Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Nghị định 57-HĐBT
Cơ quan ban hành: | Hội đồng Bộ trưởng | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 57-HĐBT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Nghị định | Người ký: | Võ Văn Kiệt |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 24/03/1987 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Nghị định 57-HĐBT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
CỦA HỘI
ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 57-HĐBT NGÀY 24-3-1987
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY
CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI
HỘI
ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4-7-1981;
Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước số 782-NQ/HĐNN7 ngày 16-2-1987 phê chuẩn việc thành lập Bộ Lao động - Thương binh và xã hội;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội;
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội là cơ quan của Hội đồng Bộ trưởng, có trách nhiệm thống nhất quản lý Nhà nước và phụ trách một số mặt công tác sự nghiệp về lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội trong phạm vi cả nước theo đúng đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước nhằm bảo đảm sử dụng đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả nguồn lao động, bảo hộ lao động, đãi ngộ và khuyến khích lao động theo nguyên tắc phân phối theo lao động, thực hiện chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước đối với người về hưu, thương binh, nghỉ việc vì mất sức, người và gia đình có công, thân nhân liệt sĩ, quân nhân phục viên, chuyển ngành và thực hiện trợ giúp xã hội, kích thích tăng năng suất lao động góp phần thực hiện hai nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Điều 2. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội có nhiệm vụ, quyền hạn:
1. Căn cứ vào đường lối và chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, xây dựng các chính sách, các dự án pháp luật, chế độ, hệ thống tiêu chuẩn, định mức lao động, các phương pháp nghiệp vụ về phân bổ sử dụng nguồn lao động và giải quyết việc làm; tiền lương và trả công lao động; định mức và tổ chức lao động khoa học, kỷ luật lao động, điều kiện lao động và bảo hộ lao động, nâng cao tay nghề trong sản xuất; thương binh liệt sĩ, thân nhân liệt sĩ, cá nhân và gia đình có công; bảo hiểm xã hội và trợ giúp xã hội, trình Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng ban hành, quyết định hoặc ban hành theo thẩm quyền của Bộ.
2. Xây dựng các dự án về phát triển và phân bố dân số và nguồn lao động, các phương hướng, chủ trương, biện pháp khai thác mọi tiềm năng lao động trong tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất và chiến lược kinh tế xã hội. Tham gia với Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và kiến nghị với Hội đồng Bộ trưởng về các dự án kế hoạch, các chỉ tiêu, biện pháp trong kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm, hàng năm về các vấn đề thuộc lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội.
3. Xây dựng trình Hội đồng Bộ trưởng ban hành những chính sách, chế độ về tổ chức và điều động lao động và dân cư; tổ chức việc thực hiện nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước 5 năm, hàng năm về điều động lao động, dân cư.
4. Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức nghiên cứu khoa học và chỉ đạo áp dụng kết quả nghiên cứu làm căn cứ cho các quyết định về lĩnh vực lao động và bảo trợ xã hội.
5. Xây dựng và trình Hội đồng Bộ trưởng quyết định những chính sách, kế hoạch về hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực lao động và thương binh xã hội (bao gồm hợp tác quốc tế về lao động, tiếp nhận và các chương trình viện trợ quốc tế về lao động và bảo trợ xã hội), tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác và chỉ đạo thực hiện các chương trình, nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch ấy theo đúng đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quan hệ với nước ngoài.
6. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện các mặt công tác ưu đãi xã hội bao gồm điều dưỡng và phục hồi chức năng cho thương binh, bệnh binh, nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh nặng, người về hưu, thân nhân liệt sĩ và những người và gia đình có công không nơi nương tựa. Trợ giúp xã hội đối với trẻ mồ côi, người tàn tật và người già cô đơn. Tổ chức lao động cho thương binh và người tàn tật còn khả năng lao động.
7. Tổ chức quản lý và sử dụng các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác thương binh xã hội, nghiên cứu sản xuất, cung cấp các phương tiện, dụng cụ chỉnh hình, các phương tiện lao động, sinh hoạt chuyên dùng cho thương binh, người già và người tàn tật.
8. Thống nhất quản lý các nguồn kinh phí về bảo hiểm xã hội và trợ giúp xã hội (trừ những nguồn kinh phí do công đoàn đang quản lý). Hướng dẫn các ngành và địa phương tổ chức việc trả lương hưu và các khoản trợ cấp.
9. Xây dựng trình Hội đồng Bộ trưởng quyết định hệ thống tổ chức bộ máy của ngành, tổ chức đào tạo bồi dưỡng và quản lý đội ngũ cán bộ làm công tác lao động - thương binh và xã hội theo chế độ phân cấp của Nhà nước.
10. Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra các Bộ, các ngành, các địa phương và đơn vị cơ sở trong cả nước về kỹ thuật an toàn lao động và bảo hiểm lao động; về việc chấp hành các chính sách, chế độ, pháp luật, tiêu chuẩn thuộc các lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội nhằm bảo đảm chấp hành nghiêm chỉnh, thống nhất những công việc thuộc nội dung quản lý của ngành. Xem xét giải quyết kịp thời các khiếu tố của nhân dân, cùng các cơ quan có liên quan giải quyết những tranh chấp về lao động.
11. Chỉ đạo kiểm tra các đơn vị trực thuộc bảo đảm thực hiện những nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước, sử dụng có hiệu quả cán bộ, lao động, vật tư, tiền vốn, thiết bị được Nhà nước giao.
Điều 3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội chịu trách nhiệm trước Hội đồng Bộ trưởng về toàn bộ các lĩnh vực công tác được giao. Giúp việc Bộ trưởng có một số Thứ trưởng được phân công phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác, trong đó có một Thứ trưởng thứ nhất.
Điều 4. Tổ chức bộ máy của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội trước mắt gồm có:
1. Văn phòng
2. Vụ Tiền lương và trả công lao động,
3. Vụ Định mức và tổ chức lao động,
4. Vụ Bảo hiểm xã hội (làm cả nhiệm vụ trợ giúp xã hội),
5. Vụ Thương binh và liệt sĩ,
6. Vụ Lao động tiền lương viên chức Nhà nước,
7. Vụ Kế hoạch và tài chính,
8. Ban Thanh tra lao động - thương binh và xã hội,
9. Ban Thanh tra kỹ thuật an toàn và bảo hiểm lao động,
10. Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo,
11. Cục Tổ chức điều động lao động và dân cư,
12. Cục Hợp tác quốc tế về lao động,
13. Viện Khoa học lao động và các vấn đề xã hội.
14. Viện Chỉnh hình và phục hồi chức năng lao động.
Nhiệm vụ cụ thể, biên chế cán bộ, lề lối làm việc của các đơn vị, và các tổ chức trực thuộc do Bộ trưởng quyết định. Về tổ chức bộ máy của ngành lao động - thương binh và xã hội ở địa phương sẽ được quy định trong văn bản khác. Trong khi chờ đợi, các tổ chức lao động, thương binh và xã hội hiện có ở các địa phương vẫn tiếp tục hoạt động bình thường.
Điều 5. Nghị định này có hiệu lực từ ngày ban hành, những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
Điều 6. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Thủ trưởng các ngành có liên quan và Uỷ ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.