Tiêu chuẩn TCVN 7837-1:2007 Xác định kích thước, khối lượng vải tráng phủ cao su

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7837-1:2007

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7837-1:2007 ISO 2286-1:1998 Vải tráng phủ cao su hoặc chất dẻo-Xác định đặc tính cuộn-Phần 1: Phương pháp xác định chiều dài chiều rộng và khối lượng thực
Số hiệu:TCVN 7837-1:2007Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực:
Năm ban hành:2007Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7837-1:2007

ISO 2286-1:1998

VẢI TRÁNG PHỦ CAO SU HOẶC CHẤT DẺO – XÁC ĐỊNH ĐẶC TÍNH CUỘN –

PHẦN 1: PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHIỀU DÀI CHIỀU RỘNG VÀ KHỐI LƯỢNG THỰC

Rubber - or plastics-coated fabrics - Determination of roll characteristics

Part 1: Methods for determination of length, width and net mass

Lời nói đầu

Bộ TCVN 7837 : 2007 thay thế TCVN 5827 : 1994.

TCVN 7837-1 : 2007 hoàn toàn tương đương với ISO 2286-1 : 1998.

TCVN 7837 -1 : 2007 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 38 Hàng dệt biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 7837 : 2007, Vải tráng phủ cao su hoặc chất dẻo - Xác định đặc tính cuộn, gồm các phần sau:

- Phần 1: Phương pháp xác định chiều dài, chiều rộng và khối lượng thực.

- Phần 2: Phương pháp xác định khối lượng tổng trên đơn vị dung tích, khối lượng trên đơn vị diện tích của lớp tráng phủ và khối lượng trên đơn vị dung tích của vải nền.

- Phần 3: Phương pháp xác định độ dày.

VẢI TRÁNG PHỦ CAO SU HOẶC CHẤT DẺO – XÁC ĐỊNH ĐẶC TÍNH CUỘN

PHẦN 1: PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHIỀU DÀI, CHIỀU RỘNG VÀ KHỐI LƯỢNG THỰC

Rubber - or plastics-coated fabrics – Determination of roll characteristics

Part 1: Methods for determination of length, width and net mass

CẢNH BÁO - Người sử dụng tiêu chuẩn này phải quen với các thực hành thông thường trong phòng thí nghiệm. Tiêu chuẩn này không có mục đích đưa ra tất cả các vấn đề về an toàn liên quan đến việc sử dụng tiêu chuẩn. Trách nhiệm của người sử dụng là phải thiết lập các quy tắc thực hành an toàn và phù hợp sức khỏe, và đảm bảo tuân theo các quy định hiện hành.

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này mô tả các phương pháp xác định chiều dài, chiều rộng và khối lượng thực phẩm của cuộn vải tráng phủ cao su hoặc chất dẻo.

2. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

2.1.

Chiều rộng hiệu dụng (usable width)

Chiều rộng của vải tráng phủ, ngoại trừ phần biên vải, đồng nhất về tính chất, được hoàn tất đồng đều và không có các vết rạn mà không chấp nhận được.

3. Thiết bị, dụng cụ

3.1. Bề mặt để đo, gồm một bề mặt phẳng nằm ngang có chiều dài không nhỏ hơn 5 m và chiều rộng ít nhất bằng chiều rộng của cuộn vải thử. Cả hai cạnh dài của bề mặt này phải được đánh dấu theo chiều dài từng mét một. Ít nhất một trong các chiều dài đó, thường là ở phần cuối phải được đánh dấu với khoảng cách là 1 cm.

3.2. Thước đo, có chiều dài lớn hơn chiều rộng của vải cần đo, được chia độ theo milimét.

3.3. Cân, chính xác đến 100 g.

4. Cách tiến hành

4.1. Xác định chiều dài

Tiến hành tiếp tục như mô tả trong đoạn sau hoặc sử dụng thiết bị cơ khí, cơ điện hoặc quang điện phù hợp để đo chiều dài vải tráng phủ.

CHÚ THÍCH. Tuy nhiên, các thiết bị đo thay thế ở trên có thể không phù hợp với các vải tráng phủ có thể kéo giãn như vải tráng phủ có vải nền dệt kim.

Sửa sang đầu mép cắt của cuộn vải sao cho nó vuông góc với trục dọc của cuộn, hạn chế tối thiểu việc sửa sang chỉ vừa đủ để đảm bảo sự vuông góc. Khi đầu mép cắt của cuộn vải trùng khớp với vạch không trên bàn đo (3.1) thì tháo cuộn vải ra sao cho không kéo căng vải. Khi chạm đến đầu kia của bàn đo đánh dấu phía sau của cuộn vải bằng cách thích hợp ở cả hai mép sao cho các dấu này trùng với các phần chia của chiều dài bàn đo. Cuộn lại chiều dài cua vải vừa được đo. Trải phần chiều dài tiếp theo của vải chưa được đo mà không kéo căng, và đo giống như trước từ các vạch dấu ở hai cạnh. Lặp lại quy trình này đến khi đầu kia của cuộn vải lộ ra, sửa sang lại đầu mép này đến khi vuông góc với trục dọc của cuộn vải, hạn chế tối thiểu sự sửa sang để đảm bảo sự vuông góc. Đo chiều dài cuối cùng chính xác đến 50 mm hoặc đến ± 0,2% tùy theo cái nào lớn hơn.

Trong trường hợp có tranh cãi, phương pháp này sẽ là phương pháp trọng tài.

4.2. Xác định chiều rộng hiệu dụng

Khi cuộn vải tráng phủ được tháo ra và không bị kéo căng trong suốt quá trình đo mô tả trong 4.1, sử dụng thước đo (3.2) đo và ghi lại với khoảng cách là 10 m một, đo chiều rộng hiệu dụng của vải tráng phủ chính xác đến 5 mm, đảm bảo rằng tất cả các phép đo chiều rộng hiệu dụng đều được lấy vuông góc với trục dọc của cuộn vải.

Đối với cuộn vải có chiều dài nhỏ hơn 20 m, đo chiều rộng hiệu dụng ở ba vị trí, nghĩa là ở gần hai đầu mép vải và ở giữa cuộn vải.

4.3. Xác định khối lượng

Sử dụng cân (3.3) để xác định khối lượng của ống lõi hoặc khuôn để cuộn vải và ghi lại giá trị này theo gam. Cuộn vải tráng phủ vào ống lõi hoặc khuôn này. Xác định khối lượng tổng cộng của cuộn vải và ghi lại giá trị này theo gam. Lấy khối lượng tổng cộng trừ đi khối lượng của ống lõi hoặc khuôn thì được khối lượng thực của vải và ghi lại giá trị này chính xác đến 100 g.

5. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các thông tin sau:

a) viện dẫn tiêu chuẩn này;

b) mô tả đầy đủ về vải tráng phủ;

c) chiều dài của cuộn vải, tính bằng mét, được làm tròn xuống đến 0,1 m;

d) trung bình của các chiều rộng đo được chính xác đến 5 mm, và giá trị chiều rộng nhỏ nhất đo được;

e) khối lượng thực của cuộn vải, chính xác đến 100 g;

f) chi tiết về thiết bị sử dụng để đo chiều dài trong 4.1;

g) chi tiết về bất kỳ sai lệch nào so với quy trình đã quy định;

h) ngày tiến hành kiểm tra.

Lời nói đầu

Bộ TCVN 7837 : 2007 thay thế TCVN 5827 : 1994.

TCVN 7837-1 : 2007 hoàn toàn tương đương với ISO 2286-1 : 1998.

TCVN 7837 -1 : 2007 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 38 Hàng dệt biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 7837 : 2007, Vải tráng phủ cao su hoặc chất dẻo - Xác định đặc tính cuộn, gồm các phần sau:

- Phần 1: Phương pháp xác định chiều dài, chiều rộng và khối lượng thực.

- Phần 2: Phương pháp xác định khối lượng tổng trên đơn vị dung tích, khối lượng trên đơn vị diện tích của lớp tráng phủ và khối lượng trên đơn vị dung tích của vải nền.

- Phần 3: Phương pháp xác định độ dày.

VẢI TRÁNG PHỦ CAO SU HOẶC CHẤT DẺO – XÁC ĐỊNH ĐẶC TÍNH CUỘN

PHẦN 1: PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHIỀU DÀI, CHIỀU RỘNG VÀ KHỐI LƯỢNG THỰC

Rubber - or plastics-coated fabrics – Determination of roll characteristics

Part 1: Methods for determination of length, width and net mass

CẢNH BÁO - Người sử dụng tiêu chuẩn này phải quen với các thực hành thông thường trong phòng thí nghiệm. Tiêu chuẩn này không có mục đích đưa ra tất cả các vấn đề về an toàn liên quan đến việc sử dụng tiêu chuẩn. Trách nhiệm của người sử dụng là phải thiết lập các quy tắc thực hành an toàn và phù hợp sức khỏe, và đảm bảo tuân theo các quy định hiện hành.

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này mô tả các phương pháp xác định chiều dài, chiều rộng và khối lượng thực phẩm của cuộn vải tráng phủ cao su hoặc chất dẻo.

2. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

2.1.

Chiều rộng hiệu dụng (usable width)

Chiều rộng của vải tráng phủ, ngoại trừ phần biên vải, đồng nhất về tính chất, được hoàn tất đồng đều và không có các vết rạn mà không chấp nhận được.

3. Thiết bị, dụng cụ

3.1. Bề mặt để đo, gồm một bề mặt phẳng nằm ngang có chiều dài không nhỏ hơn 5 m và chiều rộng ít nhất bằng chiều rộng của cuộn vải thử. Cả hai cạnh dài của bề mặt này phải được đánh dấu theo chiều dài từng mét một. Ít nhất một trong các chiều dài đó, thường là ở phần cuối phải được đánh dấu với khoảng cách là 1 cm.

3.2. Thước đo, có chiều dài lớn hơn chiều rộng của vải cần đo, được chia độ theo milimét.

3.3. Cân, chính xác đến 100 g.

4. Cách tiến hành

4.1. Xác định chiều dài

Tiến hành tiếp tục như mô tả trong đoạn sau hoặc sử dụng thiết bị cơ khí, cơ điện hoặc quang điện phù hợp để đo chiều dài vải tráng phủ.

CHÚ THÍCH. Tuy nhiên, các thiết bị đo thay thế ở trên có thể không phù hợp với các vải tráng phủ có thể kéo giãn như vải tráng phủ có vải nền dệt kim.

Sửa sang đầu mép cắt của cuộn vải sao cho nó vuông góc với trục dọc của cuộn, hạn chế tối thiểu việc sửa sang chỉ vừa đủ để đảm bảo sự vuông góc. Khi đầu mép cắt của cuộn vải trùng khớp với vạch không trên bàn đo (3.1) thì tháo cuộn vải ra sao cho không kéo căng vải. Khi chạm đến đầu kia của bàn đo đánh dấu phía sau của cuộn vải bằng cách thích hợp ở cả hai mép sao cho các dấu này trùng với các phần chia của chiều dài bàn đo. Cuộn lại chiều dài cua vải vừa được đo. Trải phần chiều dài tiếp theo của vải chưa được đo mà không kéo căng, và đo giống như trước từ các vạch dấu ở hai cạnh. Lặp lại quy trình này đến khi đầu kia của cuộn vải lộ ra, sửa sang lại đầu mép này đến khi vuông góc với trục dọc của cuộn vải, hạn chế tối thiểu sự sửa sang để đảm bảo sự vuông góc. Đo chiều dài cuối cùng chính xác đến 50 mm hoặc đến ± 0,2% tùy theo cái nào lớn hơn.

Trong trường hợp có tranh cãi, phương pháp này sẽ là phương pháp trọng tài.

4.2. Xác định chiều rộng hiệu dụng

Khi cuộn vải tráng phủ được tháo ra và không bị kéo căng trong suốt quá trình đo mô tả trong 4.1, sử dụng thước đo (3.2) đo và ghi lại với khoảng cách là 10 m một, đo chiều rộng hiệu dụng của vải tráng phủ chính xác đến 5 mm, đảm bảo rằng tất cả các phép đo chiều rộng hiệu dụng đều được lấy vuông góc với trục dọc của cuộn vải.

Đối với cuộn vải có chiều dài nhỏ hơn 20 m, đo chiều rộng hiệu dụng ở ba vị trí, nghĩa là ở gần hai đầu mép vải và ở giữa cuộn vải.

4.3. Xác định khối lượng

Sử dụng cân (3.3) để xác định khối lượng của ống lõi hoặc khuôn để cuộn vải và ghi lại giá trị này theo gam. Cuộn vải tráng phủ vào ống lõi hoặc khuôn này. Xác định khối lượng tổng cộng của cuộn vải và ghi lại giá trị này theo gam. Lấy khối lượng tổng cộng trừ đi khối lượng của ống lõi hoặc khuôn thì được khối lượng thực của vải và ghi lại giá trị này chính xác đến 100 g.

5. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các thông tin sau:

a) viện dẫn tiêu chuẩn này;

b) mô tả đầy đủ về vải tráng phủ;

c) chiều dài của cuộn vải, tính bằng mét, được làm tròn xuống đến 0,1 m;

d) trung bình của các chiều rộng đo được chính xác đến 5 mm, và giá trị chiều rộng nhỏ nhất đo được;

e) khối lượng thực của cuộn vải, chính xác đến 100 g;

f) chi tiết về thiết bị sử dụng để đo chiều dài trong 4.1;

g) chi tiết về bất kỳ sai lệch nào so với quy trình đã quy định;

h) ngày tiến hành kiểm tra.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi