Khế ước là gì? Có phải là giao dịch dân sự?

Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết khế ước là gì cũng như bản chất, quy định pháp luật liên quan đến khế ước. Trong đó có giải đáp đây có phải là giao dịch dân sự?

1. Khế ước là gì? Có phải là giao dịch dân sự?

Khế ước là gì? Có phải là giao dịch dân sự?
Khế ước là gì? Có phải là giao dịch dân sự? (Ảnh minh hoạ)

Khế ước là thuật ngữ dùng để chỉ những giao dịch dân sự được thiết lập dựa trên cơ sở sự thoả thuận giữa các bên (liên quan đến việc xác lập, làm thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên trong giao dịch). Có thể hiểu khế ước là một loại hợp đồng mà khi xác lập khế ước thì sẽ phát sinh các quyền và nghĩa vụ của các bên.

Các bên tham gia khế ước thực hiện dựa trên nguyên tắc hợp tác và các bên cùng có lợi, đảm bảo sự tin cậy lẫn nhau, không xâm hại đến lợi ích quốc gia, công cộng và quyền, lợi ích của người khác.

Trước đây, cụm từ khế ước được đề cập trong Sắc lệnh 97/SL ngày 22/5/1950 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà. Theo đó, tại Điều 13 Sắc lệnh 97/SL quy định như sau:

“Khi lập ước mà có sự tổn thiệt do sự bóc lột của một bên vì điều kiện kinh tế của hai bên chênh lệch thì khế ước có thể coi là vô hiệu.”

Dựa trên quy định nêu trên, có thể hiểu khế ước là cụm từ dùng để chỉ các giao dịch dân sự dựa trên sự thỏa thuận của các bên.

Hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam không sử dụng cụm từ khế ước trong các văn bản pháp luật mà cụm từ này được sử dụng phổ biến thời kỳ trước và sau khi giành độc lập dân tộc năm 1945, do sự ảnh hưởng của thuật ngữ pháp lý trong luật dân sự của Pháp.

Như vậy, khế ước cũng được xem là giao dịch dân sự, được thiết lập dựa trên sự thỏa thuận của các bên về việc thiết lập, làm thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên trong giao dịch.

2. Khế ước nhận nợ ngân hàng là gì? Cách lập thế nào?

Khế ước nhận nợ ngân hàng được hiểu là giấy nhận nợ, là giấy tờ pháp lý được lập khi ngân hàng để xác nhận ngân hàng đã đưa cho bên vay một khoản tiền theo thỏa thuận và bên vay cam kết hoàn trả lại hoàn tiền đó cho ngân hàng theo hình thức, cách thức được hai bên thỏa thuận.

Khế ước nhận nợ ngân hàng là gì? Cách lập thế nào?
Khế ước nhận nợ ngân hàng là gì? Cách lập thế nào? (Ảnh minh hoạ)

Khế ước nhận nợ ngân hàng cũng là giấy tờ để đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên. Theo đó, ghi rõ số tiền cho vay, lãi suất, thời hạn vay, ngày trả, ngày giải ngân, phương thức giải ngân...

Nếu bên vay không trả đúng thời hạn thỏa thuận thì ngân hàng có quyền thực hiện các biện pháp để đòi lại khoản nợ.

Đây cũng là căn cứ để các bên giải quyết khi xảy ra tranh chấp, xung đột về lợi ích. Khế ước nhận nợ ngân hàng cũng giúp bên vay đảm bảo rằng số tiền và lãi suất vay không bị thay đổi và có kế hoạch trả nợ phù hợp.

Để lập khế ước nhận nợ ngân hàng, bạn cần phải tìm hiểu kỹ các thông tin và cách làm để tránh xảy ra các rủi ro không đáng có. Để làm khế ước nhận nợ, có thể thực hiện theo mẫu của ngân hàng hoặc viết tay, tuỳ theo thỏa thuận của các bên. Dưới đây là mẫu khế ước nhận nợ ngân hàng chi tiết để bạn đọc có thể tham khảo:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 

‎ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


‎ KHẾ ƯỚC NHẬN NỢ 

‎ Số: ......

‎ Kèm theo Hợp đồng hạn mức tín dụng số ......... ngày ...../..../20......

Đơn vị vay vốn: CÔNG TY...........................

ĐKKD Số ............ do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày ...........

Địa chỉ: .........

Tên người đại diện: Ông ............. Chức vụ: .........

Căn cứ Hợp đồng hạn mức tín dụng số .......... ngày ...../..../20...... ký giữa chúng tôi và Ngân hàng (Sau đây gọi tắt là Hợp đồng tín dụng).

Đề nghị Ngân hàng cho rút vốn vay như sau:

- Số tiền phê duyệt theo Hợp đồng tín dụng: ................ VNĐ (hoặc ngoại tệ quy đổi tương đương)

- Số tiền đã nhận nợ: ........................VNĐ

- Số tiền nhận nợ lần này: ................... VNĐ Phương thức rút vốn vay:

‎□ Bằng chuyển khoản số tiền: ......................... VNĐ

□ Bằng tiền mặt số tiền: .............................. VNĐ Mục đích sử dụng vốn:

Thanh toán tiền hàng theo Hợp đồng kinh tế số ....... ngày ...../..../20...... ký giữa bên bán là Công ty ......... và bên mua là Công ty ...............

Thời hạn vay: ... tháng (từ tháng.....năm.... đến tháng......năm......).

Ngày rút vốn:...../..../20..... Ngày đến hạn: ...../..../20......

Lãi suất cho vay: ......%/năm (Lãi suất sẽ được điều chỉnh 03 tháng một lần bằng lãi suất huy động tiết kiệm VNĐ cao nhất kỳ hạn 6 tháng trả lãi cuối kỳ của ngân hàng tại thời điểm điều chỉnh + tối thiểu ....... %/năm).

Phương thức trả nợ:

□ Trả lãi: hàng tháng vào ngày .....

□ Trả gốc: cuối kỳ

Chứng từ kèm theo

□ Uỷ nhiệm chi Ngày:........

□ Giấy lĩnh tiền mặt Ngày:.........

□ Liệt kê tài liệu đính kèm khác nếu có

Đề nghị Ngân hàng ghi nợ số tiền trên vào tài khoản tiền vay của chúng tôi số ........... tại Quý Ngân hàng.

Chúng tôi cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ gốc và lãi đúng hạn, thực hiện đúng các điều khoản trong Hợp đồng tín dụng.

Khế ước nhận nợ này là phụ lục không tách rời của Hợp đồng tín dụng.

Khế ước này được lập thành 03 (Ba) bản, có giá trị pháp lý như nhau, Bên cho vay giữ 02 (Hai) bản, Bên vay giữ 01 (Một) bản.

Bên cho vay                                               Bên vay 
‎ Ký, ghi rõ họ tên Ký, ghi rõ họ tên

3. Phân biệt khế ước nhận nợ và hợp đồng tín dụng

Trên thực tế, rất nhiều người rất dễ bị nhầm lẫn giữa khế ước nhận nợ là hợp đồng tín dụng. Vậy hai khái niệm này khác nhau thế nào? Dưới đây là bảng phân biệt khế ước nhận nợ và hợp đồng tín dụng để bạn đọc tham khảo:

Nội dung

Khế ước nhận nợ

Hợp đồng tín dụng

Khái niệm

Là văn bản xác nhận khoản vay giữa bên cho vay và bên vay, là giấy tờ pháp lý xác nhận quan hệ pháp luật vay mượn giữa các bên để làm cơ sở xác định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Vì vậy, khế ước nhận nợ là một bộ phận không thể tách rời hợp đồng cho vay.

Là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng với bên vay tiền về thỏa thuận cho vay một khoản tiền trong một khoảng thời gian nhất định.

Vai trò

Là căn cứ để đảm bảo lợi ích cho các bên, đồng thời giúp rõ ràng các khoản vay, đảm bảo việc lên kế hoạch trả nợ của bên vay được hiệu quả và số tiền vay, lãi không bị thay đổi.

Đảm bảo cho mục đích sử dụng vốn là dùng để thực hiện các hoạt động đầu tư hoặc sản xuất kinh doanh, đồng thời giúp ổn định cuộc sống của người dân vì có thể vay trả góp hàng tháng hoặc theo đợt.

Chủ thể thực hiện

Bên cho vay trong khế ước nhận nợ có thể là cá nhân, tổ chức hoặc các tổ chức tín dụng.

Bên cho vay trong hợp đồng tín dụng bắt buộc phải là tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam như: Ngân hàng, quỹ tín dụng, ngân hàng nhà nước,...


Trên đây là những thông tin về Khế ước là gì? Có phải là giao dịch dân sự?
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế thị trường trên toàn cầu, việc hợp tác với các công ty nước ngoài cũng trở nên phổ biến. Để tránh những rủi ro có thể xảy ra khi giao kết hợp đồng, cùng theo dõi bài viết ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?