Hiệp định giữa Việt Nam và Hoa Kỳ để tăng cường tuân thủ thuế quốc tế

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
VB Song ngữ

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Tải VB
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng Anh
Bản dịch tham khảo
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Hiệp định

Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ để tăng cường tuân thủ thuế quốc tế và thực hiện Đạo luật FATCA
Cơ quan ban hành: Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:Không sốNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Hiệp địnhNgười ký:Nguyễn Văn Bình
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
01/04/2016
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí, Ngoại giao

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Hiệp định Không số

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Hiệp định Không số DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Xét thấy, Chính phủ nước Cộng hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (mỗi Chính phủ được gọi là một “Bên”, và hai Chính phủ được gọi là “các Bên”) mong muốn ký kết một hiệp định nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế quốc tế;

Xét thấy, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã ban hành quy định thường được gọi là Đạo luật tuân thủ thuế đối với các tài khoản ở nước ngoài (“FATCA”) quy định về chế độ báo cáo dành cho các tổ chức tài chính liên quan đến các tài khoản nói trên;

Xét thấy, FATCA đã nêu một số vấn đề, bao gồm cả trường hợp các Tổ chức Tài chính Việt Nam có khả năng không thể thực hiện một số khía cạnh của FATCA vì lý do trở ngại pháp lý trong nước;

Xét thấy, một cách tiếp cận góc độ liên chính phủ để thực hiện FATCA sẽ giải quyết trở ngại pháp lý và giảm bớt gánh nặng cho các tổ chức tài chính Việt Nam.

Xét thấy, các Bên mong muốn ký kết một hiệp định để tăng cường sự tuân thủ thuế quốc tế và thực hiện FATCA dựa trên việc thực hiện báo cáo trong nước và trao đổi thông tin tự động, tùy thuộc vào tính bảo mật và biện pháp bảo vệ khác được quy định trong Hiệp định này, bao gồm cả những quy định hạn chế việc sử dụng các thông tin trao đổi:

Do đó, các Bên đã thỏa thuận như sau:

1. Trong phạm vi Hiệp định này và bất kỳ phụ lục nào kèm theo (sau đây gọi là “Hiệp định”), những thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

a) “Hoa Kỳ” là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, bao gồm các tiểu bang, nhưng không bao gồm các vùng Lãnh thổ Hoa Kỳ. Bất kỳ dẫn chiếu đến một “Tiểu bang” của Hoa Kỳ đều bao gồm Đặc khu Columbia.

b) “Lãnh thổ Hoa Kỳ” là American Samoa, Khối thịnh vượng chung quần đảo Bắc Mariana, Guam, Khối thịnh vượng chung Puerto Rico, hoặc quần đảo Virgin thuộc Hoa Kỳ.

c) “IRS” là Sở Thuế vụ Hoa Kỳ.

d) “Việt Nam” là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

e) “Thành viên FATCA” là một vùng/khu vực/lãnh thổ tài phán đã ký kết Hiệp định với Hoa Kỳ về việc tạo thuận lợi cho việc thực hiện FATCA đang có hiệu lực. IRS sẽ công bố danh sách tất cả các Thành viên FATCA.

f) “Người có Thẩm quyền” là:

(1) Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ và người được ủy quyền đối với Hoa Kỳ, và

(2) Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và người được ủy quyền đối với Việt Nam.

g) “Tổ chức Tài chính” là Tổ chức Lưu ký, Tổ chức Nhận tiền gửi, Quỹ Đầu tư, Công ty Bảo hiểm Đặc thù.

h) “Tổ chức Lưu ký” là một tổ chức nắm giữ có kỳ hạn tài sản tài chính của người khác như một hoạt động kinh doanh chủ yếu,  Một tổ chức nắm giữ có kỳ hạn tài sản tài chính của người khác như một hoạt động kinh doanh chủ yếu nếu tổng thu nhập của tổ chức dùng để nắm giữ tài sản tài chính và các dịch vụ tài chính liên quan bằng hoặc vượt quá 20 phần trăm tổng thu nhập của tổ chức đó, áp dụng một trong hai thời hạn sau, tùy thuộc thời hạn nào ngắn hơn: (i) thời hạn ba năm kết thúc vào ngày 31 tháng 12 (hoặc ngày cuối cùng của của kỳ kế toán khác năm dương lịch) trước năm xác định; hoặc (ii) thời gian tồn tại của tổ chức đó.

i) “Tổ chức Nhận Tiền gửi” là tổ chức thực hiện việc nhận tiền gửi trong quá trình hoạt động thông thường của một ngân hàng hoặc một doanh nghiệp tương tự.

j) “Quỹ Đầu tư” là một tổ chức tiến hành thực hiện một hoặc các hoạt động dưới đây như một doanh nghiệp (hoặc do một tổ chức hoạt động như một doanh nghiệp quản lý) cho khách hàng hoặc thay mặt khách hàng:

(1) kinh doanh công cụ thị trường tiền tệ (séc, hóa đơn, chứng chỉ tiền gửi, chứng khoán phái sinh,...); ngoại hối; tỷ giá, lãi suất và công cụ chỉ số; chứng khoán có thể chuyển nhượng; hoặc kinh doanh hàng hóa tương lai;

(2) quản lý danh mục đầu tư cá nhân và tập thể; hoặc

(3) hình thức đầu tư, điều hành, hoặc quản lý quỹ hoặc tiền thay cho người khác.

Điểm 1(j) được hiểu một các phù hợp với định nghĩa về “Tổ chức Tài chính” trong Khuyến nghị của Lực lượng Đặc nhiệm Tài Chính.

k) “Công ty Bảo hiểm Đặc thù” là một công ty bảo hiểm (hoặc công ty nắm giữ vốn của một công ty bảo hiểm) phát hành, hoặc có nghĩa vụ thanh toán liên quan đến, Hợp đồng Bảo hiểm có Giá trị tiền mặt hoặc Hợp đồng Bảo hiểm Niên kim.

l) “Tổ chức Tài chính Việt Nam” là (i) Tổ chức Tài chính thành lập theo pháp luật Việt Nam, nhưng không bao gồm các chi nhánh nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam của một Tổ chức Tài chính thành lập theo pháp luật Việt Nam, và không bao gồm các chi nhánh nằm trong lãnh thổ Việt Nam của một Tổ chức Tài chính không thành lập theo pháp luật Việt Nam.

m) “Tổ chức Tài chính Thành viên FATCA” là (i) Tổ chức Tài chính thành lập theo pháp luật của một Thành viên FATCA, nhưng không bao gồm các chi nhánh nằm ngoài lãnh thổ Thành viên FATCA của Tổ chức Tài chính thành lập trong Thành viên FATCA đó, và (ii) các chi nhánh nằm trong lãnh thổ Thành viên FATCA của một Tổ chức Tài chính không thành lập theo pháp luật của Thành viên FATCA đó. 

n) “Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo” là Tổ chức Tài chính Việt Nam không phải là Tổ chức Tài chính Việt Nam Không phải Báo cáo.

o) “Tổ chức Tài chính Việt Nam Không phải Báo cáo” là Tổ chức Tài chính Việt Nam, hoặc Tổ chức khác của Việt Nam, được mô tả là Tổ chức Tài chính Việt Nam Không phải Báo cáo trong Phụ lục II hoặc đủ điều kiện trở thành Tổ chức Tài chính Nước ngoài Tuân thủ hoặc một Chủ sở hữu Có quyền Thụ Hưởng theo Quy định của Bộ Ngân khố Hoa Kỳ có liên quan.

p) “Tổ chức Tài chính Không Tuân thủ” là một Tổ chức Tài chính Nước ngoài Không Tuân thủ, như thuật ngữ được định nghĩa trong Quy định của Bộ Ngân khố Hoa Kỳ có liên quan, nhưng không bao gồm Tổ chức Tài chính Việt Nam hoặc Tổ chức Tài chính Thành viên FATCA ngoại trừ Tổ chức Tài chính được xem như Tổ chức Tài chính Không Tuân thủ căn cứ vào Khoản 3(b) Điều 5 của Hiệp định này hoặc điều khoản tương ứng trong một hiệp định giữa Hoa Kỳ và Thành viên FATCA.

q) “Tài khoản Tài chính” là tài khoản do một Tổ chức Tài chính duy trì, và bao gồm:

(1) Tiền lãi từ vốn chủ sở hữu hoặc nợ (trừ Tiền lãi thường xuyên được giao dịch trên thị trường chứng khoán có tổ chức) trong Tổ chức Tài chính đó nếu tổ chức đó là một Tổ chức Tài chính đơn thuần vì nó là một Quỹ Đầu tư;

 (2) Tiền lãi từ vốn chủ sở hữu hoặc nợ trong Tổ chức Tài chính đó (trừ Tiền lãi thường xuyên được giao dịch trên thị trường chứng khoán có tổ chức) trường hợp Tổ chức Tài chính không được quy định trong Khoản 1(q) (1) của Điều này, nếu (i) giá trị của của Tiền lãi từ vốn chủ sở hữu hoặc nợ được xác định trực tiếp hoặc gián tiếp chủ yếu bằng cách tham chiếu đến các tài sản được xem là Các khoản Thanh toán Có thể bị Khấu trừ của Hoa Kỳ, và (ii) việc phân loại tài sản nhằm mục đích trốn tránh thực hiện báo cáo theo quy định của Hiệp định này; và  

(3) Hợp đồng Bảo hiểm Trị giá bằng tiền mặt và Hợp đồng Bảo hiểm Niên Kim do một Tổ chức Tài chính phát hành và duy trì, ngoại trừ bảo hiểm phi đầu tư, bảo hiểm niên kim trả ngay không chuyển nhượng đươc phát hành cho một cá nhân và có thể kiếm tiền từ trợ cấp hưu trí hoặc trợ cấp tàn tật với điều kiện những loại hình bảo hiểm này không nằm trong định nghĩa về Tài khoản Tài chính nêu tại Phụ lục II.

Mặc dù đã nói ở trên, thuật ngữ “Tài khoản Tài chính” không bao gồm bất kỳ tài khoản nào không nằm trong định nghĩa về Tài khoản Tài chính nêu tại Phụ Iục II. Trong phạm vi Hiệp định này, Tiền lãi được “thường xuyên giao dịch” nếu Tiền lãi đó được giao dịch với một khối lượng đủ nhiều và được thực hiện liên tục, và “thị trường chứng khoán chính thức” là một sàn giao dịch được cơ quan nhà nước chính thức nơi đặt thị trường công nhận và giám sát và có một khối lượng giá trị cổ phiếu đủ nhiều được giao dịch trên sàn giao dịch. Trong phạm vi điểm 1(q), Tiền lãi của một Tổ chức Tài chính không được “thường xuyên giao dịch” và không được xem như một Tài khoản Tài chính nếu chủ sở hữu Tiền lãi (trừ trường hợp Tổ chức Tài chính đóng vai trò là một tổ chức trung gian) được đăng ký trong hồ sơ của Tổ chức Tài chính đó. Nội dung của câu trên không áp dụng với những khoản Tiền lãi được đăng ký lần đầu trong hồ sơ của Tổ chức Tài chính đó trước ngày 1 tháng 7 năm 2014, và đối với những khoản Tiền lãi được đăng ký lần đầu trong sổ sách của Tổ chức Tài chính đó vào hoặc sau ngày 1 tháng 7 năm 2014, một Tổ chức Tài chính không cần phải áp dụng quy định của câu trên trước ngày 1 tháng 7 năm 2016.
r) “Tài khoản Nhận Tiền gửi” bao gồm các tài khoản thương mại, tài khoản thanh toán, tài khoản tiết kiệm, tài khoản kỳ hạn, tài khoản tiết kiệm, hoặc một tài khoản được chứng minh bằng một chứng chỉ tiền gửi, chứng chỉ tiết kiệm, chứng chỉ đầu tư, chứng chỉ nhận nợ, hoặc công cụ tương tự khác do một Tổ chức Tài chính duy trì trong hoạt động kinh doanh bình thường của một ngân hàng hoặc doanh nghiệp tương tự. Tài khoản Nhận Tiền gửi cũng bao gồm một khoản tiền do một công ty bảo hiểm nắm giữ căn cứ vào hợp đồng đầu tư được bảo đảm hoặc một thỏa thuận tương tự để thanh toán hoặc ghi có Tiền lãi. 

s) “Tài khoản Lưu ký” là một tài khoản (ngoại trừ Hợp đồng Bảo hiểm hoặc Hợp đồng Bảo hiểm Niên Kim) nhận ký gửi công cụ tài chính hoặc hợp đồng để đầu tư (bao gồm, nhưng không giới hạn, cổ phần hoặc cổ phiếu của một doanh nghiệp, kỳ phiếu, trái phiếu, giấy nợ, hoặc một chứng từ giấy nhận nợ, giao dịch tiền tệ hoặc hàng hóa, hợp đồng hoán đổi nợ xấu, hợp đồng hoán đổi dựa trên chỉ số phi tài chính, hợp đồng gốc danh nghĩa, hợp đồng bảo hiểm hoặc Hợp đồng Bảo hiểm Niên Kim, và công cụ quyền chọn hoặc các công cụ phái sinh khác) vì lợi ích của một người khác.

t) “Tiền lãi từ vốn” là tiền lãi từ vốn hoặc tiền lãi từ lợi nhuận trong công ty hợp danh nếu Tổ chức Tài chính là công ty hợp danh. Nếu Tổ chức Tài chính là quỹ tín thác, Tiền lãi từ vốn được xem là thuộc sở hữu của người chuyển nhượng hoặc người thụ hưởng toàn bộ hoặc một phần của quỹ tín thác đó, hoặc thể nhân khác thực hiện quyền kiểm soát hiệu quả cuối cùng đối với quỹ tín thác đó. Một Cá nhân/Tổ chức Hoa Kỳ Đặc Định được xem là người thụ hưởng của một quỹ tín thác nước ngoài nếu Cá nhân/Tổ chức Hoa Kỳ Đặc Định đó có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp (ví dụ, thông qua một người được chỉ định) nhận một sự chuyển giao bắt buộc, hoặc có thể trực tiếp hoặc gián tiếp nhận một sự chuyển giao tùy ý quỹ tín thác đó.

u) “Hợp đồng Bảo hiểm” là một hợp đồng (ngoại trừ Hợp đồng Bảo hiểm Niên Kim) mà theo đó công ty bảo hiểm đồng ý trả một khoản tiền khi xảy ra một sự kiện cụ thể được dự phòng, bao gồm tử vong, bệnh tật, tai nạn, trách nhiệm, hoặc rủi ro về tài sản.

w) “Hợp đồng Bảo hiểm Trị giá bằng tiền mặt” là một Hợp đồng Bảo hiểm (ngoại trừ hợp đồng tái bảo hiểm bồi thường giữa hai công ty bảo hiểm) có giá trị tiền mặt trên $50,000.

v) “Hợp đồng Bảo hiểm Niên Kim” là một hợp đồng mà theo đó công ty bảo hiểm đồng ý thanh toán toàn bộ hoặc một phần thời gian dựa vào tuổi thọ của một hay nhiều cá nhân. Thuật ngữ này cũng bao gồm một hơp đồng được xem như một Hợp đồng Bảo hiểm Niên Kim phù hợp với luật pháp, quy định, hoặc thông lệ của hệ thống pháp luật nơi hợp đồng được phát hành, mà theo đó công ty bảo hiểm đồng ý thanh toán từng năm.

x) “Giá trị Tiền mặt” là một khoản giá trị lớn hơn (i) khoản tiền mà người được bảo hiểm có quyền nhận khi từ bỏ hoặc chấm dứt hợp đồng (không trừ phí từ bỏ hoặc khoản vay hợp đồng), và (ii) khoản tiền mà người được bảo hiểm có thể vay theo hoặc đối với hợp đồng này. Mặc dù đã nói ở trên, thuật ngữ “Giá trị Tiền mặt” không bao gồm một khoản tiền phải trả theo Hợp đồng Bảo hiểm như:

(1) một khoản trợ cấp thương tật hoặc bệnh tật cho cá nhân hoặc trợ cấp bồi thường thiệt hại kinh tế khác phát sinh khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;

(2) một khoản tiền tương đương với phí bảo hiểm trả trước được hoàn trả cho người được bảo hiểm theo Hợp đồng Bảo hiểm (ngoại trừ Hợp đồng Bảo hiểm Nhân thọ) do hủy bỏ hoặc chấm dứt hợp đồng, giảm nguy cơ rủi ro trong thời hạn hiệu lực của Hợp đồng Bảo hiểm đó, hoặc phát sinh từ việc xác định lại phí bảo hiểm do sự điều chỉnh hoặc lỗi tương tự; hoặc

(3) cổ tức người được bảo hiểm dựa trên kinh nghiệm bảo lãnh phát hành của hợp đồng hoặc nhóm tham gia.

y) “Tài Khoản phải Báo cáo Hoa Kỳ” là một Tài khoản Tài chính do một Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo duy trì và thuộc sở hữu của một hoặc nhiều Cá nhân/ Tổ chức Hoa Kỳ Đặc định hoặc một Tổ chức Phi Hoa Kỳ trong đó có một hoặc nhiều Người Giám sát là một Cá nhân/ Tổ chức Hoa Kỳ Đặc định. Mặc dù đã nói ở trên, một tài khoản không được xem là Tài Khoản phải Báo cáo Hoa Kỳ nếu tài khoản đó không được xác định là một Tài Khoản phải Báo cáo Hoa Kỳ sau khi áp dụng thủ tục rà soát đặc biệt theo Phụ lục I.

z) “Chủ Tài khoản” là người được ghi vào danh sách và xác định là người sở hữu một Tài khoản Tài chính do Tổ chức Tài chính duy trì. Một người, ngoại trừ một Tổ chức Tài chính, sở hữu một Tài khoản Tài chính vì lợi ích của người khác hoặc sở hữu một tài khoản của một người khác mà người này là đại lý, người nhận ủy thác, người được chỉ định, người ký, người tư vấn đầu tư, hoặc người trung gian, thì không được xem là sở hữu tài khoản trong phạm vi Hiệp định này, và người kia mới được xem là sở hữu tài khoản đó. Trong phạm vi của câu liền trước, thuật ngữ “Tổ chức Tài chính” không bao gồm một Tổ chức Tài chính được tổ chức hoặc thành lập trong một Lãnh thổ Hoa Kỳ. Đối với một Hợp đồng Bảo hiểm Trị giá bằng tiền mặt hoặc một Hợp đồng Bảo hiểm Niên Kim, Chủ Tài khoản là bất kỳ người nào có quyền nhận Giá trị Tiền mặt hoặc thay đổi người thụ hưởng của hợp đồng.  Nếu không người nào có thể nhận Giá trị Tiền mặt hoặc thay đổi người thụ hưởng, Chủ Tài khoản là bất kỳ người nào là chủ sở hữu của hợp đồng và bất kỳ người nào được trao quyền nhận thanh toán theo các điều khoản của hợp đồng. Khi Hợp đồng Bảo hiểm Trị giá bằng tiền mặt hoặc Hợp đồng Bảo hiểm Niên Kim đáo hạn, người nào có quyền nhận thanh toán theo hợp đồng này được xem là Chủ Tài khoản.

aa) “Cá nhân/Tổ chức Hoa Kỳ” là công dân hoặc thường trú nhân Hoa Kỳ, công ty hợp danh hoặc doanh nghiệp được tổ chức tại Hoa Kỳ hoặc theo luật pháp Hoa Kỳ hoặc của bất kỳ Tiểu bang nào của Hoa Kỳ, một quỹ tín thác nếu (i) tòa án trong lãnh thổ Hoa Kỳ theo pháp luật hiện hành có thể ban hành lệnh hoặc phán quyết đối với các vấn đề quan trọng liên quan đến hoạt động quản lý  của quỹ tín thác đó, và (ii) một hoặc nhiều Cá nhân/Tổ chức Hoa Kỳ có quyền kiểm soát tất cả các quyết định quan trọng của quỹ tín thác, hoặc một quỹ tín thác của một người đã chết là công dân hoặc thường trú nhân Hoa Kỳ. Điểm 1(aa) được giải thích phù hợp với Bộ luật Thuế vụ Hoa Kỳ.

bb) “Cá nhân/Tổ chức Hoa Kỳ Đặc Định” là một Cá nhân/Tổ chức Hoa Kỳ, ngoại trừ: (i) bất kỳ doanh nghiệp nào có cổ phiếu thường xuyên được giao dịch trên thị trường chứng khoán chính thức; (ii) bất kỳ doanh nghiệp nào là thành viên của cùng một nhóm liên kết mở rộng, được xác định tại Mục 1471(e)(2) của Bộ luật Thuế vụ Hoa Kỳ, như là doanh nghiệp quy định tại Khoản (i); (iii) Hoa Kỳ hoặc bất kỳ cơ quan thuộc sở hữu toàn bộ của Hoa Kỳ; (iv) bất kỳ Tiểu Bang nào Hoa Kỳ, bất kỳ Lãnh thổ Hoa Kỳ nào, bất kỳ phân khu chính trị nào của các đối tượng nói trên, hoặc bất kỳ cơ quan thuộc sở hữu toàn bộ hoặc của bất kỳ một hay nhiều đối tượng nói trên; (v) bất kỳ tổ chức nào được miễn thuế theo Mục 501(a) của Bộ luật Thuế vụ Hoa Kỳ; (vi) bất kỳ ngân hàng nào được xác định theo Mục 581 của U Bộ luật Thuế vụ Hoa Kỳ; (vii) bất kỳ quỹ tín thác đầu tư bất động sản nào được xác định theo Mục 856 của Bộ luật Thuế vụ Hoa Kỳ; (viii) bất kỳ công ty đầu tư được điều chỉnh nào được xác định theo Mục 851 của Bộ luật Thuế vụ Hoa Kỳ và bất kỳ tổ chức nào đăng ký với Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái Hoa Kỳ theo Đạo luật Công ty Đầu tư năm 1940 (15 U.S.C. 80a-64); (ix) bất kỳ quỹ tín thác chung nào được xác định theo Mục 584(a) của Bộ luật Thuế vụ Hoa Kỳ; (x) bất kỳ quỹ tín thác nào được miễn thuế theo Mục 664(c) của Bộ luật Thuế vụ Hoa Kỳ hoặc được quy định theo Mục 4947(a)(1) của Bộ luật Thuế vụ Hoa Kỳ; (xi) một đại lý chứng khoán, hàng hóa, hoặc công cụ tài chính phái sinh (bao gồm hợp đồng gốc danh nghĩa, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, và hợp đồng quyền chọn) được đăng ký theo pháp luật Hoa Kỳ hoặc bất kỳ Tiểu Bang nào của Hoa Kỳ; (xii) một người môi giới được xác định theo Mục 403(b) hoặc Mục 457(g) của Bộ luật Thuế vụ Hoa Kỳ.

cc) “Tổ chức” là một pháp nhân hoặc một thỏa thuận pháp lý tương tự như một quỹ tín thác.

dd) “Tổ chức Phi Hoa Kỳ” là một Tổ chức không phải là Tổ chức Hoa Kỳ.

ee) “Các khoản thanh toán có thể bị khấu trừ có nguồn gốc từ Hoa Kỳ” là bất kỳ khoản thanh toán Tiền lãi nào (bao gồm cả chiết khấu ngay lúc phát hành), cổ tức, tiền cho thuê, lương, tiền công, phí bảo hiểm, tiền trợ cấp hàng năm, tiền bồi thường, tiền thù lao, và những khoản thu nhập, lợi nhuận, và lợi tức cố định và xác định được hàng năm hoặc định kỳ, nếu những khoản thanh toán này có nguồn gốc từ Hoa Kỳ. Mặc dù đã nói ở trên, một khoản thanh toán có thể bị khấu trừ có nguồn gốc từ Hoa Kỳ không bao gồm bất kỳ khoản thanh toán nào không được xem là khoản thanh toán có thể bị khấu trừ theo quy định của Quy định của Bộ Ngân khố Hoa Kỳ có liên quan.

ff) Một Tổ chức được xem là “Tổ chức Liên quan” của một Tổ chức khác khi Tổ chức này có quyền kiểm soát Tổ chức kia, hoặc cả hai Tổ chức cùng bị kiểm soát bởi Tổ chức thứ ba. Trong phạm vi định nghĩa này, có quyền kiểm soát tức là có quyền sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp trên 50% quyền biểu quyết hoặc giá trị vốn góp của một Tổ chức. Mặc dù đã nói ở trên, Việt Nam có thể xem một Tổ chức không phải là Tổ chức Liên quan của một Tổ chức khác nếu cả hai Tổ chức không phải là thành viên của cùng một nhóm liên kết mở rộng được xác định tại Mục 1471(e)(2) của Bộ luật Thuế vụ Hoa Kỳ.

gg) “Mã số thuế Hoa Kỳ” là mã số thuế liên bang Hoa Kỳ.

hh) “Người Giám sát” là thể nhân thực hiện việc giám sát đối với một Tổ chức. Đối với một quỹ tín thác, thuật ngữ trên có nghĩa là người chuyển nhượng, người được ủy thác, người bảo vệ (nếu có), người thụ hưởng hoặc nhóm người thụ hưởng, và bất kỳ thể nhân nào khác thực hiện việc kiểm soát hiệu quả cuối cùng quỹ tín thác đó, và đối với một thỏa thuận pháp lý khác với quỹ tín thác, thuật ngữ trên có nghĩa là những người có vị trí tương đương hoặc tương tự. Thuật ngữ “Người Giám sát” sẽ được hiểu một cách phù hợp với các Khuyến nghị của Lực lượng Đặc nhiệm Tài Chính.

2. Bất kỳ thuật ngữ nào không được định nghĩa trong Hiệp định này sẽ mang ý nghĩa tại thời điểm mà pháp luật của một Bên áp dụng dụng Hiệp định này, trừ khi có yêu cầu khác hoặc Người có Thẩm quyền thống nhất một ý nghĩa phổ biến (theo pháp luật nội địa). Bất kỳ ý nghĩa nào theo pháp luật thuế hiện hành của Bên đó sẽ ưu tiên áp dụng so với ý nghĩa của pháp luật chuyên ngành khác của Bên đó.

Điều 2

Nghĩa vụ Thu thập và Trao đổi Thông tin về các Tài Khoản phải Báo cáo Hoa Kỳ

1. Căn cứ quy định tại Điều 3 của Hiệp định này, Việt Nam phải thu thập thông tin quy định tại Khoản 2 của Điều này đối với các Tài Khoản phải Báo cáo Hoa Kỳ và hàng năm thực hiện trao đổi thông tin tự động với Hoa Kỳ.

2. Những thông tin được thu thập và trao đổi đối với mỗi Tài Khoản phải Báo cáo Hoa Kỳ của mỗi Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo là:

a) tên, địa chỉ và mã số thuế Hoa Kỳ của một Cá nhân/Tổ chức Hoa Kỳ Đặc định là một Chủ Tài khoản nói trên, đối với Tổ chức Phi Hoa Kỳ mà sau khi áp dụng thủ tục rà soát đặc biệt quy định tại Phụ lục I, được xác định là có một hoặc nhiều Người Giám sát là Cá nhân/Tổ chức Hoa Kỳ Đặc định, tên, địa chỉ, và mã số thuế Hoa Kỳ (nếu có) của Tổ chức đó và mỗi Cá nhân/Tổ chức Hoa Kỳ Đặc định.

b) số tài khoản (hoặc số có chức năng tương đương nếu không có số tài khoản);

c) tên và mã số Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo;

d) số dư tài khoản hoặc giá trị  (bao gồm, đối với Hợp đồng Bảo hiểm Trị giá bằng tiền mặt hoặc Hợp đồng Bảo hiểm Niên Kim, Giá trị Tiền mặt hoặc giá trị hoàn lại) kể từ cuối năm dương lịch tương ứng hoặc kỳ báo cáo thích hợp khác, hoặc nếu tài khoản được đóng trong năm đó, thì tính đến ngay trước thời điểm đóng tài khoản;

e) Đối với Tài khoản Lưu ký:

(1) tổng số Tiền lãi thu về, tổng số tiền thu cổ tức, và tổng số tiền lợi tức khác phát sinh liên quan đến những tài sản được giữ trong tài khoản, trong mỗi trường hợp đã thanh toán hoặc ghi có vào tài khoản (hoặc liên quan đến tài khoản) trong năm dương lịch hoặc kỳ báo cáo thích hợp khác; và

(2) tổng số tiền thu được từ việc bán hoặc chuộc lại đối với tài sản mà số tiền này đã được thanh toán hoặc ghi có trong tài khoản trong năm dương lịch hoặc kỳ báo cáo thích hợp khác liên quan đến Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo đóng vai trò là người nhận ủy thác, người môi giới, người được chỉ định, hoặc đại lý của Chủ Tài khoản;

f) đối với Tài khoản Nhận Tiền gửi, tổng số Tiền lãi đã được thanh toán hoặc ghi có vào tài khoản trong năm dương lịch hoặc kỳ báo cáo thích hợp khác; và

g) đối với bất kỳ tài khoản nào không được quy định tại Khoản 2(e) hoặc 2(f) của Điều này, tổng số tiền đã được thanh toán hoặc ghi có vào tài khoản cho Chủ Tài khoản trong năm dương lịch hoặc kỳ báo cáo thích hợp khác đối với Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo là bên có nghĩa vụ hoặc bên nợ, bao gồm cả tổng số tiền của các khoản thanh toán chuộc lại cho Chủ Tài khoản trong năm dương lịch hoặc kỳ báo cáo thích hợp khác.

Điều 3

Thời gian và Cách thức Trao đổi Thông tin

1. Trong phạm vi quy định nghĩa vụ trao đổi tại Điều 2 của Hiệp định này, số tiền và đặc điểm của các khoản thanh toán đối với Tài Khoản phải Báo cáo Hoa Kỳ có thể được xác định phù hợp với nguyên tắc của luật thuế của Việt Nam.

2. Trong phạm vi quy định nghĩa vụ trao đổi tại Điều 2 của Hiệp định này, thông tin được trao đổi phải xác định đồng tiền thanh toán của các khoản tiền đã được xác định.

3. Đối với Khoản 2 Điều 2 của Hiệp định này, thông tin sẽ được thu thập và trao đổi liên quan đến năm 2015 và các năm tiếp theo, ngoại trừ:

a) thông tin được thu thập và trao đổi liên quan đến năm 2015 là thông tin được mô tả từ điểm 2(a) đến 2(g) của Điều 2 của Hiệp định này, ngoại trừ tổng số tiền thu được mô tả trong điểm 2(e)(2) của Điều 2 Hiệp định này; và

b) thông tin được thu thập và trao đổi liên quan đến năm 2016 và các năm sau là thông tin được mô tả từ điểm 2(a) đến 2(g) của Điều 2 của Hiệp định này;

4. Bất kể quy định tại Khoản 3 của Điều này, đối với Tài Khoản phải Báo cáo Hoa Kỳ do một Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo duy trì kể từ Ngày Xác định, và căn cứ Khoản 2 Điều 6 Hiệp định này, Việt Nam không phải thu thập và đưa mã số thuế Hoa Kỳ của bất kỳ người liên quan nào vào thông tin trao đổi vào nếu mã số thuế Hoa Kỳ đó không nằm trong hồ sơ của Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo. Trong trường hợp này, Việt Nam phải thu thập và đưa ngày tháng năm sinh của người liên quan vào thông tin trao đổi, nếu Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo có ngày tháng năm sinh của người đó trong hồ sơ của mình.  

5. Căn cứ vào Khoản 3 và 4 của Điều này, những thông tin được quy định trong Điều 2 của Hiệp định này sẽ được trao đổi sau 9 tháng kể từ ngày cuối năm dương lịch phát sinh thông tin liên quan, hoặc ngày 30 tháng 9 của năm tiếp theo sau khi Hiệp định này có hiệu lực, tùy thuộc thời gian nào trễ hơn.

6. Người có Thẩm quyền của Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ ký kết một Hiệp định hoặc Thỏa thuận về thủ tục thỏa thuận chung quy định trong Điều 8 của Hiệp định này, trong đó có trách nhiệm:

a) thiết lập các thủ tục về các nghĩa vụ trao đổi tự động được mô tả trong Điều 2 của Hiệp định này;

b) quy định các quy tắc và thủ tục cần thiết để thực hiện Điều 5 của Hiệp định này; và

c) thiết lập các thủ tục cần thiết cho việc trao đổi thông tin được báo cáo theo điểm 1(b) của Điều 4 của Hiệp định này.

7. Tất cả các thông tin trao đổi phải tuân thủ quy định về bảo mật và các biện pháp bảo vệ khác trong Điều 9 của Hiệp định này, bao gồm cả các quy định hạn chế việc sử dụng các thông tin trao đổi.

Điều 4

Áp dụng FATCA với Tổ chức Tài chính Việt Nam

1. Áp dụng đối với Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo. Mỗi Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo sẽ xem là tuân thủ Phần 1471 của Bộ luật Thuế vụ Hoa Kỳ và không bị khấu trừ thuế nếu Việt Nam tuân thủ nghĩa vụ quy định tại Điều 2 và 3 của Hiệp định này về Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo, và Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo phải:

a) xác định các Tài Khoản phải Báo cáo Hoa Kỳ và gửi báo cáo hàng năm cho Người có Thẩm quyền của Việt Nam về thông tin yêu cầu báo cáo tại Khoản 2 Điều 2 của Hiệp định này với thời gian và cách thức được mô tả trong Điều 3 của Hiệp định này.

b) gửi báo cáo hàng năm cho Người có Thẩm quyền của Việt Nam về tên của mỗi Tổ chức Tài chính Không Tuân thủ mà Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo đã thực hiện thanh toán và tổng số tiền thanh toán trong mỗi năm 2015 và 2016;

c) tuân thủ các yêu cầu đăng ký hiện hành trên trang web đăng ký của IRS FATCA;

d) khấu trừ 30 phần trăm bất kỳ khoản thanh toán có thể bị khấu trừ có nguồn gốc từ Hoa Kỳ của bất kỳ Tổ chức Tài chính Không Tuân thủ nào nếu Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo đó (i) đóng vai trò là tổ chức trung gian đủ tiêu chuẩn (trong phạm vi Phần 1441 của Bộ luật Thuế vụ Hoa Kỳ) đã được lựa chọn để chịu trách nhiệm khấu trừ thuế chính theo Chương 3 của tiêu đề phụ A của Bộ luật Thuế vụ Hoa Kỳ, (ii) một đối tác nước ngoài được chọn để khấu trừ thay (trong phạm vi Phần 1441 và 1471 của Bộ luật Thuế vụ Hoa Kỳ), hoặc (iii) một quỹ tín thác nước ngoài được chọn là quỹ tín thác nước ngoài khấu trừ thay (trong phạm vi Phần 1441 và 1471 của Bộ luật Thuế vụ Hoa Kỳ); và

e) đối với một Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo không được mô tả trong điểm 1(d) của Điều này và thực hiện thanh toán hoặc trung gian thanh toán một khoản thanh toán có thể bị khấu trừ có nguồn gốc từ Hoa Kỳ cho bất kỳ Tổ chức Tài chính Không Tuân thủ nào, Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo đó cung cấp cho người nào trực tiếp thực hiện khoản thanh toán có thể bị khấu trừ có nguồn gốc từ Hoa Kỳ đó thông tin được yêu cầu về khấu trừ thuế và báo cáo phát sinh đối với khoản thanh toán đó.

Mặc dù đã nói ở trên, một Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo không đáp ứng điều kiện tại Khoản 1 sẽ không bị khấu trừ thuế theo quy định tại Phần  1471 của Bộ luật Thuế vụ Hoa Kỳ trừ khi Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo đó được IRS xem như Tổ chức Tài chính Không Tuân thủ căn cứ vào điểm 3(b) Điều 5 Hiệp định này.

2. Tạm hoãn Quy tắc đối với Tài khoản Không Tuân thủ. Hoa Kỳ không yêu cầu một Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo khấu trừ thuế theo quy định trong Phần 1471 hoặc 1472 của Bộ luật Thuế vụ Hoa Kỳ đối với tài khoản của Chủ Tài khoản Không Tuân thủ (theo quy định tại Phần 1471(d)(6) của Bộ luật Thuế vụ Hoa Kỳ), hoặc liên quan đến tài khoản đó, nếu Người có Thẩm quyền của Hoa Kỳ nhận được thông tin quy định tại Khoản 2 Điều 2 Hiệp định này, căn cứ vào Điều 3 của Hiệp định đối với tài khoản đó.

3. Áp dụng cụ thể đối với Chương trình Hưu trí của Việt Nam. Hoa Kỳ sẽ xem các Chương trình Hưu trí của Việt Nam quy định trong Phụ lục II là FFI Tuân thủ hoặc Chủ sở hữu có Quyền Thụ Hưởng nếu thích hợp trong phạm vi các Phần 1471 và 1472 của Bộ luật Thuế vụ Hoa Kỳ. Trong phạm vi quy định này, một Chương trình Hưu trí của Việt Nam bao gồm một Tổ chức thành lập hoặc đặt trụ sở ở Việt Nam và theo quy định của Việt Nam, hoặc một thỏa thuận xác định trước hoặc thỏa thuận pháp lý, hoạt động để cung cấp lương hưu hoặc trợ cấp hưu trí hoặc kiếm thu nhập bằng cách cung cấp trợ cấp đó theo pháp luật Việt Nam và được điều chỉnh đối với việc đóng góp, phân phối, báo cáo, tài trợ, và thuế.

4. Xác định và Áp dụng đối với các FFI Tuân thủ và Chủ sở hữu có Quyền Thụ hưởng khác Hoa Kỳ sẽ xem mỗi Tổ chức Tài chính Việt Nam Không phải Báo cáo là FFI tuân thủ hoặc Chủ sở hữu có Quyền thụ hưởng nếu thích hợp trong phạm vi các Phần 1471 và 1472 của Bộ luật Thuế vụ Hoa Kỳ.

5. Quy tắc cụ thể đối với các Tổ chức Liên quan và Chi nhánh là Tổ chức Tài chính Không Tuân thủ Nếu một Tổ chức Tài chính có một Tổ chức Liên quan hoặc Chi nhánh hoạt động trong một Thành viên FATCA mà việc Tổ chức Tài chính đó không đáp ứng những yêu cầu nêu tại Khoản 1 của Điều này hoặc nêu tại Khoản 3 hoặc 4 của Điều này dẫn đễn việc Tổ chức Liên quan hoặc Chi nhánh không đáp ứng những yêu cầu của một FFI Tuân thủ  trong phạm vi Phần 1471 của  Bộ luật Thuế vụ Hoa Kỳ hoặc có một Tổ chức Liên quan hoặc Chi nhánh được xem là Tổ chức Tài chính Không Tuân thủ chỉ vì hết thời hạn quy tắc chuyển tiế1 đối với FFIs giới hạn và Chi nhánh giới hạn theo Quy định của Bộ Ngân khố Hoa Kỳ có liên quan, Tổ chức Tài chính Việt Nam đó sẽ tiếp tục tuân thủ những điều khoản của Hiệp định này và tiếp tục được xem là FFI tuân thủ hoặc Chủ sở hữu có Quyền thụ hưởng, nếu thích hợp, trong phạm vi Phần 1371 của Bộ luật Thuế vụ Hoa Kỳ, với điều kiện:

a) Tổ chức Tài chính Việt Nam xem Tổ chức Liên quan hoặc Chi nhánh đó như Tổ chức Tài chính Không Tuân thủ riêng biệt khi thực hiện yêu cầu báo cáo và khấu trừ thuế của Hiệp định này và mỗi Tổ chức Liên quan hoặc Chi nhánh phải tự xác định đại lý khấu trừ thuế tương tự như một Tổ chức Tài chính Không Tuân thủ;

b) mỗi Tổ chức Liên quan hoặc Chi nhánh xác định những Tài khoản có dấu hiệu Hoa Kỳ và báo cáo những thông tin liên quan đến những Tài khoản đó theo yêu cầu của Phần 1471 của Bộ luật Thuế vụ Hoa Kỳ trong phạm vi được cho phép theo quy định về Tổ chức Liên quan hoặc Chi nhánh; và

c) Tổ chức Liên quan hoặc Chi nhánh đó không yêu cầu thông tin về các Tài khoản có dấu hiệu Hoa Kỳ thuộc sở hữu của những người không phải là thường trú nhân của Thành viên FATCA nơi Tổ chức Liên quan hoặc Chi nhánh đó đặt trụ sở, hoặc những tài khoản thuộc sở hữu của các Tổ chức Tài chính Không Tuân thủ không được thành lập ở Thành viên FATCA nơi Tổ chức Liên quan hoặc Chi nhánh đó đặt trụ sở, và Tổ chức Liên quan hoặc Chi nhánh đó được Tổ chức Tài chính Việt Nam hoặc bất kỳ Tổ chức Liên quan nào khác sử dụng để trốn tránh những nghĩa vụ nêu ra trong Hiệp định này hoặc Phần 1471 của Bộ luật Thuế vụ Hoa Kỳ, nếu phù hợp.

6. Phối hợp về Thời gian. Bất kể quy định tại Khoản 3 và 5 Điều 3 của Hiệp định này:

a) Việt Nam không có nghĩa vụ thu thập và trao đổi thông tin liên quan đến năm dương lịch mà các thông tin tương tự liên quan đến năm dương lịch sau đó đã được FFIs Tham gia yêu cầu gửi báo cáo cho IRS căn cứ vào Quy định của Bộ Ngân khố Hoa Kỳ liên quan; và

b) Việt Nam không có nghĩa vụ bắt đầu trao đổi thông tin trước ngày mà các FFIs Tham gia yêu cầu gửi báo cáo các thông tin tương tự cho IRS căn cứ vào Quy định của Bộ Ngân khố Hoa Kỳ liên quan.

7. Phối hợp về Định nghĩa với Quy định của Bộ Ngân khố Hoa Kỳ. Bất kể quy định tại Điều 1 Hiệp định này và định nghĩa trong các Phụ lục của Hiệp định này, khi thực hiện Hiệp định, Việt Nam có thể sử dụng và cho phép Tổ chức Tài chính Việt Nam sử dụng định nghĩa của Quy định của Bộ Ngân khố Hoa Kỳ thay cho định nghĩa tương ứng của Hiệp định này, với điều kiện việc áp dụng định nghĩa đó không làm vô hiệu mục đích của Hiệp định.

Điều 5

Hợp tác về Tuân thủ và Thực thi

1. Yêu cầu chung. Tùy thuộc vào các điều khoản khác nêu ra trong Thỏa thuận do Người có Thẩm quyền ký kết căn cứ vào Khoản 6 Điều 3 của Hiệp định này, Người có Thẩm quyền Hoa Kỳ có thể theo dõi những yêu cầu của Người có Thẩm quyền của Việt Nam căn cứ vào việc Người có Thẩm quyền của Việt Nam thu thập và cung cấp thêm thông tin liên quan đến  Tài khoản Hoa Kỳ Báo cáo, bao gồm báo cáo tài khoản tóm tắt hoạt động của các Tài khoản Hoa Kỳ Báo cáo (bao gồm việc rút tiền, chuyển khoản, tất toán) được chuẩn bị trong hoạt động kinh doanh bình thường của Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo.

2. Lỗi nhỏ và Lỗi Hành chính. Người có Thẩm quyền Hoa Kỳ phải thông báo Người có Thẩm quyền của Việt Nam khi Người có Thẩm quyền Hoa Kỳ có lý do để tin rằng những lỗi về hành chính hoặc lỗi nhỏ khác có thể dẫn đến thông tin báo cáo không chính xác hoặc không đầy đủ hoặc dẫn đến vi phạm Hiệp định này. Người có Thẩm quyền của Việt Nam phải áp dụng pháp luật nội địa (bao gồm các hình phạt hiện hành) để thu thập những thông tin được sửa đổi và/hoặc hoàn thiện hoặc để giải quyết những vi phạm Hiệp định khác.

3. Hành vi Không Tuân thủ Đáng kể.

a) Người có Thẩm quyền Hoa Kỳ phải thông báo Người có Thẩm quyền của Việt Nam khi Người có Thẩm quyền Hoa Kỳ xác định có một Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo không tuân thủ nghĩa vụ đáng kể theo Hiệp định này. Người có Thẩm quyền của Việt Nam phải áp dụng pháp luật nội địa (bao gồm các hình phạt hiện hành) để xử lý hành vi không tuân thủ đáng kể nêu ra trong thông báo.

b) Nếu các biện pháp thực thi không giải quyết được hành vi không tuân thủ sau 18 tháng kể từ ngày Người có Thẩm quyền Hoa Kỳ gửi thông báo lần đầu về hành vi không tuân thủ đó, Hoa Kỳ sẽ xem Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo đó là Tổ chức Tài chính Không Tuân thủ căn cứ vào điểm 3(b).

4. Sự phụ thuộc vào Người cung cấp Dịch vụ Thứ ba. Việt Nam có thể cho phép các Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo ủy quyền Người cung cấp Dịch vụ Thứ ba để thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của các Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo đó do Việt Nam quy định, như đã quy định trong Hiệp định này, nhưng những nghĩa vụ này vẫn thuộc trách nhiệm của Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo đó.

5. Ngăn chặn việc Trốn tránh. Việt Nam chịu trách nhiệm ngăn chặn các Tổ chức Tài chính thực hiện những hành vi nhằm trốn tránh việc báo cáo nêu ra trong Hiệp định này.

Điều 6

Cam kết Chung về Tiếp tục Tăng cường Hiệu quả Trao đổi và Minh Bạch Thông Tin

1. Xử lý các Khoản thanh toán chuyển tiếp và Tổng nguồn thu. Các Bên cam kết làm việc cùng nhau, và cùng với các Thành viên FATCA, để phát triển một phương pháp thay thế thiết thực và hiệu quả để đạt được mục tiêu chính sách về các khoản thanh toán chuyển tiếp từ các tổ chức nước ngoài và tổng nguồn thu bị khấu trừ thuế để giảm gánh nặng.

2. Chứng từ về các Tài khoản được Duy trì kể từ Ngày xác định. Đối với các Tài Khoản phải Báo cáo Hoa Kỳ do một Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo duy trì kể từ Ngày xác định, Việt Nam cam kết thiết lập các quy tắc yêu cầu các Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo thu thập thông tin mã số thuế Hoa Kỳ đối với mỗi Cá Nhân/Tổ chức Hoa Kỳ Đặc định nêu tại điểm 2(a) Điều 2 của Hiệp định này trước ngày 1 tháng 1 năm 2017 để báo cáo năm 2017 và các năm tiếp theo.

Điều 7

Thống nhất Áp dụng FATCA trong các Thành viên FATCA

1. Việt Nam được hưởng các lợi ích từ bất kỳ điều khoản nào thuận lợi hơn quy định tại Điều 4 hoặc Phụ lục I của Hiệp định này liên quan đến việc áp dụng FATCA đến các Tổ chức Tài chính Việt Nam dành cho một Thành viên FATCA khác theo một hiệp định song phương đã ký kết theo đó Thành viên FATCA khác cam kết thực hiện những nghĩa vụ tương tự với Việt Nam nêu tại Điều 2 và 3 của Hiệp định này, và tuân thủ các điều khoản và điều kiện tương tự trong hai Điều đó và các Điều 5, 6, 7, 10 và 11 của Hiệp định này.

2. Hoa Kỳ phải thông báo cho Việt Nam biết về bất kỳ điều khoản nào thuận lợi hơn như vậy, và các điều kiện thuận lợi này được áp dụng tự động theo Hiệp định này nếu như những điều khoản đó đã được quy định trong Hiệp định này và có hiệu lực kể từ ngày ký kết Hiệp định kết hợp với các điều khoản thuận lợi hơn, trừ khi Việt Nam từ chối việc áp dụng bằng văn bản.

Điều 8

Thủ tục Thỏa thuận Chung

1. Trường hợp có vướng mắc hoặc nghi ngờ nảy sinh giữa các Bên liên quan đến việc thực hiện, áp dụng, hoặc giải thích Hiệp định này, Người có Thẩm quyền sẽ nỗ lực giải quyết vấn đề trên cơ sở thỏa thuận chung.

2.  Người có Thẩm quyền có thể áp dụng và thực hiện thủ tục tạo điều kiện thực hiện Hiệp định này.

3.  Người có Thẩm quyền có thể trao đổi trực tiếp với nhau để đạt được thỏa thuận chung theo Điều này. 

Điều 9

Bảo mật

1. Người có Thẩm quyền của Việt Nam phải giữ bí mật đối với bất kỳ thông tin nào nhận từ Hoa Kỳ căn cứ vào Điều 5 của Hiệp định này và chỉ tiết lộ thông tin khi cần thiết để thực hiện nghĩa vụ của mình theo Hiệp định này. Những thông tin này có thể được tiết lộ liên quan đến thủ tục tố tụng liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ của Việt Nam theo Hiệp định này.

2. Những thông tin do Người có Thẩm quyền Hoa Kỳ cung cấp căn cứ vào Điều 2 và 3 của Hiệp định này phải được giữ bí mật và chỉ được tiết lộ cho những người hoặc cơ quan (bao gồm toàn án và cơ quan hành chính) của Chính phủ Hoa Kỳ liên quan đến việc đánh giá, thu thập, hoặc quản lý việc cưỡng chế hoặc truy tố, hoặc xác định các khiếu nại liên quan đến các loại thuế liên bang Hoa Kỳ, hoặc giám sát các chức năng này.Mỗi người hoặc cơ quan thẩm quyền chỉ được sử dụng các thông tin cho các mục đích nêu trên. Những người thẩm quyền có thể tiết lộ thông tin trong thủ tục tố tụng tòa án hoặc trong quyết định tư pháp. Những thông tin này không được tiết lộ cho bất kỳ người, tổ chức, cơ quan, hoặc Thành viên FATCA nào khác. Mặc dù đã nói ở trên, trường hợp Việt Nam cung cấp thông tin trước khi nhận văn bản đồng ý, thông tin có thể được sử dụng đối với các mục đích được cho phép theo quy định của một hiệp ước tương trợ tư pháp lẫn nhau hiện hành giữa các Bên cho phép việc trao đổi thông tin thuế.

Điều 10

Tham vấn và Sửa đổi

1. Trong trường hợp phát sinh vướng mắc liên quan đến việc thực hiện Hiệp định này, mỗi Bên có thể đơn phương yêu cầu tham vấn để tìm biện pháp thích hợp bảo đảm việc thực hiện Hiệp định này theo thủ tục thỏa thuận chung nêu tại Khoản 1 Điều 8 của Hiệp định này.

2. Hiệp định này có thể được sửa đổi dựa trên văn bản thỏa thuận của các Bên. Trừ khi có thỏa thuận khác, mỗi sửa đổi có hiệu lực thông qua cùng một thủ tục quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Hiệp định này.

Điều 11

Phụ lục

Các Phụ lục là một phần không tách rời của Hiệp định này.

Điều 12

Thời hạn của Hiệp định

1. Hiệp định này có hiệu lực vào ngày Việt Nam thông báo cho Hoa Kỳ bằng văn bản đã hoàn thành các thủ tục nội bộ cần thiết đối với hiệu lực của Hiệp định này.

2. Mỗi Bên có thể chấm dứt Hiệp định này bằng cách gửi thông báo chấm dứt bằng văn bản đến Bên còn lại. Việc chấm dứt có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng tiếp theo sau khi kết thúc thời hạn 12 tháng kể từ ngày thông báo việc chấm dứt.

3. Trước ngày 31 tháng 12 năm 2016, các Bên phải tiến hành tham vấn trên nguyên tắc thiện chí để sửa đổi Hiệp định này nếu cần thiết để phản ánh tiến độ thực hiện cam kết quy định tại Điều 6 của Hiệp định này.

4. Nếu Hiệp định này chấm dứt, cả hai Bên vẫn bị ràng buộc bởi các quy định tại Điều 9 của Hiệp định này đối với các thông tin thu thập được theo Hiệp định này.

Để làm bằng, người đứng tên, được ủy quyền đầy đủ bởi Chính phủ nước mình, đã ký Hiệp định này.

Được ký tại Hà Nội, thành hai bản bằng tiếng Anh, vào ngày 1 tháng 4 năm 2016.

THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM




Nguyễn Văn Bình

THAY MẶT CHÍNH PHỦ HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ

PHỤ LỤC I

NGHĨA VỤ RÀ SOÁT ĐẶC BIỆT ĐỐI VỚI VIỆC XÁC ĐỊNH VÀ BÁO CÁO VỀ TÀI KHOẢN BÁO CÁO HOA KỲ VÀ CÁC KHOẢN THANH TOÁN ĐỐI VỚI MỘT SỐ TỔ CHỨC TÀI CHÍNH KHÔNG TUÂN THỦ

 

I. Quy định chung.

A. Việt Nam phải yêu cầu các Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo áp dụng thủ tục rà soát đặc biệt nêu tại Phụ lục I để xác định các Tài Khoản phải Báo cáo Hoa Kỳ và các tài khoản thuộc sở hữu của các Tổ chức Tài chính Không Tuân thủ.

B. Trong phạm vi Hiệp định này,

1. Tất cả những khoản tiền đồng đô la đều là đô la Mỹ và sẽ được hiểu là khoản tương đương của các loại tiền tệ khác.

2. Trừ trường hợp có quy định khác, số dư tài khoản và giá trị được xác định kể từ ngày cuối cùng của năm dương lịch hoặc kỳ báo cáo thích hợp khác

3. Trường hợp số dư hoặc ngưỡng giá trị được xác định kể từ Ngày xác định theo Phụ lục I, số dư hoặc giá trị có liên quan sẽ được xác định kể từ ngày đó hoặc ngày cuối cùng của kỳ báo cáo ngay trước Ngày xác định, và trường hợp số dư hoặc ngưỡng giá trị được xác định kể từ ngày cuối cùng của năm dương lịch theo Phụ lục I, số dư hoặc giá trị có liên quan được xác định kể từ ngày cuối cùng của năm dương lịch hoặc kỳ báo cáo thích hợp khác.

4. Căn cứ điểm E(1) Phần II của Phụ lục I, một tài khoản được xem là Tài Khoản phải Báo cáo Hoa Kỳ kể từ ngày nó được xác định như vậy căn cứ vào thủ tục rà soát đặc biệt của Phụ lục I.

5. Trừ khi có quy định khác, những thông tin liên quan đến Tài Khoản phải Báo cáo Hoa Kỳ phải được báo cáo hàng năm trong năm dương lịch sau năm phát sinh thông tin.

C. Là một biện pháp thay thế các thủ tục nêu trong mỗi Phần của Phụ lục I, Việt Nam có quyền cho phép các Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo dựa vào thủ tục quy định trong Quy định của Bộ Ngân khố Hoa Kỳ liên quan để xác định xem một tài khoản là Tài Khoản phải Báo cáo Hoa Kỳ hay là tài khoản thuộc sở hữu của một Tổ chức Tài chính Không Tuân thủ. Việt Nam có quyền cho phép các Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo lựa chọn áp dụng những quy định trong mỗi phần của Phụ lục I đối với tất cả Tài khoản Tài chính liên quan, hoặc riêng biệt đối với bất kỳ nhóm nào được xác định rõ ràng các tài khoản đó (chẳng hạn theo ngành nghề kinh doanh hoặc nơi duy trì tài khoản).

II. Những Tài khoản Cá nhân Có sẵn. Những quy tắc và thủ tục sau áp dụng với mục đích xác định các Tài Khoản phải Báo cáo Hoa Kỳ trong số những tài khoản có sẵn thuộc sở hữu của các cá nhân “Những Tài khoản Cá nhân Có sẵn”).

A. Những Tài khoản Không cần Đánh giá, Xác định, hoặc Báo cáo. Trừ khi Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo lựa chọn khác, tất cả Những Tài khoản Cá nhân Có sẵn hoặc riêng biệt từng nhóm được xác định rõ ràng các tài khoản như vậy, nếu các quy tắc thực hiện ở Việt Nam quy định quyền lựa chọn này, Những Tài khoản Cá nhân Có sẵn sau đây không cần đánh giá, xác định, hoặc báo cáo như Tài Khoản phải Báo cáo Hoa Kỳ:

1. Căn cứ vào điểm E(2) của Mục này, một Tài khoản Cá Nhân Có sẵn với số dư hoặc giá trị không vượt quá 50.000 USD kể từ Ngày xác định.

2. Căn cứ vào điểm E(2) của Mục này, một Tài khoản Cá Nhân Có sẵn là Hợp đồng Bảo hiểm Trị giá bằng tiền mặt hoặc Hợp đồng Bảo hiểm Niên Kim với số dư hoặc giá trị tối đa 250.000 USD kể từ Ngày xác định.

3. Một Tài khoản Cá Nhân Có sẵn là Hợp đồng Bảo hiểm Trị giá bằng tiền mặt hoặc Hợp đồng Bảo hiểm Niên Kim, theo pháp luật và quy định của Việt Nam và Hoa Kỳ về việc ngăn chặn hiệu quả việc bán Hợp đồng Bảo hiểm Trị giá bằng tiền mặt hoặc Hợp đồng Bảo hiểm Niên Kim đó cho thường trú nhân Hoa Kỳ (ví dụ, nếu Tổ chức Tài chính liên quan không có đăng ký theo yêu cầu của pháp luật Hoa Kỳ, và pháp luật Việt Nam yêu cầu báo cáo hoặc khấu trừ thuế đối với các sản phẩm bảo hiểm thuộc sở hữu của thường trú nhân Việt Nam).

4. Tài khoản Nhận Tiền gửi với số dư tối đa 50.000 USD.

B. Thủ tục Rà soát đối với Những Tài khoản Cá nhân Có sẵn với Số dư hoặc Giá trị kể từ Ngày xác định vượt quá 50.000 USD (250.000 USD đối với Hợp đồng Bảo hiểm Trị giá bằng tiền mặt hoặc Hợp đồng Bảo hiểm Niên Kim) nhưng không vượt quá 1.000.000 USD (“Những Tài khoản Giá trị Thấp hơn”)

1. Tìm kiếm Hồ sơ Điện tử. Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo phải rà soát những dạng dữ liệu điện tử do Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo duy trì có bất kỳ dấu hiệu Hoa Kỳ nào sau đây:

a) Xác định Chủ Tài khoản là công dân hoặc thường trú nhân Hoa Kỳ;

b) Chỉ dẫn rõ ràng nơi sinh là Hoa Kỳ;

c) Địa chỉ thư tín hoặc địa chỉ cư trú hiện tại là Hoa Kỳ (bao gồm hộp thư Hoa Kỳ );

d) Số điện thoại hiện tại của Hoa Kỳ;

e) Chỉ thị định kỳ chuyển tiền vào tài khoản được duy trì tại Hoa Kỳ;

f) Giấy ủy quyền có hiệu lực gần đây hoặc ủy quyền ký tên cho người có địa chỉ ở Hoa Kỳ; hoặc

g) Trong địa chỉ duy nhất mà Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo có trên hồ sơ của Chủ Tài khoản có kèm theo từ “nhờ chuyển hộ” hoặc “giữ thư”. Đối với Tài khoản Cá Nhân Có sẵn là Tài khoản Giá trị Thấp hơn, địa chỉ “nhờ chuyển hộ” ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ hoặc địa chỉ “giữ thư” sẽ không được xem là có dấu hiệu Hoa Kỳ.

2. Trường hợp không phát hiện được dấu hiệu Hoa Kỳ nào nêu tại điểm B(1) của Mục này trong khi tìm kiếm hồ sơ điện tử, Tổ chức Tài chính Báo cáo không cần thực hiện thủ tục tiếp theo cho đến một sự thay đổi tình trạng dẫn đến việc phát hiện một hoặc nhiều dấu hiệu Hoa Kỳ liên quan đến một tài khoản, hoặc tài khoản trở thành Tài Khoản Giá trị Cao theo quy định tạo Khoản D của Mục này.

3. Trường hợp phát hiện được dấu hiệu Hoa Kỳ nào nêu tại điểm B(1) của Mục này trong khi tìm kiếm hồ sơ điện tử, hoặc có sự thay đổi tình trạng dẫn đến việc phát hiện một hoặc nhiều dấu hiệu Hoa Kỳ liên quan đến một tài khoản, Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo phải xem tài khoản đó là Tài Khoản phải Báo cáo Hoa Kỳ trừ khi Tổ chức này lựa chọn áp dụng điểm B(4) của Mục này và áp dụng một ngoại lệ trong điểm này đối vào tài khoản nói trên.

4. Mặc dù phát hiện dấu hiệu Hoa Kỳ theo điểm B(1) của Mục này, Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo không cần phải xem một tài khoản là Tài Khoản phải Báo cáo Hoa Kỳ nếu:

a) Trường hợp thông tin Chủ Tài khoản rõ ràng cho thấy nơi sinh là Hoa Kỳ, Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo thu được, hoặc đã xem xét trước và duy trì hồ sơ của:

(1) Đơn tự xác nhận Chủ Tài khoản không phải là công dân hoặc thường trú nhân Hoa Kỳ để nộp thuế (có thể dùng mẫu IRS W-8 hoặc mẫu thỏa thuận tương tự);

(2) Hộ chiếu Phi Hoa Kỳ hoặc chứng từ do chính phủ khác cấp chứng minh quốc tịch của Chủ Tài khoản là một nước khác không phải Hoa Kỳ;

(3) Bản sao Giấy chứng nhận Chủ Tài khoản Mất Quốc tịch Hoa Kỳ hoặc đơn giải thích hợp lý về:

(a) Lý do Chủ Tài khoản không có giấy chứng nhận mặc dù đã từ bỏ quyền công dân Hoa Kỳ; hoặc

(b) Lý do Chủ Tài khoản không mang quốc tịch Hoa Kỳ lúc sinh ra.

b) Nếu thông tin Chủ Tài khoản có địa chỉ thư tín hoặc địa chỉ cư trú hiện tại là Hoa Kỳ hoặc một hoặc nhiều số điện thoại Hoa Kỳ là những số điện thoại duy nhất liên quan đến tài khoản, Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo thu được, hoặc đã xem xét trước và duy trì hồ sơ của:

(1) Đơn tự xác nhận Chủ Tài khoản không phải là công dân hoặc thường trú nhân Hoa Kỳ để nộp thuế (có thể dùng mẫu IRS W-8 hoặc mẫu thỏa thuận tương tự);

(2) Chứng từ xác định Chủ Tài khoản không mang dấu hiệu Hoa Kỳ theo quy định tại Khoản D Mục VI của Phụ lục I.

c) Nếu thông tin Chủ Tài khoản có Chỉ thị định kỳ chuyển tiền vào một tài khoản được duy trì tại Hoa Kỳ, Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo thu được, hoặc đã xem xét trước và duy trì hồ sơ của:

(1) Đơn tự xác nhận Chủ Tài khoản không phải là công dân hoặc thường trú nhân Hoa Kỳ để nộp thuế (có thể dùng mẫu IRS W-8 hoặc mẫu thỏa thuận tương tự);

(2) Chứng từ xác định Chủ Tài khoản không mang dấu hiệu Hoa Kỳ theo quy định tại Khoản D Mục VI của Phụ lục I.

d) Nếu thông tin Chủ Tài khoản có một giấy ủy quyền có hiệu lực gần đây hoặc ủy quyền ký tên cho người có địa chỉ ở Hoa Kỳ, có một địa chỉnhờ chuyển hộ” hoặc “giữ thư” là địa chỉ duy nhất được xác định cho Chủ Tài khoản, hoặc có một hoặc nhiều số điện thoại (nếu một số điện thoại không phải từ Hoa Kỳ cũng có liên quan đến tài khoản), Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo thu được, hoặc đã xem xét trước và duy trì hồ sơ của:

(1) Đơn tự xác nhận Chủ Tài khoản không phải là công dân hoặc thường trú nhân Hoa Kỳ để nộp thuế (có thể dùng mẫu IRS W-8 hoặc mẫu thỏa thuận tương tự); hoặc

(2) Chứng từ xác định Chủ Tài khoản không mang dấu hiệu Hoa Kỳ theo quy định tại Khoản D Mục VI của Phụ lục I.

C. Thủ tục bổ sung áp dụng đối với Những Tài khoản Cá nhân Có sẵn là Tài khoản Giá trị Thấp hơn

1. Việc rà soát dấu hiệu Hoa Kỳ Những Tài khoản Cá nhân Có sẵn là Tài khoản Giá trị Thấp hơn phải hoàn thành trong vòng hai năm để từ Ngày xác định.

2. Nếu có sự thay đổi hoàn cảnh liên quan đến một Tài khoản Cá Nhân Có sẵn là Tài khoản Giá trị Thấp hơn làm xuất hiện một hoặc nhiều dấu hiệu Hoa Kỳ nêu tại điểm B(1) của Mục này liên quan đến tài khoản, Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo phải xem tài khoản đó là Tài Khoản phải Báo cáo Hoa Kỳ trừ khi Tổ chức này lựa chọn áp dụng điểm B(4) của Mục này.

3. Ngoại trừ Tài khoản Nhận Tiền gửi quy định trong điểm A(4) của Mục này, bất kỳ Tài khoản Cá Nhân Có sẵn nào được xác định là Tài Khoản phải Báo cáo Hoa Kỳ theo Mục này phải được xem là Tài Khoản phải Báo cáo Hoa Kỳ trong những năm tiếp theo, trừ khi Chủ Tài khoản không còn là Cá nhân/Tổ chức Hoa Kỳ Đặc định.

D. Tăng cường Thủ tục Rà soát Những Tài khoản Cá nhân Có sẵn với Số dư hoặc Giá trị vượt quá 1.000.000 USD kể từ Ngày xác định, hoặc ngày 31 tháng 12 của năm sau Ngày xác định hoặc các năm tiếp theo (“Tài Khoản Giá trị Cao”).

1. Tìm kiếm Hồ sơ Điện tử. Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo phải rà soát những dạng dữ liệu điện tử do Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo duy trì có bất kỳ dấu hiệu Hoa Kỳ nào quy định tại điểm B(1) của Mục này:

2. Tìm kiếm Hồ sơ Giấy. Nếu cơ sở dữ liệu dạng điện tử của Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo bao gồm các lĩnh vực phục cụ cho và bao gồm tất cả thông tin quy định tại điểm D(3) của Mục này, thì không cần phải tìm kiếm hồ sơ giấy. Nếu dữ liệu điện tử không bao gồm tất cả thông tin này, thì đối với Tài Khoản Giá trị Cao, Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo phải rà soát hồ sơ gốc khách hàng hiện tại, trong phạm vi không có trong hồ sơ gốc khách hàng hiện tại, những tài liệu liên quan đến tài khoản sau đây và do Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo thu thập được trong vòng năm năm gần đây để tìm dấu hiệu Hoa Kỳ theo quy định trong điểm B(1) của Mục này:

a) Những chứng từ gần đây nhất được thu thập liên quan đến tài khoản;

b) Hợp đồng hoặc chứng từ mở tài khoản gần đây nhất;

c) Chứng từ gần đây nhất mà Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo thu thập được căn cứ vào Thủ tục AML/KYC (Phòng chống rửa tiền và Nhận biết khách hàng) hoặc cho các mục đích quản lý khác;

d) Bất kỳ giấy ủy quyền hoặc mẫu chữ ký ủy quyền đang có hiệu lực; và

e) Bất kỳ Chỉ thị định kỳ chuyển tiền nào đang có hiệu lực.

3. Những ngoại lệ trường hợp Cơ sở dữ liệu chứa Thông tin đầy đủ. Một Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo không phải thực hiện tìm kiếm hồ sơ giấy theo quy định tại khoản D(2) của Mục này nếu những thông tin dạng điện tử của Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo đó bao gồm những thông tin sau:

a) Tình trạng quốc tịch hoặc cư trú của Chủ Tài khoản;

b) Địa chỉ cư trú và địa chỉ thư tín của Chủ Tài khoản xuất hiện trong hồ sơ của Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo;

c) Số điện thoại của Chủ Tài khoản xuất hiện trong hồ sơ, nếu có, của Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo;

d) Dù có Chỉ thị định kỳ chuyển tiền từ một tài khoản sang một tài khoản khác hay không (bao gồm một tài khoản ở chi nhánh khác của Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo hoặc một Tổ chức Tài chính khác);

e) Dù Chủ Tài khoản có địa chỉ “nhờ chuyển hộ” hoặc “giữ thư” hay không; và

f) Dù có một giấy ủy quyền hoặc giấy ủy quyền ký tên cho tài khoản hay không.

4. Điều tra Chuyên viên Quan hệ Khách hàng về Hiểu biết Thực tế. Bên cạnh việc tìm kiếm hồ sơ điện tử và tìm kiếm hồ sơ giấy như trên, Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo phải xem  Tài khoản Báo cáo Hoa Kỳ là Tài Khoản Giá trị Cao được giao cho một chuyên viên quan hệ khách hàng (bao gồm bất kỳ Tài khoản Tài chính nào tổng hợp với Tài Khoản Giá trị Cao đó) nếu chuyên viên quan hệ khách hàng có hiểu biết thực tế rằng Chủ Tài khoản là Cá nhân/Tổ chức Hoa Kỳ Đặc định.

5. Ảnh hưởng của việc phát hiện dấu hiệu Hoa Kỳ.     

a) Nếu không phát hiện được dấu hiệu Hoa Kỳ nêu tại điểm B(1) của Mục này trong quá trình rà soát tăng cường Tài Khoản Giá trị Cao nêu trên, và kết luận tài khoản không thuộc sở hữu của một Cá nhân/Tổ chức Hoa Kỳ Đặc định theo điểm D(4) của Mục này, thì tài khoản đó không bị rà soát tiếp trừ khi có sự thay đổi tình trạng làm phát sinh một hoặc nhiều dấu hiệu Hoa Kỳ liên quan đến tài khoản.

b) Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu Hoa Kỳ nào nêu tại điểm B(1) của Mục này trong quá trình rà soát tăng cường Tài Khoản Giá trị Cao nêu trên, hoặc nếu có sự thay đổi tình trạng làm phát sinh một hoặc nhiều dấu hiệu Hoa Kỳ liên quan đến tài khoản, thì Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo phải xem tài khoản đó là Tài Khoản Báo cáo Hoa Kỳ  trừ khi Tổ chức này lựa chọn áp dụng điểm B(4) của Mục này và áp dụng một ngoại lệ trong điểm này đối vào tài khoản nói trên.

c) Ngoại trừ Tài khoản Nhận Tiền gửi quy định tại điểm A(4) của Mục này, bất kỳ Tài khoản Cá Nhân Có sẵn nào được xác định là Tài Khoản phải Báo cáo Hoa Kỳ theo Mục này phải được xem là Tài Khoản phải Báo cáo Hoa Kỳ trong những năm tiếp theo, trừ khi Chủ Tài khoản không còn là Cá nhân/Tổ chức Hoa Kỳ Đặc định.

E. Các Thủ tục Bổ sung áp dụng đối với các Tài Khoản Giá trị Cao.

1. Nếu một Tài khoản Cá Nhân Có sẵn là Tài Khoản Giá trị Cao kể từ Ngày xác định, Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo phải hoàn thành các thủ tục rà soát tăng cường nêu tại Khoản D của Mục này đối với tài khoản đó trong vòng một năm kể từ Ngày xác định. Nếu căn cứ vào kết quả rà soát tài khoản này được xác định là Tài Khoản phải Báo cáo Hoa Kỳ vào ngày hoặc trước ngày 31 tháng 12 năm dương lịch của Ngày xác định, Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo phải gửi báo cáo đầu tiên những thông tin cần thiết về tài khoản trong năm dương lịch đó và gửi báo cáo thường niên trong những năm tiếp theo. Đối với tài khoản được xác định là Tài Khoản phải Báo cáo Hoa Kỳ sau ngày 31 tháng 12 năm dương lịch của Ngày xác định, Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo không cần phải gửi báo cáo những thông tin cần thiết về tài khoản trong năm dương lịch đó, nhưng phải gửi báo cáo thường niên trong những năm tiếp theo.

2. Nếu một Tài khoản Cá Nhân Có sẵn không phải là Tài Khoản Giá trị Cao kể từ Ngày xác định, nhưng trở thành Tài Khoản Giá trị Cao kể từ ngày cuối cùng của năm dương lịch sau Ngày xác định hoặc của năm dương lịch tiếp theo, Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo phải hoàn thành thủ tục rà soát tăng cường nêu tại Khoản D của Mục này đối với tài khoản đó trong vòng sáu tháng kể từ ngày cuối cùng của năm dương lịch mà tài khoản trở thành Tài Khoản Giá trị Cao. Nếu căn cứ vào kết quả rà soát tài khoản này được xác định là Tài Khoản phải Báo cáo Hoa Kỳ, Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo phải gửi báo cáo những thông tin cần thiết về tài khoản trong năm mà tài khoản được xác định là Tài khoản phải Báo cáo Hoa Kỳ và gửi báo cáo thường niên trong những năm tiếp theo, trừ khi Chủ Tài khoản không còn là Cá nhân/Tổ chức Hoa Kỳ Đặc định.

3. Khi một Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo áp dụng thủ tục rà soát tăng cường nêu tại Khoản D của Mục này đối với một Tài Khoản Giá trị Cao, Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo đó không phải áp dụng lại thủ tục này đối với cùng Tài Khoản Giá trị Cao trong những năm tiếp theo, ngoại trừ việc điều tra chuyên viên quan hệ khách hàng quy định tại điểm D(4) của Mục này.

4. Trường hợp có sự thay đổi dẫn đến việc phát dinh một hoặc nhiều dấu hiệu Hoa Kỳ nêu tại điểm B(1) liên quan đến tài khoản đó, Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo phải xem tài khoản đó là Tài Khoản Báo cáo Hoa Kỳ trừ khi Tổ chức này lựa chọn áp dụng điểm B(4) của Mục này và áp dụng một ngoại lệ trong điểm này đối vào tài khoản nói trên.

5. Mỗi Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo phải thực hiện thủ tục để đảm bảo rằng chuyên viên quan hệ khách hàng xác định được sự thay đổi tình trạng của tài khoản. Ví dụ, nếu một chuyên viên quan hệ khách hàng được thông báo rằng Chủ Tài khoản có địa chỉ thư tín mới ở Hoa Kỳ, Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo phải xem địa chỉ mới là một sự thay đổi tình trạng và, nếu Tổ chức này lựa chọn áp dụng điểm B(4) của Mục này, nó phải thu thập tài liệu thích hợp từ Chủ Tài khoản.

F.  Tài khoản Cá nhân Có sẵn được Ghi nhận cho những Mục đích khác. Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo nào trước đây đã thu thập được tài liệu từ một Chủ Tài khoản để thiết lập tình trạng Chủ Tài khoản và xác định Chủ Tài khoản đó không phải là công dân Hoa Kỳ hoặc thường trú nhân Hoa Kỳ để thực hiện nghĩa vụ tổ chức trung gian đủ tiêu chuẩn, đối tác nước ngoài khấu trừ thay, hoặc thỏa thuận ủy thác nước ngoài khấu trừ thay với IRS, hoặc để thực hiện nghĩa vụ theo Chương 61 của Tiêu đề 26 của Bộ luật Hoa Kỳ, thì không phải tuân theo thủ tục nêu tại điểm B(1) của Mục này đối với Tài khoản Giá trị Thấp hơn hoặc từ điểm D(1) đến D(3) của Mục này đối với Tài Khoản Giá trị Cao.

III. Tài khoản Cá nhân Mới. Những quy tắc và thủ tục sau áp dụng với mục đích xác định các Tài Khoản Báo cáo Hoa Kỳ trong số những Tài khoản Tài chính thuộc sở hữu của các cá nhân và được mở sau Ngày xác định (“Những Tài khoản Cá nhân Mới”).

A. Những Tài khoản Không cần Đánh giá, Xác định, hoặc Báo cáo. Trừ khi Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo lựa chọn khác, tất cả Những Tài khoản Cá nhân Mới hoặc riêng biệt từng nhóm được xác định rõ ràng các tài khoản như vậy, nếu các quy tắc thực hiện ở Việt Nam quy định quyền lựa chọn này, Những Tài khoản Cá nhân Mới sau đây không cần đánh giá, xác định, hoặc báo cáo như Tài Khoản phải Báo cáo Hoa Kỳ:

1. Một Tài khoản Nhận Tiền gửi nếu số dư tài khoản này không vượt quá 50.000 USD vào cuối năm dương lịch hoặc kỳ báo cáo thích hợp khác.

2. Một Hợp đồng Bảo hiểm Trị giá bằng tiền mặt nếu Giá trị Tiền mặt không vượt quá .000 USD vào cuối năm dương lịch hoặc kỳ báo cáo thích hợp khác..

B. Những Tài khoản Cá nhân Mới khác. Đối với những Tài khoản Cá nhân Mới không được quy định trong Khoản A của Mục này, vào ngày mở tài khoản (hoặc trong vòng 90 ngày kể từ ngày cuối năm dương lịch khi tài khoản không còn được mô tả trong Khoản A của Mục này), Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo phải thu một đơn tự xác nhận, là một phần của hồ sơ mở tài khoản, cho phép Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo xác định Chủ Tài khoản có phải là thường trú nhân Hoa Kỳ phải đóng thuế hay không (một công dân Hoa Kỳ được coi là thường trú nhân Hoa Kỳ phải đóng thuế ngay cả khi Chủ Tài khoản đồng thời là thường trú nhân đóng thuế tại một Thành viên FATCA khác) và xác nhận đơn tự xác nhận là hợp lý dựa trên những thông tin của Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo liên quan đến việc mở tài khoản, bao gồm những tài liệu thu được theo Thủ tục AML/KYC.

1. Nếu đơn tự xác nhận xác định rằng Chủ Tài khoản là thường trú nhân Hoa Kỳ phải đóng thuế, Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo phải xem tài khoản đó là Tài Khoản phải Báo cáo Hoa Kỳ và thu đơn tự xác nhận bao gồm mã số thuế Hoa Kỳ của Chủ Tài khoản (có thể là mẫu IRS  W-9 hoặc mẫu đơn thỏa thuận tương tự khác).

2. Nếu phát sinh sự thay đổi tình trạng của một Tài khoản Cá nhân Mới mà Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo biết, và có lý do để biết rằng, rằng đơn tự xác nhận ban đầu không còn chính xác và không đáng tin cậy, Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo không thể dựa vào đơn tự xác nhận ban đầu và phải yêu cầu một đơn tự xác nhận hợp lệ xác định Chủ Tài khoản có phải là công dân hoặc thường trú nhân Hoa Kỳ phải đóng thuế hay không. Nếu Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo không nhận được đơn tự xác nhận hợp lệ, Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo đó phải xem tài khoản đó là Tài Khoản phải Báo cáo Hoa Kỳ.

IV. Tài khoản Tổ chức Có sẵn. Những quy tắc và thủ tục sau áp dụng với mục đích xác định các Tài Khoản Báo cáo Hoa Kỳ và những tài khoản thuộc sở hữu của những Tổ chức Tài chính Không Tuân thủ trong số những Tài khoản Có sẵn thuộc sở hữu của các Tổ chức “Những Tài khoản Tổ chức Có sẵn”).

A. Những Tài khoản Tổ chức Không cần Đánh giá, Xác định, hoặc Báo cáo. Trừ khi Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo lựa chọn khác, tất cả Những Tài khoản Cá nhân Có sẵn hoặc riêng biệt từng nhóm được xác định rõ ràng các tài khoản như vậy, nếu các quy tắc thực hiện ở Việt Nam quy định quyền lựa chọn này, Những Tài khoản Cá nhân Có sẵn với số dư tài khoản hoặc giá trị  không vượt quá 250.000 USD kể từ Ngày xác định không cần đánh giá, xác định, hoặc báo cáo như Tài Khoản phải Báo cáo Hoa Kỳ cho đến khi số dư tài khoản hoặc giá trị  vượt quá 1.000.000 USD.

B. Những Tài khoản Tổ chức bị Rà soát. Một Tài khoản Tổ chức Có sẵn với số dư tài khoản hoặc giá trị  vượt quá 250.000 USD kể từ Ngày xác định, và một Preexisting Entity Account không vượt quá 250.000 USD kể từ Ngày xác định nhưng vượt quá 1.000.000 USD kể từ năm dương lịch sau Ngày xác định hoặc bất kỳ năm dương lịch tiếp theo nào, bị rà soát theo thủ tục quy định tại Khoản D của Mục này.

C. Tài khoản Tổ chức phải Báo cáo. Đối với những Tài khoản Tổ chức Có sẵn nêu tại Khoản B của Mục này, chỉ những tài khoản nào thuộc sở hữu của một hoặc nhiều Tổ chức là Tổ chức Hoa Kỳ Đặc Định, hoặc của một Tổ chức phi tài chính nước ngoài Bị động (NFFEs Bị động) có một hoặc nhiều Người Giám sát là công dân hoặc thường trú nhân Hoa Kỳ, được xem là những Tài khoản Báo cáo Hoa Kỳ. Ngoài ra, những tài khoản thuộc sở hữu của Tổ chức Tài chính Không Tuân thủ được xem là những tài khoản được thanh toán  nêu tại điểm 1(b) Điều 4 của Hiệp định này được báo cáo cho Người có Thẩm quyền của Việt Nam.

D. Thủ tục Rà soát Xác định Tài khoản Tổ chức phải Báo cáo. Đối với những Tài khoản Tổ chức Có sẵn nêu tại Khoản B của Mục này, Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo phải áp dụng thủ tục rà soát sau đây để xác định xem tài khoản có thuộc sở hữu của một hoặc nhiều chức Hoa Kỳ Đặc Định, Tổ chức phi tài chính nước ngoài Bị động có một hoặc nhiều Người Giám sát là công dân hoặc thường trú nhân Hoa Kỳ, hoặc Tổ chức Tài chính Không Tuân thủ hay không:

1. Xác định Tổ chức là Tổ chức Hoa Kỳ Đặc Định.

a) Rà soát thông tin được duy trì nhằm mục đích quản lý hoặc quan hệ khách hàng (bao gồm thông tin từ Thủ tục AML/KYC) để xác định thông tin Chủ Tài khoản có phải là Tổ chức Hoa Kỳ không. Đối với mục đích này, thông tin chỉ ra việc Chủ Tài khoản là Tổ chức Hoa Kỳ bao gồm nơi thành lập hoặc nơi tổ chức, hoặc địa chỉ Hoa Kỳ.

b) Nếu thông tin chỉ ra rằng Chủ Tài khoản là Tổ chức Hoa Kỳ, Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo phải xem tài khoản đó là Tài khoản Báo cáo Hoa Kỳ trừ khi nó nhận được đơn tự xác nhận từ Chủ Tài khoản (có thể là mẫu IRS W-8 hoặc W-9, hoặc mẫu đơn thỏa thuận tương tự), hoặc xác định một cách hợp lý dựa trên thông tin mà nó sở hữu hoặc công bố công khai, rằng Chủ Tài khoản không phải là Tổ chức Hoa Kỳ Đặc định.

2. Xác định Tổ chức Phi Hoa Kỳ là Tổ chức Tài chính.

a) Rà soát thông tin được duy trì nhằm mục đích quản lý hoặc quan hệ khách hàng (bao gồm thông tin từ Thủ tục AML/KYC) để xác định thông tin Chủ Tài khoản có phải là Tổ chức Tài chính không.

b) Nếu thông tin đó chỉ ra rằng Chủ Tài khoản là Tổ chức Tài chính, hoặc Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo xác nhận Mã số nhận dạng trung gian toàn cầu trên danh sách IRS FFI được công bố, thì tài khoản đó không phải là Tài Khoản phải Báo cáo Hoa Kỳ.

3. Xác định Tổ chức Tài chính là Tổ chức Tài chính Không Tuân thủ, Khoản thanh toán không phải Báo cáo tổng hợp theo Điểm 1(b) Điều 4 của Hiệp định này.

a) Căn cứ vào điểm D(3)(b) của Mục này, Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo có thể xác định Chủ Tài khoản là Tổ chức Tài chính Việt Nam hoặc Tổ chức Tài chính của Thành viên FATCA khác nếu Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo xác định một cách hợp lý rằng Chủ Tài khoản là Tổ chức Tài chính dựa trên Mã số nhận dạng trung gian toàn cầu trên danh sách IRS FFI được công bố hoặc thông tin khác được công khai hoặc thuộc sở hữu của Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo, nếu có. Trong trường hợp này, tài khoản này không tiếp tục bị rà soát, xác định, hoặc phải báo cáo.

b) Nếu Chủ Tài khoản là Tổ chức Tài chính Việt Nam hoặc Tổ chức Tài chính Thành viên FATCA được IRS xem là Tổ chức Tài chính Không Tuân thủ, thì tài khoản đó không phải là Tài Khoản phải Báo cáo Hoa Kỳ, nhưng những khoản thanh toán cho Chủ Tài khoản phải được báo cáo như quy định tại điểm 1(b) Điều 4 của Hiệp định này.

c) Nếu Chủ Tài khoản là không phải là Tổ chức Tài chính Việt Nam hoặc Tổ chức Tài chính Thành viên FATCA, thì Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo phải xem Chủ Tài khoản là Tổ chức Tài chính Không Tuân thủ mà những khoản thanh toán cho Tổ chức này phải được báo cáo như quy định tại điểm 1(b) Điều 4 của Hiệp định này, trừ khi Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo:

(1) Nhận được một đơn tự xác nhận (có thể là mẫu IRS W-8 hoặc mẫu đơn thỏa thuận tương tự) từ Chủ Tài khoản rằng nó là một FFI tuân thủ đạt tiêu chuẩn, hoặc một chủ sở hữu có quyền thụ hưởng, phù hợp với những điều khoản quy định trong Quy định của Bộ Ngân khố Hoa Kỳ; hoặc

(2) Xác nhận Mã số nhận dạng trung gian toàn cầu trên danh sách IRS FFI đã công bố đối với một FFI tuân thủ hoặc FFI tuân thủ đã đăng ký.

4. Xác định Tài khoản thuộc sở hữu của một NFFE là Tài Khoản phải Báo cáo Hoa Kỳ Đối với một Chủ Tài khoản của một Tài khoản Tổ chức Có sẵn được xác định không phải là Tổ chức Hoa Kỳ hoặc Tổ chức Tài chính, Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo phải xác định (i) Chủ Tài khoản có Người Giám sát hay không, (ii) Chủ Tài khoản có phải là NFFE Bị động hay không, và (iii) có Người Giám sát nào của Chủ Tài khoản là công dân hoặc thường trú nhân Hoa Kỳ hay không. Khi xác định những điều trên, Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo phải tuân thủ hướng dẫn từ điểm D(4)(a) đến D(4)(d) của Mục này theo thứ tự phù hợp nhất tùy từng trường hợp.

a) Để xác định Người Giám sát của một Chủ Tài khoản, Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo có thể dựa vào thông tin thu thập và duy trì căn cứ vào Thủ tục AML/KYC.

b) Để xác định Chủ Tài khoản có phải là NFFE Bị động hay không, Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo phải nhận một đơn tự xác nhận (có thể là mẫu IRS W-8 hoặc mẫu đơn thỏa thuận tương tự) từ Chủ Tài khoản để thiết lập tình trạng, trừ khi thông tin được công khai hoặc thuộc sở hữu của Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo, dựa vào việc có thể xác định hợp lý rằng Chủ Tài khoản có phải là NFFE Chủ động hay không.

c) Để xác định Người Giám sát của NFFE Bị động có phải là công dân hoặc thường trú nhân Hoa Kỳ phải đóng thuế hay không, Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo có thể dựa vào:

(1) Thông tin được thu thập và duy trì dựa trên Thủ tục AML/KYC trường hợp một Tài khoản Tổ chức Có sẵn thuộc sở hữu của một hoặc nhiều NFFEs có số dư tài khoản hoặc giá trị không vượt quá 1.000.000 USD; hoặc  

(2) Một đơn tự xác nhận (có thể là mẫu IRS W-8 hoặc mẫu đơn thỏa thuận tương tự) từ Chủ Tài khoản hoặc Người Giám sát đó trường hợp một Tài khoản Tổ chức Có sẵn thuộc sở hữu của một hoặc nhiều NFFEs có số dư tài khoản hoặc giá trị không vượt quá 1.000.000 USD.

d) Nếu bất kỳ Người Giám sát của một NFFE Bị động nào là công dân hoặc thường trú nhân Hoa Kỳ, tài khoản đó được xem là Tài khoản Báo cáo Hoa Kỳ.

E. Thời gian Rà soát và Thủ tục Bổ sung áp dụng đối với những Tài khoản Tổ chức Có sẵn.

1. Việc rà soát Tài khoản Tổ chức Có sẵn với số dư tài khoản hoặc giá trị vượt quá 250.000 USD kể từ Ngày xác định phải được hoàn thành trong vòng hai năm kể từ Ngày xác định.

2. Việc rà soát Tài khoản Tổ chức Có sẵn với số dư tài khoản hoặc giá trị không vượt quá 250.000 USD kể từ Ngày xác định nhưng vượt quá 1.000.000 USD kể từ ngày 31 tháng 12 của năm dương lịch sau Ngày xác định hoặc bất kỳ năm tiếp theo nào, phải được hoàn thành trong vòng sáu tháng sau ngày cuối năm dương lịch mà dư tài khoản hoặc giá trị vượt quá 1.000.000 USD.

3. Nếu có sự thay đổi tình trạng đối với Tài khoản Tổ chức Có sẵn mà Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo biết, hoặc có lý do để biết rằng, rằng đơn tự xác nhận ban đầu không còn chính xác và không đáng tin cậy, Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo phải xác định lại tình trạng tài khoản phù hợp với thủ tục quy định trong Khoản D của Mục này.  

V. Những Tài khoản Tổ chức Mới. Những quy tắc và thủ tục sau áp dụng với mục đích xác định các Tài Khoản Báo cáo Hoa Kỳ và những tài khoản thuộc sở hữu của những Tổ chức Tài chính Không Tuân thủ trong số những Tài khoản Có sẵn thuộc sở hữu của các Tổ chức và mở sau Ngày xác định (“Những Tài khoản Tổ chức Mới”).

A. Những Tài khoản Tổ chức Không cần Đánh giá, Xác định, hoặc Báo cáo. Trừ khi Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo lựa chọn khác, tất cả Những Tài khoản Cá nhân Có sẵn hoặc riêng biệt từng nhóm được xác định rõ ràng các tài khoản như vậy, nếu các quy tắc thực hiện ở Việt Nam quy định quyền lựa chọn này, một tài khoản tín dụng hoặc một cơ sở tín dụng liên quan được xem là Tài khoản Tổ chức Mới không cần đánh giá, xác định, hoặc báo cáo với điều kiện Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo duy trì tài khoản đó thực hiện chính sách và thủ tục ngăn chặn việc số dư tài khoản của Chủ Tài khoản vượt quá 50.000 USD.

B. Những Tài khoản Tổ chức Mới khác. Đối với Tài khoản Tổ chức Mới không được nêu trong Khoản A của Mục này, Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo phải xác định liệu Chủ Tài khoản có phải là: (i) một Cá nhân/Tổ chức Hoa Kỳ Đặc Định; (ii) một Tổ chức Tài chính Việt Nam hoặc Tổ chức Tài chính Thành viên FATCA; (iii) một FFI tuân thủ, một FFI tuân thủ, hoặc một chủ sở hữu có quyền thụ hưởng, phù hợp với các điều khoản của Quy định của Bộ Ngân khố Hoa Kỳ; hoặc (iv) một NFFE Chủ động hoặc NFFE Bị động.

1. Căn cứ vào điểm B(2) của Mục này, Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo có thể xác định Chủ Tài khoản là NFFE Chủ động, Tổ chức Tài chính Việt Nam hoặc Tổ chức Tài chính của Thành viên FATCA khác nếu Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo xác định một cách hợp lý rằng Chủ Tài khoản là Tổ chức Tài chính dựa trên Mã số nhận dạng trung gian toàn cầu trên danh sách IRS FFI được công bố hoặc thông tin khác được công khai hoặc thuộc sở hữu của Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo, nếu có.

2. Nếu Chủ Tài khoản là Tổ chức Tài chính Việt Nam hoặc Tổ chức Tài chính Thành viên FATCA được IRS xem là Tổ chức Tài chính Không Tuân thủ, thì tài khoản đó không phải là Tài Khoản phải Báo cáo Hoa Kỳ, nhưng những khoản thanh toán cho Chủ Tài khoản phải được báo cáo như quy định tại điểm 1(b) Điều 4 của Hiệp định này.

3. Trong tất cả những trường hợp khác, Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo phải nhận một đơn tự xác nhận từ Chủ Tài khoản để thiết lập tình trạng của Chủ Tài khoản. Dựa trên đơn tự xác nhận, những quy tắc sau được áp dụng:

a) Nếu thông tin chỉ ra rằng Chủ Tài khoản là Cá nhân/Tổ chức Hoa Kỳ, Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo phải xem tài khoản đó là Tài khoản Báo cáo Hoa Kỳ.

b) Nếu Chủ Tài khoản là NFFE Bị động, Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo phải xác định rằng Người Giám sát theo quy định của Thủ tục AML/KYC, và phải xác định liệu có Người giám sát nào là công dân hoặc thường trú nhân Hoa Kỳ dựa trên đơn tự xác nhận từ Chủ Tài khoản hoặc người đó. b) Nếu người nào là công dân hoặc thường trú nhân Hoa Kỳ, Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo phải xem tài khoản đó là Tài khoản Báo cáo Hoa Kỳ.

c) Nếu Chủ Tài khoản là:  (i) một Tổ chức Hoa Kỳ không phải là Tổ chức Hoa Kỳ Đặc Định; (ii) phù hợp với điểm B(2)(d) của Mục này, một Tổ chức Tài chính Việt Nam hoặc Tổ chức Tài chính Thành viên FATCA; (iii) một FFI tuân thủ, một FFI tuân thủ, hoặc một chủ sở hữu có quyền thụ hưởng, phù hợp với các điều khoản của Quy định của Bộ Ngân khố Hoa Kỳ; hoặc (iv) một NFFE Chủ động hoặc (v) một NFFE Bị động không Người Giám sát nào là công dân hoặc thường trú nhân Hoa Kỳ, thì tài khoản đó không phải là Tài khoản Báo cáo Hoa Kỳ, và không cần phải báo cáo.

d) Nếu Chủ Tài khoản là Tổ chức Tài chính Không Tuân thủ (bao gồm Tổ chức Tài chính Việt Nam hoặc Tổ chức Tài chính Thành viên FATCA được IRS xem là Tổ chức Tài chính Không Tuân thủ), thì tài khoản đó không phải là Tài Khoản phải Báo cáo Hoa Kỳ, nhưng những khoản thanh toán cho Chủ Tài khoản phải được báo cáo như quy định tại điểm 1(b) Điều 4 của Hiệp định này.

VI. Quy tắc Đặc biệt và Định nghĩa. Những quy tắc bổ sung và định nghĩa sau đây áp dụng để thực hiện thủ tục rà soát đặc biệt như mô tả trên đây:

A. Dựa vào Đơn tự xác nhận và Chứng từ. Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo có thể dựa vào một đơn tự xác nhận hoặc chứng từ nếu Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo biết hoặc có lý do để biết rằng đơn tự xác nhận hoặc chứng từ đó là không chính xác hoặc không đáng tin cậy.

B. Định nghĩa. Những định nghĩa sau đây áp dụng trong phạm vi Phụ lục I.

1. Thủ tục AML/KYC. “Thủ tục AML/KYC” là thủ tục rà soát đặc biệt khách hàng của một Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo căn cứ vào quy định phòng chống rửa riền và yêu cầu tương tự của Việt Nam mà Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo phải tuân thủ.

2. NFFE. “NFFE” là bất kỳ Tổ chức Phi Hoa Kỳ không phải là một FFI nêu tại Quy định của Bộ Ngân khố Hoa Kỳ liên quan hoặc một Tổ chức quy định tại điểm B(4)(j) của Mục này, và cũng bao gồm bất kỳ Tổ chức Phi Hoa Kỳ nào được thành lập tại Việt Nam hoặc một Thành viên FATCA khác và không phải là Tổ chức Tài chính.

3. NFFE Bị động. Một “NFFE Bị động” là bất kỳ NFFE nào không phải là (i) NFFE Chủ động, hoặc (ii) đối tác nước ngoài khấu trừ thay hoặc quỹ tín thác nước ngoài khấu trừ thay căn cứ vào Quy định của Bộ Ngân khố Hoa Kỳ.

4. NFFE Chủ động. Một “NFFE Chủ động” là bất kỳ NFFE nào đáp ứng một trong những tiêu chí sau:

a) Dưới 50 phần trăm tổng thu nhập trước thuế trong năm dương lịch liền trước hoặc kỳ báo cáo thích hợp khác của NFFE là thu nhập cố định và dưới 50 phần trăm tài sản do NFFE sở hữu trong năm dương lịch liền trước hoặc kỳ báo cáo thích hợp khác là tài sản tạo ra hoặc được sử dụng để tạo ra thu nhập cố định;

b) Cổ phiếu của NFFE thường xuyên được giao dịch trên thị trường chứng khoán có tổ chức hoặc NFFE là một Tổ chức Liên quan của một Tổ chức có cổ phiếu thường xuyên được giao dịch trên thị trường chứng khoán có tổ chức;

c) NFFE được thành lập trên Lãnh thổ Hoa Kỳ và tất cả chủ sở hữu của người thụ hưởng của tổ chức đó được coi là thường trú nhân ngay tình của Lãnh thổ đó;

d) NFFE là một chính phủ (trừ chính phủ Hoa Kỳ), một phân khu chính trị của chính phủ đó(để tránh nhầm lẫn, bao gồm bang, tỉnh, hạt, hoặc thành phố), hoặc một cơ quan nhà nước thực hiện chức năng của chính phủ đó hoặc một phân khu chính trị, một chính phủ của một vùng Lãnh thổ Hoa Kỳ, một tổ chức quốc tế, một ngân hàng phát hành trung ương Phi Hoa Kỳ, hoặc một Tổ chức thuộc sở hữu hoàn toàn của một hoặc nhiều đối tượng nêu trên;

e) Trên thực tế là tất cả các hoạt động của NFFE bao gồm việc sở hữu (toàn bộ hay một phần) cổ phiếu lưu hành của, hoặc tài trợ và cung cấp dịch vụ cho một hoặc nhiều công ty con tham gia giao dịch hoặc kinh doanh khác với hoạt động kinh doanh của một Tổ chức Tài chính, ngoại trừ trường hợp một Tổ chức không đạt tiêu chuẩn NFFE nếu Tổ chức đó hoạt động (hoặc giữ vai trò) như một quỹ đầu tư, như quỹ đầu tư riêng lẻ, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ mua lại bằng vốn vay, hoặc bất kỳ công cụ đầu tư nào nhằm mục đích mua lại hoặc tài trợ cấp vốn cho các công ty và sau đó nắm giữ cổ phần của những công ty đó như là tài sản vốn nhằm mục đích đầu tư;

f) NFFE vẫn chưa hoạt động kinh doanh và trước đó chưa từng hoạt động, nhưng đang đầu tư vốn vào các tài sản với mục đích hoạt động kinh doanh khác với hoạt động kinh doanh của Tổ chức Tài chính, với điều kiện NFFE đó vẫn chưa đạt yêu cầu để được loại trừ vào thời điểm sau mốc 24 tháng kể từ ngày thành lập NFFE đó;

g) NFFE không phải là Tổ chức Tài chính trong vòng năm năm trở lại đây, và đang trong quá trình thanh lý tài sản của mình hoặc đang tái cơ cấu với mục đích tiếp tục hoặc bắt đầu lại hoạt động kinh doanh khác với hoạt động kinh doanh của Tổ chức Tài chính;

h) NFFE chủ yếu tham gia vào các giao dịch cấp vốn và phòng vệ rủi ro với, hoặc cho, các Tổ chức Liên quan không phải là Tổ chức Tài chính, và không cung cấp vốn hoặc thực hiện phòng vệ rủi ro cho bất kỳ Tổ chức không phải là Tổ chức Liên quan, với điều kiện là nhóm bao gồm những Tổ chức Liên quan đó chủ yếu thực hiện hoạt động kinh doanh khác với hoạt động kinh doanh của một Tổ chức Tài chính;

i) NFFE là một “NFFE ngoại trừ” như được mô tả trong Quy định của Bộ Ngân khố Hoa Kỳ; hoặc

j) NFFE đáp ứng tất cả các yêu cầu sau:

i. Được thành lập và hoạt động theo quy định của vùng Thành viên FATCA cư trú chỉ phục vụ cho mục đích tôn giáo, từ thiện, khoa học, nghệ thuật, văn hóa, thể thao, hoặc giáo dục; hoặc được thành lập và hoạt động theo quy định của vùng Thành viên FATCA cư trú và là một tổ chức nghề nghiệp, hội doanh nghiệp, phòng thương mại, tổ chức lao động, tổ chức nông nghiệp và làm vườn, hội đoàn dân sự hoặc một tổ chức hoạt động chỉ vì mục tiêu thúc đẩy phúc lợi xã hội;

ii. Được miễn thuế thu nhập trong vùng Thành viên FATCA cư trú;

iii. Không có cổ đông hoặc thành viên có quyền hoặc có lợi ích đối với thu nhập hoặc tài sản của Tổ chức đó;

iv. Luật áp dụng cho Thành viên FATCA cư trú của NFFE hoặc hồ sơ thành lập NFFE không cho phép thu nhập hay tài sản bất kỳ của NFFE đó được phân chia cho, hoặc phục vụ lợi ích của, một cá nhân hoặc một Tổ chức phi từ thiện nếu không phải là phục vụ cho việc thực hiện các hoạt động từ thiện của NFFE đó, hoặc các khoản chi phí hợp lý cho các dịch vụ đã cung cấp, hoặc như các khoản thanh toán theo giá thị trường của tài sản của NFFE đã mua; và

v. Luật áp dụng cho NFFE của vùng Thành viên FATCA cư trú hoặc hồ sơ thành lập của NFFE yêu cầu, khi thanh lý và giải thể NFFE, tất cả tài sản được phân bổ cho cơ quan chính phủ hoặc tổ chức phi lợi nhuận khác, hoặc sung công cho chính phủ tại vùng Thành viên FATCA cư trú của NFFE hoặc bất kỳ phân khu chính trị trực thuộc.

5. Tài khoản Có sẵn. “Tài khoản Có sẵn” là một Tài khoản Tài chính do một Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo duy trì kể từ Ngày xác định.

6. Ngày xác định. “Ngày xác định” là ngày, có thể trước ngày có hiệu lực của Hiệp định này, mà Bộ Ngân khố Hoa Kỳ xác định không áp dụng quy định khấu trừ theo Mục 1471 của Bộ luật Thuế vụ Hoa Kỳ đối với Tổ chức Tài chính Việt Nam.Ngày xác định là: (a) ngày 30 tháng 6 năm 2014 trong trường hợp (i) một Thành viên FATCA đã ký hiệp định với Hoa Kỳ thực hiện và tạo thuận lợi thực hiện FATCA vào hoặc trước tháng 6 năm 2014, hoặc (ii) một Thành viên FATCA mà Bộ Ngân khố Hoa Kỳ đã xác định để ký kết hiệp định vào hoặc trước tháng 6 năm 2014, và được bổ sung vào danh sách các Thành viên FATCA của Bộ Ngân khố Hoa Kỳ, (b) ngày 30 tháng 11 năm 2014 trong trường hợp một Thành viên FATCA mà Bộ Ngân khố Hoa Kỳ xác định để tiến hành ký kết hiệp định vào hoặc sau ngày 1 tháng 7 năm 2014, và vào hoặc trước ngày 30 tháng 11 năm 2014, và được bổ sung vào danh sách các Thành viên FATCA của Bộ Ngân khố Hoa, hoặc (c) ngày ký kết Hiệp định này, đối với Thành viên FATCA khác. Ngày xác định đối với Việt Nam là ngày ký kết Hiệp định này.

c. Tổng Số dư Tài khoản và Quy tắc Quy đổi Ngoại tệ

1. Tổng hợp Tài khoản Cá nhân. Để xác định tổng số dư hoặc giá trị của Tài khoản Tài chính thuộc sở hữu của một cá nhân, Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo phải tổng hợp tất cả Tài khoản Tài chính do mình duy trì, hoặc do Tổ chức Liên quan duy trì, không chỉ trong phạm vi các hệ thống máy tính của mình liên quan đến Tài khoản Tài chính bằng cách tham chiếu đến một phần dữ liệu như mã số khách hàng hoặc mã số thuế, và cho phép tổng hợp số dư hoặc giá trị tài khoản hoặc giá trị. Mỗi chủ sở hữu Tài khoản Tài chính chung phải được phân bổ toàn bộ số dư hoặc giá trị của Tài khoản Tài chính chung để áp dụng các yêu cầu nêu tại Khoản 1.

2. Tổng hợp Tài khoản Tổ chức. Để xác định tổng số dư hoặc giá trị của Tài khoản Tài chính thuộc sở hữu của một Tổ chức, Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo phải xem xét tất cả Tài khoản Tài chính do mình duy trì, hoặc do Tổ chức Liên quan duy trì, không chỉ trong phạm vi các hệ thống máy tính của mình liên quan đến Tài khoản Tài chính bằng cách tham chiếu đến một phần dữ liệu như mã số khách hàng hoặc mã số thuế, và cho phép tổng hợp số dư tài khoản hoặc giá trị.

3. Quy tắc Tổng hợp Đặc biệt áp dụng đối với chuyên viên quan hệ khách hàng. Để xác định số dư hoặc giá trị tổng hợp của Tài khoản Tài chính thuộc sở hữu của một cá nhân để xác định một Tài khoản Tài chính có phải là Tài Khoản Giá trị Cao hay không, nếu một chuyên viên quan hệ khách hàng biết hoặc có lý do để biết rằng trường hợp một người cùng lúc trực tiếp hoặc gián tiếp sở hữu, kiểm soát hoặc thiết lập (ngoại trừ trường hợp ủy thác) nhiều Tài khoản Tài chính, Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo phải tổng hợp tất cả các tài khoản.

4. Quy tắc Chuyển đổi Tiền tệ. Để xác định số dư hoặc giá trị của Tài khoản Tài chính đã được xác định bằng một loại tiền tệ không phải đô la Mỹ, Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo phải chuyển đổi số tiền ngưỡng đô la Mỹ nêu tại Phụ lục I sang loại tiền này sử dụng tỷ giá giao ngày được công bố vào ngày cuối năm dương lịch trước năm mà Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo xác định số dư hoặc giá trị.

D. Chứng từ. Trong phạm vi của Phụ lục I, chứng từ được chấp nhận bao gồm một trong những tài liệu sau:

1. Giấy chứng nhận cư trú do cơ quan chính phủ có thẩm quyền cấp (ví dụ, chính phủ hoặc cơ quan chính phủ, hoặc thành phố) của Thành viên FATCA mà người thụ hưởng tuyên bố là thường trú nhân.

2. Đối với cá nhân, bất kỳ thẻ căn cứ hợp lệ nào do cơ quan chính phủ có thẩm quyền (ví dụ, chính phủ hoặc cơ quan chính phủ, hoặc thành phố) cấp bao gồm tên của cá nhân và thường được dùng với mục đích nhận dạng.  

3. Đối với Tổ chức, bất kỳ giấy tờ chính thức nào do cơ quan chính phủ có thẩm quyền (ví dụ, chính phủ hoặc cơ quan chính phủ, hoặc thành phố) cấp bao gồm tên Tổ chức và địa chỉ văn phòng chính trong Thành viên FATCA (hoặc Lãnh thổ Hoa Kỳ) nơi Tổ chức là thường trú nhân hoặc Thành viên FATCA (hoặc Lãnh thổ Hoa Kỳ) nơi Tổ chức được thành lập hoặc tổ chức.

4. Đối với Tài khoản Tài chính được duy trì trong vùng Thành viên FATCA có quy định về phòng chống rửa tiền do IRS chấp thuận liên quan đến Hiệp định QI (qu định tại Quy định của Bộ Ngân khố Hoa Kỳ), bất kỳ tài liệu nào ngoại trừ Mẫu W-8 hoặc W-9, nêu trong tài liệu đính kèm Hiệp định QI của Thành viên FATCA để xác định cá nhân hoặc tổ chức.

5. Bất kỳ báo cáo tài chính, báo cáo tín dụng bên thứ ba, đơn xin phá sản, hoặc báo cáo Ủy ban Chứng khoán và Thị trường Chứng khoán Hoa Kỳ.

E. Thủ tục Thay thế đối với Tài khoản Tài chính thuộc sở hữu của Người thụ hưởng Cá nhân của Hợp đồng Bảo hiểm Trị giá bằng tiền mặt Một Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo có thể cho rằng một người thụ hưởng cá nhân (trừ chủ sở hữu) của Hợp đồng Bảo hiểm Trị giá bằng tiền mặt nhận trợ cấp tử tuất không phải là Cá nhân/Tổ chức Hoa Kỳ Đặc Định và có thể xem Tài khoản Tài chính không phải là Tài khoản Báo cáo Hoa Kỳ trừ khi Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo biết rõ hoặc có lý do để biết rằng người thụ hưởng là Cá nhân/Tổ chức Hoa Kỳ Đặc định. Một Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo có lý do để biết rằng người thụ hưởng của Hợp đồng Bảo hiểm Trị giá bằng tiền mặt là Cá nhân/Tổ chức Hoa Kỳ Đặc Định nếu thông tin mình thu thập được và thông tin liên quan đến người thụ hưởng mang dấu hiệu Hoa Kỳ theo quy định tại điểm (B)(1) Mục II của Phụ lục I. Nếu Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo biết rõ hoặc có lý do biết rằng người thụ hưởng là Cá nhân/Tổ chức Hoa Kỳ Đặc Định, Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo phải tuân theo thủ tục nêu tại điểm (B)(1) Mục II của Phụ lục I.

F. Dựa vào Bên thứ ba. Dù Việt Nam có lựa chọn áp dụng quy định theo Khoản C Mục I của Phụ lục I hay không, Việt Nam vẫn có thể cho phép Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo dựa vào thủ tục rà soát đặc biệt do bên thứ ba thực hiện trong phạm vi quy định của Quy định của Bộ Ngân khố Hoa Kỳ.

G. Thủ tục Thay thế Tài khoản mới Mở trước Ngày có hiệu lực của Hiệp định này.

1. Khả năng áp dụng. Nếu Việt Nam đã gửi thông báo bằng văn bản cho Hoa Kỳ trước ngày hiệu lực của Hiệp định này, kể từ Ngày xác định, và Việt Nam không đủ thẩm quyền để yêu cầu Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo hoặc là: (i) yêu cầu Chủ Tài khoản của Tài khoản Cá nhân Mới nộp đơn tự xác nhận nêu tại Mục III của Phụ lục I này, hoặc (ii) thực hiện tất cả thủ tục rà soát đặc biệt liên quan đến Tài khoản Tổ chức Mới nêu tại Mục V của Phụ lục I này, thì Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo có thể áp dụng thủ tục thay thế quy định tại điểm G(20 của Mục này, nếu có thể, đối với Tài khoản Mới đó, thay cho thủ tục khác quy định tại Phụ lục I này. Thủ tục thay thế nêu tại điểm G(2) của Mục này sẽ chỉ áp dụng đối với những Tài khoản Cá nhân Mới này hoặc Tài khoản Tổ chức Mới, nếu có thể, được mở vào một trong hai thời điểm sau, tùy thuộc thời điểm nào đến trước: (i) ngày Việt Nam có khả năng buộc Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo phải tuân thủ tục rà soát đặc biệt nêu tại Mục III hoặc Mục V của Phụ lục I này, nếu có thể, là ngày mà Việt Nam thông báo với Hoa Kỳ bằng văn bản trước ngày có hiệu lực của Hiệp định này, hoặc (ii) ngày có hiệu lực của Hiệp định này. Đối với những Tài khoản Mới khác, Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo phải tuân thủ tục rà soát đặc biệt nêu tại Mục III hoặc Mục V của Phụ lục I này, nếu có thể, để xác định liệu tài khoản đó có phải là Tài Khoản phải Báo cáo Hoa Kỳ hay tài khoản thuộc sở hữu của Tổ chức Tài chính Không Tuân thủ.

2. Thủ tục Thay thế.

a) Trong vòng một năm kể từ ngày có hiệu lực của Hiệp định này, Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo phải: (i) đối với Tài khoản Cá nhân Mới nêu tại điểm G(1) của Mục này, yêu cầu nộp đơn tự xác nhận nêu tại Mục III của Phụ lục I này và xác nhận tính hợp lý của đơn tự xác nhận đó phù hợp với thủ tục quy định tại Mục III của Phụ lục I này, và (ii) đối với Tài khoản Tổ chức Mới nêu tại điểm G(1) của Mục này, thực hiện thủ tục rà soát đặc biệt quy định tại Mục V của Phụ lục I này và yêu cầu thông tin cần thiết để chứng minh tài khoản, bao gồm bất kỳ đơn tự xác nhận nào theo yêu cầu của Mục V của Phụ lục I này.

b) Việt Nam phải báo cáo về bất kỳ Tài khoản Mới nào được xác định là Tài khoản Báo cáo Hoa Kỳ  hoặc tài khoản thuộc sở hữu của Tổ chức Tài chính Không Tuân thủ căn cứ vào điểm G(2)(a) của Mục này, áp dụng một trong hai thời hạn sau đây, tùy thuộc thời hạn nào trễ hơn:  (i) ngày 30 tháng 9 sau ngày tài khoản được xác định là Tài khoản Báo cáo Hoa Kỳ hoặc tài khoản thuộc sở hữu của Tổ chức Tài chính Không Tuân thủ, nếu có thể, hoặc (ii) 90 ngày sau khi tài khoản được xác định là Tài khoản Báo cáo Hoa Kỳ hoặc tài khoản thuộc sở hữu của Tổ chức Tài chính Không Tuân thủ, nếu có thể.Các thông tin phải được báo cáo đối với một Tài khoản Mới bất kỳ là bất kỳ thông tin nào phải được báo cáo theo Hiệp định này nếu Tài khoản Mới đã được xác định là Tài khoản Báo cáo Hoa Kỳ hoặc tài khoản thuộc sở hữu của Tổ chức Tài chính Không Tuân thủ, nếu có thể, kể từ ngày mở tài khoản.

c) Sau một năm kể từ ngày có hiệu lực của Hiệp định này, Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo phải đóng tất cả Tài khoản Mới nêu tại điểm G(1) của Mục này không thể thu được đơn tự xác nhận theo yêu cầu hoặc chứng từ khác căn cứ vào thủ tục quy định tại điểm G(2)(a) của Mục này. Ngoài ra, sau một năm kể từ ngày có hiệu lực của Hiệp định này, Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo phải: (i) thực hiện thủ tục rà soát đặc biệt nêu tại khoản D Mục II của Phụ lục I này nếu những tài khoản đã đóng là Tài khoản Cá Nhân Mới (bất kể những tài khoản đó có phải là Tài Khoản Giá trị Cao hay không), hoặc (ii) thực hiện thủ tục rà soát đặc biệt nêu tại Mục IV của Phụ lục I này nếu những tài khoản đã đóng là Tài khoản Tổ chức Mới.

d) Việt Nam phải báo cáo về bất kỳ tài khoản nào đã đóng được xác định là Tài khoản Báo cáo Hoa Kỳ hoặc tài khoản thuộc sở hữu của Tổ chức Tài chính Không Tuân thủ căn cứ vào điểm G(2)(a) của Mục này, áp dụng một trong hai thời hạn sau đây, tùy thuộc thời hạn nào trễ hơn:(i) ngày 30 tháng 9 sau ngày tài khoản được xác định là Tài khoản Báo cáo Hoa Kỳ hoặc tài khoản thuộc sở hữu của Tổ chức Tài chính Không Tuân thủ, nếu có thể, hoặc (ii) 90 ngày sau khi tài khoản được xác định là Tài khoản Báo cáo Hoa Kỳ hoặc tài khoản thuộc sở hữu của Tổ chức Tài chính Không Tuân thủ, nếu có thể.

Các thông tin phải được báo cáo đối với tài khoản đã đóng là bất kỳ thông tin nào phải được báo cáo theo Hiệp định này nếu Tài khoản Mới đã được xác định là Tài khoản Báo cáo Hoa Kỳ hoặc tài khoản thuộc sở hữu của Tổ chức Tài chính Không Tuân thủ, nếu có thể, kể từ ngày mở tài khoản.

PHỤ LỤC II

Những Tổ chức sau sẽ được xem là Chủ Sở hữu có Quyền Thụ Hưởng hoặc FFI Tuân thủ, tùy từng trường hợp, và những tài khoản sau được loại trừ khỏi định nghĩa về Tài khoản Tài chính.

Phụ lục II có thể được sửa đổi bằng văn bản quyết định được ký kết giữa các Người có Thẩm quyền của Việt Nam và Hoa Kỳ: (1) để bổ sung những Tổ chức và tài khoản nguy cơ thấp được Cá nhân/Tổ chức Hoa Kỳ sử dụng để trốn thuế Hoa Kỳ  và có đặc điểm tương tự như những Tổ chức và tài khoản quy định trong Phụ lục II kể từ ngày ký kết Hiệp định này; hoặc (2) loại bỏ những Tổ chức và tài khoản, khi có sự thay đổi tình trạng, không còn là Tổ chức và tài khoản nguy cơ thấp được Cá nhân/Tổ chức Hoa Kỳ sử dụng để trốn thuế Hoa Kỳ nữa. Mỗi bổ sung hoặc loại bỏ có hiệu lực kể từ ngày ký văn bản quyết định, trừ khi có quy định khác.  Những thủ tục ký kết quyết định chung có thể thực hiện dưới hình thức hiệp định hoặc thỏa thuận chung quy định tại Khoản 6 Điều 3 của Hiệp định này.

I. Chủ Sở hữu có Quyền Thụ Hưởng không phải Các loại quỹ. Những Tổ chức sau được xem là Tổ chức Tài chính Việt Nam Không phải Báo cáo và Chủ Sở hữu có Quyền Thụ Hưởng trong phạm vi Mục 1471 và 1472 của Bộ luật Thuế vụ Hoa Kỳ, ngoại trừ khoản thanh toán phát sinh từ nghĩa vụ liên quan đến hoạt động tại chính thương mại của có sự tham gia của Công ty Bảo hiểm Đặc thù, Tổ chức Lưu ký, hoặc Tổ chức Nhận Tiền gửi.

A. Tổ chức Chính phủ. Chính phủ Việt Nam, bất kỳ phân khu chính trị của Việt Nam (để tránh nhầm lẫn, bao gồm bang, tỉnh, hạt, hoặc thành phố), hoặc bất kỳ cơ quan nào thuộc sở hữu toàn bộ của Việt Nam hoặc một hoặc bất kỳ tổ chức nào thuộc các đối tượng trên (sau đây gọi là “Tổ chức Chính phủ Việt Nam”). Việc phân loại này bao gồm những phần không tách rời, những Tổ chức được kiểm soát, và những phân khu chính trị của Việt Nam.

1. Một phần không thể tách rời của Việt Nam là bất kỳ người, tổ chức, cơ quan, văn phòng, quỹ, tô chức, hoặc cơ quan khác, tuy nhiên được chỉ định, là cơ quan quản lý của Việt Nam. Thu nhập ròng của cơ quan quản lý phải được ghi có vào tài khoản của cơ quan đó hoặc những tài khoản khác của Việt Nam, mà không phục vụ lợi ích riêng của bất kỳ cá nhân nào. Một phần không tách rời không bao gồm cá nhân là người cầm quyền, công chức, hoặc nhà quản lý đang thực hiện năng lực hành vi cá nhân.

2. Một tổ chức được kiểm soát là một Tổ chức trong hình thức riêng biệt so với Việt Nam hoặc là một tổ chức tư pháp độc lập, với điều kiện:

a) Tổ chức đó thuộc sở hữu và kiểm soát toàn bộ bởi một hoặc nhiều Tổ chức Chính phủ Việt Nam một cách trực tiếp hoặc thông qua một hoặc nhiều tổ chức được kiểm soát;

b) Thu nhập ròng của Tổ chức được ghi có vào tài khoản của Tổ chức đó hoặc tài khoản của một hoặc nhiều Tổ chức Chính phủ Việt Nam, mà không phục vụ lợi ích riêng của bất kỳ cá nhân nào; và

c) Tài sản của Tổ chức chuyển cho một hoặc nhiều Tổ chức Chính phủ Việt Nam khi giải thể.

3. Thu nhập không mang lại lợi ích cho cá nhân nếu cá nhân đó là những người thụ hưởng từ một chương trình chính phủ, và những hoạt động của chương trình được thực hiện công khai vì phúc lợi chung hoặc liên quan đến quản lý một số giai đoạn của chính phủ. Mặc dù đã nói ở trên, thu nhập được xem là mang lại lợi ích cho cá nhân nếu thu nhập đó phát sinh từ việc tổ chức chính phủ tiến hành hoạt động kinh doanh thương mại, như hoạt động ngân hàng thương mại, để cung cấp dịch vụ tài chính cho cá nhân.

B. Tổ chức Quốc tế. Bất kỳ tổ chức quốc tế nào hoặc cơ quan hoàn toàn trực thuộc tổ chức quốc tế. Loại tổ chức này bao gồm bất kỳ tổ chức liên chính phủ nào (bao gồm tổ chức siêu quốc gia) (1) bao gồm chủ yếu các chính phủ phi Hoa Kỳ; (2) có một hiệp định trụ sở có hiệu lực với Việt Nam; và (3) thu nhập của tổ chức này không mang lại lợi ích cho cá nhân.

C. Ngân hàng Trung ương. Một tổ chức có thẩm quyền chủ yếu là phát hành công cụ để lưu thông tiền tệ theo luật pháp hoặc chế tài của chính phủ mà không phải là chính phủ của Việt Nam. Tổ chức đó có thể thành lập thêm một cơ quan tách biệt chính phủ Việt Nam, có thể thuộc sở hữu toàn bộ hoặc một phần của Việt Nam.

II. Các loại Quỹ đủ điều kiện là Chủ Sở hữu có Quyền Thụ Hưởng Những Tổ chức sau được xem là Tổ chức Tài chính Việt Nam Không phải Báo cáo và Chủ Sở hữu có Quyền Thụ Hưởng trong phạm vi Mục 1471 và 1472 của Bộ luật Thuế vụ Hoa Kỳ.

A. Quỹ Hưu trí Mở rộng. Một quỹ được thành lập tại Việt Nam nhằm cung cấp những gói trợ cấp hưu trí, trợ cấp khuyết tật, hoặc trợ cấp tử tuất, hoặc tổng hợp các gói, cho người thụ hưởng đang hoặc đã từng là người lao động (hoặc người do người lao động chỉ định) của một hay nhiều người sử dụng lao động để xem xét việc cung cấp dịch vụ, với điều kiện quỹ đó:

1. Không có người thụ hưởng duy nhất nào có quyền nắm giữ hơn năm phần trăm tài sản của quỹ;

2. Phải tuân thủ quy định của chính phủ và báo cáo cho cơ quan thuế ở Việt Nam; và

3. Đáp ứng ít nhất một trong các yêu cầu sau:

a) Quỹ này thông thường được miễn thuế thu nhập đầu tư tại Việt Nam theo luật pháp Việt Nam vì nó là một quỹ hưu trí hoặc Chương trình Hưu trí; 

b) Quỹ này nhận được ít nhất 50 phần trăm tổng đóng góp (trừ khoản chuyển nhượng tài sản không phải là kế hoạch khác được mô tả từ Khoản A đến C của Mục này hoặc từ các tài khoản hưu trí được môt tả trong điểm A(1) Mục V của Phụ lục II) từ người sử dụng lao động tài trợ;

c) Sự phân bổ hoặc thu hồi quỹ chỉ cho phép khi xảy ra sự kiện cụ thể liên quan đến hưu trí, khuyết tật, hoặc chết (ngoại trừ việc phân bổ gia hạn cho những quỹ hưu trí khác nêu từ Khoản A đến C của Mục này hoặc những tài khoản hưu trí nêu tại điểm A(1) Mục V của Phụ lục II), hoặc tiền phạt áp dụng nếu phân bổ hoặc thu hồi quỹ trước sự kiện nói trên; hoặc

d) Các khoản đóng góp (ngoại trừ những khoản đóng góp bù trừ nhất định được cho phép) do người lao động đóng vào quỹ tối đa tương đương với mức thu nhập của người lao động đó hoặc không được vượt quá 50.000 USD/năm, áp dụng quy tắc nêu tại Phụ lục I đối với việc tổng hợp tài khoản và chuyển đổi tiền tệ.

B. Quỹ Hưu trí Thu hẹp. Một quỹ được thành lập tại Việt Nam nhằm cung cấp những gói trợ cấp hưu trí, trợ cấp khuyết tật, hoặc trợ cấp tử tuất, cho người thụ hưởng đang hoặc đã từng là người lao động (hoặc người do người lao động chỉ định) của một hay nhiều người sử dụng lao động để xem xét việc cung cấp dịch vụ, với điều kiện:

1. Quỹ có dưới 50 người tham gia;

2. Quỹ do một hoặc nhiều người sử dụng lao động tài trợ không phải là Tổ chức đầu tư hay NFFE Bị động;

3. Những khoản đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động vào quỹ (ngoại trừ những khoản chuyển nhượng tài sản từ tài khoản hưu trí nêu tại điểm A(1) Mục V của Phụ lục II) tối đa tương đương với mức thu nhập và bồi thường của người lao động;  

4. Những người tham gia không phải là thường trú nhân Việt Nam không được phép sở hữu trên 20 phần trăm tài sản của quỹ; và

5. Quỹ này phải tuân thủ quy định của chính phủ và báo cáo cho cơ quan thuế ở Việt Nam.

C. Quỹ Hưu trí của một Chủ sở hữu có Quyền thụ hưởng. Một quỹ được thành lập tại Việt Nam bởi một Chủ sở hữu có Quyền thụ hưởng để cung cấp gói trợ cấp hưu trí, khuyết tật, hoặc tử tuất cho người thụ hưởng hoặc người tham gia hiện tại hoặc đã từng là người lao động của Chủ sở hữu có Quyền thụ hưởng (hoặc người do người lao động đó chỉ định), hoặc hiện tại hoặc trước đây không phải là người lao động, nếu trợ cấp cho người thụ hưởng hoặc người tham gia được xem là dịch vụ cá nhân do Chủ sở hữu có Quyền thụ hưởng thực hiện.

D. Quỹ Đầu tư thuộc Sở hữu toàn bộ của Chủ sở hữu có Quyền thụ hưởng. Một Tổ chức là Tổ chức Tài chính Việt Nam chỉ vì nó là Quỹ Đầu tư, với điều kiện mỗi người nắm giữ trực tiếp Tiền lời từ vốn trong Tổ chức là một Chủ sở hữu có Quyền thụ hưởng, và mỗi chủ sở hữu trực tiếp Tiền lời từ nợ trong Tổ chức đó là Tổ chức Nhận Tiền gửi (đốiv ới khoản vay cho Tổ chức đó) hoặc một Chủ sở hữu có Quyền thụ hưởng.

III. Tổ chức Tài chính Quy mô Nhỏ hoặc Giới hạn đạt tiêu chuẩn FFI Tuân thủ. Những Tổ chức Tài chính sau là Tổ chức Tài chính Việt Nam Không phải Báo cáo được xem là FFI Tuân thủ trong phạm vi Mục 1471 của Bộ luật Thuế vụ Hoa Kỳ.

A. Tổ chức Tài chính với Cơ sở Khách hàng Trong nước.  Mỗi Tổ chức Tài chính phải đáp ứng những yêu cầu sau:

1. Tổ chức Tài chính được cấp phép và quản lý như một Tổ chức Tài chính theo pháp luật Việt Nam;

2. Tổ chức Tài chính không được có cơ sở kinh doanh cố định bên ngoài lãnh thổ Việt Nam. Trong phạm vi quy định này, một cơ sở kinh doanh cố định không bao gồm một cơ sở không được quảng cáo công khai và nơi Tổ chức Tài chính chỉ thực hiện chức năng hỗ trợ hành chính;

3. Tổ chức Tài chính không được thu hút khách hàng hoặc Chủ Tài khoản bên ngoài lãnh thổ Việt Nam. Trong phạm vi quy định này, một Tổ chức Tài chính không được xem là thu hút khách hàng hoặc Chủ Tài khoản bên ngoài lãnh thổ Việt Nam nếu Tổ chức Tài chính chỉ đơn thuần (a) hoạt động một trang điện tử, với điều kiện trang điện tử không xác định cụ thể Tổ chức Tài chính cung cấp Tài khoản Tài chính hoặc dịch vụ cho người không phải thường trú nhân, và không nhắm vào/thu hút khách hàng hoặc Chủ Tài khoản Hoa Kỳ, hoặc (b) quảng cáo trên báo in hoặc sóng vô tuyến hoặc truyền thình được truyền đi hoặc phát sóng chủ yếu ở Việt Nam nhưng cũng ngẫu nhiên truyền đi hoặc phát sóng đến các nước khác, với điều kiện quảng cáo đó không xác định cụ thể Tổ chức Tài chính cung cấp Tài khoản Tài chính hoặc dịch vụ cho người không phải thường trú nhân, và càng không nhắm vào/thu hút khách hàng hoặc Chủ Tài khoản Hoa Kỳ;

4. Tổ chức Tài chính phải tuân thủ pháp luật Việt Nam để xác định Chủ Tài khoản thường trú với mục đích báo cáo thông tin hoặc khấu trừ thuế liên quan đến những Tài khoản Tài chính thuộc sở hữu của thường trú nhân hoặc nhằm mục đích thỏa mãn yêu cầu thủ tục rà soát đặc biệt phòng chống rửa tiền của Việt Nam.

5. Ít nhất 98 phần trăm Tài khoản Tài chính do Tổ chức Tài chính duy trì phải thuộc sở hữu của thường trú nhân (bao gồm những thường trú nhân là Tổ chức) của Việt Nam;

6. Bắt đầu hoặc trước Ngày xác định, Tổ chức Tài chính phải có chính sách và thủ tục phù hợp với những chính sách và thủ tục quy định tại Phụ lục I, để ngăn Tổ chức Tài chính không cung cấp Tài khoản Tài chính cho bất kỳ Tổ chức Tài chính Không Tuân thủ nào và theo dõi xem Tổ chức Tài chính có mở hoặc duy trì Tài khoản Tài chính cho Cá nhân/Tổ chức Hoa Kỳ Đặc Định nào không phải là thường trú nhân ở Việt Nam hay không (bao gồm một Cá nhân/Tổ chức Hoa Kỳ đã từng là thường trú nhân ở Việt Nam khi Tài khoản Tài chính đó được mở nhưng không còn là thường trú nhân của Việt Nam nữa) hoặc bất kỳ NFFE Bị động có Người Giám sát là thường trú nhân hoặc công dân Hoa Kỳ không phải là thường trú nhân Việt Nam.

7. Mỗi chính sách và thủ tục phải quy định rằng nếu có bất kỳ Tài khoản Tài chính nào được xác định là thuộc sở hữu của của một Cá nhân/Tổ chức Hoa Kỳ không phải là thường trú nhân Việt Nam hoặc thuộc sở hữu của một NFFE Bị động có Người Giám sát là thường trú nhân hoặc công dân Hoa Kỳ không phải là thường trú nhân Hoa Kỳ, Tổ chức Tài chính phải báo cáo Tài khoản đó như yêu cầu nếu Tổ chức Tài chính đó đã từng là Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo (bao gồm yêu cầu đăng ký hiện hành trên trang điện tử đăng ký IRS FATCA sau) hoặc đóng Tài khoản đó lại;

8. Đối với một Tài khoản Có sẵn thuộc sở hữu của một cá nhân không phải là thường trú nhân Việt Nam hoặc thuộc sở hữu của một Tổ chức, Tổ chức Tài chính phải rà soát tất cả Tài khoản Có sẵn phù hợp với thủ tục quy định tại Phụ lục I về Tài khoản Có sẵn để xác định liệu có  bất kỳ Tài khoản Báo cáo Hoa Kỳ hoặc Tài khoản Tài chính nào thuộc sở hữu của một Tổ chức Tài chính Không Tuân thủ hay không, và phải báo cáo Tài khoản Tài chính như đã yêu cầu nếu Tổ chức Tài chính đã từng là Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo (bao gồm yêu cầu đăng ký hiện hành trên trang điện tử đăng ký IRS FATCA sau) hoặc đóng Tài khoản đó lại;

9. Mỗi Tổ chức Liên quan của Tổ chức Tài chính không phải là Tổ chức Tài chính phải được thành lập hoặc tổ chức ở Việt Nam và, ngoại trừ những Tổ chức Liên quan là quỹ hưu trí quy định từ Khoản A đến C Mục II của Phụ lục II, đáp ứng những yêu cầu quy định trong Khoản A này; và

10. Tổ chức Tài chính không được ban hành chính sách hoặc thông lệ phân biệt đối xử đối với việc mở hoặc duy trì Tài khoản Tài chính cho cá nhân là Cá nhân/Tổ chức Hoa Kỳ Đặc Định và thường trú nhân Việt Nam.

B. Ngân hàng Địa phương. Mỗi Tổ chức Tài chính phải đáp ứng những yêu cầu sau:

1. Tổ chức Tài chính chỉ hoạt động (được cấp được và quản lý theo pháp luật Việt Nam) với tư cách là (a) một ngân hàng hoặc (b) một liên hiệp tín dụng hoặc tổ chức tín dụng hợp tác tương tự hoạt động khi vì mục tiêu lợi nhuận;

2. Hoạt động kinh doanh của Tổ chức Tài chính chủ yếu bao gồm nhận tiền gửi và cho vay đối với khách hàng bán lẻ không liên quan nếu Tổ chức Tài chính là ngân hàng, và đối với các thành viên nếu Tổ chức Tài chính là liên hiệp tín dụng hoặc tổ chức tín dụng hợp tác tương tự, với điều kiện không thành viên nào nắm giữ hơn năm phần trăm tiền lời trong liên hiệp tín dụng hoặc tổ chức tín dụng hợp tác đó;

3. Tổ chức Tài chính đáp ứng yêu cầu quy định tại điểm A(2) và A(3) của Mục này, với điều kiện, bên cạnh những giới hạn trên trang điện tử quy định tại điểm A(3) của Mục này, trang điện tử không cho phép mở Tài khoản Tài chính;

4. Tổ chức Tài chính không có trên 175 tỷ USD giá trị tài sản trong bảng cân đối kế toán và Tổ chức Tài chính và những Tổ chức Liên quan tổng cộng không có 500 triệu USD tổng giá trị tài sản trong bảng cân đối kế toán hợp nhất hoặc tổng hợp; và

5. Mỗi Tổ chức Liên quan phải được thành lập hoặc tổ chức ở Việt Nam và, bất kỳ Tổ chức Liên quan nào là Tổ chức Tài chính, ngoại trừ Tổ chức Liên quan là quỹ hưu trí quy định từ Khoản A đến C Mục II của Phụ lục II, hoặc một Tổ chức Tài chính chỉ có tài khoản giá trị thấp nêu tại Khoản C của Mục này phải đáp ứng những yêu cầu quy định trong Khoản B này.

C. Tổ chức Tài chính chỉ có Tài khoản Giá trị thấp. Mỗi Tổ chức Tài chính Việt Nam phải đáp ứng những yêu cầu sau:

1. Tổ chức Tài chính không phải là Quỹ Đầu tư;

2. Không Tài khoản Tài chính do Tổ chức Tài chính hoặc bất kỳ Tổ chức Liên quan nào duy trì có số dư tài khoản hoặc giá trị trên 50.000 USD theo quy tắc quy định trong Phụ lục I về tổng hợp tài khoản và chuyển đổi tiền tệ.; và

3. Tổ chức Tài chính không có trên 50 triệu USD giá trị tài sản trong bảng cân đối kế toán và Tổ chức Tài chính và những Tổ chức Liên quan tổng cộng không có 50 triệu USD tổng giá trị tài sản trong bảng cân đối kế toán hợp nhất hoặc tổng hợp.

D. Tổ chức Phát hành Thẻ tín dụng Đủ điều kiện. Mỗi Tổ chức Tài chính Việt Nam phải đáp ứng những yêu cầu sau:

1. Tổ chức Tài chính là một Tổ chức Tài chính chỉ vì nó là một tổ chức phát hành thẻ tín dụng chỉ nhận tiền gửi khi khách hàng thanh toán vượt số dư đối với thẻ và việc thanh toán thừa mà không ngay lập tức trả lại cho khách hàng; và

2. Bắt đầu từ hoặc trước Ngày xác định, Tổ chức Tài chính thực hiện những chính sách và thủ tục để ngăn chặn khách hàng gửi tiền trên 50.000 USD, hoặc để đảm bảo rằng bất kỳ khoản tiền gửi nào trên 50.000 USD phải được trả lại cho khách hàng trong vòng 60 ngày trong trường hợp áp dụng quy tắc quy định tại Phụ lục I về tổng hợp tài khoản và chuyển đổi tiền tệ. Trong phạm vi quy định này, một khoản tiền gửi của khách hàng không đề cập đến số dư tín dụng mức phí tranh chấp nhưng không bao gồm số dư tín dụng phát sinh từ lợi nhuận hàng hóa.

IV. Quỹ Đầu tư Đạt tiêu chuẩn FFI Tuân thủ và những Quy tắc đặc biệt khác. Những Tổ chức Tài chính quy định từ Khoản A đến E của Mục này là Tổ chức Tài chính Việt Nam Không phải Báo cáo được xem là những FFI Tuân thủ trong phạm vi Mục 1471 của Bộ luật Thuế vụ Hoa Kỳ. Ngoài ra, khoản F của Mục này quy định quy tắc đặc biệt áp dụng đối với Quỹ Đầu tư.

A. Quỹ tín thác với Người ủy thác được xác định. Một quỹ tín thác thành lập theo pháp luật Việt Nam mà người ủy thác của một quỹ tín thác là Tổ chức Tài chính Hoa Kỳ Báo cáo, FFI Mẫu Báo cáo 1, hoặc FFI Tuân thủ và người ủy thác báo cáo tất cả thông tin được yêu cầu theo Hiệp định này nếu quỹ tín thác đã từng là một Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo (bao gồm những yêu cầu đăng ký hiện hành trên trang điện tử đăng ký của IRS FATCA).

B. Quỹ Đầu tư được Tài trợ và Tổ chức Nước ngoài bị Kiểm soát. Một Tổ chức Tài chính nêu tại điểm B(1) hoặc B(2) của Mục này có một Tổ chức tài trợ tuân thủ yêu cầu của điểm B(3) của Mục này.  

1. Một Tổ chức Tài chính là một Quỹ Đầu tư được tài trợ nếu (a) nó là một Quỹ Đầu tư được thành lập tại Việt Nam không phải là tổ chức trung gian, đối tác nước ngoài khấu trừ thay, hoặc quỹ tín thác nước ngoài khấu trừ thay đủ tiêu chuẩn căn cứ vào Quy định của Bộ Ngân khố Hoa Kỳ liên quan; và (b) một Tổ chức đã thỏa thuận với Tổ chức Tài chính đó trở thành Tổ chức tài trợ của Tổ chức Tài chính đó.

2. Một Tổ chức Tài chính là một tổ chức nước ngoài kiểm soát được tài trợ nếu (a) Tổ chức Tài chính đó là một tổ chức nước ngoài bị kiểm soát1 được tổ chức theo pháp luật Việt Nam không phải là tổ chức trung gian, đối tác nước ngoài khấu trừ thay, hoặc quỹ tín thác nước ngoài khấu trừ thay đủ tiêu chuẩn căn cứ vào  Quy định của Bộ Ngân khố Hoa Kỳ liên quan; (b) Tổ chức Tài chính thuộc sở hữu toàn bộ trực tiếp hoặc gián tiếp của một Tổ chức Tài chính Hoa Kỳ Báo cáođã thỏa thuận thực hiện vai trò, hoặc yêu cầu một đơn vị Tổ chức Tài chính trực thuộc thực hiện vai trò, của một Tổ chức tài trợ cho Tổ chức Tài chính đó; và (c) Tổ chức Tài chính đó dùng chung hệ thống tài khoản điện tử với Tổ chức tài trợ để giúp Tổ chức tài trợ xác định tất cả Chủ Tài khoản và người được thanh toán của Tổ chức Tài chính và tiếp cận tất cả thông tin về tài khoản và khách hàng do Tổ chức Tài chính đó duy trì, bao gồm nhưng không giới hạn, thông tin định danh khách hàng, chứng từ khách hàng, số dư tài khoản, và tất cả khoản thanh toán của Chủ Tài khoản hoặc người được thanh toán.

3. Tổ chức tài trợ tuân thủ những yêu cầu sau:

a) Tổ chức tài trợ được ủy quyền để thay mặt Tổ chức Tài chính (như người quản lý quỹ, người ủy thác, giám đốc doanh nghiệp, hoặc đối tác quản lý) tuân thủ các yêu cầu đăng ký hiện hành trên trang điện tử đăng ký của IRS FATCA;

b) Tổ chức tài trợ đã thực hiện đăng ký với IRS trên trang điện tử đăng ký của IRS FATCA;

c) Nếu tổ chức tài trợ xác định bất kỳ Tài khoản Báo cáo Hoa Kỳ nào liên quan đến Tổ chức Tài chính, tổ chức tài trợ đăng ký Tổ chức Tài chính căn cứ vào các yêu cầu đăng ký hiện hành trên trang điện tử đăng ký của IRS FATCA vào một trong hai ngày sau, tùy thuộc ngày nào trễ hơn, ngày 31 tháng 12 năm 2016 và sau 90 ngày kể từ ngày Tài khoản Báo cáo Hoa Kỳ được xác định lần đầu;

d) Tổ chức tài trợ đồng ý thay mặt Tổ chức Tài chính với sự cẩn trọng thực hiện khấu trừ thuế, báo cáo, và những yêu cầu khác mà Tổ chức Tài chính đáng lẽ đã yêu cầu nếu nó là Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo;

e) Tổ chức tài trợ xác định Tổ chức Tài chính và ghi mã số của Tổ chức Tài chính (thu thập được khi tuân thủ yêu cầu đăng ký hiện hành trên trang điện tử đăng ký IRS FATCA) trong tất cả báo cáo hoàn thành thay mặt Tổ chức Tài chính đó; và

f) Tổ chức tài trợ không được để tư cách tài trợ của mình bị thu hồi.

C. Công cụ Đầu tư được tài trợ, sở hữu kín. Mỗi Tổ chức Tài chính Việt Nam phải đáp ứng những yêu cầu sau:

1. Tổ chức Tài chính là một Tổ chức Tài chính chỉ vì nó là một Quỹ Đầu tư và không phải là một tổ chức trung gian, đối tác nước ngoài khấu trừ thay, hoặc quỹ tín thác nước ngoài khấu trừ thay đạt tiêu chuẩn căn cứ vào Quy định của Bộ Ngân khố Hoa Kỳ liên quan;

2. Tổ chức tài trợ là một Tổ chức Tài chính Hoa Kỳ Báo cáo, FFI Báo cáo mẫu I, hoặc FFI Tuân thủ, được ủy quyền thay mặt Tổ chức Tài chính (như quản lý chuyên môn, người ủy thác, hoặc đối tác quản ly) và đồng ý thay mặt Tổ chức Tài chính với sự cẩn trọng thực hiện khấu trừ thuế, báo cáo, và những yêu cầu khác mà Tổ chức Tài chính đáng lẽ đã yêu cầu nếu nó là Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo;

3. Tổ chức Tài chính không tự giữ công cụ đầu tư cho các bên không liên quan;

4. Tối đa hai mươi cá nhân nợ tiền lãi nợ và tiền lời từ vốn trong Tổ chức Tài chính (bất kể là tiền lời từ nợ thuộc sở hữu của các FFI Tuân thủ và tiền lời từ vốn thuộc sở hữu của một Tổ chức nếu Tổ chức đó nợ 100 phần trăm tiền lời từ vốn trong Tổ chức Tài chính và chính nó là Tổ chức Tài chính được tài trợ theo quy định tại Khoản C); và

5. Tổ chức tài trợ tuân thủ những yêu cầu sau:

a) Tổ chức tài trợ đã thực hiện đăng ký với IRS trên trang điện tử đăng ký của IRS FATCA;

b) Tổ chức tài trợ đồng ý thay mặt Tổ chức Tài chính với sự cẩn trọng thực hiện khấu trừ thuế, báo cáo, và những yêu cầu khác mà Tổ chức Tài chính đáng lẽ đã yêu cầu nếu nó là Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo và lưu trữ tài liệu về Tổ chức Tài chính đã thu thập trong vòng sáu năm;

c) Tổ chức tài trợ xác định Tổ chức Tài chính trong tất cả các báo cáo hoàn thành thay mặt Tổ chức Tài chính đó; và

d) Tổ chức tài trợ không được để tư cách tài trợ của mình bị thu hồi.

D. Tư vấn Đầu tư và Quản lý Đầu tư. Mỗi Quỹ Đầu tư thành lập tại Việt Nam là Tổ chức Tài chính chỉ bởi vì nó (1) cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư cho khách hàng, và thay mặt khách hàng, hoặc (2) quản lý danh mục đầu tư, và thay mặt khách hàng để đầu tư, quản lý, hoặc quản lý quỹ được ký quỹ với Tổ chức Tài chính không phải Tổ chức Tài chính Không Tuân thủ  dưới tên của khách hàng.

E. Công cụ Đầu tư Tập thể. Mỗi Quỹ Đầu tư thành lập tại Việt Nam được xem như một công cụ đầu tư tập thể, với điều kiện tất cả tiền lãi trong công cụ đầu tư tập thể (bao gồm tiền lãi từ nợ trên 50.000 USD) thuộc sở hữu của hoặc thông qua một hoặc nhiều Chủ sở hữu có Quyền thụ hưởng, NFFE Chủ động nêu tại điểm B(4) Mục VI của Phụ lục I, Cá nhân/Tổ chức Hoa Kỳ không phải là Cá nhân/Tổ chức Hoa Kỳ Đặc định, hoặc Tổ chức Tài chính không phải là Tổ chức Tài chính Không Tuân thủ.

F. Quy tắc Đặc biệt. Những quy tắc sau áp dụng đối với Quỹ Đầu tư:

1. Đối với tiền lãi trong một Quỹ Đầu tư là công cụ đầu tư tập thể theo quy định tại Khoản E của Mục này, nghĩa vụ báo cáo của Quỹ Đầu tư (ngoại trừ một Tổ chức Tài chính thông qua đó tiền lãi trong công cụ đầu tư tập thể được nắm giữ) phải được thực hiện đầy đủ.

2. Đối với tiền lãi trong:

Mỗi Quỹ Đầu tư thành lập tại một Thành viên FATCA được quy định như một công cụ đầu tư tập thể, với điều kiện tất cả tiền lãi trong công cụ đầu tư tập thể (bao gồm tiền lãi từ nợ vượt quá 50.000 USD) thuộc sở hữu của hoặc thông qua một hoặc nhiều Chủ sở hữu có Quyền thụ hưởng, NFFE Chủ động nêu tại điểm B(4) Mục VI của Phụ lục I, Cá nhân/Tổ chức Hoa Kỳ không phải là Cá nhân/Tổ chức Hoa Kỳ Đặc định, hoặc Tổ chức Tài chính không phải là Tổ chức Tài chính Không Tuân thủ; hoặc

b) Mỗi Quỹ Đầu tư là công cụ đầu tư tập thể đạt tiêu chuẩn theo quy định tại Quy định của Bộ Ngân khố Hoa Kỳ;nghĩa vụ báo cáo của bất kỳ Quỹ Đầu tư nào là Tổ chức Tài chính Việt Nam (không phải là Tổ chức Tài chính thông qua đó tiền lãi trong công cụ đầu tư tập thể được nắm giữ) phải được thực hiện đầy đủ.

3. Đối với tiền lãi trong một Quỹ Đầu tư được thành lập tại Việt Nam không được quy định tại Khoản E hoặc điểm F(2) của Mục này phù hợp với Khoản 4 Điều 5 của Hiệp định này, nghĩa vụ báo cáo của tất cả Quỹ đầu tư khác đối với số tiền lãi này phải được thực hiện đầy đủ nếu thông tin do Quỹ Đầu tư yêu cầu báo cáo căn cứ vào Hiệp định này đối với số lãi trên được chính Quỹ Đầu tư hoặc người khác báo cáo.

V. Tài khoản Không phải Tài khoản Tài chính. Những tài khoản sau không phải là Tài khoản Tài chính như định nghĩa và vì vậy không được xem là Tài Khoản phải Báo cáo Hoa Kỳ.

A. Quỹ Tiết kiệm Xác định.

1. Quỹ Trợ cấp Hưu trí. Một Quỹ trợ cấp hưu trí được duy trì tại Việt Nam đáp ứng những yêu cầu sau theo luật pháp Việt Nam.

a) Quỹ trợ cấp hưu trí phải tuân thủ theo quy định đối với quỹ hưu trí cá nhân hoặc một phần của chương trình lương hưu đã đăng ký hoặc được quản lý để được hưởng trợ cấp hưu trí (bao gồm của trợ cấp khuyết tật hoặc trợ cấp tử tuất);

b) Quỹ trợ cấp hưu trí là quỹ lợi thuế (ví dụ, những khoản đóng góp vào quỹ mà chịu thuế theo pháp luật Việt Nam thì được khấu trừ hoặc trừ vào tổng thu nhập trước thuế của Chủ Tài khoản hoặc được giảm thuế, hoặc thuế lợi tức đầu tư từ tài khoản được tạm hoãn hoặc giảm thuế);

c) Báo cáo liên quan đến quỹ trợ cấp hưu trí phải được gửi cho cơ quan thuế Việt Nam mỗi năm một lần.

d) Việc rút tiền từ quỹ phải đáp ứng yêu cầu về độ tuổi, tình trạng khuyết tật, hoặc sự kiện chết, hoặc tiền phạt áp dụng với việc rút tiền trước những sự kiện kể trên; và

e) Hoặc (i) đóng góp hàng năm tối đa là 50.000 USD, hoặc (ii) tài khoản bị giới hạn mức đóng góp suốt đời tối đa là 1.000.000 USD, tùy trường hợp sẽ áp dụng quy tắc nêu tại Phụ lục I về tổng hợp tài khoản và chuyển đổi tiền tệ.

2. Quỹ Tiết kiệm Không thuộc Quỹ Hưu trí. Một quỹ tiết kiệm được duy trì tại Việt Nam (không phải là một hợp đồng bảo hiểm hoặc Hợp đồng Bảo hiểm Niên Kim) đáp ứng những yêu cầu sau theo pháp luật Việt Nam.

a) Quỹ tiết kiệm phải tuân thủ quy định về công cụ tiết kiệm không phải quỹ hưu trí;

b) Quỹ tiết kiệm là quỹ lợi thuế (ví dụ, khoản đóng góp vào quỹ phải chịu thuế theo pháp luật Việt Nam được khấu trừ hoặc trừ vào tổng thu nhập trước thuế của Chủ Tài khoản hoặc được giảm thuế, hoặc thuế lợi tức đầu tư từ tài khoản được tạm hoãn hoặc giảm thuế);

c) Việc rút tiền từ quỹ phải đáp ứng những tiêu chí cụ thể liên quan đến quỹ tiết kiệm (ví dụ, trợ cấp giáo dục hoặc trợ cấp y tế), hoặc tiền phạt áp dụng với việc rút tiền trước khi đáp ứng những tiêu chí kể trên; và

d) Khoản đóng góp hàng năm tối đa là 50.000 USD, áp dụng quy tắc quy định tại Phụ lục I về tổng hợp tài khoản và chuyển đổi tiền tệ.

B. Hợp đồng Bảo hiểm Nhân Thọ Kỳ hạn xác định. Một Hợp đồng Bảo hiểm Nhân thọ duy trì tại Việt Nam với thời hạn bảo hiểm kết thúc trước khi cá nhân được bảo hiểm 90 tuổi, với điều kiện hợp đồng đó phải đáp ứng những yêu cầu sau đây:

1. Phí bảo hiểm định kỳ, không giảm theo thời gian, phải trả ít nhất mỗi năm một lần trong suốt thời hạn hợp đồng còn tồn tại hoặc cho đến khi người được bảo hiểm 90 tuổi, tùy thuộc thời hạn nào ngắn hơn;

2. Hợp đồng này không có giá trị nếu bất kỳ người nào có thể tiếp cận hợp đồng (bằng cách rút tiền, cho vay, hoặc hình thức khác) ngoại trừ trường hợp chấm dứt hợp đồng;

3. Số tiền (không phải trợ cấp tử tuất) phải trả khi hủy bỏ hoặc chấm dứt hợp đồng không thể vượt quá tổng phí bảo hiểm đã trả cho hợp đồng, trừ đi tổng chi phí chi trả cho việc tử vong, bệnh tật và chi phí khác (dù có phát sinh hay không) trong thời hạn của hợp đồng hoặc thời hạn tồn tại của hợp đồng, và bất kỳ khoản tiền đã trả trước khi hủy bỏ hoặc chấm dứt hợp đồng; và

4. Hợp đồng thuộc sở hữu của bên nhận chuyển nhượng

C. Tài khoản thuộc sở hữu của quỹ tín thác. Một tài khoản được duy trì tại Việt Nam chỉ thuộc sở hữu của một quỹ tín thác nếu hồ sơ của tài khoản đó có một bản sao bản di chúc của người chết hoặc giấy chứng tử.

D. Tài khoản Ký quỹ. Một tài khoản được duy trì tại Việt Nam được thiết lập liên quan đến một trong các trường hợp sau:

1. Lệnh hoặc phán quyết của tòa án.

2. Việc mua bán, trao đổi, hoặc cho thuê bất động sản hay tài sản cá nhân, với điều kiện tài khoản đó đáp ứng những yêu cầu sau:

a) Tài khoản đó được cấp tiền duy nhất từ một khoản thanh toán, tiền đặt trước, tiền gửi với số tiền thích hợp để đảm bảo một nghĩa vụ trực tiếp liên quan đến giao dịch, hoặc một khoản thanh toán tương tự, hoặc được cấp tiền tử một tài sản tài chính được gửi vào tài khoản liên quan đến việc mua bá, trao đổi hoặc cho thuê tài sản đó;

b) Tài khoản đó được thiết lập và chỉ sử dụng để đảm bảo nghĩa vụ của người mua trả tiền cho tài sản với giá thỏa thuận, người bán phải trả bất kỳ nghĩa vụ tài chính phát sinh nào, hoặc người cho thuê hoặc người thuê phải bồi thường cho thiệt hại liên quan đến tài sản cho thuê như đã thỏa thuận trong hợp đồng cho thuê;

c) Các tài sản trong tài khoản, bao gồm lợi tức thu được, sẽ được trả và phân bổ vì lợi ích của người bán, người mua, người cho thuê, người thuê (bao gồm việc tuân thủ nghĩa vụ của họ) khi tài sản được bán, trao đổi, chuyển nhượng, hoặc hợp đồng thuê chấm dứt;

d) Tài khoản không phải là một khoản ký quỹ hoặc tài khoản tương tự được mở liên quan đến giao dịch mua bán hoặc trao đổi tài sản tài chính; và

e) Tài khoản này không liên quan đến tài khoản thẻ tín dụng.

3. Nghĩa vụ của Tổ chức Tài chính trả lãi khoản vay được bảo đảm bằng bất động sản để thanh toán một khoản để tạo thuận lợi cho việc thanh toán thuế hoặc bảo hiểm liên quan đến bất động sản sau này.

4. Nghĩa vụ Tổ chức Tài chính chỉ tạo thuận lợi  cho việc thanh toán thuế sau này.

E. Tài khoản của Thành viên FATCA. Một tài khoản được duy trì tại Việt Nam và khác với định nghĩa về Tài khoản Tài chính trong một Hiệp định giữa Hoa Kỳ và một Thành viên FATCA khác để tạo thuận lợi thực hiện FATCA, với điều kiện tài khoản đó phải tuân thủ cùng yêu cầu và sự giám sát theo pháp luật của chính Thành viên FATCA đó nếu như tài khoản này đã được thiết lập tại và duy trì bởi một Tổ chức Tài chính Thành viên FATCA.

VI. Định nghĩa. Những định nghĩa bổ sung dưới đây được áp dụng đối với các mô tả nêu trên:

A. FFI Báo cáo Mẫu 1. FFI Báo cáo Mẫu 1 là một Tổ chức Tài chính mà một chính phủ phi Hoa Kỳ hoặc cơ quan của chính phủ phi Hoa Kỳ đồng ý thu thập và trao đổi thông tin căn cứ vào Model 1 IGA, ngoại trừ Tổ chức Tài chính được xem như Tổ chức Tài chính Không Tuân thủ theo Model 1 IGA. Trong phạm vi định nghĩa này, Model 1 IGA là một thỏa thuận giữa Hoa Kỳ hoặc Bộ Ngân khố Hoa Kỳ và một chính phủ phi Hoa Kỳ hoặc một hoặc nhiều cơ quan của chính phủ phi Hoa Kỳ về việc thực hiện FATCA thông qua những báo cáo của Tổ chức Tài chính gửi đến chính phủ phi Hoa Kỳ hoặc một hoặc nhiều cơ quan của chính phủ phi Hoa Kỳ, được thực hiện tự động với IRS.

B. FFI Tuân thủ. FFI Tuân thủ là một Tổ chức Tài chính đồng ý tuân thủ yêu cầu  của một Hiệp định FFI, bao gồm một Tổ chức Tài chính quy định tại a Model 2 IGA đã đồng ý tuân thủ yêu cầu của một Hiệp định FFI. FFI Tuân thủ còn bao gồm một chi nhánh trung gian đạt tiêu chuẩn của một Tổ chức Tài chính Hoa Kỳ Báo cáo, trừ khi chi nhánh đó là một FFI Báo cáo Model 1.  Trong phạm vi định nghĩa này, Hiệp định FFI là một hiệp định thiết lập những yêu cầu đối với một Tổ chức Tài chính được xem là tuân thủ yêu cầu Mục 1471(b) của Bộ luật Thuế vụ Hoa Kỳ. Ngoài ra, trong phạm vi định nghĩa này, Model 2 IGA là một thỏa thuận giữa Hoa Kỳ hoặc Bộ Ngân khố Hoa Kỳ và một chính phủ phi Hoa Kỳ hoặc một hoặc nhiều cơ quan của chính phủ phi Hoa Kỳ về việc tạo thuận lợi thực hiện FATCA thông qua những báo cáo của Tổ chức Tài chính gửi trực tiếp đến IRS phù hợp với  yêu cầu của Hiệp định FFI, được cập nhật thông tin trao đổi giữa chính phủ phi Hoa Kỳ hoặc một hoặc nhiều cơ quan của chính phủ phi Hoa Kỳ đó và IRS.

 

BẢN GHI NHỚ HIỆP ĐỊNH GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ ĐỂ TĂNG CƯỜNG TUÂN THỦ THUẾ QUỐC TẾ VÀ THỰC HIỆN ĐẠO LUẬT FATCA

 

Tại buổi ký kết Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ để tăng cường tuân thủ thuế quốc tế và thực hiện Đạo luật FATCA (sau đây gọi là “Hiệp định”) hôm nay, đại diện của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ muốn ghi nhận những điều sau đây:

1. Đối với điểm 1(r) Điều 1 (Định nghĩa) của Hiệp định này, "chứng chỉ đầu tư” được hiểu là một sản phẩm đầu tư, tương tự với chứng chỉ tiền gửi, đưa ra một tỷ lệ lợi nhuận được đảm bảo trên số tiền đã gửi.

2. “Quỹ tín thác” được hiểu chung là một thỏa thuận được tạo ra bởi một di chúc, hoặc một tuyên bố giữa những người đang sống nhờ đó mà người ủy thác hưởng quyền đối với tài sản nhằm bảo vệ hoặc bảo quản nó cho người thụ hưởng theo quy tắc thông thường áp dụng tại tòa công lý hoặc tòa án xử về thủ tục di chúc.

3. Căn cứ Khoản 2 Điều 1 (Định nghĩa) của Hiệp định này, khoản này được hiểu là đưa ra quy tắc giải thích đối với những thuật ngữ không được đưa ra trong Hiệp định.

4. Căn cứ Khoản 5 Điều 3 (Thời gian và Cách thức Trao đổi Thông tin) của Hiệp định này, lần trao đổi thông tin đầu tiên quy định tại Điều 2 của Hiệp định là ngày 30 tháng 9 của năm đầu tiên sau khi Hiệp định này có hiệu lực.

5. Căn cứ Khoản 2 và điểm 3(a) Điều 5 (Hợp tác Tuân thủ và Thực thi) của Hiệp định này, “hình phạt hiện hành” sẽ do Người có Thẩm quyền của Việt Nam áp dụng khi và chỉ khi hình phạt đó tồn tại theo pháp luật nội địa của Việt Nam.

6. Căn cứ Phụ lục I, “chỉ thị định kỳ” là những chỉ thị hiện tại do Chủ Tài khoản hoặc người ủy quyền của Chủ Tài khoản cung cấp, và sẽ lặp lại mà không cần những chỉ thị tiếp theo.

7. Căn cứ Khoản II.F của Phụ lục I, “tổ chức trung gian đạt tiêu chuẩn” mang ý nghĩa được quy định trong Quy định của Bộ Ngân khố Hoa Kỳ Mục 1. 1441-1T(e)(5)(ii) (hoặc quy chế thay thế).Nói chung, theo những quy định này, tổ chức trung gian đạt tiêu chuẩn là một tổ chức trung gian là một bên trong một thỏa thuận khấu trừ thuế với tổ chức trung gian đạt tiêu chuẩn với Sở Thuế vụ Hoa Kỳ, và đáp ứng những yêu cầu khác về tiêu chuẩn tổ chức trung gian theo quy định của Quy định của Bộ Ngân khố Hoa Kỳ và hướng dẫn về hành chính.

8. Những thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau: (i) Ngân hàng chính sách, bao gồm Ngân hàng Chính sách Xã hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam, được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam về tổ chức tín dụng hoạt động phi lợi nhuận, nhằm thực hiện chính sách kinh tế xã hội của quốc gi; (ii) Quỹ tín dụng nhân dân, bao gồm Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam về tổ chức tín dụng dưới hình thức hợp tác xã do pháp nhân, cá nhân, và hộ gia đình nhằm mục đích chính là hỗ trợ họ phát triển sản xuất, kinh doanh và cải thiện cuộc sống; và (iii) tổ chức tài chính vi mô được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam về tổ chức tài chính để thực hiện một số nghiệp vụ ngân hàng nhằm mục đích phục mục những cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp vi mô thu nhập thấp. Những tổ chức nêu trên nên được xem là FFI Tuân thủ hoặc Chủ sở hữu có Quyền thụ hưởng, tùy trường hợp, miễn là những tổ chức này tuân thủ những điều kiện liên quan nêu tại Phụ lục II của Hiệp định này.

9. Trong trường hợp chứng khoán được lưu ký tại Cơ quan Lưu ký Việt Nam theo quy định tại Chương 5 của Luật Chứng khoán thuộc sở hữu của, hoặc thông qua một hoặc nhiều Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo khác, Tài khoản Tài chính liên quan sẽ được xem là thuộc sở hữu của các Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo đó, và những Tổ chức Tài chính Việt Nam Phải Báo cáo này chịu trách nhiệm báo cáo theo yêu cầu đối với những Tài khoản Tài chính nói trên. Căn cứ vào khoản 4 Điều 5 của Hiệp định này, Tổ chức đóng vai trò Cơ quan Lưu ký Chứng khoán Việt Nam có thể báo cáo thay mặt những Tổ chức Tài chính khác.

 

Thay mặt Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam:




Nguyễn Văn Bình
[Thành phố], [ngày tháng năm]
Hà Nội, ngày 1 tháng 4 năm 2016

Thay mặt Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ:

1 “Tổ chức nước ngoài bị kiểm soát" là bất kỳ tổ chức nước ngoài nào trên 50 phần trăm quyền biểu quyết của tất cả loại cổ phiếu của tổ chức đó có quyền bỏ phiếu, hoặc tổng giá trị của cổ phiếu của tổ chức đó thuộc sở hữu hoặc được xem là sở hữu của "cổ đông Hoa Kỳ” vào một ngày bất kỳ trong năm tính thuế của tổ chức nước ngoài đó. “cổ đông Hoa Kỳ” là một Cá Nhân/Tổ Chức Hoa Kỳ sở hữu hoặc được xem là sở hữu từ 10 phần trăm trong tất cả loại cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức nước ngoài đó.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
Chú thích màu chỉ dẫn
Chú thích màu chỉ dẫn:
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng các màu sắc:
Sửa đổi, bổ sung, đính chính
Thay thế
Hướng dẫn
Bãi bỏ
Bãi bỏ cụm từ
Bình luận
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
×
×
×
×
Vui lòng đợi