Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 147-TCTK/PPCĐ của Tổng cục Thống kê về việc ban hành hệ thống phân loại khu vực và thành phần kinh tế áp dụng trong công tác thống kê
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 147-TCTK/PPCĐ
Cơ quan ban hành: | Tổng cục Thống kê | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 147-TCTK/PPCĐ | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Lê Văn Toàn |
Ngày ban hành: | 27/12/1993 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 147-TCTK/PPCĐ
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT ĐỊNH
CỦA TỔNG
CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THỐNG KÊ SỐ 147-TCTK/PPCĐ NGÀY 27 THÁNG 12 NĂM 1993 VỀ VIỆC
BAN HÀNH HỆ THỐNG
PHÂN LOẠI KHU VỰC VÀ THÀNH PHẦN KINH TẾ
ÁP DỤNG TRONG CÔNG TÁC THỐNG KÊ
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THỐNG KÊ
- Căn cứ pháp lệnh Kế toán - Thống kê ngày 10 tháng 5 năm 1988;
- Để đáp ứng yêu cầu đổi mới của công tác quản lý;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành hệ thống phân loại các khu vực và thành phần kinh tế áp dụng trong công tác thống kê (theo danh mục và hướng dẫn kèm theo).
Điều 2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1994.
DANH MỤC VÀ HƯỚNG DẪN
Kèm theo Quyết định 147-TCTK/PPCĐ ngày 27-12-1993
PHẦN I. DANH MỤC
A- KHU VỰC KINH TẾ TRONG NƯỚC
1. Thành phần kinh tế Nhà nước.
2. Thành phần kinh tế tập thể.
3. Thành phần kinh tế tư nhân.
4. Thành phần kinh tế cá thể.
5. Thành phần kinh tế hỗn hợp.
B- KHU VỰC KINH TẾ CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
1. 100% vốn nước ngoài.
2. Liên doanh với thành phần kinh tế Nhà nước.
3. Liên doanh với thành phần kinh tế tập thể.
4. Liên doanh với thành phần kinh tế tư nhân.
5. Liên doanh với thành phần kinh tế cá thể.
6.Liên doanh với thành phần kinh tế hỗn hợp.
C- KHU VỰC KINH TẾ ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
1. Thành phần kinh tế Nhà nước.
2. Thành phần kinh tế tập thể.
3. Thành phần kinh tế tư nhân.
4. Thành phần kinh tế hỗn hợp.
PHẦN II. HƯỚNG DẪN PHÂN LOẠI
A- KHU VỰC KINH TẾ TRONG NƯỚC
- Khu vực kinh tế trong nước được hình thành hoàn toàn do vốn đầu tư của các thành phần trong nước.
Khu vực này gồm các thành phần:
1. Thành phần kinh tế Nhà nước
Thành phần kinh tế Nhà nước bao gồm tất cả các doanh nghiệp Nhà nước do Trung ương và địa phương quản lý.
Cụ thể thuộc thành phần kinh tế Nhà nước gồm:
a. Tất cả các doanh nghiệp Nhà nước được thành lập hoàn toàn do nguồn vốn trong nước và hoạt động theo điều lệ hoặc doanh nghiệp Nhà nước.
b. Các liên doanh mà các bên tham gia đều là doanh nghiệp Nhà nước.
2. Thành phần kinh tế tập thể
Thành phần kinh tế tập thể bao gồm các tổ chức kinh tế (thường gọi là hợp tác xã) được thành lập trên cơ sở tự nguyện góp vốn sản xuất kinh doanh của những người sản xuất và tiêu dùng, quyền sở hữu vốn là thuộc về tập thể các thành viên (thường gọi là xã viên) tham gia góp vốn.
Cụ thể thuộc thành phần kinh tế tập thể gồm:
- Các hợp tác xã nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, vận tải, mua bán, dịch vụ,v.v...
- Các tập đoàn sản xuất hoạt động giống như hợp tác xã.
- Liên doanh liên kết giữa các đơn vị kinh tế tập thể với nhau.
- Các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở góp vốn của các hộ công nhân viên thuộc các cơ quan, đoàn thể và tổ chức hiệp hội.
3. Thành phần kinh tế tư nhân
Thành phần kinh tế tư nhân gồm các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp tư nhân.
4. Thành phần kinh tế cá thể
Thành phần kinh tế cá thể gồm các hộ sản xuất kinh doanh nhỏ trực tiếp tham gia lao động chưa đủ điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân.
5. Thành phần kinh tế hỗn hợp
Thành phần kinh tế hỗn hợp bao gồm các đơn vị kinh tế được thành lập trên cơ sở liên doanh của các đơn vị kinh tế thuộc các thành phần kinh tế khác nhau và dẫn đến thành lập các doanh nghiệp theo luật công ty. Cụ thể thuộc thành phần kinh tế hỗn hợp gồm:
a. Công ty cổ phần.
b. Công ty trách nhiệm hữu hạn.
B- KHU VỰC KINH TẾ CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài gồm các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở có một phần hoặc toàn bộ vốn của nước ngoài.
Cụ thể thuộc khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài gồm:
1. Các doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài.
2. Các liên doanh giữa một bên là một hay nhiều đơn vị thuộc thành phần kinh tế Nhà nước Việt Nam với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nước ngoài.
3. Các liên doanh giữa một bên là một hay nhiều đơn vị thuộc thành phần kinh tế tập thể của Việt Nam với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nước ngoài.
4. Các liên doanh giữa một bên là một hoặc nhiều đơn vị thuộc thành phần kinh tế tư nhân của Việt Nam với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nước ngoài.
5. Các liên doanh giữa một bên là một hoặc nhiều đơn vị thuộc thành phần kinh tế hỗn hợp của Việt Nam với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nước ngoài.
C- KHU VỰC KINH TẾ ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
Khu vực kinh tế đầu tư ra nước ngoài được hình thành ở nước ngoài do các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong nước đầu tư một phần hay 100% vốn vào doanh nghiệp ở nước ngoài.
Cụ thể thuộc khu vực kinh tế đầu tư ra nước ngoài gồm:
1. Các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế Nhà nước.
2. Các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tập thể.
3. Các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân.
4. Các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế hỗn hợp.