Quyết định 232/TĐC-QĐ của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về việc quy định các loại hình lắp ráp, sản xuất động cơ đốt trong

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải VB
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 232/TĐC-QĐ

Quyết định 232/TĐC-QĐ của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về việc quy định các loại hình lắp ráp, sản xuất động cơ đốt trong
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:232/TĐC-QĐNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Trí Long
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
23/10/1995
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực:

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 232/TĐC-QĐ

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 232/TĐC-QĐ DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN ĐO

LƯỜNG CHẤT LƯỢNG SỐ 232/TĐC-QĐ

NGÀY 23 THÁNG 10 NĂM 1995 VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CÁC

LOẠI HÌNH LẮP RÁP, SẢN XUẤT ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG

TỔNG CỤC TRƯỞNG

TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG

- Căn cứ Nghị định số 22/HĐBT ngày 08/12/1994 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng;

- Căn cứ Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ trong Công văn số 1020/KT-TH ngày 02-3-1995 giao Bộ Khoa học công nghệ và môi trường chỉ đạo Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng nghiên cứu và ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật dạng SKD, CKD, IKD cho động cơ đốt trong để áp dụng thống nhất trong cả nước.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Nay ban hành bản Quy định các loại hình lắp ráp và sản xuất động cơ đốt trong.
Điều 2: Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
QUY ĐỊNH
CÁC LOẠI HÌNH LẮP RÁP VÀ SẢN XUẤT ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG ĐỘNG CƠ XĂNG VÀ ĐỘNG CƠ DIEZEN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 232/TĐC-QĐ
ngày 23 tháng 10 năm 1995)
1. Quy định chung:
1.1 Văn bản này quy định các loại hình lắp ráp và sản xuất động cơ xăng và động cơ DIEZEN (được gọi tắt là loại hình lắp ráp động cơ đốt trong) làm cơ sở để xác định thuế nhập khẩu nhằm khuyến khích đầu tư công nghệ và sử dụng lao động ở Việt Nam.
1.2. Các loại hình lắp ráp và sản xuất động cơ được quy định phụ thuộc vào mức độ rời rạc của các chi tiết, cụm chi tiết, cũng như trình độ công nghệ chế tạo, lắp ráp của cơ sở và khả năng kiểm tra, hiệu chỉnh các đặc tính sử dụng cũng như các chỉ tiêu chất lượng của động cơ sau khi lắp ráp.
1.3. Trong văn bản này các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
* Chi tiết: Là một vật phẩm được chế tạo hoàn chỉnh thực hiện một chức năng nhất định trong đó không sử dụng nguyên công lắp ráp. Tập hợp các chi tiết được chế tạo từ các vật liệu khác nhau và được liên kết với nhau bằng các liên kết không tháo được như hàn, dáp ép, tán cũng được coi là một chi tiết.
* Cụm chi tiết: Là tập hợp các chi tiết được lắp ráp với nhau để thực hiện một chức năng có tính riêng biệt.
1.4. Danh mục các chi tiết và cụm chi tiết cũng như các hình vẽ kèm theo trong các bản phụ lục của văn bản này chỉ thể hiện kết cấu đặc trưng, mô phỏng mức độ rời rạc đối với từng loại hình lắp ráp, không mang ý nghĩa về việc kết cấu và hình sáng cụ thể của các chi tiết và cụm chi tiết.
1.5. Số lượng và danh mục các chi tiết và cụm chi tiết nêu ra trong văn bản này được áp dụng cho các loại động cơ có công dụng chung nhất. Nếu cơ sở lắp ráp hoặc sản xuất các loại động cơ có các chi tiết và cụm chi tiết đặc thù khác với quy định trong văn bản này thì việc đánh giá loại hình lắp ráp của cơ sở không tính đến các chi tiết và cụm chi tiết đó.
1.6. Cơ sở lắp ráp hoặc sản xuất động cơ phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu vệ sinh, môi trường, an toàn theo các quy định hiện hành. Ngoài ra cơ sở phải có đủ các điều kiện để kiểm tra chất lượng của động cơ sau khi lắp ráp, đặc biệt là các chỉ tiêu có liên quan đến đặc tính sử dụng và môi trường.
2. Các loại hình lắp ráp
Có các loại hình lắp ráp sau:
2.1 Loại hình lắp ráp CKD.
Loại hình lắp ráp động cơ CKD có các đặc điểm sau:
- Toàn bộ chi tiết phải để rời, trừ các trường hợp sau:
1. Các cụm chi tiết gồm các các chi tiết dược lắp ráp với nhau bằng nối ghép chặt hoặc bulông, đai ốc mà quá trình công nghệ phải ghép với nhau để gia công tinh, bao gồm:
+ Thân máy lắp với bạc, gối đỡ trục;
+ Thanh truyền với bạc;
+ Trục khuỷu với đối trọng;
+ Ghít suppap với nắp quy lát.
2. Các cụm chi tiết cho phép lắp ráp hoàn chỉnh, bao gồm:
+ Bơm cao áp;
+ Điều tốc;
+ Vòi phum;
+ Van;
+ Ông dẫn có đầu nối;
+ Cò mổ nạp;
+ Cò mổ thải;
+ Bình lỏng không khí;
+ Lọc tinh nhiên liệu;
+ Chế hoà khí;
+ Cụm IC đánh lửa.
* Danh mục các chi tiết, cụm chi tiết của động cơ trong loại hình lắp ráp CKD được quy định trong phụ lục 1 - đối với động cơ DIEZEN và phụ lục 2 - đối với động cơ xăng.
Cơ sở lắp ráp động cơ CKD phải có các thiết bị đủ độ tin cậy để thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng của động cơ sau khi lắp ráp, bao gồm:
* Thử công suất;
* Kiểm tra số vòng quay;
* Kiểm tra suất tiêu hao nhiên liệu;
* Kiểm tra độ ồn cho phép (đối với động cơ dùng cho phương tiện giao thông đường bộ; đối với các loại khác sẽ có quy định sau);
* Kiểm tra độ ô nhiễm của khí xả (bao gồm nồng độ CO, CO2, HC, NO...) (đối với động cơ dùng cho phương tiện giao thông đường bộ; đối với các loại khác sẽ có quy định sau).
Chú thích: Các phụ lục 1 và 2 chỉ quy định danh mục cũng như mức độ rời rạc của các chi tiết, cụm chi tiết tiêu biểu cho hai loại động cơ đốt trong là động cơ xăng và động cơ DIEZEN. Số lượng của các chi tiết, cụm chi tiết có thể thay đổi tuỳ thuộc vào kết cấu động cơ nhưng mức độ rời rạc của các chi tiết, cụm chi tiết không được trái với quy định tại điều 2.1 của văn bản này.
2.2 Loại hình lắp ráp IKD
Ngoài các đặc điểm của loại hình lắp ráp CKD cơ sở sản xuất lắp ráp động cơ loại hình IKD phải có các công nghệ hoặc sử dụng công nghệ của các cơ sở sản xuất khác trong nước để chế tạo được ít nhất một trong hai nhóm chi tiết sau:
Nhóm 1: ống lót xi lanh, pít tông, trục khuỷu, các loại bánh răng, thanh truyền, trục cam, quy lát.
3. Cơ sở sản xuất lắp ráp động cơ phải có đầy đủ điều kiện công nghệ tương ứng để tổ chức sản xuất; đồng thời phải đảm bảo các điều kiện kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất xưởng. Chất lượng của động cơ được lắp ráp phải tương đương với chất lượng của sản phẩm nhập nguyên chiếc cùng loại. Cơ sở sản xuất lắp ráp phải tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về đăng ký chất lượng hàng hoá theo đúng quy định hiện hành.
4. Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng và các đơn vị được uỷ quyền chịu trách nhiệm thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định này tại cơ sở lắp ráp theo Pháp lệnh chất lượng hàng hoá và theo các quy định hiện hành.

PHỤ LỤC 1

DANH MỤC CKD CÁC CHI TIẾT VÀ CỤM CHI TIẾT CHO ĐỘNG CƠ DIEZEN

1.1. Cụm thân máy
1. Thân máy; 23. Van thông hơi;
2. ống lót xi lanh; 24. Kẹp thông hơi;
3. Gioăng ống lót xi lanh; 25. Đệm van hơi
4. Gioăng quy lát; 26. Ống;
5. Vít cấy quy lát; 27. Đai kẹp;
6. Đai ốc; 28. Đai ốc M5;
7. Nắp trước; 29. Vít M4 x 6;
8. Đệm nắp trước; 30. Vòng đệm;
9. Nắp sau; 31. Kẹp tay quay;
10. Đệm nắp sau; 32. Giá tay quay;
11. Tấm che; 33. Vít M6 x 15;
12. Nút; 34. Vít M6 x 10;
13. Vòng chặn trục; 35. Vòng đệm 6;
14. Nắm đổ dầu; 36. Que thăm dầu;
15. Đệm cao su; 37. Trục đỡ;
16. Bu lông xả dầu 38. ống bơm tay;
17. Vít cấy 39. Đệm bơm tay;
18. Bulông M8 x 25; 40. Tay bơm;
19. Bulông M8 x 14; 41. Lò xo;
20. Vòng đệm đồng 16; 42. Vòng;
21. Nắp thoát hơi; 43. Vít M6 x 15;
22. Nắp thông hơi; 44. Chốt con
1.2. Cụm quy lát:
1. Nạp quy lát; 17. Van xả nước;
2. Suppap nạp; 18. Vòng đệm vòi phun;
3. Supap thải 19. Vít cầy vòi phun;
4. Lò so suppap; 20. Đai ốc M10;
5. Đĩa đỡ suppap; 21. Đai ốc M8 x 15;
6. Móng hãm supap; 22. Đai ốc M8 x 1;
7. Cò mổ nạp; 23. Chốt định vị;
8. Cò mổ thải; 24. Trục giảm áp;
9. Bạc cò mổ; 25. Tay giảm áp;
10. Vít chỉnh supap; 26. Lò so giảm áp;
11. Trụ đỡ cò mổ; 27. Vòng chặn trục;
12. Vít cấy; 28. Chốt con;
13. Chóp buồng cháy; 29. Nắp cò mổ;
14. Nắp buồng cháy; 30. Đệm nắp cò mổ;
15. Vòng đệm nắp buồng cháy; 31. Nút ren;
16. Bích vòi phun; 32. Vòng cao su;
33. Vòng chặn.
Chú thích: Trong loại hình lắp ráp CKD, các chi tiết sau thuộc cụm quy lát được ghép lắp ráp với nhau:
1. Cò mổ nạp gồm các chi tiết số 7, 9, 10;
2. Cò mổ thải gồm các chi tiết số 3, 9, 10;
3. Van xả nước (thành cụm chức năng hoàn chỉnh số 17).
1.3. Cụm truyền lực và cân bằng:
1.3.1. Nhóm trục khuỷu
1. Đế đỡ khuỷu; 15. Trục khuỷu;
2. Phớt khuỷu; 16. Đối trọng;
3. Bạc; 17. Bulông đối trọng;
4. Vòng chặn; 18. Vòng đệm bulông đối trọng;
5. Vít M5; 19. Then khuỷu;
6. Đệm 5; 20. Then bánh đà;
7. Miếng chặn ổ bi; 21. Vòng đệm bánh răng khuỷu;
8. Bulông M5 x 8; 22. Bánh đà;
9. Bulông M8 x 22; 23. Đai ốc;
10. Vòng đệm 8; 24. Bánh răng khuỷu;
11. Vòng chặn trục; 25. Bulông M6 x 22;
12. Vòng cách; 26. Vòng đệm 6;
13. ổ bi; 27. Đệm đỡ khuỷu;
14. ổ đũa;
Chú thích: Trong loại hình lắp ráp CKD nhóm trục khuỷu các chi tiết 15, 16, 17 và 18 được phép lắp ráp với nhau.
1.3.2. Nhóm thành truyền
1. Pít tông; 7. Vòng chắn ắc pít tông;
2. Vòng găng hơi số 2; 8. Thanh truyền;
3. Vòng găng hơi số 1; 9. Bạc đầu nhỏ;
4. Vòng găng hơi số 3; 10. Bạc lót thanh truyền;
5. Vòng găng dầu; 11. Bulông thanh truyền;
6. ắc pít tông; 12. Đệm Bulông thanh truyền;
Chú thích: - Trong loại hình lắp ráp CKD nhóm thanh truyền các chi tiết 8, 9, 11 và 12 được phép lắp ráp với nhau.
1.3.3. Nhóm cân bằng
1. Trục cân bằng; 7. Vòng chắn lót;
2. Đế trục cân bằng; 8. Bạc;
3. Bánh răng dao động trục cân bằng; 9. ổ bi;
4. Bánh răng trục cân bằng; 10. Then;
5. Đai ốc trục cân bằng; 11. Bu lông;
6. Đệm trục cân bằng; 12. Vòng đệm;
1.4. Cụm cam - khởi động
1. Trục cam; 15. Vòng đệm;
2. Bánh răng cam; 16. Vòng cách;
3. Then trục cam; 17. Trục khởi động;
4. Cam nhiên liệu; 18. Chốt khởi động
5. Con đội; 19. Then trục khởi động;
6. Đũa đẩy; 20. Phớt dầu;
7. ổ bi; 21. Vòng chặn trục;
8. Vít; 22. Đế khởi động;
9. Ông dẫn hướng; 23. Tay quay;
10. Đệm điều chỉnh; 24. Vòng đệm;
11. Con đội; 25. Vòng;
12. Chốt hướng; 26. Bu lông;
13. Bánh răng nhỏ; 27. Vòng đệm;
14. Đai ốc trục cam; 28. Vòng đệm;
1.5 Cụm cung cấp
1.5.1 Nhóm điều ốc
1. Chùm quả văng; 16. Chốt chẻ;
2. Lò xo quả văng; 17. Đai ốc M6;
3. Đai ốc điều chỉnh; 18. Đai ốc M8;
4. Đai ốc hãm; 19. Vòng đệm phẳng;
5. Trục tựa quả văng; 20. Chốt cò;
6. Bu lông; 21. Vít;
7. Vòng đệm phẳng; 22. Bảng ga;
8. Vòng đệm vênh; 23. Tay ga;
9. Bạc điều ốc; 24. Lò xo tay ga;
10. Trục + càng điều ốc; 25. Đệm;
11. Chốt côn; 26. Đệm;
12. Càng lưu lượng; 27. Cốc đỡ;
13. Vít điều tốc; 28. Đai ốc;
14. Lò xo càng lưu lượng; 29. Nhánh tay ga;
15. Bulông M6 x 16; 30. Bulông tay ga;
31. Bu lông M6 x 12;
1.5.2 Nhóm hút xả
1. Bình lọc không khí; 9. Vòng đệm bầu lọc;
2. Ông hút; 10. Vòng đệm vênh;
3. Cốc mồi; 11. Đệm ống hút;
4. Bulông M6 x 12; 12. Bình giảm âm;
5. Bulông ống hút; 13. Đệm bình giảm âm;
6. Vòng đệm phẳng 6; 14. Bulông ống xả;
7. Vòng đệm vênh 6; 15. Vòng đệm ống hút;
8. Đai ốc tai hồng
Chú thích: Trong loại hình lắp ráp CKD nhóm hút xả các chi tiết 2, 3, 8, 9, 10 được phép lắp ráp với nhau.
1.5.3. Nhóm nhiên liệu
1. Thùng nhiên liệu; 18. Vòng làm kín;
2. Đệm thùng nhiên liệu; 19. Đai ốc cốc lọc;
3. Đế thùng nhiên liệu; 20. Vít xả khí;
4. Bulông dẫn dầu; 21. Van nhiên liệu;
5. Phễu lọc nhiên liệu; 22. Tay van;
6. Nắp thùng nhiên liệu; 23. Vít giữ van;
7. Vòng đệm đồng; 24. Lò xo;
8. Bơm cao áp; 25. Bulông kẹp;
9. Vòi phun; 26. Vòng đệm;
10. Vòng đệm đồng; 27. Vòng cao su;
11. Bulông dẫn dầu; 28. Ông nhiên liệu tăng áp;
12. Lọc nhiên liệu; 29. Vòng kẹp;
13. Ông báo hiệu nhiên liệu; 30. Bulông;
14. Ông cao áp; 31. Vòng đệm;
15. Vòng kẹp; 32. Ông nhiên liệu vào;
16. Giấy lọc; 33. Ông nhiên liệu thừa;
17. Cốc lọc; 34. Vòng đệm;
35. Vòng đệm.
Chú thích: Trong loại hình lắp ráp CKD nhóm nhiên liệu các chi tiết sau được phép lắp ráp với nhau:
1. Lọc tinh nhiên liệu gồm các chi tiết số 12, 16, 17, 18, 19,
20, 21, 22, 23, 24, 26, 27.
2. Bơm cao áp (thành cụm chức năng hoàn chỉnh số 8).
3. Vòi phun (thành cụm chức năng hoàn chỉnh số 9).
1.6 Cụm bôi trơn và làm mát
1.6.1 Nhóm bơm dầu
1. Thân bơm dầu; 21. Lưới lọc;
2. Đệm bơm dầu; 22. Nắp bầu lọc;
3. Bulông dẫn dầu; 23. Cốc bầu lọc;
4. Vòng cao su; 24. Đệm lọc dầu;
5. Vòng đệm; 25. ống hút dầu;
6. Nắp bơm dầu; 26. Vòng ống hút dầu;
7. Vòng cao su; 27. Vít;
8. Trục bơm dầu; 28. Vòng cao su;
9. Bánh răng; 29. Vòng làm kín;
10. Bulông; 30. Bulông cốc lọc;
11. Đế con quay; 31. Vòng đệm cốc lọc;
12. Đệm đế con quay; 32. Chốt;
13. Đệm làm kín; 33. ống dẫn dầu;
14. ống hướng dầu; 34. Bulông dẫn dầu;
15. Kính con quay; 35. Bulông dẫn dầu;
16. Đai ốc chuyên dùng; 36. Vòng đệm đồng;
17. Vòng đệm cao su; 37. Vòng đệm đồng;
18. Con quay; 38. Vòng đệm đồng;
19. Đệm kính con quay; 39. ống dẫn dầu;
20. Vít; 40. Bulông kẹp bơm dầu.
1.6.2 Nhóm thùng nước
1. Thùng nước; 8. Phao báo nước;
2. Đệm thùng nước; 9. Bulông;
3. Nắp đổ nước; 10. Bulông;
4. Đệm nắp thùng nước; 11. Vít;
5. Lưới lọc; 12. Bulông cầu máy;
6. Tấm chắn; 13. Vòng đệm;
7. Vít 14. Vòng đệm

PHỤ LỤC 2

DANH MỤC CKD ĐỘNG CƠ XĂNG

1. Chân động cơ; 72. Ống nạp;

2. Vòng đệm chân động cơ; 73. Đệm bầu lọc khí;

3. Bulông giữ chân động cơ; 74. Lưới chắn bụi;

4. Nút dầu; 75. Khớp nối khởi động;

5. Vòng bi; 76. Đai ốc bánh đà;

6. Phớt chặn dầu; 77. Vòng đệm đai ốc bánh đà

7. Bulông kẹp nắp trước; 78. Bánh đà;

8. Nắp trước; 79. Vòng đệm giá khởi động;

9. Đệm nắp trước; 80. Bulông đầu trục khuỷu;

10. Vít; 81. Vòng đệm đầu trục khuỷu;

11. Phớt chân dầu; 82. Vít chuyên dùng;

12. Nắp quy lát; 83. Nút tắt máy;

13. Gioăng quy lát; 84. Bao che hướng gió;

14. Bạc cách điện; 85. Lẫy tắt máy;

15. Nến điện; 86. Trục khuỷu;

16. Bulông quy lát; 87. Then;

17. Vòng đệm bulông quy lát 88. Vòng bi;

18. Vành hắt dầu; 89. Con đội;

19. Đệm chế hoà khí; 90. Trục cam;

20. Đệm cao su; 91. Vòng chặn trục;

21. Vít; 92. Vòng đệm;

22. Lõi lọc khí; 93. Khớp nối khởi động;

23. Nắp lọc khí; 94. Cá hãm một chiều;

24. Lưới lọc khí; 95. Lò xo hồi vi trong;

25. Nắp thùng xăng; 96. Lò xo hồi vi ngoài;

26. Nắp thùng xăng phụ; 97. Dây khởi động;

27. Vòng cao su; 98. Pulu khởi động;

28. Thùng xăng; 99. Lò xo khởi động;

29. Đệm van xăng; 100. Vòng đệm;

30. Van xăng; 101. Giá khởi động;

31. ống dẫn xăng; 102. Vít;

32. Thân lọc khí; 103. Nút tháo dầu;

33. Đệm nắp gạn hơi; 104. Vòng đệm;

34. Đế gạn hơi; 105. Đai ốc

35. Van gạn hơi; 106. Vòng đệm;

36. Lõi lọc hơi; 107. Vòng đệm;

37. Nắp gạn hơi; 108. Cân điều ốc;

38. ống thoát nước; 109. Vòng chặn trục;

39. Vít; 110. Vòng đệm;

40. Đệm; 112. Càng điều tốc;

41. Tấm móc; 113. Đệm;

42. Lò xo; 114. Đai ốc;

43. Đệm; 115. Đệm ty điều tốc;

44. Vòng chặn trục; 116. Vòng chặn trục;

45. Càng ga; 117. Con đội điều tốc;

46. Nắp; 118. Quả văng điều tốc;

47. Vòng đệm; 119. Trục quả văng;

48. Tay ga; 120. Bánh răng điều tốc;

49. Nút; 121. Đệm;

50. Vòng chặn trục; 122. Giá đỡ;

51. Đai ốc; 123. Chế hoà khí;

52. Đai ốc; 124. Chốt;

53. Kẹp tay ga; 125. Thanh nối bướm ga;

54. Vít; 126. Lò xo bướm ga;

55. Lò xo điều tốc; 127. Vít;

56. Bulông; 128. Thanh truyền;

57. Vòng chặn chốt pít tông; 129. Đệm hãm;

58. Chốt pit tông; 130. Bulông thanh truyền;

59. Vòng găng; 131. Vít;

60. Pít tông; 132. Vòng đệm;

61. Nút đổ dầu; 133. Chốt định vị;

62. Vòng cao su; 134. Thân máy;

63. Đai ốc kẹp; 135. ống dẫn hướng supap;

64. Supap thải; 136. Đế supap thải;

65. Supap nạp; 137. Đế supap nạp;

66. Chụp nến điện; 138. Nắp hướng gió;

67. Đầu nối dây cao cáp; 139. Đế đỡ lò xo supap nạp;

68. Dây dẫn cao áp; 140. Đế đỡ lò xo supáp thải;

69. Móc kẹp; 141. Lò xo supáp;

70. IC đánh lửa;

71. Đệm ống nạp;

Chú thích: Trong các loại hình lắp ráp CKD động cơ xăng các chi tiết sau được phép lắp ghép với nhau:

1. Chế hoà khí (cụm số 123)

2. Cụm IC đánh lửa gồm các chi tiết 66, 68, 69, 70.

3. Cụm trục khuỷu gồm các chi tiết 4, 8, 82, 86;

4. Cụm thanh truyền gồm các chi tiết 128, 129, 130;

5. Thân máy gồm các chi tiết 134, 135, 136, 137.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi