Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Sắc lệnh sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Sắc lệnh 97-SL
Cơ quan ban hành: | Chủ tịch nước | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 97-SL | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Sắc lệnh | Người ký: | Hồ Chí Minh |
Ngày ban hành: | 22/05/1950 | Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | Đang cập nhật | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Sắc lệnh 97-SL
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
SẮC LỆNH
CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
SỐ 97-SL NGÀY 22 THÁNG 5 NĂM 1950
CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Chiểu sắc lệnh ngày 10 tháng 10 năm 1945 tạm giữ các luật lệ hiện hành ở Việt Nam để thi hành cho đến khi ban hành những bộ luật mới cho toàn cõi Việt Nam;
Chiểu sắc lệnh số 72-SL ngày 18-6-1949 lập hội đồng tư lập có nhiệm vụ thảo những dự án pháp điển Việt Nam;
Chiểu các dân pháp điển bắc kỳ và trung kỳ quyển I, Pháp quy giản yếu 1883 thi hành ở Nam kỳ và những luật lệ theo sau;
Xét cần thích ứng luật lệ với sự tiến hoá chung;
Chiểu đề nghị của các tiểu ban chuyên môn của Hội đồng tư luật và của ông Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
Chiểu quyết nghị của Hội đồng Chính phủ sau khi Ban thường trực Quốc hội thoả thuận;
RA SẮC LỆNH:
Điều 1: Những quyền dân sự đều được luật bảo vệ khi người ta hành sự nó đúng với quyền lợi của nhân dân.
Điều 2: Người con đã thành niên không bắt buộc phải có cha mẹ bằng lòng mới kết hôn được.
Điều 3: Trong thời kỳ tang chế vẫn có thể lấy vợ lấy chồng được.
Song người vợ hoá chỉ có thể lấy chồng sau 10 tháng kể từ ngày chồng chết. Nhưng trong thời hạn ấy, người vợ hoá vẫn có thể tái giá nếu chứng rõ được rằng mình không có thai, hoặc là đã có thai với chồng trước để tránh sự lẵn lộn về con cái.
Điều 4: Người đàn bà ly dị có thể lấy chồng khác ngay sau khi có án tuyên ly dị, nếu dẫn chứng rằng mình không có thai hoặc đương có thai.
Điều 5: Chồng và vợ có địa vị bình đẳng trong gia đình.
Điều 6: Người đàn bà có chồng có toàn năng lực về mặt hộ.
Điều 7: Người vị thành niên là con trai hay con gái chưa đủ 18 tuổi. Khi đã đến tuổi thành niên thì dù còn ở với cha mẹ, người con cũng có quyền tự lập.
Điều 8: Cha mẹ không có quyền xin giam cầm con cái.
Điều 9: Người con hoang vô thừa nhận được phép thưa trước toà án để truy nhận cha hoặc mẹ của mình.
Điều 10: Con cháu hoặc vợ chồng của người chết cũng không bắt buộc phải nhận thừa kế người ấy. Khi nhận thừa kế thì các chủ nợ của người chết cũng không có quyền đòi nợ quá số di sản để lại.
Điều 11: Trong lúc còn sinh thời người chồng goá vợ hay vợ goá, các con đã thành niên có quyền xin chia phần tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết, sau khi đã thanh toán tài sản chung.
Điều 12: Người ta chỉ dược hưởng dụng và sử dụng các vật thuộc quyền sở hữu của mình một cách hợp pháp và không thiệt hại đến quyền lợi của nhân dân.
Điều 13: Khi lập ước mà có sự tổn thiệt do sự bóc lột của một bên vì điều kiện kinh tế của hai bên chênh lệch thì khế ước có thể coi là vô hiệu.
Điều 14: Tất cả các điều khoản trong dân pháp điển Bắc kỳ dân pháp điển Trung kỳ, Pháp quy giản yếu 1883 (sắc lệnh ngày 3 tháng 10 năm 1883) thi hành ở Nam kỳ, và những luật lệ theo sau, trái với những điều khoản trên này đều bị bãi bỏ.
Điều 15: Ông Bộ trưởng Bộ Tư pháp chịu uỷ nhiệm thi hành Sắc lệnh này.