Thông tư 25/2007/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về hướng dẫn bổ sung việc thực hiện ưu đãi đối với người có công với cách mạng

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 25/2007/TT-BLĐTBXH

Thông tư 25/2007/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về hướng dẫn bổ sung việc thực hiện ưu đãi đối với người có công với cách mạng
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hộiSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:25/2007/TT-BLĐTBXHNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Đinh Trung Tụng
Ngày ban hành:15/11/2007Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực:

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Ưu đãi người có công với cách mạng - Ngày 15/11/2007, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 25/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn bổ sung việc thực hiện ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Theo đó, người bị thương trước ngày 01/10/2005 chưa được hưởng chế độ thương tật được cấp giấy chứng nhận bị thương trong trường hợp sau: Người bị thương có vết thương được ghi nhận trong các giấy tờ gốc như: lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên, lý lịch quân nhân được lập trước ngày 01/01/1995; phiếu chuyển thương, chuyển viện lúc bị thương; bệnh án điều trị khi bị thương; giấy ra viện khi bị thương… Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học và con đẻ của họ được miễn một số thủ tục, giấy tờ khi lập hồ sơ như sau: Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học đồng thời là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, người hưởng chế độ mất sức lao động được miễn giám định mức độ suy giảm khả năng lao động… Không thực hiện việc giám định sức khoẻ đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học mà căn cứ vào tình trạng dị dạng, dị tật thực tế để xét trợ cấp: Người bị dị dạng, dị tật nặng, không tự lực được trong sinh hoạt hưởng trợ cấp mức 1: 470.000 đồng/tháng; Người bị dị dạng, dị tật, không còn khả năng lao động, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt hưởng trợ cấp mức 2: 238.000 đồng… Người có công giúp đỡ cách mạng trong kháng chiến được Nhà nước tặng Huân chương, Huy chương kháng chiến đã chết mà chưa được hưởng chế độ, thân nhân của họ được hưởng trợ cấp 1 lần như qui định đối với thân nhân người có công với cách mạng chết trước ngày 01/01/1995... Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Thông tư 25/2007/TT-BLĐTBXH tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 25/2007/TT-BLĐTBXH NGÀY 15 THÁNG 11 NĂM 2007

HƯỚNG DẪN BỔ SUNG VIỆC THỰC HIỆN ƯU ĐÃI

ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG

 

Căn cứ Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số Điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;

Tiếp theo Thông tư số 07/2006/TT- BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2006 và Thông tư số 02/2007/TT- BLĐTBXH ngày 16 tháng 01 năm 2007 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, nay Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn bổ sung một số quy định sau:

1. Cấp giấy báo tử đối với người hy sinh trước ngày 01 tháng 10 năm 2005 chưa được xác nhận là liệt sĩ trong trường hợp sau:

a. Người hy sinh đã được ghi là liệt sĩ trong các giấy tờ như: giấy báo tử trận; Huân chương, Huy chương; giấy chứng nhận đeo Huân chương, Huy chương; Bảng vàng danh dự; Bảng gia đình vẻ vang hoặc lịch sử Đảng của cấp xã, phường, thị trấn trở lên.

b. Người hy sinh trong chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu đã được nhân dân, chính quyền địa phương suy tôn, đưa hài cốt vào an táng trong nghĩa trang liệt sĩ (có giấy xác nhận của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội nơi đang quản lý mộ).

2. Cấp giấy chứng nhận bị thương đối với người bị thương trước ngày 01 tháng 10 năm 2005 chưa được hưởng chế độ thương tật trong trường hợp sau:

Người bị thương có vết thương được ghi nhận trong các giấy tờ gốc như: lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên, lý lịch quân nhân được lập trước ngày 01 tháng 01 năm 1995; phiếu chuyển thương, chuyển viện lúc bị thương; bệnh án điều trị khi bị thương; giấy ra viện khi bị thương.

3. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học và con đẻ của họ được miễn một số thủ tục, giấy tờ khi lập hồ sơ như sau:

             a. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học đồng thời là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, người hưởng chế độ mất sức lao động được miễn giám định mức độ suy giảm khả năng lao động.

b. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học đồng thời là thương binh, bệnh binh do thương tật, bệnh tật ở cột sống mà bị liệt hai chi dưới thì không cần có giấy xác nhận vô sinh của bệnh viện.

c. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học có vợ (hoặc chồng) nhưng vô sinh hoặc đã có con trước khi đi chiến trường, sau khi trở về không sinh thêm con nay đã hết tuổi lao động (nữ đủ 55 tuổi; nam đủ 60 tuổi)  thì không cần có giấy xác nhận vô sinh của bệnh viện.

d. Không thực hiện việc giám định sức khoẻ đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học mà căn cứ vào tình trạng dị dạng, dị tật thực tế để xét trợ cấp:

- Người bị dị dạng, dị tật nặng, không tự lực được trong sinh hoạt hưởng trợ cấp mức 1 (mức 470.000 đồng/tháng theo Nghị định số 32/2007/NĐ-CP ngày 02 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ).

- Người bị dị dạng, dị tật, không còn khả năng lao động, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt hưởng trợ cấp mức 2 (mức 238.000 đồng/tháng theo Nghị định số 32/2007/NĐ-CP ngày 02 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ).

4. Người có công giúp đỡ cách mạng trong kháng chiến được Nhà nước tặng Huân chương, Huy chương kháng chiến đã chết mà chưa được hưởng chế độ:

 Thân nhân của họ được hưởng trợ cấp 1 lần như qui định đối với thân nhân người có công với cách mạng chết trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 (quy định tại Khoản 7 Mục B Bảng số 01 kèm theo Nghị định số 32/2007/NĐ-CP ngày 02 tháng 03 năm 2007 của Chính phủ).

5. Người có công với cách mạng đang hưởng chế độ ưu đãi mà phạm tội:

Người có công với cách mạng đang hưởng chế độ ưu đãi bị kết án tù trên 5 năm có thời gian chấp hành hình phạt tù quy định tại bản án đã tuyên kéo dài đến sau ngày 30 tháng 09 năm 2005 thì thuộc diện được xem xét, giải quyết hưởng lại chế độ ưu đãi theo Điều 33, Điều 34 Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ. Thời điểm hưởng trợ cấp được tính từ ngày có Quyết định trợ cấp lại.

6. Trách nhiệm lập hồ sơ liệt sĩ:

6.1. Bộ, Ban, Ngành Trung ương, các Tập đoàn kinh tế Nhà nước, Tổng Công ty 91 (gọi chung là cơ quan Trung ương), tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có người hy sinh có trách nhiệm:

a. Lập hồ sơ theo quy định tại Điểm 1.1, 1.2 Khoản 1 Mục II Phần I Thông tư số 07/2006/TT- BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2006 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.

b. Lập tờ trình (mẫu số 3-LS5) kèm theo danh sách trình Thủ tướng Chính phủ cấp “Bằng Tổ quốc ghi công”  gửi Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.

c. Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội tiếp nhận, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định tặng Bằng “Tổ quốc ghi công” và chuyển đến cơ quan Trung ương, cấp tỉnh có người hy sinh.

d. Cơ quan có người hy sinh chuyển Bằng “Tổ quốc ghi công” kèm hồ sơ liệt sĩ đến Sở Lao động-Thương binh và Xã hội nơi thân nhân liệt sĩ cư trú.

6.2. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội:

          a. Tiếp nhận hồ sơ liệt sĩ do các cơ quan chuyển đến.

b. Ra Quyết định cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp tiền tuất; lập phiếu trợ cấp tiền tuất thân nhân liệt sĩ và lưu trữ hồ sơ theo qui định.

c. Chuyển Bằng “Tổ quốc ghi công”, Quyết định cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp tiền tuất về Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Nội vụ-Lao động Xã hội (sau đây gọi chung là Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội) để phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức báo tử và thực hiện chế độ ưu đãi.

7. Thủ tục cấp lại Bằng “Tổ quốc ghi công”:

a. Đối với người hy sinh đã được cấp Bằng Tổ quốc ghi công của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Bằng Tổ quốc ghi ơn của Bộ trưởng Bộ Thương binh Cựu binh: Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tiếp nhận Bằng (bản chính), lập danh sách (kèm Tờ trình để Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Thủ tướng Chính phủ) gửi về Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội để thực hiện việc cấp Bằng “Tổ quốc ghi công”.

b. Việc cấp lại Bằng “Tổ quốc ghi công” thực hiện đối với các trường hợp Bằng “Tổ quốc ghi công” bị hư hỏng, rách nát, mối mọt hoặc thất lạc; không tiến hành cấp lại Bằng “Tổ quốc ghi công” một cách đồng loạt.

Sở Lao động- Thương binh và Xã hội kiểm tra hồ sơ, lập danh sách, viết Bằng “Tổ quốc ghi công” kèm Tờ trình gửi về Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (Cục Thương binh Liệt sĩ và Người có công) để tổng hợp, trình cấp lại Bằng “Tổ quốc ghi công”.

8. Việc giải quyết chế độ đối với bệnh binh hoặc công nhân viên chức nghỉ việc hưởng chế độ mất sức lao động đồng thời là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh (gọi chung là thương binh):

8.1. Đối với những trường hợp đã giám định tách riêng tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật:

Chế độ ưu đãi thực hiện theo Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 05 năm 2006 của Chính phủ.

8.2. Đối với những trường hợp đã giám định gộp tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật:

a. Công nhân viên chức có thời gian công tác thực tế từ 20 năm trở lên hoặc chưa đủ 20 năm công tác thực tế nhưng có đủ 15 năm công tác liên tục trong quân đội, công an đồng thời là thương binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 21% trở lên thì được hưởng hai chế độ trợ cấp: mất sức lao động và thương tật.

b. Công nhân viên chức có thời gian công tác thực tế dưới 20 năm và là thương binh được hưởng đồng thời cả hai chế độ trợ cấp nếu sau khi đã trừ tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật mà tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do ốm đau, bệnh tật còn từ 61% trở lên. Nếu sau khi trừ tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật mà tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do ốm đau, bệnh tật còn dưới 61% thì được chọn hưởng một trong hai chế độ trợ cấp: mất sức lao động hoặc thương tật.

c. Bệnh binh có thời gian công tác liên tục trong quân đội, công an từ 15 năm trở lên hoặc chưa đủ 15 năm công tác liên tục trong quân đội, công an nhưng cộng thời gian công tác thực tế trước đó có đủ 20 năm trở lên đồng thời là thương binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 21% trở lên thì được hưởng hai chế độ trợ cấp: bệnh binh và thương tật. 

d. Bệnh binh có thời gian công tác trong quân đội, công an dưới 15 năm được hưởng đồng thời cả hai chế độ trợ cấp nếu sau khi đã trừ tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật mà tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật còn từ 41% trở lên. Nếu sau khi trừ tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật mà tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật còn dưới 41% thì được chọn hưởng một trong hai chế độ trợ cấp: bệnh binh hoặc thương binh.

8.3. Việc giải quyết chế độ ưu đãi được áp dụng đối với các hồ sơ được lập trước và kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 trở về sau.

8.4. Thời điểm hưởng thêm một chế độ trợ cấp được tính từ ngày Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội ra quyết định trợ cấp.

9. Hiệu lực thi hành:

Thông tư này thay thế Khoản 2 Mục II Phần I Thông tư số 07/2006/TT- BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2006 và Điểm 3 Thông tư số 02 /2007/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 01 năm 2007 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Trong quá trình thực hiện, nếu còn vướng mắc, các địa phương, đơn vị cần phản ánh kịp thời về Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội xem xét, giải quyết./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG

  THỨ TRƯỞNG

   Bùi Hồng Lĩnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Mẫu số 3-LS5

 

……………………                                CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

.. …….. …………..                                                Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                                                      

 Số:             / TTr-…….                                         Hà Nội, ngày       tháng       năm 

           

 

TỜ TRÌNH THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Về việc cấp Bằng "Tổ quốc ghi công"

 

 


                                              

 

Thi hành Nghị định số 899/TTg ngày 25 tháng 5 năm 1956 của Thủ tướng Chính phủ về đặt Bằng "Tổ quốc ghi công" để tặng thưởng các liệt sĩ;

Căn cứ Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;

…………………………….. trình Thủ tướng Chính phủ cấp Bằng "Tổ quốc ghi công" cho …………………. liệt sĩ

                           (Có danh sách kèm theo)

 

 

 

 

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội;

- Lưu VT, ……

 

              ………………..

                 ……………

 

 

 

 

 

                 …………….

 

 

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi