Thông tư hướng dẫn thi hành Quyết định số 94-HĐBT ngày 26/9/1981 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy chính quyền địa phương

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Văn bản tiếng việt
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 469-TCCP

Thông tư hướng dẫn thi hành Quyết định số 94-HĐBT ngày 26/9/1981 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy chính quyền địa phương
Cơ quan ban hành: Ban Tổ chức của Chính phủSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:469-TCCPNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Vũ Trọng Kiên
Ngày ban hành:02/12/1981Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:Đang cập nhật Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực:

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 469-TCCP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BAN TỔ CHỨC CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 469-TCCP NGÀY 2 THÁNG 12 NĂM 1981
HƯỚNG DẪN THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH SỐ 94-HĐBT NGÀY 26-9-1981 CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN CẤP PHƯỜNG

Căn cứ Điều 7 của Quyết định nói trên Ban tổ chức của Chính phủ hướng dẫn việc thi hành như sau:

I. TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC CẤP PHƯỜNG BAO GỒM HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ UỶ BAN NHÂN DÂN
1. Hoạt động của Hội đồng nhân dân phường theo các Điều 100, 115, 117, 118 và 120 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Quyết định số 94-HĐBT ngày 26-9-1981 của Hội đồng Bộ trưởng.
2. Uỷ ban nhân dân phường là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, đồng thời là cơ quan hành chính Nhà nước ở phường.
Là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân phường có nhiệm vụ:
a) Triệu tập hội nghị và tổ chức các kỳ họp của Hội đồng nhân dân theo luật quy định;
b) Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân và báo cáo kết quả trước Hội đồng nhân dân;
c) Tạo điều kiện thuận lợi cho đại biểu Hội đồng nhân dân phường hoạt động như thông báo tình hình, tổ chức địa điểm cho đại biểu tiếp xúc với cử tri.
Là cơ quan hành chính Nhà nước ở phường, Uỷ ban nhân dân phường tổ chức thực hiện 8 nhiệm vụ ở điều 2 trong Quyết định số 94-HĐBT ngày 26-9-1981 của Hội đồng Bộ trưởng. Trong khi Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố chỉ đạo thực hiện cần lưu ý:
1. Khi giao nhiệm vụ cho cấp phường thì giao cả quyền hạn được giải quyết, có việc phải quy định thời hạn hoàn thành.
2. Quy định rõ nhiệm vụ giữa cấp trên trực tiếp và cấp phường, tránh chồng chéo, dẫm đạp về nhiệm vụ, hoặc bỏ sót việc mà không ai chịu trách nhiệm chính. Cần quy định rõ nội dung công việc của cấp phường và các ngành chuyên môn, không để đùn đẩy lẫn nhau.
3. Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân phường xây dựng chương trình, kế hoạch và quy chế công tác. Về công tác hành chính, cần quy định thống nhất số lượng sổ sách, mẫu sổ sách, cách quản lý công văn, giấy tờ, văn thư, lưu trữ; quy định thủ tục xác nhận đơn, chứng nhận lý lịch, sao lục các giấy tờ đúng nguyên tắc nhưng không gây phiền hà cho nhân dân.
4. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính Nhà nước và các công tác như giữ gìn an ninh, hậu phương quân đội, thanh tra, hoà giải, điều lệ phạt vi cảnh, một số chính sách và nguyên tắc quản lý xã hội.
5. Về quy mô cấp phường, nói chung quy mô cấp phường như quyết định đã ghi là có khoảng từ 7000 đến 12000 dân. Riêng những phường ở các thị xã thuộc miền núi và những thị xã mới thành lập thì không nhất thiết phải đủ 7000 dân.
6. Nói rõ một số điểm trong việc thực hiện nhiệm vụ:
- Về an ninh: Chú trọng các biện pháp nhằm ngăn chặn không để xảy ra hoả hoạn, cướp giật, trộm cắp và các ổ buôn lậu; thực hiện các biện pháp không để bọn phản động, bọn phá hoại hiện hành, bọn lưu manh ẩn nấp trong phường (có sự hướng dẫn của cấp trên).
- Về quản lý dân: Nắm được dân là nhiệm vụ chủ yếu; nắm về số lượng, cách làm ăn sinh sống từng người từng hộ, thông qua đó mà phân loại các đối tượng cần quản lý.
- Vận động nhân dân tham gia quản lý một số mặt như sửa chữa nhỏ các đường hẻm, làm vệ sinh thu dọn rác, và quản lý một đoạn đường, quét vôi, bảo vệ vòi nước công cộng v.v...
- Về công thương nghiệp: Giao cho Uỷ ban nhân dân phường quản lý một số tổ hợp tác xã và cá thể nhằm:
1. Phục vụ nhu cầu thiết thực của nhân dân trong phường giải quyết một phần khó khăn về kinh tế hiện nay, kể cả việc sản xuất hàng tiêu dùng.
2. Quản lý chặt chẽ những người làm ăn riêng lẻ, phát hiện và xử lý (theo quy định của Uỷ ban nhân dân cấp trên) đối với những người buôn hàng giả và các cửa hàng trá hình.
II. TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG
Chính quyền phường là chính quyền cấp cơ sở, là nơi trực tiếp với dân và dựa vào dân để tổ chức thực hiện phong trào hành động cách mạng của quần chúng; do đó bộ máy làm việc của phường phải tổ chức gọn nhẹ và thiết thực. Ngoài việc kiện toàn Uỷ ban nhân dân phường, còn phải chăm lo xây dựng kiện toàn các tổ dân phố để triển khai công việc đến từng người dân được kịp thời, đồng thời phải xây dựng các đội công tác và các tiểu ban chuyên môn. Các tổ chức này do nhân dân trong phường tự nguyện tham gia và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Uỷ ban nhân dân phường.
A. SỐ LƯỢNG UỶ VIÊN UỶ BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG
Uỷ ban nhân dân phường được bầu từ 5 đến 7 uỷ viên; những phường dưới 7000 dân thì bầu 5 uỷ viên; những phường từ 7000 dân trở lên thì bầu từ 5 đến 7 uỷ viên, bộ phận thường trực của Uỷ ban nhân dân phường là 3 người (Chủ tịch, Phó chủ tịch, Uỷ viên thư ký). Riêng những phường trọng điểm đông dân có 7 uỷ viên thì được bầu thêm một Phó chủ tịch.
Uỷ ban nhân dân phường làm việc theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Ngoài nhiệm vụ chuyên môn của mình, uỷ viên Uỷ ban nhân dân phường còn phân công phụ trách một số tổ dân phố.
Uỷ ban nhân dân phường được sử dụng một số nhân viên giúp việc như văn thư, lữu trữ, thống kê, kế toán. Cần chọn những người có đủ tiêu chuẩn, và cần được bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính.
Những phường dưới 7000 dân được sử dụng 1 nhân viên; từ 7000 dân trở lên được sử dụng từ 2 đến 3 nhân viên.
B. CÁC TỔ CHỨC TỰ NGUYỆN THAM GIA QUẢN LÝ CÔNG TÁC ĐƯỜNG PHỐ
a) Đội công tác, thường xuyên có nhiệm vụ tổ chức kiểm tra lưu động trên các khu vực ở đường phố nhằm giúp nhân dân thực hiện các quy tắc của thành phố, ngăn ngừa các hiện tượng vi phạm pháp luật, quy tắc và kịp thời xử lý tại chỗ các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức phải báo cáo lên cấp trên để truy tố.
- Có thể thành lập các đội quản lý thị trường, đội quy tắc do một phó chủ tịch phụ trách.
- Có thể thành lập đội tuần tra, bảo vệ, phòng chữa cháy do công an phường phụ trách.
b) Tiểu ban chuyên môn, có nhiệm vụ hướng dẫn vận động nhân dân và trực tiếp làm một số việc trong tổ dân phố và từng gia đình như vệ sinh phòng bệnh, giáo dục thanh thiếu nhi, thanh tra, phát thanh, viết bản tin v.v...
Thành viên các tiểu ban do các tổ dân phố cử vào. Nên mời đại biểu Hội đồng nhân dân làm trưởng tiểu ban. (Riêng tiểu ban văn hoá thông tin do uỷ viên Uỷ ban nhân dân phường phụ trách). Số lượng các tiểu ban do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành quyết định.
Công tác an ninh có thể giao cho tổ trưởng và tổ phó dân phố, không nên thành lập tiểu ban.
c) Tổ dân phố, là tổ chức của nhân dân theo địa lý trong phường có mối quan hệ đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống hàng ngày, giữ gìn vệ sinh, trật tự, thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hoá mới trong tổ. Mỗi tổ có tổ trưởng và 2 tổ phó. Quy mô tổ dân phố do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố hướng dẫn.
C. PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG
Uỷ ban nhân dân phường cần có người thường trực ở trụ sở để giải quyết công việc và tiếp dân. Bố trí thời gian xuống các tổ dân phố để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân và giải quyết công việc được nhanh chóng, kịp thời.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho Uỷ ban nhân dân phường hoạt động, Uỷ ban nhân các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương cần:
a) Quy định lịch sinh hoạt thống nhất giữa cấp trên trực tiếp và cấp phường, giữa Uỷ ban nhân dân phường và các tổ dân phổ.
b) Chỉ đạo việc xây dựng nội quy hoạt động của các đội công tác, các tiểu ban chuyên môn, các tổ dân phố.
c) Quy định giờ làm việc của Uỷ ban nhân dân phường cho thích hợp với tình hình sinh hoạt của nhân dân nội thành, nội thị.
d) Có kế hoạch chỉ đạo sát với từng địa phương để việc chấp hành Quyết định số 94-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng đạt kết quả tốt.
Riêng đối với thành phố Hồ Chí Minh, ngoài việc thi hành Quyết định số 94-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng còn được thi hành thí điểm theo Quyết định số 53 ngày 20 tháng 3 năm 1981 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Qua thí điểm cần tổng kết các nội dung đã ghi trong quyết định và đến tháng 7 năm 1982 báo cáo kết quả lên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BAN TỔ CHỨC CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 469-TCCP
NGÀY 2 THÁNG 12 NĂM 1981 HƯỚNG DẪN THI HÀNH
QUYẾT ĐỊNH SỐ 94-HĐBT NGÀY 26-9-1981 CỦA HỘI ĐỒNG
BỘ TRƯỞNG QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ TỔ CHỨC
BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN CẤP PHƯỜNG

 

Căn cứ Điều 7 của Quyết định nói trên Ban tổ chức của Chính phủ hướng dẫn việc thi hành như sau:

 

I. TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC CẤP PHƯỜNG BAO GỒM HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ UỶ BAN NHÂN DÂN

 

1. Hoạt động của Hội đồng nhân dân phường theo các Điều 100, 115, 117, 118 và 120 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Quyết định số 94-HĐBT ngày 26-9-1981 của Hội đồng Bộ trưởng.

2. Uỷ ban nhân dân phường là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, đồng thời là cơ quan hành chính Nhà nước ở phường.

Là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân phường có nhiệm vụ:

a) Triệu tập hội nghị và tổ chức các kỳ họp của Hội đồng nhân dân theo luật quy định;

b) Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân và báo cáo kết quả trước Hội đồng nhân dân;

c) Tạo điều kiện thuận lợi cho đại biểu Hội đồng nhân dân phường hoạt động như thông báo tình hình, tổ chức địa điểm cho đại biểu tiếp xúc với cử tri.

Là cơ quan hành chính Nhà nước ở phường, Uỷ ban nhân dân phường tổ chức thực hiện 8 nhiệm vụ ở điều 2 trong Quyết định số 94-HĐBT ngày 26-9-1981 của Hội đồng Bộ trưởng. Trong khi Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố chỉ đạo thực hiện cần lưu ý:

1. Khi giao nhiệm vụ cho cấp phường thì giao cả quyền hạn được giải quyết, có việc phải quy định thời hạn hoàn thành.

2. Quy định rõ nhiệm vụ giữa cấp trên trực tiếp và cấp phường, tránh chồng chéo, dẫm đạp về nhiệm vụ, hoặc bỏ sót việc mà không ai chịu trách nhiệm chính. Cần quy định rõ nội dung công việc của cấp phường và các ngành chuyên môn, không để đùn đẩy lẫn nhau.

3. Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân phường xây dựng chương trình, kế hoạch và quy chế công tác. Về công tác hành chính, cần quy định thống nhất số lượng sổ sách, mẫu sổ sách, cách quản lý công văn, giấy tờ, văn thư, lưu trữ; quy định thủ tục xác nhận đơn, chứng nhận lý lịch, sao lục các giấy tờ đúng nguyên tắc nhưng không gây phiền hà cho nhân dân.

4. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính Nhà nước và các công tác như giữ gìn an ninh, hậu phương quân đội, thanh tra, hoà giải, điều lệ phạt vi cảnh, một số chính sách và nguyên tắc quản lý xã hội.

5. Về quy mô cấp phường, nói chung quy mô cấp phường như quyết định đã ghi là có khoảng từ 7000 đến 12000 dân. Riêng những phường ở các thị xã thuộc miền núi và những thị xã mới thành lập thì không nhất thiết phải đủ 7000 dân.

6. Nói rõ một số điểm trong việc thực hiện nhiệm vụ:

- Về an ninh: Chú trọng các biện pháp nhằm ngăn chặn không để xảy ra hoả hoạn, cướp giật, trộm cắp và các ổ buôn lậu; thực hiện các biện pháp không để bọn phản động, bọn phá hoại hiện hành, bọn lưu manh ẩn nấp trong phường (có sự hướng dẫn của cấp trên).

- Về quản lý dân: Nắm được dân là nhiệm vụ chủ yếu; nắm về số lượng, cách làm ăn sinh sống từng người từng hộ, thông qua đó mà phân loại các đối tượng cần quản lý.

- Vận động nhân dân tham gia quản lý một số mặt như sửa chữa nhỏ các đường hẻm, làm vệ sinh thu dọn rác, và quản lý một đoạn đường, quét vôi, bảo vệ vòi nước công cộng v.v...

- Về công thương nghiệp: Giao cho Uỷ ban nhân dân phường quản lý một số tổ hợp tác xã và cá thể nhằm:

1. Phục vụ nhu cầu thiết thực của nhân dân trong phường giải quyết một phần khó khăn về kinh tế hiện nay, kể cả việc sản xuất hàng tiêu dùng.

2. Quản lý chặt chẽ những người làm ăn riêng lẻ, phát hiện và xử lý (theo quy định của Uỷ ban nhân dân cấp trên) đối với những người buôn hàng giả và các cửa hàng trá hình.

 

II. TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG

 

Chính quyền phường là chính quyền cấp cơ sở, là nơi trực tiếp với dân và dựa vào dân để tổ chức thực hiện phong trào hành động cách mạng của quần chúng; do đó bộ máy làm việc của phường phải tổ chức gọn nhẹ và thiết thực. Ngoài việc kiện toàn Uỷ ban nhân dân phường, còn phải chăm lo xây dựng kiện toàn các tổ dân phố để triển khai công việc đến từng người dân được kịp thời, đồng thời phải xây dựng các đội công tác và các tiểu ban chuyên môn. Các tổ chức này do nhân dân trong phường tự nguyện tham gia và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Uỷ ban nhân dân phường.

 

A. SỐ LƯỢNG UỶ VIÊN UỶ BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG

 

Uỷ ban nhân dân phường được bầu từ 5 đến 7 uỷ viên; những phường dưới 7000 dân thì bầu 5 uỷ viên; những phường từ 7000 dân trở lên thì bầu từ 5 đến 7 uỷ viên, bộ phận thường trực của Uỷ ban nhân dân phường là 3 người (Chủ tịch, Phó chủ tịch, Uỷ viên thư ký). Riêng những phường trọng điểm đông dân có 7 uỷ viên thì được bầu thêm một Phó chủ tịch.

Uỷ ban nhân dân phường làm việc theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Ngoài nhiệm vụ chuyên môn của mình, uỷ viên Uỷ ban nhân dân phường còn phân công phụ trách một số tổ dân phố.

Uỷ ban nhân dân phường được sử dụng một số nhân viên giúp việc như văn thư, lữu trữ, thống kê, kế toán. Cần chọn những người có đủ tiêu chuẩn, và cần được bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính.

Những phường dưới 7000 dân được sử dụng 1 nhân viên; từ 7000 dân trở lên được sử dụng từ 2 đến 3 nhân viên.

 

B. CÁC TỔ CHỨC TỰ NGUYỆN THAM GIA QUẢN LÝ
CÔNG TÁC ĐƯỜNG PHỐ

 

a) Đội công tác, thường xuyên có nhiệm vụ tổ chức kiểm tra lưu động trên các khu vực ở đường phố nhằm giúp nhân dân thực hiện các quy tắc của thành phố, ngăn ngừa các hiện tượng vi phạm pháp luật, quy tắc và kịp thời xử lý tại chỗ các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức phải báo cáo lên cấp trên để truy tố.

- Có thể thành lập các đội quản lý thị trường, đội quy tắc do một phó chủ tịch phụ trách.

- Có thể thành lập đội tuần tra, bảo vệ, phòng chữa cháy do công an phường phụ trách.

b) Tiểu ban chuyên môn, có nhiệm vụ hướng dẫn vận động nhân dân và trực tiếp làm một số việc trong tổ dân phố và từng gia đình như vệ sinh phòng bệnh, giáo dục thanh thiếu nhi, thanh tra, phát thanh, viết bản tin v.v...

Thành viên các tiểu ban do các tổ dân phố cử vào. Nên mời đại biểu Hội đồng nhân dân làm trưởng tiểu ban. (Riêng tiểu ban văn hoá thông tin do uỷ viên Uỷ ban nhân dân phường phụ trách). Số lượng các tiểu ban do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành quyết định.

Công tác an ninh có thể giao cho tổ trưởng và tổ phó dân phố, không nên thành lập tiểu ban.

c) Tổ dân phố, là tổ chức của nhân dân theo địa lý trong phường có mối quan hệ đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống hàng ngày, giữ gìn vệ sinh, trật tự, thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hoá mới trong tổ. Mỗi tổ có tổ trưởng và 2 tổ phó. Quy mô tổ dân phố do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố hướng dẫn.

 

C. PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG

 

Uỷ ban nhân dân phường cần có người thường trực ở trụ sở để giải quyết công việc và tiếp dân. Bố trí thời gian xuống các tổ dân phố để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân và giải quyết công việc được nhanh chóng, kịp thời.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho Uỷ ban nhân dân phường hoạt động, Uỷ ban nhân các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương cần:

a) Quy định lịch sinh hoạt thống nhất giữa cấp trên trực tiếp và cấp phường, giữa Uỷ ban nhân dân phường và các tổ dân phổ.

b) Chỉ đạo việc xây dựng nội quy hoạt động của các đội công tác, các tiểu ban chuyên môn, các tổ dân phố.

c) Quy định giờ làm việc của Uỷ ban nhân dân phường cho thích hợp với tình hình sinh hoạt của nhân dân nội thành, nội thị.

d) Có kế hoạch chỉ đạo sát với từng địa phương để việc chấp hành Quyết định số 94-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng đạt kết quả tốt.

Riêng đối với thành phố Hồ Chí Minh, ngoài việc thi hành Quyết định số 94-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng còn được thi hành thí điểm theo Quyết định số 53 ngày 20 tháng 3 năm 1981 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Qua thí điểm cần tổng kết các nội dung đã ghi trong quyết định và đến tháng 7 năm 1982 báo cáo kết quả lên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

 

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi