Hiệp định hợp tác kinh tế và kỹ thuật giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Hiệp định
Cơ quan ban hành: | Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | Không số | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Hiệp định | Người ký: | Nguyễn Bích Đạt; Andrew S.Natsisos |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 22/06/2005 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Ngoại giao |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Hiệp định Không số
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
HIỆP ĐỊNH
VỀ HỢP TÁC KINH TẾ VÀ KỸ THUẬTGIỮACHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ
Hiệp định về hợp tác kinh tế và kỹ thuật này (“Hiệp định”) được lập giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (“Chính phủ Việt Nam”) và Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (“Chính phủ Hoa Kỳ”) (gọi chung là “các Bên” hoặc gọi riêng là “Bên”).
NAY, xét tới quyền lợi và trách nhiệm của các Bên trong Hiệp định này, các Bên thỏa thuận như sau:
Điều 1. Phạm vi của Hiệp định
Hiệp định này điều chỉnh các hoạt động hỗ trợ về kinh tế, kỹ thuật và nhân đạo (ví dụ hỗ trợ khi có thảm họa) dưới hình thức viện trợ không hoàn lại do Chính phủ Hoa Kỳ thực hiện tại Việt Nam. Việc tiến hành các hoạt động hỗ trợ này phải tuân thủ các luật và quy định hiện hành của Hoa Kỳ. Các hoạt động hỗ trợ này sẽ được thực hiện theo thỏa thuận giữa các đại diện của cơ quan hoặc các cơ quan có liên quan của Chính phủ Việt Nam và các đại diện của cơ quan do Chính phủ Hoa Kỳ chỉ định. Các hoạt động hỗ trợ này sẽ do các cơ quan của Chính phủ Hoa Kỳ trực tiếp thực hiện như Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (“USAID”) và được thực hiện gián tiếp thông qua các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân, các công ty tư nhân, các tổ chức quốc tế hoặc các tổ chức khác theo các thỏa thuận ký với Chính phủ Hoa Kỳ.
Điều 2. Trách nhiệm của Chính phủ Việt Nam
Căn cứ vào pháp luật và quy định hiện hành của mình, Chính phủ Việt Nam đồng ý:
1. Đóng góp đầy đủ trong khả năng nhân sự, nguồn lực, phương tiện và các điều kiện kinh tế chung của mình để thúc đẩy thực hiện các mục đích của hoạt động hỗ trợ theo Hiệp định này;
2. Tiến hành các bước cần thiết để đảm bảo việc sử dụng hiệu quả các hỗ trợ này;
3. Hợp tác với Chính phủ Hoa Kỳ để đảm bảo hoạt động mua sắm được thực hiện với mức giá cả và điều kiện hợp lý;
4. Cho phép các đại diện của Hoa Kỳ thường xuyên theo dõi và rà soát các chương trình và hoạt động trong khuôn khổ Hiệp định này và các hồ sơ liên quan, kể cả quyền thực hiện các hoạt động sau đây, trong thời hạn thực hiện bất kỳ chương trình hoặc giao dịch nào và ba năm tiếp theo thời hạn đó:
(a) Kiểm tra tài sản được mua với sự tài trợ của Chính phủ Hoa Kỳ nhằm thực hiện các mục đích của Hiệp định này; và
(b) Thanh tra và kiểm tra bất kỳ hồ sơ và sổ sách nào liên quan đến các khoản tiền được cấp và bất kỳ tài sản hoặc dịch vụ theo hợp đồng nào được mua bằng tiền tài trợ của Chính phủ Hoa Kỳ nhằm thực hiện các mục đích của Hiệp định này;
5. Tiến hành tất cả các biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng các quyền, quyền ưu đãi, miễn trừ và địa vị pháp lý theo quy định của Hiệp định này được thông báo cho tất cả các cấp chính quyền liên quan và được các cấp chính quyền liên quan này tôn trọng;
6. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Hiệp định này.
Điều 3. Trách nhiệm của Chính phủ Hoa Kỳ
Căn cứ vào pháp luật và quy định hiện hành của mình, Chính phủ Hoa Kỳ đồng ý:
1. Tuỳ theo khả năng của mình, tiến hành các hoạt động hỗ trợ đã được hai Bên nhất trí;
2. Tiến hành các biện pháp cần thiết để đảm bảo thực hiện hiệp quả các hoạt động hỗ trợ đó;
3. Nỗ lực đảm bảo rằng các cán bộ và nhân viên của mình tuân thủ pháp luật Việt Nam;
4. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Hiệp định này.
Điều 4. Phái đoàn đặc biệt
1. Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp nhận một phái đoàn đặc biệt (“Phái đoàn đặc biệt”) của Chính phủ Hoa Kỳ. Phái đoàn đặc biệt này là văn phòng của USAID, trừ khi có thông báo khác của Chính phủ Hoa Kỳ. Phái đoàn đặc biệt sẽ thực thi và hoàn thành trách nhiệm của Chính phủ Hoa Kỳ theo Hiệp định này.
2. Phái đoàn đặc biệt sẽ được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ về trụ sở, tài sản, hồ sơ và tài liệu lưu trữ giống như các quyền ưu đãi và miễn trừ của phái đoàn ngoại giao Hoa Kỳ theo Công ước Viên về quan hệ ngoại giao năm 1961 và các cán bộ và nhân viên của Chính phủ Hoa Kỳ (bao gồm các thành viên trong gia đình của họ) trong phái đoàn đặc biệt này được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ quy định tại Công ước nói trên giống như các quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho các cán bộ cùng cấp khác của Đại sứ quán Hoa Kỳ. Các quyền ưu đãi và miễn trừ này không áp dụng với các công dân Việt Nam hoặc người thường trú tại Việt Nam.
Điều 5. Các miễn trừ
1. Để phát huy tối đa các hỗ trợ của Chính phủ Hoa Kỳ, Chính phủ Việt Nam sẽ:
(a) Miễn các loại thuế thu nhập phải trả đối với các hoạt động được thực hiện theo Hiệp định này đối với Chính phủ Hoa Kỳ và bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào (bao gồm, nhưng không chỉ giới hạn, các nhà thầu và tổ chức nhận tài trợ) được Chính phủ Hoa Kỳ tài trợ để thực hiện các hoạt động hỗ trợ theo Hiệp định này;
(b) Miễn các loại thuế nhập khẩu theo các luật hiện hành của Việt Nam đối với bất kỳ hàng tiếp tế, nguyên vật liệu, thiết bị, hàng hóa, tài sản, dịch vụ hoặc tiền viện trợ được nhập khẩu vào hoặc xuất khẩu từ Việt Nam để thực hiện các chương trình, dự án hoặc hoạt động được thực hiện các chương trình, dự án hoặc hoạt động được Chính phủ Hoa Kỳ tài trợ theo Hiệp định này; không đánh thuế giá trị gia tăng vào bất kỳ hàng tiếp tế, nguyên vật liệu, thiết bị, hàng hóa, hoặc dịch vụ mua tại Việt Nam theo các chương trình, dự án hoặc hoạt động được Chính phủ Hoa Kỳ tài trợ theo Hiệp định này;
(c) Miễn các loại thuế thu nhập, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, phí trước bạ, các khoản đóng góp cho phúc lợi xã hội, quốc phòng và an ninh theo quy định của pháp luật hiện hành của Việt Nam đối với chuyên gia nước ngoài tham gia thực hiện các chương trình và dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, cho toàn bộ các nhân viên (kể cả các thành viên trong gia đình họ), được Chính phủ Hoa Kỳ hoặc bất kỳ cơ quan nào của Chính phủ Hoa Kỳ thuê (dưới các hình thức thuê trực tiếp, theo hợp đồng hay các thỏa thuận tương tự khác) hoặc tài trợ và có mặt ở Việt Nam để thực hiện công việc liên quan đến Hiệp định này. Việc miễn thuế nêu trên chỉ áp dụng trong phạm vi các công việc mà các cá nhân này thực hiện trực tiếp liên quan đến Hiệp định này;
(d) Các miễn thuế quy định tại Điều 5 này không áp dụng cho các cá nhân và các tổ chức Việt Nam, bao gồm công dân Việt Nam và người thường trú tại Việt Nam.
2. Việc chuyển nhượng tại Việt Nam bất kỳ thiết bị, tài sản hoặc hàng hóa nào nhập khẩu vào hoặc mua tại Việt Nam theo Hiệp định này sẽ bị đánh thuế (nếu có) theo pháp luật hiện hành của Việt Nam, trừ khi việc chuyển nhượng này là cho người hoặc cơ quan được miễn thuế theo Hiệp định này hoặc được miễn thuế theo pháp luật của Việt Nam.
3. Chính phủ Việt Nam sẽ nhanh chóng cấp miễn phí bất kỳ giấy phép nhập khẩu nào theo yêu cầu đối với các hàng tiếp tế, nguyên vật liệu, thiết bị, hàng hóa hoặc tài sản nhập khẩu theo Hiệp định này và sẽ hỗ trợ, khi thích hợp, để đẩy nhanh quá trình nhận hàng tại cảng và các phương tiện giao thông và hoàn thành thủ tục hải quan.
4. Chính phủ Việt Nam sẽ nhanh chóng cấp miễn phí bất kỳ tài liệu cần thiết nào khác nhằm thúc đẩy việc thực hiện các chương trình, dự án hoặc hoạt động được tài trợ thông qua các hoạt động hỗ trợ liên quan đến Hiệp định này, bao gồm, nhưng không chỉ giới hạn, cấp thị thực cho các nhân viên và gia đình họ, giấy phép lao động và đăng ký các tổ chức phi Chính phủ.
5. Các khoản của Điều 5 này cũng sẽ áp dụng cho các hoạt động hỗ trợ nước ngoài khác được tài trợ bởi Chính phủ Hoa Kỳ nhằm hỗ trợ các dự án hoặc hoạt động trong khu vực, với điều kiện Việt Nam có tham gia các dự án hoặc hoạt động đó.
6. Bất kỳ khoản thuế nào bao gồm cả thuế giá trị gia tăng hoặc thuế hải quan nêu trên có thể bị Chính phủ Việt Nam đánh thuế, tại tất cả các cấp sẽ được hoàn lại toàn bộ cho Chính phủ Hoa Kỳ hoặc đại diện của Chính phủ Hoa Kỳ.
Điều 6. Thông tin và công khai thông tin
1. Chính phủ Việt Nam sẽ cung cấp cho Chính phủ Hoa Kỳ những thông tin cần thiết và phù hợp về các chương trình và hoạt động được thực hiện theo Hiệp định này.
2. Chính phủ Việt Nam sẽ công khai đầy đủ các chương trình và hoạt động hỗ trợ theo Hiệp định này cho người dân Việt Nam.
Điều 7. Tiền tài trợ
1. Tiền tài trợ được đưa vào Việt Nam với mục đích thực hiện các hoạt động hỗ trợ theo Hiệp định này có thể được chuyển đổi sang tiền Việt Nam với tỷ giá chuyển đổi thương mại cao nhất mà không trái pháp luật vì bất kỳ mục đích nào tại thời điểm chuyển đổi.
2. Theo luật pháp và quy định của Việt Nam, tiền tài trợ được cấp hoặc các khoản tiền có được từ các hoạt động hỗ trợ theo Hiệp định này sẽ không là đối tượng của bất kỳ thủ tục pháp lý nào, bao gồm, nhưng không chỉ giới hạn, tịch biên hoặc thu giữ bởi bất cứ cá nhân hoặc tổ chức tư pháp nào của Việt Nam.
Điều 9. Đình chỉ và chấm dứt
1. Ngoài các thỏa thuận quy định tại Điều 1, tất cả hoặc bất kỳ phần nào của các hoạt động hỗ trợ theo Hiệp định này có thể bị chấm dứt hoặc đình chỉ bởi bất kỳ Bên nào, sau khi thông báo bằng văn bản cho Bên kia. Việc chấm dứt các hoạt động hỗ trợ được đề cập đến trong giai đoạn này có thể bao gồm chấm dứt việc giao các hàng hóa chưa được giao; tuy nhiên, với điều kiện là việc chấm dứt hoặc đình chỉ các hoạt động hỗ trợ này sẽ không ảnh hưởng đến các cam kết không thể hủy đối với các bên thứ ba.
2. Hiệp định này có thể bị chấm dứt hiệu lực sau 120 ngày, kể từ ngày một Bên nhận được thông báo bằng văn bản của Bên kia về việc chấm dứt hiệu lực. Mặc dù Hiệp định này chấm dứt hiệu lực, các quy định của Hiệp định này sẽ tiếp tục có hiệu lực đối với các hoạt động hỗ trợ được thực hiện trước ngày chấm dứt Hiệp định.
Điều 9. Giải quyết tranh chấp
Hai Bên sẽ cố gắng giải quyết một cách thân thiện, theo các thủ tục do hai Bên thỏa thuận, mọi bất đồng liên quan đến hay phát sinh từ việc giải thích và thực thi Hiệp định này hoặc bất cứ thỏa thuận về chương trình hoặc dự án cụ thể nào trong khuôn khổ Hiệp định này.
Điều 10. Hiệu lực
Hiệp định này có hiệu lực kể từ khi các Bên nhận được công hàm ngoại giao của Bên kia xác nhận rằng toàn bộ các thủ tục pháp lý nội bộ của mình đã được hoàn tất để Hiệp định này có hiệu lực.
Hiệp định này được làm thành hai bản bằng tiếng Việt và tiếng Anh, các văn bản có giá trị như nhau.
Để làm bằng chứng, các đại diện được ủy quyền hợp thức đã ký vào Hiệp định này tại Washington DC ngày 22 tháng 6 năm 2005./.
THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC |
THAY MẶT CHÍNH PHỦ |