tại Thông tư số 88/2011/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 12/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
Điều 26. Chế độ báo cáo
Cuối quý IV hàng năm, các tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật phải báo cáo thống kê bằng văn bản về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật cho Cục Bảo vệ thực vật.
Điều 27. Xuất khẩu, nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật có chứa hoạt chất methyl bromide
1. Điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu methyl bromide.
a) Chỉ được nhập khẩu, xuất khẩu thuốc bảo vệ thực vật có chứa hoạt chất methyl bromide từ hoặc tới các nước tham gia Nghị định thư Montreal.
b) Đăng ký với Cục Bảo vệ thực vật khối lượng methyl bromide nhập khẩu để sử dụng cho các mục đích sử dụng khác nhau: kiểm dịch thực vật; khử trùng xuất khẩu (QPS) và các mục đích khác (non-QPS) của năm tiếp theo trước ngày 15 tháng 12 của năm trước.
c) Cục Bảo vệ thực vật phân bổ lượng methyl bromide nhập khẩu trong năm trước ngày 30 tháng 01 của năm tiếp theo căn cứ vào đăng ký, quy mô hoạt động của các tổ chức hành nghề xông hơi khử trùng và lộ trình loại trừ dần methyl bromide mà Việt Nam đã ký kết với quốc tế.
d) Giấy phép nhập khẩu methyl bromide quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này. Thời hạn hiệu lực của giấy phép nhập khẩu là ngày 31 tháng 12 của năm cấp phép và không được phép gia hạn trong bất cứ trường hợp nào.
đ) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành hàng thuốc bảo vệ thực vật hoặc vật tư nông nghiệp được phép xuất nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật.
2. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu methyl bromide thực hiện theo quy định tại Thông tư số 88/2011/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 12/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
3. Trách nhiệm của tổ chức xuất khẩu, nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật có chứa hoạt chất methyl bromide
a) Chỉ được phép sử dụng methyl bromide theo đúng đăng ký với Cục Bảo vệ thực vật và phải chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước trong việc sử dụng methyl bromide;
b) Chỉ được bán các thuốc chứa hoạt chất methyl bromide cho các tổ chức có đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng theo quy định của pháp luật;
c) Hàng năm phải báo cáo Cục Bảo vệ thực vật tình hình hoạt động xông hơi khử trùng theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 quy định quản lý nhà nước về hoạt động xông hơi khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật ban hành kèm theo Quyết định số 89/2007/QĐ-BNN ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và việc buôn bán methyl bromide theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này. Thời hạn nộp báo cáo 06 tháng đầu năm trước ngày 15 tháng 7 và báo cáo năm trước ngày 15 tháng 01 năm sau.
4. Các tổ chức không được nhập khẩu methyl bromide nếu vi phạm một trong các trường hợp sau:
a) Không tuân thủ chế độ báo cáo theo quy định hoặc báo cáo không trung thực về tình hình nhập khẩu, sử dụng, mua bán methyl bromide.
b) Sử dụng methyl bromide sai mục đích đã đăng ký hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng khử trùng xuất khẩu trong kiểm dịch thực vật (QPS) sang các mục đích khác (non-QPS).
c) Nhập khẩu bổ sung cho các hoạt động ngoài mục đích kiểm dịch và khử trùng xuất khẩu (non-QPS).
Chương V
BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Điều 28. Nguyên tắc chung
1. Tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải có đủ điều kiện được quy định tại Điều 16 của Điều lệ Quản lý thuốc bảo vệ thực vật ban hành kèm theo Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ và Điều 7 của Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.
2. Chỉ được buôn bán các loại thuốc bảo vệ thực vật có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng ở Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
3. Chỉ được buôn bán các loại thuốc bảo vệ thực vật dạng thành phẩm còn hạn sử dụng, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, có nhãn hàng hóa theo đúng quy định tại Chương IX của Thông tư này và các quy định khác của pháp luật về nhãn hàng hóa.
4. Người trực tiếp buôn bán thuốc bảo vệ thực vật và người quản lý cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật phải có chứng chỉ hành nghề do Chi cục Bảo vệ thực vật cấp tỉnh cấp.
5. Tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài, đăng ký, phân phối thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam phải chịu trách nhiệm về chất lượng thuốc bảo vệ thực vật lưu thông trên thị trường.
Điều 29. Đăng ký buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
1. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chỉ cấp đăng ký kinh doanh đối với hoạt động buôn bán thuốc bảo vệ thực vật khi người buôn bán thuốc bảo vệ thực vật có chứng chỉ hành nghề do Chi cục Bảo vệ thực vật cấp tỉnh cấp.
2. Người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải có đủ điều kiện quy định tại Điều 17 của Điều lệ Quản lý thuốc bảo vệ thực vật ban hành kèm theo Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ và Điều 3 Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về nông nghiệp.
3. Tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc bảo vệ thực vật chỉ được phép hoạt động kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.
4. Trình tự, thủ tục cấp Chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 30. Địa điểm buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
Địa điểm buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải được sự đồng ý của chính quyền cấp xã; phải xa trường học, bệnh viện, chợ và nguồn nước; phải đảm bảo an toàn cho người, vật nuôi và môi trường; không bị ngập nước trong mọi tình huống; có đầy đủ phương tiện phòng chống cháy nổ và đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 2, Điều 19 của Điều lệ Quản lý thuốc bảo vệ thực vật ban hành kèm theo Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ.
Chương VI
VẬN CHUYỂN, BẢO QUẢN THUỐC, NGUYÊN LIỆU
THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Điều 31.  Nguyên tắc chung
1. Việc vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật phải tuân theo những quy định của Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 9 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và các quy định của pháp luật có liên quan.
Các loại thuốc bảo vệ thực vật được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 104/2009/NĐ-CP ngày 9/1/2009 của Chính phủ phải được cấp phép vận chuyển.
2. Việc vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật phải theo đúng lịch trình ghi trong hợp đồng hoặc giấy tờ khác có liên quan về vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật giữa chủ phương tiện và chủ sở hữu hàng hóa.
3. Việc vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo an toàn cho người, môi trường. Không được dừng xe nơi đông người, gần trường học, bệnh viện, chợ, nguồn nước sinh hoạt.
4. Các loại thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật chỉ được vận chuyển khi đã được đóng gói, dán nhãn và được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật theo quy định tại Điều 33 của Thông tư này.
5. Các thuốc bảo vệ thực vật có khả năng phản ứng với nhau không được chở chung trên cùng một phương tiện.
6. Không được vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật trên cùng phương tiện chở khách, vật nuôi, lương thực, thực phẩm, các chất dễ gây cháy, nổ và các hàng hóa khác, trừ phân bón.
Điều 32. Vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật
1. Người vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật
a) Người điều khiển phương tiện, người áp tải hàng phải hiểu rõ tính chất nguy hiểm của thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật như: độc hại, dễ cháy, dễ nổ, ăn mòn và phải biết xử lý sơ bộ khi sự cố xảy ra trong quá trình vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật và thực hiện theo các quy định của pháp luật về vận chuyển hàng nguy hiểm.
b) Người điều khiển phương tiện vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật ngoài các chứng chỉ về điều khiển phương tiện tham gia giao thông theo quy định hiện hành của Nhà nước còn phải có Giấy chứng nhận huấn luyện về an toàn lao động trong vận chuyển, bảo quản thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật.
c) Người áp tải hàng hóa là thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật phải được huấn luyện về an toàn lao động trong vận chuyển, bảo quản thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật.
2. Bao bì, thùng chứa hoặc container chứa thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình vận chuyển
a) Phải được làm bằng các vật liệu dai, bền, ít thấm nước;
b) Phải dán biểu trưng nguy hiểm với hình đầu lâu, xương chéo màu đen trên nền trắng trong hình vuông đặt lệch. Kích thước của biểu trưng hàng nguy hiểm dán trên mỗi thùng đựng thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật là 100 mi-li-mét (mm) x 100 mi-li-mét (mm) và dán trên container là 250 mi-li-mét (mm) x 250 mi-li-mét (mm)  theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Phải có báo hiệu nguy hiểm hình chữ nhật, màu vàng cam, ở giữa ghi Mã số Liên hợp quốc (UN), kích thước báo hiệu nguy hiểm là 300 mi-li-mét (mm) x 500 mi-li-mét (mm) theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này, vị trí ở phía dưới biểu trưng nguy hiểm. Đối với bao bì và thùng chứa thuốc thì báo hiệu nguy hiểm có kích thước nhỏ hơn phù hợp với tỷ lệ với bao bì và thùng chứa nhưng phải đảo bảo nhìn rõ báo hiệu nguy hiểm.
3. Phương tiện vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật
a) Các phương tiện vận tải thông thường được các cơ quan có thẩm quyền cho phép lưu hành để vận chuyển hàng hóa thì được chuyên chở thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật.
b) Phương tiện chuyên chở thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo các điều kiện kỹ thuật sau:
Có dụng cụ, trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy phù hợp với thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật khi vận chuyển;
Có mui, bạt che phủ kín, chắc chắn toàn bộ khoang chở hàng đảm bảo không thấm nước trong quá trình vận chuyển;
Không dùng xe rơ móc để chuyên chở thuốc bảo vệ thực vật.
c) Phương tiện chuyên chở thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật được xếp cuối cùng của mỗi chuyến phà, nếu bến phà không có phà chuyên dùng cho loại hàng nguy hiểm.
d) Phương tiện chuyên chở các thùng chứa thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật phải được dán biểu trưng nguy hiểm của loại nhóm hàng đang vận chuyển. Kích thước của biểu trưng nguy hiểm dán trên phương tiện là 500 mi-li-mét (mm) x 500 mi-li-mét (mm). Vị trí dán biểu trưng nguy hiểm ở hai bên và phía sau phương tiện.
4. Xử lý sự cố
Khi gặp sự cố do đổ vỡ, tai nạn giao thông trong quá trình vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, người lái xe, người áp tải hoặc chủ sở hữu hàng hóa phải xử lý sự cố và đồng thời thông báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền gần nhất để có biện pháp ngăn chặn, khắc phục kịp thời hậu quả do thuốc bị rò rỉ gây ra. Người vi phạm phải chịu mọi chi phí khắc phục.
Điều 33. Giấy phép vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật.
1. Tổ chức, cá nhân vận chuyển khối lượng thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật từ 1000kg/xe trở lên phải có giấy phép vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật do Chi cục Bảo vệ thực vật cấp tỉnh cấp.
2. Giấy phép vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật có giá trị lưu hành trên toàn quốc.
3. Thời hạn của Giấy phép vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật cấp theo từng chuyến hoặc từng thời kỳ nhưng không quá 12 tháng, kể từ ngày cấp.
4. Mẫu Giấy phép vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 34. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật
1. Nộp hồ sơ
 Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện một (01) bộ hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 của Điều 33 của Thông tư này.
2. Hồ sơ
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao chụp Giấy chứng nhận huấn luyện về an toàn lao động trong vận chuyển, bảo quản thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật của người điều khiển phương tiện hoặc người áp tải hàng (khi nộp mang theo bản chính để đối chiếu);
c) Một trong các giấy tờ sau (bản sao chứng thực):
Hợp đồng cung ứng;
Hợp đồng vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật;
Hóa đơn tài chính về xuất, nhập hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật;
Bản kê khai vận chuyển hàng hóa của công ty (có xác nhận và dấu của công ty)
d) Lịch trình vận chuyển hàng hóa, địa chỉ và điện thoại của chủ hàng (có xác nhận và dấu của công ty).
3. Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật
Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc từ khi nhận hồ sơ đầy đủ theo đúng quy định, cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ thì cấp Giấy phép vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong vòng 01 (một) ngày làm việc từ khi nhận hồ sơ đầy đủ, cơ quan có thẩm quyền thông báo cho tổ chức, cá nhân những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo đúng quy định.
Trường hợp không cấp Giấy phép vận chuyển thuốc nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, trong vòng 01 (một) ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền thông báo cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 35. Nội dung huấn luyện về an toàn lao động trong vận chuyển, bảo quản thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật
Người điều khiển phương tiện vận chuyển, người áp tải hàng, người thủ kho được đào tạo, tập huấn các nội dung sau:
1. Các nội dung huấn luyện về an toàn lao động được quy định tại Thông tư số 37/2005/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2005 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động;
2. Các văn bản liên quan đến vận chuyển, bảo quản hóa chất nguy hiểm;
3. Các đặc tính của thuốc bảo vệ thực vật;
4. Các dấu hiệu, biểu trưng và ký hiệu nguy hiểm của hàng hóa;
5. Các biện pháp bảo đảm an toàn khi vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật (cấp cứu, an toàn trên đường, các kiến thức cơ bản về sử dụng các dụng cụ bảo vệ);
6. Các biện pháp phòng ngừa và xử lý sự cố đối với mỗi loại thuốc bảo vệ thực vật.
Điều 36. Trách nhiệm về tổ chức huấn luyện và cấp Giấy chứng nhận huấn luyện
1. Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm xây dựng nội dung, chương trình tập huấn đối với người thủ kho, người áp tải hàng và người điều khiển phương tiện vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật.
2. Chi cục Bảo vệ thực vật cấp tỉnh phối hợp với các cơ sở đào tạo, dạy nghề, các Doanh nghiệp tổ chức tập huấn theo đúng nội dung chương trình quy định tại Điều 35 của Thông tư này và cấp Giấy chứng nhận huấn luyện theo mẫu quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo người điều khiển phương tiện, người áp tải hàng, người thủ kho thuốc bảo vệ thực vật được huấn luyện theo các nội dung quy định tại Điều 35 của Thông tư này.
Điều 37.  Kho thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật     
1. Địa điểm kho thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật nằm ngoài khu công nghiệp phải được sự đồng ý của chính quyền cấp xã.
2. Kho phải được xây dựng vững chắc, bằng vật liệu khó cháy, không bị úng ngập, đảm bảo thông thoáng, thuận tiện cho các phương tiện chữa cháy hoạt động; đảm bảo các yêu cầu của TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm – quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển.
3. Kho phải có các dụng cụ chữa cháy, phòng độc, cấp cứu và có biển biểu trưng nguy hiểm in hình đầu lâu, xương chéo màu đen trên nền trắng trong hình vuông đặt lệch có kích thước như biểu trưng hàng nguy hiểm của phương tiện hoặc container quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Kho thuốc phải đáp ứng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Điều 38.  Bảo quản thuốc bảo vệ thực vật
1. Việc bảo quản thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo an toàn cho người, vật nuôi và môi trường ở khu vực xung quanh.
2. Người thủ kho phải được huấn luyện về an toàn lao động trong bảo quản thuốc bảo vệ thực vật.
3. Trong trường hợp thuốc bị rò rỉ, khuếch tán gây tác hại đến môi trường, chủ sở hữu thuốc phải chịu trách nhiệm khắc phục hậu quả dưới sự hướng dẫn hoặc kiểm tra của cơ quan bảo vệ thực vật, cơ quan quản lý môi trường, chính quyền cấp xã và chịu mọi chi phí cho việc khắc phục hậu quả đó.
Chương VII
SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Điều 39.  Nguyên tắc chung
1. Chỉ được sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng hoặc Danh mục hạn chế sử dụng ở Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
2. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng với hướng dẫn đã được ghi trên nhãn  thuốc.
3. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo nguyên tắc bốn đúng: đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng cách; phải tuân thủ thời gian cách ly đã được ghi trên nhãn.
4. Nghiêm cấm sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng ở Việt Nam; các loại thuốc ngoài Danh mục được phép sử dụng, ngoài Danh mục hạn chế sử dụng ở Việt Nam; các loại thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ; các loại thuốc không có nhãn hoặc có nhãn chỉ ghi bằng tiếng nước ngoài.
Điều 40. Trách nhiệm của người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
1. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng mục đích và bảo đảm an toàn cho bản thân, cộng đồng và môi trường.
2. Người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi sau:
a) Sử dụng thuốc tùy tiện, không đúng kỹ thuật được khuyến cáo, không đảm bảo thời gian cách ly;
b) Sử dụng thuốc cấm, sử dụng thuốc ngoài Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, Danh mục hạn chế sử dụng ở Việt Nam, sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
c) Vứt bỏ bao gói đã đựng thuốc, đổ thuốc, nước thuốc không đúng quy định gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người, vật nuôi và môi trường.
3. Nếu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gây thiệt hại về vật chất cho người khác thì phải bồi thường hoặc gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của người khác thì ngoài việc bồi thường còn phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 41. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý và đơn vị kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật
1. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ và kiểm dịch thực vật thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các ngành chức năng tổ chức kiểm tra việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở các khu vực sản xuất, đặc biệt ở các khu vực chuyên sản xuất rau, chè, cây ăn quả; phát hiện và xử lý các trường hợp cố tình vi phạm các nguyên tắc chung về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật được quy định tại Điều 39 của Thông tư này. Hướng dẫn thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng để tiêu hủy theo đúng quy định.
2. Uỷ ban nhân dân xã chịu trách nhiệm quản lý việc buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại địa phương; phối hợp với cơ quan chuyên môn về bảo vệ và kiểm dịch thực vật tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hiệu quả, quy định địa điểm thu gom bao bì thuốc sau sử dụng và xử lý các hành vi vi phạm.
3. Tổ chức, cá nhân kinh doanh, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải hướng dẫn cụ thể, rõ ràng cho người mua thuốc, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại kinh tế do việc tuyên truyền, quảng cáo, hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đủ, không đúng, không chính xác, làm cho người mua và sử dụng thuốc nhầm lẫn, gây tác hại đối với sức khoẻ của người, vật nuôi, môi trường và tổn hại đến sản xuất.
Chương VIII
TIÊU HỦY THUỐC, BAO BÌ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Điều 42. Nguyên tắc chung
Tiêu hủy thuốc, bao bì thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo các yêu cầu được quy định tại Điều 22 của Điều lệ Quản lý thuốc bảo vệ thực vật ban hành kèm theo Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ và các quy định của pháp luật về tiêu hủy chất thải nguy hiểm.
Điều 43. Việc tiêu hủy
1. Quá trình thu gom, tiêu hủy thuốc, bao bì thuốc bảo vệ thực vật không được làm rơi vãi, phát tán hoặc làm tăng thêm chất thải nguy hại ra môi trường; phải đảm bảo an toàn cho người, vật nuôi và môi trường.
2. Việc tiêu hủy thuốc, bao bì thuốc bảo vệ thực vật thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
3. Tổ chức, cá nhân có thuốc, bao bì thuốc bảo vệ thực vật buộc tiêu hủy phải chịu mọi chi phí cho việc tiêu hủy. Nếu thuốc, bao bì thuốc bảo vệ thực vật buộc tiêu hủy mà không có chủ sở hữu trên địa phương nào thì Ủy ban nhân dân  cấp tỉnh trích ngân sách để thực hiện việc tiêu hủy đúng quy định. 
Chương IX
NHÃN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Điều 44.  Nguyên tắc chung
1. Tất cả các loại thuốc bảo vệ thực vật khi buôn bán và sử dụng phải có nhãn bằng tiếng Việt, nội dung nhãn phải đúng với nội dung ghi trong mẫu nhãn đã được Cục Bảo vệ thực vật đồng ý khi xét duyệt đăng ký, phù hợp với các quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa và hướng dẫn của Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hàng hóa.
2. Nhãn chính và nhãn phụ được in bằng cỡ chữ thông thường, tối thiểu là 8 (font chữ Times New Roman hoặc tương đương), rõ ràng, dễ đọc, không bị mờ nhạt hoặc dễ bị rách nát trong quá trình lưu thông, bảo quản, vận chuyển và sử dụng.
Nhãn chính không ghi đủ các thông tin bắt buộc thì phải có nhãn phụ đính kèm cho mỗi bao gói thuốc.
Các nội dung: tên thương phẩm; tên tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về thuốc; xuất xứ hàng hóa; định lượng; ngày sản xuất; hạn sử dụng của thuốc phải được ghi trên nhãn chính.
3. Nhãn phải được gắn chặt hoặc in trên bao bì thuốc.
4. Nền nhãn không được dùng màu trùng với màu chỉ độ độc của thuốc bảo vệ thực vật.
5. Tên hoạt chất hay nguyên liệu (thuốc kỹ thuật) chỉ được ghi trên nhãn ở mục "thành phần".
6. Mọi sự thay đổi về nội dung nhãn so với mẫu nhãn đã được chấp thuận khi xét duyệt đăng ký phải được sự chấp thuận của Cục Bảo vệ thực vật.  
7. Thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng phải ghi “thuốc hạn chế sử dụng” trên nhãn (ví dụ: thuốc khử trùng kho hạn chế sử dụng Alumifos 56% TB).
8. Đối với một số thuốc khi có yêu cầu của cơ quan quản lý thuốc bảo vệ thực vật bắt buộc phải cảnh báo cho người sử dụng thì trên nhãn thuốc đó phải được ghi đúng cảnh báo theo yêu cầu (ví dụ: không được sử dụng thuốc trên lúa sau trỗ; không được sử dụng thuốc trong khu vực nuôi trồng thủy sản).
Điều 45. Nội dung ghi trên nhãn thuốc bảo vệ thực vật
1. Thuốc thành phẩm
a) Thông tin về sản phẩm
Tên thương phẩm;
Dạng thành phẩm được ký hiệu theo quy định hệ thống ký hiệu quốc tế về nguyên liệu và thành phẩm thuốc bảo vệ thực vật của Tổ chức Croplife (Croplife International Codes for Technical and Formulated Pesticides) được quy định tại Phụ lục XX ban hành kèm theo Thông tư này;
Tên, thành phần, hàm lượng hoạt chất: ghi rõ đơn vị tính bằng g/kg (đối với thuốc bảo vệ thực vật dạng rắn, lỏng nhớt, sol khí hoặc chất lỏng dễ bay hơi); đơn vị tính bằng g/l (đối với dạng lỏng khác) hoặc tỷ lệ  phần trăm khối lượng (% w/w);
Dung môi (nếu làm thay đổi độ độc của thuốc): tên và hàm lượng của dung môi. Đơn vị và cách ghi như đối với hoạt chất;
Thể tích thực, đơn vị là l hoặc ml (đối với thuốc dạng lỏng); khối lượng tịnh, đơn vị là kg hoặc g (đối với thuốc dạng bột, hạt); số lượng viên, khối lượng tịnh đơn vị là kg hoặc g (đối với thuốc dạng viên).
b) Thông tin về an toàn
Thông tin về độ độc phù hợp với quy định tại  mục 1 và mục 7,  Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư  này;
Hình tượng, vạch màu biểu thị độ độc, nhóm độc của thuốc phù hợp với quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;
Những biện pháp an toàn khi sử dụng, sau khi sử dụng và biện pháp sơ cứu khi bị ngộ độc phù hợp với quy định tại mục 5 và mục 6, Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Thông tin về sử dụng
Hướng dẫn sử dụng phù hợp với nội dung đã được đăng ký;
Hình tượng hướng dẫn cách bảo quản, pha chế, sử dụng (nếu có);
Thời gian cách ly (ngày);
Khả năng hỗn hợp với các loại thuốc khác (nếu có).
d) Thông tin khác
Số đăng ký‎ thuốc bảo vệ thực vật;
Tên tổ chức, cá nhân đăng k‎ý;
Tên, địa chỉ đơn vị chịu trách nhiệm cuối cùng về sản phẩm tại Việt Nam;
Xuất xứ hàng hoá;
Ngày gia công hoặc sang chai, đóng gói; thời hạn sử dụng (ghi cùng một vị trí, có thể viết tắt);
Điều kiện bảo quản.
2. Thuốc kỹ thuật          
a) Tên hoạt chất;
b) Tên, thành phần, hàm lượng hoạt chất: ghi rõ đơn vị tính bằng g/kg, g/l hoặc tỷ lệ  phần trăm khối lượng (% w/w);
c) Thể tích thực, khối lượng tịnh;
d) Tên, địa chỉ đơn vị nhập khẩu;
đ) Tên nhà sản xuất, địa chỉ nơi sản xuất;
e) Ngày sản xuất; thời hạn sử dụng (ghi cùng một vị trí, có thể viết tắt).
Chương X
BAO BÌ, BAO GÓI THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Điều 46.  Nguyên tắc chung
Việc đóng gói thuốc bảo vệ thực vật phải tuân thủ các yêu cầu của TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm – quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển và các yêu cầu sau:
1. Thuốc bảo vệ thực vật phải được đóng gói trong các bao bì có chất lượng tốt; được áp dụng với tất cả các loại bao gói thuốc bảo vệ thực vật kể cả các loại bao gói được tái chế hoặc sử dụng lại. Bao gói phải đảm bảo:
a) Chất lượng tốt có thể chịu được những va chạm và chấn động bình thường trong quá trình vận chuyển, chuyển tiếp hàng hóa giữa các phương tiện và xếp dỡ vào kho tàng bằng thủ công hoặc thiết bị cơ giới;
b) Phải kín để đảm bảo không làm thất thoát hóa chất trong quá trình chuẩn bị vận chuyển hoặc khi vận chuyển với các tác động như rung lắc, tăng nhiệt độ, độ ẩm và áp suất;
c) Phía bên ngoài bao gói phải đảm bảo sạch và không dính bất cứ hóa chất nguy hiểm nào.
2. Các phần của bao gói có tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo:
a) Không bị ảnh hưởng hay bị suy giảm chất lượng do tác động của hóa chất đóng gói bên trong;
b) Không có các tác động nguy hiểm, tác động làm xúc tác hay phản ứng với thuốc bảo vệ thực vật trong bao gói;
c) Được dùng lớp lót trơ thích hợp để làm lớp lót bảo vệ, cách ly bao gói với thuốc bảo vệ thực vật đóng gói bên trong.
3. Khi đóng gói thuốc bảo vệ thực vật ở dạng lỏng, cần để lại khoảng không cần thiết để đảm bảo bao gói không bị rò rỉ hay biến dạng xảy ra vì sự tăng thể tích của các chất lỏng được bao gói khi nhiệt độ tăng trong quá trình vận chuyển. 
4. Các lớp bao gói bên trong khi thuốc bảo vệ thực vật được đóng gói hai lớp phải đảm bảo sao cho trong điều kiện vận chuyển bình thường, chúng không thể bị vỡ, đâm thủng hoặc rò rỉ các chất được bao gói ra lớp bao gói bên ngoài.
5. Các loại bao gói bên trong thuộc dạng dễ bị vỡ hoặc đâm thủng như các loại thuỷ tinh, sành sứ hoặc một số loại nhựa nhất định cần phải được chèn cố định với lớp bao gói ngoài bằng các vật liệu chèn, đệm giảm chấn động thích hợp.
6. Các thuốc bảo vệ thực vật không được bao gói cùng nhau trong cùng một lớp bao gói ngoài hoặc trong một khoang vận chuyển lớn, khi các hóa chất này có thể phản ứng cùng với nhau và gây ra:
a) Bốc cháy hoặc phát nhiệt lớn;
b) Phát nhiệt hoặc bốc cháy tạo hơi ngạt, ô xy hóa hay khí độc;
c) Tạo ra chất có tính ăn mòn mạnh;
d) Tạo ra các chất không bền.
7. Độ kín của bao gói cho các chất dễ bay hơi phải đủ kín để đảm bảo trong quá trình vận chuyển mức chất lỏng không xuống thấp dưới mức giới hạn.
8. Chất lỏng phải đóng gói bằng các bao gói có sức chịu đựng thích hợp với áp suất từ phía bên trong sinh ra trong quá trình vận chuyển.
9. Các bao gói thuốc bảo vệ thực vật được sản xuất hay tái chế, sử dụng lại phải đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật theo quy định.
10. Các loại thùng chứa, bao gói rỗng đã chứa đựng thuốc bảo vệ thực vật cần phải được quản lý như bao gói đang chứa thuốc bảo vệ thực vật.
11. Tất cả các bao gói dùng để chứa thuốc bảo vệ thực vật ở dạng lỏng đều phải thử độ rò rỉ trước khi sử dụng.
12. Bao gói thuốc bảo vệ thực vật ở dạng hạt hay bột cần phải đủ kín để tránh rơi lọt hoặc cần có các lớp đệm lót kín.
Chương XI
THÔNG TIN, HỘI THẢO, QUẢNG CÁO THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Điều 47. Nguyên tắc chung
1. Chỉ được thông tin, hội thảo, quảng cáo các loại thuốc trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam.
Đối với các loại thuốc trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng ở Việt Nam chỉ được hội thảo nhằm khuyến cáo sử dụng an toàn.
2. Nội dung hội thảo, quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật phải đúng với nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật của thuốc đó.
3. Tất cả các cuộc hội thảo thương mại về thuốc bảo vệ thực vật của các tổ chức, cá nhân kinh doanh phải có chương trình giới thiệu về “An toàn trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật”. Nội dung của chương trình theo Quyết định số 779/QĐ-BVTV ngày 22/5/2011 của Cục Bảo vệ thực vật ban hành tiêu chuẩn cơ sở TCCS 20:2010/BVTV Tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả.
4. Không được thông tin, hội thảo, quảng cáo, khuyến cáo sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định tại Điều 48, không đúng mục đích sử dụng của thuốc đã được đăng ký; khuyến cáo sử dụng thuốc trái với quy trình kỹ thuật đã được cấp có thẩm quyền ban hành.
Điều 48.  Thông tin, hội  thảo, quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật
1. Thông tin thuốc bảo vệ thực vật phải bảo đảm:
a) Trung thực, rõ ràng, khách quan về tính năng, tác dụng, đặc điểm nhận biết và cách sử dụng của thuốc cũng như tác động xấu của thuốc đối với con người, sinh vật và môi trường;
b) Hướng dẫn sử dụng thuốc đầy đủ, dễ hiểu, không gây hiểu lầm, hiểu sai và nhầm lẫn thuốc; đúng với nội dung đăng ký, đảm bảo thuốc được sử dụng hợp lý, an toàn và có hiệu quả.
2. Hội thảo, quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật:
a) Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quảng cáo;
b) Việc quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật phải kèm theo cảnh báo về đặc tính nguy hiểm, độc hại và chỉ dẫn phòng ngừa tác hại của thuốc bảo vệ thực vật quảng cáo;
3. Thông tin hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, người chuyển tải sản phẩm quảng cáo, vật thể quảng cáo và phương tiện quảng cáo khác có giới thiệu sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật tiếp thị thuốc bảo vệ thực vật, chương trình khoa giáo do công ty thuốc bảo vệ thực vật tài trợ trên các phương tiện truyền thông của địa phương phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản về nội dung của Chi cục Bảo vệ thực vật cấp tỉnh.
4. Trình tự, cách thức thực hiện và thành phần hồ sơ đăng ký quảng cáo thực hiện theo pháp luật về quảng cáo
Chương XII
KHẢO NGHIỆM  THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Điều 49. Nguyên tắc chung
1. Chỉ được tiến hành khảo nghiệm trên đồng ruộng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam khi đã có giấy phép khảo nghiệm tại Việt Nam. Đối với thuốc khảo nghiệm nhằm mục đích đăng ký, việc khảo nghiệm phải do các tổ chức đủ điều kiện thực hiện.
Tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật không được biết tên thuốc khảo nghiệm để đảm bảo tính khách quan.
2. Khảo nghiệm hiệu lực sinh học để xác định hiệu quả phòng trừ dịch hại hoặc điều hòa sinh trưởng đối với cây trồng (bao gồm cả sự an toàn đối với cây trồng) trong những điều kiện canh tác của các vùng sản xuất chính trên lãnh thổ Việt Nam.
3. Khảo nghiệm xác định thời gian cách ly để xác định thời gian từ khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật lần cuối đến khi thu hoạch sản phẩm trong điều kiện canh tác của các vùng sản xuất chính trên lãnh thổ Việt Nam.
4. Khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật nhằm mục đích đăng ký vào Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam bao gồm:
a) Khảo nghiệm hiệu lực sinh học;
b) Khảo nghiệm xác định thời gian cách ly;
c) Đối với thuốc điều hoà sinh trưởng cây trồng ngoài việc khảo nghiệm hiệu lực sinh học, thời gian cách ly còn phải đánh giá ảnh hưởng của thuốc đến một số chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm tương ứng với từng loại cây trồng.
Điều 50. Hình thức và quy mô khảo nghiệm nhằm mục đích đăng ký
Các hình thức, quy mô khảo nghiệm đối với một đối tượng cây trồng và một loại dịch hại:
1. Khảo nghiệm hiệu lực sinh học
a) Khảo nghiệm diện hẹp là khảo nghiệm trên quy mô nhỏ. Diện tích khảo nghiệm từ 25-50 mét vuông (m2)/ô, nhắc lại 3-4 lần; phải tiến hành ít nhất tại 02 (hai) vùng sản xuất (phía Bắc và phía Nam), mỗi vùng khảo nghiệm tại 02 (hai) địa điểm và phải tiến hành trong 02 (hai) vụ sản xuất khác nhau. Đối với cây trồng hoặc dịch hại chỉ có tại 01 (một) vùng sản xuất thì chỉ tiến hành khảo nghiệm tại 03 (ba) địa điểm khác nhau trong 02 (hai) vụ của vùng sản xuất đó.
b) Khảo nghiệm diện rộng là khảo nghiệm tiến hành trên quy mô lớn, có diện tích từ 300-500 mét vuông (m2); phải tiến hành tại 02 (hai) vùng sản xuất (phía Bắc và phía Nam), mỗi vùng tại 01(một) địa điểm và tiến hành trong 01 (một) vụ sản xuất.  Đối với cây trồng hoặc dịch hại chỉ có tại 01 (một) vùng sản xuất thì chỉ tiến hành khảo nghiệm tại 02 (hai) địa điểm khác nhau trong vùng sản xuất đó.
c) Đối với cây lâu năm và đối tượng khảo nghiệm đặc biệt (dịch hại nông sản trong kho, xử lý nông sản sau thu hoạch, sâu bệnh hại cây rừng, chuột hại cây trồng, chuột hại trong kho tàng và quần cư, mối công trình) thì kích thước ô khảo nghiệm phải thực hiện theo quy trình khảo nghiệm chuyên ngành.
2.  Khảo nghiệm xác định thời gian cách ly
a) Khảo nghiệm xác định thời gian cách ly của thuốc bảo vệ thực vật đối với cây trồng được tiến hành trên quy mô lớn, có diện tích từ 300-500 mét vuông (m2), không nhắc lại, tại 02 (hai) vùng sản xuất (phía Bắc và phía Nam) trong 02 (hai) vụ sản xuất.
 b) Đối với cây trồng chỉ có 01 vụ/ năm, các khảo nghiệm được tiến hành tại 02 (hai) địa điểm khác nhau trong 01 (một) vụ sản xuất đó. 
 c) Đối với cây trồng chỉ có tại 01 (một) vùng sản xuất thì tiến hành xác định thời gian cách ly tại 02 (hai) địa điểm trong 02 (hai) vụ sản xuất của vùng đó. Đối với cây trồng chỉ có ở 01 (một) vùng sản xuất và có 01 vụ/năm thì các khảo nghiệm được tiến hành tại 04 (bốn) địa điểm khác nhau trong vùng sản xuất đó.
Điều 51. Điều kiện đối với tổ chức thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
1. Người đứng đầu tổ chức phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc chuyên ngành bảo vệ thực vật hoặc chuyên ngành trồng trọt, sinh học, hóa học có giấy chứng nhận tập huấn về khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật.
2. Có đội ngũ cán bộ đang làm công tác bảo vệ thực vật và đã được tập huấn về khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật.
3. Có cơ sở vật chất kỹ thuật đạt yêu cầu của công tác khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật.
4. Không được trực tiếp khảo nghiệm các loại thuốc bảo vệ thực vật do tổ chức khảo nghiệm đứng tên đăng ký hoặc được uỷ quyền đứng tên đăng ký sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam.
Điều 52. Trách nhiệm của tổ chức thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
1. Đăng ký tham gia mạng lưới khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật với Cục Bảo vệ thực vật.
2. Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc quy trình khảo nghiệm và các yêu cầu của khảo nghiệm.
3. Không được tổ chức, hướng dẫn tham quan ruộng khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật nếu không được sự đồng ý của Cục Bảo vệ thực vật.
4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của kết quả khảo nghiệm.
5. Báo cáo kết quả khảo nghiệm theo mẫu quy định tại Phụ lục XVII và Phụ lục XVIII ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Lưu giữ toàn bộ số liệu thô của khảo nghiệm tối thiểu 05 (năm) năm kể từ ngày khảo nghiệm kết thúc.
Điều 53. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật cần khảo nghiệm
1. Tổ chức, cá nhân có thuốc bảo vệ thực vật cần khảo nghiệm gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 (một) bộ hồ sơ cho tổ chức khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật gồm:
- Bản sao chứng thực Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật do Cục Bảo vệ thực vật cấp;
- Thuốc mẫu.                                                                                                                       
2. Nộp thuốc mẫu khảo nghiệm đảm bảo theo yêu cầu sau:
a) Đúng chủng loại, chất lượng như yêu cầu khảo nghiệm và được ghi trong Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật;
b) Đủ số lượng;
c) Đóng gói bao bì cẩn thận, có niêm phong hoặc còn nguyên vẹn trong bao bì của nhà sản xuất.
3. Cung cấp cho Cục Bảo vệ thực vật đầy đủ thông tin về các sản phẩm cần khảo nghiệm theo quy định tại Điều 8, Điều 16 của Thông tư này và đề xuất liều lượng, nồng độ khảo nghiệm. Chịu trách nhiệm về tính chính xác của những thông tin đó. Trong trường hợp sản phẩm khảo nghiệm gây thiệt hại đối với con người, cây trồng, động vật và môi trường thì tổ chức, cá nhân có sản phẩm phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo pháp luật Việt Nam.
Điều 54. Trách nhiệm của Cục Bảo vệ thực vật
1. Quản lý, tổ chức các hoạt động về khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo khách quan, chính xác.
2. Chỉ định các tổ chức thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật.
3. Tập huấn cán bộ làm công tác khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật.
4. Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật.
5. Sử dụng các kết quả khảo nghiệm để tổ chức đánh giá phục vụ việc đăng ký thuốc và hướng dẫn sử dụng khi thuốc đã được phép sử dụng tại Việt Nam.
Chương XIII
KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG, DƯ LƯỢNG, CHỨNG NHẬN VÀ
CÔNG BỐ HỢP QUY THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Điều 55. Nguyên tắc chung
1. Kiểm định chất lượng thuốc bảo vệ thực vật là xác định hàm lượng hoạt chất, dạng thuốc, hàm lượng các tạp chất có khả năng gây độc cho cây, cho người hoặc gây ô nhiễm môi trường (nếu có), hàm lượng chất phụ gia có tác dụng tăng cường tính an toàn của sản phẩm đối với người, cây trồng (nếu có); các tính chất hóa lý có liên quan đến hoạt tính sinh học và tính an toàn của thuốc trong bảo quản và sử dụng.
2. Kiểm định dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông lâm sản, thực phẩm và môi trường (gọi tắt là vật phẩm) là xác định lượng hoạt chất và các sản phẩm chuyển hóa của thuốc bảo vệ thực vật có độc tính còn lưu lại trong vật phẩm.
3. Thuốc bảo vệ thực vật phải kiểm định chất lượng bao gồm thuốc kỹ thuật và thành phẩm thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu; thành phẩm thuốc bảo vệ thực vật tại kho, xưởng sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán.
4. Thuốc và nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu phải được lấy mẫu kiểm tra chất lượng trước khi nhập khẩu và thực hiện theo quy định tại Thông tư số 77/2009/TT-BNN PTNT ngày 10 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về  Kiểm tra nhà nước chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu. 
5. Việc kiểm tra nhà nước về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu được thực hiện theo Thông tư số 13/2011/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn việc kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu và các văn bản pháp luật hiện hành.
6. Việc kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc bảo vệ thực vật và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản có nguồn gốc thực vật lưu thông trên thị trường được thực hiện theo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Thông tư số 16/2009/TT-BKHCN ngày 02 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về hướng dẫn việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường.
7. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ và kiểm dịch thực vật tiến hành lấy mẫu kiểm định chất lượng thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm tại các cơ sở sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói định kỳ 01 lần/năm đối với các cơ sở được cấp chứng chỉ GMP (Good Manufacturing Practices), ISO (Intenational Standards Organization) hoặc hệ thống quản lý chất lượng tương đương; không quá 02 lần/năm đối với các cơ sở còn lại nếu không phát hiện vi phạm. Khi phát hiện vi phạm, tần suất kiểm tra có thể cao hơn.
8. Việc kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc bảo vệ thực vật và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản có nguồn gốc thực vật được thực hiện tại các tổ chức có đủ điều kiện do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc cơ quan được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân cấp chỉ định.
Việc chỉ định các tổ chức thử nghiệm được thực hiện theo Thông tư số 16/2011/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về đánh giá, chỉ định và quản lý phòng thử nghiệm ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn và Thông tư số 52/2012/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 10 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2011/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 4 năm 2011 và Thông tư số 54/2011/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 8 năm 2011.
9. Chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy là hoạt động bắt buộc đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.
Điều 56. Căn cứ kiểm định chất lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy.
1. Lấy mẫu kiểm định chất lượng và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật phải theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8143: 2009: Thuốc bảo vệ thực vật - Xác định hàm lượng hoạt chất cypermethrin, phụ lục A, phương pháp lấy mẫu; TCVN 5139:2008: Phương pháp khuyến cáo lấy mẫu để xác định dư lượng thuốc bảo vệ thực vật phù hợp với các giới hạn dư lượng tối đa (MRL).
 Biên bản lấy mẫu kiểm định chất lượng và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật  theo mẫu quy định tại Phụ lục XV và Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Kiểm định chất lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật phải theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN); Các tiêu chuẩn cơ sở (TC) của Cục Bảo vệ thực vật (nếu không có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia). Trong trường hợp không có các căn cứ trên thì áp dụng theo các tài liệu quốc tế, khu vực và các nhà sản xuất thuốc bảo vệ thực vật đó.
3. Căn cứ để chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy về thuốc bảo vệ thực vật được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN); Các tiêu chuẩn cơ sở (TC) của Cục Bảo vệ thực vật do Cục Bảo vệ thực vật công bố hàng năm.
 4. Mẫu kiểm định chất lượng và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật phải được bảo quản trong thời gian 03 (ba) tháng kể từ ngày nhận mẫu.
 5. Kết quả kiểm định chất lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật phải được lưu trữ trong thời hạn 03 (ba) năm kể từ ngày ban hành kết quả.
Điều 57. Trình tự và cách thức thực hiện
1. Kiểm định chất lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
a) Gửi mẫu
Tổ chức, cá nhân có thuốc bảo vệ thực vật cần kiểm định chất lượng hoặc nông sản muốn kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (gọi chung là mẫu) gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện một lượng mẫu theo quy định về tiêu chuẩn lấy mẫu để kiểm định, phiếu yêu cầu kiểm định được quy định bởi các tổ chức kiểm định và Biên bản lấy mẫu (nếu có).
Người nhận mẫu xem xét phiếu yêu cầu, kiểm tra tình trạng mẫu và hẹn thời gian trả kết quả theo quy định.
b) Kiểm định và cấp kết quả kiểm định
Trong thời gian không quá 15 (mười lăm) ngày làm việc từ khi nhận được mẫu, các tổ chức kiểm định thông báo kết quả kiểm định.
2. Chứng nhận và công bố hợp quy thuốc bảo vệ  thực vật thực hiện theo quy định tại Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuốc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 58. Trách nhiệm của Cục Bảo vệ thực vật
1. Quản lý các hoạt động về kiểm định chất lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật;
2. Tập huấn cán bộ làm công tác kiểm định chất lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật;
  3. Chỉ định các Tổ chức chứng nhận hợp quy, Phòng thử nghiệm về thuốc bảo vệ thực vật theo quy định tại Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT, Thông tư số 16/2011/TT-BNNPTNT và Thông tư số 52/2012/TT-BNNPTNT. Danh sách các Tổ chức chứng nhận hợp quy, phòng thử nghiệm, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), Tiêu chuẩn cơ sở (TC) được thông báo công khai trên website của Cục Bảo vệ thực vật.
Chương XIV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 59. Quy định chuyển tiếp
1. Thuốc bảo vệ thực vật được quy định tại Khoản 7, Điều 6 của Thông tư này chỉ được phép nhập khẩu, sản xuất, buôn bán, sử dụng tối đa 02 (hai) năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực; nếu Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật hết hạn thì chỉ được gia hạn cho đủ 02 (hai) năm tính từ ngày Thông tư có hiệu lực.
2. Thuốc bảo vệ thực vật được quy định tại Khoản 5, Điều 6 của Thông tư này chỉ được buôn bán, sử dụng tối đa 06 (sáu) tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
Trường hợp, thuốc bảo vệ thực vật mới được bổ sung vào Phụ lục III của Công ước Rotterdam, thuốc bảo vệ thực vật được cảnh báo bởi Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp Quốc (FAO), Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) hoặc Hội đồng khoa học Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất cấm sử dụng ở Việt Nam thì bị loại khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng và chỉ được nhập khẩu, sản xuất, buôn bán và sử dụng tối đa 02 (hai) năm kể từ ngày quyết định của cơ quan có thẩm quyền có hiệu lực.
3. Thuốc bảo vệ thực vật hóa học đăng ký trên cây rau, cây ăn quả và cây chè đã được cấp Giấy phép khảo nghiệm mà không quy định khảo nghiệm thời gian cách ly trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thì phải khảo nghiệm thời gian cách ly.
4. Nhãn thuốc bảo vệ thực vật có nội dung theo quy định tại Thông tư số 38/2010/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật được tiếp tục sử dụng tối đa 02 (hai) năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
5. Tổ chức, cá nhân nước ngoài đang trực tiếp đứng tên đăng ký mà chưa đáp ứng quy định tại Khoản 2, 3, Điều 4 của Thông tư này thì phải thực hiện đúng quy định trong thời hạn 01 (một) năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
Điều 60. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày   25    tháng  02     năm  2013
Thông tư này thay thế Thông tư số 38/2010/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật và Điều 1 Thông tư số 18/2011/TT-BNNPTNT ngày 6 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010.
Điều 61. Trách nhiệm thi hành Các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức và cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện Thông tư này; Trong quá trình thực hiện nếu có những khó khăn, vướng mắc các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Bảo vệ thực vật) để kịp thời giải quyết./.

Nơi nhận:                                                                                                                                                                          

- Văn phòng Chính phủ;

- Bộ Nông nghiệp & PTNT;

- UBND các tỉnh/TP trực thuộc TW;

- Công báo Chính phủ, Website Chính phủ;

- Cục Kiểm tra văn bản QPPL-Bộ Tư pháp;

- Sở NN&PTNT các tỉnh/TP trực thuộc TW;

- Chi cục Bảo vệ thực vật các tỉnh/TP trực thuộc TW;

- Các đơn vị thuộc Cục Bảo vệ thực vật;

- Lưu: VT, Cục BVTV.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

(Đã ký)

 

 

Bùi Bá Bổng

Phụ lục I: MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ CẤP GIẤY PHÉP KHẢO NGHIỆM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số    03  /2013 /TT-BNNPTNT ngày  11  tháng   01     năm 2013

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC

THE  SOCIALIST  REPUBLIC OF  VIETNAM

INDEPENDENCE - FREEDOM - HAPPINESS

-----------------

 

ĐƠN ĐĂNG KÝ CẤP GIẤY PHÉP KHẢO NGHIỆM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

APPLICATION FOR PESTICIDE FIELD TRIAL PERMIT

 

                                                Kính gửi: Cục Bảo vệ thực vật

                                                To: Plant Protection Department

 

TÊN, ĐỊA CHỈ TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ :…..........................................................…

Name and address of  applicant

ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC TẠI VIỆT NAM:………………………………………………………...

Contact address in Vietnam

TEL:…………………...………FAX:……………………………EMAIL: …………………...

đăng ký khảo nghiệm các loại thuốc bảo vệ thực vật sau

/apply for field  trials

TÊN THƯƠNG PHẨM: ..............................................................................................................

Trade name.

TÊN HOẠT CHẤT:................................................................................................................

Common name                                                               

HÀM LƯỢNG:.....................................................................................................................     

Active ingredient content   

DẠNG THÀNH PHẨM:..........................................................................................................

Formulation type           

TÊN NHÀ SẢN XUẤT: ..............................................................................................................

Name of manufacturer

ĐỊA CHỈ NƠI SẢN XUẤT: ...........................................................................................….……

Addreses where manufactured

MỤC ĐÍCH KHẢO NGHIỆM/ Trial purpose

 

Chính thức     Thông tư 03/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật
 

Full

Mục đích khác      Thông tư 03/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Other purpose

 

 

Bổ sung         Thông tư 03/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật          Supplementary

Tên thương phẩm   Thông tư 03/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Trade name

Dạng      Thông tư 03/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật
 Formulation

Hàm lượng hoạt chấtThông tư 03/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Content of  a.i.                                     

 

 Phạm vi sử dụng      Thông tư 03/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật
Scope of application                           

Cách sử dụng  Thông tư 03/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Method of application

Liều lượng Thông tư 03/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Dose

 

ĐỐI TƯỢNG ĐĂNG KÝ KHẢO NGHIỆM/ Scope of application:

 

Cây trồng (Crop)

Dịch hại (Pest)

 

 

 

 

 

CÁC TÀI LIỆU VÀ MẪU VẬT KÈM THEO/Attached documents and samples

1..........................................................................................................…………………………...

2..........................................................................................................…………………………...

3..........................................................................................................…………………………...

Chúng tôi xin cam đoan lời khai trong đơn, tài liệu cũng như mẫu vật kèm theo là đúng sự thật.

I declare that all the information contained in this application and accompanying documentation are true and correct

                                                                                         

Tại/at .....………....., ngày/on .....………….........

Ký tên/ Signature

Phụ lục II. MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số   03    /2013 /TT-BNNPTNT ngày   11 tháng  01   năm 2013

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC

THE  SOCIALIST  REPUBLIC OF  VIETNAM

INDEPENDENCE - FREEDOM - HAPPINESS

-------------------------

 

ĐƠN ĐĂNG KÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

APPLICATION FOR PESTICIDE REGISTRATION

 

Kính gửi: Cục Bảo vệ thực vật

                                                To: Plant Protection Department

 

TÊN, ĐỊA CHỈ TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ :…..........................................................…

Name and address of  applicant

ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC TẠI VIỆT NAM:………………………………………………………...

Contact address in Vietnam

TEL:………………….... ……………FAX:…………………………… EMAIL: ................................                 

đăng ký vào Danh mục được phép sử dụng, hạn chế sử dụng ở Việt Nam các loại thuốc bảo vệ thực vật sau/apply for registration

TÊN THƯƠNG PHẨM: ..............................................................................................................

Trade name

TÊN HOẠT CHẤT:................................................................................................................

Common name                                                         

HÀM LƯỢNG:.....................................................................................................................       

Active ingredient content                                               

DẠNG THÀNH PHẨM:..........................................................................................................

Formulation type           

TÊN NHÀ SẢN XUẤT: ..............................................................................................................

Name of manufacturer/ basic producer

ĐỊA CHỈ NƠI SẢN XUẤT: ........................................................................................................

Address where manufacturing:

HÌNH THỨC ĐĂNG KÝ/ Type of regirstration

 

Chính thức     Thông tư 03/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Full

 

 

 

Bổ sung          SupplementaryThông tư 03/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Tên thương phẩm   Thông tư 03/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Trade name

Dạng     Thông tư 03/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật     
Formulation

Hàm lượng hoạt chất  Thông tư 03/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Content of  a.i.                                     

 

 Phạm vi sử dụng   Thông tư 03/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật   Scope of application                           

Cách sử dụng    Thông tư 03/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Method of application

Liều lượng  Thông tư 03/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Dose

Gia hạn đăng ký:Thông tư 03/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật   Renewal

Số đăng ký:Thông tư 03/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Registration No

 

 

ĐỐI TƯỢNG ĐĂNG KÝ SỬ  DỤNG/ Scope of application:

Cây trồng (Crop)

Dịch hại (Pest)

 

 

 

CÁC TÀI LIỆU KÈM THEO/Attached documents

1..........................................................................................................………………………….

2..........................................................................................................…………………………..

                       

Chúng tôi xin cam đoan lời khai trong đơn, tài liệu kèm theo là đúng sự thật.

I declare that all the information contained in this application and accompanying documentation are true and correct

                                                                                      

Tại/at .....………....., ngày/on .....………….........

Ký tên/ Signature

Phụ lục III: MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ THAY ĐỔI TÊN THƯƠNG PHẨM/

NHÀ SẢN XUẤT/ CHUYỂN NHƯỢNG TÊN THƯƠNG PHẨM/ CẤP LẠI

(Ban hành kèm theo Thông tư số    03    /2013 /TT-BNNPTNT ngày  11  tháng   01  năm 2013

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

THAY ĐỔI TÊN THƯƠNG PHẨM/ NHÀ SẢN XUẤT/

CHUYỂN NHƯỢNG TÊN THƯƠNG PHẨM/ CẤP LẠI

 

Kính gửi: Cục Bảo vệ thực vật

 

Tên tổ chức, cá nhân đăng ký: ............................................................................................

Địa chỉ: ..............................................................................................................................     

Số điện thoại: ............................; Fax:.......................; Email:...............................................    

Đã được cấp:

Thông tư 03/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vậtGiấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật số:.................cấp ngày...../..../.................

Thông tư 03/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vậtGiấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật số:..............cấp ngày...../..../.................

Tên thương phẩm................................................................................................................

Tên hoạt chất: ....................................................................................................................

Nhà sản xuất, địa chỉ nơi sản xuất.........................................................................................    

Nội dung thay đổi (đề nghị tích vào ô tương ứng)

Thông tư 03/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vậtTên thương phẩm ..........................................................................................................  

Tên thương phẩm mới:........................................................................................................

Thông tư 03/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vậtNhà sản xuất 

Nhà sản xuất, địa chỉ nơi sản xuất mới.................................................................................

Thông tư 03/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vậtChuyển nhượng tên thương phẩm

Tên tổ chức, cá nhân đăng ký mới: .....................................................................................

Địa chỉ: .................................................................................................................................   .

Số điện thoại: ............................; Fax:.........................; Email:.............................................    

Thông tư 03/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vậtCấp lại

Lý do thay đổi: ....................................................................................................................   

Giấy tờ kèm theo gồm

..........................................................................................................................................

Kính đề nghị Cục Bảo vệ thực vật chấp thuận nội dung thay đổi và cấp lại Giấy phép khảo nghiệm/ Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật nêu trên.

 

 

....., ngày ....... tháng......... năm ......

Thủ trưởng đơn vị

Ký tên, đóng dấu

Phụ lục IV: TÀI LIỆU KỸ THUẬT PHẢI NỘP KHI ĐĂNG KÝ THUỐC

BẢO VỆ THỰC VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số   03   /2013 /TT-BNNPTNT ngày  11  tháng   01     năm 2013

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

TÀI LIỆU KỸ THUẬT/ Technical documents
 

Tên, địa chỉ của tổ chức đăng ký/ Name and address of applicant: .........................................

Tên thương phẩm đăng ký/ Trade name: ..............................................................................

Dạng thành phẩm/ Formulation type: ....................................................................................

Hoạt chất/ Active ingredient (a.i):..........................................................................................

Chỉ số CAS/ CAS No.:.........................................................................................................

Nhà sản xuất hoạt chất (thuốc kỹ thuật)/ Manufacturer of  active ingredient or technical materials:  

 

I. Hoạt chất/ Active ingredient

II. Thành phẩm/ Formulation

I.1. Đặc tính hóa học/ Product chemistry

II.1. Đặc tính hóa học/ Product chemistry

I.1.1. Hoạt chất / Active ingredient

Tên thương phẩm/Trade name

Tên hoạt chất/ Common name

Dạng thuốc/ Formulation type

Tên hóa học/ Chemical  name (IUPAC)

Thành phần/ Composition: Hàm lượng hoạt chất, dung môi, phụ gia

Công thức cấu tạo/ Structural formula

Ngoại dạng, màu sắc, mùi, trạng thái vật lý/ Appearance, color, odor, physical state

Công thức phân tử/ Molecular formula

Tỷ trọng/ Density

Khối lượng phân tử/ Molecular mass

Khả năng bắt lửa/ Flammability

Ngoại dạng, màu sắc, mùi, trạng thái vật lý/ Appearance, color, odor, physical state

Khả năng gây nổ/ Explosiveness

Điểm nóng chảy, điểm sôi, áp suất hơi, tỷ trọng/ Boiling point, melting point, vapor pressure, density

 Khả năng ăn mòn/ Corrosiveness

Độ hoà tan trong nước và dung môi hữu cơ/ Solubility in water and organic solvents

Khả năng hỗn hợp với thuốc khác/ Compatibility with other pesticides

Độ nhớt (dạng lỏng)/ Viscosity (liquid type)

Quy trình sản xuất (nêu tóm tắt)/ Producting process (summary)

Thuỷ phân/ Hydrolysis

Tiêu chuẩn chất lượng (3)/ Specification

Phân quang/ Photolysis

Thời hạn bảo quản/ Shelf life

Thời gian bán hủy trong đất (DT50)/ Half life in soil

Phương pháp cấp cứu/ First aid measures

I.1.2. Thuốc kỹ thuật/ Technical Chemical

Phương pháp và quy trình phân tích (1)/ analytical method

Thành phần bao gồm tên và hàm lượng của các hoạt chất, tạp chất; tên và tỷ lệ các đồng phân/ Composition

Thời gian cách ly /Pre-harvest interval (PHI)

Ngoại dạng, màu sắc, mùi/

Appearance, color, odor, state

 

Độ hoà tan trong nước và dung môi hữu cơ / Solubility in water and organic solvents

II.2. Đặc tính sinh học/ Biological Characteristics

Tỷ trọng (dạng lỏng)/ Density (liquid type)

Độ nhớt (dạng lỏng)/Viscosity (liquid type)

Kiểu tác động/ Mode of action

Tiêu chuẩn chất lượng/ Specification (3)

Phạm vi sử dụng / Scope of application

Quy trình sản xuất (nêu tóm tắt)/ Producting process (summary)

Phương pháp sử dụng/Application method

Phương pháp và quy trình phân tích (1)/ analytical method

Biện pháp an toàn trong sử dụng/ Safety  in use

I.2. Độc lý/ Toxicology

II. 3. Độc lý /Toxicology (4)

Nhóm độc cấp tính theo WHO/ WHO classification by hazard

Nhóm độc cấp tính theo WHO/ WHO classification by hazard

Độc cấp tính đường miệng/ LD50 acute oral

Độc cấp tính đường miệng/ LD50 acute oral

Độc cấp tính qua da/ LD50 acute dermal

Độc cấp tính qua da/ LD50 acute dermal

Độc cấp tính đường hô hấp/ LC50 acute inhalation

Độc cấp tính đường hô hấp/ LC50 acute inhalation

Khả năng kích thích mắt/ Eye irritation

Khả năng kích thích mắt/ Eye irritation

Khả năng kích thích da/ Skin irritation

Khả năng kích thích da/ Skin irritation

Khả năng gây dị ứng/ Sensitization

Khả năng gây dị ứng/ Sensitization

Khả năng gây ung thư/ Carcinogenicity

II.4. Tác động tới sinh vật khác không thuộc đối tượng tác động của thuốc / Effect on non-taget organisms)

Khả năng gây đột biến gen/ Mutagenicity

Tác động tới chim, ong, động vật hoang dã/ Effect on bird, bee, wild animals

Khả năng gây quái thai/ Teratogenicity

Tác động tới cá, thuỷ sinh/ Effect on fish, aquatics

Ảnh hưởng sinh sản/ Effect on  reproduction

Tác động tới thiên địch/ Effect on natural enemies

I.3. Dư lượng và ảnh hưởng đến con người/ Residue and effect on human

 

Quá trình chuyển hóa trong cơ thể người, động vật/ Metabolise in animal and human body         

 

Quá trình phân giải trong cây, đất, điều kiện tự nhiên/ Metabolise and degradation in plant, soil

 

Số liệu nghiên cứu dư lượng từ các nước khác/ Residue data from other countries

 

Phương pháp phân tích dư lượng trong cây trồng / Residue analytical method on crops (2)

 

Khả năng tích luỹ trong mỡ/ Fat tissue accumulate

 

Mức dư lượng tối đa cho phép/ Maximum residue levels (MRLs)

 

Mức hấp thụ hàng ngày cho phép/ Acceptable daily intake (ADI)

 

I.4. Ảnh hưởng môi trường/ Effect on environment

 

I.4.1. Đặc tính môi trường/ Environment fate

 

Bay hơi/ Volatility

 

Hấp thụ trong đất/ Absorption in the soil

 

Độ thấm sâu/ Leaching

 

Sự suy giảm trong đất/ Soil degradation

 

I.4.2. Tác động tới sinh vật khác không thuộc đối tượng tác động của thuốc / Effect on non-taget organisms

 

Tác động tới chim, ong, động vật hoang dã/ Effect on bird, bee, wild animals

 

Tác động tới cá, thuỷ sinh/ Effect on fish, aquatics

 

Tác động tới thiên địch/ Effect on natural enemies

 

(1)  Phương pháp và quy trình phân tích chất lượng (thuốc kỹ thuật và thành phẩm): nêu chi tiết phương pháp phân tích hàm lượng hoạt chất, tạp chất độc hại, bao gồm: nguyên tắc, dụng cụ, thuốc thử, các bước tiến hành, điều kiện thiết bị, tính toán kết quả, độ đúng, độ chính xác của phương pháp

(2)  Phương pháp và quy trình phân tích dư lượng: nêu chi tiết phương pháp phân tích dư lượng  bao gồm: nguyên tắc, dụng cụ, thuốc thử, các bước tiến hành, điều kiện thiết bị, tính toán kết quả, giới hạn xác định (LOQ), hệ số thu hồi (R) và độ chính xác (CV) của phương pháp

(3) Tiêu chuẩn chất lượng: nêu các chỉ tiêu chất lượng và các mức đạt được đối với thuốc kỹ thuật và thành phẩm thuốc bảo vệ thực vật đăng ký.

(4) Thông tin về độc tính của thuốc thành phẩm (lưu tài liệu MẬT): Kèm theo điều kiện thử và kết quả thử do Phòng Thí nghiệm đạt tiêu chuẩn GLP hoặc ISO thực hiện.

Phụ lục V: HƯỚNG DẪN CHI TIẾT NỘI DUNG GHI NHÃN

(Ban hành kèm theo Thông tư số     03  /2013 /TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 01năm 2013

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

1. Thông tin về độ độc

            Độ độc của thuốc bảo vệ thực vật theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới  (WHO)

a) Những thông tin về độ độc của thuốc bảo vệ thực vật:

- Rất độc (nhóm độc Ia, Ib) và hình tượng biểu thị độ độc là đầu lâu xương chéo trong hình vuông đặt lệch;

- Độc cao (nhóm độc II) và hình tượng biểu thị độ độc là chữ thập trong hình vuông đặt lệch;

- Nguy hiểm (nhóm độc III) và hình tượng biểu thị độ độc là đường đứt quãng trong hình vuông đặt lệch;

- Cẩn thận (nhóm độc IV) không có hình tượng biểu thị độ độc; được đặt ở phía trên tên thương phẩm của nhãn thuốc.

b) Dòng chữ "Bảo quản xa trẻ em" phải được đặt ngay dưới thông tin và ngang với hình tượng biểu thị độ độc.

c) Ngoài những thông tin trên, trên nhãn có thể có hình tượng biểu thị tính chất vật lý của thuốc bảo vệ thực vật quy định tại Phụ lục 6 của Thông tư này như: tính ăn mòn, tính dễ nổ, tính dễ cháy, tính dễ ô xy hóa….

d) Hình tượng biểu thị độ độc và tính chất vật lý của thuốc được in theo màu quy định tại Phụ lục 6 của Thông tư này và độ lớn của hình tối thiểu bằng 0,64cm2 (0,8cm x 0,8cm).

2. Công dụng

Phải ghi rõ loại thuốc (thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ cỏ…), đối tượng phòng trừ, đối tượng bảo vệ đã được đăng ký.

Ví dụ: Dùng trừ cỏ trên cây trồng cạn; Dùng trừ cỏ một năm mới nảy mầm trên lúa gieo thẳng; Dùng trừ đạo ôn trên lúa;

Đối với thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục hạn chế sử dụng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành phải ghi rõ thuốc hạn chế sử dụng.

Ví dụ: thuốc khử trùng kho hạn chế sử dụng Alumifos 56% TB

3. Hướng dẫn cách sử dụng

Phải ghi rõ cây trồng, dịch hại được phép sử dụng, thời gian và phương pháp sử dụng để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất.

Hướng dẫn cách sử dụng phải bao gồm:

- Mọi thông tin cần ngăn ngừa việc sử dụng sai hoặc không phù hợp. Ví dụ:  Không sử dụng khi trời sắp mưa; Chỉ sử dụng ở giai đoạn 2 đến 5 lá.

- Liều lượng, nồng độ, thời gian và phương pháp áp dụng đối với tình trạng dịch hại;

- Hướng dẫn về chuẩn bị pha thuốc, cách pha thuốc, cách phun thuốc, cách bảo quản, cách xử lý thuốc thừa và bao bì;

- Khả năng phối hợp với các loại thuốc khác.

4. Thời gian cách ly và cảnh báo

Phải ghi rõ thời gian cách ly và cảnh báo đối với từng đối tượng sử dụng như:

- Không sử dụng thuốc trước khi thu hoạch (ngày/ tuần);  

- Nguy hiểm (độc) đối với vật nuôi. Không thả vật nuôi vào khu vực sử dụng thuốc (giờ/ ngày);

- Người không có trang bị bảo hộ không được vào khu vực sử dụng thuốc (giờ/ ngày);

- Thông gió khu vực sử dụng thuốc (giờ/ngày) trước khi vào làm việc (nhà kho…).

5. Chú ý về an toàn

a) Đối với thuốc

- Gây ngộ độc nếu hít phải;

- Gây ngộ độc nếu uống phải;

- Gây ngộ độc nếu tiếp xúc với da;

- Gây dị ứng đối với da, mắt, hệ hô hấp.

b) Khi sử dụng

- Tránh hít phải thuốc;

- Tránh để thuốc tiếp xúc với da, mồm, mắt và mũi;

- Không hút thuốc, ăn uống;

- Sử dụng trang bị bảo hộ (quần áo, kính, mũ, găng tay, ủng…);

- Rửa sạch ngay vùng bị dính thuốc bằng nhiều nước.

c) Sau khi sử dụng

- Rửa chân tay hay tắm rửa;

- Rửa sạch trang bị bảo hộ lao động.

Những thông tin này phải được ghi rõ ràng để người sử dụng thuốc dễ đọc, dễ hiểu.

6. Chỉ dẫn về cấp cứu ngộ độc

Ghi rõ phương pháp sơ cứu khi bị ngộ độc thuốc

- Khi thuốc dính vào da hoặc mắt phải làm gì;

- Khi hít phải hơi thuốc phải làm gì;

- Khi uống phải thuốc phải làm gì;

- Nếu thuốc dính vào quần áo phải làm gì;

- Trong hoặc sau khi sử dụng thuốc nếu thấy triệu chứng ngộ độc phải làm gì;

- Triệu chứng ngộ độc như thế nào;

- Thuốc giải độc (nếu có).

7. Vạch màu

Màu của vạch màu được xác định dựa theo bảng phân loại độ độc của tổ chức Y tế thế giới (WHO).

- Đối với thuốc thuộc nhóm độc Ia, Ib: vạch màu đỏ (PMS RED199 C);

- Đối với thuốc thuộc nhóm độc II: vạch màu vàng (PMS Yellow C);

- Đối với thuốc thuộc nhóm độc III: vạch màu xanh lam (PMS Blue 293 C);

- Đối với thuốc thuộc nhóm độc IV: vạch màu xanh lá cây (PMS Green 347 C);

- Vạch màu này đặt ở phần dưới cùng của nhãn và có độ dài bằng độ dài của nhãn, chiều cao tối thiểu bằng 10% chiều cao của nhãn;

- Màu của vạch màu phải bền, không bị nhoè hoặc phai.

8. Các thông tin khác

- Thời hạn sử dụng (năm, được in chìm hoặc nổi cùng vị trí với ngày gia công, sang chai, đóng gói)       

- Ngày gia công, sang chai, đóng gói (có thể được in chìm hoặc nổi ở mép cuối bao gói thuốc hoặc trên nhãn chính của thuốc);

- Số đăng ký sử dụng;

- Số KCS (nếu có);

- Các thông tin khác (nếu có) trừ các hình ảnh về người, động vật, thực vật không thuộc đối tượng phòng trừ.

Phụ lục VI: HÌNH TƯỢNG BIỂU DIỄN ĐỘ ĐỘC VÀ TÍNH CHẤT CỦA

THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 01 năm 2013

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

I.  HÌNH TƯỢNG BIỂU THỊ ĐỘ ĐỘC VÀ TÍNH CHẤT CỦA THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

1. Hình tượng biểu thị độ độc của thuốc bảo vệ thực vật
 

      Độ độc

Vạch màu

Nhóm độc           Ia, Ib

 

            

 

Rất độc

Thông tư 03/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Hình tượng màu đen trên nền màu trắng.

 

 

 

 

 

 

Đỏ

(PMS RED199 C);

 

 

Nhóm độc

II

 

Độc cao

Thông tư 03/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Hình tượng màu đen trên nền màu trắng.

 

 

 

 

Vàng

(PMS Yellow C)

Nhóm độc         III

 


Nguy hiểm
Thông tư 03/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Hình tượng màu đen trên nền màu trắng.

 

 

 

 

 

 

Xanh lam

(PMS Blue 293 C)

Nhóm độc    

IV

 

Cẩn thận

Không có hình tượng, chỉ ghi "Cẩn thận".

 

 

Xanh lá cây

(PMS Green 347 C)

 

2. Hình tượng biểu thị tính chất vật lý của thuốc bảo vệ thực vật
 

 

 

Tính ăn mòn

 

Thông tư 03/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

 

Hình tượng màu đen trên nửa nền màu vàng hoặc da cam và chữ in màu trắng trên nửa nền màu đen.

 

 

 

Tính dễ nổ

Thông tư 03/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

 

Hình tượng màu đen trên nền màu vàng hoặc da cam.

 

 

 

 

Rất dễ cháy

 

Thông tư 03/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

 

 

Hình tượng màu đen trên nửa nền màu trắng và nửa nền màu đỏ.

 

 

 


 

Dễ cháy

 

Thông tư 03/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

 

 

Hình tượng màu đen trên nền màu đỏ (dạng lỏng).

 

 

 

 

 

Thông tư 03/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

 

 

Hình tượng màu đen trên nền màu trắng với những kẻ sọc đỏ (dạng rắn).

 

 

 

 

Oxy hóa

 

 

 

 

 

Thông tư 03/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

 

Hình tượng màu đen trên nền màu vàng hoặc da cam.


II. BIỂU TRƯNG HÀNG NGUY HIỂM

1. Biểu trưng nguy hiểm
Thông tư 03/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

2.  Báo hiệu nguy hiểm
Thông tư 03/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Phụ lục VII: MẪU GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU THUỐC

VÀ NGUYÊN LIỆU THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số    03     /2013 /TT-BNNPTNT ngày  11  tháng  01   năm 2013

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT

-------------------

Số: ………. /GP-BVTV-QLT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------

Hà Nội,  ngày……… tháng…….. năm ……



GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU THUỐC VÀ NGUYÊN LIỆU THUỐC

BẢO VỆ THỰC VẬT

 

Căn cứ Quyết định số 17/QĐ-BNN-TCCB ngày 28 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Bảo vệ thực vật;

Căn cứ Quyết định số …....../QĐ-BNN-TCCB ngày ..….tháng..…..năm…… của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Ủy quyền giải quyết công việc cho Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật;

Căn cứ nhu cầu nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật tại công văn số……..…..… ngày….... tháng……..năm………của …………………………………………………….....................................................................................

             Cục Bảo vệ thực vật đồng ý để ……........................................................................        nhập khẩu trong năm …....…….thuốc bảo vệ thực vật …………………………….…(1) với khối lượng sau đây:

 

Số TT

Khối lượng thuốc được nhập khẩu

Xuất xứ

Ghi chú

Chế phẩm trung gian (nguyên liệu thuốc kỹ thuật)

Thuốc thành phẩm

Tên chế phẩm

Khối lượng

Tên thành phẩm

Khối lượng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng:………………………………………………………………………………….....................

Mục đích nhập khẩu (2):

Thời gian nhập khẩu: từ ngày ký đến………...……………………………………………................

Địa điểm nhập khẩu:………………………………………………………………………....................

Ghi chú:……………………………………………………………………………………......................

CỤC TRƯỞNG

(Ký tên, đóng dấu)

 

(1) Ghi trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng ở Việt Nam hoặc ghi chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam.

(2) Không áp dụng nội dung này đối với thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục hạn chế sử dụng ở Việt Nam.

Phụ lục VIII: MẪU GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU METHYL BROMIDE

(Ban hành kèm theo Thông tư số    03    /2013 /TT-BNNPTNT ngày  11  tháng  01   năm 2013

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT

-------------------

Số:             /GP-BVTV-QLT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------------

Hà Nội,  ngày …… tháng… năm……

 

 

GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU METHYL BROMIDE

 

Căn cứ Quyết định số 17/QĐ-BNN-TCCB ngày 28/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Bảo vệ thực vật;

Căn cứ Quyết định số 30/QĐ-BNN-TCCB ngày 05/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ủy quyền giải quyết công việc cho Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật;

Căn cứ nhu cầu nhập khẩu thuốc Methyl Bromide (tại công văn số…….................ngày ….../….../20..…của ……………………………....................................................….).

Cục Bảo vệ thực vật đồng ý để ………………………………………….được nhập khẩu trong năm ……… thuốc Methyl Bromide với khối lượng sau đây:  

 

 

Số thứ tự

Khối lượng nhập khẩu (Kg)

 

Xuất xứ

 

Ghi chú

Loại chế phẩm

Mục đích sử dụng

Tên thương phẩm

Khối lượng

QPS([1])

Non-QPS([2])

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng: ……….(viết bằng chữ)…….

Thời gian nhập khẩu: từ ngày ký đến 31/12/(năm cấp phép).

Địa điểm nhập khẩu:..........................................................................................................

Ghi chú: Lượng Methyl Bromide trên không được bán cho các tổ chức không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng theo quy định của pháp luật và  phải được sử dụng đúng mục đích nhập khẩu theo quy định tại giấy phép này.

 

                                                                                                               CỤC TRƯỞNG

                                                                                                             (Ký tên, đóng dấu)

                                   

 

Chú thích:

([1]) QPS- sử dụng cho mục đích kiểm dịch thực vật và xuất khẩu như: khử trùng hàng hóa xuất khẩu, thực hiện Tiêu chuẩn quốc tế số 15 về kiểm dịch thực vật hoặc khử trùng hàng nhập khẩu nhiễm đối tượng KDTV.

([2]) Non-QPS - Mục đích ngoài kiểm dịch và xuất khẩu: ứng dụng khử trùng kho, đất, công trình, ….

Phụ lục IX: MÂU BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG XÔNG HƠI KHỬ TRÙNG VÀ BUÔN BÁN METHYL BROMIDE.

(Ban hành kèm theo Thông tư số 03 /2013 /TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 01 năm 2013

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

Đơn vị khử trùng:..............................

Kính gửi: Cục Bảo vệ thực vật

 

BÁO CÁO TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU/SỬ DỤNG METHYL BROMIDE

(6 tháng đầu năm 20…./hoặc năm 20….)

 

            I. Tổng quát tình hình nhập khẩu/sử dụng methyl bromide.

MB tồn đầu (kg)

MB được cấp phép NK

MB nhập khẩu thực tế

MB đã sử dụng (kg)

MB đã bán

(kg)

Tên đơn vị mua MB

MB tồn cuối

(kg)

Ghi chú

Số GP

QPS (kg)

non-QPS (kg)

QPS (kg)

non-QPS (kg)

QPS

non-QPS

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  

 

Tổng

Tổng

Tổng

Tổng

Tổng

Tổng

Tổng

 

Tổng

 

 

            II. Chi tiết sử dụng methyl bromide

Khử trùng nông sản xuất khẩu

Thực hiện  TCQT số 15

Khử trùng hàng nhập khẩu

Xử lý đất  trồng trọt

Các ứng dụng khác

Tổng

Loại nông sản

Khối lượng nông sản (tấn)

Khối lượng MB (kg)

Thể tích (m3)

Khối lượng MB (kg)

Loại hàng hóa

Khối lượng hàng được xử lý (tấn)

Lý do xử lý

Khối lượng MB (kg)

Diện tích (m2)

Khối lượng MB (kg)

Tên ứng dụng

Khối lượng được xử lý (tấn)

Khối lượng MB (kg)

Khối lượng hàng hóa (tấn)

Khói lượng MB (kg)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

Tổng

Tổng

Tổng

 

Tổng

 

Tổng

Tổng

Tổng

Tổng

Tổng

Tổng

Tổng

Tổng

 

 

QPS(1)

 

QPS(2)

 

 

 

QPS(3)

 

Non-QPS(1)

 

 

Non-QPS(2)

 

 

 

Tổng MB sử dụng QPS (QPS1+2+3)

Tổng MB sử dụng non-QPS (non-QPS 1+2)

 

 

Phụ lục X: MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN

THUỐC, NGUYÊN LIỆU THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số   03    /2013 /TT-BNNPTNT ngày   11     tháng   01     năm 2013

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------------

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN

THUỐC, NGUYÊN LIỆU THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

 

Kính gửi: Chi Cục Bảo vệ thực vật tỉnh …..

 

Tên đơn vị đề nghị cấp giấy phép........................................................................................

Địa chỉ:...............................................................................................................................

Điện thoại  ……………………………Fax................................................................................

Quyết định thành lập doanh nghiệp số  …………ngày…..tháng ……năm……….......................

Đăng ký kinh doanh số………………………ngày…….tháng …….năm…………........................

tại……………………………………………………………………………………...............................

Số tài khoản…………………….Tại ngân hàng……………………………………..........................

Họ tên người đại diện pháp luật………………………Chức danh………………….......................

CMND/Hộ chiếu số………………….do………………cấp ngày…./…./………….........................

Hộ khẩu thường trú…………………………………………………………………............................

Đề nghị Quý cơ quan xem xét và cấp “Giấy phép vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật” cho phương tiện… (ghi rõ trọng tải ô tô, biển kiểm soát, tên người điều khiển phương tiện) được vận chuyển … (ghi rõ loại, nhóm thuốc bảo vệ thực vật, trọng lượng hàng).

Tôi cam kết phương tiện vận chuyển này đảm bảo an toàn để tham gia giao thông và thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật.

 

........., ngày..........tháng .......năm...........

Người làm đơn

(Ký tên, đóng dấu)

Phụ lục XI: MẪU GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN THUỐC,

NGUYÊN LIỆU THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số   03  /2013 /TT-BNNPTNT ngày    11    tháng   01     năm 2013

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

SỞ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CHI CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT

--------------------.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------------

 

GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN

THUỐC, NGUYÊN LIỆU THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

 

1. Tên đơn vị đề nghị cấp giấy phép….................................................................................

2. Tên phương tiện, biển kiểm soát…...................................................................................

3. Tên chủ phương tiện.…………………………......................................................................

CMND/Hộ chiếu số………………….do………………cấp ngày…./…./………….........................

Hộ khẩu thường trú…………………………………………………………………............................

4. Tên người điều khiển phương tiện………….......................................................................

CMND/Hộ chiếu số………………….do………………cấp ngày…./…./………….........................

Hộ khẩu thường trú…………………………………………………………………............................

5. Loại, nhóm thuốc bảo vệ thực vật                                Trọng lượng hàng

 

………………………………………………….

………………………………………………….

………………………………………………….

……………………………………

……………………………………

……………………………………

 

6. Hành trình từ …………………………đến ………………………………….................................

7. Thời gian bắt đầu vận chuyển………………………………………………….............................

8. Thời hạn hiệu lực của giấy phép vận chuyển:……………………………….............................

 

............, ngày..........tháng ........năm.........

            CHI CỤC TRƯỞNG

(Ký tên, đóng dấu)

 

Vào sổ đăng ký số:

Ngày ......tháng......năm....

Phụ lục XII: MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG VẬN CHUYỂN, BẢO QUẢN THUỐC, NGUYÊN LIỆU THUỐC

BẢO VỆ THỰC VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số    03    /2013 /TT-BNNPTNT ngày    11  tháng   01     năm 2013

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

SỞ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CHI CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT….

hoặc TÊN CƠ SỞ ĐÀO TẠO

---------------------

              Số:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------

 

 

 

 

GIẤY CHỨNG NHẬN

                                 

Chứng nhận (ông, bà):.........................................................................................................

Ngày, tháng, năm sinh:.............................................................. Nơi sinh:.......................

Địa chỉ:...............................................................................................................................

Đã tham dự lớp tập huấn:

"An toàn lao động trong vận chuyển, bảo quản thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật"

                           Thời gian từ ngày: .......................... đến ngày .........................................

                          

                                                                 .............., ngày ..... tháng ...... năm ...........................

                                                             TÊN CƠ SỞ ĐÀO TẠO hoặc CHI CỤC TRƯỞNG

                                                                                        (ký tên, đóng dấu)

Phụ lục XIII: MẪU GIẤY PHÉP KHẢO NGHIỆM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số     03         /2013 /TT-BNNPTNT ngày  11      tháng   01     năm 2013

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

THE  SOCIALIST  REPUBLIC OF VIETNAM

INDEPENDENCE - FREEDOM – HAPPINESS

--------------------------------

 

GIẤY PHÉP KHẢO NGHIỆM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

PERMIT FOR PESTICIDE FIELD TRIAL

 

Giấy phép số: ………………………………………….………..….

Permit No :

 

Có giá trị từ : ………………đến……………………………..

Valid from:                                       to   

 

Tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm: ………………………..

Applicant:

 

Địa chỉ: ………………………………………….………. ……….

Address:

 

Loại thuốc bảo vệ thực vật sau đây được phép làm khảo nghiệm

trên đồng ruộng ở nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

The following Pesticide is hereby granted the Permit for field trial in

Socialist Republic of Vietnam.

           

Mục đích khảo nghiệm: …………………………………

Trial purpose :

Tên thương phẩm và dạng thuốc: ……………………………………………

Name and formulation type of Pesticide:           

 

Tên hoạt chất:………………………………………….………..……………….

Common name:

 

Tên nhà sản xuất………………………………………….……….…………….

Name of manufacturer:

 

Cây trồng                     Crop

Đối tượng gây hại                         Pest

Hình thức khảo nghiệm  Field trial type

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: ………….…………………………………………………………

Note:

 

Hà Nội, ngày ……. tháng…….năm …….

Date………………………

CỤC TRƯỞNG CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT

 DIRECTOR GENERAL

OF PLANT PROTECTION DEPARTMENT

Phụ lục XIV: MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số     03         /2013 /TT-BNNPTNT ngày    11    tháng  01      năm 2013

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

CERTIFICATE FOR PESTICIDE REGISTRATION

 

Số đăng ký: ………….……………………………………………

REGISTRATION  No.:

 

Có giá trị từ: ……………...đến ……………………………………

VALID FROM:                          to

 

Cấp cho:………………………………………………………………   

GRAND FOR: 

 

Loại thuốc bảo vệ thực vật dưới đây được đăng ký ở nước

Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

THE FOLLOWING PESTICIDE IS HEREBY GRANTED THE CERTIFICATE FOR  REGISTRATION  IN THE S.R. VIET NAM.

 

Tên thương phẩm : …………………                 Nhóm độc………

TRADE NAME :                                                         TOXIC CLASS:     

 

Tên hoạt chất: ………………………………………….…………    

COMMON NAME:                

 

Hàm lượng hoạt chất: ……………………………………………

CONTENT OF ACTIVE INGREDIENT : 

 

Dạng  thuốc: ……………………………………. ……………….

TYPE OF FORMULATION:

 

Loại thuốc: ………….………………………………………………………

TYPE OF PESTICIDE : 

 

Được sản xuất bởi:..………….………………………………………………

MANUFACTURED BY: 

 

Phạm vi và phương pháp sử dụng:

SCOPE AND METHOD OF APPLICATION :

 

Cây trồng           CROP

Đối tượng phòng trừ   PEST

Liều lượng       DOSAGE

PHI (ngày)

Cách dùng                              METHOD OF APPLICATION

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: ………….…………………………………………………………….

NOTE:

Hà Nội, ngày ……. tháng…….năm …….

Date………………………

CỤC TRƯỞNG CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT

 DIRECTOR GENERAL

OF PLANT PROTECTION DEPARTMENT

 

Phụ lục XV : MẪU BIÊN BẢN LẤY MẪU THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số    03   /2013 /TT-BNNPTNT ngày    11    tháng   01     năm 2013

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

Đơn vị

------------------

Số:............/            -BB

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

-----------------------

 

BIÊN BẢN LẤY MẪU THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

1. Tên thuốc:.......................................................................................................................

2.Tên chủ hàng:...................................................................................................................

3. Tên cơ sở sản xuất gia công, đóng gói:...........................................................................

4. Địa điểm lấy mẫu:............................................................................................................ .

5. Đặc điểm lô thuốc:

-  Ký mã hiệu:......................................................................................................................

- Khối lượng lô hàng (đóng gói, số đơn vị sản phẩm):........................... ..............................  ......................................................................................................................................................

- Sản xuất, đóng gói:            Ngày ............... tháng............. năm 20.....................................

-  Nhận xét tình trạng lô hàng:...............................................................................................     

..........................................................................................................................................

6. Số đơn vị sản phẩm đã được lấy mẫu ban đầu:................................................................

7.  Lượng mẫu lấy để kiểm định chất lượng:............................g, ml ....................................

8.  Lượng mẫu chủ hàng lưu để đối chiếu:........................................................ g, ml...........

9.  Ký hiệu mẫu ( mẫu kiểm định và mẫu lưu):            Số.......…...

        

 

ĐẠI DIỆN CHỦ HÀNG

Ngày           tháng          năm  20

NGƯỜI LẤY MẪU

 

Phụ lục XVI: MẪU BIÊN BẢN LẤY MẪU KIỂM ĐỊNH DƯ LƯỢNG

(Ban hành kèm theo Thông tư số   03    /2013 /TT-BNNPTNT ngày   11     tháng   01     năm 2013

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

Đơn vị

-------------------

Số:............/            -BB

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------------

 

BIÊN BẢN LẤY MẪU

KIỂM ĐỊNH DƯ LƯỢNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

 

1. Tên mẫu:.........................................................................................................................

2. Tên chủ hàng:..................................................................................................................

3. Đặc điểm lô hàng:

-  Ký mã hiệu:......................................................................................................................

-  Khối lượng, kích thước lô hàng:........................................................................................

-  Đóng gói:.........................................................................................................................

4. Địa điểm lấy mẫu:............................................................................................................

5. Số đơn vị sản phẩm đã được lấy mẫu ban đầu:................................................................

6.  Lượng mẫu lấy để kiểm định dư lượng:............................g, ml.......................................

7.  Lượng mẫu chủ hàng lưu để đối chiếu:........................................................ g, ml...........

8.  Ký hiệu mẫu (mẫu kiểm định và mẫu lưu):         Số.......................... ................................

        

ĐẠI DIỆN CHỦ HÀNG

Ngày           tháng          năm  20

NGƯỜI LẤY MẪU

 

Phụ lục XVII: MẪU BÁO CÁO KHẢO NGHIỆM SINH HỌC

(Ban hành kèm theo Thông tư số    03   /2013 /TT-BNNPTNT ngày   11     tháng   01     năm 2013

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM HIỆU LỰC

CỦA THUỐC…………………….ĐỐI VỚI ……….....................

              ……………ngày...... tháng.......năm.....

 

Mã số khảo nghiệm:............................................................................................................ ..                

Tên cơ quan tiến hành khảo nghiệm:.................................................................................

I. MỤC ĐÍCH CỦA KHẢO NGHIỆM

Khảo nghiệm được tiến hành nhằm mục đích:

- Đánh giá hiệu lực của thuốc..................đối với……….…... gây hại trên cây.........................

- Đánh giá độc tính  của thuốc đối với cây trồng (nếu có)

II. ĐIỀU KIỆN KHẢO NGHIỆM

1. Thuốc bảo vệ thực vật khảo nghiệm: .

- Tên thương mại: ...............................................................................................................

- Hoạt chất:....................................................................................................................... .

2. Địa điểm khảo nghiệm:.....................................................................................................

3. Thời gian khảo nghiệm:....................................................................................................

4. Cây trồng khảo nghiệm:...................................................................................................

5. Các điều kiện về đất đai và chế độ canh tác:           

            III. PHƯƠNG PHÁP KHẢO NGHIỆM

            1. Đối tượng khảo nghiệm:..................................... (tên khoa học).......................................

2. Phương pháp bố trí.

3. Các công thức khảo nghiệm.

4. Phương pháp xử lý thuốc.

5. Chỉ tiêu và phương pháp đánh giá.

a) Chỉ tiêu.

b) Phương pháp đánh giá.

IV. KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM

1.  Kết quả về các chỉ tiêu đánh giá hiệu lực của thuốc (Các bảng số liệu phù hợp với chỉ tiêu của khảo nghiệm).

2. Nhận xét ảnh hưởng của thuốc đối với cây trồng ở các ngày sau xử lý thuốc.

Ghi chú xử lý thống kê

V. NHẬN XÉT:

- Nhận xét về hiệu lực của thuốc khảo nghiệm ở các liều lượng đã khảo nghiệm

- Nhận xét về ảnh hưởng của thuốc đến cây trồng:

 

              XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN                             NGƯỜI THỰC HIỆN

           TIẾN HÀNH KHẢO NGHIỆM

Phụ lục XVIII: MẪU BÁO CÁO KHẢO NGHIỆM XÁC ĐỊNH THỜI GIAN CÁCH LY

(Ban hành kèm theo Thông tư số   03    /2013 /TT-BNNPTNT ngày   11     tháng   01     năm 2013

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM XÁC ĐỊNH THỜI GIAN CÁCH LY

CỦA THUỐC.................................. ĐỐI VỚI  ...........................

................, ngày........... tháng........năm............ 

Mã số khảo nghiệm:                                    

Tên cơ quan tiến hành khảo nghiệm:

- Đơn vị thực hiện khảo nghiệm ngoài đồng ruộng: ........................................................

- Đơn vị thực hiện kiểm định mẫu khảo nghiệm: ............................................................

I. Mục đích của khảo nghiệm  

Khảo nghiệm tiến hành nhằm xác định thời gian cách ly của thuốc bảo vệ thực vật ........................................................đối với ....................................... ở điều kiện Việt Nam.

II. Điều kiện khảo nghiệm

1. Thuốc bảo vệ thực vật khảo nghiệm:

- Tên thương mại: ..............................................................................................................

- Hoạt chất: ........................................................................................................................

2. Đối tượng cây trồng: ........................................................................................................

3. Đối tượng dịch hại: ..........................................................................................................

4. Địa điểm khảo nghiệm: ....................................................................................................

5. Thời gian tiến hành khảo nghiệm: ...................................................................................

III. Phương pháp khảo nghiệm

1. Phương pháp tiến hành khảo nghiệm ngoài đồng ruộng

1.1. Phương pháp bố trí khảo nghiệm

1.2. Điều kiện khảo nghiệm

1.3. Phương pháp lấy mẫu kiểm định

2. Phương pháp kiểm định mẫu khảo nghiệm trong phòng thí nghiệm

- Phương pháp kiểm định 

- Hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật

- Giới hạn xác định:         mg/kg

- Hiệu suất thu hồi:                 %

3. Kết quả kiểm định mẫu khảo nghiệm

Mức dư lượng tối đa cho phép (MRLs) của hoạt chất:

- ............................. là: ..................mg/kg   Theo tiêu chuẩn...........................................

IV. Nhận xét

            Kết quả khảo nghiệm cho thấy thời gian cách ly của thuốc bảo vệ thực vật ............................. đối với cây.............. là...........  ngày.

 

                        XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN                                         NGƯỜI THỰC HIỆN

                      TIẾN HÀNH KHẢO NGHIỆM

Phụ lục XIX: CÁC HÓA CHẤT ÁP DỤNG THỦ TỤC THỎA THUẬN

 THÔNG BÁO TRƯỚC PHỤ LỤC 3 - CÔNG ƯỚC ROTTERDAM

(Ban hành kèm theo Thông tư số  03  /2013 /TT-BNNPTNT ngày    11    tháng  01      năm 2013

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

(http://www.pic.int và  http://www.ppd.gov.vn/)

 

Hoá chất

Số CAS tương ứng

Dạng

 

 

 

2,4,5-T và các muối, este tương ứng

 

93-76-5*

Thuốc bảo vệ thực vật

Alachlor

 

15972-60-8

Thuốc bảo vệ thực vật

Aldicarb

 

116-06-3

Thuốc bảo vệ thực vật

Aldrin

 

309-00-2

Thuốc bảo vệ thực vật

Binapacryl

 

485-31-4

Thuốc bảo vệ thực vật

Captafol

 

2425-06-1

Thuốc bảo vệ thực vật

Chlordane

 

57-74-9

Thuốc bảo vệ thực vật

Chlordimeform

 

6164-98-3

Thuốc bảo vệ thực vật

Chlorobenzilate

 

510-15-6

Thuốc bảo vệ thực vật

DDT

 

50-29-3

Thuốc bảo vệ thực vật

Dieldrin

 

60-57-1

Thuốc bảo vệ thực vật

Dinitro-ortho-cresol (DNOC) và các muối tương ứng (ví dụ như muối ammoni, muối kali, muối natri)

534-52-1

2980-64-5

5787-96-2

2312-76-7

Thuốc bảo vệ thực vật

Dinoseb và các muối, các este tương ứng

88-85-7*

Thuốc bảo vệ thực vật

1,2-dibromoethane (EDB)

 

106-93-4

Thuốc bảo vệ thực vật

Endosulfan

 

115-29-7

Thuốc bảo vệ thực vật

Ethylene dichloride

 

107-06-2

Thuốc bảo vệ thực vật

Ethylene oxide

 

75-21-8

Thuốc bảo vệ thực vật

Fluoroacetamide

 

640-19-7

Thuốc bảo vệ thực vật

HCH (các đồng phân hỗn hợp)

 

608-73-1

Thuốc bảo vệ thực vật

Heptachlor

 

76-44-8

Thuốc bảo vệ thực vật

Hexachlorobenzene

 

118-74-1

Thuốc bảo vệ thực vật

Lindane (gamma-HCH)

 

58-89-9

Thuốc bảo vệ thực vật

Hợp chất thủy ngân, bao gồm các hợp chất thủy ngân vô cơ, hợp chất thủy ngân alkyl, hợp chất thủy ngân alkyloxyalkyl và aryl

 

Thuốc bảo vệ thực vật

Monocrotophos

 

6923-22-4

Thuốc bảo vệ thực vật

Parathion

 

56-38-2

Thuốc bảo vệ thực vật

Pentachlorophenol và các muối,  este tương ứng

87-86-5*

Thuốc bảo vệ thực vật

Toxaphene

 

8001-35-2

Thuốc bảo vệ thực vật

Các hợp chất tributyltin, bao gồm

  • Tributyltin oxide
  • Tributyltin fluoride
  • Tributyltin methacrylate
  • Tributyltin benzoate
  • Tributyltin chloride
  • Tributyltin linoleate
  • Tributyltin naphthenate

 

56-35-9

1983-10-4

2155-70-6

4342-36-3

1461-22-9

24124-25-2

85409-17-2

Thuốc bảo vệ thực vật

Các hợp chất dạng bột mịn có hoạt chất là hỗn hợp của:

- Benomyl từ 7% trở lên

- Carbofuran từ 10% trở lên

- Thiram từ 15% trở lên

 

 

17804-35-2

1563-66-2

137-26-8

Thuốc bảo vệ thực vật đặc biệt nguy hại

Methamidophos

(Các hợp chất dạng lỏng hòa tan của chất này vượt quá 600g a.i/L)

10265-92-6

Thuốc bảo vệ thực vật đặc biệt nguy hại

Methyl-parathion

(Dạng thuốc sữa đậm đặc (EC) không dưới 19,5% và dạng bột không dưới 1,5%)

298-00-0

Thuốc bảo vệ thực vật đặc biệt nguy hại

Phosphamidon

(Các hợp chất dạng lỏng hòa tan của chất này vượt quá 1000g a.i/L)

13171-21-6 (Hỗn hợp, (E)&(Z) đồng phân)

23783-98-4 ((Z)-đồng phân)

297-99-4 ((E)-đồng phân)

Thuốc bảo vệ thực vật đặc biệt nguy hại

Actinolite asbestos

 

77536-66-4

Hoá chất công nghiệp

Anthophyllite asbestos

 

77536-67-5

17068-78-9

Hoá chất công nghiệp

Amosite asbestos

 

12172-73-5

Hoá chất công nghiệp

Crocidolite asbestos

 

12001-28-4

Hoá chất công nghiệp

Tremolite asbestos

 

77536-68-6

Hoá chất công nghiệp

Polybrominated biphenyls (PBB)

13654-09-6 (hexa-)

36355-01-8 (octa-)

27858-07-7 (deca-)

Hoá chất công nghiệp

Polychlorinated biphenyls (PCB)

1336-36-3

Hoá chất công nghiệp

Polychlorinated terphenyls (PCT)

61788-33-8

Hoá chất công nghiệp

Tetraethyl chì

 

78-00-2

Hoá chất công nghiệp

Tetramethyl chì

75-74-1

Hoá chất công nghiệp

Tris (2,3-dibromopropyl) phosphate

126-72-7

Hoá chất công nghiệp

 

* CAS (Chemical Abstract System): Hệ thống tóm tắt hóa chất 

* Chỉ liệt kê các số đăng ký CAS của các hợp chất gốc. Có thể tham khảo danh sách các số đăng ký CAS liên quan trong văn bản hướng dẫn quyết định tương ứng

* Danh mục hóa chất trên trong phụ lục 3 được cập nhật đến tháng 6 năm 2012. Trong trường hợp Phụ lục 3 – Công ước Rottecdam thay đổi, sử dụng bản mới nhất.

Phụ lục XX: KÝ HIỆU THÀNH PHẨM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số   03   /2013 /TT-BNNPTNT ngày   11     tháng    01    năm 2013

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 (Croplife International Codes for Technical and Formulated Pesticides - Manual on the development and use of FAO and WHO specification for plant protection products-Rome, 2006)

(http://www.ppd.gov.vn/;

http://www.fao.org/ag/AGP/AGPP/Pesticid/Specs/Pdf/Manual_update2006.pdf)

 

STT

Ký hiệu

 Dạng thành phẩm

Mô tả

 

Tiếng Anh

Tiếng Việt

  1.  

AB

Grain bait

Bả hạt ngũ cốc

Một dạng bả đặc biệt

  1.  

AE

Aerosol disperser

Son khí (Phân tán son khí)

Một dạng gia công đựng trong bình chịu lực, được phân tán bởi một nguyên liệu khí, thành giọt hay hạt khi van của bình hoạt động

  1.  

AL

Any other liquid

Các dạng lỏng khác

Dạng lỏng, chưa có mã hiệu riêng, được dùng ngay không pha loãng.

  1.  

AP

Any other powder

Các dạng bột khác

Dạng bột chưa có mã hiệu riêng, được dùng ngay không pha loãng

  1.  

BB

Block bait

Bả tảng

Một dạng bả đặc biệt

  1.  

BR

Briquette

Bả bánh

Dạng cục rắn, ngâm vào nước sẽ nhả dần hoạt chất.

  1.  

CB

Bait concentrate

Bả đậm đặc

Sản phẩm ở thể rắn hay lỏng, phải hoà loãng để dùng làm bả

  1.  

CF

Capsule suspension for seed treatment

Huyền phù viên nang để xử lý hạt giống

Dạng huyền phù ổn định của các viên nang trong một chất lỏng, dùng để xử lý giống, không hoà loãng hoặc phải hoà loãng trước khi dùng.

  1.  

CG

Encapsulated granule

Viên nang (thuốc hạt có lớp bao)

Thành phẩm dạng hạt, có lớp bao bảo vệ để giải phóng từ từ hoạt chất

  1.  

CL

Contact liquid or gel

Dạng lỏng hay gel tiếp xúc (thuốc tiếp xúc lỏng hoặc gel)

Thuốc trừ chuột hay trừ sâu được gia công ở dạng lỏng hay dạng gel dùng trực tiếp không hoà loãng hoặc có pha loãng nếu ở thể gel

  1.  

CP

Contact powder

Thuốc bột tiếp xúc

Thuốc trừ chuột hay trừ sâu ở dạng bột dùng trực tiếp không hoà loãng. Trước được gọi là dạng bột có lưu lại dấu vết (tracking power –TP)

  1.  

CS

Capsule suspension

Huyền phù viên nang

Một dạng huyền phù ổn định của các viên nang trong một chất lỏng, thường hoà loãng với nước trước khi phun)

  1.  

DC

Dispersible concentrate

Dạng phân tán đậm đặc (Dạng đậm đặc có thể phân tán)

Thành phẩm ở dạng lỏng đồng nhất, được sử dụng như một hệ phân tán chất rắn trong nước (Ghi chú: có một số thành phẩm mang đặc tính trung gian giữa dạng DC và EC)

  1.  

DP

Dustable powder

Thuốc bột (thuốc bột để phun bột)

Dạng bột dễ bay tự do, thích hợp cho việc phun bột

  1.  

DS

Powder for dry seed treatment

Thuốc bột xử lý khô hạt giống

Dạng bột dùng ở dạng khô, trộn trực tiếp với hạt giống.

  1.  

DT

Tablet for direct application

Dạng viên dùng ngay

Dạng viên, được dùng từng viên trực tiếp trên ruộng, không cần pha với nước để phun hoặc rải

  1.  

EC

Emulsifiable concentrate

Thuốc sữa đậm đặc (Thuốc đậm đặc có thể nhũ hoá)

Thuốc ở dạng lỏng đồng nhất, được pha với nước thành một nhũ tương để phun

  1.  

ED

Electrochargeable liquid

Dạng lỏng tích điện (thuốc lỏng có thể tích điện)

Thành phẩm đặc biệt, dạng lỏng, dùng trong kỹ thuật phun lỏng tĩnh điện (điện động lực)

  1.  

EG

Emulsifiable granule

Viên hạt hóa sữa (thuốc hạt có thể nhũ hoá)

Thuốc dạng hạt, được dùng như một nhũ tương dầu trong nước của hoạt chất sau khi hạt phân rã trong nước. Sản phẩm có thể chứa những chất phụ gia không hoà tan trong nước.

  1.  

EO

Emulsion water in oil

Sữa nước trong dầu (Nhũ tương nước trong dầu)

Thuốc ở dạng lỏng, không đồng nhất, gồm một dung dịch thuốc trừ dịch hại trong nước, được phân tán thành những giọt rất nhỏ trong một dung môi hữu cơ

  1.  

EP

Emulsifiable powder

Bột nhũ hóa

Thành phẩm dạng bột, có thể chứa những chất không tan trong nước, đươc dùng như một nhũ tương dầu trong nước của một hay nhiều hoạt chất sau khi pha loãng với nước.  

  1.  

ES

Emulsion for seed treatment

Dạng sữa xử lý hạt giống (nhũ tương dùng xử lý hạt giống)

Một hệ nhũ tương ổn định, không hoặc có hoà loãng để xử lý hạt giống

  1.  

EW

Emulsion oil in water

Dạng sữa dầu trong nước (Nhũ tương dầu trong nước)

Thành phẩm ở dạng lỏng không đồng nhất, gồm dung dịch thuốc trừ dịch hại trong dung môi hữu cơ, được phân tán thành giọt nhỏ khi pha với nước.

  1.  

FD

Smoke tin

Hộp khói (hộp sắt tây khói)

Dạng đặc biệt của thuốc tạo khói xông hơi

  1.  

FG

Fine granule

Hạt mịn

Thuốc dạng hạt có kích thước 300-2500 µm

  1.  

FK

Smoke candle

Nến khói (nến khói xông hơi)

Dạng đặc biệt của thuốc tạo khói xông hơi

  1.  

FP

Smoke cartridge

Đạn khói (Đạn khói xông hơi)

Dạng đặc biệt của thuốc tạo khói xông hơi

  1.  

FR

Smoke rodlet

Que khói (que khói xông hơi)

Dạng đặc biệt của thuốc tạo khói xông hơi

  1.  

FS

Flowable (*) concentrate for seed treatment

Huyền phù đậm đặc dùng xử lý hạt giống

Một huyền phù ổn định có thể dùng trực tiếp hay hoà loãng để xử lý hạt giống

  1.  

FT

Smoke tablet

Viên khói (Viên khói xông hơi)

Dạng đặc biệt của thuốc tạo khói xông hơi

  1.  

FU

Smoke generator

Thuốc tạo khói

Dạng thành phẩm thường ở thể rắn, đốt cháy được. Khi đốt sẽ giải phóng hoạt chất ở dạng khói

  1.  

FW

Smoke pellet

Hạt khói xông hơi

Dạng đặc biệt của thuốc tạo khói xông hơi

 

Thuốc tạo khói có những dạng: hộp khói (FD); pháo khói (FK); đạn khói (FP); hạt khói (FW); que khói (FR); viên khói (FT)

  1.  

GA

Gas

Khí

Khí được nạp trong chai hay bình nén

  1.  

GB

Granular bait

Bả hạt (bả dạng hạt)

Dạng bả đặc biệt

  1.  

GE

Gas generating product

Sản phẩm sinh khí

Sản phẩm sinh khí do một phản ứng hoá học

  1.  

GF

Gel for seed treatment

Dạng gel dùng xử lý hạt giống

Thành phẩm dạng gel dùng xử lý giống trực tiếp

  1.  

GG

Macrogranule

Hạt thô

Thuốc hạt có kích thước hạt 2000-6000 mm

  1.  

GL

Emulsifiable gel

Gel có thể nhũ hoá

Thành phẩm gel hoá dùng như một nhũ tương khi hoà với nước

  1.  

GP

Flo-Dust

Thuốc bột cải tiến (thuốc bột dễ bay)

Dạng bột mịn, phun bằng máy nén khí, xử lý trong nhà kính

  1.  

GR

Granule

Thuốc hạt

Thành phẩm ở thể rắn, dễ dịch chuyển của những hạt có kích thước đồng đều, có hàm lượng chất độc thấp, dùng ngay.

 

Dạng hạt đặc biệt gồm: viên nang (CG); hạt min (FG); hạt thô (GG); vi hạt (MG)

  1.  

GS

Grease

Thuốc mỡ

Thành phẩm ở dạng nhớt-nhão, chế từ dẫu hay mỡ

  1.  

GW

Water soluble gel

Gel hoà tan (Gel hoà tan trong nước)

Thành phẩm dạng gel, được dùng như dung dịch nước

  1.  

HN

Hot fogging concentrate

Thuốc phun mù (sương) nóng đậm đặc

Thành phẩm dùng cho các máy phun mù nóng, pha hay không pha loãng khi dùng

  1.  

KK

Combi-pack solid/liquid

Bao hỗn hợp thuốc dạng rắn/lỏng

Một thành phẩm thể rắn và thành phẩm kia ở thể lỏng, được đóng gói riêng, đựng trong cùng một bao; được hoà chung trong một bình bơm (xịt) ngay trước khi dùng

  1.  

KL

Combi-pack liquid/liquid

Bao hỗn hợp thuốc dạng lỏng/lỏng

Hai thành phẩm ở thể lỏng, được đóng gói riêng. đựng trong cùng một bao; được hoà chung trong một bình bơm (xịt) ngay trước khi dùng

  1.  

KN

Cold fogging concentrate

Thuốc phun mù (sương) lạnh đậm đặc

Thành phẩm dùng cho các máy phun mù lạnh, có thể pha hay không pha loãng khi dùng

  1.  

KP

Combi-pack solid/Solid

Bao hỗn hợp thuốc dạng rắn/rắn

Hai thành phẩm ở thể rắn, được đóng gói riêng, đựng trong cùng một bao, được hoà chung trong một bình bơm (xịt) ngay trước khi dùng.

  1.  

LA

Lacquer

Sơn

Chất tổng hợp tạo ra các lớp phim bao bọc, có dung môi làm nền

  1.  

LS

Solution for seed treatment

Dung dịch để xử lý hạt giống

Dạng lỏng đồng nhất trong suốt hoặc trắng sữa có thể dùng trực tiếp hoặc hoà loãng với nước thành một dung dịch để xử lý hạt giống. Chất lỏng có thể chứa những phụ gia không tan trong nước.

  1.  

ME

Micro emulsion

Vi sữa (vi nhũ tương)

Chất lỏng trong suốt hay màu trắng sữa, chứa dầu và nước, có thể dùng trực tiếp hoặc sau khi hoà loãng với nước thành một vi nhũ tương hay một nhũ tương bình thường.

  1.  

MG

Microgranule

Hạt nhỏ

Thuốc có kích thước hạt 100-600 mm.

  1.  

OD

Oil dispersion

Dầu phân tán

Huyền phù ổn định của một hay nhiều hoạt chất trong hỗn hợp nước và chất lỏng không hòa tan với nước. Có thể chứa một hay nhiều họat chất không hòa tan khác, hòa loãng trong nước trước khi dùng. 

  1.  

OF

Oil miscible flowable concentrate (oil miscible suspension)

Huyền phù cải tiến đậm đặc có thể trộn với dầu (Huyền phù trộn được với dầu)

Huyền phù ổn định của một hay nhiều hoạt chất trong một chất lỏng, được hoà loãng trong một chất lỏng hữu cơ trước khi dùng.

  1.  

OL

Oil miscible liquid

Dạng lỏng trộn dầu (thuốc dạng lỏng có thể trộn với dầu)

Thành phẩm ở dạng lỏng đồng nhất, được hoà loãng với một chất lỏng hữu cơ thành một dạng lỏng đồng nhất khi sử dụng.

  1.  

OP

Oil dispersible power

Bột phân tán trong dầu

Thành phẩm ở dạng bột, được dùng như một huyền phù, sau khi phân tán đều trong một chất lỏng hữu cơ

  1.  

PA

Paste

Thuốc nhão

Một hợp phần nền nước, có thể tạo ra các lớp phim

  1.  

PB

Plate bait

Bả tấm (bả phiến)

Dạng bả đặc biệt

  1.  

PC

Gel or paste concentrate

Thuốc dạng gel hay nhão đậm đặc

Thành phẩm ở dạng rắn được hoà với nước thành dạng gel hay nhão để sử dụng

  1.  

PO

Pour-on

Thuốc xoa (thuốc dội)

Thành phẩm ở dạng dung dịch được dội lên da động vật với lượng nhiều (bình thường ≥100ml/con vật)

  1.  

PR

Plant rodlet

Dạng que cây

Thành phẩm dạng que nhỏ dài vài cm có đường kính vài mm, bên trong chứa hoạt chất

  1.  

PS

Seed coated with a pesticide

Hạt giống được bao bằng thuốc BVTV

Đã thể hiện ở tên gọi

  1.  

RB

Bait (ready for use)

Bả dùng ngay

Dạng thành phẩm có mồi và chất độc, thu hút dịch hại cần phòng trừ đến ăn và tiêu diệt

  1.  

SA

Spot-on

Thuốc nhỏ hay chấm lên da động vật

Thành phẩm dạng lỏng, nhỏ lên da động vật với lượng ít (thường < 100ml/con vật)

  1.  

SB

Scrap bait

Bả vụn

Dạng đặc biệt của bả

 

Dạng bả đặc biệt gồm: bả hạt ngũ cốc (AB); bả miếng (BB); bả hạt (GB); bả tấm, phiến (PB); bả vụ (SB)

  1.  

SC

Suppension (or flowable) concentrate

Huyền phù đậm đặc cải tiến (Huyền phù đậm đặc hay thuốc đậm đặc có thể lưu biến)

Dạng huyền phù ổn định của một hay nhiều hoạt chất trong nước thành một chất lỏng. Hoà loãng với nước trước khi sử dụng.

 

  1.  

SE

Suspo-emulsion

Dạng nhũ tương-huyền phù

Thành phẩm ở thể lỏng không đồng nhất, gồm một hệ phân tán ổn định của các hoạt chất ở dạng hạt rắn và những giọt nhỏ trong pha nước liên tục.

  1.  

SG

Water soluble granule

Thuốc hạt tan trong nước

Thành phẩm dạng hạt, khi dùng được hoà với nước. Trong thành phẩm có thể chứa phụ gia không tan trong nước.

  1.  

SL

Soluble concentrate

Thuốc đậm đặc tan trong nước

Dạng lỏng (trong suốt hay đục) được hoà với nước thành dung dịch phun. Trong thành phẩm có thể chứa phụ gia không tan trong nước.

  1.  

SO

Spreading oil

Dầu loang

Thành phẩm tạo một lớp trên bề mặt sau khi phun trên mặt nước

  1.  

SP

Water soluble powder

Bột hoà tan (Bột tan trong nước)

Thành phẩm dạng bột, khi hoà tan vào nước tạo một dung dịch thật; nhưng cũng có thể chứa phụ gia không tan trong nước

  1.  

SS

Water soluble powder for seed treatment

Bột tan trong nước dùng để xử lý hạt giống

Thành phẩm dạng bột, được hoà vào nước để xử lý hạt giống

  1.  

ST

Water soluble tablet

Viên dẹt tan trong nước

Thành phẩm ở dạng viên, hoà từng viên với nước trước khi dùng. Thành phẩm có thể có một số phụ gia không tan trong nước.

  1.  

SU

Ultra-low volume (ULV) suspension

Huyền phù thể tích cực thấp

Thành phẩm dạng huyền phù dùng ngay cho các máy phun ULV

  1.  

TB

Tablet

Viên dẹt

Thành phẩm dạng viên có hình dạng và kích thước đều nhau, thường hình tròn, có 2 mặt phẳng hay lồi, khoảng cách giữa 2 mặt của viên nhỏ hơn đường kính của viên thuốc

 

Những dạng viên đặc biệt gồm: viên dùng ngay (DT); viên tan trong nước (ST); viên khuyếch tán trong nước (WT)

  1.  

TC

Technical material

Thuốc kỹ thuật

Chất được tổng hợp theo một quy trình công nghệ, gồm hoạt chất và những tạp chất kèm theo. Có thể chứa một số phụ gia cần thiết với lượng nhỏ

  1.  

TK

Technical concentrate

Thuốc kỹ thuật đậm đặc

Chất được tổng hợp theo một quy trình công nghệ, gồm hoạt chất và những tạp chất kèm theo. Còn có thể chứa những lượng nhỏ các phụ gia cần thiết và các chất hoà loãng thích hợp. Chỉ dùng để gia công các thành phẩm

  1.  

TP

Tracking powder

Bột chuyên dụng (Bột lưu lại dấu vết)

Thuật ngữ nay không còn dùng nữa. Nay gọi là contact powder CP; xem CP

  1.  

UL

Ultra – low volume (ULV) liquid

Thể tích cực thấp (ULV) dạng lỏng

Thành phẩm ở dạng lỏng đồng nhất để phun bằng máy bơm ULV

  1.  

VP

Vapour releasing product

Sản phẩm tạo hơi

Thành phẩm chứa một hay nhiều hoạt chất dễ bay hơi và hơi ấy toả trong không khí. Tốc độ bay hơi được kiểm soát bằng phương pháp gia công thích hợp hay dùng các chất phát tán thích hợp

  1.  

WG

Water dispersible granule

Thuốc hạt phân tán trong nước

Thành phẩm dạng hạt được làm rã và phân tán trong nước trước khi dùng

  1.  

WP

Wettable powder

Bột thấm nước

Thành phẩm ở dạng bột, phân tán được trong nước, tạo một huyền phù khi sử dụng

  1.  

WS

Water dispersible powder for slurry seed treatment

Bột phân tán trong nước, tạo bột nhão để bao hạt giống

Thành phẩm dạng bột, trộn trong nước ở nồng độ cao tạo thành dạng bột nhão (dạng vữa) để xử lý hạt giống

  1.  

WT

Water dispersible tablet

Viên phân tán trong nước

Thành phẩm dạng viên dẹt, hòa trong nước để hoạt chất phân tán, sau khi viên đã phân rã trong nước

  1.  

XX

Orthers

Các dạng khác

Gồm các dạng khác chưa đặt ký hiệu

  1.  

ZC

A mixed formulation of CS and SC

Hỗn hợp giữa dạng CS và dạng SC

Một dạng huyền phù ổn định của các viên nang và một hay nhiều họat chất trong một chất lỏng, thường hòa loãng với nước trước khi phun)

  1.  

ZE

A mixed formulation of CS and SE

Hỗn hợp giữa dạng CS và dạng SE

Thành phẩm ở thể lỏng không đồng nhất, gồm một hệ phân tán ổn định của một hay nhiều hoạt chất trong các viên nang, những hạt rắn và những giọt nhỏ trong pha nước liên tục, thường hòa loãng với nước trước khi phun.

  1.  

ZW

A mixed formulation of CS and EW

Hỗn hợp giữa dạng CS và dạng EW

Thành phẩm ở dạng lỏng không đồng nhất, gồm một hệ phân tán ổn định của một hay nhiều hoạt chất trong các viên nang và những  giọt nhỏ trong pha nước liên tục, thường hòa loãng với nước trước khi phun.

           

Đối với các dạng thuốc BVTV khác không có ký hiệu thành phẩm trong Danh mục này, khi sử dụng ký hiệu phải mô tả rõ dạng thành phẩm và trích dẫn căn cứ để sử dụng ký hiệu đó (các nước hoặc các tổ chức quốc tế).  

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi